Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

KHOA CHĂN NUÔI

CƠ THỂ HỌC GIA SÚC

Phaàn: Heä hoâ haáp

PGs.Ts. Hoà Thanh Thaâm


Tháng 7/2024
Heä hoâ haáp

1. Hốc mũi (Xoang mũi)


2. Thanh quản (Larynx)
3. Khí quản (Trachea)
4. Phế quản (Bronchus)
5. Phổi (Lung)
Cấu tạo, chức năng

Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ dẫn O2 từ ngoài vào


tiếp xúc trực tiếp với máu
Cơ quan hô hấp có cấu tạo thích nghi để không
khí trước khi vào phổi phải được trong sạch, sưởi
ấm và được tẩm ướt.
Cơ quan hô hấp gồm có: hốc mũi, yết hầu, thanh
quản, khí quản, phế quản, phổi.
Hốc mũi (Xoang mũi)

 Không khí  2 lỗ mũi xoang mũi


 Không khí được lọc sạch, sưởi ấm, tẩm ướt.
Ngoài ra, xoang mũi còn là cơ quan cảm giác khứu
giác.
 Xoang mũi được cấu tạo bởi các xương và sụn
và được lót bởi niêm mạc có nhiều mao mạch.
Trong xoang mũi có xương ống
cuộn giúp tăng thêm bề mặt của
màng nhầy và làm hẹp đường
không khí đi vào mũi
Niêm mạc mũi chia làm 2 vùng:
vùng khứu giác ở phía sau và vùng
hô hấp ở phía trước. Trên biểu mô
của vùng khứu giác có các tế bào
thần kinh là những cơ quan thụ
cảm khứu giác.

Xương ống cuộn


Mũi heo có 1 gương mũi rất phát triển. Ngoài sụn tạo thành lỗ
mũi, còn có xương gương mũi. Trong xoang mũi có xương ống
cuộn giống ở bò.
 Biểu mô vùng hô hấp có nhiều tế bào tiết dịch
nhầy có tác dụng bảo vệ (bao lấy vật lạ vào mũi).
Ngoài ra còn có lông rung, sự vận động của những
lông rung giúp giữ bụi không cho lọt vào đường hô
hấp bên trong.
 Quan sát lỗ mũi ở bò: cánh mũi dầy ít cử động
và trơn láng lấm tấm nước ở những con vật khỏe
mạnh
Đầu mũi của chó có một tổ chức niêm mạc không
lông, phía trên có rất nhiều nốt nổi lên. Đó là bộ
phận chủ yếu của khí quan khứu giác (Olfactory).
 Trên tổ chức niêm mạc đầu mũi này thường
xuyên tiết ra rất nhiều dịch nhờn để làm ướt mũi,
khiến cho khứu giác của chó đặc biệt nhạy cảm.
Xoang đầu mặt
Là những xoang nằm phía trong xương đầu và mặt ăn
thông nhau, gồm có: xoang trán, xoang hàm trên, xoang
sàng và xoang bướm.

Xoang trán

Xoang hàm trên


Thanh quản (Larynx)

• Nằm giữa yết hầu và khí quản, giữ vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh dung lượng không khí đi vào
phổi, ngăn ngừa sự hít ngoại vật vào phổi, là cơ quan
chính của sự phát âm.
• Được cấu tạo bởi các sụn thanh quản, liên hệ với
nhau bằng cơ và dây chằng.
• Có dây thanh âm (vocal cords), là cơ quan phát âm
Lưỡi
Thanh Thanh quản
quản
Khí quản

Khí quản
Thực quản

Phế
quản
Sụn thanh quản

Có 4 loại sụn:
 Sụn trên hầu (Sụn tiểu thiệt): có tác dụng như cái
nắp đậy lên thanh quản để khi nuốt thức ăn không
lọt vào thanh quản.
 Sụn phễu: hình phễu ở trước sụn nhẫn, phía trước
có mõm để dây thanh âm gắn vào.
 Sụn giáp trạng: to nhất xoang thanh quản, tạo nên
thành bên và phía dưới xoang thanh quản.
 Sụn nhẫn: giống như chiếc nhẫn, phía trước dính
vào sụn phểu và sụn giáp trạng, phía sau gắn vào
khí quản.
Sụn giáp trạng

Tuyến dưới hàm


Sụn tiểu thiệt

Sụn giáp
trạng Sụn nhẫn

Khí quản
Thực quản

Cơ quan
hô hấp ở
heo
Thanh quản

Khí quản

Phế
quản

Khí quản
Khí quản (Trachea)
 Là ống dẫn không khí bắt đầu từ sụn nhẫn của
thanh quản đến rốn phổi.
 Gồm nhiều vòng sụn không trọn vẹn xếp nối tiếp
nhau nhờ mô liên kết, phía trên được thay thế
bằng một tấm cơ trơn đó là cơ khí quản.
Khí quản
bị hẹp

Khí Vòng sụn (bị Vòng sụn


quản võng xuống) (bình thường)
Khí quản

 Khí quản chia làm 2 đoạn:

 Đoạn cổ: bắt đầu từ thanh quản đến cửa vào


lồng ngực, nằm dưới thực quản.

 Đoạn ngực: bắt đầu từ cửa vào lồng ngực đến


rốn phổi. Mặt trong khí quản được lót bởi niêm
mạc có nhiều tế bào lông rung và có nhiều tuyến
tiết dịch nhầy để cản bụi và những vật lạ lọt vào
đường hô hấp
Phế quản

* Đến rốn phổi: phế quản tách ra làm 2 phế quản


chính (phải và trái) vào 2 rốn phổi tương ứng.
Sau khi qua rốn phổi, phế quản phân nhánh đến
các thuỳ của phổi gọi là phế quản thuỳ.
* Trong thùy phổi: mỗi phế quản thùy lại phân nhánh
tiếp tục làm cho các phế quản càng ngày càng nhỏ.
Nhánh phế quản vào trong các tiểu thùy gọi là tiểu
phế quản, nó tiếp tục phân nhánh và tận cùng bởi
tiểu phế quản tận và cuối cùng cho ra nhiều nhánh
thông với những nang nhỏ đó là phế nang.
Cây phế quản (Bronchial tree)

1. Tiểu phế quản (Bronchiole)


2. Tiểu phế quản tận (Terminal bronchiole)
3. Ống phế nang
4. Phế nang (Alveolus)
5. Phế bào
Phế quản

* Trâu, bò và heo, ngoài 2 phế


quản chính, còn có 1 phế quản
phụ đi vào thùy đỉnh phổi phải.
Ở chó, chỉ có 2 phế quản đến 2
lá phổi
PHỔI

 Vị trí: bên dưới các xương sườn


Vị trí phổi ở bò, bên phải
Vị trí phổi ở bò

2 4
3

1. Sườn thứ 3; 2. Phổi trái; 3. Cơ hoành; 4. Sườn cuối


Vị trí phổi ở chó (bên phải)

Phổi

Thận

Màng
võng lớn

Tim
Gan
Túi mật
Cơ hoành
Vị trí phổi ở chó (bên trái)
X. thiệt cốt

Thanh quản

Đốt sống cổ
Phần còn lại của x. sườn
Thực quản đã bị cắt

Khí quản

X. bả vai

X. Cánh tay Cơ hoành

Thuỳ hoành
Tim
Thuỳ đỉnh
Thuỳ tim
Vị trí và hình dạng phổi

• Hai lá phổi chiếm gần trọn vẹn xoang ngực,


• Hình dạng của phổi uốn theo chiều cong của lồng
ngực và các bộ phận bên trong; phổi phải to hơn phổi
trái.
• Mặt ngoài của phổi cong lồi tựa vào thành xoang
ngực nên thấy các dấu của sườn. Mặt trong lõm uốn
theo các bộ phận bên trong như tim, thực quản,
mạch máu.
• Đỉnh phổi hướng về phía trước có hình tháp hẹp.
Đáy phổi hướng về phía sau, cong lõm theo cơ
hoành.
Cấu tạo

 Trâu, bò
- Phổi trái chia làm 3 thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim và thuỳ
hoành.
- Phổi phải có 5 thuỳ : 2 thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ
hoành và thuỳ phụ ở mặt trong lá phổi phải.
 Heo, chó
- Phổi trái có 3 thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim và thuỳ
hoành.
- Phổi phải có 4 thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành
và thuỳ phụ.
Phổi heo

 Phổi trái có 3 thuỳ: thuỳ


đỉnh (G), thuỳ tim (F) và thuỳ
hoành (E).
 Phổi phải có 4 thuỳ: thuỳ
Phổi trái đỉnh (A), thuỳ tim (B), thuỳ
Phổi phải hoành (C) và thuỳ phụ (D).
Phổi bò

a d

g g

a. Thùy đỉnh trái


b f b. Thùy hoành trái
e c, d. Thùy đỉnh phải
e. Thùy hoành phải
f. Thùy phụ
g. Thuỳ tim
Đếm tần số hô hấp

 Khi hô hấp, sự co rút của cơ thành bụng, cơ


hoành, cơ liên sườn dồn ép các khí quan trong
xoang bụng xuống. Do vậy, thể hiện ra bên ngoài
bằng họat động lên xuống của ngực và bụng.
 Mỗi lần hít vào, thở ra là 1 nhịp hô hấp. Số nhịp hô
hấp đếm được trong 1 phút là tần số hô hấp.
 Đếm tần số hô hấp thông qua hoạt động lên xuống
của thành bụng.

You might also like