ĐỀ HÀN THUYÊN-KHẢO SÁT ĐT SỐ 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ KHẢO SÁT ĐT SỐ 2

Câu 1: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi
A. Việt Nam Quốc dân đảng hoàn toàn tan rã. B. khởi nghĩa Yên Bái hoàn toàn thất bại.
C. thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thuộc lĩnh vực văn hóa trong cuộc vận động Duy Tân ở Việt Nam do Phan Châu
Trinh khởi xướng đầu thế kỉ XX?
A. Tiến hành khai thác mỏ than. B. Vận động cải cách trang phục.
C. Mở rộng diện tích trồng lúa. D. Phổ cập giáo dục trung học.
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách nhất quán của thực dân Pháp trong các cuộc khai thác
thuộc địa ở Đông Dương?
A. Kinh tế thuộc địa phải phục vụ tối đa cho kinh tế chính quốc.
B. Xóa bỏ phương thức sản xuất cũ để xác lập quan hệ sản xuất mới.
C. Hạn chế tối đa nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp.
D. Không đầu tư vốn vào các ngành kinh tế có tính chất hiện đại.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Có phương pháp đấu tranh phù hợp. B. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương.
C. Có sự viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh. D. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn
1952-1973?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. B. Phát huy được những nguồn lực từ bên ngoài.
C. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. D. Tận dụng được nguyên liệu từ các nước thuộc địa.
Câu 6. Một trong những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925-1929) là
A. xây dựng căn cứ địa ở Cao Bằng. B. thực hiện chủ trương vô sản hóa.
C. phát động tiến công và nổi dậy. D. phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 7. Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam có
vai trò nào sau đây?
A. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang để khôi phục nền cộng hòa.
B. Châm ngòi cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.
C. Góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.
D. Vận động quần chúng tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận
động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Xây dựng lí luận cách mạng đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc.
B. Tập hợp quần chúng thành lập mặt trận chung toàn Đông Dương.
C. Xây dựng lí luận cách mạng nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp.
D. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ngay khi thành lập Đảng.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
A. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn.
B. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn.
C. Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
D. Khẳng định trong thực tiễn quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Câu 10: Tính chất dân chủ của các xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) biểu hiện qua một trong những
hoạt động nào sau đây?
A. Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về văn hóa cho nhân dân.
B. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột, đưa công nông lên nắm chính quyền.
C. Xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến.
D. Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, do nhân dân bầu ra.
Câu 11: Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc ở Việt Nam?
A. Phải xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
B. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước khi thực hiện nhiệm vụ dân tộc.
C. Chỉ phát lệnh khởi nghĩa khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. Không giải quyết quyền lợi giai cấp để tập trung vào vấn đề dân tộc.
Câu 12: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là phong trào cách mạng vì một trong những lí do nào
sau đây?
A. Trực tiếp ngăn chặn quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương.
B. Bước đầu thành lập được các Hội Cứu quốc ở một số địa phương.
C. Là bước chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Có sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 13: Lực lượng vũ trang được xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Việt Nam Quang phục hội. D. Trung đội Cứu quốc quân III.
Câu 14: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939-
1945?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.
C. Quân phiệt Nhật bản đầu hàng Đồng minh. D. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp (ngày 6-3-1946)?
A. Là sách lược của Việt Nam để tiếp tục kéo dài thời gian hòa hoãn với Pháp.
B. Công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có quyền dân tộc tự quyết.
C. Là điển hình về sự chủ động của Chính phủ Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao.
D. Chuyển Pháp từ vị trí đối tác trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam.
Câu 16. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9-1945 đến cuối tháng 12-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa gặp trở ngại nào sau đây?
A. Lực lượng Đồng minh ở Việt Nam đều mang bản chất phản cách mạng.
B. Chỉ có một số nước Đồng minh công khai ủng hộ Việt Nam độc lập.
C. Mĩ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Mĩ biến Việt Nam thành tâm điểm của cục diện hai cực, hai phe.
Câu 17: Ở Đông Dương, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava (1953) trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quân Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam. B. Quân Pháp bị sa lầy trên chiến trường.
C. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. D. Quân phiệt Nhật Bản tiến vào Đông Dương.
Câu 18: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?
A. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.
D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạc Nava của thực dân Pháp.
Câu 19: Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
A. thực hiện kế hoạch quân sự Bôlae. B. tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
C. đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. D. thực hiện kế hoạch quân sự Rơve.
Câu 20: Trong những năm 1976-1986, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ biên giới Tây Nam. B. Xây dựng Hội Liên Việt.
C. Xây dựng Quỹ độc lập. D. Bầu Quốc hội khóa I.
Câu 21: Thực tiễn quá trình xây dựng các mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình cách mạng Việt Nam
(1930-1975) cho thấy
A. các thành viên tự nguyện tham gia mặt trận, do nhà nước trực tiếp quản lí.
B. quá trình xây dựng mặt trận gắn liền với củng cố khối liên minh công nông.
C. mặt trận là một khối đoàn kết không có mâu thuẫn và đấu tranh trong nội bộ.
D. mặt trận được xây dựng thành công là nhờ xóa bỏ các mâu thuẫn giai cấp.
Câu 22: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-
1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.
B. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
C. Nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 23: So với chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, chủ trương giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc có sự khác biệt nào sau đây?
A. Giải quyết đúng đắn quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
B. Tập trung giải quyết vấn đề giai cấp, giải phóng giai cấp là hàng đầu.
C. Chủ trương tiến hành cách mạng thổ địa, đánh đổ địa chủ phong kiến.
D. Chú trọng công tác tuyên truyền, đào tạo cán bộ nòng cốt của Đảng.
Câu 24: Đâu là mục đích cao nhất của những thay đổi về hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng
Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1930 - 1945?
A. Lôi kéo bộ phận tư sản dân tộc và trung, tiểu địa chủ.
B. Tập hợp sức mạnh toàn dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc.
C. Tranh thủ sự ủng hộ của kiều bào ở nước ngoài.
D. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù để tiến lên đánh bại chúng.
Câu 25: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở
Nga năm 1917:
A. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
B. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa.
C. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho CNXH.
D. Giai cấp vô sản Nga có lí luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 26: ASEAN có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sau hiệu ứng “Brexit” ở các nước Châu Âu?
A. Tăng cường đoàn kết nội khối. B. Sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ
C. Đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn D. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới
Câu 27: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi toàn quốc khi:
A. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
B. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C. Phát xít Đức chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện
D. Nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng
Câu 28: Điểm giống nhau trong hành động của thực dân Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve (1949) và kế
hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) ở Việt Nam là đều:
A. phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia. B. bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc từ xa.
C. gấp rút tập trung quân Âu – Phi để xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
D. tiến hành chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế với quân ta.
Câu 29: Một trong những điểm khác biệt trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á so với ở châu
Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. bùng nổ mạnh mẽ hơn, giành độc lập sau Mĩ Latinh nhưng sớm hơn các nước châu Phi.
B. bùng nổ và giành được độc lập sau châu Phi nhưng sớm hơn các nước Mĩ Latinh.
C. bùng nổ sớm hơn nhưng giành được độc lập sau các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
D. bùng nổ và giành được độc lập sớm hơn các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
Câu 30: Thắng lợi nào là mốc khởi đầu sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho nhân dân Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?
A. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – 1947.
D. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
Câu 31: Bài học nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng ta vận dụng để giải quyết
vấn đề biển đảo hiện nay:
A. sử dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. B. đấu tranh quân sự là chủ yếu.
C. kết hợp đấu tranh kinh tế, văn hóa. D. kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị.
Câu 32: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt
Nam, vì đó là vị trí:
A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân
Pháp.
C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của
quân Pháp
Câu 33: Bài học kinh nghiệm và là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1930-1975)
là:
A. xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân. B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
C. truyền thống yêu bước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.D. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự
chủ của Đảng.
Câu 34: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về chuyển biến của phong trào công nhân Việt Nam những năm
1925 – 1929?
A. Chuyển sang đấu tranh tự giác, thể hiện ý thức chính trị, ý thức giai cấp.
B. Còn lẻ tẻ, tự phát, chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, mang tính chất cải lương.
C. Là một phong trào dân tộc, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào yêu nước.
D. Phong trào mang tính thống nhất trong cả nước, có sự đoàn kết với nông dân.
Câu 35: Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là:
A. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.
B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.
C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.
D. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.
Câu 36: Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới
đơn cực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
A. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
B. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.
C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
D. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 37: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1925 – 1941 là:
A. Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
B. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
C. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp
D. Hơn 60 triệu người dân Liên Xô thoát nạn mù chữ.
Câu 38: Nghệ thuật quân sự của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 –
1954) là:
A. kết hợp giữa tổng khởi nghĩa và tổng tiến công của quân đội và nhân dân cả hai miền đất nước.
B. giành thắng lợi từ thành thị đến nông thôn, rừng núi.
C. kết hợp đấu tranh chính trị là chủ yếu với đấu tranh vũ trang, giữa tổng công kích và nổi dậy.
D. giành thắng lợi từng bước, đánh bại từng kế hoạch của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 39: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
Việc làm nào của nhà Nguyễn mở đầu cho tư tưởng và hành động trên của nhân dân:
A. Kí Hiệp ước Hácmăng 1883 B. Kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874
C. Kí Hiệp ước Pa tơ nốt 1884 D. Kí Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
Câu 40: Nhận định nào đúng nhất về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp
(1946-1954) của nhân dân Việt Nam
A. Hậu phương vững mạnh là nền móng để xây dựng nền kinh tế của một nhà nước mới, hoàn thành nhiệm
vụ kháng chiến, kiến quốc.
B. Hậu phương đáp ứng nhu cầu cung cấp cho kháng chiến ngày càng lớn về vật chất và tinh thần, là nhân
tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
C. Hậu phương đã cung cấp sức người, sức của cho quân ta mở các chiến dịch quyết định, giành thắng lợi,
thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên.
D. Hậu phương đã đem lại quyền lợi cho nhân dân, động viên khích lệ các chiến sĩ ngoài chiến trường.
Câu 41: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu thất bại của Mĩ trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến
tranh xâm lược Đông Dương?
A. Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pari năm 1968.
B. Mĩ tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược.
C. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
D. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương .
Câu 42: Để giải quyết tranh chấp về chủ quyền biên giới, biển đảo với các nước khác Đảng ta đã đề ra chủ
trương, biện pháp
A. đấu tranh chính trị, ngoại giao khôn khéo và đoàn kết dân tộc.
B. đấu tranh chính trị, văn hóa, giáo dục và đoàn kết dân tộc.
C. đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa và đoàn kết dân tộc.
D. đấu tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế và đoàn kết dân tộc.
Câu 43: Mặt tích cực lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Quan hệ thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng. B. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực
lượng sản xuất.
C. Tạo cơ hội cho các nước phát triển mạnh mẽ.
D. Tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 44 Vì sao nói chiến thắng Biên giới thu đông 1950 mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
chống Pháp?
A. Đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. Quân đội ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. Giáng đòn quyết định làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 45: Đâu là yếu tố quyết định nhất để năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Xuất phát từ yếu tố dân tộc: đất nước đang bị khủng hoảng về con đường cứu nước
B. Xuất phát từ yếu tố cá nhân: sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
C. Xuất phát từ yếu tố quê hương: nơi có truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất
D. Xuất phát từ yếu tố thời đại: thế giới đang thay đổi trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
Câu 46: Đặc điểm bao trùm của cách mạng Việt Nam từ 1919 – 1930 là:
A. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản.
B. Phát triển tuần tự từ khuynh hướng dân chủ tư sản sang khuynh hướng vô sản.
C. Khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối so với khuynh hướng tư sản
D. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối so với khuynh hướng vô sản.
Câu 47: Thắng lợi vĩ đại nào của nhân dân Việt Nam (1930-1975) đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng?
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975).
C. Kháng chiến chống Pháp (1946-1954). D. Chiến dịch Điến Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.
Câu 48: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc?
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Góp phần thủ tiêu chủ nghĩa thực dân, giữ gìn hòa bình thế giới.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Câu 49: Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế
giới thứ II?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các chính đảng vô sản B. Bùng nổ sớm nhất và phát triển mạnh nhất ở
Nam Phi
C. Xóa bỏ được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới D. Diễn ra liên tục, sôi nổi, chủ yếu là đấu
tranh chính trị
Câu 50: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ
đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
B. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
C. Làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 51: Điều kiện quốc tế nào dưới đây đã tác động đến sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga năm
1917?
A. Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động các nước phản đối chiến tranh đế quốc phát triển mạnh mẽ.
B. Giai cấp vô sản Nga đoàn kết với giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ Nga Hoàng.
C. Các nước đế quốc đang tham chiến không có điều kiện can thiệp sâu vào nội bộ nước Nga.
D. Giai cấp vô sản quốc tế đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống chính sách can thiệp vào nước Nga của
chủ nghĩa đế quốc.
Câu 52: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu
nước cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là:
A. Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của 2 nhiệm vụ dân tộc và giai cấp
B. Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân
C. Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn
D. Phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp
Câu 53. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là
A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức
B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mĩ
C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp
D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ
Câu 54. Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ
đối ngoại của VN?
A. VN trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN B. VN tham gia vào hội đồng tương trợ kinh tế (1978)
C. VN ra nhập Liên hợp quốc (1977) D. VN tham gia tổ chức WTO (2007)
Câu 55. Nguyên nhân then chốt dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất 1896 ở Trung Quốc là
A. do bị phái thủ cựu, đứng đầu là thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến
B. do vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến
C. do không dựa vào lực lượng nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến
D. do phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp trí thức phong kiến tiến bộ
Câu 56. Nội dung nào không phải là lí do ĐCS ĐD chủ trương phát động tổng khởi nghĩa sau khi Nhật đảo
chính Pháp (9/3/1945)?
A. tầng lớp trung gian còn ảo tưởng vào Nhật B. lực lượng của Nhật chưa hoàn toàn suy yếu
C. cơ sở Đảng ở các địa phương chưa sẵn sàng D. lực lượng của Pháp ở Đông Dương còn mạnh
Câu 57. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau được kí kết ngày 23/8/1939 là
A. đỉnh cao trong chính sách dung dưỡng của Liên Xô đối với phát xít Đức
B. mục tiêu hàng đầu trong chính sách không can thiệp của Mĩ
C. thắng lợi trong chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp
D. giải pháp tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên Xô lúc bấy giờ
Câu 58. Nội dung nào không đúng về tác động của Quan hệ quốc tế sau CTTG thứ hai đối với phong trào giải
phóng dân tộc
A. là một yếu tố dẫn đến sự ra đời của phong trào không liên kết
B. quyết định xu hướng phát triển của các nước sau khi giành độc lập
C. để lại nhiều di chứng cho nhiều nước trong quá trình phát triển sau này
D. làm cho cuộc đấu tranh của nhiều nước trở nên căng thẳng, phức tạp
Câu 59. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản ở VN bao gồm
A. tiểu thương, tiểu chủ, công chức, trí thức, học sinh, sinh viên
B. tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, thợ thủ công, tư sản dân tộc
C. thợ thủ công, viên chức, học sinh, sinh viên, công chức
D. chủ xưởng, thợ thủ công, học sinh, sinh viên, công chức
Câu 60. Ý nào sau đây phản ánh đúng Hiệp định Sơbộ (6/3/19146) được kí kết giữa đại diện chính phủ VN
Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp?
A. VN đã đổi không gian lấy thời gian B. Pháp đã công nhận chủ quyền của VN
C. VN đã nhân nhượng tất cả các quyền lợi về kinh tế, chính trị cho Pháp
D. Pháp đã công nhận quyền tự quyết của chính phủ VN dân chủ Cộng hòa
Câu 61. Nguyên tắc tư tưởng của được VN Quốc dân đảng nêu ra năm 1929 là
A. chủ nghĩa xã hội dân chủ B. học thuyết tam dân
C. Tự do – bình đẳng – bác ái D. Triết học ánh sáng
Câu 62. Trước tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển cần
A. giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc B. cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”
C. tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường D. gia tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế
Câu 63 : Quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là
A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. B. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
C. giúp đỡ ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ.
D. đối đầu căng thẳng trong sự chi phối của trật tự hai cực
Câu 64. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã
A. mở đầu việc giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
B. xóa bỏ được ách thống trị của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
C. góp phần kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. giải quyết tình trạng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
Câu 65. Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách Kinh tế mới (1921) trong bối cảnh nước Nga Xô
viết
A. hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp. B. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
C. hoàn thành xong nhiệm vụ công nghiệp hóa.
D. bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước.
Câu 66. Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là
A. Nhà nước chỉ nắm ngành giao thông. B. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân hàng.
C. Nhà nước không thu thuế lương thực. D. tư nhân được xây dựng xí nghiệp nhỏ.
Câu 67. Mặc dù có sự đối lập nhưng cả khối các nước tư bản (Anh, Pháp, Mĩ) và khối phát xít (Đức, Italia,
Nhật Bản) đều có điểm chung là
A. có tiềm lực kinh tế mạnh nhưng ít thuộc địa. B. thực hiện đường lối thỏa hiệp với Liên Xô.
C. thực hiện đường lối đối ngoại trung lập. D. coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Câu 68. Từ sự kiện nào cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân tách ra thành mặt trận riêng, không hề lệ
thuộc vào triều đình?
A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). D. Hiệp ước Hácmăng (1883).
Câu 69. “Phong trào Cần vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có đóng góp cho
phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định
A. đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không thể giành lại độc lập cho Việt Nam.
B. sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
C. đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
D. sai, vì phong trào đã làm chậm quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Câu 70. Nhận định: "Một trong những tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là ở quan
niệm về phong trào yêu nước" là
A. đúng, vì các sĩ phu đưa ra vấn đề yêu nước phải gắn với xây dựng xã hội tiến bộ.
B. sai, vì khuynh hướng cứu nước mới của các sĩ phu không đem đến sự thành công.
C. sai, vì phạm trù yêu nước thương dân luôn ăn sâu vào tư tưởng dân tộc ta.
D. đúng, vì hoạt động các sĩ phu gắn với khái niệm "dân quyền, dân chủ".
Câu 71. “Phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển với nhiều xu hướng khác nhau do tiếp
thu luồng tư tưởng mới không đều, các xu hướng này không đối lập nhau, mà hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến
bộ”. Nhận định trên là
A. đúng, vì hai đều nhằm mục tiêu chung là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc.
B. đúng, vì đều đưa nước ta bước vào một thời kì vận động cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. đúng, vì đã làm chuyển biến tư tướng của các sĩ phu yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản.
D. sai, vì phong trào yêu nước chống Pháp tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Câu 72. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1918) và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX có điểm gì tương đồng?
A. Có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản phương Tây.
B. Chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc.
C. Có sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư bản.
D. Xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước, cứu dân.
Câu 73. Lập trường cứu nước của Phan Bội Châu từ Hội Duy tân đến Việt Nam Quang phục hội đã có sự
chuyển biến từ
A. phong kiến sang dân chủ tư sản. B. dựa Nhật sang dựa vào Pháp.
C. bạo động sang cải cách, duy tân đất nước. D. quân chủ lập hiến sang cộng hòa dân quốc.
Câu 74. Thực tiễn các phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 đã khẳng định
A. lí luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản đang hình thành.
B. sự phát triển của ý thức dân tộc trước yêu cầu mới của lịch sử.
C. những điều kiện để thành lập một chính đảng vô sản đang chín muồi.
D. giai cấp tư sản không đủ khả năng lãnh đạo phong trào dân tộc.
Câu 75. Tại sao nói: các hoạt động yêu nước của các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX mới chỉ tạo ra một cuộc vận
động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực
sự ở Việt Nam?
A. Vì bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ vẫn chưa đoạn tuyệt hoàn toàn tư tưởng phong kiến.
B. Vì những tầng lớp mới hình thành còn non yếu, chưa đủ sức lãnh đạo phong trào yêu nước.
C. Vì chưa có đủ những tiền đề kinh tế, xã hội làm cơ sở cho sự phát triển của một xã hội mới.
D. Vì cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp chưa tác động mạnh đến kinh tế, xã hội Việt
Nam.
Câu 76. Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX kết thúc đều
A. mở ra thời kì đấu tranh mới cho phong trào cách mạng thế giới.
B. giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh.
C. làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Mĩ – Liên Xô và Anh – Pháp.
D. dẫn đến sự chia cắt lãnh thổ của các nước tư bản, phát xít bại trận.
Câu 77. Theo thỏa thuận tại hội nghị Ianta (2/1945), Mỹ không có ảnh hưởng ở
A. Tây Âu. B. Tây Đức. C. Triều Tiên. D. Áo.
Câu 78. Quyết định nào của Hội nghị Ianta tác động trực tiếp đến việc duy trì trật tự thế giới mới vừa được
hình thành?
A.Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
B. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước
C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á
D. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật sau khi đánh bại phát xít Đức
Câu 79. Nhận định nào dưới đây về mối quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh là không đúng?
A. Mâu thuẫn và hài hòa. B. Cạnh tranh và hợp tác.
C. Xung đột trực tiếp và đám phán. D. Tiếp xúc và kiềm chế.
Câu 80. Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước
Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
A. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở Châu Âu.
B. Góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới.
C. Dẫn đến sự ra đời của cộng động châu Âu (EC).
D. Chấm dứt sự canh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu.

You might also like