Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

MĐ: 704

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN


LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Họ và tên: Trần Thị Tươi


Ngày sinh: 12/10/1996
Nơi sinh: Thăng Bình, Quảng Nam
Đơn vị công tác: Giáo viên tự do tại Phú Quốc

Năm 2024
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................

ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

Hà Nội, ngày ……..tháng…….. năm 2024


Giảng viên

2
Câu hỏi:

Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích các quy luật và nguyên tắc dạy học ở đại học.
Anh Chị đã vận dụng các quy luật và nguyên tắc này trong việc dạy học của mình như
thế nào?
Câu 2: Anh/ Chị hãy trình bày các đặc điểm phương pháp dạy học ở đại học, và
nêu các loại phương pháp dạy học đại học hiện nay?
Bài làm
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích các quy luật và nguyên tắc dạy học ở đại học.
Anh Chị đã vận dụng các quy luật và nguyên tắc này trong việc dạy học của mình như
thế nào?
1. Quy luật dạy học Đại Học
Để hiểu rõ tính quy luật trước tiên cần nghiên cứu khái niệm quy luật. Theo Hê –ghen:
“Quy luật là hiện tượng có tính bản chất”, “Quy luật là mối quan hệ bản chất”.
Theo Từ điển tóm tắt về Triết học: “Bản chất biểu thị tính tổng thể của các quy luật
vốn có của đối tượng, là mối liện hệ bên trong thống nhất các mặt của đối tượng, xuyên
suốt đối tượng và quá trình”. Vì vậy, quy luật của quá trình dạy học chính là mối liên
hệ chủ yếu bên trong của những hiện tượng dạy học quy định sự thể hiện tất yếu và sự
phát triển của chúng.
Như vậy, quy luật dạy học phản ánh mối quan hệ chủ yếu, tất yếu và bền vững giữa các
thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học (và giữa các yếu tố trong từng thành tố).
Các quy luật dạy học bao gồm:
- Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa môi trường xã hội với các thành
tố của quá trình dạy học;
- Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giảng viên
với hoạt động học của sinh viên;
- Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy nghề và giáo dục lý tưởng
đạo đức nghề;

3
- Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ,

duy khoa học và nghề nghiệp;
- Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội dung, phương
pháp, phương tiện của quá trình dạy học ở đại học.
Trong các quy luật trên, quy luật về mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giảng viên và
hoạt động học của sinh viên được coi là quy luật cơ bản của quá trình dạy học ở đại
học. Bởi vì quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa hai thành tố cơ bản, hai thành tố
trung tâm đặc trưng cho tính chất hai mặt của quá trình dạy học: hoạt động giảng dạy
của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên.
Mặt khác, quy luật này chi phối, ảnh hưởng tích cực tới các qui luật khác của quá trình
dạy học và các quy luật khác chỉ có thể phát huy tác dụng tích cực dưới ảnh hưởng tác
động của quy luật cơ bản này.
2. Nguyên tắc dạy học ở Đại học
Nguyên tắc, theo tiếng La tinh là “Pricipium”, là tư tưởng chỉ đạo quy tắc cơ bản, yêu
cầu cơ bản đối với hoạt động và hành vi rút ra từ tính quy luật được khoa học thiết lập.
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học,
chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
Nguyên tắc dạy học là phạm trù lịch sử. Lịch sử phát triển nhà trường và lí luận dạy
học đã chỉ ra rằng mục đích giáo dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của xã
hội đã dẫn đến sự biến đổi những nguyên tắc dạy học. Lí luận dạy học phải nhạy bén
nắm bắt sự biến đổi những yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, phản
ứng kịp thời đối với những yêu cầu đó, xây dựng hệ thống những nguyên tắc dạy học,
chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi đến mục đích. Đồng thời cũng cần
bảo toàn và hoàn thiện những nguyên tắc dạy học đã hình thành trước đây song chưa
mất ý nghĩa trong hoàn cảnh mới của hoạt động nhà trường phổ thông. Các nguyên tắc
dạy học được xác định dựa trên những cơ sở sau:
-Dựa vào mục tiêu giáo dục;
- Dựa vào các qui luật dạy học và dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên;
- Dựa vào kinh nghiệm xây dựng các nguyên tắc dạy học trước đó.

4
 Hệ thống các nguyên tắc dạy học ở đại học
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và tính nghề
nghiệp trong quá trình dạy học.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nghề nghiệp trong quá
trình dạy học
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo
của tư duy.
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức trong quá trình dạy học.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác tích cực, độc lập của sinh viên
với vai trò chủ đạo của giáo viên trong dạy học.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy học.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và tính
nghề nghiệp trong quá trình dạy học
- Trang bị hệ thống tri thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành; nội dung hiện đại, chân chính
khoa học, chính xác… đáp ứng yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp
- Trang bị phương pháp nghiên cứu, tự học, thói quen suy nghĩ và làm việc khoa học
- Chú trọng giáo dục phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nghề nghiệp
trong quá trình dạy học
- Trang bị lí luận về nhà nước đồng thời tổ chức vận dụng vào hoạt động thực tiễn,
hoàn thiện lí luận và vốn sống thực tiễn về nhà nước.
- Cân đối lí thuyết và thực hành, thực nghiệm, hoạt động thực tế, thực tập…
- Nguyên tắc này giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi vào nghề, có thể tham gia và đóng
góp tích cực vào thực tiễn nghề nghiệp.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong
dạy học

5
Đặc trưng chung của chương trình giảng dạy đại học chính là hệ thống tri thức được
trừu tượng hóa và khái quát hóa cao. Nguyên tắc này có những đặc trưng cơ bản:
- Sinh viên có khả năng nhận thức cao, tiếp nhận tri thức trừu tượng bằng vốn kinh
nghiệm cụ thể.
- Coi trọng đúng mức việc bồi dưỡng lí thuyết trừu tượng, khái quát và sử dụng hợp lý,
không lạm dụng phương tiện trực quan.
- Sử dụng vốn sống của sinh viên, những minh chứng, minh hoạ cụ thể, làm sáng tỏ lí
thuyết trừu tượng.
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính
mềm dẻo của tư duy
Với những đặc trưng cơ bản:
- Lựa chọn, trang bị tri thức cơ bản cần lưu giữ, vận dụng lâu dài
- Luyện tập vận dụng một cách hệ thống những tri thức cơ bản vào tình huống học tập
và thực tiễn phong phú của nghề nghiệp.
- Củng cố, ôn tập tích cực và luôn mở rộng, đào sâu tri thức nhằm gia tăng, đổi mới
vốn hiểu biết nghề nghiệp của sinh viên.
Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức trong quá trình dạy học
- Dạy học phù hợp với trình độ chung đồng thời giúp mỗi sinh viên phát triển tối đa
khả năng của bản thân.
- Phân hoá, cá biệt hoá hoạt động của sinh viên bằng những phương pháp tổ chức, điều
khiển hoạt động học tập của sinh viên một cách uyển chuyển và đa dạng... (đào tạo
theo tín chỉ).
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác tích cực, độc lập của
sinh viên với vai trò chủ đạo của giáo viên trong dạy học
- Giáo viên tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động nhận thức của sinh viên.
- Sinh viên tiến hành nhận thức học tập có tính nghiên cứu (khẳng định/ phủ định; phê
phán, đánh giá, bổ sung, phát triển, đào sâu, hoàn thiện…)
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình
dạy học
6
- Chuẩn bị cho sinh viên ý thức và kỹ năng làm việc nhóm, đáp ứng yêu cầu của xã hội
về năng lực và phẩm chất của trí thức tương lai.
- Tổ chức các hoạt động học tập nhóm song song với học tập cá nhân.
- Đánh giá công bằng, hợp lý thành quả học tập của cá nhân và tập thể.
3. Vận dụng các quy luật và nguyên tắc này trong việc dạy học của mình như thế
nào?
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo
dục .Với nguyên tắc này, giáo viên cần trang bị cho học sinh những tri thức, kiến thức
khoa học chính thống, chính xác nhằm phát triển nhận thức về các quy luật phát triển
của tự nhiên, xã hội. Đồng thời giúp học sinh có tư duy đúng, thái độ đúng, hành động
đúng đắn trong cuộc sống và học tập.
Thứ hai, đảm bảo sự thống nhất giữa tính lý luận và tính thực tiễn, học đi đôi với
hành: Đây là nguyên tắc đòi hỏi giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp kiến thức lý
thuyết vững chắc cho học sinh. Giúp học sinh hiểu rõ được giá trị, vai trò của lý thuyết
và áp dụng thành công vào cuộc sống hàng ngày để nâng cao chất lượng cuộc sống,
phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội, phát triển đất nước.
Thứ ba, đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học. Đảm bảo được nguyên
tắc này, học sinh sẽ hình thành được tư duy logic, biết cách hệ thống được kiến thức đã
học. Từ đó dễ dàng liên kết được các kiến thức lại với nhau, vận dụng vào đời sống
hàng ngày và quá trình học tập sau này.
Thứ tư: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của
học sinh và vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học.Trong quá trình dạy học cần
đảm bảo tính thống nhất giữa sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên và sự tư duy, lao
động tự giác, sáng tạo của học sinh. Để học sinh rèn luyện tính chủ động, tự giác, tích
cực, sáng tạo để có kết quả học tập tốt. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích
cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học
Thứ năm, đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý
thuyết. Với nguyên tắc này, yêu cầu học sinh khi được tiếp xúc trực tiếp với các hình
ảnh, sự vật, hiện tượng đời sống có thể tự tư duy, liên kết với những lý thuyết được
học, để đưa ra những nhận định của riêng mình. Và ngược lại.

7
Thứ sáu, đảm bảo tính bền vững của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức
của học sinh. Đây là nguyên tắc cốt lõi đòi hỏi trong quá trình học, học sinh phải nắm
vững tri thức, kỹ năng được học, ghi nhớ và áp dụng linh hoạt, sáng tạo trong các tình
huống thực tế. Giáo viên cần làm nổi bật các đầu mục, chủ đề quan trọng để tăng sự tập
trung, tiếp thu của học sinh. Học sinh cần phối hợp việc ghi nhớ có chủ đích và ghi nhớ
không chủ đích, có những nội dung cần học thuộc lòng và cũng có nội dung cần nhớ
đại ý.
Thứ bảy là đảm bảo tính vừa sức và chú ý đến những đặc điểm lứa tuổi, đặc biệt cá
biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương
pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, từng nhóm đối tượng cá biệt. Yêu cầu khi
dạy học phải không ngừng nâng cao trình độ của học sinh, liên tục tăng mức độ khó
của bài học để kích thích học sinh tư duy, phát triển.
Câu 2: Anh/ Chị hãy trình bày các đặc điểm phương pháp dạy học ở đại học, và
nêu các loại phương pháp dạy học đại học hiện nay?
1. Khái niệm về phương pháp dạy học Đại học:
Để hiểu về phương pháp dạy học ta cần hiểu về bản chất của phương pháp nhận thức
khoa học, bởi nó là nguồn gốc, là xuất phát điểm của phương pháp dạy học. Phương
pháp theo tiếng Hy Lạp (method - có nghĩa là theo con đường, nhằm đạt tới một mục
đích nào đó). Phương pháp cũng có thể được hiểu là cách thức của hành vi nhằm đạt
tới mục đích nhất định1 ; phương pháp còn được coi là những quy tắc, một hệ thống
thao tác xác định mà nhờ nó chúng ta đạt tới một mục đích xác định.* Hêghen nói:
Phương pháp là "ý thức của sự tự vận động bên trong của nội dung". Chúng ta có thề
tổng hợp những quan niệm nêu trên về phương pháp để có được cách hiểu về phương
pháp như sau: Phương pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện nhằm giúp con
người đạt tới những mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.
Vậy phương pháp dạy học là gì?
Đó là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giảng viên và cách thức tổ chức hoạt
động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Trong quan hệ đó, phương pháp dạy quyết
định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của sinh viên là cơ sở để lựa
chọn phương pháp dạy.

8
Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp
dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên, phương pháp dạy đóng vai trò
chủ đạo, phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương
pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. Từ sự phân tích trên, có
thể hiểu, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa giảng
viên và sinh viên trong những điều kiện xác định nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và
các nhiệm vụ dạy học.
2. Đặc điểm của phương pháp dạy học
a) Mặt khách quan và mặt chủ quan của phương pháp
Phương pháp bảo gồm trong nó hai mặt:
Về mặt khách quan: hoạt động của con người luôn luôn là một hoạt động đối tượng.
Đối tượng hoạt động tồn tại ngoài ý muốn của con người, bao gồm trong nó những quy
luật vận động cụ thể. Muốn tác động vào đối tượng, nhận biết, hoặc thay đổi đối tượng,
con người phải nắm bắt được những yếu tố tồn tại trong mỗi đối tượng để từ đó có
được cách thức phù hợp, nhằm đạt tới mục đích hoạt động. Cách thức tác động này bị
quy định bởi chính những yếu tố tạo nên đối tượng nó mang tính khách quan đối với
chủ thể hoạt động. Nói cách khác phương pháp hoạt động là quy định bởi những quy
luật vận động khách, quan của đối tượng Tuy nhiên, cần thấy rằng, bản thân quy luật
khách quan không tạo nên trực tiếp phương pháp, nhưng nó là tất yếu, không thể thiếu
được đối với phương pháp của chủ thể, vì nó chỉ ra cho chủ thể biết được cần dùng
những thủ thuật, thao tác đó trong trường hợp này hay trường hợp khác; cần hành động
như thế nào để đạt tới mục đích đã định, cần cư xử như thế nào để vừa phù hợp với
những quy luật khách quan đó, vừa tìm ra được sự phát triển trong nhận thức và trong
thực tiễn.
-Về mặt chủ quan: Trên cơ sở cái vốn có về các quy luật khách quan tồn tại trong đối
tượng, tạo nên phương pháp một cách trực tiếp là những thủ thuật, thao tác của chủ thể
được sử dụng để nhận biết và biến đổi đối tượng (chính mặt chủ quan này của phương
pháp khiến một số người lầm tưởng rằng, phương pháp chỉ là hệ thống những cách
thức, thủ thuật hành động của riêng chủ thể, không bận gì với thế giới khách quan). Có
thể nhận xét rằng, những quy luật khách quan đã được biến đổi thông qua hoạt động
nhận thức của chủ thể là cơ sở tạo ra phương pháp hành động của chủ thể. Páplốp, nhà
sinh lí học người Nga đã nhận xét: "Phương pháp khoa học - đó là quy luật bên trong

9
của sự vận động của tư duy con người, xem như sự phản ánh chủ quan của thế giới
khách quan, hay cùng một nghĩa như thế, xem như quy luật khách quan đã 'cài lại' và
'chuyển hóa' vào trong ý thức con người và được sử dụng một cách tự giác, có kế
hoạch như công cụ để giải thích và biến đổi thế giới" .
b) Sự chân thực và đúng đắn của phương pháp
Để có được hành động đúng, con người phải có được bức tranh chân thực về những tồn
tại, trong đối tượng, những quy luật khách quan nào quy định sự tồn tại của nó. Sự méo
mó và phiến diện khi nhận thức đối tượng sẽ làm biến dạng những biểu tượng về nó và
kết quả tất yếu sẽ làm xuất hiện cách thức tác động vào đối tượng không phù hợp,
khiến con người không thể đạt được mục đích mong muốn. Vì thế, sự chân thực của
kiến thức về đối tượng mà chủ thể có được, là một trong những tiếu chuẩn đảm bảo cho
chủ thể đạt tới mục đích. Trên cơ sở những hiểu biết chân thực về đối tượng, chủ thể sẽ
tìm ra những cách thức thủ thuật hành động phù nợp với quy luật khách quan chi phối
đối tượng; tức là tìm ra phương pháp hoạt động đúng đắn. Sự đúng đắn của hành động
nảy sinh trên sự chân thực của đối tượng cũng được coi là tiêu chuẩn quy định sự thành
công của phương pháp hành động. Phân tích sự gắn bó giữa tính chân thực và tính
đúng đắn của phương pháp cho ta thấy muốn có phương pháp hoạt động đạt hiệu quả
thì chúng ta phải hiểu quy luật khách quan chi phối đối tượng rồi tìm ra cách thức, thủ
thuật tác động vào đối tượng phù hợp với những quy luật vốn có của nó. Điều đó cũng
có nghĩa là: Hiểu chân thực bản chất của động lực thì mới hành động đúng và ngược
lại, hoạt động nhận thức càng đúng thì hiểu bản chất của đối tượng càng chân thực hơn.
c) Tính cải biện của chủ thể là khách thể trong phương pháp
Hoạt động của con người luôn luôn là sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể, đối tượng
của hoạt động. Chủ thể chỉ có thể đạt tới mục đích bằng những phương pháp xác định,
tác động vào đối tượng (nhằm chiếm lĩnh nó nheo cách hiểu là sự nhận biết nó, 1
Páplốp. Thuyết phản ánh. Mátxcova. 1948. Tr. 401 (bản tiếng Nga) 59 cải biến nó theo
mục đích hoạt động). Chính trong quá trình hoạt động trên đối tượng, nhờ sử dụng
những phương pháp mà bản thân chủ thể cũng vận động và biến đổi. Sự cải biến này
của chủ thể trong hoạt động nhiều hay ít, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cách thức
hoạt động của chủ thể. Với những con đường nhận thức thế giới khác nhau; hoặc nhờ
phương pháp kinh nghiệm của tài liệu, bắt chước người khác, hoặc bằng con đường tìm
tòi, sáng tạo, mà mỗi người đạt tới trình độ nhận thức khác biệt.

10
3. Các loại phương pháp dạy học đại học hiện nay
Có rất nhiều loại phương pháp dạy học đại học hiện nay và các trường đại học đang kết
hợp nhiều phương pháp để đảm bảo rằng sinh viên có được nhiều trải nghiệm học tập
đa dạng và phong phú. Dưới đây là một vài phương pháp dạy học phổ biến:

 Phương pháp dạy học truyền thống: Phương pháp dạy học truyền thống thường
chú trọng vào việc truyền đạt thông tin từ giáo viên đến học sinh một cách chủ
động, trong đó giáo viên là người chủ động thuyết trình và hướng dẫn, còn học
sinh là người nhận thụ động thông tin. Đây là một phương pháp học truyền
thống được duy trì qua nhiều thế hệ và vẫn được sử dụng rộng rãi trong các hệ
thống giáo dục trên thế giới. các loại phương pháp truyền thống như:Phương
pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp sử dụng giáo trình tài
liệu,
 Phương pháp dạy học theo nhóm: đây là phương pháp giảng dạy đại học hiện
đại. Giáo viên tổ chức sinh viên thành các nhóm nhỏ để sinh viên tham gia tích
cực trong quá trình học tập thông qua việc thảo luận, trao đổi ý kiến vả giải
quyết quyết các vấn đề trong học tập.
 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: là phương pháp tập trung vào việc giải
quyết các vấn đề , đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu áp dụng những kiến thức để
giải quyết vấn đề đó. Điều này khuyến khích sự tự chủ và sức sáng tạo của sinh
viên.
 Phương pháp dạy học thông qua thực hành: là phương pháp tập trung vào việc
áp dụng những kiến thức vào thực tế thông qua các bài tập, thí nghiệm, dự án
thực hành. Sinh viên được khuyến khích tìm hiểu và giải quyết các vấn đề thực
tế.
Những phương pháp này thường được kết hợp và tùy thuộc vào môn học, mục tiêu học
tiêu học tập cụ thể và yêu cầu của sinh viên mà giảng viên sẽ chọn phương pháp phù
hợp nhất

11
12

You might also like