CƠ SỞ VIỆT NGỮ CỦA DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CƠ SỞ VIỆT NGỮ CỦA DẠY HỌC

TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 1

Nhóm 3_DH13STHD
Danh sách thành viên nhóm 3:

STT Họ và tên MSSV Nội dung chuẩn bị Mức độ


hoàn
thành
13 Huỳnh Hoài 1231070095 Soạn nội dung miêu tả các nguyên
Hương âm làm âm cuối trong tiếng Việt,
sự phân bố và biến dạng của các âm 80%
cuối. Sửa nội dung

14 Nguyễn Thị 1231070088 Soạn nội dung miêu tả các nguyên


Thu Huyền âm làm âm chính trong tiếng Việt,
sự phân bố và biến dạng của các âm
80%
chính. Phân tích Ach và Anh.Sửa
nội dung, tổng hợp word.

15 Nguyễn Thị 1231070340 Soạn nội dung âm chính trong


80%
Thu Huyền phương ngữ, thổ ngữ
16 Dương Thị 1231070102 Soạn nội dụng âm cuối trong
80%
Ngọc Lan phương ngữ thổ ngữ
17 Đồng Thị Mỹ 1231070109 Soạn nội dung đặc điểm, số lượng
60%
Linh âm chính
18 Nguyễn 1231070116 Soạn nội dung đặc điểm, số lượng
80%
Khánh Linh âm cuối

1
Đề bài: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về âm chính, âm cuối trong tiếng
Việt.

* ÂM CHÍNH
1. Đặc điểm
- Âm chính là hạt nhân của âm tiết. Giống như thanh điệu, âm chính không bao giờ
vắng mặt trong cấu tạo âm tiết. Đặc trưng của âm chính là nguyên âm, quy định âm
sắc chủ yếu của âm tiết (là những âm vị âm tiết tính). Trong tiếng Việt, vị trí âm
chính có cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Ở các âm tiết mở, độ vang âm chính
rõ, kéo dài, còn ở những âm tiết có âm cuối thì độ vang của âm chính giảm đi (nhất
là trong những âm tiết đóng).
- Trong cấu tạo âm tiết, các nguyên âm tiếng Việt có cấu tạo ngữ âm sáng sủa,
khác biệt nhau, không gần nhau quá như trong các ngôn ngữ biến hình.
Ví dụ: “ toán” /tu̯an5/ /-u̯-/ và /a/ là hai nguyên âm khác hàng cấu âm xa nhau.
Nguyên âm có thể đứng ở ba vị trí khác nhau trong cấu tạo âm tiết, nhưng ở các vị
trí đó chúng là các âm vị riêng biệt vì chức năng của chúng không giống nhau.
Ví dụ: ‘ khoai” /xu̯ai̯1/ /u̯, a, i̯/ là ba âm vị khác nhau.
2. Số lượng
2.1. Theo đa số các nhà nghiên cứu và căn cứ vào hệ thống âm vị được phản ánh
trên chữ viết, tiếng Việt có 14 nguyên âm làm âm chính (11 nguyên âm đơn và ba
nguyên âm đôi).
Căn cứ vào những tiêu chí phân loại nguyên âm đã phân tích ở chương I, các
nguyên âm tiếng Việt có thể chia ra:
Vị trí lưỡi, hình dáng môi
- Nhóm nguyên âm hàng trước, không tròn môi: /i, e, ε, i̮e/.
VD: im, bi, ý chí; ê chề, êm đềm; e dè; kia, yêu
- Nhóm nguyên âm hàng sau, tròn môi: /u, o, ᴐ, u̮o/ và nguyên âm không tròn môi:
/ա, ɤ, a, ա̮ɤ/
VD1: tu hú; lô tô; con cò, lò dò; vuông, chuông, luôn luôn, tua rua
VD2: từ từ, chữ; bơ, phở, lơ; la cà, a ha; lướt thướt, chưa.
Sự tròn môi rõ nhất ở nguyên âm khép và yếu nhất ở nguyên âm mở
Theo độ nâng của lưỡi:
- Nhóm nguyên âm hẹp: /i, ɯ, u/ và nguyên âm hơi hẹp/e, o, ɤ, i̮e, u̮o, ա̮ɤ/.
VD: Cây si;Sư tử; mù VD: ê chề, êm đềm;ô tô;bơ phờ; bia;buồn; tươi
- Nhóm nguyên âm rộng /a, ă/ và nguyên âm hơi rộng /ε, ɔ/.
VD: hát ca; ăn chặn VD: e thẹn, le te; no
Căn cứ vào âm sắc, tính chất bổng hoặc trầm của các nguyên âm có thể chia
chúng thành:
2
- Các nguyên âm bổng: /i, e, ε/. VD Bi, bê, be
- Các nguyên âm trầm vừa: /ɯ, ɤ, а/. VD: Tư, Bơ, ba
- Các nguyên âm cực trầm: /u, o, ɔ/. VD: Tu, ô tô, cho
Căn cứ về độ dài, độ ngắn, về âm lượng của nguyên âm, có thể chia chúng thành:
- Các nguyên âm đơn dài: /i, e, ε, u, o, ɔ, ɯ, a, ɤ/.
- Các nguyên âm đơn ngắn: /ă, ɤ̆/.
- Các nguyên âm đôi:/i̮e, u̮o, ա̮ɤ/phân đều cho mỗi dòng trước, dòng sau. Các âm
này đều có đặc trưng chung là bắt đầu từ độ hẹp, lướt đến độ mở vừa của nguyên
âm trong hệ thống nguyên âm.
Tiếng Việt không có nguyên âm hàng giữa (trừ một số phương ngữ như Trung Bộ
có [+]: bích, kịch...) nên từ hình thang nguyên âm quốc tế có thể hình dung hệ
thống âm chính tiếng Việt bằng tam giác nguyên âm sau:

2.2. Một số tác giả (tiêu biểu là Đoàn Thiện Thuật) đưa thêm vào hệ thống âm
chính hai cặp âm vị đối lập khác là /ε:/ /ε̆ / và / ᴐ:/ /ᴐ̆/ với các ví dụ: kẻng/cảnh,
bong/boong...
Những âm tiết tạo nên thế đối lập này phần lớn thuộc khu vực các từ tượng
thanh hay từ phiên âm nước ngoài nên việc thừa nhận hai cặp đối lập âm vị này
cũng cần được xem xét thêm. Tuy nhiên, nếu thừa nhận có /ε̆ / và /ᴐ̆/ thì hệ thống
nguyên âm làm âm chính sẽ là 16 và hệ thống âm cuối sẽ không còn /ɲ, c/ , chữ
viết “nh”, “ch” chỉ là các biểu hiện của /ŋ, k/ bị ngạc hoá. Các cặp vần: anh
ach/eng ec, ong oc/oong ooc được phiên âm như sau: [ε̆ ŋ’, ε̆ k’] / [ε:ŋ, ε:k] [ ᴐ̆ŋw,
ᴐ̆kw ] / [ ᴐ:ŋ, ᴐ:k].
Sự thể hiện bằng chữ viết

3. Miêu tả các nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt


3.1. Nhóm nguyên âm đơn, hàng trước, không tròn môi

3
- /i/: nguyên âm đơn dài, hàng trước, hẹp, không tròn môi, có tính chất ẩm, xuất
hiện sau phụ âm đầu. Khi đứng trước /k/, / ŋ/ nó bị rút ngắn thành /i/.
Chữ viết ghi i, ví dụ: thi, tíu tít, bịt,…
Ghi bằng y khi đứng sau âm đệm /-u-/, ví dụ: huy, quý hoặc đứng riêng ví dụ: y tá,
y tế,…
- /e/: nguyên âm đơn dài, hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi, có tính chất bổng,
xuất hiện sau các phụ âm đầu.
Khi phía sau có /k/, /ŋ/ thì biến thể thành /ĕ /. Ví dụ: ênh ếch, bềnh bệch
Chữ viết ghi bằng ê trong mọi trường hợp, ví dụ: ê chề, đề huề,…
- /ε/: nguyên âm đơn dài, hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi, có tính chất bổng,
xuất hiện sau các phụ âm đầu.
Nếu sau nó có /k/, /ŋ/ thì có thể biến thành /ε/
Chữ viết ghi bằng “e”, ví dụ: nghe, ve, the, thé ghi bằng “a” khi /ε/ ở biến thể
ngắn /ε̆ /, ví dụ: sách, xanh, cảnh.
*Đặc điểm của các nguyên âm đơn hàng trước là:
- Phát âm với âm sắc bổng.
- Có hai sự thể hiện: thể dài và thể ngắn (tiêu thể, biến thể).
- Thể dài có trường độ lớn, cấu âm giữ đều, xuất hiện trong các âm tiết khi các phụ
âm cuối không phải là /k/, /ŋ/.
-Thể ngắn có sự biến dạng ít nhiều về trường độ, cường độ và âm sắc, phát âm
căng và ngắn hơn, cấu âm giữ không đều, xuất hiện khi đứng trước các phụ âm
cuối /k/, /ŋ/. Kết hợp được với âm đệm /-u-/ và âm cuối /-u/ không kết hợp với âm
cuối /-i/.
3.2. Nhóm nguyên âm đơn, hàng sau, tròn môi
- /u/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hẹp, tròn môi, có âm sắc cực trầm. Chữ viết u
trong mọi trường hợp.
Thể dài xuất hiện khi phía sau không có /k/, /ŋ/. Ví dụ: bùn, lùn, vui
Thể ngắn xuất hiện khi phía sau là /k/, /ŋ/. Ví dụ: súng
- /o/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hơi hẹp, tròn môi, có âm sắc cực trầm. Chữ
viết ô ghi trong mọi trường hợp.
Thể dài xuất hiện khi phía sau không phải là /k/, /ŋ/. Ví dụ: ô tô, lô nhô
Thể ngắn xuất hiện khi phía sau có /k/, /ŋ/. Ví dụ: ốc, đồng
- /ɔ/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hơi rộng, tròn môi, có âm sắc cực trầm. Chữ
viết ghi bằng o trong mọi trường hợp.
Thể dài xuất hiện khi phía sau không phải là /k/, /ŋ/. Ví dụ: cỏn con, trót lọt
Thể ngắn xuất hiện khi phía sau là /k/, /ŋ/. Ví dụ: ong óc\
* Đặc điểm của nguyên âm đơn hàng sau, tròn môi là:
- Phát âm với âm sắc cực trầm.
Có hai sự thể hiện:

4
+ Sự thể hiện âm dài, cấu âm giữ đều, xuất hiện trong các âm tiết khi phụ âm cuối
không phải là /k/, /ŋ/
+ Sự thể hiện rút ngắn, cấu âm không giữ đều khi đứng trước các phụ âm cuối là
/k/, /ŋ/
Các nguyên âm đơn, hàng sau, tròn môi, không kết hợp với âm đệm và âm cuối /-
u/ mà chỉ kết hợp với âm cuối /-i/.
3.3. Nhóm các nguyên âm hàng sau không tròn môi
- /ɯ/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hẹp không tròn môi, âm sắc trầm vừa. Chữ
viết ghi bằng “ư” trong mọi trường hợp.
Thể dài xuất hiện trong các kiểu âm tiết, trừ âm tiết đóng. Ví dụ: lừ đừ.
Thể ngắn xuất hiện trong kiểu âm tiết đóng.Ví dụ: bứt rứt, rừng rực
- /ɤ/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi, âm sắc trầm vừa. Chữ
viết ghi bằng ơ trong mọi trường hợp.
Xuất hiện trong các kiểu âm tiết (trừ âm tiết có âm cuối /k/, /ŋ/), không có biến thể.
Ví dụ: lơ mơ, nơm nớp.
- /ɤ̆/: nguyên âm đơn ngắn, hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi, âm sắc trầm vừa.
Xuất hiện trong các kiểu âm tiết, trừ âm tiết mở. Chữ viết ghi bằng “â” trong mọi
trường hợp, ví dụ: ân cần, chật vật….
- /a/: nguyên âm đơn dài, hàng sau, rộng, không tròn môi, âm sắc trầm vừa, xuất
hiện tromg tất cả các kiểu âm tiết, không có biến thể rút ngắn. Chữ viết ghi bằng
“a” trong mọi trường hợp, ví dụ: a ha, lan can, cát….
- /ă/: nguyên âm đơn ngắn, hàng sau, rộng, không tròn môi, âm sắc vừa, xuất hiện
trong các kiểu âm tiết trừ các âm tiết mở . ví dụ: lau tay….
*Đặc điểm các nguyên âm đơn, hàng sau, không tròn môi là:
- Phát âm với âm sắc trầm vừa.
- Không có biến thể rút ngắn, trừ âm vị /ɯ/, nhưng xuất hiện thành từng cặp âm vị
đối lập nhau về trường độ.
- Kết hợp với âm đệm /-u-/ (trừ /ɯ/) và hai bán âm cuối vần /-u/ và /-i/ (trừ /ɤ/
không kết hợp với /-u/)
3.4. Các nguyên âm đôi
- /͜ie /: nguyên âm đôi yếu dần, hàng trước, không tròn môi, yếu tố sau là nguyên âm
hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi. Chữ viết ghi bằng “ia” khi trước /͜ie / không có
âm đệm và sau nó không có âm cuối, ví dụ: kia kìa, bia….
- /u̮o/: nguyên âm đôi yếu dần, hàng sau, tròn môi, yếu tố sau đây là nguyên âm
hàng sau, hơi hẹp, tròn môi. Chỉ có một thể dài, không có biến thể ngắn. Chữ viết
ghi bằng “ua” khi sau nó không có âm cuối, ví dụ: muộn, tuồn tuột, rùa, lua tua….
- /ա̮ɤ/: nguyên âm đôi yếu dần, hàng sau, không tròn môi. Chữ viết ghi bằng “ưa”
khi sau nó không có âm cuối, ví dụ: thườn thượt, , tươi cười, mưa, trưa, dưa….
*Đặc điểm của các nguyên âm đôi là:

5
- Phát âm yếu dần, yếu tố đầu bao giờ cũng phát âm mạnh hơn yếu tố sau, do đó
âm sắc chủ yếu của nguyên âm đôi là do yếu tố thứ nhất quyết định.
- Các nguyên âm đôi chỉ có một thể dài. Trước /k/, /ŋ/, chúng không bị biến dạng
về trường độ, cường độ, âm sắc.
- Nguyên âm đôi là âm vị trong tiếng Việt, chúng có chức năng và sự phân bố
trong âm tiết hoàn toàn giống như nguyên âm đơn cùng hàng.
- Các nguyên âm đôi là những tổ hợp bền vững, hai yếu tố gắn liền với nhau.
4. Sự phân bố và biến dạng của các âm chính
Từ sự miêu tả đã nêu trên, có thể nêu lên một vài nét chung về sự phân bố và biến
dạng của các âm chính như sau:
4.1. Tất cả các nguyên âm nói chung đều xuất hiện sau các phụ âm đầu ví dụ <
các, cháu, thiếu, nhi, yêu, mến, Bác, Hồ > trừ hai trường hợp sau:
- /u̮o/: không xuất hiện sau phụ âm đầu /f/ VD phuốt -> buốt
- /͜ie/: không xuất hiện sau phụ âm đầu /γ/ VD: ghia -> kia
4.2. Sau âm đệm /-u-/ không bao giờ xuất hiện các nguyên âm trầm /u, o, ɔ, u̮o/. và
hai nguyên âm trung hòa, ở âm lượng hẹp và hơi hẹp / ɯ, ա̮ɤ / VD
4.3. Tuỳ theo vị trí của các nguyên âm đứng sau phụ âm đầu hoặc đứng sau âm
đệm mà chúng thể hiện khác một chút. Ví dụ: các nguyên âm bị mũi hoá sau các
phụ âm mũi /m, n, ŋ/.
- Tuỳ theo vị trí của các nguyên âm trước âm cuối mà một số nguyên âm có biến
dạng khác nhau.
-Phần lớn các nguyên âm đều có hai thể: dài và ngắn.
+ Không có âm cuối bao giờ nguyên âm cũng ở thể dài , ví dụ < cô, ta>. Trường
độcủa nguyên âm không có âm cuối có trường độ lớn hơn so với các âm tiết có âm
cuối khác. Ví dụ trường độ của /o/ trong < oto> và /o/ trong <tôm>.
+ Ví dụ: các nguyên âm/i, e, ε, u, o, ɔ/ đứng trước phụ âm cuối /k, ŋ/ bị biến dạng ở
thể ngắn. /i/ trong <in> ở thể dài, nhưng /i/ trong <ich> ở thể ngắn.
+Nguyên âm / ɯ / đứng trước âm cuối /k, ŋ / và /n,t/ cùng ở thể ngắn, ví dụ: hừng
hực, phừn phựt
+ Nguyên âm / ɤ, a / chỉ xuất hiện ở thể dài
+ Nguyên âm / ɤ̆ ă / chỉ xuất hiện ở thể ngắn.
- Trái lại, các nguyên âm đôi chỉ có một thể dài.

5. Âm chính trong phương ngữ, thổ ngữ


Đúng thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ học gọi là phương ngữ Nam (Bộ) và phương
ngữ Bắc (Bộ). Đó là 2 trong số ba vùng phương ngữ chính (cùng phương ngữ
Trung (Bộ)) của nước ta từ xưa. Nhưng sau 36 năm nước non liền một giải (từ năm
1975), vẫn còn sự khác biệt lớn giữa 2 vùng phương ngữ.

6
-Phương ngữ là sản phẩm tất yếu của mọi cộng đồng ngôn ngữ trên thế giới. Sự
khác biệt về phương ngữ, thổ ngữ ngay trong phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp (có khi
chỉ vài chục ngàn người)
5.1 Trong phương ngữ miền Bắc, khi âm cuối /-u̯/ kết hợp với các nguyên âm
giữa /ɯ, ա̮ɤ / thì các nguyên âm này chuyển thành các nguyên âm hàng trước
tương ứng /i, i̮e /: hưu-> hiu, rượu-> riệu…
5.2 Trong phương ngữ Nam Bộ, các nguyên âm đôi khi kết hợp với các âm cuối, ở
một số trường hợp đã mất đi yếu tố thứ 2 và trở thành nguyên âm đơn: / i̮e, ա̮ɤ /
khi xuất hiện trước /-p,-m/ thì lần lượt biến thành /i, ɯ /: kiếp-> kíp, cướp-> cứp ,
tiêm-> tim, gươm-> gưm, chiều-> chìu, hươu-> hưu, cười-> cừi… khi xuất hiện
trước/ -t, -n, -k, -i / thì biến thành /u/: tuốt-> [tuk5], luộc-> [luk6]….
- Có rất nhiều sự khác nhau giữa tiếng Nam và tiếng Bắc. Điều dễ nhận thấy nhất
là mặt ngữ âm.
Vd:Gặp một cô gái Sài Gòn ra Thủ đô ta sẽ khó nhận ra nếu dựa vào ngoại hình,
trang phục. Song, nếu cô rẽ vào chợ mua hàng, bắt đầu mặc cả là người ta sẽ nhận
ra ngay: Cô à! Cô lựa (chọn) giùm coong (con) giài (vài) hột (quả trứng) dịt (vịt)
loộng (lộn)
5.3 Ở phương ngữ miền Trung,
- Các nguyên âm đôi / ie, ɯɤ, uo/ khi không có âm cuối hay khi có âm cuối /-i, -t, -
n, -k ,- ŋ/ thì chuyển hoá với các nguyên âm đơn rộng cùng dòng /ε, a, c/ ở một số
từ: miệng-> mẹng, nước-> nác, mượn-> mạn, lúa-> ló, muối-> mói…
Âm chính “e ngắn”(được biểu hiện bằng chữ cái “a” sang “e”.
-Ví dụ:“anh” -> “eng”, “canh” -> “ceng”, “lành” -> “lèng”, “lạch” ->“lẹc”,
“mách” -> “méc”, “nạnh” -> “nẹng”, “nách” -> “néc”, “quanh” -> “queng”,
“sạch”-> “sẹc”,...
Âm chính “â” sang “u”.
- Ví dụ: “dâu” -> “du”, “nâu” ->“nu”, “sâu” -> “su”, “tâu” -> “tu”,…
.Âm chính “ư” sang “ơ”.
- Ví dụ: “bưng” -> “bơng”, “gửi” -> “gởi”, “hứng” -> “hớng”, “mừng”->
“mờng”, “trứng” -> “trớng”.
Âm chính “ô” sang “u”.
- Ví dụ: “chổi” -> “chủi”, “hôn” ->“hun”, “khôn” ->“khun”, “môi”->“mui”, “mối”
->“múi”, “tôi” -> “tui”, “tối” ->“túi”, “
Âm chính “uô” sang “o”.
- Ví dụ: “muỗi” ->“mọi”, “muối” -> “mói”, “ruồi” -> “ròi”.

7
- Tiếng Nam Bộ, tiếng Bắc Bộ, tiếng Trung Bộ có nhiều điểm khác và còn tiếp tục
khác nhau nữa. Nhưng ranh giới của chúng đang được kéo gần lại với đường đồng
ngữ của chủ thể tiếng Việt. Đó là những hiện tượng bình thường và là nhân tố tích
cực của sự phát triển. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác (ngữ âm và nhiều từ riêng
biệt) thì chúng vẫn được giữ gìn, bảo lưu từ đời này sang đời khác. Đó là tính bền
vững, làm nên một nét riêng, nét đẹp của tiếng Việt chúng ta.
* ÂM CUỐI
1. Các âm vị âm cuối
1.1 Nếu theo giải pháp 14 âm chính thì số lượng âm cuối là 10 âm vị( 8 phụ âm
cuối và 2 bán âm cuối. Lúc đó hệ thống âm cuối vẫn có 2 âm mặt lưỡi /c, ŋ / các
âm vị này phân biệt với nhau theo các tiêu chí sau:

1.2 Nếu theo giải pháp 16 âm chính thì số lượng âm cuối gồm 8 âm vị( 6 phụ âm
cuối và 2 bán âm cuối). Lúc đó hệ thống âm cuối không có/ ŋ / và /c/
- Tất cả các âm cuối tiếng Việt đều có 1 đặc điểm chung là không buông( nghĩa là
bộ phận cấu âm tiến đến vị trí cấu âm rồi cứ giữ nguyên vị trí đó chứ không trở về
chỗ cũ). Chính đặc điểm này góp phần củng cố tính tính đơn lập của âm tiết tiếng
Việt.
2. Sự phân bố của âm cuối
Sự xuất hiện của âm cuối phụ thuộc phần nào vào các âm chính đứng trước
2.1. Âm cuối /zêrô/ không bao giờ được phân bố sau các nguyên âm ngắn. Do tính
cố định về trường độ của các âm tiết nên trước âm cuối /zêrô/ các nguyên âm phải
kéo dài hơn thường lệ, đó là nguyên tắc chung. Các nguyên âm ngắn nếu được kéo
dài để đảm bảo trường độ của âm tiết thì không còn giữ được đặc trưng khu biệt
của mình nữa, chính vì vậy chúng không bao giờ xuất hiện ở vị trí này.
- Âm cuối /zêrô/ được phân bố đều đặn sau các nguyên âm dài, bao gồm cả nguyên
âm đơn lẫn nguyên âm đôi, ví dụ: “cô”, “ta”, “đưa”, “đi”.
2.2. Nói chung các phụ âm cuối tắc và mũi được phân bố đều đặn sau các âm chính
, trừ các trường hợp sau:
- Các âm môi /-p, -m/ không xuất hiện sau /ɯ/.

8
- Các âm gốc lưỡi /-ŋ, -k/ xuất hiện sau tất cả các nguyên âm trừ /ɤ/
-Bốn âm cuối /p,t,m,n/ không xuất hiện sau /
-Hai âm /,k/ xuất hiện sau tất cả nguyên âm trừ/ /
-> Riêng /ε̆ /,,/ chỉ được phân bố trước / ŋ,k/
2.3. Hai bán nguyên âm cuối /u̯/ và /i̯/ chỉ được phân bố sau các âm chính có âm
sắc đối lập. Chúng tuân theo quy luật dị hóa trong sự kết hợp:
Bán nguyên âm và nguyên âm đi trước bao giờ cũng phải khác nhau về tiêu chí
định vị. Cụ thể là:
- Cả 2 bán âm /- u̯, -i̯/ có thể xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau không tròn
môi , trừ /- u̯/ không xuất hiện sau /ɤ/.
- Bán nguyên âm /i̯/ chỉ xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau mà không xuẩt hiện
sau các nguyên âm hàng trước.
- Bán nguyên âm /u̯/ ngược lại, chỉ xuất hiện sau các nguyên âm hàng trước mà
không xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau .
Lưu ý: âm cuối tạo điều kiện cho 2 nguyên âm ngắn /ɤ̆ /, / ă / xuất hiện, nếu không
có âm cuối thì 2 nguyên âm này không bao giờ xuất hiện.
3. Biến thể của âm cuối
Kết hợp âm chính và âm cuối là một sự kết hợp chặt chẽ. Sự kết hợp chặt chẽ đó
làm cho âm chính và âm cuối có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này dẫn
đến sự thay đổi ít nhiều ở vỏ ngữ âm của một số âm chính và âm cuối.
Đáng chú ý nhất là:
- Các phụ âm cuối /-k,-ŋ / khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước / i, e, ε /, thì
bị ngạc hoá ta có /-k’, -ŋ’ /.
Ngạc hóa là hiện tượng biến đổi ngữ âm xảy ra ở một số phụ âm trong tiếng Việt,
do ảnh hưởng của nguyên âm đứng sau. Khi bị ngạc hóa, vị trí cấu âm của phụ âm
sẽ thay đổi, thường là di chuyển về phía trước và lên cao hơn so với vị trí bình
thường.
ich [ ĭ k’ ] inh [ ĭ ŋ’ ]
êch [ ĕ k’ ] ênh [ ĕ ŋ’]
ach [ ε̆ k’ ] anh [ ε̆ ŋ’ ]
- Khi kết hợp với nguyên âm hàng sau / u, o, ᴐ / thì chúng bị môi hoá rất mạnh ta
có / kw ŋw /
[ h ŭ ŋw2, h ŭ kw6 ] trong hùng hục
[ l ŏ ŋw1, l ŏ kw5 ] trong lông lốc
[ ȥ ᴐ̆ ŋw2, ȥ ᴐ̆ kw6 ] trong ròng rọc
4. Sự thể hiện trên chữ viết
4.1 Phụ âm cuối

9
- Các phụ âm cuối /-p,-t,-m,-n/ được ghi bằng các con chữ kí hiệu giống ngữ âm :
p,t,m,n
- Hai phụ âm cuối /-k, ŋ/ được ghi bằng
+ ch,nh khi xuất hiện sau các nguyên âm hàng trước / i,e,ɛ/.
+ c,ng trong các trường hợp khác ( sau các nguyên âm tròn môi /u/,/o/ các nguyên
âm không tròn môi )
4.2 Bán âm cuối
- /-u/ được thể hiện bằng chữ o khi xuất hiện sau các nguyên âm rộng và hơi rộng /
ɛ,a/ . VD: đèo cao
- /-u/ được thể hiện bằng chữ u sau các nguyên âm hơi hẹp và hẹp .VD : chịu
-/-i/ được ghi bằng y khi xuất hiện sau hai nguyên âm ngắn /ɤ̆,ă/. VD: đau đầu
-/-i/ được ghi bằng i trong các trường hợp khác: tay, tây
5. Âm cuối trong phương ngữ, thổ ngữ
5.1. Sự chuyển hoá âm cuối
- Trong phương ngữ miền Nam và thổ ngữ Huế, các âm cuối /-t,-n/ được chuyển
thành /-k, ŋ/
VD : mát-> mác, mặt -> mạc
–n → –ng, bắn → bắng, khăn (mặt) → khăng (mặc), bàn → bàng, lan → lang,...
–t → –c (âm là /–k/): cát → các, mát → mác, đan lát → đang lác,...
5.2. Tác động của âm cuối đối với nguyên âm
- Trong phương ngữ miền Bắc, khi âm cuối /- u̯ / kết hợp với các âm / ɯ, ա̮ɤ/ thì
âm chính thành /i,i̮e/
VD : rượu -> riệu ( ա̮ɤ-> i̮e), trừu -> trìu (ɯ -> i)
- Trong phương ngữ miền Nam , các nguyên đôi khi kết hợp với các âm cuối, ở
một số trường hợp đã mất đi yếu tố thứ hai và biến thành nguyên âm đơn
VD: kiếp -> kíp ( i̮e-> i ) , cướp -> cứp (ա̮ɤ -> ɯ ).
** Phân biệt ach/anh
Trước hết ta xem xét về mặt phẩm chất tức âm sắc(hàng/độ bổng/trầm) và độ mở
xem nguyên âm anh/ach có thể là nguyên âm gì?
Hai âm tiết này có thể ghi bằng kí hiệu phiên âm là [ε̆ ŋ’, ε̆ c]. Có 1 điều ta
không thể quên đó là ta đang bắt gặp sự thể hiện của một nguyên âm nào đó.Các
phụ âm cuối /-k,-ŋ / khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước / i, e, ε /, thì bị ngạc
hoá ta có /-k’, -ŋ’ /và /ε/: nguyên âm đơn dài, hàng trước, hơi hẹp, không tròn môi,
có tính chất bổng, xuất hiện sau các phụ âm đầu. Nếu sau nó có /k/, /ŋ/ thì có thể
biến thành /ε/
Chữ viết ghi bằng “e”, ví dụ: nghe, ve, the, thé ghi bằng “a” khi /ε/ ở biến thể
ngắn /ε̆ /, ví dụ: sách, xanh, cảnh.

10
Do đó ta bắt gặp ‘’anh’’, ‘’ach’’ một nguyên âm hàng giữa có âm sắc trung hòa và
trường độ ngắn [ε̆]
Riêng /ε̆ /,,/ chỉ được phân bố trước / ŋ,k/

11

You might also like