Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Câu 1.

Suy nghĩ của em về cách ứng xử cần có của con người trước khó
khăn thử thách trong cuộc sống
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng theo yêu cầu
của đề bài.
- Bài văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, biết vận dụng linh
hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song
cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giải thích
- Khó khăn, thử thách là những trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn
vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải học
cách đối mặt với điểu đó
- Cách ứng xử : là cách xử lí, ứng biến, đối mặt.....

2.Phân tích
* Ý nghĩa của những khó khăn , thử thách: Khó khăn, gian khổ cũng là điều
kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt
qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.....
* Cách ứng xử của con người trước nhưng thử thách trong cuộc sống:
+ Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, sáng suốt tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất.
+ Luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực, có niềm tin , sự can đảm, không ngừng cố
gắng vươn lên và dám thay đổi bản thân .
+ Tiếp nhận nỗi buồn, dám chấp nhận sự vấp ngã với tâm thế: thất bại là mẹ
thành công. Biến nỗi buồn thành động lực để vượt qua khó khăn.
(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu)
3. Bác bỏ : Thái độ và hành động cần phải phê phán: bi quan, chán nản, than
vãn, bỏ cuộc khi gặp khó khăn…
4.
.
Liên hệ: Cần phải rèn luyện thái độ lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc
sống.

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng
điện thoại thông minh một cách thông minh?
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Mở đoạn giới thiệu được vấn đề, Thân đoạn
triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng luận đề

Suy nghĩ về việc làm thế nào để dùng điện thoại thông minh một cách thông
minh

c. Triển khai nội dung bài viết

Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách, song cần đáp ứng các ý cơ
bản sau:

- Thực trạng sử dụng smartphone hiện nay có không ít tác dụng phụ.

- Cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh:

+ Sử dụng điện thoại cho những nhu cầu nghe, gọi, thư giãn, giải quyết công
việc như đúng chức năng mà khi người khai sinh ra nó mong muốn.

+ Tự điều chỉnh khung thời gian biểu hợp lí để không quá chú tâm đến điện
thoại, có thời gian thực hiện những vui chơi, giải trí lành mạnh khác.

+ Những trang mạng xã hội nên quản lý nội dung phù hợp với lứa tuổi của
người dùng.

+ Người dùng điện thoại cần nhận thức được điều quan trọng nhất là giữ gìn,
xây đắp mối quan hệ yêu thương với những người thân chứ không phải những
mối quan hệ ảo trên mạng xã hội...

+ Với những người lớn: cần có sự kiểm soát, làm gương cho trẻ nhỏ. ...

- Là một học sinh, em đã được dùng điện thoại chưa? Nếu dùng rồi em đã và
đang dùng điện thoại thông minh như thế nào để không ảnh hưởng đến việc
học tập cũng như các hoạt động ngoài trời khác của mình.
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em
về cách ứng xử cần có của con người trước khó khăn thử thách trong cuộc
sống.

* Giải thích
- Khó khăn, thử thách là những trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn
vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải học cách
đối mặt với điểu đó
* Cách ứng xử của con người trước nhưng thử thách trong cuộc sống:
+ Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, sáng suốt tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất.
+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để
mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có
ý nghĩa hơn.
+ Tiếp nhận nỗi buồn, sự vấp ngã với tâm thế: thất bại là mẹ thành công. Biến nỗi
buồn thành động lực để vượt qua khó khăn.
(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu)
* Bác bỏ :
Thái độ và hành động cần phải phê phán: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc khi
gặp khó khăn…
* Liên hệ: Cần phải rèn luyện thái độ lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc
sống.

Từ nội dung đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa
của tinh thần lạc quan của mỗi người trong cuộc sống.
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: Bắt đầu bằng chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan của mỗi người trong cuộc
sống.

- Giải thích “lạc quan” là gì?


+ Là luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống; luôn tìm thấy sự
tích cực trong các sự việc cho dù những sự việc đó là không mấy tốt đẹp, suôn sẻ; an nhiên,
điềm tĩnh trước mọi sự việc và tình huống trong cuộc sống.

* Bàn luận về ý nghĩa của tinh thần lạc quan:


- Lạc quan giúp con người có động lực sống, có năng lượng tinh thần mạnh mẽ; không buông
xuôi, đầu hàng trước khó khăn; không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- Lạc quan khiến con người luôn giữ bình tĩnh tươi cười trong mọi lúc mọi nơi, luôn có sự nhẹ
nhàng thanh thản, an nhiên tự tại.
- Lạc quan đem lại sự thành công trong cuộc sống, tạo dựng được những thành quả từ chính
sức lực, trí tuệ, lối sống (dẫn chứng: Bác Hồ ở trong tù vẫn sáng tác thơ, ngắm trăng; Các
bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để giành giật sự sống; …).
- Lạc quan thúc đẩy sự kiên cường của con người phải khi đối mặt với căng thẳng, khó khăn
(liên hệ với tình hình thực tiễn khi đối mặt với đại dịch covid-19 kéo dài với những hậu quả
nặng nề trên toàn thế giới).
* Mở rộng:
- Tinh thần lạc quan là phẩm chất đáng quý, là lối sống đẹp cần nhân rộng và phát huy.
- Phê phán những người có thái độ sống tiêu cực, hay bi quan chán nản; thiếu ước mơ, khát
vọng; thiếu niềm tin vào cuộc sống v.v…
(Lưu ý: Thí sinh cần điểm dẫn chứng minh họa để lí lẽ được thuyết phục.)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của lòng kiên trì
đối với con người

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức


Bài làm cần trình bày đúng thể thức của đoạn văn nghị luận, đúng dung lượng; lập
luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. Có thể trình bày đoạn văn
theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,…..

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


Sức mạnh của lòng kiên trì đối với con người
c. Đảm bảo yêu cầu về nội dung
Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo
nhiều cách để làm rõ vấn đề. Có thể triển khai theo hướng sau:
Giới thiệu về vấn đề:
MĐ: Kiên trì là một trong những đức tính cao đẹp, thái độ sống tích cực mà mỗi con
người cần rèn luyện.
- Kiên trì có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến thành công của mỗi
người.
Bàn luận
- Giải thích: Kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại,
không buông bỏ trước khó khăn, thử thách
- Vai trò, ý nghĩa (sức mạnh của lòng kiên trì):
+ Kiên trì giúp con người trưởng thành hơn, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách,
nỗ lực hành động để vươn tới thành công (dẫn chứng)
+ Giúp ta có được tinh thần vững vàng
- Mở rộng: Người thiếu lòng kiên trì sẽ gặp phải nhiều khó khăn, sẽ tạo cho bản thân
những thói xấu như ỷ lại, dựa dẫm và dễ dẫn đến thất bại.
+ Có tính kiên trì thôi không đủ cần phải kết hợp rèn luyện với các đức tính khác để dễ
dàng đến với thành công hơn
- Bài học nhận thức và hành động: Không ngừng học tập, trau dồi bản thân. Kiên trì
nhẫn nại từ những việc nhỏ nhất như giải 1 bài toán khó, viết 1 bài văn…
- KĐ: Kiên trì là một trong những chìa khóa mở cửa tới thành công.

a) Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị của bản thân.
b) Giải quyết vấn đề nghị luận
-Giải thích: Giá trị của bản thân là nội lực của mỗi con người tạo nên ý nghĩa của
sự tồn tại trong cuộc sống.
- Bàn luận:
+ Giá trị của bản thân là tiêu chí để mỗi người khẳng định được vị trí của mình đối
với xã hội.
+ Biểu hiện về giá trị của bản thân được đánh giá qua những ưu điểm, điểm mạnh
vượt trội so với những người khác và có những đóng góp ý nghĩa trong cuộc đời.
+ Mỗi người có một giá trị riêng, không ai giống ai.
+ Khám phá ra giá trị của bản thân để có những cống hiến ý nghĩa.
+ Giá trị của mỗi người sẽ tạo nên giá trị của cuộc sống.
( HS lấy dẫn chứng minh hoạ)
- Phê phán: Những người không nhận ra giá trị của bản thân thì cuộc sống sẽ
không ý nghĩa, đánh mất cơ hội khẳng định mình.
- Bài học: Bản thân mỗi người cần nỗ lực, rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân,
trở thành người có ích cho xã hội.

Từ tấm gương của Nguyễn Hiền, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
bàn về ý nghĩa của tinh thần vượt qua nghịch cảnh.
Yêu cầu về hình thức

Học sinh trình bày đúng thể thức của một đoạn văn nghị luận trong dung lượng cho
phép; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, rõ ràng;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được
những nội dung sau:

- Tinh thần vượt qua nghịch cảnh là sự kiên cường, mạnh mẽ, dám đương đầu với
khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Ý nghĩa: Hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó hoàn thiện
chính mình; rèn được thái độ chủ động, bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn, thử
thách; khẳng định được chính mình, có được sự nể phục, tin yêu của mọi người;
đóng góp cho xã hội…

(Kết hợp nêu dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu)

- Mở rộng: Bày tỏ tấm lòng khâm phục và phê phán những thái độ sống bi quan,
yếu đuối, nhụt ý chí…

- Bài học: Rút ra bài học về nghị lực của những con người dám vượt qua nghịch
cảnh để vươn tới thành công.

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi
người.

* Giải thích vấn đề:


Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những
người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám
đông.
* Bàn luận:

+ Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người
bạn.

+ Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội
lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí
trong cuộc đời .

+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn
chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

(Kết hợp dẫn chứng minh họa phù hợp, tiêu biểu)

* Bài học: Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành
người có ích cho xã hội.

Đề : ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong
cuộc sống.
- Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không
phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau
những vấp ngã hay không?
Bàn luận vấn đề
Giảithích:

- Vậy "vấp ngã" được hiểu là gì? Về nghĩa đen, vấp ngã là trạng thái ngã xuống đất
do vấp phải vật cảm hay chướng ngại vật làm bản thân bị tổn thương về mặt thể
xác, tổnhạivềsứckhỏe.

- Về nghĩa bóng, vấp ngã là chỉ sự thất bại do thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết,
mang đến tổn thương về thể xác, tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quảcôngviệc.
- Đứng dậy là thái độ cam đảm, nghị lực, quyết tâm, nhiệt huyết và hành động nỗ
lựcphấnđấuđểđiđếnthànhcông.

- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên được học hành, được trang bị kiến thức,
được rèn luyện kĩ năng tốt nhất, có thể lực, trí lực tốt nhất, năng động, sáng tạo
nhất.

- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập
chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có
trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong
cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con
người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày
càng hoàn thiện.
- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học
được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.
- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra dc một bài học cho chính mình, biết
tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên
chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.
- Vấp ngã thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn
thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công
đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng
luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là
người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ.
- Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng
suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một
điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.
- Mở rộng: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ
để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy

Định hướng:

1. Mở: Giới thiệu, nêu vấn đề

- Trong hành trình chinh phục ước mơ, đi đến đỉnh cao sự nghiệp của tuổi trẻ thì
việc vấp ngã là bình thường.

- Nhưng tuổi trẻ biết dũng cảm đứng dậy sau vấp ngã sẽ càng đạt được thành
công hơn.

2. Thân

* Giải thích:

- Vậy "vấp ngã" được hiểu là gì? Về nghĩa đen, vấp ngã là trạng thái ngã xuống đất
do vấp phải vật cảm hay chướng ngại vật làm bản thân bị tổn thương về mặt thể
xác, tổn hại về sức khỏe.

- Về nghĩa bóng, vấp ngã là chỉ sự thất bại do thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết,
mang đến tổn thương về thể xác, tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả công việc.

- Đứng dậy là thái độ cam đảm, nghị lực, quyết tâm, nhiệt huyết và hành động nỗ
lực phấn đấu để đi đến thành công.

- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên được học hành, được trang bị kiến thức,
được rèn luyện kĩ năng tốt nhất, có thể lực, trí lực tốt nhất, năng động, sáng tạo
nhất.

*Phân tích, chứng minh:

- Tại sao lại khẳng định như vậy? Bởi vì trong cuộc sống cuộc sống, ai cũng ít nhất
một lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì vấp ngã thất bại chỉ là một
chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp
ngã. Tuổi trẻ càng dấn thân, xông pha, năng nổ, trải nghiệm, dám mạo hiểm thì
càng gặp nhiều khó khăn, thử thách, sai lầm, thất bại.

- Như thế, việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong cuộc sống. Sự dũng cảm, quyết tâm phấn đấu sau thất bại sẽ giúp tuổi
trẻ tôi luyện và tích lũy được nhiều năng lực, phẩm chất đáng quý hơn.

- Giúp tuổi trẻ sống khôn hơn; trưởng thành và chín chắn hơn; kiên trì và tự lập
hơn; dũng cảm, mạnh mẽ và quyết tâm hơn.

- Giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi
những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình.

- Từ đó sẽ có được những thành công hơn người.

*Mở rộng

- Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những người trẻ tuổi nhụt chí,
tự ti. Họ gặp khó khăn là sợ hãi, nản lòng; bị thất bại thì bi quan, bế tắc, buông bỏ.

- >Những người yếu đuối, kém cỏi, bi quan như thế sẽ không thể nào có được
thành công trong cuộc sống.

*Bài học

- Cần không sợ vấp ngã, coi vấp ngã là động lực, là bước đệm để thành công..

- Dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách..

- Sau vấp ngã mỗi người cần biết rút kinh nghiệp và nỗ lực bước tiếp..

3. Kết: Khẳng đinh vấn đề

Đề : Suy nghĩ của em về những yếu tố tạo nên thành công

1. Giới thiệu vấn đề: những yếu tố tạo nên sự thành công trong cuộc sống.

2. Giải thích vấn đề: Thành công là gì?

- Thành công có nghĩa là đạt được mục đích đã đề ra trong công việc hoặc trong
cuộc sống bằng một chuỗi các hoạt động tương tác vào công việc và con người.

- Thành công là gặt hái được kết quả, mục đích như dự định; là thực hiện được
mục tiêu, lí tưởng của mình, biến kế hoạch, dự định thành kết quả cụ thể có giá trị
về vật chất hoặc tinh thần.

Những yếu tố tạo nên sự thành công trong cuộc sống:


- say mê với công việc và không bao giờ lãng quên mục tiêu phấn đấu của mình

- có một trí tuệ vững mạnh, đủ sức nhìn ra cơ hội, thách thức và dũng cảm vượt
qua để chiến thắng.

- là người tự tin, có bản lĩnh, quyết đoán, có ý chỉ quyết tâm cao để vượt qua mọi
trở ngại, khó khăn;

- dám mạo hiểm, dám thừa nhận sai lầm để nhanh chóng tìm ra cách khắc phục,
luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai.

-Có thể những yếu tố khách quan :

Làm như thế nào để thành công?

- Bí quyết thành công là hãy biết làm chủ bản thân, làm chủ năng lực, không ngừng
học hỏi và sáng tạo, hăng say làm việc, quyết tâm cao độ đạt lấy thành công.

- Hợp tác với mọi người, làm việc có cộng sự, chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu, cảm
thông và ủng hộ trong công việc....

3. Liên hệ với bản thân em: cần cố gắng trong học tập, áp dụng những điều đã
học vào thực tế.....

Câu 1: (2.0 điểm).Từ thông điệp của đoạn trích ở phần đọc- hiểu, anh/chị hãy
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng
cách.

Giải thích:
+ Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có
những suy nghĩ, hành động sai trái. Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy
nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách.
+ Xin lỗi đúng cách là lời xin lỗi nói ra một cách thành khẩn, từ sự ăn năn hối hận
thực lòng, cùng với lời nói là thái độ lễ phép cái khoanh tay, cuí đầu , biết nói lời
xin lỗi đúng thời điểm.
Khẳng định: Xin lỗi đúng cách rất quan trọng.Vì sao?
+ Xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm, tha thứ hơn. Người nhận được
lời xin lỗi cũng thấy ấm lòng, vui vẻ, lời xin lỗi sẽ cải thiện được các mối quan hệ,
hoá giải mâu thuẫn, tránh được xung đột.
+ Xin lỗi đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn, nhẹ nhõm hơn vì được giải tỏa mặc
cảm tội lỗi.
+ Xin lỗi đúng cách cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn. Lời xin
lỗi làm đẹp con người, thể hiện mình là người có văn hoá, biết phép lịch sự trong
giao tiếp ứng xử và được mọi người yêu quý, đánh giá cao.
Phản đề: +Phê phán kiểu xin lỗi theo phong trào, giả dối, xin lỗi miễn cưỡng, qua
loa chiếu lệ cho xong chuyện để không bị mắng mỏ, trách phạt hoặc nói lời xin lỗi
nhưng thái độ lại vênh váo chứ không lễ phép.
+ Những người gây ra lỗi lầm không biết nói lời xin lỗi
Bài học: Mỗi người học sinh cần nhận thức được cuộc sống không thể tránh khỏi
sai lầm khuyết điểm vì vậy điều quan trọng là phải biết dũng cảm nhận lỗi, biết
nói lời xin lỗi đúng cách bằng cái tâm chân thành nhất.

Câu 1
Đề tài nghị luận: chia sẻ những việc em có thể làm để sống một cuộc đời
ý nghĩa.
Dẫn dắt vào vấn đề: Hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa: Bạn có thể làm rất
nhiều việc để sống một cuộc đời ý nghĩa.
Cuộc sống có ý nghĩa:
- Là cuộc sống đầy ắp niềm vui với những người xung quanh, với công việc, được
thoả mãn những sở thích của mình.
- Là cuộc sống đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
- Là cuộc sống biết vượt qua khó khăn để đạt tới thành công.
- Là cuộc sống luôn có mục đích để học tập, làm việc, hi vọng chứ không nhàm
chán…
Những việc em có thể làm để sống một cuộc đời ý nghĩa:
- Sống có đam mê, ước mơ, làm những điều mình thích.
- Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh từ những việc dù là nhỏ
nhất.
- Hãy tìm cách trao đi, có những việc ta làm vì đóng góp cho cộng đồng, không
màng đến lợi ích cá nhân, luôn đặt lợi ích của cộng đồng, xã hội lên đầu.
Phê phán lối sống lãng phí, sống vô nghĩa: sống không có ước mơ, không có mục
tiêu, không có một ai để gắn kết và yêu thương, lười biếng không chịu học tập, làm
việc hoặc là chỉ luôn nghĩ về lợi ích của cá nhân, không cống hiến, đóng góp cho
cộng đồng.
Bài học: Hãy luôn tự tin hướng về phía trước, năng động học tập và sáng tạo, tự
hoàn thiện bản thân để thành công trong cuộc sống và sống một cuộc sống đầy ý
nghĩa.
1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản
thân trong cuộc sống.
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
Các em có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội đối cho
bản thân mỗi người trong cuộc sống hiện nay.
- Giải thích:
+ Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi mà chúng ta gặp được để thực hiện điều mong
muốn, dự định
+ Nắm bắt là nắm được, hiểu được để vận dụng, sử dụng.
=> Nắm bắt cơ hội là biết tận dụng hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện những dự
định, mơ ước của mình và biến nó thành hiện thực.
- Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội
+ Nắm bắt cơ hội giúp con người, đặc biệt là người trẻ chủ động tận dụng những
điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, đạt được thành công, đóng góp cho xã
hội.
+ Biết tận dụng hoàn cảnh thuận lợi, chúng ta sẽ có cơ hội tiến nhanh đến thành
công
+ Cơ hội mang đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng để ta đạt được mục đích.
+ Cơ hội tạo ra cho chúng ta một sức mạnh to lớn và động lực để ta vượt qua
những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
+ Người biết nắm bắt cơ hội là người thông minh, biết thích nghi với hoàn cảnh.
+ Để có cơ hội tốt nhất, bạn không phải chỉ cần ngồi chờ dịp may mà còn phải có
một sự chuẩn bị chu đáo. Đôi khi cơ hội là do chính chúng ta mang đến cho mình.
+ Khi đã nhận ra được cơ hội đang ở trước mắt, chúng ta phải chủ động và tận
dụng nó một cách khéo léo để có thể vượt qua những thử thách và tiến tới thành
công.
=> Cơ hội không phải lúc nào cũng xuất hiện. Nếu để nó qua đi có thể bạn sẽ phải
chờ đợi rất lâu bởi vậy việc nắm bắt cơ hội kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng.
(Lấy dẫn chứng minh họa phù hợp)
- Bàn luận mở rộng:
+ Phê phán những người không biết tận dụng cơ hội.
+ Cần phân biệt nắm bắt cơ hội với sống cơ hội
...
Câu 2: Thời gian --- Quà tặng kỳ diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn
(khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay.

Giải thích
- Thời gian: không định nghĩa được rõ ràng, nhưng vẫn biết có cái gì đó đang chảy trôi
làm thay đổi mọi vật (nước có thể làm mòn đá phải trải qua ngày này đến ngày khác thì
mới mòn được). Cái sự trải qua đó, ta tạm gọi là thời gian.
- Thời gian: sẽ không bao giờ giống nhau vì nó không quay trở lại. Ngày hôm qua sẽ
không giống ngày hôm nay là vậy.
- Thời gian vô cùng quan trọng, vì cái duy nhất không lặp lại. Vì vậy nó là điều độc đáo -
là quà tặng kì diệu của tạo hoá.
2. Bình luận
- Ai cũng có một quỹ thời gian không bao giờ nhiều hơn tuổi thọ của mình. Thời gian làm
cho ta khôn lớn lên, nhưng cũng làm cho ta già và chết đi.
- Thời gian sẽ không trở lại, nên ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta làm
được nhiều điều có ý nghĩa trong đời.
- Ai lãng phí thời gian, sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản - trở thành đời thừa.
- Thời gian là chứng nhân cho những giá đích thực.
- Liên hệ bản thân và đưa ra ý nghĩa của thời gian với tuổi học trò, phê phán những hành
động mải chơi, không quý trọng bản thân.

You might also like