Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

lOMoARcPSD|27094838

Chương một: sơ lược nguồn gốc và quá trình phát triển thuế+ thuế: quyền lực bắt buộc
I. Sơ lược về nguồn gốc của thuế
2 điều kiện
- Sự ra đời và tồn tại của nhà nước: Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Nhà nước, vì Nhà nước và do Nhà nước.
- Sự hình thành thu nhập xã hội
3 cách động viên thu nhập vào ngân sách nhà nước:
+ Đi vay
+ Quyên góp
+ Quyền lực bắt buộc
⇨ Để đảm bảo có được nguồn thu lớn, ổn định và lâu dài -> nhà nước dùng quyền lực để bắt
buộc người dân phải đóng góp 1 phần thu nhập vào NSNN -> thuế ra đời
Tại sao nhà nước phải thu thuế?
⇨ Chính quyền muốn hạn chế 1 số hoạt động của công dân, VD: hạn chế uống rượu, hạn chế hút
thuốc lá,...
⇨ Chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống -> giảm khoảng cách thu nhập

⇨ Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân nên công dân phải có nghĩa vụ
ủng hộ tài chính cho chính quyền – “nghĩa vụ thuế”
Kết luận:
- Thuế là 1 tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu đầu tiên là đảm bảo nguồn thu tài chính
phục vụ nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước
- Nếu của cải làm ra không dư thừa (tức là nếu không có thu nhập xã hội) thì sẽ không có thuế
II. Quá trình phát triển của thuế
Chế độ Nô lệ - Tiền TBCN
- Mục đích phi kinh tế: trả lương quan lại, xây thành lũy, nuôi binh lính… Hình thức ban đầu:
hiện vật, kể cả việc cưỡng bức lao động, nô dịch…
⇨ Quan hệ hàng – tiền phát triển: Thuế thu bằng tiền. Tác dụng duy nhất: nguồn thu nuôi bộ máy
Nhà nước.
Hiện nay:
- Nhà nước đóng vai trò điều tiết kinh tế => Đòi hỏi nguồn thu lớn hơn. Hệ thống thuế đa dạng
về số lượng sắc thuế và thuế suất. Thuế có vai trò lớn hơn: tạo nguồn thu lớn hơn, kích thích
phát triển kinh tế.
- Nhà nước là đại diện của nhân dân, quan tâm đến các vấn đề: công bằng xã hội, thất nghiệp…
Thuế phức tạp hơn, đa dạng hơn, tinh tế hơn để không hạn chế ý chí làm giàu của cá nhân và
không làm giảm động lực phát triển xã hội, tăng thu NSNN, thực hiện công bằng xã hội.
Kết luận
- Từ lúc ra đời cho đến nay, thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính cho ngân
sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước)
- Xã hội loài người càng văn minh, tiến bộ, cần phải có một ngân sách lớn, thì thuế khóa càng
phát triển và phương thức đánh thuế cũng tinh vi hơn.
1

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

III. Sơ lược về thuế ở VN


1. Chế độ phong kiến
Chế độ thuế dưới Triều đại nhà Trần: Từ đời vua Trần Thái Tông (1225-1237): Có 2 loại thuế
chính:
- Thuế thân
- Thuế điền (thuế ruộng)
Chế độ thuế dưới Triều đại nhà Hồ: không thay đổi đáng kể
Chế độ thuế dưới Triều đại nhà Lê: Thêm thuế đất, thuế đất bãi trồng dâu nuôi tằm
Chế độ thuế dưới thời chúa Trịnh ở miền Bắc: Thêm thuế mỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế muối, thuế
thổ sản, thuế tuần tuy (thuế áp dụng đối với các thuyền buôn hàng hóa trong các thế kỷ 17 - 18 ở
Đàng Ngoài, Đàng Trong)
Chế độ thuế dưới thời chúa Nguyễn ở miền Nam: Ngoài thuế điền, thuế mỏ, thêm thuế xuất cảng,
thuế nhập cảng đánh vào các tàu buôn ngoại quốc
Chế độ thuế dưới thời nhà Nguyễn:
- Thuế trực thu gồm: Thuế điền thổ, thuế thân đinh, thuế tạp dịch (tạp dịch là loại thuế bắt buộc
lao động không công quy định trong năm).
- Thuế gián thu gồm: Thuế cảng, thuế hầm mỏ, thuế quan, thuế nguồn đầm, thuế các hộ sản
xuất.
2. Thời phong kiến nửa thuộc địa (Cuối TK XIX đến 1945)
- Vẫn duy trì các sắc thuế cơ bản của thời nhà Nguyễn nhưng ở mức độ nặng nề hơn
- Thực dân Pháp cho kinh doanh thuốc phiện, mở sòng bạc, quán rượu, tiệm nhảy để thu thuế;
Ban hành một số loại thuế mới: thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế kho và lệ phí cảng…
3. Thời kỳ VN giành độc lập và tiến lên XHCN
- Sau CMT8
- Thời kỳ kế hoạch hóa tập trung
- Thời kỳ đổi mới, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
● Hệ thống thuế Việt Nam
1. Thuế giá trị gia tăng (thay cho thuế doanh thu)
2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thay cho thuế lợi tức)
5. Thuế thu nhập cá nhân
6. Thuế tài nguyên
7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế này đang được miễn giảm từ 2011-2020, không bỏ vì có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp với hàng nghìn ha đất kinh doanh, sản xuất thu lãi rất lớn từ đất.
8. thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
9. thuế môn bài (sẽ thay bằng phí)
10. thuế bảo vệ môi trường
11. Các loại phí, lệ phí

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Chương hai: những vấn đề cơ bản của thuế


I. Khái niệm và các đặc điểm của thuế
1. Khái niệm
- thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức
độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
2. Các đặc điểm của thuế
- tính bắt buộc: Vì đây là đặc tính cơ bản của thuế để phân biệt giữa thuế với các loại hình thức
động viên tài chính khác vào ngân sách
- không hoàn trả trực tiếp: Thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các dịch
vụ công cộng
- tính pháp lý cao: Vì hành vi vi phạm được xem là chiếm dụng tài sản quốc gia
II. Vai trò và phân loại thuế
1. Vai trò của thuế
- Vai trò truyền thống là phương tiện động viên nguồn tài chính cho nhà nước
- Thực hiện phân phối và điều tiết thu nhập quốc dân
- Điều tiết nền kinh tế: Kiềm chế lạm phát, phòng chống giảm phát, ổn định giá cả, kích thích
đầu tư, bảo hộ sản xuất nội địa.
- Đường cong Laffer: biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất. Mức thuế suất tối
ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất.
Thu ngân sách từ thuếế

T* Thuếế suâết

2. Phân loại thuế


* Theo đối tượng chịu thuế:
- Nhóm huy động từ thu nhập: VD: Thuế TNCN, TNDN
- Nhóm huy động từ sử dụng thu nhập (tiêu dùng): VD: Thuế GTGT, TTĐB, XK-NK
- Nhóm huy động từ tài sản: VD: Thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên
* Theo phương thức thu thuế:
- Thuế trực thu: Nhóm huy động từ thu nhập và tài sản
- Thuế gián thu: Nhóm huy động từ tiêu dùng
Hiện nay phương cách hữu hiệu nhất để đem lại số thu nhanh chóng và to lớn cho Ngân sách Nhà
3

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

nước vẫn là thuế gián thu


* Theo phạm vi thẩm quyền ban hành
- Thuế trung ương: Là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền nhà nước ở trung ương
ban hành.
- Thuế địa phương: Là do chính quyền địa phương ban hành.
Không phải tất cả các loại thuế Trung ương đều nộp hết vào NS Trung ương, mà một phần của thuế
Trung ương có thể được trích vào NS địa phương
3. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
Nhìn chung, mỗi sắc thuế thường được cấu thành bởi các yếu tố sau:
1) Tên gọi
Để phân biệt các loại thuế và nội dung bên trong.
VD: Thuế TNCN, TNDN
2) Đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế
Đối tượng nộp thuế được cấp mã số thuế. VD: Sau khi thành lập DN phải đăng ký mã số thuế
trong vòng ít nhất 10 ngày
3) Đối tượng tính thuế (hay đối tượng chịu thuế)
4) Thuế suất (tỷ suất thuế), mức thuế, biểu thuế
- Thuế suất tuyệt đối: là mức thu thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên cơ sở tính
thuế
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000

- Thuế suất tỉ lệ cố định: là thuế suất được tính bằng tỉ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở tính thuế,
không thay đổi theo quy mô của cơ sở tính thuế. VD: thuế suất thuế TNDN là 20% trên TN
chịu thuế, TTĐB, NK-NK…
- Thuế suất lũy tiến:
Gồm: TS lũy tiến toàn phần và TS lũy tiến từng phần
TS lũy tiến từng phần:
Biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất tương ứng, theo đó thuế suất tăng
dần theo từng bậc
VD: Thuế TNCN – Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu Phần thu nhập tính thuế/tháng Thuế
thu đồng) (triệu đồng) suất (%)
ế
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập
từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm
hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ví dụ cụ thể về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2021


Một chị tên Mai trong tháng 1/2021 có thu nhập 60 triệu đồng/tháng và đang nuôi 2 con nhỏ. Ngoài
ra chị này rất tốt còn đóng góp 1 triệu cho một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và chi 2 triệu đồng để
mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc.
Vậy cho hỏi chị Mai phải đóng bao nhiêu tiền thuế thu nhập cá nhân trong tháng 1/2021 là bao nhiêu
tiền?
Trả lời ví dụ trên
Tổng thu nhập chịu thuế: 60 triệu đồng
Giảm trừ gia cảnh = 11 triệu + 8,8 triệu (2 đứa con x 4,4 triệu) = 19,8 triệu
Giảm trừ khoản đóng góp từ thiện: 1 triệu
Giảm trừ khoản đóng bảo hiểm: 2 triệu
Thu nhập tính thuế = 60 triệu – (19,8 triệu + 1 triệu + 2 triệu) = 37,2 triệu
Vậy chị phải đóng ở bậc thuế 5 trong biểu thuế lũy tiến
Thuế TNCN phải nộp = (5 triệu * 5%) + (10 triệu – 5 triệu) * 10% + (18 triệu – 10 triệu) * 15% + (32
triệu – 18 triệu) * 20% + (37,2 triệu – 32 triệu) * 25% = 6,05 triệu VNĐ

Thuế suất lũy tiến toàn phần:


5) Chế độ miễn giảm thuế
Đây là yếu tố ngoại lệ của một sắc thuế
6) Trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng chịu thuế
7) Thủ tục kê khai, thu nộp, quyết toán thuế
Quy định rõ hình thức, thời gian thủ tục kê khai, thu nộp, quyết toán thuế

4. Các nguyên tắc của thuế


- Thuế phải công bằng
- Rõ ràng, công khai
- Thuận tiện cho người nộp
VD: Dễ kê khai, tùy chọn địa điểm nộp

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Chương ba: thuế xuất khẩu, thuế nhập Khẩu


I. khái niệm và các đặc điểm của thuế xuất khẩu - nhập khẩu
1. Khái niệm
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo
quy định của pháp luật Việt Nam
2. Đặc điểm của thuế XNK
- Thứ nhất: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thuế gián thu( Phi mậu dịch: có tính chất thu)
- Thứ hai: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động ngoại thương
- Thứ ba: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố quốc tế (phụ
thuộc vào hiệp định, thỏa thuận ký kết ngoài ra còn địa chính trị)
3. Cơ sở pháp lý
- luật thuế XNK, 107/2016…. Thông qua ngày 6/4/2016
- Nghị định 134/2016 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2016
- Nghị định 40/2007 NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu ban hành 16/3/2007
- Thông tư QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015
- Thông tư số 196/2012/TT-BTC của bộ Tài chính
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan ban hành ngày 21/1/2015
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định
của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng,
bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và
các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất
cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo Thông tư số: 196/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao
gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương
nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao tại Việt
Nam cho thương nhân Việt Nam khác
Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ là doanh nghiệp bán hàng cho thương nhân nước ngoài. Doanh
nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng hóa từ doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ định
của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp
đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng phải nêu rõ hàng được giao nhận tại
Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá.
II. tác dụng và phạm vi áp dụng của thuế XNK
1. tác dụng của thuế XNK
- là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương
- là nguồn thu của ngân sách nhà nước
- là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước
- Hướng dẫn người tiêu dùng trong nước

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

- là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối
với các nước
2. phạm vi áp dụng
2.1. Đối tượng chịu thuế: điều 1 NĐ số 134/2016
- hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ
khu Phi thuế quan vào thị trường trong nước
- hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- hàng vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo cá nhân
- hàng là quà biếu tặng: hàng hóa của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại
Việt Nam và của các cá nhân nước ngoài làm việc cho các tổ chức trên di chuyển ...vượt quá
tiêu chuẩn miễn thuế.
2.2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường
hợp sau
Đọc điều khoản 4 Điều 2 Luật thuế XNK số: 107/2016/QH2013. VD:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu Phi thuế quan ra nước ngoài: hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
vào khu Phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu Phi thuế quan, hàng hóa chuyển Từ khu Phi
thuế quan này sang khu Phi thuế quan khác
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho nhà nước khi xuất khẩu
3. Người nộp thuế XNK: điều 3 luật thuế XNK số 107/2016/QH2013
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua
cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường
hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá
nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không
sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài
được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó
có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp được miễn, giảm và hoàn thuế XK-NK: chương 4 luật thuế XNK
107/2016/QH2013 và chương 2 NĐ số: 134/2016/NĐ-CP
4.1. Trường hợp được miễn thuế
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu
đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa
nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
(2) Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài
cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế
phải nộp thuế đối với phần vượt;
Trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí
hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích
nhân đạo, từ thiện.
(3) Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng
hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.
Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức nhưng không sử dụng cho sản
xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân
nước ngoài được phép kinh doanh ở chợ biên giới thì phải nộp thuế.
(4) Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(5) Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.
(6) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm
hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất
khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương
ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập
khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công.
Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản
phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá
thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
(7) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
(8) Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.
(9) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
8

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển
lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoă ̣c các sự kiê ̣n khác; máy
móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;
Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ
công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ
trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân
được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt
công trình, phục vụ sản xuất;
- Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay
nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài;
hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng
Việt Nam;
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
- Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để
chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhâ ̣p, tái xuất (bao gồm cả
thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương
đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
(10) Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh,
phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
(11) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử
dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị
hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt
động sản xuất của dự án;
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại (11) mục này được áp
dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
(12) Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản
xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(13) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất
của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư;
Hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về
đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa
học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản
xuất.
Việc miễn thuế nhập khẩu quy định tại (13) mục này không áp dụng đối với dự án đầu tư
khai thác khoáng sản; dự án sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng
với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên; dự án sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
(14) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu
tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế
9

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
(15) Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt
động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất;
- Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với
máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo
linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu
khí;
- Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được.
(16) Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật
về đầu tư được miễn thuế đối với:
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết
bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với
máy móc, thiết bị;
Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ
phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ
phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm
trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho viê ̣c đóng tàu;
- Tàu biển xuất khẩu.
(17) Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ
hoạt động in, đúc tiền.
(18) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được
phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần
mềm.
(19) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa
sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan
trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng
phó, xử lý sự cố môi trường;
- Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
(20) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp
cho giáo dục.
(21) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước
chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.
(22) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó
phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
(23) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
4.2. Giảm thuế
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị
hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được
10

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
4.3. Hoàn thuế
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập
khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã
nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được
hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được
hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng
đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển
của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện
các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra
nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng
hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng
hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của
Chính phủ.
5. Thời hạn nộp thuế
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi
thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy
định tại mục 2.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải
phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ
ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối
đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp
thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và
tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
(2) Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được
thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong
tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế
chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật
quản lý thuế.
III. TÍNH THUẾ XK, NK.
1. Tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm (Theo Điều 5 luật thuế XK-
NK) ta có:
Thuế XNK = Qxnk * Pt * T%
Pt: trị giá tính thuế (theo điều 20 NĐ Số: 08/2015/NĐ- CP)
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu: Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính
11

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế. Giá bán của
hàng hóa tỉnh đến cửa khẩu xuất là giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình
thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên
quan của lô hàng phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu.
Nghĩa là giá bán tại cửa khẩu xuất ko bao gồm chi phí vận tải (F) và chi phí bảo hiểm (I) theo
hợp đồng bán
- còn trong trường hợp khác ví dụ bán với CIF thì trừ đi F và I
- nếu bán tại xưởng (EXW) phải cộng các chi phí liên quan sao cho bằng bán tại cảng hoặc cửa
khẩu. Cước phí vận tải đã bao gồm VAT
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu: Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến
cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Cửa
khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:
a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ
hàng ghi trên vận đơn;
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiền là ga đường sắt liên vận quốc tế
ở biên giới;
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên
giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam.
Qxnk: căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kết quả kiểm
hóa của cơ quan hải quan
Chú ý : Đối với hàng nhập khẩu:
Thuế NK = Qnk* Pt* T%
Qnk: là lượng hàng thực tế nhập khẩu nên chưa chắc bằng lượng trong hợp đồng. Dựa vào
hóa đơn mà người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu, người nhập khẩu làm tờ khai hải
quan. Khai hải quan trước có thể nộp thuế nhiều hơn, tuy nhiên có biên bản giám định hợp
lệ sẽ được hoàn lại
VD: Ô Tô bị hỏng, giá trị thương mại giảm 10% (có biên bản giảm định) thì Hải quan xem xét và
giảm thuế
Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu
- Pt - trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (VD đường biển sẽ tính
bằng giá CIF) và được xác định theo 6 phương pháp
- Còn trong trường hợp khác VD mua với giá FOB thì cộng F và I (chi phí vận tải và bảo hiểm)
(Đọc Thông tư QUY ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU SỐ 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015)
- Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đāng ký tờ khai hải quan.
T%: thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất Ưu đãi (MFN), thuế suất ưu đãi đặc biệt
(các hiệp định, thỏa thuận trong khu vực hoặc song phương), thuế suất thông thường và được áp
dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam, hàng hóa từ
khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
12

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với
Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện
xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu
trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy
định tại điểm a và điểm b.
2. Tính thuế XNK Theo phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp
2.1. tính thuế XNK theo phương pháp tính thuế tuyệt đối
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa XK, NK được xác định
căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế XK, NK và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng
hóa tại thời điểm tính thuế
Thuế XNK= Qxnk* T%
2.2. Tính thuế xnk Theo phương pháp tính thuế hỗn hợp
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa XK, NK được xác định là
tổng số tiền thuế theo tỉ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối
2.3. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
- Hàng hóa NK trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối
- Hàng hóa NK ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn
ngạch do cơ quan có thẩm quyền quy định (muối, đường, thuốc lá, trứng)
Bài tập:
6. Trực tiếp xuất khẩu lô hàng gồm 500 SP A hợp đồng giá FOB là 20 USD/SP. Tỷ giá tính thuế là
22.000 đ/USD. Thuế suất=2%. Hợp đồng quy định thanh toán chậm 6 tháng, lãi suất là 0,03%/tháng
Thuế xk phải nộp = 500*20*22000*2% =
(Thanh toán chậm không liên quan)
7. Xuất khẩu lô hàng gồm 500 SP A hợp đồng giá FOB là 20 USD/SP. Tỷ giá tính thuế là
22.000đ/USD. Thuế suất = 2%. Hàng nhận ủy thác xuất khẩu hoa hồng được hưởng 5%/giá FOB.
Thuế xk phải nộp = 500*20*22000*2%
8. Xuất khẩu lô hàng gồm 500 SP A, giá bán tại kho là 20 USD/SP. Chi phí vận chuyển từ kho đến
cảng là 2$/SP. Tỷ giá tính thuế là 22.000đ/SP. Thuế suất = 2%. Tính thuế XK.
9. Nhập khẩu lô hàng B: 5000 sản phẩm, với giá CIF là 40.000VND, theo biên bản giám định hợp lệ
có 4000 sản phẩm hỏng hoàn toàn do thiên tai, t = 20%. Tính thuế NK
Thuế nk phải nộp = (5000 - 4000) *40000*20%=
10. Nhập khẩu 5000SP C giá hợp đồng theo giá FOB là 10 USD/SP, phí vận chuyển và bảo hiểm
quốc tế là 3 USD/SP. Tỷ giá tính thực là 22.000đ/USD, Qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 1500SP.
Thuế suất nk = 20%. Trong kỳ công ty bán được 2000 SP với giá chưa thuế là 150.000đ. Thuế GTGT
la 10%

Chương năm: thuế tiêu thụ đặc biệt (Ô tô, rượu, bia, thuốc lá, vàng)
I. khái niệm và các đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
1. khái niệm
- là một sắc thuế tiêu dùng, giảm thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong
danh mục nhà nước quy định, thường là hàng hóa, dịch vụ chưa thật cần thiết đối với nhu cầu

13

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

thiết yếu của nhân dân hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý
2. Đặc điểm
- là một loại thuế gián thu
- Chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ
- Chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hoặc khi nhập khẩu
- thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thường cao do
Điều tiết thu nhập, Hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất hàng nội địa
3. Tác dụng của thuế TTĐB
a. Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội
- Đối với nhà sản xuất, nhà NK:
Thuế suất cao: 10%-70%
Thường không có chế độ miễn giảm thuế => Nhà sản xuất, nhà NK phải cân nhắc khi quyết định
đầu tư hay NK
- Đối với người tiêu dùng:
Thuế TTĐB là thuế gián thu => người tiêu dùng là phải cân nhắc khi tiêu dùng hàng hóa chịu thuế
TTĐB
b. Điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho NSNN
Đối tượng chịu thuế TTĐB:
Hàng hoá, dịch vụ chưa thực sự cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng
Đôi khi, việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ này quá mức có thể gây ra ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến
người tiêu dùng và xã hội
Người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB => thường là bộ phận dân cư có thu nhập
tương đối cao.
Thông qua quy định thuế suất thuế TTĐB cao, NN huy đồng thu nhập của bộ phận dân cư nay vào
NSNN
c. Tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với các hàng hóa đặc biệt
- Sử dụng một sắc thuế tiêng
- Quản lý sẽ tập trung và hiệu quả hơn
- Phân biệt được hàng hóa đặc biệt với hàng hóa thông thường khác
II. nội dung luật thuế tiêu thụ
1. căn cứ vào pháp lý hiện hành
- Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt 28/2008/QH12
- Nghị định Số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009
- Nghị định 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011
- Thông tư 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 hướng dẫn thi hành NĐ 26 và NĐ 113
- Luật: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Số: 70/2014/QH13 ngày 26
tháng 11 năm 2014
- Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015
- Nghị định Số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015
III. Đối tượng chịu thuế TTĐB
1.1. Hàng hóa (11)
(1) thuế lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, Hít, nhai, ngửi, ngậm

14

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

(2) rượu
(3) Bia
(4) xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên,
có thiết kế vách ngăn Cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng
(5) xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3
(6) tàu bay cho mục đích dân dụng
(7) du thuyền cho một ít dân dụng
(8) xăng các loại
(9) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90000 BTU Trở xuống
(10) Bài lá
(11) vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi
Lưu ý:
Đối tượng chịu thuế TTĐB đối với hàng hóa quy định tại Luật Thuế TTĐB là các sản phẩm hàng
hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hoá này.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB: Trường hợp cơ sở SX bản hoặc cơ sở NK nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc
cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc NK (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
như đối với sản phẩm hoàn chỉnh.
1.2. Dịch vụ (6):
(1) Kinh doanh vũ trường,
(2) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
(3) Kinh doanh ca-si-nô (casino): trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót
(jackpot), máy sờ-lót (slot) và các loại máy tương tự
(4) Kinh doanh đặt cược:
(5) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, và chơi gôn;
(6) Kinh doanh xổ số
2. các trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (6):
(1) Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh
khác để xuất khẩu
(2) Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt
Nam theo mức quy định của Chính phủ;
b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng
hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, không phải nộp thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang
theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy
định của pháp luật.
(3) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du
lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
15

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

(4) Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa
có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không
đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông.
(5) Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi
thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế
quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ
(6) Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác
dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp
nhập khẩu
3. Người nộp thuế TTĐB
- Là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hh và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh XK mua hh thuộc diện chịu thuế TTĐB
của cơ sở sản xuất để XK nhưng ko XK mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt
động kinh doanh XK là người nộp thuế TTĐB
4. Căn cứ tính thuế TTĐB
- Là giá tính thuế của hh, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB
4.1. Giá tính thuế TTĐB
(1) Đối với hàng sản xuất trong nước
Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế bảo vệ môi trường ( nếu có)): (1+
thuế suất thuế TTĐB)
Trường hợp cơ sở sản xuất hh chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh cửa hàng, cơ sở
phụ thuộc:
Giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá cho các chi nhánh cửa hàng cơ sở phụ thuộc bán ra chưa
có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán hàng đúng giá do cơ sở quy định,
hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT
do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ đi hoa hồng
Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh
thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ
môi trường (nếu có) của cơ sở sản xuất nhưng ko được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân
của cơ sở kinh doanh thương mại đó bán ra.
VD: - Giá bia hộp cơ sở kinh doanh thương mại bán: 15.000đ/hộp
- Giá cơ sở sản xuất kê khai tính thuế TTĐB: 10.000đ/hộp
=> Cơ quan thuế sẽ ấn định giá tính thuế TTĐB là: [15.000-(15.000*7%)] = 13.950đ
(2) Đối với hh chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ
môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và ko loại trừ giá trị vỏ bao bì
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và
khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị
số vỏ chai không thu hồi được phải dựa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Ví dụ: Đối với bia hộp, năm 2012 giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất
thuế TTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012)
là 45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

16

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp = 20.000đ/(1+45%) = 13.793d


Ví dụ: Quý II/2012, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 120.000₫/két, thì giá
tính thuế TTĐB xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia =120.000đ/(1+45%) = 82.758d

Ví dụ: Quý III/2012, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai
với mức 1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000₫. Hết quý Công ty A và khách
hàng B thực hiện quyết toán:
số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ
chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000₫, số tiền đặt cược tương
ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000₫ (200 vỏ chai x 1.200đ/vỏ chai) Công ty A phải
đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
(3) Đối với hàng nhập khẩu
Giá tính thuế TTĐB =giá tính thuế nhập khẩu+Thuế NK
VD: Giá tính thuế ô tô du lịch nk là 30.000$, thuế suất thuế nk=50%, thuế suất thuế TTĐB = 50%.
Thuế TTĐB phải nộp= (30.000 + 30.000*50%)*50%= 22.500$
(4) Đối với hàng hóa gia công
là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại
hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi
trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.
(5) Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử
dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa công nghệ sản xuất
thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra chưa có thuế giá trị gia tăng và thuế bảo vệ
môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất.

Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hóa cho chi nhánh
hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
(6). Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm
giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trưởng (nếu có) và chưa
có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi
trả góp, lãi trả chậm.
(7). Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biểu, tặng, cho, khuyến mại
là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát
sinh các hoạt động nảy.
(8). Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu
nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước
thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu
có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT - Thuế bảo
vệ môi trường nếu có)) / (1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)
(9). Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB
là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác
định như sau:
17

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT / (1 + Thuế suất thuế TTĐB)
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số
dịch vụ quy định như sau:
a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanh sân tập gôn) là doanh thu chưa có thuế GTGT về
bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt
động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu
có) và các khoản thu khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở
kinh doanh gôn. Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại
số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ thì cơ
sở sẽ được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng
hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: khách sạn, ăn uống,
bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Ví dụ 6: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng
hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này. không
phải chịu thuế TTĐB.
b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế
TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng
cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi
tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng.
c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé đặt
cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh
số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trí gần với hoạt động đặt cược.
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB
là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke,
bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi
trong cơ sở mát-xa).
Ví dụ 7: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn
uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000₫.
Giá tính thuế TTĐB =100.000.000₫ / (1 + 40%) = 71.428.571đ
VD: Với Karaoke, doanh thu gồm cả bia, nước, hoa quả...
VD: Giá vé vào cửa vũ trường là 42.000₫ (chưa có VAT). Giá vé đã bao gồm nước uống, hoa quả...
Xác định thuế TTĐB, thuế GTGT vũ trường phải nộp mỗi tháng (30 ngày), biết rằng mỗi đêm
bán được 300 vé, thuế suất thuế TTĐB là 40%, GTGT là 10%.
Ta có: giá tính thuế TTĐB của 1 vé = 42.000₫ / ( +40".) = 30.000đ => thuế TTĐB của 1 vé phải nộp
= 30.000*40%=12000đ => Thuế GTGT của 1 vé phải nộp 42.000*10% = 4200₫
4.2. Thuế suất
- Thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa xuất khẩu trong
nước
- Biểu thuế TTĐB hiện hành dao động từ mức 10% - 70% theo từng loại hàng hóa cụ thể
5. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế
5.1. Đăng ký thuế
- Cơ sở sx hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB, kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng

18

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

trực thuộc cơ sở,... phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi sx, kinh doanh theo hướng dẫn về
kê khai, đăng ký thuế và đăng ký mã số đối tượng nộp thuế
- Các cơ sở SX kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB phải thực hiện đăng ký sử dụng nhãn
hiệu hàng hóa và hóa đơn chứng từ với cơ quan thuế (chậm nhất không quá 05 ngày kể từ
ngày nhãn hiệu được sử dụng)
- Riêng có cơ sở sản xuất thuốc lá điếu còn phải đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu sợi, tỷ
lệ nguyên liệu nhập khẩu để áp dụng thuế suất cho đúng
5.2. Kê khai thuế
5.2.1. Các quy định kê khai
- Cơ sở sx hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB
- Đối với TH bán hàng thông qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc, đại lý,... bán hàng
đúng giá do cơ sở sx quy định và hưởng hoa hồng. Cơ sở sx phải kê khai nộp thuế TTĐB cho
toàn bộ hàng hóa này tại nơi cơ sở sx đăng ký kê khai. Cơ sở sx kê khai theo hóa đơn xuất
hàng và quyết toán theo doanh số thực tế bán của các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc và
đại lý.
- Đối với hàng NK nộp tờ khai theo từng lần NK cùng với việc khai thuế NK
- Cơ sở sx mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB, khi kê khai thuế sẽ
được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên vật liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Số
thuế TTĐB được khấu trừ đối với nguyên vật liệu không vượt quá số thuế TTĐB đối với
nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thụ.
Số thuế TTĐB phải nộp = số thuế TTĐB phải nộp của hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ - số
thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ
trong kỳ
VD: nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, giá NK CIF = 1$/lít, thuế suất NK = 20%, E=
20.000. xuất kho 8000 lít để sản xuất được 12.000 chai rượu. Xuất bán 9000 chai rượu.
Giá bán ra chưa có VAT là 50.000/chai. Thuế suất thuế TTĐB của rượu là 50%. Tính
thuế TTĐB phải nộp.
Ta có:
● Đối với hoạt động NK
- Giá trị NK = 10.000*20.000 = 200 triệu đồng
- Thuế NK phải nộp = 10.000*1*20.000*20%= 40 triệu đồng
- Thuế TTĐB nộp cho 10.000 lít rượu nước NK = (10.000*1*20.000 +40.000.000)*50%= 120
triệu đồng
● Đối với hoạt động sản xuất trong nước
- Số lít rượu xuất bán = 9.000 * (8.000/12.000) = 6.000 lít
- Thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ = (6.000/10.000) * 120.000.000 = 72 triệu đồng
- Thuế TTĐB đầu ra = [ 9.000*50.000/(1+50%)] * 50% = 150 triệu
⇨ Thuế TTĐB phải nộp = 150 triệu – 72 triệu = 78 triệu đồng
6.3. Nộp thuế
- CSSX, gia công hàng hóa chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB vào ngân sách nhà nước tại nơi sản
xuất, gia công hàng hóa.
19

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

- Thời hạn nộp chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo
- Đối với cơ sở có số thuế TTĐB phải nộp lớn thuộc đối tượng kê khai thuế theo định kỳ 05 ngày
hoặc 10 ngày một lần phải nộp thuế TTĐB ngay sau khi kê khai.
- Đối với những CN, hộ SX HH chịu thuế TTĐB ở xa cơ quan kho bạc nhà nước thì cơ quan thuế tổ
chức thu thuế và nộp vào ngân sách NN. Thời hạn CQ thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước chậm
nhất không quá 3 ngày kể từ ngày thu được tiền.
- Thuế TTĐB nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng VN

6.4. Quyết toán thuế:


- Năm quyết toán thuế tính theo năm dương lịch trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm
- Nộp số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán

7. Ấn định thuế TTĐB của cơ quan thuế


Cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế TTĐB trong trường hợp
- Không thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn.
- Không khai thuế hoặc khai trễ hạn
- Từ chối xuất trình sổ sách kế toán.
- Kinh doanh nhưng không đăng ký bị phát hiện.
- Kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB không đúng giá bán thực tế hoặc thấp hơn
10% giá bán trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương.

8. Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây
(1). Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang
chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các
đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên
các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường
quốc tế theo quy định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tài
xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tài xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số
thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác
trong thời hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo;
hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập
khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm
và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác
nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải
nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số
20

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

hàng xuất trả lại nước ngoài.


Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế n/k theo chế độ quy
định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số
hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
(2). Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế
tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.

21

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

CHƯƠNG V: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


I. Khái niệm và các đặc điểm của thuế GTGT
1. Khái niệm
I.1. Khái niệm GTGT
- Là giá trị tăng thêm đối với 1 sp hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sx, chế biến , buôn ban, bán
lẻ, cung ứng dịch vụ tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa mua vào, làm cho giá trị
của chúng tăng lên
- Là số chênh lệch giữa “giá đầu ra” và “giá đầu vào” do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sx,
kinh doanh dịch vụ
- GTGT có thể tính bằng:
+ phương pháp cộng: GTGT = tiền công lao động + lợi nhuận
+ phương pháp trừ: GTGT = giá đầu ra – giá đầu vào
I.2. Khái niệm thuế GTGT
- Loại thuế gián thu
- Là 1 yếu tố cấu thành trong giá hàng hóa, dịch vụ nhằm đồng viên 1 phần thu nhập của ng tiêu
dùng
- Là hình thức thuế đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển và được
thể hiện trên hóa đơn:
+ sắc thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa
hoặc dịch vụ từ khâu đầu tiên đến khâu tiêu dùng
+ khi 1 chu kỳ kinh tế khép lại, ở cuối chu kỳ, tổng số thuế thu được ở các khâu sẽ khớp với
số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng
⇨ Do vậy: nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm hàng hóa dù trải qua nhiều hay ít khâu
đoạn thì từ sx đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau
- Thuế GTGT không thu trùng như thuế doanh thu
- Thuế GTGT bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước (do thu ở khâu NK)
- Thuế GTGT kích thích xuất khẩu (thuế suất 0% được hoàn thuế GTGT đã nộp ở các đầu vào
trước)
- Quá trình thu thuế GTGT làm giảm gian lận thuế (vì quyền lợi của 2 bên được ràng buộc với
nhau bởi trên hóa đơn GTGT có cả thuế GTGT và GTGT đc khấu trừ)
2. Các phương pháp tính thuế GTGT
(1) phương pháp cộng trực tiếp
Thuế GTGT = thuế suất x (tiền công + lợi nhuận)
(2) phương pháp cộng gián tiếp
Thuế GTGT = (t x tiền công) + (t x lợi nhuận)
(3) phương pháp trừ trực tiếp
Thuế GTGT = t x (giá đầu ra – giá đầu vào)
(4) phương pháp trừ gián tiếp
Thuế GTGT = (t x giá đầu ra) – (t x giá đầu vào)
Nhận xét: 3 phương pháp đầu ít được sử dụng
- phương pháp 4: được sử dụng chủ yếu do:
+ việc tính thuế dựa vào hóa đơn
+ cơ quan quản lý dễ theo dõi, kiểm tra
22

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

+ nộp thuế thường kịp thời


+ VN: pp3+pp4, chủ yếu là pp4
3. Những ưu nhược điểm của thuế GTGT
3.1. ưu điểm của thuế GTGT
Tránh được hiện tượng đánh thuế chồng lên thuế
Thuế đánh vào tiêu dùng, áp dụng cho mọi đối tượng => tạo nguồn thu lớn cho NSNN
Phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, tránh gian lận giả
Thuế tính trên giá bán hàng => tổ chức quản lý thu tương đối dễ hơn thuế trực thu
Khuyến khích cơ sở sx kinh doanh đổi mới, tích cực mua sắm trang thiết bị, tiến hành chuyên
môn hóa, hiện đại hóa
Khuyến khích hoạt động XK
Có tác dụng bảo hộ sx hàng nội địa
3.2. Nhược điểm của thuế GTGT
Chi phí hành thu tốn kém
Hiện tượng trốn lậu thuế GTGT, có sự cấu kết thông đồng để chiếm dụng thuế GTGT
Thuế GTGT có ít thuế suất nên ng tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp phải nộp giống nhau,
vì vậy thuế chưa thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội
II. GIỚI THIỆU VẺ LỊCH SỬ ÁP DỤNG THUẾ GTGT
1. Nguồn gốc ra đời
- Từ thuế doanh thu, được áp dụng đầu tiên ở Pháp :
- 1917: Pháp áp dụng thuế DT:
+ Thuế chỉ đánh vào giai đoạn cuối của quá trình lưu thông hàng hóa (khâu bán lẻ)
+ Thuế suất thấp: 0,2%
- 1920: thuế DT được điều chỉnh
+ Đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất
+ Nhược điểm: có sự trùng lặp, có tính dồn thuế, càng nhiều khâu càng phải chịu thuế cao
- 1936: Pháp cải tiến thuế DT sang đánh thuế vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất (khi
đưa sản phẩm ra lưu thông lần đầu)
+ Ưu: Tránh được hiện tượng đánh thuế trùng lắp
+ Nhược: thu thuế chậm
- 1936 – 1954: Qua nhiều lần sửa đổi, bổ cải tiến, thuế DT vẫn chồng chéo và trùng lặp
- 1954: Thuế GTGT được áp dụng lần đầu tiên trong một số ngành
- 1968: thuế GTGT được áp dụng chính thức và có hiệu lực trong cả lĩnh vực bán lẻ hàng hoá và cung
cấp dịch vụ
Kết luận: Thuế GTGT ra đời nhằm
+ Đảm bảo thu thuế kịp thời và thường xuyên cho NSNN
+ Khắc phục tình trạng thu thuế trùng lặp qua các khâu của thuế DT

2. Quá trình phát triển và áp dụng


- 1968: áp dụng tại Pháp
- 1988: 47 quốc gia
- 1991: 56 quốc gia
- Đến nay: hơn 100 quốc gia áp dụng thuế GTGT

23

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

- Châu Á: theo IMF, thuế GTGT: phổ biến


1977: Hàn Quốc
1985: Indonesia
1986: Trung Quốc thí điểm, chính thức 1994
1988: Philippine, Nhật Bản
1991: Thái Lan
1993: Việt Nam thí điểm, chính thức 1999; Năm 1993, thuế GTGT đã được áp dụng thí điểm tại 11
DNNN trong 3 lĩnh vực là dệt, sản xuất đường, xi măng. Ngày 10/5/1997 QH khóa IX, kỳ họp thứ 11
đã thông qua Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.

III. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT ở Việt Nam.
1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh:
- Luật thuế GTGT ngày 03/06/2008 (thay thế cho Luật ban hành năm 1997)
- Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT 2008
(có hiệu lực từ 01/01/2014)
- Luật số 05/VBHN-VPQH ngày 11/07/2013 hợp nhất 2 luật trên.
- Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật thuế GTGT.
- Thông tư số: 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013.
- Thông tư Số 26/2015/11-BTC ngày 27/2/2015

2. Phạm vi áp dụng (Thông tư Số: 219/2013/TT- BTC và Số: 26/2015/11-BTC)


1.1. Đối tượng chịu thuế
- Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các
đối tượng không chịu thuế GTGT

1.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT (26)


(1). Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng,
đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá
nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sp mới qua sơ chế thông thường là sp mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay
bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản
bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch
lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác
VD: cty A ký hợp đồng nuôi heo với cty B theo hình thức cty B giao cho cty A con giống, thức
ăn, thuốc thú y. Cty A giao, bán cho cty B sản phẩm heo thi tiền công nuôi heo nhận từ cty B và
sp heo cty A giao, bán cho cty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Sp heo cty B nhận lại từ cty A: nếu cty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống
thì sp bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu cty B đưa heo vào chế biến thành sp
như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc các sp chế biến khác thì sp bán ra thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT theo quy định
(2) sp là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành
giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, NK và kinh doanh thương
24

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

mại. Sp giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sp do các cơ quan
NK, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan
quản lý nhà nước cấp. Đối với sp là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại nhà nước ban hành
tiêu chuẩn, chất lượng pháp đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định
(3) tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sx nông nghiệp; dịch vụ thu
hoạch sp nông nghiệp
(4) sp muối được sx từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là
NaCl
(5) nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước bán cho người đang thuê
(6) chuyển quyền sử dụng đất
(7) bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ng học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến
con ng; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm
tàu, thuyền trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo
hiểm
(8) các dịch vụ tài chính, ngân hàng kinh doanh chứng khoán sau đây:
a. dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
Cho vay
Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá trị khác
Bảo lãnh ngân hàng
Cho thuê tài chính
Phát hành thẻ tín dụng
b. hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của
người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng
c. kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, tự kinh doanh chứng khoán, bảo lãnh
phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán, quản lý cty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, dịch vụ tổ
chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên
quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán VN, cho khách hàng vay
tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán và hoạt động kinh doanh
chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán
d. bán nợ
e. kinh doanh ngoại tệ
g. dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai;
quyền chọn mua, bán ngoại tệ; các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật
h. bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do chính
phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng VN
(9) dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho ng và vật
nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho ng bệnh,
vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở ý tế; xét
nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho ng bệnh
(10) dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và internet phổ cập theo chương trình của chính phủ;
dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào VN (chiều đến)
(11) dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng;

25

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả
(12) duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng
góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân tạo đối với các công trình văn hóa, nghệ
thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội
(13) dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa,
hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhau nhằm đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp
(14) phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
(15) xuất bản, NK, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa,
giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và
tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu
điện tử; tiền, in tiền
(16) vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện là vận chuyển hành khách công
cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại
tỉnh theo quy định của bộ giao thông vận tải
(17) hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sx được NK
(18) vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
(19) hàng NK và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại
(20) hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ VN; hàng tạm nhập tái xuất, tái XK; hàng tạm
xuất tái nhập; nguyên liệu, vật tư NK để sx, gia công hàng hóa XK theo hợp đồng sx, gia công XK
ký kết với bên nước ngoài
Hàng hóa, dvu được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế
quan với nhau
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế,
kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực
kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo quyết
định của thủ tướng
(21) chuyển giao công nghệ theo quy định của luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ. TH hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển
nhượng quyền SHTT có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế
GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền SHTT chuyển giao, chuyển nhượng; TH ko tách
riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần gtri công nghệ, quyền SHTT chuyển giao,
chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị
Phần mềm máy tính bao gồm sp phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật
(22) vàng NK dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa qua chế tác thành sp mỹ nghệ, đồ trang sức
hay sp khác
(23). Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
(24). Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản
phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác
dùng cho người tàn tật.
(25). Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu
đồng trở xuống.
(26). Các hàng hóa, dịch vụ sau:
26

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

a) Hàng hoá bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ.
b) Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
c) Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
d) Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1.3. Các TH không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
(1) tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về
đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền
thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác
VD1: cty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và số tiền cổ tức từ
việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Cty TNHH P&C không phải kê khai, nộp
thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị huỷ hợp đồng từ doanh
nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế
GTGT đối với khoản tiền trên.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp X mua hàng của doanh nghiệp Y, doanh nghiệp X có ứng trước cho doanh
nghiệp Y một khoản tiền và được doanh nghiệp Y trả lãi cho khoản tiền ứng trước đó thì doanh
nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản lãi nhận được.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng.
Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là
1%/tháng tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh
nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2
triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế
GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này
Ví dụ 5: Doanh nghiệp bảo hiểm A và Công ty B ký hợp đồng bảo hiểm với hình thức bảo hiểm
bằng tiền. Khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm A bồi thường cho Công ty B
bằng tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Công ty B không phải kê khai, nộp thuế
GTGT đối với số tiền bồi thường bảo hiểm nhận được.
Ví dụ 6: Công ty cổ phần Sữa ABC có chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh
doanh) để thực hiện chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến
thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền này để thực hiện
dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà
phân phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thi sử dụng hóa đơn bán hàng và
xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định.
(2) tổ chức, cá nhân sx, kinh doanh tại VN mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại VN, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại VN, bao gồm các TH: sửa
chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo,
tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài:
đào tạo, chia cước dvu bưu chính, viễn thông quốc tế giữa VN với nước ngoài mà các dịch vụ này
được thực hiện ở ngoài VN, dvu thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo
quy định của pháp luật
(3) tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản
27

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

VD1: ông A là cá nhân không kinh doanh bán 1 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600tr thì
ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được
VD2: ông E là cá nhân không kinh doanh, thế chấp 1 ô tô 5 chỗ ngồi cho ngân hàng VC để
vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng. Ông E không thanh toán được cho
ngân hàng VC nên tài sản là ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu
được từ bán phát mại chiếc ô tô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế GTGT
(4) tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sx, kinh doanh hàng hóa, dvu chịu thuế
GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã
VD3: cty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sx cồn công nghiệp. Đến tháng
3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và gái trị đầu tư là 26 tỷ
đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, cty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án
đang đầu tư cho cty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ. Cty cổ phần X nhận chuyển
nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sx cồn công nghiệp. Cty cổ phần P không phải kê khai,
nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho cty cổ phần X
(5) doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sp trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sp khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho
doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT
không ghi, gạch bỏ
VD: cty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu
mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân
trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
TH cty B bán gạo cho cty XNK C thì cty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
đối với số gạo bán ra cho Cty XNK C
Cty lương thực B bán gạo cho cty TNHH D (là doanh nghiệp sx bún, bánh phở) thì cty lương thực
B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo đem bán cho cty D
Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho cty XNK C, cty TNHH D, cty B ghi rõ giá bán là giá không có
thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Cty B bán trực tiếp gạo cho ng tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất GTGT là
5% theo hướng dẫn tại khoản 5 điều 10 thông tư này
VD2: cty TNHH A là CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thu mua cà phê nhân của
nông dân trồng cà phê, sau đó công ty TNHH A bán số cà phê nhân này cho hộ kinh doanh H
thì doanh thu của Cty TNHH A từ bán cà phê nhân cho hộ kinh doanh H áp dụng mức thuế
suất 5%
VD3: hộ ông X sau khi thu mua lá chè của hộ trồng chè đã bán ra cho hộ ông Y thì hộ ông X
phải tính thuế, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu bán lá chè cho hộ ông Y
TH sp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sp khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì ng bán và
ng mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại
khoản này
(6) tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên
sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thanh viên do 1 cơ sở kinh doanh sở hữu
100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do 1 cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ
cho hoạt động sx, kinh doanh hàng hóa, dvu chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê
28

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có quyết định hoặc
lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản
(7) Các trường hợp khác:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có:
biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của
Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức
năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài
sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển
giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh, tài sản điều chuyển khi
chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản
điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải
xuất hoá đơn.
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động
đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn
thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch
vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm,
e) Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán
hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.
1.4. người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sx, kinh doanh hàng hóa, dvu chịu thuế GTGT (gọi
là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân NK hàng hóa chịu thuế GTGT (gọi là ng NK)
3. Căn cứ tính thuế: thuế suất và giá tính thuế
3.1. thuế suất
Thuế suất ở VN gồm 3 mức:
(1) thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dvu XK; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở
nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu
thuế GTGT khi XK, trừ các TH như:
Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền SHTT ra nước
ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài
chính phái sinh; dvu bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu
chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào
di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sp XK
là tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến thành sp khác; thuốc lá, rượu, bia NK sau đó
XK; hàng hóa, dvu cung cấp cho cá nhân không đki kinh doanh trong khu phi thuế quan,
trừ các TH khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
Thuốc lá, rượu, bia NK sau đó XK thì khi XK không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng
không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Chú ý:
- Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam và trong khu phi thuế quan
- Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo
29

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi
và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương
tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế
bao gồm cả chặng nội địa.
- Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc
thông qua đại lý, bao gồm:
+ Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng
không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay;
soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga;
dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay;
dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi,
đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất
xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng
không Việt Nam (passenger service charges).
+ Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu
hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm
hàng; về sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.
● Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
a. đối với hàng hóa XK
Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa XK; hợp đồng ủy thác XK
Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa XK qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy
định của pháp luật
Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 điều 16 thông tư số 219/2013/TT-BTC
b. đối với dvu XK
Có hợp đồng cung ứng dvu với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế
quan
Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ XK qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy
định của pháp luật
Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được
áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu
biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.
(2) Thuế suất 5% (đọc thông tư 219/2013/TT- BTC và Thông tư Số: 26/2015/11-BTC ngày 27/2 /
2015) (16)
1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng
chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất
10%.
2. Quãng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng
vật nuôi, cây trồng
3. Thức ăn gia súc, gia cầm và các thức ăn cho vật nuôi khác theo quy định của pháp
luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến
như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm và các loại thức ăn khác dùng
cho gia súc, gia cầm và vật nuôi
4. Dvu đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng,
30

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp
(trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 điều 4 thông tư 219)
5. Sp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo
quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 4 thông tư 219) ở
khâu kinh doanh thương mại, trừ các TH hướng dẫn tại khoản 5 điều 5 thông tư 219
6. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới,
dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây
giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
7. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở
khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều
4 Thông tư này.
8. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gi đường, bã mía, bã bùn.
9. Sp bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, rứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo
tây và các sp thủ công khác sản xuất từ nguyên vật liệu tận dụng từ nông nghiệp là các
loại sp được sx, chế biến từ các nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít,
nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm xơ dừa, chiếu sx bằng đay, cói;
chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa,
chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa buồng; bông sơ chế; giấy in báo
10. Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sx nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy
bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu
hoạch sp nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại
máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để
mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ
truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên
dùng cho y tế khác theo xác nhận của bộ y tế
12. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,
phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên
cứu, thí nghiệm hóa học
13. Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sx phim; NK,
phát hành và chiếu phim
14. Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT hướng dẫn ại
khoản 15 điều 4 thông tư này
15. Dvu khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến SHTT;
chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sp, hàng
hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn,
đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh
vực kinh tế - xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật
khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên
Internet
16. Bán, cho thuế, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của luật nhà ở. Nhà ở xã
hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê
31

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo
quy định của pháp luật về nhà ở
(3) thuế suất 10%
Được xác định theo phương pháp loại trừ, áp dụng đối với các hàng hóa, dvu không
thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%
3.2. Giá tính thuế
(1). Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở SX, KD bán ra: là giá bán chưa có thuế GTGT;
- đối với HHDV chịu thuế TTĐB: là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT;
- đối với HH chịu thuế bảo vệ môi trường: là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa có
thuế GTGT;
- đối với HH chịu thuế TTĐB và thuế BVMT: là giá bán đã có thuế TTĐB và thuế BVMT
nhưng chưa có thuế GTGT.
(2). Đối với hàng hóa NK: là giá nhập tại cửa khẩu (+) với thuế NK (nếu có) (+) với thuế TTĐB
(nếu có) và (+) với thuế BVMT (nếu có).
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT
là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã
được miễn, giảm.
(3) . Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản
xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch
vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt
thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000
đồng = 20.000.000 đồng.
Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác
định bằng không (0). Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm
về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức, cá nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước
khi diễn ra chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận
vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ: Công ty cổ phần X được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức cuộc thi “Người
đẹp Việt Nam năm 20xx”, ngoài số vé in để bán thu tiền cho khán giả, Công ty có in một số
giấy mời để biếu, tặng không thu tiền để mời một số đại biểu đến tham dự và cổ vũ cho
cuộc thi, số giấy mời này có danh sách tổ chức, cá nhân nhận. Khi khai thuế giá trị gia
tăng, giá tính thuế đối với số giấy mời biếu, tặng được xác định bằng không (0). Trường
hợp cơ quan thuế phát hiện Công ty cổ phần X vẫn thu tiền khi biếu, tặng giấy mời thì
Công ty cổ phần X bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
(4). Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng
phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Cơ sở
kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hoá đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Ví dụ 1: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân
32

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất
thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng.
Đơn vị A lập hoá đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000
đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hoá đơn xuất tiêu dùng nội bộ.
Ví dụ 2: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai
nước đóng chai trên thị trưởng là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai phục vụ cho
chuyến tham quan của con em Công ty thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai
nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x
300 = 1.200.000 đồng.

- Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm
để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 26: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi
thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không
phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Ví dụ : Công ty cổ phần AP mua nguyên vật liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, Công ty đã kê khai,
khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu. Thức ăn chăn nuôi sản xuất ra, một phần được
bán ra thị trường, một phần được sử dụng phục vụ hoạt động chăn nuôi của Công ty thì khi xuất thức
ăn phục vụ hoạt động chăn nuôi Công ty cổ phần AP lập hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT đối với
lượng thức ăn chăn nuôi xuất dùng phục vụ hoạt động chăn nuôi và không kê khai khấu trừ thuế
GTGT đầu vào đối với hóa đơn GTGT ghi lượng thức ăn xuất dùng cho hoạt động chăn nuôi.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục
vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao,
cơ sở kinh doanh không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm
được kê khai, khấu trừ theo quy định
Ví dụ : Công ty cổ phần P tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh
doanh. Công ty cổ phần P không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi
hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, Công ty cổ phần P không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT
đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất
kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT
đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ
sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
(5). Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về
thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để
khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính
nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Ví dụ 1: Công ty TNHH P sản xuất nước ngọt có ga, năm 2014 Công ty có thực hiện đợt khuyến mại
vào tháng 5/2014 và tháng 12/2014 theo hình thức mua 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm. Chương trình
khuyến mại vào tháng 5/2014 được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục khuyến mại được thực hiện
theo quy định của pháp luật về thương mại. Theo đó, đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản
phẩm trong tháng 5/2014, Công ty TNHH P xác định giá tính thuế bằng không (0).
33

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Trường hợp chương trình khuyến mại vào tháng 12/2014 không được thực hiện theo đúng trình tự,
thủ tục khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, Công ty TNHH P phải kê khai, tính
thuế GTGT đối với số sản phẩm tặng kèm khi mua sản phẩm trong tháng 12/2014.

- Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì
giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông
báo.
Ví dụ : Công ty N hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, chuyên bán các loại thẻ cào di động. Công ty
thực hiện đăng ký khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại dưới hình thức bán hàng
thấp hơn giá bán trước đó cho thời gian từ ngày 1/4/2014 đến hết ngày 20/4/2014, theo đó, giá bán
một thẻ cào mệnh giá là 100.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trong thời gian khuyến mại được
bán với giá 90.000 đồng.
Giá tính thuế GTGT đối với thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng trong thời gian khuyến mại
được tính như sau: giá tính thuế = 90.000 / (1+10%)
(6) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT;
- Trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê: giá tính thuế là tiền cho thuê trả
từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT;

(7) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: là giá tính theo giá bán trả một lần
chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

(8) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT;

(9) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công
việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên
vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên
vật liệu và máy móc, thiết bị;

(10) Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản: là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá
đất được trừ để tính thuế GTGT.
a.1) Trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được
trừ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định
pháp luật về thu tiền sử dụng đất và tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).

a.2) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất của Nhà nước, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia
tăng là giá đất trúng đấu giá.

a.3) Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ
để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất
được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng trường hợp
thuê đất xây dựng nhà để bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm
2013.

a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân
34

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế
GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu Thuế
GTGT.

a.5) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT)
thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại
thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác
định được giá thì giá đất được trừ là giá để thanh toán công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Công ty cổ phần P ký hợp đồng BT với UBND tỉnh A về việc xây dựng cầu đổi lấy giá trị đất;
giá thanh toán công trình được UBND tỉnh A xác định tại thời điểm ký hợp đồng theo quy định của
pháp luật là 2.000 tỷ đồng, đổi lại Công ty cổ phần P được UBND tỉnh A giao cho 500 ha đất tại
huyện Y thuộc địa bàn tỉnh. Công ty cổ phần P sử dụng 500 ha đất để xây nhà để bán thì giá đất được
trừ để tính thuế GTGT được xác định là 2.000 tỷ đồng.
a.6) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư, nhà ở... để bán thì
giá đất được trừ khi tính thuế GTGT là giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng từ người dân và các
chi phí khác bao gồm: khoản tiền sử dụng đất nộp NSNN để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp sang đất ở, thuế thu nhập cá nhân nộp thay người dân có đất chuyển nhượng (nếu các
bên có thỏa thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp thay).

a.7) Trường hợp xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư để bán thì giá đất được trừ tính
cho 1m2 nhà để bán được xác định bằng giá đất được trừ theo quy định từ điểm a.1 đến a.6 nêu trên
chia (:) số m2 sàn xây dựng không bao gồm diện tích dùng chung như hành lang, cầu thang, tầng
hầm, công trình xây dựng dưới mặt đất.

a.8) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá ghi trong hợp đồng góp
vốn. Trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất nhận góp vốn thì chỉ được
trừ giá đất theo giá chuyển nhượng

a.9) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân có đất nông
nghiệp để hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở, việc hoán đổi này phù hợp với quy định của pháp
luật về đất đai thì khi giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, giá tính thuế GTGT là giá chuyển
nhượng trừ (-) giá đất được trừ theo quy định. Giá chuyển nhượng là giá đền bù tương ứng với diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi theo phương án do cơ quan chức năng phê duyệt.

b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bản, chuyển nhượng hoặc cho
thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi
trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp
đồng.
35

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

(11) Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán HH, DV hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu
được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT

(12) Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có
thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán / [1 + thuế suất của HH,DV(%)]

(13). Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
bao gồm cả điện của nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi
có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế
giá trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì
theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp tim giá bán điện thương phẩm bình quân
của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai
điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện
thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau.

(14). Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số
tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
Giá tính thuế= Số tiền thu được / (1+ thuế suất)
Ví dụ : Cơ sở kinh doanh dịch vụ casino trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
- Số tiền thu được do đổi cho khách hàng trước khi chơi tại quầy đổi tiền là: 43 tỷ đồng.
- Số tiền đổi trả lại cho khách hàng sau khi chơi là: 10 tỷ đồng.
=> Số tiền cơ sở kinh doanh thực thu: 43 tỷ đồng - 10 tỷ đồng = 33 tỷ đồng
Số tiền 33 tỷ đồng là doanh thu của cơ sở kinh doanh đã bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB.
Giá tính thuế GTGT được tính như sau:
Giá tính thuế = 33 tỷ đồng / (1+10%)=30 tỷ đồng

(15). Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ
sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.

(16). Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn
gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế = Giá trọn gói / (1 + thuế suất)
Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước
ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi
ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các
khoản trên được tính giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt
động du lịch trọn gói được kê khai, khấu trừ toàn bộ theo quy định. (Giá trọn gói là giá có VAT)

36

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Ví dụ 1: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình
thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD.
Phía Việt Nam phải lo chi phi toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thỏa thuận;
trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Tỷ giá
1USD = 20.000 đồng Việt Nam.
Giá tính thuế GTGT theo hợp đồng này được xác định như sau:
+ Doanh thu chịu thuế GTGT là: (32.000 USD - 10.000 USD) x 20.000 đồng = 440.000.000 đồng

(18). Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của
Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh
thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.

(19). Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp
đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.

(20). Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn,
đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là
tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo
hiểm thu được, chưa có thuế GTGT.

(21). Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 219, giá tính thuế là giá
thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
Chú ý:
- Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định như trên bao gồm cả khoản phụ thu và phí
thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu
có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp
việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu
của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng
hoặc kỳ tiếp sau.
- Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được
lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn
cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra,
đầu vào.
- Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng
ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính
thuế.

4. Phương pháp tính thuế


Có 2 phương pháp tính thuế GTGT: PP khấu trừ thuế và PP tính trực tiếp trên GTGT doanh thu
4.1. Phương pháp khấu trừ thuế
Đối tượng áp dụng: là cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy
định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, bao gồm:
37

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở
lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng PP khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai
khấu trừ nộp thay.
Ví dụ : Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2014, Công
ty TNHH thương mại dịch vụ áp dụng phương pháp tính trực tiếp các kỳ tính thuế GTGT trong năm
2014. Đến hết kỳ tính thuế tháng 11/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ X xác định doanh thu
như sau:
Lấy chi tiêu tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế từ tháng 4 đến hết tháng 11 năm
2014 chia cho 8 tháng, sau đó nhân với 12 tháng.
Trường hợp doanh thu ước tính xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty TNHH thương mại
dịch vụ X chuyển sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ ngày 1/1/2015 và cho hai năm 2015,
2016. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng thì Công ty TNHH
thương mại dịch vụ X tiếp tục áp dụng phương pháp tính trực tiếp trong năm 2015 và năm 2016. Việc
xác định phương pháp tính thuế GTGT của Công ty TNHH thương mại dịch vụ X trong năm 2017,
2018 phụ thuộc vào doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2016.

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi
trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được
xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch
vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ,
cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh
toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù),
không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên
giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
Ví dụ : Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000
đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp
chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng:
12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000
đồng/tấn.

b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ
(bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số
thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay
cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không
có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt
38

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

Nam.

Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2014, cơ sở kinh doanh A (là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ) nhập khẩu sản phẩm có tên “CHAIR MM” và đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu
với mức thuế suất là 5%. Tháng 5/2014, cơ sở kinh doanh A bán 01 sản phẩm “CHAIR MM" cho
khách hàng B, giá chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng. Do khi nhập khẩu đã áp dụng thuế suất thuế
GTGT 5% nên cơ sở kinh doanh A lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng B ghi: giá tính thuế là
100 triệu đồng; thuế suất thuế GTGT là 5% và thuế GTGT là 5 triệu đồng, tổng giá thanh toán có thuế
GTGT là 105 triệu đồng. Khách hàng B đã thanh toán đủ 105 triệu đồng.

4.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng/Doanh thu
Áp dụng cho trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, mua bán vàng bạc đá quý
- Gồm 2 phương pháp: tính tỷ lệ trên GTGT và tính tỷ lệ trên doanh thu
a. Phương pháp tính tỷ lệ trên GTGT
- Đối tượng áp dụng: hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý
- GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra - Giá thanh toán của
vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
- Thuế GTGT = GTGT x Thuế suất GTGT (10%)
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù
trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia
tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết
chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm
(-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

b. Phương pháp tính tỷ lệ trên doanh thu


- Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp, HTX có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường
hợp đăng ký tự nguyện áp dụng PP khấu trừ thuế.

+ Hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh
thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (trừ tổ chức, cá
nhân nước ngoài cung cấp HH, DV để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác
dầu, khí nộp thuế theo PP khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay);

+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo PP khấu trừ thuế

Ví dụ: Công ty TNHH A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Công
ty TNHH A có doanh thu phát sinh từ hoạt động bán phần mềm máy tính và dịch vụ tư vấn thành lập
doanh nghiệp thì Công ty TNHH A không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu từ hoạt
động bán phần mềm máy tính (do phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) và
phải kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.
39

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

5. Khấu trừ thuế GTGT ( Đọc từ Điều 14 đến 17 Thông tư 219)

VD: (1) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng
hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất (như: thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo
hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu huỷ và có minh chứng)
- Hàng hoá có hao hụt tự nhiên do tính chất lý hoá trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng,
dầu... thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hoá thực tế hao hụt tự
nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca,
phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động trong khu vực sản
xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp được khấu
trừ toàn bộ.
- Trường hợp nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh doanh đi thuê
thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở công nhân khu
công nghiệp thì thuế GTGT đối với khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này được khấu trừ theo quy
định
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức
vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ sở kinh doanh
tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các
chuyên gia nước ngoài này.
- Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự
điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các
chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở
nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt
Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt
Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do
cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ

6. Hoàn thuế GTGT (9)

(1). Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào
chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với
trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười
hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT
đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở
kinh doanh được hoàn thuế.

(2). Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai
đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn
thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300
40

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

(3). Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có
dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn
đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh
doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT
phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
- Đối với cả mục a, b, sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được
khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
- Đối với cả mục a, b, sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được
khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của
kỳ kê khai tiếp theo.

(4). Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp
kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý;
trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa
được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán
trong nước thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế
GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xác định như sau:

Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng quý = Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong
nước - Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng quý (bao gồm thuế GTGT đầu vào
phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong tháng quý và
thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ tháng quý trước chuyển sang)

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu = Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của
tháng/quý x (Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ/ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra
chịu thuế (bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) x 100%

- Riêng đối với cơ sở kinh doanh thương mại mua hàng hóa để thực hiện xuất khẩu thì số thuế GTGT
đầu vào được hoàn cho hàng hoá xuất khẩu được xác định như sau:

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu = (Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của
tháng/quý - Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa còn tồn kho cuối tháng/quý) x (Tổng doanh thu xuất
khẩu trong kỳ / Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế (bao gồm cả doanh thu
xuất khẩu)) x 100%

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưa được
41

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng quý mà
kết chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo; nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo
tháng/quý.

Ví dụ: Tháng 3/2014 Tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp X có số liệu:

- Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang: 0,15 tỷ đồng.


- Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu
thuế phát sinh trong tháng: 4,8 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu (TDT) là 21,6 tỷ, trong đó: doanh thu xuất khẩu (DTXK) là 13,2 tỷ đồng, doanh thu
bán trong nước chịu thuế GTGT là 8,4 tỷ đồng.
Tỷ lệ % DTXK/TDT = 13,2/21,6 x 100% = 61%.

- Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước là 0,84 tỷ đồng.
Số thuế GTGT được hoàn theo tháng của hàng xuất khẩu được xác định như sau:

Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng = 0,84 tỷ đồng - (0,15+4,8 ) tỷ đồng = -4,11 tỷ đồng.

Như vậy số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng là 4,11 tỷ đồng.
- Xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu = 4,11 tỷ đồng x 61% = 2,507 tỷ đồng

Ví dụ: Tháng 3/2014 Tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp thương mại XNK X có số liệu;
- Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang: 200 triệu đồng.
Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu
thuế phát sinh trong tháng: 4,8 tỷ đồng.
Tổng doanh thu (TDT) là 21,6 tỷ, trong đó: doanh thu xuất khẩu (DTXK) là 13.2 tỷ đồng, doanh thu
bán trong nước chịu thuế GTGT là 8,4 tỷ đồng.
Tỷ lệ % DTXK/TDT = 13,2 / 21,6 x 100% = 61%.

- Thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước là 840 triệu đồng.
- Giá trị hàng hoá tồn kho có thuế GTGT đầu vào cuối tháng 3/2014 là 10 tỷ đồng, tương đương thuế
GTGT đầu vào đã kê khai, khấu trừ là 1 tỷ đồng (thuế suất là 10%)

Số thuế GTGT được hoàn theo tháng của hàng xuất khẩu được xác định như sau:

Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng = 840 triệu đồng - (200 triệu + 4.800 triệu đồng) = - 4.160
triệu đồng

Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ sau khi loại trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa,
nguyên vật liệu còn tồn kho là:

42

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)


lOMoARcPSD|27094838

4.160 triệu đồng – 1.000 triệu đồng = 3.160 triệu đồng

- Xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu = 3.160 triệu đồng * 61% = 1.927,6 triệu đồng

43

Downloaded by Nh? H?o Nguy?n (k60.2114120004@ftu.edu.vn)

You might also like