Bo de Cau Hoi Chuyen Doi So

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

BỘ CÂU HỎI CUỘC THI TRỰC TUYẾN

“TÌM HIỂU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ”

Câu hỏi 1. Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì?
A. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà
nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân.
B. Là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà
nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
C. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ
cho cá nhân trên môi trường mạng.
D. Là dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước được cung cấp chỉ
cho các tổ chức trên môi trường mạng.
Câu hỏi 2. Theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày
05/09/2022 của Chính phủ thì “Khái niệm" nào sau đây là đúng?
A. “Danh tính điện tử” là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức
trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân
hoặc tổ chức đó trên môi trường điện tử.
B. “Chủ thể danh tính điện tử” là tổ chức, cá nhân được xác định gắn với
danh tính điện tử.
C. “Định danh điện tử” là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn
danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 3. Theo quy đinh tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày
21/12/2022 của Chính phủ thì việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của
công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một
trong các phương thức nào dưới đây?
A. Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống
thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
B. Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của
công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID.
C. Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên
thẻ Căn cước công dân gắn chíp.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 4. Người dân sau khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức
độ 1/mức độ 2 thành công có thể đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện ích
nào trên ứng dụng VNeID ?

1
A. Giải quyết dịch vụ công trực tuyến: thông báo lưu trú, đăng ký thường
trú, tạm trú, khai báo tạm vắng… sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu đăng ký mà
không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian,
chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
B. Các tính năng nổi bật: Ví giấy tờ, thông báo lưu trú, tố giác tội
phạm… giúp công dân có thể thay thế thẻ Căn cước công dân gắn chíp, các loại
giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như: giấy phép lái xe,
đăng ký xe, bảo hiểm y tế …
C. Khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải
mang theo, thực hiện các giao dịch hành chính.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 5. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với
chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có những lợi ích nào dưới
đây?
A. Có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong
thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân.
B. Có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã
đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối
chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
C. Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều
loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện giao dịch hành chính công.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 6. Để thực hiện thủ tục hành chính qua hình thức dịch vụ công
trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tỉnh Bình Phước,
công dân cần truy cập vào địa chỉ nào dưới đây?
A. https://dichvucong.binhphuoc.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn
B. https://egov.bp.gov.vn
C. Zalo.com, facebook.com, youtube.com.
D. Https://dichvucongtructuyen.binhphuoc.gov.vn.
Câu hỏi 7. Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định
danh điện tử trên ứng dụng VNeID trong bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận
được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử?
A. 07 ngày.
B. 08 ngày.
C. 05 ngày.
D. 06 ngày.
Câu hỏi 8. Khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến lĩnh vực hộ
tịch, thủ tục hành chính nào dưới đây công dân không thể ủy quyền cho người
khác thực hiện?
A. Cấp bản sao trích lục hộ tịch.
2
B. Đăng ký kết hôn.
C. Đăng ký nhận cha, mẹ, con.
D. Đáp án B và C đều đúng
Câu hỏi 9. Ông A trước đây thi giấy phép lái xe B1 dùng chứng minh
nhân dân để làm thủ tục, nay ông A đã đổi chứng minh nhân dân sang thẻ
Căn cước công dân, vậy khi đi gia hạn giấy phép lái xe ông A dùng giấy tờ gì?
A. Giấy khai sinh.
B. Thẻ Bảo hiểm y tế.
C. Có thể dùng thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 10. Theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày
24/6/2022 của Chính phủ thì dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có
những mức độ nào dưới đây?
A. Có 1 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
B. Có 2 mức độ: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình; Dịch vụ công trực
tuyến một phần.
C. Có 4 mức độ: Mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3, mức độ 4.
D. Có 3 mức độ: Mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3.
Câu hỏi 11. Tài khoản định danh điện tử công dân Việt Nam bị khóa khi
nào?
A. Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử
của mình.
B. Chủ thể danh tính điện tử chết.
C. Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng
VNeID hoặc bị thu hồi thẻ Căn cước công dân.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 12. Theo Đề án 06 của Chính phủ thì các thủ tục hành chính nào
dưới đây là các thủ tục hành chính thiết yếu?
A. Gia hạn tạm trú; Thông báo lưu trú.
B. Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo
lưu trú.
C. Đăng ký thường trú; Xác nhận thông tin về cư trú.
D. Thông báo lưu trú; Xóa đăng ký thường trú, Xóa đăng ký tạm trú.
Câu hỏi 13. Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính
phủ thì “Tài khoản định danh điện tử” là gì?
A. Là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy
tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện
tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.

3
B. Là tài khoản do Bộ Công an lập trên các thiết bị thông minh và cấp
cho người dân bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu.
C. Là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực
khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (Bộ Công an).
D. Là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện
thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử
quốc gia, do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển.
Câu hỏi 14. Danh tính điện tử người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
gồm những nội dung nào dưới đây?
A. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm
và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung).
B. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài); Thông tin
sinh trắc học (Vân tay).
C. Thông tin cá nhân (Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy
tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế); Thông tin sinh trắc học
(Vân tay).
D. Thông tin cá nhân (Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm
và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm,
loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế); Thông tin
sinh trắc học (Ảnh chân dung; Vân tay).
Câu hỏi 15. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình của cơ quan nhà nước là
gì?
A. Là dịch vụ bảo đảm chỉ cung cấp toàn bộ thông tin việc giải quyết thủ
tục hành chính trên môi trường mạng.
B. Là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính,
việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường
mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công
ích.
C. Là dịch vụ bảo đảm cung cấp một phần thông tin về thủ tục hành
chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi
trường mạng.
D. Là dịch vụ bảo đảm chỉ cung cấp toàn bộ thông tin việc thực hiện thủ
tục hành chính trên môi trường mạng.
Câu hỏi 16. Tổng thời gian giải quyết nhóm thủ tục hành chính liên thông
“Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí
mai táng” đối với người có công là bao nhiêu ngày làm việc?
A. Không quá 24 ngày làm việc.
B. Không quá 18 ngày làm việc.
C. Không quá 12 ngày làm việc.

4
D. Không quá 10 ngày làm việc.
Câu hỏi 17. Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân
Việt Nam cần làm gì?
A. Đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú
để xác thực ảnh mặt và vân tay; cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm y
tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe.
B. Đến cơ quan công an chỉ để cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo
hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…
C. Chỉ cần thực hiện các thao tác đăng ký trên điện thoại di động.
D. Không cần làm gì cả, cán bộ công an xã/phường sẽ đăng ký hộ.
Câu hỏi 18. Danh tính điện tử tổ chức gồm những nội dung nào dưới
đây?
A. Mã định danh điện tử của tổ chức, Số định danh cá nhân hoặc số định
danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc
người đứng đầu của tổ chức.
B. Tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước
ngoài (nếu có).
C. Ngày, tháng, năm thành lập, Địa chỉ trụ sở chính.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 19. Mật khẩu ứng dụng VNeID phải đảm bảo yêu cầu nào?
A. Phải từ 8-20 ký tự.
B. Bao gồm số, chữ viết hoa, chữ viết thường.
C. Bao gồm ít nhất 1 ký tự đặc biệt.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 20. Có thể sử dụng thông tin, hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên
ứng dụng nào để đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thay thế thẻ bảo hiểm y tế
giấy?
A. Hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID hoặc hình ảnh thẻ trên ứng dụng
VNeID hoặc thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
B. Trên ứng dụng của ngân hàng.
C. Ảnh chụp qua điện thoại thông minh.
D. Hình ảnh thẻ của cán bộ, công chức, viên chức.
Câu hỏi 21: Khi thực hiện một thủ tục hành chính qua hình thức dịch vụ
công trực tuyến qua website: https://dichvucong.binhphuoc.gov.vn hoặc
https://dichvucong.gov.vn công dân có thể thực hiện vào thời gian nào dưới
đây?
A. Chỉ thực hiện được trong giờ hành chính.
B. Bất cứ lúc nào khi kết nối được môi trường mạng.
C. Chỉ thực hiện được trong ngày làm việc.

5
D. Chỉ thực hiện được trong ngày thứ bảy, chủ nhật.
Câu hỏi 22: Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính
phủ thì “Ứng dụng VNelD” là được hiểu như thế nào?
A. VNelD là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển
để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục
hành chính công trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
B. VNelD là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển
để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục
hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện
tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C. VNelD hay còn gọi là “ví giấy tờ điện tử” là phương thức quản lý
thông tin CCCD cùng toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng, giúp công
dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử - dịch vụ công trực tuyến của
Bộ Công an.
D. VNelD là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển
để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử.
Câu hỏi 23: Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo, mấy
nhóm tiện ích và mấy nhóm nhiệm vụ?
A. 05 quan điểm; 03 nhóm tiện ích; 05 nhiệm vụ.
B. 08 quan điểm; 04 nhóm tiện ích; 07 nhiệm vụ.
C. 07 quan điểm; 05 nhóm tiện ích; 06 nhiệm vụ.
D. 09 quan điểm; 02 nhóm tiện ích; 03 nhiệm vụ.
Câu hỏi 24: Tài khoản định danh điện tử có thể tích hợp giấy tờ nào dưới
đây của công dân?
A. Thẻ bảo hiểm y tế.
B. Giấy đăng ký xe.
C. Giấy phép lái xe.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 25: Theo Quyết định 49/QĐ-BHXH ngày 19/01/2023 của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về dịch vụ công trực tuyến "Đăng ký tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công", người dân có thể truy cập
vào trang website nào để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện theo hình thức
trực tuyến ?
A. Https://chinhphu.vn.
B. Https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn hoặc
Https://dichvucong.gov.vn
C. Https://hanoi.gov.vn
D. Https://pbgdpl.vietnam.gov.vn
6
Câu hỏi 26: Dịch vụ công trực tuyến toàn trình của cơ quan nhà nước là
gì?
A. Là dịch vụ bảo đảm cung cấp một phần thông tin về thủ tục hành
chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi
trường mạng.
B. Là dịch vụ bảo đảm chỉ cung cấp toàn bộ thông tin việc thực hiện thủ
tục hành chính trên môi trường mạng.
C. Là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính,
việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường
mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công
ích.
D. Là dịch vụ bảo đảm chỉ cung cấp toàn bộ thông tin việc giải quyết thủ
tục hành chính trên môi trường mạng.
Câu hỏi 27: Chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện
tử phải tuân thủ quy định nào?
A. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao
dịch trái quy định của pháp luật.
B. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử xâm phạm đến an
ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
C. Không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh
và xác thực điện tử.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu hỏi 28: Thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với
công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp là bao nhiêu ngày?
A. Không quá 07 ngày làm việc.
B. Không quá 06 ngày làm việc.
C. Không quá 05 ngày làm việc.
D. Không quá 03 ngày làm việc.
Câu hỏi 29: Theo Đề án 06 của Chính phủ thì các thủ tục hành chính nào
dưới đây là các thủ tục hành chính thiết yếu?
A. Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo
lưu trú.
B. Gia hạn tạm trú.
C. Xóa đăng ký thường trú, Xóa đăng ký tạm trú.
D. Xác nhận thông tin về cư trú.
Câu hỏi 30: Vấn đề then chốt trong chuyển đổi số là gì?
A. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành
công và bền vững , đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển
đổi số.
7
B. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về
công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ
khi thiết kế.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu hỏi 31: Theo quy định của Luật Cư trú, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã
được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư
trú cho đến thời điểm nào sau đây?
A. Đến ngày 01/07/2022.
B. Đến hết ngày 31/12/2023.
C. Đến hết ngày 31/12/2022.
D. Đến hết ngày 01/7/2023.
Câu hỏi 32: Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính
phủ thì “Tài khoản định danh điện tử” là gì?
A. Là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực
khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (Bộ Công an).

B. Là tài khoản do Bộ Công an lập trên các thiết bị thông minh và cấp
cho người dân bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu.
C. Là tài khoản được tạo lập bởi người dân và doanh nghiệp trên điện
thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử
quốc gia, do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển.
D. Là tài khoản do người dân tạo lập trên điện thoại, máy tính bảng, máy
tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện
tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
Câu hỏi 33: Quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đổi
giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia gồm các bước nào sau đây?
A. (1) Lựa chọn dịch vụ công, (2) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ
thống, (3) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ.
B. (1) Lựa chọn dịch vụ công, (2) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ
thống, (3) Nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến, (4) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ
sơ.
C. (1) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ thống, (2) Nộp hồ sơ và thanh
toán trực tuyến, (3) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ.
D. (1) Lựa chọn dịch vụ công, (2) Đăng ký tài khoản và Đăng nhập hệ
thống, (3) Tra cứu, theo dõi tình trạng hồ sơ, (4) Nộp hồ sơ và thanh toán trực
tuyến.
Câu hỏi 34: Thời gian giải quyết thủ tục "Đăng ký khai tử" thuộc thẩm
quyền giải quyết của UBND cấp xã bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến
qua website: Https://dichvucong.hanoi.gov.vn là bao nhiêu ngày?
8
A. 03 ngày làm việc.
B. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ
mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo
C. 07 ngày làm việc.
D. 05 ngày làm việc.
Câu hỏi 35: Tài khoản định danh điện tử công dân Việt Nam bị khóa khi
nào?
A. Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử
của mình.
B. Chủ thể danh tính điện tử chết.
C. Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng
VNeID hoặc bị thu hồi thẻ Căn cước công dân.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 36: Đối tượng nào dưới đây được cấp tài khoản định danh điện
tử ?
A. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đối với công dân Việt Nam
là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản
định danh điện tử của cha mẹ, hoặc người giám hộ.
B. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt
Nam.
C. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối
với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được
đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 37: Công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng
dụng VNeID như thế nào cho đúng?
A. Không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác.
B. Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị.
C. Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức -
thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 38: Người lao động có nhu cầu đăng ký nộp hồ sơ đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công
thành phố Hà Nội thì thời hạn nộp hồ sơ là bao nhiêu tháng kể từ ngày chấm
dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc?
A. 06 tháng.
B. 02 tháng.
C. 03 tháng.
D. 01 tháng.

9
Câu hỏi 39: Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt
Nam gồm những thông tin nào dưới đây?
A. Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày,
tháng, năm sinh; Giới tính) và Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung).
B. Chỉ có thông tin cá nhân gồm Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và
tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính.
C. Thông tin cá nhân (Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày,
tháng, năm sinh; Giới tính) và Thông tin sinh trắc học (Ảnh chân dung, Vân tay).
D. Chỉ có Thông tin sinh trắc học là Ảnh chân dung.
Câu hỏi 40: Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định
danh điện tử, công dân có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để
đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình theo cách nào dưới đây?
A. Yêu cầu khóa tài khoản trên Trang thông tin định danh điện tử
Https://vneid.gov.vn.
B. Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
C. Liên hệ qua số Holine 1900.0368 để được hỗ trợ khóa tạm thời tài
khoản.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 41: Hạn sử dụng tài khoản định danh điện tử là bao nhiêu lâu?
A. Phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp.
B. 10 năm.
C. 20 năm.
D. 30 năm.
Câu hỏi 42: Muốn thực hiện thủ tục: "Cấp phiếu lý lịch tư pháp" thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp Hà Nội, công dân nộp hồ sơ theo cách
thức nào dưới đây?
A. Nộp qua dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tư pháp tại website:
Https://lltptructuyen.moj.gov.vn hoặc tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại website:
Https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng Dịch vụ công Hà Nội tại website:
Https://dichvucong.hanoi.gov.vn
B. Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích.
C. Nộp tại "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính" của Sở
Tư pháp Hà Nội.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 43: Tài khoản định danh điện tử có thể tích hợp giấy tờ nào dưới
đây của công dân?
A. Thẻ bảo hiểm y tế.
B. Giấy đăng ký xe.
C. Giấy phép lái xe.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
10
Câu hỏi 44: Hiện nay, chuyên mục “Nộp BHXH điện tử” trên Cổng Dịch
vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại website
Https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn cung cấp tiện ích nào cho người dân
tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?
A. Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ
gia đình tích hợp giảm trừ mức đóng, đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
B. Chỉ thực hiện việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình tích hợp giảm
trừ mức đóng.
C. Chỉ thực hiện việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình.
D. Chỉ thực hiện việc đăng ký đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế .
Câu hỏi 45: Theo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của
Chính phủ thì các loại giấy tờ nào sau đây có giá trị chứng minh thông tin về
nơi cư trú?
A. Thẻ Căn cước công dân gắn chip.
B. Sử dụng ứng dụng VNeID .
C. Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 46: Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính
phủ thì “Xác thực điện tử” là gì?
A. Là hoạt động xác nhận, khẳng định thông tin gắn với chủ thể danh
tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin của chủ thể danh tính điện
tử đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, cơ sở dữ liệu khác và hệ thống định danh .
B. Là hoạt động xác nhận, khẳng định thông tin gắn với chủ thể danh
tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin của chủ thể danh tính điện
tử đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ
sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, cơ sở dữ liệu khác và hệ thống định danh và
xác thực điện tử hoặc xác thực tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh
và xác thực điện tử tạo lập qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử để khẳng
định giá trị sử dụng của tài khoản định danh điện tử đó.
C. Là hoạt động xác nhận, khẳng định thông tin gắn với chủ thể danh
tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin của chủ thể danh tính điện
tử và xác thực điện tử hoặc xác thực tài khoản định danh điện tử do hệ thống định
danh và xác thực điện tử tạo lập qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử để
khẳng định giá trị sử dụng của tài khoản định danh điện tử đó.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 47: Dịch vụ hành chính công là gì?
A. Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, nhằm
mục tiêu lợi nhuận.

11
B. Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không
nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá
nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông
báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
C. Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, nhằm
mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân
dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà
nước đó quản lý.
D. Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không
nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp cho tổ chức.
Câu hỏi 48: CSDL quốc gia về dân cư là gì?
A. Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về
người dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về
công dân được chuẩn hoá, số hoá, phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
C. Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về
công dân phục vụ cho cơ quan nhà nước.
D. Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về
công dân, không được chuẩn hoá, số hoá, phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu hỏi 49: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm lưu trữ những thông tin
gì?
A. Thông tin về BHXH; về BHYT.
B. Thông tin về BHYT; về BHTN.
C. Thông tin về y tế, an sinh xã hội; về BHXH; về BHYT và về BHTN.
D. Thông tin về BHTN.
Câu hỏi 50: Phương thức nào dưới đây không phải là thanh toán điện tử?
A. Nạp tiền điện thoại qua ứng dụng ngân hàng điện tử.
B. Nạp tiền điện thoại qua thẻ cào.
C. Nạp tiền điện thoại qua ví điện tử.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 51: Ứng dụng Postmart có thể giúp chúng ta mua nông sản ở các
tỉnh khác? Nhận định nào sau đây là đúng.
A. Ứng dụng Postmart phục vụ giải quyết các thủ tục cho dịch vụ gửi thư và
vận chuyển đồ đạc chứ không giúp mua được nông sản.
B. Thông qua ứng dụng Postmart, chúng ta có thể tìm và đặt mua các nông
sản.
C. Postmart là sàn thương mại điện tử chỉ bán các thiết bị và đồ điện tử mà
không có các mặt hàng nông sản.
12
D. Postmart chỉ cung cấp địa chỉ các cửa hàng bán nông sản ở địa phương mà
mình đang sinh sống.
Câu hỏi 52: Những lợi ích mang lại khi đưa sản phẩm OCOP lên sàn
thương mại điện tử?
A. Thêm kênh bán hàng mới; Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường rộng lớn,
khẳng định thương hiệu; Tiết kiệm chi phí vận chuyển, bán hàng.
B. Thêm kênh bán hàng mới; Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường rộng lớn,
khẳng định thương hiệu; Tiết kiệm chi phí tiếp thị, quảng bá.
C. Thêm kênh bán hàng mới; Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường rộng lớn,
khẳng định thương hiệu; Tiết kiệm chi phí quản lý, vận chuyển.
D. Thêm kênh bán hàng mới; Đưa sản phẩm OCOP ra thị trường rộng lớn,
khẳng định thương hiệu; Tiết kiệm chi phí sản xuất, kho bãi cho các doanh nghiệp.
Câu hỏi 53: Trụ cột chính của chuyển đổi số là gì?
A. Chính phủ số, kinh doanh số, giáo dục số.
B. Chính trị số, kinh doanh số, xã hội số.
C. Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
D. Chính phủ số, kinh tế số, giáo dục số.
Câu hỏi 54: Đâu là trung tâm, chủ thể, động lực cho chuyển đổi số?
A. Người dân & Chính quyền.
B. Sinh viên & Nhà trường.
C. Doanh nghiệp & Chính quyền
D. Người dân & Doanh nghiệp.
Câu hỏi 55: Tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số?
A. Đến năm 2025, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và
xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
B. Đến năm 2030, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và
xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
C. Đến năm 2035, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và
xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
D. Đến năm 2050, cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và
xã hội số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Câu hỏi 56: Ứng dụng Bình Phước Today có những tiện ích nào?
A. Tin tức, phản ánh, thông tin địa lý.
B. Dịch vụ công, thanh toán, hệ thống một cửa.
C. Camera, du lịch, tiện ích công dân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 57: Để sử dụng ứng dụng Bình Phước Today?
A. Tải ứng dụng và cài đặt trên điện thoại thông minh.
B. Truy cập website của Bình Phước Today.
C. Tải và cài đặt ứng dụng trên máy tính để bàn và laptop.
13
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 58: Ứng dụng VNeID dùng để làm gì?
A. Có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ truyền thống.
B. Giúp Cơ quan chức năng truy vết các ca lây nhiễm COVID-19 thứ
phát và thông báo cho người dân kịp thời.
C. Phản ánh về an ninh trật tự và nhiều dịch vụ khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 59: Tải ứng dụng VNeID ở đâu?
A. Cửa hàng ứng dụng Google Play trên thiết bị di động nếu dùng Hệ
điều hành Android.
B. Cửa hàng ứng dụng Google Play trên thiết bị di động nếu dùng Hệ
điều hành Android và Cửa hàng ứng dụng App Sotre trên thiết bị di động nếu dùng
Hệ điều hành IOS.
C. Cửa hàng ứng dụng App Sotre trên thiết bị di động nếu dùng Hệ điều
hành IOS.
D. Truy cập vào trang website theo địa chỉ https://vneid.gov.vn/ tải ứng
dụng và cài đặt trên máy tính để bàn hoặc laptop.
Câu hỏi 60: Ứng dụng VssID có những tiện ích gì?
A. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
B. Cung cấp thông tin thẻ BHYT và quá trình tham gia BHXH.
C. Các tin tức hoạt động ngành BHXH.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu hỏi 61: Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định
danh điện tử, công dân cần làm gì?
A. Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc
gia.
B. Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
C. Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc
gia và Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
D. Gọi tổng đài 113.
Câu hỏi 62: Trường hợp thông tin giấy tờ tùy thân của người dùng không
trùng khớp với thông tin đăng ký thuê bao di động bạn cần làm gi?
A. Không làm gì cả.
B. Người dùng cần ra cửa hàng Viettel, Vinaphone, Mobiphone gần nhất để
thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao di động để có thể tiếp tục đăng ký sử dụng
dịch vụ.
C. Gọi *101#
D. Soạn tin nhắn TTTB gửi 1414.
Câu hỏi 63: Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm
thực hiện những nhiệm vụ gì?
14
A. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia,
thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
B. Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và
lợi ích của chuyển đổi số.
C. Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng
bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi
số.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu hỏi 64: Tra cứu thông tin thuê bao điện thoại di động bằng cách?
A. Soạn tin nhắn TTTB gửi 1414
B. Gọi 19008198
C. Không soạn nội dùng gì cả
D. Thao tác *101#
Câu hỏi 65: Đâu là tên gọi đầy đủ của Đề án 06 của Chính phủ?
A. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
B. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
C. Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
D. Đề án phát triển ứng dụng định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Câu 66: Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo?
A. 09 quan điểm
B. 07 quan điểm
C. 05 quan điểm
D. 08 quan điểm
Câu hỏi 67: Đâu không phải là nhóm tiện ích ban hành kèm theo Đề án
06 của Chính phủ?
A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
B. Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
C. Phục vụ công dân số.
D. Phục vụ kinh doanh, giải trí cho người dân và doanh nghiệp.
Câu hỏi 68: Tài khoản định danh điện tử là gì?
A. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản được tạo lập bởi người dân và
doanh nghiệp trên điện thoại. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng
dụng định danh điện tử quốc gia, do Thông tin và Truyền thông phát triển.

15
B. Tài khoản định danh điện tử là tài khoản do người dân tạo lập trên điện
thoại, máy tính bảng, máy tính laptop. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên
ứng dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch phát triển.
C. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số
định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi
cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác
thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng
dụng định danh điện tử quốc gia, do Bộ Công an phát triển.
D. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (chính là mã số
định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi
cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống công nghệ thông
tin.
Câu hỏi 69: Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ?
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
Câu hỏi 70: Đối tượng nào đủ điều kiện cấp tài khoản định danh điện
tử?
A. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là
người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản
định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
B. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với
người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng
ký theo tài khoản ĐDĐT của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
C. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 71: Khái niệm nào sau đây là đúng về “an ninh mạng”?
A. “An ninh mạng” là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng
không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
B. “An ninh mạng” là sự bảo đảm an ninh, an toàn mạng xã hội, internet.
C. “An ninh mạng” là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng
không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
D. “An ninh mạng” là sự quản lý của cơ quan Công an trên không gian
mạng nhằm bảo đảm hoạt động trên không gian mạng đảm bảo sự an toàn cho nhà
nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 72: Đề án 06 của Chính phủ có những nhóm tiện ích nào?
A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực
tuyến; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
16
B. Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số.
C. Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu
dữ liệu dân cư;
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 73: Đâu không phải là nhóm tiện ích ban hành kèm theo Đề án 06
của Chính phủ?
A. Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
B. Phục vụ kinh doanh, giải trí cho người dân và doanh nghiệp.
C. Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục vụ công dân số.
Câu 74: Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở đâu?
A. Mức 1 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID; mức 2 công dân
đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC
về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử.
B. Mức 1 và Mức 2 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID.
C. Mức 1 và Mức 2 công dân đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an
huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp
tài khoản định danh điện tử.
D. Không phải đăng ký.
Câu 75: Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân cần
làm gì?
A. Đến cơ quan công an để xác thực ảnh mặt và vân tay; cung cấp các giấy tờ
cá nhân như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…
B. Không cần làm gì cả, chỉ cần thao tác trên điện thoại Smartphone.
C. Đến cơ quan công an chỉ để cung cấp các giấy tờ cá nhân như thẻ bảo hiểm
y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe…
D. Không cần làm gì cả, cán bộ công an xã/phường sẽ đăng ký hộ.
Câu 76: Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại
chính chủ không?
A. Bắt buộc phải có số điện thoại chính chủ.
B. Không bắt buộc sử dụng số điện thoại chính chủ, nhưng khuyến khích sử
dụng vì vấn đề an toàn bảo mật.
C. Sử dụng số điện thoại của những người thân trong gia đình là được.
D. Sử dụng một số điện bất kỳ dù không sử dụng, miễn có là được.
Câu 77: Sau khi tải ứng dụng VNeID về điện thoại, để đăng ký sử dụng
tài khoản định danh điện tử, cần có giấy tờ gì?
A. Thẻ Căn cước công dân mã vạch hoặc gắn chip.
B. Thẻ Căn cước công dân gắn chip.
C. Không cần giấy tờ gì.
D. Chứng minh nhân dân 9 số.
17
Câu 78: Nguyên tắc kích hoạt tài khoản định danh điện tử?
A. Một số điện thoại có thể kích hoạt cho nhiều tài khoản khác nhau cùng thời
điểm.
B. Một số điện thoại chỉ kích hoạt cho một tài khoản.
C. Một số điện thoại chỉ kích hoạt được tối đa cho 2 tài khoản cùng thời điểm.
D. Một số điện thoại kích hoạt được tối đa cho 3 tài khoản cùng thời điểm.
Câu 79: Điều kiện để người dân tải, cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID?
A. Phải có Smartphone kết nối internet chạy hệ điều hành tối thiểu Android
5.0 hoặc iOS 13.0 trở lên.
B. Chỉ cần có Smartphone kết nối internet.
C. Chỉ tải và cài đặt được trên Smartphone chạy hệ điều hành iOS.
D. Chỉ tải và cài đặt được trên Smartphone chạy hệ điều hành Android.
Câu 80: Khi bị mất điện thoại đang sử dụng tài khoản định danh điện tử
thì cần làm gì?
A. Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.
B. Liên hệ cơ quan công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
C. Thay điện thoại mới và sử dụng bình thường.
D. Đáp án A và B đều đúng

18
Câu 81: Khi nhận được cuộc gọi lạ, xưng là cán bộ Công an yêu cầu cung
cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng,… để cấp tài khoản định danh
điện tử. Có nên thực hiện theo những yêu cầu trên không?
A. Không. Vì người dân có thể đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử qua
Ứng dụng VNeID hoặc ra trực tiếp cơ quan Công an để thực hiện. Cán bộ Công an
sẽ không gọi điện yêu cầu công dân cung cấp thêm thông tin cá nhân hay bất kỳ
loại giấy tờ nào khác.
B. Có. Vì cơ quan công an có thể cần bổ sung thêm giấy tờ tích hợp vào tài
khoản Định danh điện tử và liên hệ vì đã có số điện thoại lưu trong hệ thống.
C. Tùy vào nội dung cơ quan công an yêu cầu mà cân nhắc thực hiện theo hay
không.
D. Chỉ cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, đăng ký xe cho
người gọi điện; không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng.
Câu 82. Mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân khi nào?
A. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động mở khóa ngay tài khoản
định danh điện tử khi các căn cứ khóa tự động tài khoản định danh điện tử đã hết;
B. Khi công dân có yêu cầu;
C. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử
dụng dịch vụ có yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị mở
khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
D. Đáp án A và C là đúng
Câu 83: Tài khoản nào có thể dùng để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công
quốc gia?
A. Tài khoản đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
B. Tài khoản Định danh điện tử VNeID.
C. Tài khoản zalo cá nhân.
D. Đáp án A và B là đúng.
Câu 84: Theo quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân
Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân?
A. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi.
B. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi. 5

19
C. Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi.
D. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi.
Câu 85: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Luật Căn
cước công dân năm 2014?
A. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 45 tuổi và đủ 60 tuổi.
B. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
C. Khi công dân đủ 20 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
D. Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 65 tuổi.
Câu 86: Thẻ Căn cước công dân gắn chíp có những đặc điểm nổi bật và
tiện ích gì?
A. Thông tin cá nhân được bảo mật cao;
B. Khó bị làm giả do phôi và chíp được nhập từ nước ngoài, sản xuất trên
công nghệ tiên tiến.
C. Có thể dùng để rút tiền tại các cây ATM thay thế thẻ ATM.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 87: Mã QR Code trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp chứa thông
tin gì sau đây?
A. Số Căn cước công dân và Số Chứng minh nhân dân 9 số; Họ và tên; Ngày,
tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp Căn cước công dân.
B. Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp
Căn cước công dân.
C. Số Căn cước công dân và Số Chứng minh nhân dân 9 số; Ngày cấp Căn
cước công dân.
D. Số Căn cước công dân Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi
thường trú.
Câu 88: Dùng thẻ Căn cước công dân gắn chíp có bị cơ quan quản lý căn
cước công dân theo dõi, định vị qua chip không?
A. Không bị theo dõi.
B. Bị theo dõi trong trường hợp cần thiết.
C. Có bị theo dõi.
D. Bị theo dõi bởi thiết bị chuyên dụng.
Câu 89: Công dân bị thu hồi thẻ Căn cước công dân trong những trường
hợp nào?
A. Bị khởi tố bị can và bắt tạm giam.
B. Bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho
nhập quốc tịch Việt Nam.
C. Bị tước quốc tịch, hoặc bị khởi tố, bắt tạm giam.
D. Trong thời gian thi hành án.
Câu 90: Những lợi ích của mạng xã hội?
A. Cập nhật tin tức và xu hướng nhanh nhất; kết nối với nhiều người
20
B. Học hỏi những kỹ năng khác nhau; chia sẻ các bức ảnh và kỷ niệm
C. Tìm hiểu về các chủ đề mới; chơi các trò chơi
D. Tất cả các phương án trên
Câu 91. Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã
hội?
A. Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội; Chỉ kết bạn
với những người mà chúng ta quen biết trong đời thực
B. Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng; Cài đặt chế độ riêng tư trên
mạng xã hội
C. Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã
hội
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 91: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em ở độ tuổi nào
không được tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính, điện thoại?
A. Dưới 1 tuổi
B. Dưới 2 tuổi
C. Dưới 3 tuổi
D. Dưới 4 tuổi
A. Câu 92: Những hậu quả nguy hại đối với trẻ em khi tiếp xúc với màn
hình máy tính, tivi, điện thoại quá lâu?
Béo phì
B. Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và khả năng tư duy, ngôn ngữ của
trẻ
C. Kỹ năng giao tiếp kém, có nguy cơ bị trầm cảm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 93: Cách bảo mật tài khoản ngân hàng để tránh bị lừa đảo?
A. Không đọc mã bảo mật ngân hàng cho bất kì ai; Giữ bí mật tuyệt đối
thông tin cá nhân; Khóa thẻ thanh toán online khi không dùng; Thường xuyên thay
đổi mật khẩu tài khoản ngân hàng online; Bảo mật điện thoại di động
B. Sử dụng các hình thức xác thực bằng OTP; Không mở email đáng ngờ
C. Đăng kí SMS Banking để cập nhật tài khoản; Không vào tài khoản
ngân hàng khi dùng mạng wifi công cộng; Thường xuyên kiểm tra bảng kê khai tài
khoản
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 94: Những hành vi nào bị cấm khi thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt?
A. Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ
thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.

21
B. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép
chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng
lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
C. Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử
dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán. Tiết lộ, cung cấp thông tin
có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
không đúng theo quy định của pháp luật. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc
danh, mạo danh.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 95: Đợt cao điểm “90 ngày, đêm” triển khai mục tiêu “4 phủ” trên
địa bàn tỉnh Bình Phước theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 04/4/2024 của
UBND tỉnh thực hiện trong thời gian nào?
A. Từ ngày 01/4/2024 - 01/7/2024
B. Từ ngày 04/4/2024 - 03/7/2024
C. Từ ngày 01/4/2024 - 04/7/2024
D. Từ ngày 04/4/2024 - 01/7/2024
Câu 96: Mục tiêu “4 phủ” theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày
04/4/2024 của UBND tỉnh là gì?
A. Phấn đấu 100% người dân đủ điều kiện được: (1) Phủ căn cước công
dân; (2) kích hoạt định danh điện tử; (3) sử dụng sim chính chủ kèm chữ ký số; (4)
người dân có điện thoại thông minh 4G.
B. Phấn đấu 100% người dân đủ điều kiện được: (1) cấp căn cước công
dân; (2) được kích hoạt ĐDĐT; (3) sử dụng sim chính chủ kèm chữ ký số; (4)
người dân sử dụng smartphone 4G thay thế các điện thoại 2G tắt sóng.
C. Phấn đấu 100% người dân đủ điều kiện được: (1) cấp căn cước công
dân; (2) được kích hoạt định danh điện tử; (3) sử dụng sim chính chủ kèm chữ ký
số; (4) người dân sử dụng tài khoản ngân hàng thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt.
D. Phấn đấu 100% người dân đủ điều kiện được: (1) cấp căn cước công
dân; (2) được kích hoạt định danh điện tử; (3) có chữ ký số; (4) người dân sử dụng
smartphone 4G.
Câu 97: Đâu là một trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã
được Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Bình Phước lần thứ XI thông qua?
A. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội
B. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho
cán bộ, hội viên, phụ nữ
C. Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công
nghệ thông tin
D. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng
công nghệ số
22
Câu 98: Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (ban hành kèm theo Quyết
định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin & Truyền thông) áp
dụng cho đối tượng nào?
A. Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước; tổ chức, cá nhân khác sử dụng
mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
B. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công viên chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội;
nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
C. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công viên chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung
cấp dịch vụ.
D. Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước; tổ chức, cá nhân khác sử dụng
mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ
mạng xã hội tại Việt Nam.
Câu 99: Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (ban hành kèm theo Quyết
định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin & Truyền thông) có
những quy tắc ứng xử chung nào áp dụng cho tất cả nhóm đối tượng sử dụng
mạng xã hội?
A. Quy tắc tôn trọng pháp luật; Quy tắc lành mạnh; Quy tắc an toàn
thông tin; Quy tắc trách nhiệm
B. Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Quy tắc lành mạnh, văn minh;
Quy tắc an toàn thông tin; Quy tắc trách nhiệm xã hội
C. Quy tắc tôn trọng, tuân thủ chính sách, pháp luật; Quy tắc lành mạnh,
văn minh; Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin; Quy tắc trách nhiệm, nhân văn.
D. Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Quy tắc lành mạnh; Quy tắc an
toàn, bảo mật thông tin; Quy tắc trách nhiệm
Câu 100: Để bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng internet cần thực hiện
các giải pháp nào?
A. Không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên phương tiện truyền thông xã
hội.
Không cần điền vào hồ sơ truyền thông xã hội đầy đủ mà chỉ phải điền vào
các mục bắt buộc.
B. Sử dụng trình duyệt web riêng tư hoặc bảo mật. Sử dụng mật khẩu
mạnh và độc đáo, mọi thứ cần phải được bảo vệ bằng mật khẩu, từ điện thoại di
động đến máy tính xách tay.
C. Tránh sử dụng Wifi công cộng và tại các điểm nóng (Wifi tại các sân
bay, nhà ga, trạm xe buýt và quán cà phê…)
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

23

You might also like