Tác động của hội nghị Ianta đến Châu Á và Việt Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Tác động của hội nghị Ianta đến Châu Á và Việt Nam

1. Châu Á
- Ở châu Âu có sự phân chia 2 cực rõ ràng, phân định chặt chẽ. Đông Âu sẽ
chịu ảnh hưởng của Liên Xô, tức chế độ XHCN, trong khi đó Tây Âu sẽ chịu
ảnh hưởng của Mĩ với chế độ TBCN. Tuy nhiên, ở khu vực châu Á lại không
có sự rạch ròi cụ thể như thế và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có
chiều hướng khác với sự đối đầu của 2 phe.

- Theo như thoả thuận của các đế quốc tại hội nghị Ianta, Châu Á vẫn thuộc
phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Điều đó cho thấy châu Á vẫn
đang chấp nhận dưới nền thống trị thuộc địa của các nước thực dân. ( Nếu
có bản đồ châu Á thì lại tốt vcl )

- Mục tiêu chung của hội nghị Ianta là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức
và chủ nghĩ quân phiệt Nhật Bản. Trong khi đó, các nước ở châu Á là thuộc
địa của Nhật, việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á và sau sự
kiện Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện đã châm ngòi cho các
nước thuộc địa nổi lên cuộc kháng chiến. Điển hình là:

+ Ngày 17/8/1975 : Indonexia tuyên bố độc lập


+ Ngày 2/9/1945: Việt Nam tuyên bố độc lập
+ Ngày 12/10/1945 : Lào tuyên bố độc lập
Như một phản ứng dây chuyền, làn sóng đấu tranh dân tộc nhanh
chóng lan rộng ra Nam Á, Tây Á,..

- Theo như thỏa thuận của 3 cường quốc Anh, Mĩ, Xô thì Trung Quốc sẽ trở
thành “ khu đệm “, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân Đảng ( dưới sự
lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch ) có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung
Quốc sẽ được thành lập. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm sau đó, cuộc nội chiến
bùng nổ tại Trung Quốc, điều mà đã không diễn ra đúng như sự sắp đặt của
các nước đế quốc.

- Hội nghị Ianta có quyết định trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và
các đảo nhỏ xung quanh, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.Thời kỳ
trước, trong Chiến tranh Lạnh và từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, vấn đề
quần đảo Curin trong quan hệ Nga - Nhật chưa được giải quyết hoàn toàn;
Vấn đề “lãnh thổ phương Bắc” sẽ còn tồn tại lâu dài trong quan hệ giữa Liên
bang Nga với Nhật Bản, đây là nhân tố quan trọng để Nga và Nhật chi phối,
kiềm chế lẫn nhau. Về vấn đề này, nguyên Thủ tướng Nhật Bản I. Nacaxônê
viết như sau: “... Vấn đề các lãnh thổ phương Bắc tồn tại trong quan hệ giữa
Nhật Bản và Nga đã không được giải quyết trong Chiến tranh Lạnh. Chiến
tranh Lạnh kết thúc đã không đẩy nhanh việc giải quyết vấn đề này. Cũng
không nhìn thấy triển vọng giải quyết vấn đề ấy trong tương lai gần”

Nội dung trong quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) về Nhật Bản đã
ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và nước Nga hiện nay.
- Mông Cổ được giữ nguyên trạng, đó là điều kiện số một để Liên Xô tham
chiến chống Nhật. Năm 1945, trước khi Mĩ công bố “ hiệp định Ianta “, chính
phủ Trung Quốc đã cử người sang đàm phán Trung-Xô. Đứng trước việc
Trung Quốc bày tỏ ý định muốn sát nhập Mông Cổ, Stalin đã bày tỏ : “Nói thật
với anh, sở dĩ tôi muốn Ngoại Mông Cổ, hoàn toàn là đứng trên quan điểm
chiến lược quân sự mà muốn địa phương đó thôi “ .

Ta có thể thấy, Ngoại Mông Cổ vào năm 1945, tuy đất rộng, nhưng dân số ít,
giao thông không thuận tiện và cũng chẳng có sản phẩm xuất khẩu gì. Nhưng
ta hoàn toàn hiểu rằng, Liên Xô không hề có ý định để Ngoại Mông Cổ sát
nhập vào Trung Quốc mà ông muốn giữ nguyên trạng. Câu hỏi được đặt ra ở
đây là, điều gì khiến Liên Xô mong muốn một đất nước nghèo nàn và lạc
hậu đến thế ?

+ Stalin đã nói điều này trong khi đàm phán: “Nếu có một lực lượng quân
sự từ Ngoại Mông Cổ tiến công vào Liên Xô, một khi đường sắt Siberia bị
cắt, Liên Xô sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng “ . Ta hoàn toàn hiểu rằng, vị
trí địa lý của Mông Cổ có ý nghĩa chiến lược quân sự vô cùng quan
trọng đối với Liên Xô.
+ Mông Cổ thường được gọi là nước Cộng hòa thứ 16 của Liên Xô,
thực tế, Mông Cổ đã thực sự trở thành một bản sao không tồi về mọi
phương diện và được sự giúp đỡ mọi mặt của Liên Xô. Có thể thấy,
Mông Cổ là một nước hoàn toàn trung thành với Liên Xô. Nếu Mông
Cổ sát nhập vào Trung Quốc, Liên Xô sẽ mất đi một vị đồng minh một
cách đáng tiếc.
+ Liên Xô muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của Quốc Dân Đảng Trung
Quốc tại Mông Cổ. Stalin đã lo sợ một khi Trung Quốc thống nhất,
Trung Quốc sẽ tiến nhanh hơn bất kì nước nào và điều đó sẽ trở
thành một mối đe dọa đối với Liên Xô. Rõ ràng trong mắt của Stalin,
Trung Quốc trở thành một đối thủ tiềm tàng đầy nguy hiểm.
2. Việt Nam

- Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2 đang
bước vào giai đoạn kết thúc (2/1945). Lúc này Việt Nam đang phải chịu ách
thống trị của Pháp và Nhật. Việc tổ chức hội nghị Ianta cho thấy các nước
Đồng minh đang chuẩn bị gấp rút nhằm tiêu diệt toàn bộ chủ nghĩa phát xít.
Quân Nhật ở Đông Dương nhanh chóng đảo chính ( 3/1945), điều này tạo
nên thuận lợi cho cách mạng nước ta. Kẻ thù của ta lúc này chỉ còn lại duy
nhất là Nhật.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít ở Đức và Ý ở châu Âu đã làm cho Nhật mất
đi chỗ dựa và đặt Nhật vào thế tuyệt vọng.
Theo như nội dung của hội nghị Ianta: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít,
nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tổ chức lại thế giới.
Điều này dẫn đến quân Nhật bị tiêu diệt một cách nhanh chóng

Tạo thời cơ “ ngàn năm có một “ cho Việt Nam đứng lên tiến hành cuộc Cách
mạng tháng Tám.
+ Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua lãnh đạo toàn dân tổng khởi
nghĩa.
+ Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ : “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy
sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên
quyết giành cho được độc lập “
+ Dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh, trong những điều kiện
khách quan và chủ quan thuận lợi, dân tộc đã vùng dậy tiến hành
tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, làm tan rã bộ máy chính quyền của
Nhật Bản và tay sai, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Hội nghị Yalta tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam: theo quyết định
thứ ba của Yalta là phân chia quyền lợi giữa các cường quốc thắng trận, các
nước Đông Nam Á thuộc ảnh hưởng của các nước phương Tây. Lấy cớ dựa
vào quyết định này nên sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Pháp đã
ráo riết chuẩn bị lực lượng và đến 23/9/1945 thì Pháp được Anh che chở đã
chính thức nổ súng trở lại xâm lược Việt Nam. Liên Xô dù muốn giúp đỡ cách
mạng Việt Nam thì cũng không giúp đỡ được vì hội nghị Yalta không quy định
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Việt Nam nghiễm nhiên trở thành nơi giao nhau giữa 2 chế độ đối lập nhau -
TBCN và XHCN.

You might also like