Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 2021-2022

VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX

I- NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC TỪ NĂM
(1858 - 1973)
1.Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâmlược Việt Nam. Chiến sự ở đà nẵng năm 1858
a) Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.
+ Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của
thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp
nổ ra.
- Chính sách cấm đạo và sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo
kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.
c) Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Ngày 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
Quan sát lược đồ Việt Nam, trả lời câu hỏi vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng lamg mục tiêu
tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.
- Quân dân ta thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", gây cho địch nhiều khó khăn.
- Quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
- Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng
nhanh của pháp bước đầu thất bại.
2. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm
1859 đến năm 1862
a) Kháng chiến ở Gia Định
- Không chiếm được Đà Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định vì đây là một vị trí chiến lược
quan trọng, có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có thể dùng làm căn cứ để mở rộng xâm
lược Campuchia. Ngày 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh
chóng.
+ Trái ngược lại, các đội dân binh văn chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn
buộc chúng phải chùn bước.
+ Từ đây Pháp chuyển hẳn sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chiếm Việt Nam từng bước.
- Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp:
+ Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân Pháp ở Việt Nam bị điều động sang chiến trường
Trung Quốc, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định.
+ Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng đại đồn
Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi nhanh chóng.
b) Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862
- Xác định trên lược đồ các vị trí Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long (bị Pháp
chiếm từ năm 1861 đến đầu năm 1862).
- Ngày 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm đại đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng chúng đánh chiếm ba tỉnh là Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861),
Vĩnh Long (23/3/1862).
- Tuy vậy, thực dân Pháp không sao kiểm soát được các vùng đã chiếm đóng. Cuộc kháng
chiến của nhân dân ta phát triển mạnh, đặc biệt khởi nghĩa Trương Định giành được nhiều thắng
lợi, gây cho Pháp hiều khó khăn.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), nhượng hẳn cho
Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Phân tích vì sao triều đình kí hoà ước: đường lối thủ để hoà, tâm lí ngại giặc, sợ giặc, đánh
giá sai về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù...
2 Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
- Nguyên nhân:
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sông nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ
phận phải phiêu tán lên Yên Thế. Họ sẵn sàng đứng dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên thế đã đứng
dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1884 - 1892, dưới dự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm, nghĩa quân đã xây dựng hệ
thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Giai đoạn 1893 - 1897, do Đề Thám lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm
chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng).
+ Giai đoạn 1898 - 1908, trong 10 năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của
những nghĩa sĩ yêu nước.
+ Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này
sang nơi khác. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
- Ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.

III- VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 - 1918)
1. Tình hình kinh tế - xã hội
a) Những biến động về kinh tế
Chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thộc địa Đông
Dương nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh:
- Tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.
- Trong nông nghiệp, Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền, bắt nông dân chuyển từ
trồng lúa sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
- Trong công thương nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than. Một số cơ sở
kinh doanh của người Việt được mở rộng, một số xí nghiệp mới xuất hiện.
b) Tình hình phân hoá xã hội
- Nông dân ngày càng bị bần cùng. Thanh niên trai tráng bị bắt lính, lực lượng lao động bị
giảm sút. Thiên tai, mất mùa xảy ra thường xuyên, diện tích trồng lùa bị thu hẹp, sưu thuế và các
khoản đóng góp (do chính sách động viên của Pháp) ngày một nặng nề.
- Công nhân số lượng đông đảo thêm (do công nghiệp thời chiến pháp triển hơn trước).
- Tư sản, tiểu tư sản tăng thêm về số lượng và thế lực kinh tế, tạo điều kiện hình thành các
giai cấp mới sau chiến tranh. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh để bênh vực quyền lợi cho mình.
2. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
a) Phong trào công nhân
- Phong trào công nhân tiếp tục nổ ra ở nhiều nơi như: nhà máy sàng Kế Bào, mở than Hà Tu
(1916), mỏ bô xít Cao Bằng.
- Công nhân còn tham gia vào cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (8/1917).
- Hình thức đấu tranh phổ biến là đấu tranh kinh tế kết hợp với vũ trang.
- Nét mới là thể hiện rõ hơn tinh thần đoàn kết, ý thức kỷ luật của giai cấp công nhân nước ta.
- Tuy nhiên phong trào còn mang tính lẻ tẻ, tự phát.
b) Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)
- Nguyễn Tất Thành hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, trong một gia
đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm tường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề để kiếm sống.
Người thấy rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc
lột dã man.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và
tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam; tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh
hưởng Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

PHẦN II: LUYỆN TẬP, CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất
trong các thuộc địa của Pháp?
A. Đông Nam Á. B. Việt Nam
C. Ba nước Đông Dương. D. Châu Mĩ la tinh.
Câu 2. Sự phân hóa xã hội của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị tác
động bởi yếu tố nào?
A. Sự thống trị của các nước đế quốc.
B. Cuộc khai thác của các nước đế quốc.
C. Sự xâm nhập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trước sự chèn ép của các nước đế quốc giai cấp nào
hăng hái đứng ra lập đảng phái, tổ chức chính trị để đấu tranh?
A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản.
C. Nông dân. D. Công nhân.
Câu 4. Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông
Dương?
A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
B. Đảng cộng sản Đông Dương thành lập.
C. Phong trào cách mạng 1930-1931.
D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng.
Câu 5. Đảng Cộng sản ở các nước Đông Nam Á thành lập chịu ảnh hưởng bởi cơ sở lí luận nào?
A. Cách mạng tháng Mười. B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học. D. Phong trào công nhân.
Câu 6. Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào
Đông Dương?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động.
B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra.
C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành.
D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
Câu 7. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đã dẫn đến
A. hình thành cao trào cách mạng.
B. chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng.
C. giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành.
D. Đảng cộng sản thành lập ở các nước.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 8. Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản ở các nước Đông Nam Á sau
chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.
B. đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh.
C. đòi thi hành những cải cách dân chủ.
D. đấu tranh đòi quyền kinh doanh và được tham gia trong một số cơ quan nhà nước.
Câu 9. Lực lượng nào đã đóng vai trò nổi bật trong việc phát động các phong trào dân tộc tư sản
ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B. Tầng lướp dân nghèo thành thị.
C. Giai cấp công nhân.
D. Tầng lớp tri thức học sinh, sinh viên, viên chức.
Câu 10. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông
Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới là
A. xu hướng tư sản. B. xu hướng bạo động.
C. xu hướng cải cách. D. xu hướng vô sản.
Câu 11. Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.
C. Đảng Cộng sản Phi-lip-pin.
D. Đảng Cộng sản Miến Điện.
Câu 12. Sự kiện nàotrong nửa đầu thập niên 30 (1930-1935) đã đánh dấu phong trào cách mạng
Lào và Cam-pu-chia chuyển sang một thời kì mới ?
A. Chính quyền Xô viết được thành lập ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
B. Đảng nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
D. Đảng nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia thành lập
Câu 13. Phong trào nào sau đây đã tập hợp đông đảo đã tập hợp các tầng lớp nhân dân để chống
bọn phản động thuộc địa , chống phát xít và chiến tranh ở Đông Dương.
A. Phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Phong trào đoàn kết các Đảng Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á.
C. Phong trào Xô viết.
D. Phong trào dân chủ.
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu cho liên minh chống Pháp của hai nước Việt- Lào?
A. Khởi nghĩa Ông Kẹo và Com- ma- đam.
B. Khởi nghĩa của Châu Pa- chay.
C. Khởi nghĩa của nông dân Rô-lê-phan.
D. Khởi nghĩa ở Bô- lô –ven.

Câu hỏi vận dụng các cấp độ


Câu 15. Điểm mới của phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến Tranh thế giới thứ
nhất là
A. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.
B. thành lập được các tổ chức chính đảng tư sản có mục tiêu giành độc lập dân tộc rõ ràng.
C. lôi kéo được giai cấp công nhân trong nước đi theo làm cách mạng.
D. chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
Câu 16. Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?
A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo.
B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính tri quan trọng.
C. Hình thành cao trào cách mạng.
D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng.
Câu 17. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông
Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Chỉ có xu hướng tư sản phát triển manh.
B. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản.
C. Chỉ có xu hướng vô sản.
D. Chỉ có xu hướng cải cách.
Câu 18. Đâu là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-
chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Còn tự phát, phân tán, chưa có một tổ chức, lãnh đạo chưa đủ khả năng.
B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.
Câu 19. Quy luật nào rút ra từ phong trào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của cá nước
trên bán đảo Đông Dương trên bán đảo Đông Dương?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Sự lãnh đạo của đảng Dân tộc tư sản.
C. Liên minh, đoàn kết chiến đấu cùng chống kẻ thù chung.
D. Sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 20. Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á từ thập niên 30 của thế kỉ XX trở đi là
A. lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc.
B. lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất.
C. sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội.
D. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Câu 21: Nguyên cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt nam là
A. vương triều Tây sơn sụp đổ. B. vua Tự Đức mất.
C. Có lực lượng giáo dân ủng hộ. D. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa.
Câu 22: Nơi quân Pháp và Tây Ban Nha mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam là
A. Gia Định. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Thuận An.
Câu 23: Trong thời gian 5 tháng quân Pháp bị cầm chân ở
A. bán đảo Sơn Trà. B. Gia Định.
C. Huế. D. Vĩnh Long.
Câu 24: Kế hoạch của Pháp khi bắt đầu xâm chiếm Việt Nam là
A. đánh chiếm dần dần.
B. “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “chinh phục từng gói nhỏ”
D. “đánh nhanh thắng nhanh”, vừa đánh chiếm.
Câu 25: Không chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp quyết định đưa quân vào
A. Huế. B. Gia Định. C. Vĩnh Long. D. Biên Hòa.
Câu 26: Chỉ huy quân dân ta kháng chiến ở Đà Nẵng năm 1858 là
A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng diệu. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Quyền.
Câu 27: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Pháp trên sông Vàm cỏ Đông 10/12/1861 là
A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Thông.
Câu 28: Đồn lũy mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ ở Gia Định là
A. thành Gia Định. B. Đại đồn Chí Hòa.
C. thành Vĩnh Long. D. đồn Kiên Giang.
Câu 29: Quan lại triều đình chỉ huy xây dựng đại đồn Chí Hòa là
A. Hoàng Diệu. B. Phan Tôn. C. Nguyễn Tri Phương. D. Phan Liêm.
Câu 30: Ngày 17/2/1859, thực dân Pháp tấn công
A. thành Hà Nội. B. Gia Định. C. Đà Nẵng. D. Các tỉnh đồng bằng Bắc kì.
Câu 31: Ngày 1/9/1858, thức dân Pháp nổ súng, mở đầu cuộc xâm lược Việt nam ở
A. Sài Gòn. B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Hà Nội.
Câu 32: Từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nam kì
A. rất khó khăn do vấp phải sự kháng cự của triều đình Huế.
B. sau những cuộc giằng co với quân triều đình.
C. không tốn một viên đạn.
D. khá dễ dàng.
Câu 33: sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh thất bại”, thực dân Pháp chuyển sang kế
hoạch
A. “chinh phục từng gói nhỏ” B. chủ động phản công.
C. phòng ngự. D. vừa phòng ngự vừa tấn công.
CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 34: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Chế độ phong kiến có những biểu hiện suy yếu nghiêm trọng nhưng đã đạt được những tiến bộ
nhất định về kinh tế và văn hóa.
B. Chế độ phong kiến bước đầu suy yếu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không có điều kiện
phát triển.
C. Nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình và sự can thiệp của tư bản phương Tây.
D. Các cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, đời sống của nhân dân được cải thiện.
Câu 35. Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn Đã có chủ trương gì?
A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất.
B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long.
C. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất.
D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp.
Câu 36: Tình thế của quân Pháp tại Đà Nẵng như thế nào?
A. Có nhiều thuận lợi nhờ sự giúp sức của quân Tây Ban Nha.
B. Không gặp nhiều trở ngại do nhà Nguyễn không chủ động tấn công.
C. Rất khó khăn do vấp phải tinh thần chiến đấu của quân dân Đà Nẵng.
D. Trong thế giằng co quyết liệt với triều đình Huế.
Câu 37: Chiến thắng nào làm nức lòng quân và dân Nam Kì trong năm 1862?
A. đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Đồng Nai.
B. đánh đắm tàu chiến Pri-mô-ghê trên sông Đồng Nai.
C. phục kích và giết chết tên Đại úy Bác-bê tại Gia Định.
D. đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 38: Chủ trương chính của triều đình Huế khi Pháp đánh chiếm Gia Định là gì?
A. Tích cực, chủ động đánh Pháp.
B. Xây dựng phòng tuyến vững chắc để phòng ngự.
C. Thương thuyết đòi Pháp rút quân.
D. Cầu cứu nhà thanh giúp đỡ.
Câu 39: Tình hình chiến sự tại Gia Định đầu 1860 như thế nào?
A. Diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt giữa quân triều đình và quân Pháp.
B. Quân triều đình trong thế chủ động tấn công.
C. Quân Pháp ở trong thế chủ động hoàn toàn.
D. Pháp chỉ còn lực lượng rất mỏng nhưng quân triều đình tận dụng cơ hội để đánh Pháp.
Câu 40: Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như
thế nào?
A. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống.
B. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi
C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn.
D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp.
Câu 41: Vì sao Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì là gì?
A. Lực lượng quân Pháp mạnh, vũ khí hiện đại. Nhà nguyễn mang nặng tư tưởng nghị hòa.
B. Quân triều đình không đánh Pháp.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng không quyết liệt.
D. Nhà Thanh giúp Pháp, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 42: Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), Pháp rơi vào tình thế
A. Bị các. Đội dân binh ngày đêm bám sát để quấy rối và tiêu diệt.
B. Bị thương vong gần hết.
C. Bị bệnh dịch hoành hành.
D. Bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch và thương vong.
Câu 43: Tháng 2/1859 Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là vì
A. vị trí chiến lược quan trọng, là bàn đạp làm chủ lưu vực sông Mê công.
B. có nhiều tài nguyên.
C. là nơi tập trung đông dân.
D. là nơi tập trung quân của nhà nguyễn.
Câu 44 : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi
tiếng của ai?
A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Trung Trực .
C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định.
Câu 45: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Triều Nguyễn và Pháp kí trong hoàn cảnh nào?
A.Vua Tự Đức mất.
B. Pháp chiếm thành Gia Định.
C. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ.
D. phong trào kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao.

CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP


Câu 46: Nội dung nào không đúng khi nói về lí do Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì
A. Nhà nguyễn đã nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì cho Pháp.
B. Chiếm miền Tây nam kì để làm bàn đạp đánh chiếm Cam-pu-chia.
C. 3 tỉnh miền Tây rới vào cô lập, dễ dàng cho pháp chiếm đóng.
D. Thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”, từng bước đánh chiếm Việt nam.
Câu 47 : Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc
D. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Câu 48: Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam
A. Chiều 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Sáng 1-9-1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
C. Ngày 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết.
Câu 49: Vì sao Quân Tây Ban Nha cùng với quân Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình Huế giam giữ, giết hại; muốn được chia quyền
lợi.
B. Muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam.
C. Muốn giúp đỡ quân Pháp.
D. Từ Việt nam sẽ tiến sang Lào, Cam-pu-chia.
Câu 50: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân
trên bán đảo Sơn Trà, vì
A. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công
của chúng.
B. Nhân dân Đà Nẵng xây phòng tuyến vững chắc.
C. Kế sách ‘vườn không nhà trống”, quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi
nhiều đợt tấn công của chúng.
D. Quân Pháp ít, thiếu viện binh, thời tiết không thuận lợi.
Câu 51: Nội dung nào không đúng về nguyên nhân năm 1860, quân triều đình không giành
được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia Định
A. Không chủ động tấn công giặc.
B. Thiếu sự phối hợp với nhân dân.
C. Lực lượng ít, vũ khí thô sơ.
D. Quân Pháp tăng viện binh về Gia Định.
Câu 52. Nội dung nào không đúng về nguyên nhân khiến quân Pháp quyết định kéo vào Gia
Định
A. Pháp muốn chiếm vựa lúa của Việt Nam phục vụ cho âm mưu đánh lâu dài.
B. Gia Định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cho việc mở rộng việc xâm lược Lào và
Cam-pu-chia.
C. Chiếm được Gia Định Pháp dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công.
D. Chiếm được Gia Định sẽ buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.
Câu 53: Nội dung nào phản ánh không đúng tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm
lược như thế nào?
A. Việt nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn thịnh trị.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu.
D. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
*
Câu 54. Cuộc khởi nghĩa sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương
A. khởi nghĩa Ba Đình. B. khởi nghĩa Yên Thế.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 55. Vị vua đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thanh, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua
cứu nước là
A. Hàm Nghi. B. Hiệp Hòa.
C. Duy Tân. D. Đồng Khánh.
Câu 56. Ai là người đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc hồi đầu TK XX
A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh.
C. Hoàng Hoa Thám. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 57. Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương là
A. thời gian bùng nổ. B. lực lượng tham gia.
C. địa bàn đấu tranh. D. mục tiêu đấu tranh.
Câu 58. Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai?
A. Vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết.
C. Tôn Thất Thiệp. D. Trần Tiễn Thành.
Câu 59. Phái chủ chiến đã mở cuộc phản công quân Pháp tại những địa điểm nào?
A. Đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ. B. Đồn Mang Cá, Đại Nội.
C. Tòa Khâm sứ, trên sông Hương. D. Tòa Khâm sứ, Đại Nội.
Câu 60. Kết quả cuộc phản công quân Pháp tại Huế của phái chủ chiến là?
A. Đánh bật Pháp ra khỏi kinh thành Huế.
B. Buộc Pháp rút quân về nước.
C. Thất bại nhanh chóng.
D. Pháp thương thuyết với phái chủ chiến.
Câu 61. Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương lần nhất tại đâu?
A. Kinh thành Huế. B. Tân Sở (Quảng Trị).
C. Quảng Bình D. Vụ Quang (Hà Tĩnh).
Câu 62. Mục đích của việc ra chiếu Cần vương là gì?
A. Kêu gọi nhân dân giúp vua xây dựng đất nước.
B. Kêu gọi nhân dân giúp vua bảo vệ đất nước.
C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi nhân dân giúp vua khôi phục đất nước.
Câu 63. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương?
A. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
B. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn.
C. Phong trào quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn, phát triển theo chiều sâu.
D. Thu hút nhiều thành phần, tầng lớp tham gia.
Câu 64. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương
A. Phong trào phát triển theo chiều rộng.
B. Đặt dưới sự lãnh đạo của văn than, sĩ phu.
C. Quy tụ thành các trung tâm lớn, hoạt động ở vùng trung du và miền núi.
D. Thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia.
Câu 65. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Câu 66. Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Câu 67. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Nguyến Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng.
C. Hoàng Hoa Thám. D. Đinh Công Tráng.
Câu 68. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai?
A. Nguyến Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng.
C. Hoàng Hoa Thám. D. Đinh Công Tráng.
Câu 69. Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra với mục đích
A. hưởng ứng chiếu Cần vương. B. tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình.
B. chống Pháp mở rộng xâm lược. D. giải phóng dân tộc.
Câu 70. Lực lượng tham gia chủ yếu trong khởi nghĩa Yên Thế là
A. nông dân. B. văn thân, sĩ phu.
C. binh lính. C. thợ thủ công.
Câu 71. Tính chất của phong trào Cần vương là
A. giúp vua cứu nước.
B. yêu nước, chống Pháp trên lập trường phong kiến.
C. giúp vua bảo vệ đất nước.
D. chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.
Câu 72. Nguyên nhân lớn nhất dân đến sự thất bại của phong trào Cần vương là
A. do chưa tập hợp được lực lượng đông đảo.
B. chưa phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
C. khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Pháp quá mạnh nên dễ dàng đàn áp.
Câu 73. Phong trào Cần vương thất bại đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân ta?
A. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất.
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập.
C. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp.
Câu 74. Ý nào sau đây không phải là nội dung của chiếu Cần Vương ?
A. Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp..
B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi.
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
D. Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Câu 75. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888) phong trào Cần Vương
A. quy tụ lại thành những trung tâm lớn, có xu hướng đi vào chiều sâu.
B. hoạt động cầm chừng ở trung du và miền núi.
C. tiếp tục hoạt động rộng khắp trong cả nước.
D. chấm dứt hoạt động vì thiếu sự lãnh đạo chung.
Câu 76. Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh
A. Hưng Yên. C. Nam Định.
B. Thanh Hóa. D. Sơn Tây.
Câu 77. Nghĩa quân chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ vì
A. địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích.
B. vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm, dễ che dấu lực lượng mai phục và đánh địch.
C. vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ.
D. vùng trung du, dễ đánh và rút lui.

You might also like