đap-án-22.6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN LUYỆN 22.

6
Câu 41: Trùng hợp CH2=C(CH3)-COO-CH3 tạo thành polime nào sau đây?
A. Poliacrilonitrin. B. Poli (vinyl clorua).
C. Poli (metyl metacrylat). D. Polibutadien.
Câu 42: Công thức của crom(II) sunfat là
A. Cr2O3. B. CrCl3. C. Cr2(SO4)3. D. CrSO4.
Câu 43: Cacbon đioxit có công thức phân tử là:
A. SO2 B. NO2 C. CO D. CO2
Câu 44: Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực
phẩm, có phân tử khối là:
A. 88. B. 74. C. 60. D. 68.
Câu 45: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. AlCl3. B. Al2O3. C. MgO. D. NaAlO2.
Câu 46: Kim loại sắt bị thụ động trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. HCl đặc, nguội. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 47: Số nguyên tử Cacbon trong phân tử Gly:
A. 2 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 48: Saccarozo là thực phẩm quan trọng của con người, là nguyên liệu quan trọng để làm bánh kẹo,
nước giải khát.Số nguyên tử H trong phân tử saccarozo là:
A. 22. B. 20. C. 11. D. 12.
Câu 49: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe (III). Chất X là
A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhôm là kim loại nhẹ, khá mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi. B. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O.

C. Ở nhiệt độ thường, các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.

D. Kim loại Cs được dùng làm tế bào quang điện.

Câu 51: Nguyên nhân chính người ta không sử dụng các dẫn xuất hiđrocacbon của flo, clo ( hợp chất CFC)
trong công nghệ làm lạnh là do khi CFC thoát ra ngoài môi trường gây ra tác hại nào sau đây?
A. CFC gây ra mưa axit. B. CFC gây thủng tầng ozon.
C. CFC đều là các chất độc. D. Tác dụng làm lạnh của CFC kém.
Câu 52: X là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được dùng làm dây tóc bóng đèn. X là:
A. Zn. B. Cr. C. Al. D. W.
Câu 53: Xà phòng hóa hoàn toàn 1 mol triolein trong dung dịch NaOH dư, thu được
A. 3 mol glyxerol B. 3 mol etylen glycol C. 1 mol glyxerol D. 1 mol etylen glycol.
Câu 54: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. 3Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu. B. 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe.
C. 2Al2O3 4Al + 3O2. D. 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2.
Câu 55: Cho các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 56: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tác dụng với phi kim. B. Tính khử.
C. Tính oxi hóa. D. Tác dụng với axit
Câu 57: Nguyên tắc để làm mền nước cứng là:
A. Đun nóng nước cứng. B. Thêm lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2.
C. Giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng. D. Cho nước cúng vào dung dịch Na3PO4.
Câu 58: Khi điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch AgNO 3. Tại thời điểm ban đầu, catot xảy ra
quá trình
A. oxi hóa H2O thành O2 và H+. B. khử H2O thành H2 và OH-.
+
C. oxi hóa Ag thành Ag. D. khử ion Ag+ thành Ag.
Câu 59: Công thức phân tử của trimetyl amin là:
A. C3H7N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C4H11N.
Câu 60: Công thức phân tử của axit oleic là
A. C2H5COOH. B. C17H35COOH. C. CH3COOH. D. C17H33COOH.
Câu 61: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. B. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
C. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch KNO3. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.
Câu 62: [Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp saccarozơ, tinh bột và xenlulozo thu được 7,84 lít khí CO 2
(đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 12,1. B. 11,2. C. 9,6. D. 6,9.
Câu 63: Để phản ứng hết với m gam glyxin (H2NCH2COOH) cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá
trị của m là
A. 7,50. B. 15,00. C. 11,25. D. 3,75.
Câu 64: Trong sơ đồ phản ứng sau:
(1) Xenlulozơ → glucozơ → X + CO2
(2) X + O2 → Y + H2O (Lên men)
Các chất X, Y lần lượt là
A. ancol etylic, axit axetic. B. ancol etylic, cacbon đioxit.
C. ancol etylic, sobitol. D. axit gluconic, axit axetic.
Hướng dẫn giải
(1) (C6H10O5)n + H2O → C6H12O6 C6H12O6 → C2H5OH + CO2
(2) C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O → X, Y lần lượt là ancol etylic, axit axetic.
Câu 65: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO 3, AlCl3, NaHSO4, NH4Cl,
FeCl3, Na2SO4 và Na3PO4. Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc thí nghiệm là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Hướng dẫn giải
NaHCO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + NaOH + H2O
AlCl3 + Ba(OH)2 —> Ba(AlO2)2 + BaCl2 + H2O
NaHSO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + NaOH + H2O
NH4Cl + Ba(OH)2 —> BaCl2 + NH3 + H2O
FeCl3 + Ba(OH)2 —> BaCl2 + Fe(OH)3
Na2SO4 + Ba(OH)2 —> NaOH + BaSO4
Na3PO4 + Ba(OH)2 —> NaOH + Ba3(PO4)2
Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) cần vừa đủ 5,6 lít hỗn hợp khí Cl 2 và
O2 (có tỉ lệ mol 4 : 1). Kim loại M là
A. Al. B. Ca. C. Zn. D. Mg.
Hướng dẫn giải
n khí = 0,25 → nCl2 = 0,2; nO2 = 0,05
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
x.nM = 2nCl2 + 4nO2
⇔ 7,2x/M = 0,2.2 + 0,05.4 → M = 12x → x = 2, M = 24: M là Mg
Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam một amin no, đơn chức, mạch hở X cần thu được 4,4 gam CO 2. Tên
gọi của X là:
A. Anilin. B. Etylamin. C. Metylamin. D. Propylamin.
Hướng dẫn giải
nCO2 = 0,1 —> nCxH2x+3N = 0,1/x
—> M = 14x + 17 = 3,1x/0,1
—> x = 1: Amin là CH3NH2 (Metylamin)
Câu 68: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột bị thủy phân trong môi trường axit hoặc enzim.
B. Ở nhiệt độ thường, xenlulozơ là chất rắn vô định hình và có mạch không phân nhánh.
C. Glucozơ thuộc loại đisaccarit.
D. Dung dịch saccarozơ tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 69: Cho 1,68 gam bột Fe tác dụng hết với dung dịch chứa 0,07 mol AgNO 3, thu được m gam chất rắn
và dung dịch X. Giá trị của m là
A. 7,56. B. 11,29. C. 7,04. D. 6,48.
Hướng dẫn giải
nFe = 0,03
Dễ thấy 2nFe < nAg+ < 3nFe nên Fe tan hết, Ag+ cũng hết, chất rắn chỉ có Ag
—> mAg = 7,56 gam
Câu 70: Axit sunfuric là một hóa chất công nghiệp rất quan
trọng. Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất từ quặng
pirite sắt (có chứa 65% FeS2) theo sơ đồ sau:

Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Khối lượng H 2SO4 98% điều
chế từ 2 tấn quặng trên là
A. 1,73 tấn. B. 2,00 tấn. C. 2,17 tấn. D. 2,08 tấn.
2.0 ,65.2 .0 , 8.98
Khối lượng H2SO4 = = 1,73 tấn
120.0 , 98
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó có thể làm quỳ tím chuyển xanh.
(c) Glu–Ala tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1: 2.
(d) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết .
(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Hướng dẫn giải
(a) Sai, Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và anđehit axetic.
(b) Sai, Anilin là một bazơ yếu, dung dịch của nó không làm quỳ tím chuyển xanh.
(d) Sai, Trong một phân tử triolein có 6 liên kết .
(e) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.
Câu 72: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch
NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q.
Nhận định nào sau đây sai?
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.
(b) Chất Z là NH3 và chất T là CO2.
(c) Y hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím.
(d) 1 mol chất Q phản ứng với tối đa 2 mol NaOH.
(đ) Chất Q là H2NCH2COOH.
Số phát biểu sai là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
X là (NH4)2CO3; Y là H2NCH2CONHCH2COOH.
(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3 (Z) + 2H2O
(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 (T) + H2O
H2NCH2CONHCH2COOH + H2O + 2HCl → 2ClH3N-CH2-COOH
ClH3N-CH2-COOH + 2NaOH → H2N-CH2COONa + NaCl + 2H2O
Câu 73: Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 4-5 ml dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 3: Lấy đinh sắt ra rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào ống nghiệm và lắc đều.
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bước 2, không xuất hiện bọt khí.
(b) Trong bước 2, Fe bị oxi hóa thành ion Fe2+.
(c) Trong bước 3, ion Fe2+ bị khử thành ion Fe3+.
(d) Trong bước 3, hợp chất crom (VI) bị oxi hóa thành hợp chất crom (III).
(đ) Ở bước 2, nếu thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl thì có xuất hiện bọt khí.
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 74: Nước muối sinh lí được bán ở các hiệu thuốc là dung dịch
NaCl 0,9%, được sử dụng để rửa vết thương và trầy xước da, hoặc
dùng như thuốc nhỏ mắt, để tiêm truyền tĩnh mạch, rửa kính áp tròng,
thủy lợi mũi, và một loạt các mục đích khác. Coi khối lượng riêng của
dung dịch là 1,0046g/ml. Khối lượng NaCl cần dùng để pha được
500ml dung dịch nước muối sinh lí trên là
A. 4,520 gam. B. 5,420 gam. C. 6,986 gam. D. 15,068 gam.
Khối lượng dd = V.D = 500.1,0046 = 502,3 gam
Khối lượng NaCl cần = 502,3.0,9% = 4,52 gam
Câu 75: Thổi từ từ V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 51,6 gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2O3 và Fe3O4 (tỉ lệ
mol lần lượt 1: 2: 1). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so
với H2 bằng 18. Cho toàn bộ lượng khí Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa và dung
dịch Z. Cho dung dịch Z phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị
của V và m lần lượt là
A. 17,92 và 29,7. B. 22,4 và 29,7. C. 11,20 và 20. D. 11,20 và 29,7.

X +CO nco pư = n = n
→ co 2 O trong X = 0,1 + 0,1.4 = 0,5mol

MY = 18.2 = 36  nCO dư = nCO2 = 0,5 mol

 V = 0,5.2.22,4 = 22,4 lít

BT C  nCa ( HCO3 )2 = 0,5 – 0,3 = 0,2 mol

 n BaCO 3 = nCaCO 3 = 0,1 mol  m = mBaCO3 + mCaCO3 = 29,7 gam

Câu 76: Cho hơi nước đi qua than nung đỏ, thu được 0,8 mol hỗn hợp khí X (gồm CO, CO 2 và H2). Cho
toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư, nung nóng) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng
dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 0,6 mol SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm thể tích của khí
CO trong X là
A. 62,50%. B. 12,50% C. 18,75%. D. 25,00%.
HD: BT e → nCO + nH2 = 0,6 mol → nCO2 = 0,2 mol
H2O + C → CO (x), H2 (y), CO2 (0,2)
y
→ x + y = 0,6 (1) BTNT H → nH2O = y BTNT O → y = x + 0,4 → x – y = - 0,4 (2)
Từ (1, 2) → x = 0,1 và y = 0,5 → %VCO = 12,5%.
Câu 77: Nung 5,92 gam Mg(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được m gam
chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 600 ml dung dịch Y có pH = 1. Giá trị
của m là
A. 2,68. B. 1,60. C. 1,20. D. 3,16.
Hướng dẫn giải
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
pH = 1 → [H+] = 0,1 → nHNO3 = nH+ = 0,06
→ nNO2 = 0,06 và nO2 = 0,015
m rắn = mMg(NO3)2 – mNO2 – mO2 = 2,68 gam
Câu 78: Hiện nay, xăng sinh học E5 (xăng chứa 5% etanol về thể
tích) đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần xăng truyền
thống. Trong một nhà máy, etanol được sản xuất từ xenlulozơ theo sơ
đồ sau (với hiệu suất của cả quá trình là 60%):
(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH
Toàn bộ lượng etanol thu được từ 1,62 tấn mùn cưa (chứa 50%
xenlulozơ) dùng để pha chế thành V lit xăng E5. Biết ethanol có khối
lượng riêng là 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 13800 L. B. 11500 L. C. 12000 L. D. 6900 L.
(C6H10O5)n → C6H12O6 → 2C2H5OH
162…………………………………..92
1,62.50%……………………………m
H = 60% nên m = 1,62.50%.92.60%/162 = 0,276 tấ n = 276 kg
⟶ V xă ng = 276/(0,8.5%) = 6900 L
Câu 79: Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở E, F (đều có công thức phân tử C 4H6O4 và có 2 nhóm chức este)
tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + 2NaOH t→° 2Y + Z
F + 2NaOH t ° Z + T + X

Biết X và Z là các hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau
(a) Có hai công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của E.
(b) Chất T có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
(c) Chất Y thuộc loại ancol no, hai chức, mạch hở.
(d) Chất Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu sai là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
E là (COOCH3)2  Y là CH3OH, Z là (COONa)2
F là HOOC-COOC2H5  X là C2H5OH, T là H2O  a, c, d sai
Câu 80: Đốt cháy hoàn toàn 21,22 gam hỗn hợp Q gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 200 đvC) thu
được 0,90 mol CO2 và 0,57 mol H2O. Mặt khác, xà phòng hoá hoàn toàn 21,22 gam Q với dung dịch NaOH
(vừa đủ), thu được 7,52 gam hỗn hợp E gồm hai ancol (tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa 26,40 gam hỗn hợp
F gồm bốn muối. Đốt cháy hoàn toàn F thu được Na2CO3, H2O và 21,56 gam CO2. Phần trăm số mol của X
trong hỗn hợp Q gần nhất là
A. 24%. B. 14%. C. 34%. D. 44%.
Hướng dẫn giải
nCOO-Ancol = u và nCOO-Phenol = v
mQ = 32(u + v) + 0,9.12 + 0,57.2 = 21,22
Bảo toàn khối lượng:
21,22 + 40(u + 2v) = 7,52 + 26,40 + 18v
→ u = 0,24; v = 0,05
nNaOH = u + 2v = 0,34 → nNa2CO3 = 0,17
nCO2 (đốt F) = 0,49
Bảo toàn C → nC(E) = 0,24
nO(E) = u = 0,24 → nH = (mE – mC – mO)/1 = 0,8
→ nE = nH/2 – nC = 0,16 → Số C = nC/nE = 1,5
E có nC = nO nên các ancol đều có số C = số O, kết hợp tỉ lệ mol 1 : 3 → E gồm CH3OH (0,12) và
C3H5(OH)3 (0,04)
Quy đổi muối thành COONa (0,29), ONa (0,05), C (0,37) và H (0,58)
⇔ COONa (0,29), C6H5ONa (0,05), C (0,07) và H (0,33)
⇔ CH3COONa (0,07), HCOONa (0,12), (COONa)2 (0,05) và C6H5ONa (0,05)
Kết hợp với các ancol:
Z là C6H5-OOC-COO-CH3: 0,05 mol
X là CH3COOCH3: 0,07 mol
Y là (HCOO)3C3H5: 0,04 mol
→ %nX = 43,75%

You might also like