Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

ĐỀ 08 - MEGALIVETREAM
LIVESTREAM 20H NGÀY 13.06
ĐĂNG KÝ HỌC THỰC CHIẾN & 7N7D INBOX THẦY

Câu 81. Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit Ađênin trên mạch khuôn của gen liên kết bổ
sung với nuclêôtit nào trong môi trường nội bào?
A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin. D. Guanin.
Câu 82. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá chép. B. Tôm sú. C. Ếch đồng. D. Chim bồ câu.
Câu 83. Khảo sát số lượng sâu xanh trong một ruộng rau, người ta đếm được trung bình
có khoảng 10 con/m2. Đây là ví dụ về đặc trưng nào của quần thể?
A. Mật độ cá thể. B. Sự phân bố cá thể.
C. Nhóm tuổi. D. Kích thước quần thể.
Câu 84. Ví dụ nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử?
A. Xác sinh vật trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
B. Xương tay của người tương đồng với chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
Câu 85. Đối với các con chó sói trong rừng, nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu
sinh?
A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Con mồi. D. Độ ẩm.
Câu 86. Bộ ba nào sau đây không mã hóa cho các axit amin?
A. 3'UGA5’. B. 5'AUG 3’. C. 3'UAG 5’. D. 3'AGU5’.
Câu 87. Trên một thảo nguyên, trâu rừng và ngựa vằn đều ăn cỏ. Mối quan hệ giữa trâu
rừng và ngựa vằn là
A. hội sinh. B. hợp tác. C. kí sinh D. cạnh tranh.
Câu 88. Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát
triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. bất thụ.
C. ưu thế lai. D. siêu trội.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 89. Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen?
Ab AB
A. AABb. B. . C. . D. AaXBXB.
aB Ab
Câu 90. Theo Đacuyn, nguyên liệu của quá trình chọn lọc tự nhiên là
A. đột biến. B. biến dị cá thể.
C. thường biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 91. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của phân tử
A. tARN. B. prôtêin. C. gen. D. mARN.
Câu 92. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm thay đổi các nhóm
gen liên kết?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 93. Hiện tượng di truyền nào sau đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?

A. Liên kết gen. B. Phân li độc lập.


C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen.
Câu 94. Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây thực hiện chức năng thoát hơi
nước ở lá?
A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào mô giậu. D. Tế bào biểu bì lá.
Câu 95. Hình vẽ dưới đây mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi, trong đó (I)

A. giới hạn sinh thái. B. khoảng chống chịu.


C. ổ sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 96. Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 97. Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa →cào cào →ếch →rắn. Trong chuỗi thức ăn này, ếch
thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 3. B. cấp 2. C. cấp 4. D. cấp 1.
Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 98. Hiện tượng các cây thông nhựa liền rễ giúp tăng khả năng chịu hạn thể hiện mối
quan hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hội sinh. B. Cộng sinh.
C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hỗ trợ cùng loài.
Câu 99. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBbdd giảm phân bình thường tạo giao tử Abd
với tỉ lệ
A. 1/6. B. 1/8. C. 1/2. D. 1/4.
Câu 100. Phát biểu nào sau đây về tiêu hóa ở động vật là sai?
A. Ở động vật đơn bào, tiêu hóa ngoại bào có thể giúp tiêu hóa được các thức ăn kích
thước lớn.
B. Ở người, tiêu hóa hóa học diễn ra nhờ sự xúc tác của các enzim tiêu hóa ngoại bào.
C. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Ở ruột non, thức ăn được tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 101. Hình A và hình B dưới đây mô tả về ảnh hưởng qua lại giữa các loài trong một
hệ sinh thái tự nhiên:

Phát biểu nào dưới đây đúng?


A. R chắc chắn là sinh vật sản xuất.
B. Quan hệ giữa D1 và D2 là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. D3, D4, E có thể lần lượt là các loài hổ, trâu rừng và ve bét.
D. Hình A có một mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
Câu 102. Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là
trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
A. . B. .
C. . D. .
Câu 103. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí
hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ
nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AAaBbDddEe. B. AaBbDEe.
C. AaBbddEe. D. AaBbDddEe.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 104. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên phát
biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen
của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định
kiểu hình thích nghi.
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng
chậm.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
Câu 105. Hình dưới đây mô tả dạng đột biến gen nào?

A. Thay thế cặp G – X bằng cặp A - T B. Thêm một cặp A – T.


C. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X D. Thay thế cặp X – G bằng cặp T - A
Câu 106. Một quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng, xét một gen có hai alen A, a trội
lặn hoàn toàn. Biết tần số alen a bằng 0,6. Theo lí thuyết, các cá thể có kiểu hình lặn trong
quần thể chiếm tỉ lệ
A. 36%. B. 60%. C. 16%. D. 48%.
Câu 107. Mặc dù môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hóa lactôzơ vẫn được
tạo ra từ các gen cấu trúc của Opêron Lac ở E. coli. Giải thích nào dưới đây hợp lý cho hiện
tượng trên?
A. Một trong các gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.
B. Gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tổng hợp được prôtêin ức chế.
C. Vùng vận hành (O) bị đột biến tăng khả năng liên kết được với prôtêin ức chế.
D. Vùng khởi động (P) bị đột biến giảm khả năng liên kết với enzim ARN pôlimeraza.
Câu 108. Từ cây lưỡng bội có kiểu gen aaBbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn
trong ống nghiệm có thể tạo ra dòng cây lưỡng bội có kiểu gen nào sau đây?
A. aabbDd. B. aaBBDD. C. aaBBdd. D. AAbbDD.
Câu 109. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp ở thực vật?
A. Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3.
B. Ở điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
C. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở miền ánh sáng đỏ và lục.
D. Khi cường độ ánh sáng vượt quá điểm bão hòa, cường độ quang hợp tiếp tục tăng.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 110. Một loài thực vật, biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn
toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x AaBb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 9. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 112. Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen
có 4 alen trên nhiễm sắc thể thường, các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành
các phép lai và thu được kết quả như sau:

Phép lai 1: (P) Cá thể mắt đỏ x cá thể mắt nâu →F1: 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt
vàng : 50% cá thể mắt nâu.
Phép lai 2: (P) Cá thể mắt vàng x cá thể mắt vàng →F1: 75% cá thể mắt vàng : 25% cá thể
mắt trắng.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai (1) giao phối với
một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai (2). Theo lí thuyết, ở đời con có thể thu
được số cá thể mắt vàng chiếm tỉ lệ
A. 12,5%. B. 0%. C. 75%. D. 25%.
Câu 114. Giả sử 4 quần thể của cùng một loài động vật được kí hiệu là A, B, C, D có diện
tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể A B C D
Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195
Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng
xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể A lớn hơn trong quần thể D.
B. Nếu cả 4 quần thể đều chịu ảnh hưởng như nhau từ một yếu tố ngẫu nhiên thì quần
thể A bị ảnh hưởng ít nhất.
C. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.
D. Nếu kích thước của quần thể B tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của quần
thể B là 3672 cá thể.
Câu 115. Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu
gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tính đa dạng di truyền của quần
thể không bị thay đổi.
B. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen
dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì cấu trúc di truyền sẽ không bị thay đổi.
C. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen
mới.
D. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của
quần thể không bị suy giảm.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 116. Hình dưới đây thể hiện một nhóm gồm 7 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb
đang ở kì giữa và kì cuối giảm phân I theo 3 trường hợp; trong đó có 2 tế bào diễn ra
theo trường hợp 1; 1 tế bào diễn ra theo trường hợp 2; 4 tế bào diễn ra theo trường hợp 3;
các giai đoạn còn lại của giảm phân diễn ra bình thường.

Trong số các giao tử tạo ra khi kết thúc giảm phân, loại giao tử dạng (n – 1) chiếm tỉ lệ
bằng
A. 4/7. B. 1/14. C. 1/7. D. 2/7.

Câu 118. Hình dưới đây thể hiện một phần lưới
thức ăn trên đồng cỏ ở đảo Hawaii. Sau khi loài
vi khuẩn gây bệnh trên cóc xuất hiện làm số
lượng cóc, chim sáo và thực vật Lutana sp đều bị
giảm; côn trùng lúc đầu tăng nhanh nhưng sau
đó lại giảm mạnh; số lượng sâu tăng nhanh
chóng sau khi số lượng chim sáo giảm mạnh. Có
bao nhiêu phát biểu dưới đây sai?

I. Thực vật Lutana sp bị giảm có thể do bị côn trùng tiêu thụ quá mức.
II. Sự giảm số lượng chim sáo kéo theo sự giảm sản lượng mía và cỏ chăn nuôi.
III. Sự biến mất của cóc làm tăng độ đa dạng sinh học trong quần xã này.
IV. Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 119. Trong quá trình nhân đôi ở 1 dòng vi khuẩn gốc, một đoạn trên vùng mã hóa
của gen xảy ra đột biến điểm dạng thay thế tạo ra các alen mới. Kết quả đã hình thành
quần thể vi khuẩn có 3 dòng với trình tự nuclêôtit trên đoạn tương ứng như sau:

Biết rằng: axit amin Ala được mã hóa bởi các côđon: 5’GXU3’, 5’GXX3’, 5’GXA3’ và
5’GXG3’; axit amin Trp được mã hóa bởi côđon 5’UGG3’; axit amin Lys được mã hóa bởi
côđon 5’AAA3’ và 5’AAG3’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở cả 3 dòng, nếu cặp nuclêôtit số 3 xảy ra đột biến thay thế thì không ảnh hưởng đến
trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của mỗi dòng.
II. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng của dòng 3 và dòng 2 giống nhau.
III. Đột biến thay thế ở cặp nuclêôtit số 9 của dòng 1 có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc
sớm.
IV. Thứ tự đột biến của các dòng có thể là: Dòng 1 →Dòng 3 →Dòng 2.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 120. Ở 1 hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và


Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến
hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển
lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ
của tảo. Số liệu được trình bày như hình sau:

Khi nói về hệ sinh thái trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y.
II. Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian.
III. Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy
giảm.
IV. Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh
tranh lại tăng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

-------------------HẾT--------------

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1

You might also like