VIẾNG-LĂNG-BÁC-CÔ-HIỀN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VIẾNG LĂNG BÁC - Viễn Phương

1. MỞ BÀI:
a. CÁCH 1: Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. Ông là nhà thơ, là cây
bút tiêu biểu của Nam Bộ. Ông hoạt động ở cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ. Viễn Phương viết thơ hay và xúc động về Bác, đặc biệt là sau khi Bác đã đi xa.
Trong đó bài thơ tiêu biểu là bài “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là tấm lòng thành kính, là nén
tâm hương của Viễn Phương dâng lên Bác Hồ kính yêu.
b, CÁCH 2: Bác Hồ - Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam,
Người đã đem ánh sáng tự do, đem hạnh phúc đến cho nhân dân. Mỗi khi nhắc đến Bác,
chúng ta thấy xúc động vô cùng, trong lòng đều trào lên lòng thành kính vô hạn. Có nhiều
nhà thơ viết hay và xúc động về Bác, đặc biệt là sau khi Bác đã đi xa, trong đó có nhà thơ
Viễn Phương với bài “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là tấm lòng thành kính, là nén tâm hương
của Viễn Phương dâng lên Bác Hồ kính yêu.
2. THÂN BÀI:
a. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi đất nước thống nhất 1 năm, lăng Bác
được khánh thành, tác giả từ miền Nam ra miền Bắc thăm lăng Bác, xúc động viết bài thơ
“Viếng lăng Bác”. Bài thơ in trong tập “Như mây mùa xuân”. Bài thơ gồm 4 khổ thơ :
khổ thơ đầu là cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác, khổ thơ thứ 2 là sự xúc động
của tác giả khi hòa cùng dòng người vào lăng Bác, khổ thơ thứ 3 là sự xúc động của tác
giả, tấm lòng thành kính, xót xa của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác đứng trước di
hài Bác, còn khổ thơ cuối thể hiện sự luyến tiếc, xúc động của tác giả trước khi về miền
Nam, xa lăng Bác.
b. Trước hết, ta vô cùng ấn tượng khi đọc khổ thơ đầu của bài, xúc động trước
cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác, đặc biệt là ấn tượng với hàng tre
trước lăng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. ”
- Câu thơ đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” gọn như một lời thông báo
nhưng lại mở ra tâm trạng xúc động của người con miền Nam ra miền Bắc thăm lăng
Bác.
+ “Thăm lăng Bác” là cách nói giảm nói tránh cho cụm từ “Viếng lăng Bác ”.
Cách viết như vậy để tránh cảm giác đau buồn và làm cho ý thơ trở lên nhẹ nhàng hơn.
+ Câu thơ là tình cảm của Viễn Phương nói riêng, của nhân dân miền Nam nói
chung đối với Bác Hồ kính yêu.
+ “Con” là cách xưng hô thể hiện quan hệ ruột thịt, gần gũi, ấm áp, thân thương
biết bao thể hiện tình cảm của người con đi xa lâu ngày về thăm cha. Bởi với Viễn
Phương nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thì Bác luôn được coi là người cha già
của dân tộc.
- Khi đứng trước lăng Bác thì ấn tượng đầu tiên và sâu đậm nhất đối với tác giả là
hình ảnh hàng tre:
“ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. ”
+ Từ láy “bát ngát” đã mở ra không gian bao la, rộng lớn của hàng tre xanh quanh
lăng Bác.
+ Hình ảnh hàng tre trong sương sớm bát ngát còn gợi không khí thiêng liêng,
huyền thoại.
+ Hàng tre, cây tre Việt Nam là hình ảnh thân thuộc, gần gũi đối với làng quê Việt
Nam, đối với đất nước Việt Nam. Trong khổ thơ, hình ảnh hàng tre được nhân hóa “đứng
thẳng hàng”, dù phải trải qua bao khó khăn, trải qua “bão táp mưa sa” thì hình ảnh hàng
tre vẫn đứng kiêu hãnh như con người Việt Nam kiên cường, bất khuất qua mấy nghìn
năm lịch sử. Cây tre mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên
cường của dân tộc Việt
+ “Bão táp mưa sa” là thành ngữ, là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự vất vả, khó khăn, chỉ
những bước thăng trầm của lịch sử, của đất nước.
+ Trong khổ thơ còn có từ “ôi” là từ ngữ cảm thán đi kèm với dấu chấm than ở
cuối đã thể hiện được tâm trạng xúc động của tác giả khi đứng trước lăng Bác, khi đứng
trước hàng tre xanh quanh lăng Bác.
C. Và khi đọc đến khổ thơ 2 của bài, ta cảm nhận thấy sự xúc động của tác
giả khi hòa cùng dòng người vào lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
- Khổ thơ gồm 4 câu thơ chia làm 2 cặp với hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng
đôi.
- Từ “Mặt trời” là điệp từ được nhắc lại 2 lần trong khổ thơ với ý nghĩa khác nhau.
+ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời của tự
nhiên hàng ngày vẫn chiếu ánh sáng xuống nhân loại. Hình ảnh mặt trời “đi qua”, “thấy”
là hình ảnh nhân hóa đã làm cho hình ảnh thơ trở lên sinh động, hấp dẫn. Đồng thời đó
còn là sự gặp gỡ giữa cái kì vĩ của tự nhiên là mặt trời với một hình ảnh cũng kỳ vĩ không
kém đó là Bác Hồ vĩ đại.
+ Còn hình ảnh “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ vĩ đại.
Bác Hồ được so sánh như mặt trời bất diệt kia vì Bác đã đem lại ánh sáng, đem lại tự do
cho dân tộc Việt Nam. Bác đã sưởi ấm cho bao tâm hồn. Bác sẽ còn mãi trong trái tim
của người dân Việt Nam.
- Từ láy “ngày ngày” – đồng thời là điệp ngữ được nhắc lại 2 lần trong khổ thơ
+ Từ “ngày ngày” trong câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng diễn tả sự
thường xuyên, đều đặn của sự vật, của tự nhiên, của mặt trời.
+ Còn từ “ngày ngày” trong câu thơ: “Ngày ngày dòng người đi trong thương
nhớ” lại diễn tả sự thường xuyên, đều đặn, liên tục của dòng người, của nhân dân vào
lăng viếng Bác với tình cảm thương nhớ Người khôn nguôi  Như vậy từ quy luật của tự
nhiên chuyển sang quy luật của con người, của dòng ngươi dài vô tận vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ đẹp
và sáng tạo.
+ “Tràng hoa” ở đây là một hình ảnh đặc biệt, nó không phải được kết thành từ
những bông hoa thực mà nó được kết thành từ dòng người dài vô tận vào lăng viếng Bác;
được kết thành từ sự nhớ thương, kính yêu của nhân dân dâng lên Bác.
+ “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ ngầm, chỉ tuổi của Bác. Bác đã
có công lao rất to lớn, đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, Người đã
đem đến ánh sáng tự do, đem đến mùa xuân cho con người, cho đất nước Việt Nam . Vì
vậy, mỗi tuổi của Người đẹp như 1 mùa xuân của đất nước, của dân tộc.
=> Khổ thơ là sự xúc động, là tấm lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc của Viễn
Phương nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung đới với Bác khi vào lăng viếng
Bác.
d. Khổ thơ tiếp theo là sự xúc động, là tấm lòng thành kính, xót xa của tác giả
khi vào trong lăng viếng Bác đứng trước di hài Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Hai câu thơ đầu: Hình ảnh giấc ngủ bình yên là cách nói giảm, nói tránh. Bác đã
ra đi, đã từ trần nhưng Viễn Phương tưởng như người đang nằm trong giấc ngủ bình yên.
+ 2 câu thơ trên đã diễn tả chính xác và tinh tế không gian trong lăng Bác. Đó là
không gian yên tĩnh, trang nghiêm và có ánh sáng dịu nhẹ. Tác giả đã liên tưởng ánh sáng
dịu nhẹ ấy là ánh trăng dịu hiền.
+ Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” còn làm ta liên tưởng đến tâm hồn thanh
cao của Bác Hồ và những vần thơ trần đầy ánh trăng của Người. Bởi lúc sinh thời, Người
là một người rất yêu trăng, say mê trăng và coi trăng là người bạn tri kỉ.
- Trong 2 câu thơ sau: Hình ảnh “trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ sự trường
tồn, bất diệt của thời gian, của tự nhiên và cũng ngầm chỉ sự trường tồn của Bác Hồ trong
lòng của mỗi người dân Việt Nam.
+ Mặc dù lý trí thì như vậy nhưng con tim vẫn nhói đau khi biết Bác đã đi xa. Từ
“nhói” đã cho thấy sự xúc động đau đớn, xót xa như bị hàng ngàn mũi kim đâm, đó là sự
tiếc nuối vô cùng của tác giả nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung trước sự ra đi
đột ngột của Bác. Bởi với mỗi người dân Việt Nam Người là cha, là anh, là vị Lãnh tụ vĩ
đại đã soi sáng đường đi cho cả dân tộc, đã đem lại độc lập – tự do cho đất nước.
=> Khổ thơ thứ 3 của bài thơ là cảm xúc xót xa, đau đớn; là tấm lòng thành kính
và sự biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam khi vào lăng viếng Bác.
e. Khổ thơ cuối bài thể hiện cảm xúc buồn thương, bâng khuâng, lưu luyến của tác
giả khi phải về miền Nam, xa lăng Bác; đó còn là ước nguyện chân thành, muốn hóa
thân vào các sự vật quanh lăng Bác để mãi được gần Bác:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
- Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt ” là câu thơ tràn đầy sự xúc
động cuả Viễn Phương khi nghĩ đến việc phải về miền Nam, xa lăng Bác, xa Bác. Hình
ảnh “thương trào nước mắt” là hình ảnh biểu cảm trực tiếp, diễn tả tâm trạng buồn
thương, xúc động của tác giả không thể nói lên lời mà bật thành tiếng khóc. Đó là cảm
xúc không thể kìm nén được của người con miền Nam giành cho Bác khi phải xa cách.
- Khổ thơ trên (3 câu thơ cuối) đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ “muốn làm”, được
nhắc lại 3 lần tạo giọng thơ nhịp nhàng, tha thiết, đinh ninh; đồng thời thể hiện mong
muốn và ước nguyện chân thành của tác giả muốn hóa thân làm con chim hót để tạo
không khí vui vẻ quanh lăng Bác; muốn làm một đóa hoa để tỏa hương sắc, điểm tô cho
vẻ đẹp lăng Bác; tác giả còn muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu để hòa vào hàng tre
bát ngát quanh lăng Bác.
- 3 hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” là hình ảnh
tuy giản dị, nhỏ bé nhưng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, chúng thể hiện ước nguyện
chân thành, đáng quý của Viễn Phương muốn hóa thân thành những sự vật, những hình
ảnh vĩnh hằng của tự nhiên để mang lại âm thanh, hương vị, bóng mát bên lăng Bác. Đó
là 3 hình ảnh liệt kê đầy ý nghĩa.
- Đặc biệt hình ảnh “cây tre trung hiếu” ở cuối bài thơ là hình ảnh lặp lại và phát
triển hình ảnh “hàng tre bát ngát” ở đầu bài thơ. Cách viết như vậy đã tạo lên kết cấu đầu
cuối tương ứng, tạo tính liên kết chặt chẽ cho bài thơ. Cây tre trung hiếu còn là tượng
trưng cho sự thủy chung, không thay lòng đổi dạ của Viễn Phương nói riêng, của nhân
dân nói chung đới với Bác Hồ kính yêu.
=> 4 câu thơ cuối bài thơ đã cho thấy tình cảm lưu luyến, buồn thương, nghẹn
ngào quả tác giả khi phải xa lăng Bác. Đồng thời đó còn là ước nguyện chân thành muốn
hóa thân thành các sự vật để mãi được bên Bác. Khổ thơ làm ta thêm yêu quý, kính trọng
Bác hơn.
g……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc về giọng điệu trang trọng và tha
thiết, những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Với thể thơ tự
do cùng với ngôn ngữ xúc cảm, “Viếng lăng Bác” được coi là 1 trong những bài thơ viết
hay nhất, xúc động nhất về Bác. Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và
niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Đó chính là nén tâm hương mà Viễn Phương dâng lên Bác Hồ kính yêu.
Khi đọc bài thơ “Viếng lăng Bác”, em lại liên tưởng đến những câu thơ của nhà
thơ Tố Hữu:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông mọi kiếp người”
3. KẾT BÀI: “Viếng lăng Bác” là bài thơ được viết theo trình tự của 1 cuộc thăm
lăng Bác – Viếng lăng Bác với 1 sự xúc động sâu sắc, với lòng thành kính vô hạn. Đó là
cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác, là sự xúc động khi hòa cùng dòng người
vào lăng Bác, là tấm lòng thành kính khi vào trong lăng viếng Bác đứng trước di hài Bác,
và cuối cùng bài thơ còn thể hiện sự luyến tiếc, xúc động của tác giả trước khi về miền
Nam, xa lăng Bác. Đọc bài thơ, em vô cùng xúc động và càng yêu quý, kính trọng Bác
Hồ hơn.

You might also like