Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chương 5: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN LOẠI

NGÔN NGỮ
1. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ:
 Cần phân biệt 2 vấn đề khác nhau: vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung và vấn đề nguồn
gốc của ngôn ngữ cụ thể.
 Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung (con người đã sáng tạo ra ngôn ngữ như thế nào
trong quá trình phát triển của nó).
 Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ cụ thể (là vấn đề thuần túy ngôn ngữ học).
 Nguồn gốc của ngôn ngữ nói chung gắn liền với nguồn gốc của XH loài người. Nó vừa là vấn đề
ngôn ngữ học vừa là vấn đề lịch sử XH loài người.

1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ:


a) Thuyết tượng thanh:
 Manh nha từ thời cổ đại và phát triển mạnh vào TK XVII-XIX.
 Nội dung: Ngôn ngữ là do sự bắt chước các âm thanh trong tự nhiên (tiếng chim kêu, tiếng nước
chảy,…). Cơ sở của thuyết này là các từ tượng thanh có trong các ngôn ngữ).
b) Thuyết cảm thán:
 Phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII – XX.
 Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh của cảm xúc (buồn, giận, mừng, vui, đau đớn...). Cơ
sở của thuyết là sự tồn tại các thán từ trong ngôn ngữ.
c) Thuyết tiếng kêu trong lao động:
 Phát triển mạnh vào thế kỉ XIX.
 Nội dung: Ngôn ngữ bắt nguồn từ những tiếng kêu trong lao động tập thể. Thuyết có cơ sở thực
tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay.
d) Thuyết khế ước xã hội:
 Phát triển mạnh vào thế kỉ XVIII.
 Nội dung: Ngôn ngữ là do con người thoả thuận với nhau mà quy định ra. Ngôn ngữ là sản phẩm
của khế ước xã hội.

1.2. Vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ:


 Theo Ang-ghen: ".. ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là
cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc ngôn ngữ.” Như vậy, nhờ có lao động mà năng lực tư
duy trừu tượng phát triển. Tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng ra đời.”
 Mặt khác, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp cũng do lao động quyết
định.
 Tóm lại, bản thân con người cũng như tư duy trừu tượng và ngôn ngữ của nó ra đời cùng một
lúc dưới tác động của lao động.
2. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ:
2.1. Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc:
Có thể phân loại bằng phương pháp SSLS:

a) Phương pháp so sánh lịch sử:

Qua so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, rồi xác định quan hệ thân
thuộc giữa các ngôn ngữ.

b) Một số họ ngôn ngữ chủ yếu:


 Căn cứ vào nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học thế giới đã phân ra trên 20 họ ngôn ngữ
khác nhau. Sau đây là một số họ ngôn ngữ chủ yếu :
1) Họ Ấn-Âu:
 Dòng Indo-Aryan: Hindi và Urdu; Bengali, Punjabi, Lahnda,…
 Dòng Iran: Persian, Pashto, …
 Dòng Slavic:
o Nhánh đông: Nga, Ukraine, Belarus
o Nhánh nam: Bulgaria, Macedonia, Slovene
o Nhánh tây: Séc, Ba Lan, Slovak, Kabushia
 Dòng Baltic: Latvia, …
 Dòng German (Germanic): Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Aixlen, Anh, Hà Lan, Đức...
 Dòng Roman (Ý) : Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani...
 Dòng Kento: Scotland, Ireland...
 Dòng Hy Lạp
 Dòng Anbani
 Dòng Aromian (Armenia)
2) Họ Nam Á
3) Họ Nam Đảo
4) Hán Tạng:

• Dòng Hán Thái : Hán, Pupéo, Thái, Lào, Tày Nùng, Lự, Cao Lan...

• Dòng Tạng Miến : Tạng và Miến điện. Một số tiếng như Hà Nhì, Lô Lô, Phù xá... ở Bắc Việt Nam.

5) Họ Thái – Kađai
6) Họ Dravidian
7) Các họ khác:
 Họ Mông Cổ: Khankha, Buriat, Kanmưc...
 Họ Mã Lai-Đa Đảo
 Họ Tuyêc
 Họ Môn Khmer
 Họ Ugo - Phần Lan

2.2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình:


a) Cơ sở phân loại:
 Phân loại theo loại hình là phân loại theo cấu trúc và chức năng.
 Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng
vốn có đối với một nhóm ngôn ngữ phân biệt nhóm đó với nhóm khác.
b) Các loại hình ngôn ngữ: có thể chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 2 nhóm loại hình lớn:
1) Các ngôn ngữ đơn lập: Tiêu biểu cho loại hình này là tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng
Môn Khmer...
 Từ không biến đổi hình thái
 Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng hư từ và trật tự từ
o Dùng hư từ:
 cuốn sách  những cuốn sách
 đọc  đã đọc/đang đọc/sẽ đọc.
o Dùng trật tự từ:
 cửa trước  trước cửa
 cá nước  nước cá
 nhà nước  nước nhà
 khi nào anh về nước? -> chưa về; anh về nước khi nào? -> đã về
 Có tính phân tiết
 Những từ ngữ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động, … không phân biệt nhau về mặt cấu
trúc.
 Ví dụ : cưa (cái cưa) / cưa (hoạt động xẻ gỗ)
 Vì vậy, một số người cho rằng ngôn ngữ đơn lập không có cái gọi là “các từ loại".
 Đơn vị đặc biệt là hình tiết: Là đơn vị CÓ nghĩa mà vỏ âm thanh trùng với âm tiết ( đơn vị phát
âm tự nhiên nhỏ nhất ) ( từ “mẹ” vì phát âm là mẹ chứ không phải mờ ẹ)
 Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít . Vì thế quan hệ dạng thức giữa các từ yếu đến mức
dường như chúng tồn tại rất rời rạc, rất “tự do” trong câu (đêm hôm, qua cầu gãy; đêm hôm
qua cầu gãy; thấy anh, em tôi rất vui; thấy anh em, tôi rất vui…)

2) Các ngôn ngữ không đơn lập: gồm có 3 loại: các ngôn ngữ chắp dính (niêm kết), các ngôn
ngữ chuyển dạng (hòa kết), các ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp).
 Các ngôn ngữ chắp dính (niêm kết): Bao gồm các tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Bantu, Ugo-Phần Lan (Ural-
Finn).
Đặc điểm:
 Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau.
 Khác với ngôn ngữ hoà kết, các hình vị của ngôn ngữ chấp dính có tính độc lập lớn và mối
liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ. Chính tố có thể hoạt động độc lập.
 Ví dụ : Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:
o adam (người đàn ông) - adamlar (những người đàn ông)
o kadin (người đàn bà) - kadinlar (những người đàn bà).....
 Mỗi phụ tố trong các ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại, mỗi ý
nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố.
o Thí dụ, trong tiếng Tacta: kul "bàn tay" (cách I, số ít) kul - lai “những bàn tay" (-lar chỉ
số nhiều) kul-da (-da chỉ vị trí cách) kul-lar-da (-lar chỉ số nhiều, da chỉ vị trí cách) Do
đó, từ có độ dài rất lớn. Chẳng hạn, một hình thái động từ của tiếng Suaheli: Wa-ta-
si-po-ku- ja (chính tố là -ja "đến", wa- chỉ ngôi thứ 3 số nhiều, ta chỉ thời tương lai,
pô chỉ điều kiện, -ku- là dấu hiệu của động từ.)
 Các ngôn ngữ chuyển dạng (hòa kết): Gồm các tiếng như Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp,
tiếng Saudi Arabia, …
Đặc điểm:
 Có hiện tượng biến đổi của nguyên âm và phụ âm trong hình vị, sự biến đổi này mang ý
nghĩa ngữ pháp và được gọi là “biến tố trong".
o VD: trong tiếng anh foot “bàn chân”  feet “những bàn chân”
o Tiếng Ả Rập: balad “làng”  bilād “những làng”
 Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch
phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy, người ta gọi
ngôn ngữ này là ngôn ngữ hoà kết.
 Ngôn ngữ hoà kết cũng có các phụ tố. Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý
nghĩa và ngược lại cùng một ý nghĩa có thể được diễn đạt bằng nhiều phụ tố khác nhau.
o Thí dụ : Trong tiếng Nga, phụ tố -a trong pyxa biểu thị cả nguyên cách lẫn số ít, phụ
tố -e và -u cùng biểu thị số ít, giới cách trong 6 столе (trong cái bàn) và 6 crenu
(trong thảo nguyên). Vì thế, các ngôn ngữ hoà kết có nhiều cách chia danh từ và
động từ. Tiếng Nga hiện đại có 3 cách chia danh từ, 3 cách chia động từ. Tiếng Latin
có 5 cách chia danh từ.
o VD: trong tiếng anh: số nhiều = “s”, “es”, “en” (books, cars, houses, women, men,…).
“S” = ngôi thứ 3 số ít, số nhiều (She likes coffee.)
 Sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị trong từ. Mối liên hệ này thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố
cũng không thể đứng một mình.
o Ví dụ : chính tố pyx - trong tiếng Nga luôn luôn phải có phụ tố đi kèm theo: рука,
руке, рукам,...
 Các ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp): Gồm một số ngôn ngữ ở Nam Mỹ, đông nam Siberia,…
Đặc điểm:
 Một từ có thể tương ứng với một câu trong các ngôn ngữ khác. Nghĩa là đối tượng hành
động, trạng thái hành động không được thể hiện bằng các thành phần câu đặc biệt (tân ngữ,
trạng ngữ, định ngữ, …) mà được thể hiện bằng các phụ tố khác nhau trong hình thái động
từ.
 Do đặc điểm các bộ phận tương ứng với các thành phần câu khác nhau được chứ đựng
trong một từ mà người ta gọi các ngôn ngữ trên là hỗn nhập.
 Vừa có nét giống ngôn ngữ chấp dính ở chỗ chúng tiếp nối các hình vị vào với nhau , lại vừa
có nét giống với hòa kết ở chỗ khi kết hợp các hình vị với nhau , có thể biến đổi vỏ ngữ âm
của hình vị.

You might also like