2 AP01 ISO 19650 2 Vietnames Version 8aa21adb7fded1a23b032aafb3d26542 191

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

Lời giới thiệu

Quá trình hình thành tài liệu này là một chặng đường dài, đầy những bài học quý báu.

Trước năm 2019, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các tài liệu về Building Information
Modeling (BIM) từ Mỹ, Anh, Singapore, và nhiều quốc gia khác; với hy vọng tìm ra phương
pháp áp dụng BIM phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Từ tháng 1/2019, do yêu cầu công việc đang đảm nhiệm, tôi bắt đầu đào sâu vào nghiên cứu
ISO 19650-1:2018 và ISO 19650-2:2018. Dù gặp khó khăn khi tiếp xúc với tài liệu tiếng Anh
hàn lâm, nhưng nhờ sự hỗ trợ ngôn ngữ từ các bạn người bản xứ trong cùng một bộ phận
làm việc, tôi đã hiểu rõ nhiều kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, khi thử áp dụng vào thực tế, tôi
nhận ra nhiều nội dung không khả thi. Mặc dù nhiều đồng nghiệp người bản xứ đã hỗ trợ tôi
ở mức độ có thể, nhưng vẫn còn hạn chế.

Từ đầu năm 2020, tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và hiểu rõ hơn về chi tiết. Sau hơn nửa
năm, tôi nhận ra rằng kiến thức của mình chưa đủ để hiểu và áp dụng đúng những gì ISO
19650-1:2018 và ISO 19650-2:2018 đề cập đến. Tuy nhiên, tôi học được rằng đây là quá trình
cần thiết để các chuyên gia thiết kế điều chỉnh và phát triển công việc chuyên môn của họ.

Mãi cho đến tháng 3 năm 2021, tôi cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng kiến thức này trong công
việc hàng ngày của mình. Với mục tiêu áp dụng BIM cho Việt Nam, tôi đã thiết kế một chương
trình đào tạo cho cộng đồng kiến trúc sư ở Việt Nam. Khóa đào tạo có sự hợp tác của AGOhub
(do kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh sáng lập) và được hỗ trợ tư vấn chính sách ngành xây
dựng tại Việt Nam từ Kiến trúc sư Trần Quang Huy (người đã cùng tôi nghiên cứu BIM và áp
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế trước khi ISO 19650 xuất bản hai tập đầu). Khóa đào
tạo đã thu hút gần 100 kiến trúc sư và kỹ sư tham gia trong suốt 50 tuần (ít nhất là 9 giờ 1
tuần).

Đến tháng 4 năm 2022, khi có cơ hội gặp mặt trực tiếp với những người tham gia khóa đào
tạo, tôi nhận ra rằng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng và gần như họ chưa làm được
gì cụ thể. Thất vọng, nhưng không nản chí, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng Việt
Nam chưa thực sự làm quen với ISO 19650-3:2020 và ISO 19650-5:2018, hai tài liệu quan
trọng định hình hướng dẫn chuyển đổi số. Do đó, tôi lại phải hệ thống lại kết quả nghiên cứu
của mình.

Đến tháng 10 năm 2022, tôi bắt đầu tiếp xúc với ISO 19650-4:2022 và hạnh phúc với việc hệ
thống hóa bộ tài liệu 5 tập mà không làm mất đi tính liên kết. Cho đến nay, nhiều đơn vị đã
dịch và xuất bản một số tập trong bộ tài liệu này. Tuy nhiên, để cung cấp thêm tài liệu tham
khảo cho những người làm BIM, tôi quyết định xuất bản bộ tài liệu mà bạn đang đọc.
Bộ tài liệu này bao gồm 5 tập được chuyển ngữ, không chỉ là dịch thuần túy. Chúng tôi đã cố
gắng để nội dung trở nên dễ hiểu với độc giả. Trang sau đây là danh sách những người tham
gia khóa đào tạo, được xem như đồng tác giả với tôi trong tập 1 và 2. Các phần còn lại, tác
giả là chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn là những người chịu trách nhiệm cuối cùng về nội
dung của bộ tài liệu này.

Một trách nhiệm quan trọng mà chúng tôi phải đảm nhận là việc bảo vệ quyền lợi bản quyền
của bộ tài liệu gốc. Tuy nhiên, với mong muốn đây là một tài liệu miễn phí để chia sẻ những
kiến thức hữu ích từ ISO với cộng đồng mong muốn áp dụng BIM ở Việt Nam, chúng tôi hy
vọng rằng họ sẽ thông cảm mà lượng thứ.

Trong nội dung của tài liệu, chắc chắn không tránh được những sai sót, chúng tôi trân trọng
mọi ý kiến đóng góp qua địa chỉ email npthien@hotmail.com hoặc trang Facebook Thien
Nguyen của tôi (đây cũng là địa chỉ bạn được hướng dẫn đã tải tài liệu này về).

Tài liệu này chỉ là bước đầu tiên để làm căn cốt cho BIM. Bước kế tiếp là tài tiệu có tên “Làm
sao để áp dụng ISO 19650 vào Việt Nam” gồm: “Phần 1: tòa nhà” và “Phần 2: hạ tầng”. Phần
1 đang trong giai đoạn hoàn thiện để có thể gửi đến các bạn trong mùa hè 2024, Phần 2 đang
tiến hành song song với 1 và hy vọng sẽ gửi đến các bạn vào mùa thu 2024. Chúng tôi cho
rằng hai tài liệu kế tiếp mới là phần thật sự cần thiết cho bạn nhưng sẽ không có tác dụng nếu
bạn không nắm vững năm tài liệu của bước đầu tiên.

Chân thành cảm ơn sự đồng hành và ủng hộ của mọi người.

Saigon, Xuân Giáp Thìn (2024)


Danh sách các học viên tham gia tìm hiểu và học tập ISO 19650 tập 1 và 2 của
AGOHUB
Điều phối chương trình: Nguyễn Tuấn Anh
Tư vấn chuyên môn: Trần Quang Huy
Bùi Bình Dương Lê Sỹ Phạm Hồng Việt
Bùi Công Kỳ Lê Trung Tiến Phạm Ngọc Thông
Bùi Hoàng Bảo Liên Công Doanh Phạm Quốc Hoàng
Bùi Thị Thu Hà Lương Minh Sang Phạm Thanh Tùng
Bùi Trí Thức Ngô Đức Phạm Tiến Thắng
Châu Minh Trang Ngô Ngọc Lê Trần Anh Sơn
Chu Huy Phú Nguyễn An Trung Trần Cao Thọ
Cù Chính Năng Nguyễn Đức Văn Trần Đăng Thuận
Đàm Huy Nguyễn Duy Thanh Trần Hải Bằng
Đặng Hữu Lam Nguyễn Hải Trình Trần Mạnh Hùng
Đặng Ngọc Tân Nguyễn Huy Hùng Trần Nam
Đặng Thanh Hải Nguyễn Lê Bách Trần Ngọc Thanh Thảo
Đào Khánh Lâm Nguyễn Mạnh Hùng Trần Quyết
Đào Thanh Hải Nguyễn Ngọc Sơn Trần Thúc Du
Đỗ Minh Đức Nguyễn Ngọc Thanh Hiền Trần Văn Sơn
Đỗ Thị Kim Oanh Nguyễn Nguyên Ngọc Trần Văn Tú
Đỗ Văn Dương Nguyễn Nhớ Trịnh Anh Khoa
Doãn Thị Vân Nguyễn Phương Lê Võ Huy Dũng
Dương Kiều Hưng Nguyễn Quang Duy Võ Lê Duy Khánh
Dương Quốc Chính Nguyễn Quang Thành Võ Ngọc Hiền
Dương Quốc Việt Nguyễn Thanh Hải Vũ Đình Thành
Hà Hưng Thịnh Nguyễn Thanh Hoàng Vũ Thị Thêu
Hồ Văn Luôn Nguyễn Thị Mai Vũ Tuấn Phương
Hoàng Hữu Hiếu Nguyễn Thị Thu Trang Vũ Xuân Sơn
Huỳnh Lâm Nguyễn Trung Kiên Vương Thị Thùy Dương
Lê Anh Dũng Nguyễn Trương Hoài Bảo Lê Minh Hải
Lê Hiển Nguyễn Tuấn Minh Lê Ngọc Trung
Lê Hữu Tính Nguyễn Văn Thụy Nguyễn Xuân Ngọc
Lê Huy Nguyễn Việt Phạm Duy Hiếu
Tổ chức và số hóa thông tin về tòa nhà và công
trình kỹ thuật dân dụng, bao gồm mô hình thông
tin công trình (BIM) — Quản lý thông tin sử dụng
mô hình thông tin công trình.

Phần 2: Thời đoạn chuyển giao tài sản.


Mục lục

0 Giới thiệu. ...................................................................................................................... 2


0.1 Mục đích. ................................................................................................................ 2
0.2 Phụ lục quốc gia liên quan đến các tiêu chuẩn quốc gia. ........................................ 3
0.3 Liên quan đến những tiêu chuẩn khác. ................................................................... 3
0.4 Lợi ích của bộ ISO 19650. ...................................................................................... 4
0.5 Giao tiếp giữa các bên và các nhóm nhằm mục đích quản lý thông tin................... 4
1 Phạm vi. ......................................................................................................................... 5
2 Tài liệu viện dẫn ............................................................................................................ 5
3 Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu. ............................................................................... 5
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa......................................................................................... 5
3.2 Ký hiệu ................................................................................................................... 7
4 Quản lý thông tin trong thời đoạn chuyển giao tài sản.............................................. 8
5 Tiến trình quản lý thông tin trong thời đoạn chuyển giao tài sản. ............................ 9
5.1 Tiến trình quản lý thông tin– Bên khai thác đánh giá và xác định nhu cầu (công đoạn
1). 9
5.2 Tiến trình quản lý thông tin – Bên khai thác chuẩn bị để chọn lựa đối tác cho mỗi
thỏa thuận (công đoạn 2). ................................................................................................ 14
5.3 Tiến trình quản lý thông tin – Các đối tác chứng minh năng lực thực hiện thỏa thuận
(công đoạn 3). .................................................................................................................. 16
5.4 Tiến trình quản lý thông tin – Hiệp thương (công đoạn 4). .................................... 21
5.5 Tiến trình quản lý thông tin – Chuẩn bị sản xuất thông tin cho thỏa thuận. ........... 25
5.6 Tiến trình quản lý thông tin – hợp tác sản xuất thông tin....................................... 26
5.7 Tiến trình quản lý thông tin – chuyển giao mô hình thông tin. ............................... 29
5.8 Tiến trình quản lý thông tin – kết thúc dự án/giai đoạn chuyển giao...................... 31
PHỤ LỤC CỦA ISO (A) ....................................................................................................... 33

1
0 Giới thiệu.
0.1 Mục đích.
Tài liệu này được thiết kế để cho phép bên khai thác thiết lập các yêu cầu của họ về thông tin
trong suốt thời đoạn chuyển giao tài sản đồng thời cung cấp môi trường hợp tác và thương
mại phù hợp mà trong đó có (nhiều) bên tạo lập có thể tạo lập thông tin một cách có hiệu quả
và hiệu suất.

Tài liệu này có thể áp dụng cho các tài sản xây dựng và các dự án xây dựng thuộc mọi quy
mô và mọi mức độ phức tạp. Chúng bao gồm i. các bất động sản lớn, ii. mạng lưới cơ sở hạ
tầng, iii. các tòa nhà riêng lẻ và các phần cơ sở hạ tầng iv. cũng như các dự án hoặc chương
trình cần phải chuyển giao các 3 thành phần vừa liệt kê. Tuy nhiên, các yêu cầu trong tài liệu
này phải được áp dụng sao cho tương xứng và phù hợp với quy mô và độ phức tạp của tài
sản hoặc dự án. Đặc biệt, việc mua sắm và chuẩn bị tài sản hoặc các bên tạo lập dự án cần
được đan xen ở mức độ cao nhất có thể với các tiến trình đã được văn bản hóa về việc mua
sắm và chuẩn bị kỹ thuật.

Tài liệu này sử dụng rộng rãi cụm từ “Shall consider - nên cân nhắc”, đặc biệt trong các yêu
cầu tại Điều 5. Cụm từ này được sử dụng để giới thiệu danh sách các mục mà người được
đề cập cần suy nghĩ cẩn thận liên quan đến yêu cầu chính. Khối lượng các suy nghĩ cần thiết
liên quan đến các nội dung, thời gian cần thiết để hoàn thành và sự cần thiết của các bằng
chứng hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của dự án, kinh nghiệm của (những) người
liên quan và việc lồng ghép các yêu cầu của các chính sách quốc gia vào việc giới thiệu mô
hình thông tin công trình. Trong một dự án tương đối nhỏ hoặc đơn giản, có thể hoàn thành
hoặc loại bỏ vì không liên quan, một số hạng mục “nên cân nhắc” rất nhanh chóng.

Một cách để giúp xác định nội dung nào trong số những nội dung “Shall consider - nên cân
nhắc” có liên quan là xem xét từng nội dung và tạo lập các mẫu tùy biến (template) cho các
dự án có quy mô và mức độ phức tạp khác nhau.

Tài liệu này có thể được sử dụng bởi bất kỳ bên khai thác nào. Nếu bên khai thác dự định áp
dụng tài liệu này cho bất kỳ tài sản (dự án) nào thì điều này phải được phản ánh trong thỏa
thuận.

Tài liệu này xác định tiến trình quản lý thông tin, bao gồm các hoạt động mà qua đó các nhóm
chuyển giao có thể hợp tác tạo ra thông tin và giảm thiểu các hoạt động lãng phí.

Tài liệu này chủ yếu dành cho những đối tượng sau (xem Hình 1):
• những người tham gia vào việc quản lý hoặc sản xuất thông tin trong thời đoạn chuyển
giao tài sản;
• những người tham gia vào việc xác định và thực hiện các dự án xây dựng;

2
• những người liên quan đến việc chi tiết hóa nội dung các thỏa thuận và tạo điều kiện
thuận lợi cho yêu cầu hợp tác trong công việc;
• những người tham gia vào việc thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì và ngừng hoạt động
tài sản; và
• những người chịu trách nhiệm hiện thức hóa giá trị cho tổ chức từ cơ sở tài sản của
họ.
Tài liệu này bao gồm các yêu cầu liên quan đến việc quản lý thông tin trong thời đoạn chuyển
giao tài sản xây dựng và sẵn sàng bàn giao, những yêu cầu này sẽ cần được xem xét và sửa
đổi thường xuyên cho đến khi thiết lập được phương pháp thực hành tốt nhất.

Hình 1 - Phạm vi của tài liệu này.

0.2 Phụ lục quốc gia liên quan đến các tiêu chuẩn quốc gia.
Có một số tiêu chuẩn cần thiết để triển khai thành công tài liệu này, liên quan đến các khu vực
hoặc quốc gia cụ thể, hiện không phù hợp để đưa vào tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, các cơ quan
tiêu chuẩn quốc gia được khuyến khích biên soạn và tài liệu hóa các tiêu chuẩn liên quan đến
khu vực hoặc quốc gia mà họ đại diện thành một phụ lục quốc gia. Các phụ lục quốc gia cũng
có thể chuyển giao hướng dẫn và tư vấn cụ thể về cách thực hiện tài liệu này cho các dự án
có mức độ phức tạp khác nhau.

0.3 Liên quan đến những tiêu chuẩn khác.


Các khái niệm và nguyên tắc liên quan đến việc áp dụng các yêu cầu trong tài liệu này được
nêu trong ISO 19650-1.
Thông tin chung về quản lý tài sản có thể được tìm thấy trong ISO 55000.
Các bên khai thác có thể thấy rằng việc xem xét các khái niệm và nguyên tắc trong cả ISO
19650-1 và ISO 55000 có thể hỗ trợ việc thực hiện các yêu cầu được trình bày trong tài liệu
này và phát triển việc quản lý tài sản trong tổ chức của họ.

3
0.4 Lợi ích của bộ ISO 19650.
Mục đích của bộ này là hỗ trợ tất cả các bên đạt được mục tiêu công việc của mình thông qua
việc mua sắm, sử dụng và quản lý thông tin hiệu quả và hiệu suất trong thời đoạn chuyển giao
tài sản.

Hợp tác quốc tế trong việc chuẩn bị các tài liệu này đã xác định được một tiến trình chung để
quản lý thông tin nhằm có thể được áp dụng cho: i. phạm vi rộng nhất của các tài sản, ii. trong
phạm vi lớn nhất của các tổ chức, iii. trên phạm vi rộng nhất của các nền văn hóa và iv. trong
phạm vi rộng nhất của các lộ trình thực hiện các thỏa thuận.

0.5 Giao tiếp giữa các bên và các nhóm nhằm mục đích quản lý thông tin.
Vì mục đích của tài liệu này, Hình 2 thể hiện các giao tiếp giữa các bên và các nhóm về mặt
quản lý thông tin và không được coi là sự xác định các mối quan hệ hợp đồng.

Các thuật ngữ dành cho các bên và các nhóm được sử dụng xuyên suốt tài liệu này để xác
định và chỉ định bên chịu trách nhiệm cho từng hoạt động phụ.

Ghi chú: các nhóm chuyển giao có thể tham gia và rời khỏi nhóm dự án bất cứ lúc nào.

A Bên khai thác


B Bên quản trị thông tin (bên QTTT)
C Bên tạo lập
… số lượng khác nhau
1 nhóm dự án
2 hình minh họa của nhóm chuyển giao
3 nhóm tạo lập
 thông tin cần dùng và trao đổi thông tin
-- phối hợp thông tin

Hình 2 - Giao tiếp giữa các bên và các nhóm nhằm mục đích quản lý thông tin.

4
1 Phạm vi.
Tài liệu này các yêu cầu về quản lý thông tin, dưới dạng một tiến trình quản lý, trong bối cảnh
thời đoạn chuyển giao tài sản và các trao đổi thông tin trong thời đoạn đó bằng cách sử dụng
mô hình thông tin công trình.

Tài liệu này có thể được áp dụng cho tất cả các loại tài sản cũng như cho mọi loại hình và quy
mô tổ chức, bất kể chiến lược mua sắm đã chọn.

2 Tài liệu viện dẫn


Các tài liệu dưới đây đã được viện dẫn trong văn bản theo cách mà một số hoặc toàn bộ nội
dung của chúng đã cấu thành các tài liệu này. Đối với tài liệu ghi rõ thời điểm xuất bản: chỉ
bản được nêu áp dụng. Đối với các tài liệu không ghi rõ, phiên bản mới nhất của tài liệu được
viện dẫn (bao gồm mọi sửa đổi) sẽ được áp dụng. Gồm:

• ISO 19650-1, Tổ chức thông tin về công trình xây dựng – Quản lý thông tin bằng cách
sử dụng mô hình thông tin công trình - Phần 1: Khái niệm và nguyên tắc.
• ISO 12006-2, Xây dựng công trình - Tổ chức thông tin về công trình xây dựng - Phần
2: Khung phân loại.

3 Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu.


3.1 Thuật ngữ và định nghĩa.
Với mục đích của tài liệu này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã được nêu trong ISO
19650-1 cũng như các thuật ngữ và định nghĩa sau. Những thuật ngữ đã có trong ISO và IEC
sẽ được tìm thấy tại các địa chỉ sau:

• https://www.iso.org/obp
• http://www.electropedia.org/

3.1.1 Thuật ngữ chung.


3.1.1.1 acceptance criteria.
Tiêu chí tiếp nhận
Bằng chứng cần thiết để xem xét rằng các yêu cầu đã được đáp ứng.

[NGUỒN: ISO 22263:2008, 2.1]

5
3.1.2 Thuật ngữ liên quan đến các tài sản và các dự án.
3.1.2.1 Project team.
nhóm dự án
Bên khai thác và tất cả các nhóm chuyển giao.

3.1.2.2 plan of work.


Kế hoạch làm việc
Tài liệu nêu chi tiết các giai đoạn chính trong thiết kế, thi công và bảo trì dự án đồng thời xác
định các công việc cụ thể và người có trách nhiệm thực hiện.

Ghi chú 1: Kế hoạch công việc có thể được mở rộng để bao gồm các giai đoạn phá dỡ và tái
chế một dự án.

[NGUỒN: ISO 6707-2:2017, 3.2.19, đã sửa đổi].

3.1.3 Thuật ngữ liên quan đến quản lý thông tin.


3.1.3.1 BIM execution plan.
Kế hoạch thực hiện BIM
Kế hoạch giải thích các vấn đề quản lý thông tin của thỏa thuận sẽ được thực hiện như thế
nào bởi nhóm chuyển giao. Tên tắt thường dùng của BIM Execution Plan là BEP.

Ghi chú 1: pre-BEP tập trung vào phương pháp quản lý thông tin được đề xuất của nhóm
chuyển giao cũng như khả năng và năng lực quản lý thông tin của họ.

3.1.3.2 information delivery milestone.


Thời điểm chuyển giao thông tin.
Lịch trình các thời điểm để trao đổi thông tin đã được xác định.

3.1.3.3 master information delivery plan (MIDP).


Kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể.
Kế hoạch tổng hợp tất cả các kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết (3.1.3.4)

3.1.3.4 task information delivery plan (TIDP).


Kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết.
Kế hoạch chuyển giao các gói thông tin của một nhóm tạo lập.

6
3.2 Ký hiệu

bắt đầu.

kết thúc.

tiến trình phụ bị thu gọn.

công việc.

Ghi chú: Các ký hiệu được sử dụng trong tài liệu này được điều chỉnh từ các ký hiệu được
xác định trong ISO/IEC 19510.

7
4 Quản lý thông tin trong thời đoạn chuyển giao tài sản.
Tiến trình quản lý thông tin (Hình 3) sẽ được áp dụng trong suốt thời đoạn chuyển giao tài sản
cho từng thỏa thuận, bất kể giai đoạn dự án.

1 bên khai thác đánh giá và A mô hình thông tin được tiến hành tiếp tục bởi
xác định nhu cầu. một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp cho từng
thỏa thuận.
2 bên khai thác chuẩn bị để
chọn lựa đối tác cho mỗi
thỏa thuận.

3 các đối tác chứng minh khả B các công việc cần thực hiện cho dự án.
năng thực hiện thỏa thuận.

4 hiệp thương. C các công việc cần thực hiện cho mỗi thỏa thuận.

5 Chuẩn bị sản xuất thông tin D các công việc bên khai thác cần thực hiện cho
cho thỏa thuận. mỗi thỏa thuận.

6 hợp tác sản xuất thông tin. E các công việc mà bên khai thác và các đối tác
cần thực hiện cho mỗi thỏa thuận.

7 chuyển giao mô hình thông F Các công việc cần thực hiện để sản xuất thông
tin. tin cho mỗi thỏa thuận.

8 kết thúc dự án – giai đoạn


chuyển giao.

Hình 3 - tiến trình quản lý thông tin trong thời đoạn chuyển giao tài sản.

Ghi chú 1: Các hoạt động này được sử dụng làm cấu trúc cho tài liệu này, đặc biệt là Mục 5.

Ghi chú 2: Thứ tự mà các hoạt động được trình bày trong Hình 3 phản ánh thứ tự mà chúng
được thực hiện.

8
Ghi chú 3: Trong trường hợp quá trình quản lý thông tin được thực hiện trong một tổ chức duy
nhất, việc bổ sung có thể được thực hiện thông qua một hướng dẫn làm việc nội bộ, tiếp theo
là việc tiếp nhận hướng dẫn làm việc đó và xác nhận để tiếp tục. Xem ISO 19650-1:2018, 6.3
và 8.1 để biết thêm thông tin.

5 Tiến trình quản lý thông tin trong thời đoạn chuyển giao tài sản.
5.1 Tiến trình quản lý thông tin– Bên khai thác đánh giá và xác định nhu
cầu (công đoạn 1).
5.1.1 Bước 1.1: Chỉ định các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin.
Bên khai thác phải quan tâm đến việc quản lý thông tin hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện
dự án và phản ánh được chiến lược quản lý thông tin tài sản dài hạn, như được mô tả trong
ISO 19650-1:2018, 5.3, bằng cách chỉ định các cá nhân trong nội bộ tổ chức của bên khai
thác để thực hiện chức năng quản lý thông tin thay mặt cho bên khai thác.

Lựa chọn khác: bên khai thác có thể thuê ngoài để đảm nhận toàn bộ hoặc một phần chức
năng quản lý thông tin, trong trường hợp đó, bên khai thác sẽ thiết lập phạm vi các dịch vụ mà
mình cần nhận được.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• các nhiệm vụ mà ban QTTT tiềm năng hoặc bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm;
• thẩm quyền mà bên khai thác sẽ ủy quyền cho ban QTTT tiềm năng hoặc bên thứ ba;

• năng lực (kiến thức hoặc kỹ năng) mà các cá nhân đảm nhận chức năng này sẽ cần.

Ghi chú: trong trường hợp bên khai thác chỉ định ban QTTT tiềm năng hoặc bên thứ ba để
đảm nhận toàn bộ hoặc một phần chức năng quản lý thông tin, việc sử dụng ma trận phân
công quản lý thông tin (Phụ lục A) có thể hổ trợ thiết lập phạm vi các dịch vụ mà mình cần
nhận được.

5.1.2 Bước 1.2: Thiết lập các thông tin cần dùng của dự án.
Bên khai thác phải thiết lập các thông tin cần dùng của dự án, như được mô tả trong ISO
19650-1:2018, 5.3, để giải quyết các câu hỏi mà bên khai thác cần có (các) câu trả lời tại mỗi
thời điểm quyết định chủ chốt trong suốt dự án.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• phạm vi dự án;
• mục đích dự định mà thông tin sẽ được bên khai thác sử dụng;

9
• kế hoạch công việc của dự án;
• lộ trình thực hiện các thỏa thuận dự kiến;
• số lượng các thời điểm quyết định then chốt trong suốt dự án;
• các quyết định mà bên khai thác cần đưa ra tại mỗi thời điểm quyết định then chốt; và
• các câu hỏi mà bên khai thác cần câu trả lời để đưa ra quyết định sáng suốt.

5.1.3 Bước 1.3: Thiết lập các thời điểm chuyển giao thông tin của dự án.
Bên khai thác sẽ thiết lập các thời điểm chuyển giao thông tin trong việc chuyển giao thông tin
của dự án phù hợp với kế hoạch làm việc của dự án.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• các thời điểm quyết định then chốt của bên khai thác;
• nghĩa vụ chuyển giao thông tin của chính mình (nếu có);
• bản chất và nội dung của thông tin được chuyển giao tại mỗi thời điểm quyết định then
chốt, và
• (các) ngày liên quan đến từng thời điểm quyết định then chốt mà mô hình thông tin sẽ
được chuyển giao.

5.1.4 Bước 1.4: Thiết lập tiêu chuẩn thông tin của dự án.
Bên khai thác phải thiết lập mọi tiêu chuẩn thông tin cụ thể mà các tổ chức của bên khai thác
yêu cầu, thành tiêu chuẩn thông tin của dự án.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

a) Tiêu chuẩn để trao đổi thông tin:

• trong tổ chức của bên khai thác,


• giữa bên khai thác và các bên liên quan bên ngoài,
• giữa bên khai thác và người/tổ chức vận hành hoặc người/tổ chức bảo trì bên ngoài,
• giữa ban QTTT tiềm năng và bên tạo lập,
• giữa các ban QTTT tiềm năng trong cùng một dự án, và
• giữa các dự án phụ thuộc lẫn nhau;

b) phương tiện cấu trúc và phân loại thông tin,

c) phương pháp để ấn định cấp độ cần thiết của thông tin; và

d) việc sử dụng thông tin trong thời đoạn vận hành của tài sản.

10
5.1.5 Bước 1.5: Thiết lập các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin
của dự án.
Bên khai thác phải thiết lập mọi phương pháp và quy trình sản xuất thông tin cụ thể mà tổ
chức của họ yêu cầu trong khuôn khổ các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của
dự án.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

a) thu thập thông tin tài sản hiện có,


b) tạo lập, xem xét hoặc phê duyệt thông tin mới,
c) an ninh hoặc phân phối thông tin; và
d) việc chuyển giao thông tin cho bên khai thác.

5.1.6 Bước 1.6: Thiết lập thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẽ của
dự án.
Bên khai thác sẽ thiết lập thông tin tham khảo và các tài nguyên được chia sẻ mà họ dự định
chia sẻ với các ban QTTT tiềm năng trong quá trình đấu thầu hoặc chỉ định, sử dụng các tiêu
chuẩn dữ liệu mở bất cứ khi nào có thể để tránh sự trùng lặp về nỗ lực để giải quyết các khó
khăn không tương thích định dạng cũng như các khó khăn trong tương tác.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

a) thông tin tài sản hiện có:

• từ bên trong tổ chức của bên khai thác,


• từ các chủ sở hữu tài sản liền kề (các công ty tiện ích, v.v...),
• theo giấy phép từ các nhà cung cấp bên ngoài (bản đồ và hình ảnh, v.v...); và
• trong các thư viện công cộng và các nguồn tài liệu lịch sử khác.

b) tài nguyên được chia sẻ, ví dụ:

• các mẫu tùy biến (template), tùy biến tham khảo dùng cho kết quả đầu ra của quá trình
(kế hoạch thực hiện BIM, kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể, v.v...);
• các mẫu tùy biến (template) gói thông tin (mô hình hình học 2D/3D, tài liệu, v.v...);
• thư viện các phương cách thể hiện thông tin (đường nét, chữ và ký hiệu vật liệu, v.v.);
hoặc
• thư viện các phương cách thể hiện cho thành phần của dự án (ký hiệu 2D, đối tượng
3D, v.v.).

c) thư viện các phương cách thể hiện thông tin được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia và khu
vực.

11
Ghi chú: Bên khai thác có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà chuyển giao chuyên môn để thiết
lập thông tin tham khảo hoặc các tài nguyên được chia sẻ.

5.1.7 Bước 1.7: Thiết lập môi trường dữ liệu nguồn của dự án.
Bên khai thác phải thiết lập (triển khai, định cấu hình và hỗ trợ) môi trường dữ liệu nguồn
(CDE) của dự án để phục vụ các yêu cầu chung của dự án và để hỗ trợ việc hợp tác sản xuất
thông tin (5.6).

Môi trường dữ liệu nguồn của dự án nên cho phép:

a) mỗi gói thông tin phải có một ID duy nhất, dựa trên quy ước đã được thống nhất và ghi
thành văn bản bao gồm các trường được phân tách bằng dấu phân cách,

b) mỗi trường được gán một giá trị theo tiêu chuẩn mã hóa đã được thống nhất và ghi thành
văn bản,

c) ID của mỗi gói thông tin phải có tối thiểu 3 thuộc tính sau:

• tình trạng (sự phù hợp),


• phiên bản,
• phân loại (theo khuôn khổ được xác định trong ISO 12006-2);

d) khả năng thay đổi ID của các gói thông tin để phù hợp với trạng thái,

e) việc ghi lại tên người sử dụng gói thông tin và ngày thay đổi ID của gói thông tin mỗi khi
thay đổi tình trạng, và

f) quyền truy cập được kiểm soát ở cấp độ gói thông tin.

Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị rằng CDE của dự án nên được thiết lập sẵn trước khi phát
hành thông tin đến các đối tác để thông tin có thể được chia sẻ với tất cả các đối tác một cách
an toàn.

Bên khai thác cũng có thể chỉ định bên thứ ba để tổ chức, quản lý hoặc hỗ trợ CDE của dự
án. Trong trường hợp này, nên thực hiện việc này như một thỏa thuận riêng trước khi tiến
hành hành các thỏa thuận nào khác. Hoặc sau này, bên khai thác cũng có thể chỉ định một
bên tạo lập đảm nhận việc tổ chức, quản lý hoặc hỗ trợ CDE của dự án. Trong cả hai trường
hợp, bên khai thác nên xác định chi tiết các yêu cầu chức năng và phi chức năng.

5.1.8 Bước 1.8: Thiết lập nội quy thông tin của dự án
Bên khai thác sẽ thiết lập nội quy thông tin của dự án, như được định nghĩa dưới đây, bao
gồm mọi thỏa ước cấp phép liên quan, sau đó và một cách thích hợp, sẽ được đưa vào tất cả
các thỏa thuận.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

12
• nghĩa vụ cụ thể của bên khai thác, ban QTTT tiềm năng và các bên tạo lập liên quan
đến việc quản lý hoặc tạo lập thông tin, bao gồm cả việc sử dụng thông tin trong môi
trường dữ liệu nguồn của dự án;
• mọi bảo đảm hoặc trách nhiệm pháp lý liên quan đến mô hình thông tin dự án;
• quyền sở hữu trí tuệ cơ bản đối với thông tin và bối cảnh thực hiện;
• việc sử dụng thông tin tài sản hiện có;
• việc sử dụng các tài nguyên được chia sẻ;
• việc sử dụng thông tin trong dự án, bao gồm mọi điều khoản cấp phép liên quan; và
• việc sử dụng lại thông tin sau thỏa thuận hoặc trong trường hợp chấm dứt.

5.1.9 Các bước trong công đoạn số 1


Như hình 4.

Chú thích:

1.1 chỉ định các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin.
1.2 thiết lập các thông tin cần dùng của dự án.
1.3 thiết lập các thời điểm chuyển giao thông tin của dự án.
1.4 thiết lập tiêu chuẩn thông tin của dự án.
1.5 thiết lập các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án.
1.6 thiết lập thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẻ của dự án.
1.7 thiết lập môi trường dữ liệu nguồn của dự án.
1.8 thiết lập nội quy thông tin của dự án.
A mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.

Ghi chú: Các hoạt động được trình bày song song nhằm nhấn mạnh rằng các hoạt
động này có thể được thực hiện đồng thời và áp dụng cho mọi trường hợp.

Hình 4 - các bước trong công đoạn 1 để quản lý thông tin.

13
5.2 Tiến trình quản lý thông tin – Bên khai thác chuẩn bị để chọn lựa đối
tác cho mỗi thỏa thuận (công đoạn 2).
5.2.1 Bước 2.1: Thiết lập các thông tin cần dùng để trao đổi của bên khai
thác.
Bên khai thác phải thiết lập các thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của mình nhằm ban QTTT
tiềm năng biết và đáp ứng trong quá trình thực hiện thỏa thuận.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên:

a) thiết lập các yêu cầu chuyển giao thông tin của bên khai thác cần được đáp ứng trong quá
trình thực hiện thỏa thuận và khi làm như vậy nên cân nhắc:

• các thông tin cần dùng của các tổ chức thuộc bên khai thác (OIR),
• các thông tin cần dùng của tài sản (AIR), và
• các thông tin cần dùng của dự án (PIR);

b) thiết lập cấp độ cần thiết của thông tin để đáp ứng từng thông tin cần dùng.

Ghi chú: Các thước đo khác để mô tả trạng thái của thông tin, chẳng hạn như mức độ chính
xác, có thể được thêm vào các thước đo này nếu thấy phù hợp.

c) thiết lập các tiêu chí tiếp nhận cho từng thông tin cần dùng và khi làm như vậy nên cân
nhắc:

• tiêu chuẩn thông tin của dự án,


• các phương pháp và quy trình tạo lập thông tin của dự án, và
• việc sử dụng thông tin tham khảo hoặc các tài nguyên được chia sẻ do bên khai thác
chuyển giao;

d) thiết lập thông tin hỗ trợ mà ban QTTT tiềm năng có thể cần, để hiểu hoặc đánh giá đầy đủ
từng thông tin cần dùng hoặc tiêu chí tiếp nhận thông tin cần dùng đó và khi làm như vậy nên
cân nhắc:

• thông tin tài sản hiện có,


• tài nguyên được chia sẻ,
• các tài liệu hỗ trợ hoặc tài liệu hướng dẫn,
• viện dẫn các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia hoặc ngành có liên quan, và
• ví dụ về các sản phẩm thông tin tương tự cho việc chuyển giao;

e) thiết lập các ngày, liên quan đến các thời điểm chuyển giao thông tin trong việc chuyển giao
thông tin của dự án và các thời điểm quyết định then chốt của bên khai thác, mà mỗi yêu cầu
phải được đáp ứng và khi làm như vậy nên cân nhắc:

14
• thời gian cần thiết để bên khai thác kiểm lại và tiếp nhận thông tin, và
• đảm bảo phù hợp với các tiến trình nội bộ của bên khai thác.

5.2.2 Bước 2.2: Tập hợp thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẻ.
Bên khai thác sẽ tập hợp các thông tin tham khảo hoặc các tài nguyên được chia sẻ mà họ
dự định chuyển giao cho ban QTTT tiềm năng trong quá trình quyết định một đối tác nào tham
gia thực hiện một thỏa thuận.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• thông tin tham khảo hoặc các tài nguyên được chia sẻ được xác định trong quá trình
bắt đầu dự án;
• thông tin được tạo ra trong các giai đoạn trước của dự án; và
• sự phù hợp mà thông tin có thể được sử dụng bởi ban QTTT tiềm năng.

Khuyến nghị rằng thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẻ nên được chuyển giao cho
các tổ chức chọn lựa đối tác thực hiện thỏa thuận trong một môi trường an toàn, chẳng hạn
như môi trường dữ liệu nguồn của dự án.

Các bên khai thác nên xác định tính phù hợp mà thông tin có thể được các tổ chức chọn lựa
đối tác thực hiện thỏa thuận và nhóm chuyển giao sử dụng bằng mã trạng thái liên kết với
từng gói thông tin.

5.2.3 Bước 2.3: Thiết lập các yêu cầu chọn đối tác và tiêu chí đánh giá.
Bên khai thác phải xác định các yêu cầu mà tổ chức chọn lựa đối tác thực hiện thỏa thuận
phải đáp ứng trong hồ sơ dự thầu của mình.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• nội dung dự thảo kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao;
• năng lực của các cá nhân tương lai đảm nhận chức năng quản lý thông tin thay mặt
cho nhóm chuyển giao;
• đánh giá của ban QTTT tiềm năng về khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao;
• kế hoạch chuẩn bị đề xuất của nhóm chuyển giao; và
• đánh giá rủi ro trong việc chuyển giao thông tin của nhóm chuyển giao.

5.2.4 Bước 2.4: Hình thành hồ sơ để gửi đến các đối tác tiềm năng.
Bên khai thác phải biên soạn các thông tin để hình thành hồ sơ gửi đến các đối tác tiềm năng.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• các thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của bên khai thác;

15
• thông tin tham khảo liên quan và các tài nguyên được chia sẻ (trong môi trường dữ
liệu nguồn của dự án);
• các yêu cầu về hồ sơ tự đánh giá và tiêu chí đánh giá (nếu có);
• các thời điểm quan trọng phải chuyển giao thông tin dự án;
• tiêu chuẩn thông tin của dự án;
• các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án; và
• nội quy thông tin của dự án.

5.2.5 Các bước trong công đoạn 2


Như hình 5

Chú thích:

2.1 thiết lập các thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của bên khai thác.
2.2 tập hợp thông tin tham khảo và tài nguyên chia sẻ được.
2.3 thiết lập các yêu cầu chọn đối tác và tiêu chí đánh giá.
2.4 hình thành hồ sơ để gửi đến các đối tác tiềm năng.
A Mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.

Ghi chú: Các hoạt động được trình bày song song nhằm nhấn mạnh rằng các hoạt
động này có thể được thực hiện đồng thời.

Hình 5 - các bước trong công đoạn 2 để quản lý thông tin.

5.3 Tiến trình quản lý thông tin – Các đối tác chứng minh năng lực thực
hiện thỏa thuận (công đoạn 3).
5.3.1 Bước 3.1: Đề cử các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin.
Ban QTTT tiềm năng phải quan tâm đến việc quản lý thông tin hiệu quả trong suốt quá trình
thực hiện thỏa thuận bằng cách đề cử các cá nhân trong tổ chức của mình đảm nhận chức
năng quản lý thông tin thay mặt cho Ban QTTT.

Lựa chọn khác: ban QTTT tiềm năng có thể thuê ngoài để đảm nhận toàn bộ hoặc một phần
chức năng quản lý thông tin, trong trường hợp đó, ban QTTT tiềm năng sẽ thiết lập phạm các
dịch vụ mà mình cần nhận được.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

16
• các thông tin cần dùng để trao đổi của bên khai thác;
• các nhiệm vụ mà bên tạo lập tương lai hoặc bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm;
• thẩm quyền mà ban QTTT tiềm năng sẽ ủy quyền cho bên tạo lập tiềm năng hoặc bên
thứ ba;
• năng lực (kiến thức hoặc kỹ năng) mà các cá nhân đảm nhận chức năng này sẽ cần;

• các thỏa thuận về tính xác thực nếu xung đột lợi ích tiềm ẩn có thể phát sinh.

Bên khai thác có thể chỉ định ban QTTT tiềm năng thay mặt họ thực hiện toàn bộ hoặc một
phần chức năng quản lý thông tin. Trong trường hợp này, để tránh bất kỳ xung đột lợi ích tiềm
ẩn nào, các cá nhân nên thực hiện chức năng quản lý thông tin thay mặt cho bên khai thác
hoặc thay mặt cho ban QTTT tiềm năng mà thôi.

5.3.2 Bước 3.2: Đề xuất kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao.
Ban QTTT tiềm năng sẽ đề xuất kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao. Kế hoạch
này sẽ được đưa vào hồ sơ năng lực thực hiện thỏa thuận của Ban QTTT.

Khi thực hiện việc này, ban QTTT tiềm năng nên cân nhắc:

a) tên và lý lịch nghề nghiệp của những cá nhân sẽ thay mặt nhóm chuyển giao đảm nhận
chức năng quản lý thông tin,

b) chiến lược chuyển giao thông tin của nhóm chuyển giao, bao gồm:

• cách tiếp cận của nhóm chuyển giao nhằm đáp ứng các thông tin cần dùng để trao đổi
(EIR) của bên khai thác,
• một tập hợp các mục đích/mục tiêu hợp tác trong quá trình tạo lập thông tin,
• tổng quan về cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ thương mại của nhóm chuyển giao,

• tổng quan về các thành phần của nhóm chuyển giao, dưới hình thức một hoặc nhiều
nhóm tạo lập;

c) chiến lược thiết lập mô hình cộng sinh được đề xuất mà nhóm chuyển giao sẽ sử dụng,

d) ma trận trách nhiệm cấp cao của nhóm chuyển giao, bao gồm trách nhiệm được phân bổ
cho từng thành phần của mô hình thông tin và các sản phẩm chuyển giao chính liên quan đến
từng thành phần,

e) mọi đề xuất bổ sung hoặc điều chỉnh đối với các phương pháp và quy trình sản xuất thông
tin của dự án mà nhóm chuyển giao yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho:

• thu thập thông tin tài sản hiện có,


• tạo lập, kiểm lại, phê duyệt và công nhận thông tin,

17
• an ninh và phân bổ thông tin, và
• chuyển giao thông tin cho bên khai thác;

f) bất kỳ đề xuất bổ sung hoặc sửa đổi nào đối với tiêu chuẩn thông tin của dự án mà nhóm
chuyển giao yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho:

• trao đổi thông tin giữa các nhóm tạo lập,


• chuyển giao thông tin cho các bên bên ngoài, hoặc
• chuyển giao thông tin cho bên khai thác;

g) đề xuất bảng thống kê về phần mềm (bao gồm các phiên bản), phần cứng và cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin mà nhóm chuyển giao dự định áp dụng.

5.3.3 Bước 3.3: Đánh giá khả năng và năng lực của nhóm tạo lập.
Mỗi nhóm tạo lập phải tự đánh giá về khả năng và năng lực chuyển giao thông tin của mình
sao cho phù hợp với: i. thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của bên khai thác và ii. kế hoạch
thực hiện BIM đề xuất của nhóm chuyển giao.

Khi thực hiện việc này, mỗi nhóm tạo lập nên cân nhắc:

a) khả năng và năng lực quản lý thông tin của nhóm tạo lập, căn cứ vào:

• kinh nghiệm liên quan và số lượng thành viên nhóm tạo lập đã quản lý thông tin phù
hợp với chiến lược chuyển giao thông tin được đề xuất; và
• giáo dục và đào tạo có liên quan sẵn có cho các thành viên trong nhóm tạo lập;

b) khả năng và năng lực của nhóm tạo lập trong việc tạo ra thông tin, dựa trên:

• kinh nghiệm liên quan và số lượng thành viên nhóm tạo lập đã tạo lập thông tin phù
hợp với các phương pháp và quy trình tạo lập thông tin của dự án; và
• chương trình đào tạo và huấn luyện sẵn có cho các thành viên trong nhóm tạo lập liên
quan đến công việc của thỏa thuận,

c) hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin của nhóm tạo lập, căn cứ vào:

• thống kê công cụ công nghệ thông tin được đề xuất.


• đặc điểm kỹ thuật và số lượng phần cứng của nhóm tạo lập;
• đặc điểm của hạ tầng công nghệ thông tin: kiến trúc, công suất tối đa và mức sử dụng
hiện của nhóm tạo lập; và
• các hợp đồng dịch vụ và hỗ trợ sẵn có cho nhóm tạo lập.

5.3.4 Bước 3.4: Thiết lập khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao.
Ban QTTT tiềm năng sẽ thiết lập khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao bằng cách tổng
hợp các đánh giá do mỗi nhóm tạo lập thực hiện để tạo ra bản tóm tắt về khả năng quản lý và

18
tạo lập thông tin của nhóm chuyển giao cũng như khả năng chuyển giao thông tin kịp thời của
nhóm mình.

5.3.5 Bước 3.5: Thiết lập kế hoạch chuẩn bị của nhóm chuyển giao.
Ban QTTT tiềm năng sẽ đề xuất kế hoạch chuẩn bị của nhóm chuyển giao và sẽ được thực
hiện trong quá trình chuẩn bị (công đoạn 5.5).

Khi thực hiện việc này, ban QTTT tiềm năng nên cân nhắc cách tiếp cận, khung thời gian và
trách nhiệm của họ đối với:

• thử nghiệm và lập thành văn bản các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin
được đề xuất;
• kiểm tra việc trao đổi thông tin giữa các nhóm tạo lập;
• kiểm tra việc chuyển giao thông tin cho bên khai thác;
• cấu hình và thử nghiệm CDE của dự án phù hợp với bước 1.7;
• cấu hình và thử nghiệm CDE của nhóm chuyển giao) cũng khả năng kết nối của nó
với CDE của dự án (nếu có) theo bước 5.1.7;
• mua sắm, triển khai, cấu hình và thử nghiệm phần mềm, phần cứng và cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin bổ sung;
• phát triển các tài nguyên được chia sẽ bổ sung để nhóm chuyên giao sử dụng;
• phát triển và chuyển giao giáo dục (kiến thức cần thiết) cho các thành viên trong nhóm
chuyển giao;
• phát triển và thực hiện đào tạo (các kỹ năng cần thiết) cho các thành viên trong nhóm
chuyển giao;
• tuyển dụng thêm thành viên của nhóm chuyển giao để đạt được năng lực yêu cầu; và
• hỗ trợ các cá nhân và tổ chức tham gia nhóm chuyển giao trong quá trình thực hiện
các thỏa thuận.

5.3.6 Bước 3.6: Thiết lập nội dung các rủi ro của nhóm chuyển giao.
Ban QTTT tiềm năng sẽ thiết lập nội dung các rủi ro của nhóm chuyển giao bao gồm các rủi
ro liên quan đến: chuyển giao thông tin kịp thời, đáp ứng thông tin cần dùng để trao đổi của
bên khai thác cùng với phương án quản lý rủi ro mà nhóm chuyển giao dự kiến.

Khi thực hiện việc này, ban QTTT tiềm năng nên cân nhắc các rủi ro liên quan đến:

• các giả định mà nhóm chuyển giao đã đưa ra liên quan đến các thông tin cần dùng để
trao đổi của bên khai thác;
• đáp ứng các thời điểm chuyển giao thông tin dự án của bên khai thác;
• nội dung của nội quy thông tin dự án;
• đạt được chiến lược chuyển giao thông tin được đề xuất;

19
• áp dụng tiêu chuẩn thông tin của dự án cũng như các phương pháp và quy trình sản
xuất thông tin;
• bao gồm (hoặc không bao gồm) các sửa đổi được đề xuất đối với tiêu chuẩn thông tin
của dự án; và
• chuẩn bị đội ngũ chuyển giao để đạt được khả năng và năng lực cần thiết.

Ghi chú: nội dung rủi ro của nhóm chuyển giao có thể được kết hợp với các nội dung rủi ro
khác được sử dụng trong suốt dự án.

5.3.7 Bước 3.7: Hình thành hồ sơ để gửi đến bên khai thác.
Ban QTTT tiềm năng sẽ biên soạn (nếu có) các mục sau để đưa vào hồ sơ của nhóm chuyển
giao:

• kế hoạch thực hiện BIM đề xuất (5.3.2);


• tóm tắt đánh giá khả năng và năng lực (5.3.4);
• kế hoạch chuẩn bị (5.3.5); và
• các nội dung rủi ro chuyển giao thông tin (5.3.6).

5.3.8 Các bước trong công đoạn 3.


Như hình 6

Chú thích:

3.1 đề cử các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin.
3.2 đề xuất kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao.
3.3 đánh giá khả năng và năng lực của nhóm tạo lập.
3.4 thiết lập khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao.
3.5 thiết lập kế hoạch chuẩn bị của nhóm chuyển giao.
3.6 thiết lập nội dung các rủi ro của nhóm chuyển giao.
3.7 hình thành hồ sơ để gửi đến bên khai thác.
A Mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.

Ghi chú:

20
1. Hoạt động 3.3 được hiển thị nhiều lần để nhấn mạnh rằng mỗi nhóm tạo lập cần thực hiện
hoạt động này.
2. Các hoạt động được trình bày song song nhằm nhấn mạnh rằng các hoạt động này có thể
được thực hiện đồng thời.

Hình 6 - các bước trong công đoạn 3 để quản lý thông tin.

5.4 Tiến trình quản lý thông tin – Hiệp thương (công đoạn 4).
5.4.1 Bước 4.1: Xác nhận kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao.
Ban QTTT phải xác nhận kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao theo thỏa thuận với
từng bên tạo lập.

Khi thực hiện việc này, ban QTTT sẽ:

a) xác nhận tên của (các) cá nhân sẽ đảm nhận chức năng quản lý thông tin trong nhóm
chuyển giao,

b) cập nhật chiến lược chuyển giao thông tin của nhóm chuyển giao (theo yêu cầu),

c) cập nhật ma trận trách nhiệm cấp cao của nhóm chuyển giao (theo yêu cầu),

d) xác nhận và ghi lại các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin được đề xuất của nhóm
chuyển giao,

e) đồng ý với bên khai thác về mọi bổ sung hoặc điều chỉnh đối với tiêu chuẩn thông tin của
dự án; và

f) xác nhận thống kê của cơ sở hạ tầng phần mềm, phần cứng và CNTT mà nhóm chuyển
giao sẽ sử dụng.

5.4.2 Bước 4.2: Thiết lập ma trận trách nhiệm chi tiết của nhóm chuyển giao.
Ban QTTT sẽ tiếp tục hoàn thiện ma trận trách nhiệm cấp cao để thiết lập ma trận trách nhiệm
chi tiết, trong đó xác định:

• thông tin nào phải được tạo lập;


• khi nào thông tin được trao đổi và với ai; và
• nhóm tạo lập nào chịu trách nhiệm sản xuất nó.

Khi thực hiện việc này, Ban QTTT nên cân nhắc:

• các thời điểm chuyển giao thông tin;


• ma trận trách nhiệm cấp cao;
• các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án;
• cấu trúc phân rã các gói thông tin được phân bổ cho từng nhóm tạo lập; và

21
• sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo lập thông tin.

5.4.3 Bước 4.3: Thiết lập các thông tin cần dùng để trao đổi của Ban QTTT.
Ban QTTT sẽ thiết lập thông tin cần dùng để trao đổi cho mỗi bên tạo lập. Để thuận lợi cho sự
tham gia của các nhóm nội bộ, ban QTTT nên thiết lập một thống kê rõ ràng về các thông tin
cần dùng như thể đó là một thỏa thuận chính thức.

Khi thực hiện việc này, ban QTTT sẽ:

a) xác định từng thông tin cần dùng và khi làm như vậy nên cân nhắc:

• các thông tin cần dùng của bên khai thác mà ban QTTT yêu cầu bên tạo lập phải đáp
ứng, và
• mọi thông tin cần dùng bổ sung mà ban QTTT yêu cầu bên tạo lập phải đáp ứng;

b) thiết lập cấp độ cần thiết của thông tin để đáp ứng từng thông tin cần dùng.

Ghi chú: Các thước đo khác để mô tả trạng thái của thông tin, chẳng hạn như mức độ chính
xác, có thể được thêm vào các thước đo này nếu thấy phù hợp.

c) thiết lập các tiêu chí tiếp nhận cho từng thông tin cần dùng và khi làm như vậy nên cân
nhắc:

• tiêu chuẩn thông tin của dự án,


• các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án, và
• việc sử dụng thông tin tham khảo hoặc các tài nguyên được chia sẻ do bên khai thác
hoặc bên QTTT chuyển giao;

d) thiết lập các thời điểm cần đáp ứng cho từng thông tin cần dùng, liên quan đến các thời
điểm chuyển giao thông tin của dự án, và khi làm như vậy nên cân nhắc:

• thời gian cần thiết để ban QTTT kiểm lại và chấp nhận thông tin, và
• đảm bảo các tiến trình nội bộ của bên QTTT.

e) thiết lập thông tin hỗ trợ mà bên tạo lập có thể cần. Để hiểu hoặc đánh giá đầy đủ từng
thông tin cần dùng hoặc tiêu chí tiếp nhận, và khi làm như vậy nên cân nhắc:

• thông tin tài sản hiện có,


• tài nguyên được chia sẻ,
• các tài liệu hỗ trợ hoặc tài liệu hướng dẫn,
• viện dẫn các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia hoặc ngành có liên quan, và
• các mẫu tùy biến (template) để làm ví dụ về các sản phẩm chuyển giao thông tin tương
tự.

22
5.4.4 Bước 4.4: Thiết lập (các) kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết
Mỗi nhóm tạo lập phải thiết lập và duy trì, trong suốt quá trình thực hiện thỏa thuận của mình,
một kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết (TIDP).

Khi thực hiện việc này, mỗi nhóm tạo lập nên cân nhắc:

• các thời điểm chuyển giao thông tin của dự án;


• trách nhiệm của nhóm tạo lập trong ma trận trách nhiệm chi tiết;
• các thông tin cần dùng của bên QTTT;
• các nguồn lực có sẵn đã được chia sẻ trong nhóm chuyển giao; và
• thời gian nhóm tạo lập cần thiết để tạo lập thông tin (tạo lập, điều phối, kiểm lại và phê
duyệt).

TIDP phải liệt kê và xác định đối với mỗi gói thông tin:

• tên và chức danh của chủ trì BIM;


• những chủ trì BIM trong quá khứ hoặc những người phụ thuộc;
• cấp độ cần thiết của thông tin;
• thời lượng sản xuất (ước tính);
• tác giả chịu trách nhiệm sản xuất thông tin đó; và
• các thời điểm chuyển giao.

5.4.5 Bước 4.5: Thiết lập kế hoạch tổng thế chuyển giao thông tin.
Ban QTTT tổng hợp TIDP từ mỗi nhóm tạo lập để thiết lập kế hoạch chuyển giao thông tin
tổng thể (MIDP) của nhóm chuyển giao.

Khi thực hiện việc này, ban QTTT nên cân nhắc:

• các trách nhiệm được giao trong ma trận trách nhiệm chi tiết;
• thông tin trước đó hoặc sự phụ thuộc vào thông tin giữa các nhóm nhiệm vụ;
• thời gian ban QTTT cần thiết để kiểm lại và phê duyệt mô hình thông tin; và
• thời gian bên khai thác cần thiết để kiểm lại và tiếp nhận mô hình thông tin.

Sau khi MIDP được thành lập, bên QTTT sẽ:

• phân công trách nhiệm, sản phẩm bàn giao và ngày tháng trong MIDP;
• thông báo cho từng nhóm tạo lập nếu có bất kỳ thay đổi nào so với TIDP; và
• thông báo cho bên khai thác về mọi rủi ro hoặc vấn đề có thể ảnh hưởng đến các thời
điểm chuyển giao thông tin của dự án.

23
5.4.6 Bước 4.6: Hoàn chỉnh các hồ sơ thỏa thuận của Ban QTTT.
Ban khai thác phải tính đến những nội dung bên dưới, mà trong đó chúng đã được đưa vào
tài liệu thỏa thuận hoàn chỉnh cho mỗi ban QTTT và được quản lý thông qua việc kiểm soát
các thay đổi trong suốt thời gian thực hiện thỏa thuận:

• các yêu cầu về trao đổi thông tin của bên điều chuyển;
• tiêu chuẩn thông tin của dự án (bao gồm mọi bổ sung hoặc sửa đổi đã được thống
nhất) (xem 5.1.4);
• nội quy thông tin của dự án (bao gồm mọi bổ sung hoặc sửa đổi đã được thống nhất);
• kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao; và
• MIDP của (các) nhóm chuyển giao.

5.4.7 Bước 4.7: Hoàn chỉnh các hồ sơ thỏa thuận của các nhóm tạo lập.
Ban QTTT là người chịu trách nhiệm phải xem xét các điều sau đây, vì những nội dung liên
quan sẽ được bao gồm trong hồ sơ cho mỗi bên tạo lập và được quản lý thông qua kiểm soát
thay đổi trong suốt thời gian thực hiện thỏa thuận:

• yêu cầu về trao đổi thông tin của Ban QTTT;


• tiêu chuẩn thông tin của dự án (bao gồm bất kỳ bổ sung hoặc sửa đổi nào đã thỏa
thuận) (xem bước 1.4);
• nội quy thông tin của dự án (bao gồm bất kỳ bổ sung hoặc điều chỉnh nào đã thỏa
thuận);
• kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao; và
• TIDP đã được đồng thuận.

5.4.8 Các bước trong công đoạn 4


Như hình 7

Chú thích:

4.1 xác nhận kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao.
4.2 thiết lập ma trận trách nhiệm chi tiết của nhóm chuyển giao.
4.3 thiết lập các thông tin cần dùng để trao đổi của Ban QTTT.

24
4.4 thiết lập (các) kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết.
4.5 thiết lập kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể.
4.6 hoàn chỉnh các hồ sơ thỏa thuận của Ban QTTT.
4.7 hoàn chỉnh các hồ sơ thỏa thuận của các nhóm tạo lập.
A Mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.

Hình 7 - các bước trong công đoạn 4 để quản lý thông tin.

5.5 Tiến trình quản lý thông tin – Chuẩn bị sản xuất thông tin cho thỏa
thuận.
5.5.1 Bước 5.1: Chuẩn bị nguồn lực.
Ban QTTT chuẩn bị các nguồn lực, như đã được xác định trong kế hoạch chuẩn bị của nhóm
chuyển giao (Bước 3.5).

Khi thực hiện việc này, ban QTTT phải:

• xác nhận hiện trạng nguồn lực của mỗi nhóm tạo lập;
• phát triển và chuyển giao đào tạo về các chủ đề như phạm vi của dự án, trao đổi các
thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) và các mốc chuyển giao (kiến thức cần thiết) cho
các thành viên trong nhóm chuyển giao; và
• phát triển và tiến hành đào tạo (các kỹ năng cần thiết) cho các thành viên trong nhóm
chuyển giao.

5.5.2 Bước 5.2: Chuẩn bị nguồn lực công nghệ thông tin.
Ban QTTT sẽ chuẩn bị công nghệ thông tin, như đã được xác định trong kế hoạch chuẩn bị
của nhóm chuyển giao (5.3.5).

Khi thực hiện việc này, ban QTTT sẽ:

• mua sắm, triển khai, cấu hình và kiểm tra phần mềm, phần cứng và cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin (theo yêu cầu);
• cấu hình và kiểm tra CDE của dự án theo bước 1.7;
• cấu hình và kiểm tra CDE (được phân phối) của nhóm chuyển giao và khả năng kết
nối của nó với CDE dự án (nếu có thể áp dụng) theo theo bước 1.7;
• kiểm tra việc trao đổi thông tin giữa các nhóm tạo lập; và
• kiểm tra việc chuyển giao thông tin cho bên khai thác.

5.5.3 Bước 5.3: Thử nghiệm các phương pháp và quy trình sản xuất thông
tin của dự án.
Ban QTTT sẽ thử nghiệm các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án, như
được xác định trong kế hoạch chuẩn bị của nhóm chuyển giao (5.3.5).

25
Khi thực hiện việc này, Ban QTTT sẽ:

• Thử nghiệm và lập thành văn bản các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin
của dự án;
• tinh chỉnh và xác minh tính khả thi của cấu trúc phân rã các gói chứa thông tin được
đề xuất;
• phát triển các tài nguyên được chia sẽ để nhóm chuyển giao sử dụng; và
• truyền đạt các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án tới tất cả các
nhóm tạo lập.

5.5.4 Các bước trong công đoạn 5


Như hình 8

Chú thích:
5.1 chuẩn bị nguồn lực.
5.2 chuẩn bị nguồn lực công nghệ thông tin.
5.3 kiểm tra các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án.
A Mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.
Hình 8 - các bước trong công đoạn 5 để quản lý thông tin.

5.6 Tiến trình quản lý thông tin – hợp tác sản xuất thông tin.
5.6.1 Bước 6.1: Kiểm tra tính sẵn có của thông tin tham khảo và tài nguyên
được chia sẻ.
Trước khi tạo lập thông tin, mỗi nhóm tạo lập phải kiểm tra xem họ có quyền truy cập vào
thông tin tham khảo có liên quan và tài nguyên được chia sẻ trong môi trường dữ liệu nguồn
của dự án hay không. Nếu không, ngay khi có thể, họ phải thông báo cho ban QTTT và đánh
giá tác động tiềm ẩn mà điều này có thể gây ra đối với TIDP.

5.6.2 Bước 6.2: Tạo lập thông tin


Mỗi nhóm tạo lập sẽ tạo ra thông tin theo TIDP tương ứng của họ.

Khi thực hiện việc này, nhóm tạo lập sẽ:

a) tạo lập thông tin:

26
• phù hợp với tiêu chuẩn thông tin của dự án, và
• phù hợp với các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án;

b) không tạo ra thông tin:

• vượt quá mức yêu cầu về cấp độ cần thiết của thông tin,
• mở rộng ra ngoài phần tử được phân bổ của cấu trúc phân rã gói thông tin,
• sao chép thông tin do các nhóm tạo lập khác tạo ra, hoặc
• chứa các chi tiết thừa;

c) phối hợp và tham chiếu chéo tất cả thông tin với thông tin được chia sẻ trong môi trường
dữ liệu nguồn của dự án, phù hợp với các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của
dự án; và

d) các mô hình hình học phối hợp không gian với các mô hình hình học khác được chia sẻ với
mức độ phù hợp, nằm trong môi trường dữ liệu nguồn của dự án.

Trong trường hợp phối hợp mà có vấn đề, các nhóm tạo lập liên quan sẽ cộng tác để xác định
giải pháp khả thi. Nếu không tìm được giải pháp, các nhóm tạo lập phải thông báo cho ban
QTTT.

5.6.3 Bước 6.3: Tiến hành kiểm tra đảm bảo chất lượng.
Mỗi nhóm tạo lập sẽ tiến hành kiểm tra đảm bảo chất lượng của từng gói thông tin, phù hợp
với các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án, trước khi tiến hành kiểm lại
thông tin bên trong nó (5.6.4).

Khi thực hiện việc này, nhóm tạo lập sẽ kiểm tra gói thông tin theo tiêu chuẩn thông tin của dự
án.

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, nhóm tạo lập sẽ:

a) nếu kiểm tra thành công:

• đánh dấu gói thông tin là đã được chọn, và


• ghi lại kết quả kiểm tra; hoặc

b) nếu kiểm tra không thành công:

• từ chối gói thông tin, và


• thông báo cho người tạo lập thông tin về kết quả và nội dung cần phải khắc phục.

Ghi chú 1: Có thể thực hiện tự động hóa việc kiểm tra trong môi trường dữ liệu nguồn của dự
án.

27
Ghi chú 2: Kiểm tra tuân thủ không kiểm tra tính chính xác hoặc phù hợp của thông tin trong
gói thông tin và do đó không thể được coi là sự thay thế cho việc kiểm lại và phê duyệt (5.6.4).

5.6.4 Bước 6.4: Kiểm lại thông tin và chấp thuận cho chia sẻ.
Theo các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin của dự án, mỗi nhóm tạo lập sẽ tiến
hành kiểm lại thông tin trong gói thông tin trước khi chia sẻ trong môi trường dữ liệu nguồn
của dự án.

Khi thực hiện việc này, nhóm tạo lập nên cân nhắc:

• các thông tin cần dùng của bên QTTT;


• cấp độ cần thiết của thông tin; và
• thông tin cần thiết cho sự phối hợp của các nhóm tạo lập khác.

Sau khi hoàn tất việc kiểm lại, nhóm tạo lập sẽ:

a) nếu việc kiểm lại thành công:

• chỉ định mức độ phù hợp mà thông tin chứa trong gói thông tin có thể được sử dụng,

• phê duyệt gói thông tin để chia sẻ;

b) nếu việc kiểm lại không thành công:

• ghi lại lý do tại sao việc kiểm lại lại không thành công,
• ghi lại mọi điều chỉnh cần thiết để nhóm tạo lập hoàn thành việc điều chỉnh, và
• từ chối gói thông tin.

5.6.5 Bước 6.5: Kiểm lại mô hình thông tin.


Nhóm chuyển giao sẽ tiến hành kiểm lại mô hình thông tin, phù hợp với các phương pháp và
quy trình sản xuất thông tin của dự án, để tạo điều kiện phối hợp thông tin liên tục giữa từng
thành phần của mô hình thông tin.

Khi thực hiện việc này, nhóm chuyển giao nên cân nhắc:

• các yêu cầu về thông tin và tiêu chí tiếp nhận của bên khai thác; và
• các gói thông tin được liệt kê trong kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể.

28
5.6.6 Các bước trong công đoạn 6
Như hình 9

Chú thích:

6.1 kiểm tra tính sẵn có của thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẻ.
6.2 tạo lập thông tin.
6.3 kiểm tra đảm bảo chất lượng hoàn chỉnh.
6.4 kiểm lại thông tin và chấp thuận cho chia sẻ.
6.5 kiểm lại mô hình thông tin.
A mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.
B phiên bản mới của gói thông tin.

Ghi chú 1: Các hoạt động được trình bày song song nêu bật việc tạo lập thông tin của từng
nhóm tạo lập trước khi kiểm lại mô hình thông tin.

Ghi chú 2: Việc kiểm lại mô hình thông tin được thực hiện ở 6.5 có thể được lặp lại cho đến
khi mô hình thông tin sẵn sàng được đệ trình để được công nhận bởi bên điều chuyển.

Hình 9 - các bước trong công đoạn 6 để quản lý thông tin.

5.7 Tiến trình quản lý thông tin – chuyển giao mô hình thông tin.
5.7.1 Bước 7.1: Gửi mô hình thông tin cho ban QTTT để được công nhận.
Trước khi chuyển mô hình thông tin cho bên khai thác, mỗi nhóm tạo lập phải gửi thông tin
của mình cho ban QTTT để được công nhận trong môi trường dữ liệu nguồn của dự án.

5.7.2 Bước 7.2: Kiểm lại và công nhận mô hình thông tin.
Ban QTTT sẽ thực hiện kiểm lại mô hình thông tin theo các phương pháp và quy trình sản
xuất thông tin của dự án.

Khi thực hiện việc này, ban QTTT nên cân nhắc:

• các sản phẩm bàn giao được liệt kê trong kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể
• các thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của bên khai thác;

29
• các thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của ban QTTT;
• tiêu chí tiếp nhận đối với từng thông tin cần dùng; và
• cấp độ cần thiết của thông tin cho từng thông tin cần dùng.

Nếu việc kiểm lại thành công, ban QTTT sẽ công nhận cho mô hình thông tin và hướng dẫn
từng nhóm tạo lập gửi thông tin của họ đến bên khai thác tiếp nhận trong môi trường dữ liệu
nguồn của dự án.

Nếu việc kiểm lại không thành công, bên khai thác sẽ từ chối mô hình thông tin và hướng dẫn
các nhóm tạo lập điều chỉnh thông tin và gửi lại để được công nhận bởi bên khai thác.

Việc tiếp nhận một phần thông tin được trao đổi (như được xác định trong MIDP) có thể dẫn
đến các vấn đề phối hợp, do đó, ban QTTT nên công nhận hoặc từ chối toàn bộ mô hình thông
tin

5.7.3 Bước 7.3: Gửi mô hình thông tin để bên khai thác tiếp nhận.
Mỗi nhóm tạo lập sẽ gửi thông tin của mình để bên khai thác kiểm lại và tiếp nhận trong môi
trường dữ liệu nguồn của dự án.

5.7.4 Bước 7.4: Kiểm lại và tiếp nhận mô hình thông tin.
Bên khai thác phải tiến hành kiểm lại mô hình thông tin theo các phương pháp và quy trình
sản xuất thông tin của dự án.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• các sản phẩm bàn giao được liệt kê trong kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể ;
• các thông tin cần dùng để trao đổi của bên khai thác;
• tiêu chí chấp nhận đối với từng yêu cầu thông tin; và
• cấp độ cần thiết của thông tin cho từng thông tin cần dùng.

Nếu việc kiểm lại thành công, bên khai thác sẽ tiếp nhận mô hình thông tin như một sản phẩm
có thể chuyển giao trong môi trường dữ liệu nguồn của dự án.

Nếu việc kiểm lại không thành công, bên khai thác sẽ từ chối mô hình thông tin và hướng dẫn
ban QTTT sửa đổi thông tin và gửi lại để bên khai thác tiếp nhận.

Việc tiếp nhận một phần thông tin được trao đổi (như được xác định trong MIDP) có thể dẫn
đến các vấn đề phối hợp, do đó, bên khai thác nên tiếp nhận hoặc từ chối toàn bộ mô hình
thông tin.

30
5.7.5 Các bước trong công đoạn 7
Như hình 10

Chú thích:

7.1 gửi mô hình thông tin cho ban QTTT để được công nhận.
7.2 kiểm lại và công nhận mô hình thông tin.
7.3 gửi mô hình thông tin để bên khai thác tiếp nhận.
7.4 kiểm lại và tiếp nhận mô hình thông tin.
A mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.
B Mô hình thông tin bị từ chối bởi ban QTTT.
C Mô hình thông tin bị từ chối bởi bên khai thác.
Hình 10 - các bước trong công đoạn 7 để quản lý thông tin.

5.8 Tiến trình quản lý thông tin – kết thúc dự án/giai đoạn chuyển giao.
5.8.1 Bước 8.1: Lưu trữ mô hình thông tin dự án.
Sau khi tiếp nhận mô hình thông tin dự án đã hoàn thiện, bên khai thác sẽ lưu trữ các gói
thông tin trong môi trường dữ liệu nguồn của dự án theo các phương pháp và quy trình sản
xuất thông tin của dự án.

Khi thực hiện việc này, bên khai thác nên cân nhắc:

• những gói thông tin nào sẽ cần thiết như một phần của mô hình thông tin tài sản;
• các yêu cầu tiếp cận trong tương lai;
• tái sử dụng trong tương lai; và
• áp dụng các chính sách lưu giữ có liên quan.

31
5.8.2 Bước 8.2: Ghi lại bài học kinh nghiệm cho các dự án trong tương lai.
Phối hợp với từng ban QTTT, bên khai thác sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện dự án và ghi lại chúng vào kho kiến thức phù hợp để sử dụng cho các dự án trong
tương lai.

Chúng tôi đề nghị rằng các bài học kinh nghiệm được ghi lại trong toàn bộ dự án.

5.8.3 Các bước trong công đoạn 8


Như hình 11

Chú thích:

8.1 lưu trữ mô hình thông tin dự án.


8.2 tổng hợp bài học kinh nghiệm cho các dự án trong tương lai.
A mô hình thông tin được phát triển bởi một/nhiều nhóm chuyển giao kế tiếp.

Ghi chú: Các hoạt động được trình bày song song nhằm nhấn mạnh rằng các hoạt động này
có thể được thực hiện đồng thời.

Hình 11 - các bước trong công đoạn 8 để quản lý thông tin.

32
PHỤ LỤC (A)

MA TRẬN TRÁCH NHIỆM

R: chịu trách nhiệm thực hiện công việc.


A: chịu trách nhiệm đề ra công việc phải thực hiện và khi cần thiết

Bên khai thác

Bên tạo lập


Bên thứ ba

Ban QTTT
phải nêu rõ lý do tại sao phải cần thực hiện công việc đó.
C: tư vấn thực hiện công việc.
I: những đối tượng cần phải được thông báo khi công việc được
thực hiện xong.
5.1 Tiến trình quản lý thông tin – Bên khai thác đánh giá
và xác định nhu cầu.
5.1.1 Chỉ định các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin.

5.1.2 Thiết lập các thông tin cần dùng của dự án.

5.1.3 Thiết lập các thời điểm chuyển giao thông tin của dự án.

5.1.4 Thiết lập tiêu chuẩn thông tin của dự án.

5.1.5 Thiết lập các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin dự
án.
5.1.6 Thiết lập thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẻ của
dự án.
5.1.7 Thiết lập môi trường dữ liệu nguồn của dự án CDE.

5.1.8 Thiết lập nội quy thông tin của dự án.

5.2 Tiến trình quản lý thông tin – Bên khai thác chuẩn bị
để lựa chọn đối tác cho mỗi thỏa thuận.
5.2.1 Thiết lập các thông tin cần dùng để trao đổi (EIR) của bên
khai thác.
5.2.2 Tập hợp thông tin tham khảo và tài nguyên được chia sẽ.

5.2.3 Thiết lập yêu cầu chọn đối tác và tiêu chí đánh giá.

5.2.4 Hình thành hồ sơ để gửi đến các đối tác tiềm năng.

5.3 Tiến trình quản lý thông tin – Các đối tác chứng
minh năng lực thực hiện thỏa thuận.
5.3.1 Đề cử các cá nhân đảm nhận chức năng quản lý thông tin.

5.3.2 Đề xuất kế hoạch thực hiện BIM của nhóm chuyển giao.

5.3.3 Đánh giá khả năng và năng lực của nhóm tạo lập.

5.3.4 Thiết lập khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao.

5.3.5 Thiết lập kế hoạch chuẩn bị của nhóm chuyển giao.

33
5.3.6 Thiết lập nội dung các rủi ro của nhóm chuyển giao.

5.3.7 Hình thành hồ sơ để gửi đến bên khai thác.

5.4 Tiến trình quản lý thông tin – Hiệp thương.


5.4.1 Xác nhận kế hoạch thực BIM của nhóm chuyển giao.

5.4.2 Thiết lập ma trận trách nhiệm chi tiết của nhóm chuyển giao.

5.4.3 Thiết lập các thông tin cần dùng đế trao đổi của ban QTTT.

5.4.4 Thiết lập (các) kế hoạch chuyển giao thông tin chi tiết của
nhóm tạo lập (TIDP).
5.4.5 Thiết lập kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể của nhóm
chuyển giao (MIDP).
5.4.6 Hoàn chỉnh các hồ sơ thỏa thuận của ban QTTT.

5.4.7 Hoàn chỉnh các hồ sơ thỏa thuận của các nhóm tạo lập.

5.5 Tiến trình quản lý thông tin - Chuẩn bị sản xuất


thông tin cho thỏa thuận.
5.5.1 Chuẩn bị nguồn lực.

5.5.2 Chuẩn bị nguồn lực công nghệ thông tin.

5.5.3 Thử nghiệm các phương pháp và quy trình sản xuất thông tin
của dự án.
5.6 Tiến trình quản lý thông tin - Hợp tác sản xuất thông
tin.
5.6.1 Kiểm tra tính sẵn có của thông tin tham khảo và tài nguyên
được chia sẽ.
5.6.2 Tạo lập thông tin.

5.6.3 Tiến hành kiểm tra đảm bảo chất lượng.

5.6.4 Kiểm lại thông tin và chấp thuận cho chia sẻ.

5.6.5 Kiểm lại mô hình thông tin,

5.7 Tiến trình quản lý thông tin - Chuyển giao mô hình


thông tin.
5.7.1 Gửi mô hình thông tin cho ban QTTT để được công nhận.

5.7.2 Kiểm lại và công nhận mô hình thông tin.

5.7.3 Gửi mô hình thông tin để bên khai thác tiếp nhận.

5.7.4 Kiểm lại và tiếp nhận mô hình thông tin

5.8 Tiến trình quản lý thông tin - Kết thúc dự án/giai


đoạn chuyển giao.
5.8.1 Lưu trữ mô hình thông tin dự án.

5.8.2 Ghi lại bài học kinh nghiệm cho các dự án trong tương lai.

34

You might also like