Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRÍCH DẪN TÂM ĐẮC DẪN CHỨNG THUYẾT PHỤC.

(ver2)
Quyển 1:Nghị luận văn học.
Phần 1:Nhận định văn học hay.
Chủ đề:Nhận định hay về người sáng tác.
1.Anh chớ ngại con đường gian khổ nhất.Đau nỗi đau của trải tim người.Để thơ anh
mang lửa đến cho đời.Trên chữ “tài”,chữ “tâm” kia phải “lớn”.-Lưu Quang Vũ , “giấc
mộng đêm”
Những câu thơ của Lưu Quang Vũ đã nêu lên quan niệm về nhà thơ và thơ:Thơ mang
lửa đến cho đời đến cho đời - đó là nhưng vần thơ đem tới ánh sáng, hơi ấm cho cuộc
đời; thơ thắp lửa trong tim người đọc . Để sáng tạo được những vần thơ mang lửa đến
cho đời, người nghệ sĩ bên cạnh tài năng , chữ “Tâm” phải lớn. Chữ Tâm ấy là tấm lòng
yêu thương con người sâu sắc, đau trước nỗi đau của con người , cuộc đời,khao khát
đem tới những điều tốt đẹp cho con người.
2. Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa lành vết thương cho người khác.Tôi
nghĩ nghề viết cũng đơn giản như vậy , chữa lành, an ủi những vết thương của người đời
để làm dịu vết thương của chính mình.-Nguyễn Ngọc Tư
Ý kiến trên đã đề cập đến tính chất và sức mệnh cao cả của người nghệ sĩ: có trái tim
nhạy cảm, giàu lòng nhân ái và luôn khao khát hướng tới những giá trị chân - thiện -
mĩ.Người nghệ sĩ cầm bút như một cách để giải tỏa những trăn trở, những cảm xúc đang
bùng cháy trong lòng và cũng là để chia sẻ, đồng cảm với nỗi thống khổ của con người.Đó
cũng là cách người nghệ sĩ được cảm giác hạnh phúc và tìm được ý nghĩa cho trang viết
của mình
3. Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.- Nhà thơ Phùng Quán, “Lời mẹ dặn”
Dù biết làm “nhà văn chân thật”là vô cùng khó khăn,nhưng với bản lĩnh ,sự kiên cường ,
dũng cảm của bản thân,tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm
một nhà văn chân thật.
4. Văn chương muôn đời là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác và sứ mệnh của người
nghệ sĩ là,phải chắt chiu từng những hạt bụi vàng giữa cuộc đời để đúc nên “bông hồng
vàng”.- J.W.Goethe
Nhận định đã nêu ra vai trò của người nghệ sĩ khi viết một tác phẩm văn học: dù cho viết
về cái xấu cái hay cái tốt,lương thiện hay tàn ác thì tác phẩm chứa những giá trị nhân văn
to lỡn ,có như vậy thì tác phẩm văn học đó mới có thể sống và bầu bạn với con người.
5. Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể
hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú.- Phương Lựu
Nhận định trên đề cập đến tiêu chuẩn nhận biết và đánh giá phong cách nghệ thuật của
một nhà văn qua tác phẩm của họ . Nhà văn có phong cách phải đem lại một tiếng nói
mới cho văn học, đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về cuộc sống và con người qua
những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhưng đó phải là sự độc đáo mang tính thẩm
mĩ,mang lại cho người đọc những khoái cảm, tình cảm thẩm mĩ.
6. Cái đẹp của người nghệ sĩ bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả
là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.-Khuyết danh.
Ý kiến trên đã nhận xét về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: cái đẹp trong nghệ
thuật được gợi cảm hứng từ chính cuộc đời, và khẳng định vai trò của tính quyết định
của người nghệ sĩ trong sáng tạo cái đẹp. Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ chính là cái
đẹp về tư tưởng, tình cảm, tài năng thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật.
7. Người nghệ sĩ tự tôi luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với kẻ khác, ở cái vị trí
luôn luôn nằm giữa, một bên là cái đẹp anh ta không thể thiếu và bên kia là cộng đồng
anh ta không thể dứt bỏ.-Albert Camus, Diễn từ nhận giải Nobel Văn học 1957
Ý kiến nêu rõ yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm của
anh ta vừa phải là một thế giới nghệ thuật riêng, mang đậm phong cách cá nhân, vừa
chứa đựng tiếng nói của cộng đồng, nhân loại,thỏa mãn nhu cầu, khát vọng, lợi ích của
cộng đồng.
8. Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng
tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình.-Lev Tolstoy
Nhận định trên đã nêu khái quát quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính: nhà văn
không chỉ tạo ra thế giới thu nhỏ của hiện thực cuộc đời ( kiến tạo thế giới) mà qua đó
cính nhà văn còn xây dựng phong cách và hoàn thiện nhân cách của mình ( kiến tạo bản
thân mình).
9. Đọc một vài đoạn văn của Thạch Lam đôi khi tôi có cảm tưởng ông là một hệ thống
dây tơ nhạy bén đến độ có thẻ thu nhận được sự thay đổi về cường độc ánh trăng hay
âm sắc của loại lá khi khô rụng va vào đất.-Thế Uyên
Sự thay đổi về cường độ ánh trăng hay âm sắc của loại lá khô khi rụng và va vào đất đều
là những thứ rất khó để có thể nhìn được, nghe được, nhận biết được hay diễn tả
được.So sánh của Thế Uyên khẳng định văn chương Thạch Lam bộc lộ tâm hồn nhạy
cảm,giác quan tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động của nhà văn.
10. Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa
sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình.-Lev Tolstoy
Nhận định trên đã nêu khái quát quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính: nhà văn
không chỉ tạo ra thế giới thu nhỏ của hiện thực cuộc đời ( kiến tạo thế giới) mà qua đó
chính nhà văn còn xây dựng phong cách và hoàn thiện nhân cách của mình (kiến tạo bản
thân mình)

You might also like