Lưu Thị Quỳnh Anh-2086-KL-Có GVHD

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

LƯU THỊ QUỲNH ANH


Lớp: CLC_18DTM01 Khóa: 18D

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN
GIAI ĐOẠN 2021 - 2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH: 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

LƯU THỊ QUỲNH ANH


Lớp: CLC_18DTM01 Khóa: 18D

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN
GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
MSSV: 1821002086
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


THS. BÙI THỊ TỐ LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH: 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến những cá nhân, tập thể sau:

Đầu tiên, em vô cùng biết ơn cô Bùi Thị Tố Loan, giảng viên hướng dẫn đã luôn
nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ dẫn cho em trong suốt 3 tháng vừa qua. Cô
cũng đã cung cấp rất nhiều kiến thức qúy báu và những lời góp ý chi tiết để sửa chữa
những sai sót em mắc phải trong quá trình thực hiện và dành nhiều thời gian hướng
dẫn, sửa chữa lỗi sai, giải đáp thắc mắc. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.
Tiếp theo, em xin được cảm ơn Quý thầy cô khoa Thương mại, Trường Đại học
Tài chính - Marketing đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý giá cùng
những bài học thực tiễn về chuyên ngành Thương mại quốc tế trong suốt gần 4 năm
học để em có nền tảng tốt nhất hoàn thành bài luận tốt nghiệp này.
Cùng với đó, em xin được cảm ơn Quý Ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên
của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần đã cho em cơ hội được
trải nghiệm công việc thực tế tại công ty trong gần 3 tháng qua. Lời cuối cùng, trong
quá trình thực tập và nghiên cứu thực hiện đề tài em đã nỗ lực hết sức để mang lại
kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, vì là lần đầu nghiên cứu một đề tài chuyên sâu nên em sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được đón nhận những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô cũng như quý công ty. Đó là hành trang quý giá giúp em hoàn
thiện bản thân và nghiệp vụ của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Lưu Thị Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm
hiểu của riêng em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của, đảm bảo tính
trung thực về các nội dung của khóa luận và tuân thủ các quy định về trích dẫn, tài
liệu tham khảo. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. HCM, ngày tháng năm 2021

Sinh viên

Lưu Thị Quỳnh Anh


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Mức độ phù hợp tên đề tài khóa luận:


.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2. Mức độ phù hợp về kết cấu nội dung và tính logic giữa các nội dung
khóa luận:.....................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3. Mức độ chuyên sâu, sáng tạo của các nội dung khóa luận:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
4. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của khóa luận:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Điểm đánh giá khóa luận (ghi rõ bằng số và chữ):

TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm 2021


Giảng viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ họ, tên)


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3

5. Kết cấu đề tài ....................................................................................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP


KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .................................................................................5

1.1. Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển .............................................................................................................5

1.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận .........................................................5

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận ........................................................6

1.1.3. Phân loại giao nhận .................................................................................7

1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động ......................................................7

1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức vận tải ...................................................7

1.1.3.3. Căn cứ vào tính chất giao nhận .....................................................7

1.1.4. Các phương thức giao nhận ....................................................................8

1.1.4.1. Giao hàng nguyên container (FCL) ..............................................8

1.1.4.2. Giao nhận hàng lẻ (LCL) ...............................................................8

1.1.4.3. Giao nhận hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) .......................8

1.1.5. Vai trò của hoạt động giao nhận ............................................................9

1.2. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ............................................10
1.2.1. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên sản lượng hàng hóa
giao nhận ..........................................................................................................10

1.2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên doanh thu hàng hóa
giao nhận ..........................................................................................................11

1.2.3. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên chi phí hàng hóa
giao nhận ..........................................................................................................11

1.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên lợi nhuận hàng hóa
giao nhận ..........................................................................................................12

1.2.5. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên thị trường hàng hóa
giao nhận ..........................................................................................................13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ....................................................13

1.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô ..............................................................13

1.3.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật .................................................13

1.3.1.2. Môi trường kinh tế ........................................................................14

1.3.1.3. Môi trường tự nhiên .....................................................................15

1.3.2. Các nhân tố môi trường vi mô ..............................................................15

1.3.2.1. Nhà cung cấp .................................................................................15

1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................16

1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ...................................................17

1.3.3.1. Nguồn lực tài chính .......................................................................17

1.3.3.2. Nguồn nhân lực .............................................................................17

1.3.3.3. Cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị ....................................................18

1.4. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu ............................................................................................18
1.4.1. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS ......................18

1.4.2. Công ty Cổ phần Logistics Vinalink ....................................................19

Tóm tắt Chương 1 ...............................................................................................21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO


NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN ............................22

2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần ..22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................22

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ....................................................24

2.1.2.1. Chức năng ......................................................................................24

2.1.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................25

2.1.3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của công ty ............................25

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ......................................................25

2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban .....................................................26

2.1.4. Nguồn lực của công ty ...........................................................................28

2.1.4.1. Nguồn nhân lực .............................................................................28

2.1.4.2. Nguồn lực vật chất, kỹ thuật ........................................................30

2.1.4.3. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020 ............30

2.1.5. Định hướng phát triển công ty đến năm 2023.....................................33

2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần ...........................................................................................................34

2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo số lô hàng............................34
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo cơ cấu dịch vụ ....................36

2.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo cơ cấu thị trường ...............38

2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo đối tác khách hàng ............40

2.3. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do
Trần ......................................................................................................................43

2.3.1. Thành tựu ...............................................................................................43

2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................44

2.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................45

2.4. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty đến năm 2023 .......46

2.4.1. Các nhân tố bên ngoài ...........................................................................46

2.4.1.1. Nhân tố kinh tế ..............................................................................46

2.4.1.2. Nhân tố chính trị - pháp luật .......................................................47

2.4.1.3. Nhân tố tự nhiên............................................................................48

2.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................49

2.4.2. Các nhân tố bên trong ...........................................................................50

2.4.2.1. Cơ sở vật chất ................................................................................50

2.4.2.2. Nguồn nhân lực .............................................................................51

2.4.2.3. Nguồn lực tài chính .......................................................................51


2.5. Kết quả thảo luận của chuyên gia về đánh giá tình hình giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển và các nhân tố ảnh hưởng đến năm 2023 tại
công ty In Do Trần ..............................................................................................52

Tóm tắt Chương 2 ...............................................................................................57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẦU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN .........59

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần đến năm 2023 .............................................................59

3.1.1. Định hướng phát triển ...........................................................................59

3.1.2. Mục tiêu ..................................................................................................59

3.2. Kết hợp các yếu tố ma trận SWOT ............................................................61

3.2.1. Mô hình SWOT ......................................................................................61

3.2.2. Kết quả đánh giá, nhận xét của chuyên gia .........................................63

3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần ......................................................................................65

3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ................................65

3.3.2. Giải pháp 2: Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường ..........66

3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận và chăm sóc
khách hàng .......................................................................................................68

3.3.4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trong
quy trình quản lý kho bãi và nâng cấp hệ thống thông tin .........................69

3.3.5. Giải pháp 5: Giảm thiểu các chi phí không cần thiết, nâng cao lợi
nhuận ................................................................................................................70
3.4. Một số kiến nghị đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần ......................................................................................71

3.4.1. Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) ............................71

3.4.2. Các cơ quan ban ngành ........................................................................72

Tóm tắt Chương 3 ...............................................................................................73

KẾT LUẬN ..............................................................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76

PHỤ LỤC .................................................................................................................79


DANH MỤC VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
Association of South East Hiệp hội các quốc gia
ASEAN
Asian Nations Đông Nam Á
FCL Full Container Loaded Hàng nguyên container
FIATA International Federation of Liên đoàn các hiệp hội giao
Freight Forwarders nhận quốc tế
Associations

LCL Less than Container Loaded Hàng lẻ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

XNK Xuất nhập khẩu


DANH MỤC HÌNH
HÌNH TÊN TRANG
Hình 2.1 Logo công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần 22

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG/BIỂU ĐỒ TÊN TRANG
Tình hình nhân sự các phòng ban của công
Bảng 2.1 ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In 28, 29
Do Trần năm 2020

Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần


Bảng 2.2 30
Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu


Bảng 2.3 của công ty theo phương thức vận chuyển 34
từ năm 2018 – 2020

Cơ cấu dịch vụ giao nhận của công ty Cổ


Bảng 2.4 36, 37
phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

Cơ cấu thị trường giao nhận của công ty Cổ


Bảng 2.5 38, 39
phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển


Bảng 2.6 của công ty theo đối tác khách hàng từ năm 40, 41
2018 - 2020

Kết quả ý kiến của các chuyên gia về thực


trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập
Bảng 2.7 53, 54
khẩu bằng đường biển tại công ty IN DO
TRẦN

Kết quả ý kiến của các chuyên gia về các


yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận
Bảng 2.8 54, 55
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đến
năm 2023 tại công ty In Do Trần
Mức độ quan trọng của chỉ tiêu thực trạng
Bảng 2.9 hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu 55, 56
bằng đường biển tại công ty In Do Trần

Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh


hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
Bảng 2. 10 56, 57
giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
biển đến năm 2023 tại công ty In Do Trần

Áp dụng mô hình SWOT cho Công ty Cổ


Bảng 3.1 61, 62, 63
phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

Mức độ quan trọng của các giải pháp đẩy


mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa nhập
Bảng 3.2 64
khẩu bằng đường biển đến năm 2023 tại
Công ty IN DO TRẦN

Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần


Biểu đồ 2.1 31
Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu


Biểu đồ 2.2 của công ty theo phương thức vận tải từ năm 35
2018 – 2020

Cơ cấu dịch vụ của công Cổ phần Giao nhận


Biểu đồ 2.3 37
và Vận chuyển In Do Trần

Cơ cấu thị trường giao nhận của công Cổ


Biểu đồ 2.4 39
phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của


Biểu đồ 2.5 công ty theo đối tác khách hàng từ năm 2018 41
– 2020
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên thế
giới, bất kỳ quốc gia nào cũng hướng tới mục tiêu đóng góp vào sự phát triển của đất
nước mình. Cùng với xu thế hòa nhập trên, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ có
rất nhiều cơ hội và thách thức trong công cuộc đẩy mạnh quá trình hội nhập nền kinh
tế quốc tế. Việt Nam chính thức hội nhập sâu rộng sau những năm 1990 với sự ký kết
một loạt các hiệp định thương mại tự do FTAs-Free Trade Agreements, và trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007.

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là sự tăng trưởng rõ rệt trong hoạt động
xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong
hoạt động thương mại quốc tế, do đó ngành giao nhận lại thêm nhiều cơ hội phát
triển. Tổ chức tốt hoạt động chuyên chở và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ
góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng
cao năng lực cạnh tranh của h àng hóa. Ngành giao nhận vận tải chính là nhân tố quan
trọng để các hoạt động của nền kinh tế diễn ra trôi chảy và suôn sẻ hơn, góp phần
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của quốc gia.

Với bờ biển dài 3.260 km, phần lớn lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông, có nhiều
cảng biển lớn nhỏ, đây là ưu thế to lớn của Việt Nam trong giao thương với thế giới.
Số lượng và giá trị hàng hóa giao nhận qua cảng biển chiếm phần lớn tổng giá trị
hàng hóa giao nhận quốc tế của Việt Nam. Có thể thấy, tiềm năng phát triển vận tải
hàng hóa của Việt Nam còn rất lớn.

Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần là một trong những công
ty của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển, kho ngoại quan.
Công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành công nghiệp dịch vụ
Giao nhận, Vận chuyển và Tổng đại lý Hàng Không, được VNR xếp hạng top 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

1
Nhìn thấy được nhu cầu ngoại thương cùng với những tiềm năng đầy triển vọng
của ngành giao nhận vận tải quốc tế có xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
bao giờ hết, đó chính là cơ hội lớn cho Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần phát triển. Vậy nên, vấn đề cấp thiết hiện nay đó là phải có những biện
pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá chuyên gia cũng như đưa ra những giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận chung góp phần mang lại giá trị cho công ty,
qua đó góp phần vào sự phát triển của ngành vận tải cả nước, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nước ta so với các nước khác. Do đó, để hiểu rõ hơn nghiệp vụ giao nhận
này, tác giả đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN
GIAI ĐOẠN 2021 - 2023” nhằm phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty, tìm ra những ưu điểm
và những điểm chế từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh hiệu quả cho công ty.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung của đề tài: Tìm hiểu tình hình hoạt động của nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu FCL bằng đường biển và đề ra một số giải pháp hoàn thiện nghiệp
vụ giao nhận hàng hóa tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần.

Mục tiêu cụ thể:

• Khái quát các lý thuyết liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
mà trọng tâm là hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

• Phân tích hoạt động kinh doanh chung và thực trạng kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty nói riêng. Qua đó đánh giá
được hiệu quả hoạt động, những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong thời gian
qua.

• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty.

2
• Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


• Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần.

• Phạm vi nghiên cứu


o Phạm vi về nội dung:

Đề tài nghiên cứu về thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy
hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

o Phạm vi về không gian:

Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần.

o Phạm vi về thời gian:

Việc nghiên cứu này sẽ dựa trên số liệu và hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty giai đoạn 2018 - 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Là phương pháp phân tích và tổng
hợp các tri thức ở các nguồn tài liệu tham khảo thành một hệ thống kiến thức để có
thể hiểu đầy đủ và toàn diện hơn những đặc thù và cấu trúc bên trong của lý thuyết.
Phương pháp này được áp dụng ở chương 1 để phân tích, tổng hợp những cơ sở lý
luận, những lý thuyết đã được đúc kết bởi các chuyên gia, các nhà nghiên cứu phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.

Phương pháp quan sát: Phương pháp này dùng để thu thập những thông tin thực
tiễn, so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn được rút
ra từ việc quan sát trong quá trình thực tập tại công ty được vận dụng vào việc mô tả

3
quy trình thực hiện giao nhận, tình hình hoạt động của công ty ở chương 2. Bên cạnh
đó, từ những gì quan sát được tìm ra được những ưu điểm và hạn chế của công ty để
đưa ra những giải pháp cụ thể trong chương 3.

Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Phương pháp này được áp dụng trong việc
thu thập thông tin bằng cách đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập
những dữ kiện cần thiết. Phương pháp này được vận dụng ở chương 3 về các yếu tố
tác động đến hoạt động của công ty. Trong đó, đối tượng phỏng vấn là nhân viên công
ty.

Phương pháp sưu tầm, thống kê số liệu: Phương pháp này được sử dụng trong
việc tìm kiếm số liệu liên quan từ nhiều nguồn sau đó trải qua quá trình tính toán để
đạt được mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp được vận dụng trong việc tìm kiếm,
thống kê số liệu tình hình kinh doanh của công ty ở chương 2 sau đó so sánh, đối
chiếu giữa các số liệu với nhau trên cùng một đơn vị so sánh, từ đó rút ra kết luận.

Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể thu nhập được từ những nguồn có
sẵn hay qua quan sát, thử nghiệm bao gồm dữ liệu định tính và định lượng. Phương
pháp này, giúp tác giả có những nhận định cho chương 3 về các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần.

5. Kết cấu đề tài


Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần.

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển
1.1.1. Khái niệm về hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận đã ra đời và tồn tại từ rất lâu trên thế giới để phục vụ cho
nhu cầu vận chuyển hàng hóa của con người. Giao nhận gắn liền với quá trình vận
tải. Cùng với giao nhận, các nghiệp vụ vận tải được tiến hành như tập kết hàng hóa,
vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, vận tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ, …

Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận (FIATA), hoạt
động giao nhận cũng được định nghĩa như sau: “Dịch vụ giao nhận được định nghĩa
như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp,
đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên
quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.”1

Theo Mục 10, Điều 136 Luật Thương mại Việt Nam: “Giao nhận hàng hoá là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch
vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.

Từ những khái niệm trên về giao nhận, nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập
hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc
di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm
các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ
ba khác.

1
Fiata Rules For Freight Forwarding Services, mục 2.1. Khai thác từ:
www.knportal.com/fileadmin/_public/documents/locations/ap/FIATA_STC.PDF

5
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng bao gồm các đặc điểm của
dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung. Tuy nhiên với phương thức vận tải hàng hóa
bằng đường biển nên dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng có những
đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn, phương tiện trong vận
tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một
thời gian trên cùng một tuyến đường; người ta có thể tổ chức chuyên chở nhiều
chuyến trong cùng một lúc cho cả lượt đi lẫn lượt về, chính nhờ ưu thế này mà trong
sản xuất vận tải biển, năng suất lao động cao đã góp phần làm cho giá thành vận tải
thấp.

Thứ hai, vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng
hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả với các loại hàng rời
có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ.

Thứ ba, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp. Các tuyến đường
vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên không đòi hỏi
nhiều chi phí để xây dựng và bảo quản.

Thứ tư, ưu thế nổi bật nhất đó là giá cước vận tải biển rất thấp. Giá cước vận tải
biển vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tài tàu biển lớn,
cự ly vận chuyển trung bình lớn, tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, nhiều
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận
tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.

Bên cạnh những ưu điểm thì giao nhận vận tải bằng đường biển cũng tồn tại
những nhược điểm sau:

Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên như bão, sóng thần hay
mưa to. Bên cạnh đó các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn,
đắm, cháy, đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, mất tích ... Theo thống kê của các công

6
ty bảo hiểm, trung bình hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn
trên biển, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.

Tốc độ của tàu biển tương đối thấp chỉ khoảng 14-20 hải lý/ giờ, chậm hơn nhiều
so với xe lửa vì vậy sẽ không thể đáp ứng những trường hợp khi hàng hóa có nhu cầu
vận chuyển nhanh.

1.1.3. Phân loại giao nhận


Nghiệp vụ giao nhận được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu
thức, khía cạnh khác nhau. Trong đó:

1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động


- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở quốc tế.
- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá trong
phạm vi một quốc gia.

1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức vận tải


- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường biển.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sông.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường pha sông biển.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không.
- Giao nhận hàng hoá chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác
nhau.

1.1.3.3. Căn cứ vào tính chất giao nhận


- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức,
không sử dụng lao vụ của người giao nhận.
- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyên
kinh doanh giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.

7
1.1.4. Các phương thức giao nhận
1.1.4.1. Giao hàng nguyên container (FCL)
FCL (Full Container Load) là xếp hàng nguyên Container, người gửi hàng và
người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi Container. Khi
người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một Container hoặc
nhiều Container, người ta thuê một hoặc nhiều Container để gửi hàng.

Hàng hóa được vận chuyển theo phương thức FCL thường là những mặt hàng có
số lượng lớn, đồng nhất (giống nhau) đủ đóng một Container thì đây là phương án
hiệu quả nhất.

1.1.4.2. Giao nhận hàng lẻ (LCL)


LCL (Less than Container Loaded) là xếp những lô hàng đóng chung trong một
Container nhưng của nhiều người gửi cho nhiều người nhận khác nhau, được tính
theo thể tích (CBM-khối).

Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ được gọi là người gom hàng
(Consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng, tiến hành sắp xếp,
phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào Container, niêm phong kẹp chì theo quy
chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc Container từ bãi chứa của cảng gửi xuống
tàu chở đi, dỡ Container lên bãi tại cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

Khi người gửi hàng chỉ có một kiện hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí thì đóng chung
một Container sẽ tiết kiệm nhất cho chủ hàng và phương thức LCL là phương án tối
ưu nhất.

1.1.4.3. Giao nhận hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL)


Phương thức này là sự kết hợp của 2 phương thức FCL và LCL. Tùy vào điều
kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuận với người chuyên chở để áp dụng phương
pháp gửi hàng kết hợp cho phù hợp. Phương thức gửi hàng kết hợp có thể là:

- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)


- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

8
Bên cạnh đó, khi giao hàng bằng phương thức kết hợp thì trách nhiệm của chủ
hàng và người chuyên chở cũng có sự thay đổi theo thỏa thuận sao cho phù hợp.

1.1.5. Vai trò của hoạt động giao nhận


Trong xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội hiện nay, cũng như sự mở rộng giao
lưu hợp tác thương mại giữa các nước đã khiến cho giao hoạt động giao nhận ngày
càng có vai trò quan trọng. Giao nhận hàng hóa giúp phục vụ hoạt động sản xuất và
góp phần hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia, qua đó tác động
thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển.

Công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu rất cần thiết trong việc
thực hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, là cầu nối
quan trọng thúc đẩy việc mở rộng buôn bán giữa các thị trường trên toàn thế giới.

Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Vì người
giao nhận có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương tiện vận tải với các
công ty vận tải nên họ biết rõ hãng tàu nào là có uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ
thể, …

Đồng thời thông qua dịch vụ giao nhận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu cũng có thể tiết kiệm được các chi phí và thời gian so với việc đứng ra thuê các
phương tiện vận tải nhằm vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. Mặt khác do chuyên
môn trong lĩnh vực này nên người giao nhận thường tiến hành các công đoạn một
cách nhanh chóng nhất, tránh hiện tượng chậm trễ trong thực hiện hợp đồng xuất
nhập khẩu.

Ngoài ra, khi xảy ra các khiểu nại về xảy ra tổn thấy hàng hóa như đổ vỡ, bị phá
hủy bởi thiên tai, chiến tranh, …Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu
được ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo
hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa.

9
1.2. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Theo Võ Thanh Thu và Lê Thị Hải Xuân (2010) thì các yếu tố chính đánh giá
kết quả kinh doanh của các công ty sau mỗi kỳ kinh doanh chính là doanh thu, chi
phí và lợi nhuận2. Đây là những chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, Nguyễn Quang Hùng (2010) cũng cho biết ngoài những chỉ tiêu
trên còn có các chỉ tiêu định tính mà doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu
quả xuất khẩu mà tiêu biểu đó là khả năng xâm nhập, mở rộng, phát triển thị trường
của doanh nghiệp.3

Như vậy, nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận
của một doanh nghiệp sẽ bao gồm:

- Sản lượng hàng hóa xuất khẩu;

- Chi phí hàng hóa xuất khẩu;

- Doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu;

- Thị trường của doanh nghiệp.

1.2.1. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên sản lượng hàng hóa giao nhận
Sản lượng hàng hóa giao nhận được hiểu là số lượng hoặc khối lượng hàng hóa
giao nhận của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Hay nói cách khác,
sản lượng xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá quy mô kết quả kinh doanh của hiện vật.

Sản lượng hàng hóa xuất khẩu được tính bởi công thức: Q =𝛴 qi

Trong đó: Q là tổng sản lượng hàng hóa

q là sản lượng của từng loại hàng hóa, dịch vụ

2
Võ Thanh Thu và Lê Thị Hải Xuân (2010), Kinh tế & Phân tích Hoạt động Kinh doanh Thương mại,
NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM, trang 301-302.
3
Nguyễn Quang Hùng (2010), Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp Kinh doanh Xuất nhập khẩu, NXB
Tài chính, Hà Nội.

10
Ý nghĩa của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa giao nhận là phản ánh qui mô kết quả
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng bằng hiện vật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó
còn là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để hạch toán các chỉ tiêu khác như doanh thu, chi
phí, lợi nhuận giao nhận...

Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ thống kê, dễ tính toán, dễ hiểu. Tuy nhiên, nhược
điểm của nó là khổng thể sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh xuất
khẩu của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh với nhau, hoặc so sánh với đối thủ
cạnh tranh, khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng xuất khẩu, hoặc cơ cấu các
mặt hàng xuất khẩu thay đổi qua các kỳ kinh doanh. Bởi vậy, chỉ tiêu này thường sử
dụng cho các doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại hình dịch vụ giao nhận hay cơ
cấu các loại dịch vụ ít thay đổi qua các kỳ kinh doanh.

1.2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên doanh thu hàng hóa giao nhận
Doanh thu từ dịch vụ giao nhận được hiểu là số tiền thu được, hoặc sẽ thu được
(đã được khách hàng chấp nhận thanh toán) từ việc cung cấp dịch vụ giao nhận hàng
hóa trong và ngoài nước.

Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính, doanh


thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và
doanh thu từ hoạt động tài chính, là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Về cơ bản, chỉ tiêu này vẫn thể hiện được hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, tuy nhiên vì vẫn còn các yếu tố về chi phí và các khoản thuế nên chưa đánh
giá được chính xác hiệu quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của doanh nghiệp.4

1.2.3. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên chi phí hàng hóa giao nhận
Chi phí cho dịch vụ giao nhận được hiểu là toàn bộ số tiền hoặc tài sản mà doanh
nghiệp bỏ ra để thực hiện và duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận. Chi phí

4
Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và Phân tích Hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TPHCM,
tr308

11
này bao gồm nhiều nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí vốn, chi phí cho cơ sở
vật chất, chi phí quản lý…

Chỉ tiêu chi phí đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tình
hình tăng hoặc giảm chi phí qua từng năm hoạt động. Nếu chi phí thấp hơn doanh thu
và có tốc độ tăng chậm qua từng năm, có thể thấy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
rất hiệu quả, ngược lại chi phí cao hơn doanh thu sẽ khiến doanh nghiệp bị lỗ, về lâu
dài có thể dẫn đến những kết quả xấu về tài chính cũng như buộc phải thu hẹp hoạt
động.5

1.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên lợi nhuận hàng hóa giao nhận
Lợi nhuận từ dịch vụ giao nhận được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu
thu được từ việc cung cấp dịch vụ giao nhận trừ đi các khoản chi phí và đóng thuế
cho nhà nước. Lợi nhuận sẽ được sử dụng để chi trả cổ tức, bổ sung nguồn vốn chủ
sở hữu và duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận chính là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất để đánh gía hiệu quả kinh doanh
của một doanh nghiệp, quyết định mạnh mẽ đến sự tồn tại và khả năng phát triển
trong tương lai. Lợi nhuận có thể âm trong vài năm, nhưng sau đó phải có sự cải thiện
theo chiều hướng tăng lên, nếu lợi nhuận vẫn tiếp tục âm trong một thời gian dài,
nguy cơ vỡ nợ hoặc phá sản đối với một doanh nghiệp là rất cao6.

Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận sau thuế:

𝐄𝐁𝐓 = 𝐑 − 𝐓𝐂 𝐍𝐈 = 𝐑 − 𝐓𝐂 − 𝐓𝐢

Trong đó:

EBT: Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

NI: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

5
Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và Phân tích Hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TPHCM,
tr309
6
Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và Phân tích Hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Tổng hợp TPHCM,
tr309

12
R: Tổng doanh thu

TC: Tổng chi phí

Ti: Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.5. Đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên thị trường hàng hóa giao nhận
Theo quan điểm truyền thống thị trường là nơi người mua và người bán tiếp xúc
trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Theo quan điểm Marketing hiện đại cho rằng thị trường được hiểu là nơi quyết
định toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa. Trên thị trường người mua nhu cầu có
vai trò quyết định và nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình kết thúc sản xuất.

Thị trường là chỉ tiêu phản ánh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp; là nhân tố
quyết định đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, vì thế quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Thị trường cung cấp thông tin cho cả người sản xuất và người
tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng,
chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa7.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô
1.3.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị là gồm những yếu tố về thể chế chính trị, an ninh, sự ổn
định hay biến động về chính trị, an ninh của một quốc gia. Và khi có sự ổn định về
chính trị không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà còn là một
trong những yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch
và hợp tác với quốc gia đó.

Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên
quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh dịch vụ giao
nhận. Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thể tiến

7
Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ (Sách chuyên khảo), NXB Đại học kinh tế quốc dân, tr7

13
hành nhận và giao hàng cho nhà vận tải (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao và nhận
hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc phương tiện vận
chuyển phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua), ... Những biến động về chính
trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn
trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở.

Môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của
quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng
hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế. Tùy theo từng quốc gia mà có những bộ luật
yêu cầu đặc biệt về hàng hóa, cách đóng gói, giấy chứng nhận, …Cho nên, việc hiểu
biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp
người giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất.

1.3.1.2. Môi trường kinh tế


Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các
mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế là đề cập
đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến các đơn vị kinh doanh. Sự
tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn
so với một số các yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Khi kinh tế phát triển đồng nghĩa
có sự tăng lên về hoạt động sản xuất, trao đổi hay nhu cầu tiêu thụ về hàng hóa và
dịch vụ. Chính vì thế nó sẽ làm cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, cũng tạo
điều kiện cho ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận phát tiển theo. Đó là ưu điểm của
sự ảnh hưởng của nền kinh tế đối với ngành kinh doanh giao nhận. Và dĩ nhiên hạn
chế của nó là khi nền kinh tế không có sự ổn định, phát triển chậm thì nhu cầu về tiêu
thụ hay sản xuất không nhiều sẽ không tạo sự thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển cũng
làm hạn chế sự phát triển của ngành giao nhận. Những diễn biến của môi trường kinh
tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh

14
nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của
doanh nghiệp.

1.3.1.3. Môi trường tự nhiên


Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất
đai, sông biển, … đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết và môi trường hoạt động cho
các doanh nghiệp, tổ chức.

Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu như tốc độ làm
hàng, giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Ngoài
ra, quá trình chuyên chở trên biển cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể
gây thiệt hại hoàn toàn cho các chuyến đi hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát
sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan. Do những tác động trên mà thời tiết sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra
những tranh chấp. Nó cũng là cơ sở để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả
năng miễn trách cho người giao nhận.

1.3.2. Các nhân tố môi trường vi mô


1.3.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp được định nghĩa theo cách đơn giản là tổ chức hoặc cá nhân, tham
gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Các doanh nghiệp cần phải tìm
cách đảm bảo các nguồn nguyên liệu đều đặn với giá thành hợp lý. Bởi nếu nguồn
cung cấp nguyên liệu không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao
nhận, nguồn cung cấp chậm trễ sẽ dẫn đến việc sản xuất đình trệ, không giao hàng
cho đối tác đúng hạn, nguồn cung cấp nguyên liệu với chất lượng không tốt sẽ làm
cho sản phẩm đầu ra kém chất lượng, nếu mua nguyên liệu với giá cao sẽ tăng chi phí
làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhà cung cấp nguồn nguyên liệu có
vai trò rất lớn hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Những nhà cung cấp được coi là một
áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá đầu vào hoặc giảm chất lượng của nguyên
liệu.

15
Nhà cung cấp giữ vai trò đảm bảo nguồn hàng cung cấp ra thị trường cho doanh
nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới giả cả, chất lượng của lô hàng. Nếu doanh nghiệp
không có sự gắn kết bền chặt với nhà cung cấp thì bạn không thể đảm bảo đủ nguồn
hàng hóa cho khách hàng. Điều này làm cho nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nói chung và giao nhận hàng hóa nhập khẩu FCL nói riêng sẽ gặp nhiều vấn đề khó
khăn.

1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh


Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều tất
yếu. Cạnh tranh được xem xét ở 2 gốc độ: cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất
trong nước và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong cùng một thời điểm, nếu
có nhiều nhà nhập khẩu cùng một mặt hàng vào cùng một thị trường tiêu thụ thì cạnh
tranh sẽ gây gắt hơn, ảnh hưởng rất lớn đến giá bán, doanh số của doanh nghiệp. Các
nhà sản xuất tại thị trường đó cũng là một đối thủ lớn đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu vì họ đã hiểu rõ về nhu cầu thị trường tại đây, chi phí sản xuất thấp, có uy tín…

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là những cá nhân, doanh nghiệp cùng hoạt động
sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ giống nhau và cùng tranh giành thị
trường cũng như tranh giành khách hàng, hoặc là những doanh nghiệp có khả năng
thâm nhập ngành trong tương lai. Khi đối thủ cạnh tranh càng mạnh thì sự cạnh tranh
càng khốc liệt và gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá. Ngược lại, đối thủ cạnh
tranh càng yếu thì thị phần của doanh nghiệp trên thị trường càng cao, doanh nghiệp
càng thi về nhiều lợi nhuận.

Theo Michael E. Porter (1998): “Trong bất kỳ ngành nào, bất kể là nội địa hay
quốc tế, thì tính chất của cạnh tranh đều được thể hiện qua năm yếu tố: (1) mối đe
dọa từ sự xuất hiện những đối thủ mới, (2) mối đe dọa từ những sản phẩm hoặc dịch
vụ thay thế, (3) khả năng mặc cả của bên cung cấp, (4) khả năng mặc cả của khách
hàng và (5) sự ganh đua giữa các đối thủ hiện tại.”8

8
Michael E. Porter (1998), Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia, Dịch từ Tiếng Anh, Người dịch: Nguyễn
Ngọc Toàn và cộng sự (2006), NXB Trẻ, TP.HCM, trang 93-94

16
Vì vậy, khi xuất khẩu vào một thị trường nào đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu
kỹ về các đối thủ cạnh tranh, phân loại và đưa ra chính sách ứng phó phù hợp.

1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp


1.3.3.1. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là nguồn lực bao gồm tất cả những tài sản hay nguồn vồn
của doanh nghiệp. Tài sản ở đây được thể hiện là tài sản cố định, tài sản lưu động, và
nguồn vốn đó là vốn tự có và các nguồn có thể huy động được.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp. Vốn sẽ quyết định quy mô kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cứ nhiều vốn là kinh doanh sẽ hiệu quả nhưng
sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều cái mới hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cũng dựa vào vốn để đánh giá một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận
trên vốn, tốc độ vòng quay của vốn, tốc độ tăng trưởng của vốn. Hoạt động nhập khẩu
luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng
trưởng của nguồn vốn để bảo toàn vốn kinh doanh.

1.3.3.2. Nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, khu
vực kinh doanh hoặc nền kinh tế.

Nguồn nhân lực là trọng tâm của mọi hoạt động, có ảnh hưởng không nhỏ đến
kinh doanh dịch vụ giao nhận. Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá có diễn ra
suôn sẽ, nhanh chóng và thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của
những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình. Nếu nhân lực tham gia
quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu
được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Từ đó chất lượng của hàng hoá cũng sẽ được
đảm bảo, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, giảm được nhiều chi phí và thiệt
hại không đáng có. Kết hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết
cho mỗi doanh nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp nhịp
nhàng trôi chảy, nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

17
1.3.3.3. Cơ sở vật chất hạ tầng, thiết bị
Cơ sở vật chất trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đó là những
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng,
các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá, …

Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức bộ máy quản lý cũng như hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất trang
thiết bị hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn, bộ máy tổ chức được thu
gọn và hiệu quả hoạt động kinh doanh sẻ càng tăng. Nếu công ty có cơ sở vật chất
càng hiện đại bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh bấy
nhiêu. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại như ngày nay thì việc ứng dụng
những trang thiết bị, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, rút ngăn được thời gian hoàn
thành sản phẩm, nâng cao được lợi thế so với những nước khác.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thể
quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hoá qua hệ
thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI). Việc ứng dụng
những trang thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ dàng, tuy nhiên doanh nghiệp
cần phài xem biết cách ứng dụng phù hợp với quy mô mới có thể đem lại hiệu quả
cao.

1.4. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu
1.4.1. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương VIETRANS
Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Ngoại thương (Vietrans) được thành lập năm
1970, tiền thân là Cục giao nhận Kho vận Ngoại Thương - Bộ Thương mại (nay là
Bộ công Thương). Trải qua gần 50 năm hoạt động Vietrans luônlà đơn vị cung cấp
dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho vận uy tín, hàng đầu cho tất cả các loại hàng hoá
của Việt Nam. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành Logistics cùng đội ngũ cán bộ

18
hàng nghìn người được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng
và thiết bị đồng bộ, Vietrans luôn là cái tên tin cậy cho khách hàng lựa chọn.

Hiện nay công ty có mạng lưới công ty thành viên, chi nhánh, liên doanh khắp
cả nước (Văn Phòng tổng Công ty tại Hà Nội, Vietrans Hải Phòng, Vietrans Nghệ an,
Vietrans Đà Nẵng, Vietrans Quy Nhơn, Vietrasn Sài Gòn, Vietrans Center Hồ Chí
Minh, Vietrans Yên Viên, Vietrans Pháp Vân, Vietrans TNT Expresss, Vietrans CIE,
Sinovitrans, Cảng Lotus, ...) và các đại diện tại nước ngoài, hệ thống đại lý của
Vietrans khắp toàn cầu chắc chắn đem lại chất lương dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Trong những năm qua, công ty luôn hoạt động hiệu quả là vì luôn thực hiện đúng
phương châm, mục tiêu mà công ty đề ra để đảm bảo được uy tín và khẳng định vị
thế của công ty trên thị trường, dịch vụ logistics của công ty rất đa dạng và rất mạnh
vì hệ thống từ khâu đầu vào đến đầu ra được thực hiện rất chặt chẽ, có hệ thống phân
phối được quản lý chặt chẽ, phương tiện vận chuyển nhiều, có thể thực hiện nhiều
hoạt động vận chuyển hàng hóa khác nhau và kho chứa hàng hiện đại, bên cạnh đó,
nhân viên của Vietrans có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được nâng cao
nghiệp vụ và tiếp xúc với các điều luật đổi mới rất nhanh.

Từ đó, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công ty hoạt động trong lĩnh vực
giao nhận là nguồn nhân lực của công ty phải mạnh, có trình độ chuyên môn, thu hút
được nhiều vốn đầu tư để có thể đầu tư vào cơ sở thiết bị, hạ tầng, đầu tư vào hệ thống
kho bãi để lưu trữ hàng hóa, đóng hàng và mua phương tiện vận chuyển để chủ động
trong việc kéo hàng, xây dựng hệ thống giao nhận chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến cuối
cùng và phải tạo được uy tín cho khách hàng.

1.4.2. Công ty Cổ phần Logistics Vinalink


Công ty cổ phần Logistics Vinalink được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng
Bộ Thương mại trên cơ sở cổ phần hóa một phần Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại
thương TP. Hồ Chí Minh (Vinatrans) và chính thức hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần từ ngày 01/09/1999. Kế thừa 25 năm kinh nghiệm của một doanh nghiệp giao
nhận kho vận hàng đầu Việt nam, công ty Vinalink đã nhanh chóng phát huy ưu thế

19
chủ động của mô hình mới và sự năng động của đội ngũ nhân viên vừa có kinh nghiệm
vừa có sức trẻ, liên tục phát triển có sự tăng trưởng cao đều đặn hàng năm cả về quy
mô và phạm vi hoạt động, chất lượng dịch vụ.

Trong bối cảnh thị trường giao nhận vận tải và logistics ngày càng phát triển,
chuyên nghiệp, cạnh tranh và hội nhập nhanh với thị trường khu vực và thế giới; hoạt
động của Vinalink được tổ chức và thực hiện trên cơ sở kết nối nội bộ, kết nối với
các khách hàng và đối tác với sứ mệnh “Cùng kết nối – Cùng thành công”. Vinalink
luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng,
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và
hiệu quả theo đúng phương châm “Chuyên nghiệp – Tận tâm – Tin cậy – Hiệu quả”.

Với đội ngũ nhân viên đông đảo, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, đội xe
hùng hậu, nhiều công ty thành viên, nhiều chi nhánh khắp Việt Nam (Vinatrans
Hanoi, Vinatrans Haiphong, Vinatrans Cantho, Vinatrans Quynhon, Vinatrans
Danang, Vina Link, Vina Freight, …) và các đại lý của Vinatrans khắp toàn cầu, kho
bãi chứa hàng rộng lớn.

Bài học kinh nghiệm cho các công ty giao nhận là xây dựng và phát triển hệ
thống đại lý trên toàn cầu, tổ chức liên doanh liên kết với nhiều đối tác, hình thành
mạng lưới kinh doanh đa dạng. Tập trung tiếp tục phát triển vững chắc các hoạt động
kinh doanh giao nhận – vận tải quốc tế (đường biển, đường hàng không, dịch vụ gom
hàng, dịch vụ vận chuyển đa phương thức quốc tế...), dịch vụ logistics (đại lý hải
quan, vận chuyển nội địa, kho bãi, chuyển phát nhanh, phân phối, hàng công trình,
dịch vụ logistics tích hợp 3PL, ...). Đồng thời tăng cường công tác marketing, phát
triển kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới nhằm đảm bảo có khách hàng ổn
định và nguồn hàng giao nhận thường xuyên; củng cố và phát huy hiệu quả hệ thống
đại lý nước ngoài phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics đa
dạng của khách hàng trong và ngoài nước tại bất kỳ địa điểm nào trên thế giới mà
khách hàng có nhu cầu. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo uy tín của công ty, thực hiện
đúng phương châm mà công ty đã cam kết, đề ra.

20
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã hệ thống lại lý thuyết về dịch vụ giao nhận như khái niệm, đặc điểm,
vai trò, phân loại dịch vụ giao nhận cũng như khái niệm đặc điểm và các phương thức
giao nhận hàng hóa vận tải bằng đường biển. Đồng thời, trình bày cơ sở lý thuyết về
quy trình tổ chức kinh doanh giao nhận hàng hóa nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển. Bên cạnh đó, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển cũng như trình bày các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh doanh nghiệp. Từ những cơ sở lý thuyết
đã trình bày ở chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty In Do Trần ở chương 2.

21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN
2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần được thành lập theo giấy
phép kinh doanh số 0301909173 và chính thức đi vào hoạt động ngày 26/01/2000.

• Tên giao dịch: Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần


• Tên tiếng Anh: IN DO TRANS LOGISTICS CORPORATION
• Tên viết tắt: ITL Corp
• Trụ sở chính: 52 - 54 - 56 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí
Minh
• Số điện thoại: (028) 39486888
• Email: info@itlvn.com
• Website: https://www.itlvn.com
• Fax: (028) 39486888
• Mã số thuế: 0301909173
• Logo công ty:

Hình 2.1. Logo công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần

(Nguồn: https://www.itlvn.com)

22
Công ty CP Giao nhận Vận chuyển In Do Trần (Tập đoàn ITL), tiền thân là Công
ty TNHH Giao nhận In Do -Trans (ITL) được thành lập ngày 26/01/1999, hoạt động
trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế.

Công ty Cổ phần giao nhận và Vận chuyển In Do Trần được thành lập và hoạt
đồng tại Việt Nam từ năm 1999 do ông Trần Tuấn Anh làm tổng giám đốc và được
quản lý bởi các chuyên gia hàng đầu ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực Logistics.

Năm 2000 ITL trở thành thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics
Việt Nam (VLA). Đây một hiệp hội lâu đời tại Việt Nam với tên gọi cũ là Hiệp hội
giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).

Tháng 06/2005 Công ty In Do Trần được chỉ định làm đại lý hàng hóa chính thức
cho hãng hàng không Thai Cargo tại Việt Nam và khu vực Đông Dương.

Năm 2007 Công ty chuyển thành sang loại hình công ty cổ phần. Đồng thời mở
rộng thêm lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về vận chuyển phân phối
hàng hóa bằng đường biển, hàng không, và đường bộ cũng như cung cấp các dịch vụ
giao nhận kho bãi logistics.

Tháng 03/2007 ITL được chỉ định làm đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng
không Qatar Airways tại Việt Nam.

Năm 2008 ITL trở thành thành viên của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Kho
vận Quốc tế.

Tháng 01/2010 ITL trở thành đại lý hàng hóa chính thức cho hãng hàng không
Northwest Airlines (hiện tại trực thuộc hãng hàng không Delta Airlines).

Tháng 5/2010 ITL khánh thành hai trung tâm phân phối lớn – LCD Hiệp Phước
(4.000m2) tại thành phố Hồ Chí Minh và LCD Tiên Sơn (3.000m2) tại Bắc Ninh,
phục vụ qui mô hoạt động ngày càng mở rộng của công ty.

Năm 2010 ITL chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không
Quốc tế - IATA.

23
Năm 2011 Singapore trở thành cổ đông chiến lược của ITL với tỷ lệ nắm giữ cổ
phần là 30% (10.8 triệu USD) và trở thành cổ đông lớn thứ hai.

Tháng 11/2012 thành lập liên doanh mới tại Việt Nam với ITL CEVA Logistics
(Một trong những công ty quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới).

Tính đến cuối năm 2013, mạng lưới hoạt động, chi nhánh của công ty phủ rộng
khắp khu vực Đông Nam Á.

Năm 2015 ITL và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ký kết thực hiện dự án
xã hội hóa đường sắt Trung tâm Logistics – ga quốc tế Yên Viên.

Giai đoạn 2007 đến 2019, ITL Corp 12 năm liên tiếp được vinh danh trong “Top
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR 500” có mức tăng trưởng và những thành
tựu xuất sắc nhất trong cả nước.

Năm 2019, ITL đã bắt tay với ICD Tân Cảng Sóng Thần - thành viên của Tổng
công ty Tân Cảng Sài Gòn để xây dựng nên khu phức hợp logistics ITL-ICD Tân
Cảng Sóng Thần tại Bình Dương với quy mô lớn.

Tính đến nay ITL là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong dịch vụ giao
nhận và vận chuyển tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty


2.1.2.1. Chức năng
Là doanh nghiệp giao nhận hàng hóa hàng đầu trong và ngoài nước. Thực hiện
các công việc khải hải quan, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế
bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt. Hiện nay công ty cũng
ký hợp đồng vận tải với nhiều hãng tàu lớn như MSC, MAERSK, ONE, OOCL,
CMA-CGM, … cũng như các hãng hàng không như Thai Cargo, Quatar Airlines,
Northwest Airlines, … Dễ dàng cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế cho
khách hàng với chi phí tiết kiệm nhất và trong khoảng thời gian ngắn nhất nhưng vẫn
đảm bảo sự an toàn ở mức độ cao nhất cho hàng hóa của khách hàng và có được mức
giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

24
Công ty thực hiện kinh doanh kho bãi, luân chuyên phục vụ cho việc tập kết hàng
hóa xuất nhập khẩu. Thực hiện các quy trình bảo quản hàng hóa theo đúng yêu cầu
kỹ thuật, tính chất của từng loại hàng hóa cụ thể.

Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh
dịch vụ khác có liên quan nhằm phát triển đa dạng loại hình kinh doanh.

2.1.2.2. Nhiệm vụ
Giao dịch với khách hàng, thiết lập thông tin, xử lý hồ sơ, chứng từ và hoàn tất
hồ sơ xuất nhập khẩu và thanh lý hợp đồng. Thực hiện nhiệm vụ khai thuế hải quan,
vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng.

Xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với điều kiện, tình hình
công ty, không ngừng đầu tư phát triển công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng
cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tuân thủ chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu của nhà
nước.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của công ty


2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty hợp lý, phù hợp với quy mô hiện tại
của công ty, công việc được phân công một cách cụ thể, mỗi phòng và bộ phận chịu
trách nhiệm đối với công việc mà mình đảm nhận. Công việc được phân chia một
cách rõ ràng giúp cho các nhân viên có thể phát huy được hết khả năng chuyên môn
của mình.

25
Ban Giám
Đốc

Bộ phận Kế Bộ phận
Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận
Toán – Tài Kiểm toán
Kinh Doanh Marketing
Nhân sự Hải quan
Chính nội bộ

Phòng Mua
Phòng OPS Phòng Air
hàng

Phòng Giao Phòng Sea


nhận

Phòng DNT

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự công ty ITL)

2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban


Mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng để công
ty hoạt động kinh doanh tốt thì mỗi phòng ngoài hoàn thành tốt công việc của mình
thì cần phải có sự phối hợp tốt với các phòng ban khác. Dưới đây là chức năng và
nhiệm vụ của một vài phòng ban tiêu biểu sẽ được đề cập nhiều trong bài khóa luận
này.

Bộ phận Tài chính – Kế toán: Kế toán chịu trách nhiệm ghi lại các tài khoản
liên quan đến giao dịch hàng ngày và lập báo cáo tài chính định kỳ. Họ cũng thực
hiện kế hoạch tài chính, giá cả, thanh toán thuế và bảng lương cho nhân viên. Bên

26
cạch đó, còn theo dõi các khoản nợ của công ty, đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt
hoặc hình thức thanh toán.

Bộ phận Kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, thực hiện các hợp đồng vận chuyển
và trình ký cho giám đốc. Phòng Sale có nhiệm vụ liên hệ khách hàng để báo giá và
deal hợp đồng. Đối với các khách hàng nước ngoài, thông tin về đơn hàng sẽ được
chuyển về bên Sea - Air freight để bộ phận này liên hệ với hãng tàu và các hãng hàng
không. Đối với các khách hàng trong nước, sau khi có thông tin về lô hàng: trọng
lượng, loại hàng, yêu cầu của khách hàng sẽ được chuyển cho bộ phận DNT để lên
kế hoạch điều độ vận chuyển phân phối hàng.

Bộ phận Hành chính - Nhân sự: Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm
bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty; lập kế hoạch tuyển dụng hàng
năm, quý, tháng của công ty và các bộ phận liên quan tổ chức tuyển dụng theo chương
trình đã phê duyệt. Tiến hành theo dõi, ký hợp đồng lao động cho nhân viên, quản lý
hồ sơ, lý lịch của nhân viên toàn công ty. Tham gia, giám sát quá trình tuyển dụng
hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người có năng lực cho công ty, bên
cạnh đó kết hợp cùng các phòng ban khác tổ chức tuyển dụng những vị trí mà công
ty cần.

Bộ phận Hải quan: Tiếp nhận và kiểm tra toàn bộ chứng từ hàng hóa từ bộ phận
sea freight và air freight sau khi hai bộ phận này đã soạn thảo sale contract, bill of
lading, D/O, CO, …và tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Sau đó phối hợp cùng với
OPS hiện trường hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu cho các đơn hàng đúng tiến
độ, truyền tờ khai hải quan xuất nhập khẩu qua phần mềm VNACC, gửi debit note
và bàn giao trả chứng từ cho khách hàng. Xuất trình các hồ sơ và chứng từ liên quan
đến lô hàng cho hải quan để lô hàng được thông quan.

Phòng mua hàng: Ngoài ra phòng mua hàng có chức năng tham mưu cho ban
lãnh đạo trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng nguyên phụ liệu
phục vụ tốt hoạt động sản xuất- kinh doanh và tổ chức điều khiển kho bãi.

27
2.1.4. Nguồn lực của công ty
Nguồn lực của công ty bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực
tài chính. Trong kinh doanh, nguồn lưc công ty là những điểm mạnh giúp các công
ty có thể sử dụng để hình thành và thực hiện các chiến lược của mình (Learned,
Christensen, Andrew & Guth 1969, Porter, 1981).

2.1.4.1. Nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho công ty, trình độ chuyên
môn của nhân viên càng cao, công ty càng có thế mạnh thực hiện các nghiệp vụ đó,
từ đó số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công ty sẽ nhiều hơn.

Bảng 2.1. Tình hình nhân sự các phòng ban của công ty Cổ phần Giao
nhận và Vận chuyển In Do Trần năm 2020

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%)

Theo trình độ 1900 100

Tiến sĩ 35 1.84

Thạc sĩ 215 11.31

Đại học 1170 61.58

Cao đẳng 480 25.27

Trung cấp 0 0

Theo phòng ban 1900 100

Ban giám đốc 90 4.74

Bộ phận kinh doanh 530 27.89

Bộ phận marketing 200 10.53

Bộ phận kế toán – tài chính 280 14.74

Bộ phận hành chính - nhân sự 180 9.47

28
Bộ phận kiểm toán nội bộ 360 18295

Bộ phận công nghệ thông tin 160 8.42

Bộ phận hải quan 100 5.26

Theo độ tuổi 1900 100

Từ 20 – 30 tuổi 765 40.26

Trên 30 tuổi 1135 59.74

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự công ty ITL)

Qua bảng 2.1 tình hình nhân sự của công ty, ta thấy tổng số nhân viên của công
ty là 1900, trong đó: nhân viên đạt trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 61.58%
tiếp theo là trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng cao thứ nhì 25.27%. Trình độ tiến sĩ và
trình độ thạc sĩ lần lượt chiếm tỷ trọng 1.84% và 11.31%. Đối với trình độ lao động
trình độ trung cấp là 0%. Vì vậy trình độ học vấn của nhân viên công ty có trình độ
tương đối cao. Công ty đã và đang nỗ lực nâng cao trình độ nhân viên nhằm mục đích
cải thiện hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là giao nhận vận chuyển hàng hóa
nên nhân viên bộ phận kinh doanh và hải quan chiếm số lượng nhiều nhất và chiếm
tổng tỷ trọng là 46.84%, gần một nửa tổng nhân viên tại công ty.

Nhân tiên độ tuổi từ 20-30 của công ty là 765 người, chiếm tỷ trọng 40.26%,
nhân viên độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ trọng 59.74%. Nhìn chung độ tuổi nhân viên
công ty thuộc tầng lớp có kinh nghiệm sống và làm việc nên có thể dẫn dắt lớp nhân
viên trẻ một cách hiệu quả, giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội nâng cao trình độ học
vấn và nghiệp vụ. Đồng thời, bộ phận nhân viên trẻ cũng tương đối nhiều và đóng
góp một phần không nhỏ trong việc sáng tạo và đổi mới cho công ty ngày càng phát
triển.

Công ty In Do Trần đã nhận thấy rằng nhân viên là tài sản quan trọng góp phần
tạo nên sự thành công cho khách hàng, công ty và đối tác. Tất cả các nhân viên luôn

29
có ý thức hỗ trợ và quan tâm lẫn nhau, luôn luôn đứng ra bảo vệ lợi ich của công ty,
luôn đặt lợi ích và uy tín của công ty lên hàng đầu.

2.1.4.2. Nguồn lực vật chất, kỹ thuật


Để cung cấp những dịch vụ giao nhận với chất lượng tốt nhất cho khách hàng thì
công ty phải luôn có đầy đủ và đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật. Hơn thế nữa trong
trường hợp Công ty cần phải giải quyết nhiều đơn hàng đúng hạn, yếu tố cơ sở vật
chất sẽ giảm thiểu các mối lo ngại, rủi ro về việc trễ hạn.

Trụ sở của công ty đặt tại 52 – 54 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Thành
phố Hồ Chí Minh – vị trí gần sân bay, thuận tiện cho việc xử lý chứng từ do gần trung
tâm hành chính cuxnng như ra các kho bãi xử lý lô hàng kịp thời. Công ty In Do Trần
với mục tiêu là luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ có giá trị thực sự
và bằng chứng rõ ràng nhất là công ty cũng đã xây dựng được hệ thống kho bãi riêng
và đầu tư trang bị lượng xe tải vận chuyển hàng hóa nội địa với số lượng lớn nhằm
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc. Bên cạnh đó là sự đầu tư về
công nghệ thông tin và đào tạo nhân viên, các trang thiết bị.

2.1.4.3. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận
chuyển In Do Trần

Đơn vị: Tỷ đồng

Chênh lệch Chênh lệch


2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Mức % Mức %

Doanh thu 2283.71 2693.12 2805.45 409.41 17.92 112.33 4.17

Chi phí 2075.65 2415.23 2512.17 339.58 16.64 96.94 4.01

Lợi nhuận 208.06 277.89 293.28 69.83 33.56 15.39 5.54

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty ITL)

30
3000

2500

2000

1500

1000

500

0
2018 2019 2020

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận

chuyển In Do Trần

(Nguồn: Tác giả lập từ báo cáo tài chính của công ty ITL năm 2020)

Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2018
đến 2020 có sự biến động không hề nhỏ qua các năm cụ thể:

Về doanh thu, công ty đạt được mức doanh thu tăng dần theo từng năm. Cụ thể
năm 2018, tổng doanh thu của công ty đạt 2283.71 tỷ đồng, đến năm 2019 doanh thu
tăng mạnh lên 2693.12 tỷ đồng, tăng 409.41 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng đạt
17.92%. Doanh thu của giai đoạn này đặc biệt tăng mạnh là do công ty chú trọng vào
mảng tiếp thị hình ảnh dịch vụ công ty và mở rộng mạng lưới khách hàng hơn, đồng
thời là thời điểm đánh dấu mốc sáp nhập một số công ty con. Tuy nhiên đến năm
2020, doanh thu tiếp tục tăng nhẹ ở mức 2805.45 tỷ đồng với tỷ trọng chỉ đạt 4.17%
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn ra.

Doanh thu của công ty tăng không đều qua các năm là do chịu nhiều ảnh hưởng
tác động từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong công ty. Doanh thu tăng qua
các năm là nhờ vào nhu cầu khách hàng tăng. Đáng chú ý nhất năm 2019 là năm có
mức tăng doanh thu cao nhất trong 3 năm từ 2018 đến 2020 của công ty, là nhờ vào

31
đội ngũ nhân viên Sales lúc này làm việc hiệu quả, nâng cao hình ảnh dịch vụ công
ty và công ty con sát nhập. Đến năm 2020 do ảnh hưởng dịch nên công ty gặp khó
khăn trong việc gia tăng doanh thu tối ưu. Tuy nhiên nhờ vào sự nỗ lực của ban lãnh
đạo và toàn thể nhân viên nên công ty vẫn duy trì được mức doanh thu tăng nhẹ, tránh
tình trạng thua lỗ.

Doanh thu hàng năm không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp có thật sự hiệu quả hay không. Bên cạnh doanh thu từ
hoạt động kinh doanh, còn có yếu tố khác để doanh nghiệp phải đánh giá nữa để xác
định rằng liệu chiến lược kinh doanh trong giai đoạn vừa qua có mang đến hiệu quả
cho doanh nghiệp hay chưa. Một trong những yếu tố đó là phân tích chi phí cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về chi phí, sự biến thiên cũng thay đổi tương tự như doanh thu, doanh thu công
ty đạt được qua các năm cao đồng nghĩa với chi phí bỏ ra cũng rất lớn. Cụ thể, từ năm
2018 qua 2019 mức chi phí công ty bỏ ra là 2075.65 tỷ đồng lên 2415.23 tỷ đồng,
tăng 16.64% đạt mức 339.58 tỷ đồng sau một năm. Nguyên nhân là do chi phí trong
giai đoạn này được đầu tư vào các hoạt động marketing và thu mua các công ty con.
Qua năm 2020, mức chi phí tăng nhẹ lên 2512.17 tỷ đồng tức chỉ tăng 4.01% so với
cùng kỳ năm. Giai đoạn này, công ty tập trung đầu tư vào các trang thiết bị y tế và
bảo hộ cho nhân viên trong mùa dịch Covid-19 nhằm đảm bảo tình trạng sức khỏe
cho toàn bộ nhân viên tại công ty.

Sự thay đổi của chi phí cũng giải thích ít nhiều cho sự biến động của doanh thu,
đầu tư càng nhiều thì doanh thu thu về càng cao nhưng phải biết đầu tư hiệu quả và
chính xác. Ngoài hai yếu tố doanh thu và chi phí thì yếu tố lợi nhuận cũng góp phần
không nhỏ trong việc phân tích và đánh giá công ty hoạt động có hiệu quả, sinh lời
hay không.

Về lợi nhuận, sự thay đổi của lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Mà
doanh thu và chi phí của công ty thay đổi đồng điệu nhau nên đã làm lợi nhuận cũng
thay đổi tương tự với doanh thu và chi phí.

32
Cụ thể, năm 2019 lợi nhuận đạt 277.89 tỷ đồng, tức tăng trưởng 33.56% đạt mức
69.83 tỷ đồng so với năm 2018, cho thấy công ty tuy là doanh thu công ty đã có sự
tăng lên nhưng chi phí chưa quản lý hiệu quả dẫn tới cũng tăng cao. Nguyên nhân
năm 2019 doanh thu tăng lên như vậy vì công ty đã đạt được cả hiệu quả và kết quả
tốt, hoạt động ổn định, nhân viên công ty nắm vững chuyên môn làm việc hiệu quả
và đạt năng suất, tăng được doanh thu. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì doanh thu chỉ
tăng nhẹ 5.54% lên mức 293.28 tỷ đồng do giai đoạn đại dịch diễn ra khiến công ty
gặp khó khăn.

Nhìn chung tổng thể, tốc độ tăng trưởng của doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều
có sự tăng đáng kể. Công ty cần phải có kế hoạch lâu dài để giúp ổn định tình hình
kinh doanh khi mà các công ty dịch vụ vận tải giao nhận thành lập ngày một nhiều,
cạnh tranh ngày một quyết liệt trong thị trường Logistics.

2.1.5. Định hướng phát triển công ty đến năm 2023


Công ty tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại với các tổ chức giao nhận
quốc tế, thông qua Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS).

Tiếp tục giữ vững thị trường sẵn có, khai thác các thị trường tiềm năng mới. Duy
trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời chủ động tìm kiếm khách hàng mới,
mở rộng pham vi hoạt động.

Phát huy các thế mạnh vốn có của công ty về vị trí thuận lợi, có mối quan hệ tốt
với các đại lý, hãng tàu, các cơ quan Nhà nước.

Tăng cường huy động nguồn vốn, đầu tư vào cơ sở vật chất, xe vận tải riêng để
phục vụ hoạt động giao nhận ngày càng hiệu quả, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Bồi dưỡng và đào tạo nhân viên những nghiệp vụ giao nhận, hiểu biết về thị
trường, những luật lệ và tập quán quốc tế có liên quan.

Dần dần củng cố, tăng cường và xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhằm
đáp ứng được các yêu cầu mới của khách hàng trong nghiệp vụ giao nhận như mở
rộng kho bãi, xây dựng trạm thông quan nội địa, …

33
Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của công ty thông qua việc mở rộng hệ
thống đại lý giao nhận toàn quốc và quốc tế.

Tăng cường nghiên cứu các biện pháp thích hợp để mở rộng nghiệp vụ giao nhận
một cách hiệu quả hơn và đẩy mạnh công tác phát triển thị trường tại nước ngoài.

2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In
Do Trần
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo số lô hàng
Bảng 2.3. Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty theo
phương thức vận chuyển từ năm 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng

2018 2019 2020


Hình thức giao Tỷ Tỷ Tỷ
Doanh Doanh Doanh
nhận trọng trọng trọng
thu thu thu
(%) (%) (%)

SEA 2283.71 69.84 2693.12 70.02 2805.45 70.25

AIR 986.3 30.16 1152.84 29.98 1188.26 29.75

Tổng 3270.01 100 3845.96 100 3993.71 100

(Nguồn: Bộ phận Kế toán Công ty ITL)

34
3000

2500

2000

1500

1000

500

0
Doanh thu Doanh thu Doanh thu
2018 2019 2020

SEA AIR

Biểu đồ 2.2: Doanh thu giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty theo
phương thức vận tải từ năm 2018 – 2020

(Nguồn: Bộ phận Kế toán Công ty ITL)

Dựa vào bảng số liệu 2.3 ở trên, ta có thể thấy được hoạt động chủ lực của công
ty là dịch giao nhận đường biển. Doanh thu từ hoạt động giao nhận đường biển chiếm
tỷ trọng cao nhất trong các hoạt động kinh doanh giao nhận trong ba năm từ 2018 –
2020, tăng mạnh từ 2283.71 tỷ đồng năm 2018 lên 2693.12 tỷ đồng năm 2019, tức
tăng 2.05% tỷ trọng. Tới năm 2020 thì doanh thu tiếp tục tăng lên 2805.45 tỷ đồng so
với năm 2017, tức tăng 0.23% tỷ trọng. Doanh thu từ hoạt động giao nhận đường biển
nhìn chung là tăng đều qua các năm.

Bên cạnh đó, ta thấy giao nhận bằng đường hàng không của Công ty Cổ phần
Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần cũng góp phần vào doanh thu chung của công
ty. Doanh thu của đường hàng không tăng nhẹ đều từ năm 2018 đến 2020 từ 986.3 tỷ
đồng (2018) lên 1152.8 tỷ đồng (2019) và xuống 1188.3 tỷ đồng (2020), tuy nhiên tỷ
trọng năm 2020 là 29.75% lại thấp hơn năm 2016 là 29.98% là vì doanh thu giao nhận
đường biển chiếm tỷ trọng quá lớn. Tỷ trọng doanh thu của đường hàng không chiếm
khoảng 29 - 30% trong tổng doanh thu xuất nhập khẩu được tính theo phương thức
vận chuyển.

35
Tuy nhiên, chênh lệch giữa doanh thu giao nhận bằng đường biển và đường hàng
không là một khoảng cách khá lớn. Đường biển cao gần gấp 2 - 3 lần so với đường
hàng không. Điều này cho thấy, dù doanh thu đường hàng không có tăng qua các năm
nhưng tốc độ tăng trưởng của đường hàng không chậm hơn tốc độ tăng trưởng của
đường biển. Sở dĩ có sự chênh lệch doanh thu giữa các loại hình nhập khẩu là do đặc
thù tính chất hàng hóa mà Công ty Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do
Trần hay nhập khẩu là hàng hóa nặng, cồng kềnh, chiếm thể tích lớn nên đi đường
biển sẽ giảm được chi phí cước vận chuyển và hầu hết các hợp đồng của khách hàng
là nhập khẩu bằng đường biển.

Qua bảng 2.3 ta thấy được, hoạt động giao nhận bằng đường biển chiếm một
phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần Giao
nhận và Vận chuyển In Do Trần. Tỷ trọng của doanh thu đường biển chiếm hơn 70%
trong tổng thể doanh thu của công ty. Do đó, Công ty Công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần nên tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh trong giao nhận
đường biển.

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo cơ cấu dịch vụ
Bảng 2.4. Cơ cấu dịch vụ giao nhận của công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần

Đơn vị: Tỷ đồng

2018 2019 2020

Tỷ Tỷ Tỷ
Ngành dịch vụ Doanh Doanh Doanh
trọng trọng trọng
thu thu thu
(%) (%) (%)

Giao nhận hàng


hóa nhập khẩu 872.05 38.19 921.23 34.21 968.47 34.52
bằng đường biển

36
Khai hải quan 663.17 29.04 771.89 28.67 806.15 28.73

Dịch vụ kho bãi 477.28 20.90 595.82 22.12 606.93 21.63

Vận tải nội địa 271.21 11.87 404.18 15.00 423.90 15.12

Tổng 2283.71 100 2693.12 100 2805.45 100

(Nguồn: Bộ phận Kế toán Công ty ITL)

1200

1000

800

600

400

200

0
2018 2019 2020

Giao nhận hàng hóa NK Khai hải quan Dịch vụ kho bãi Vận tải nội địa

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dịch vụ của công Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần
(Nguồn: Bộ phận Kế toán công ty ITL)

Theo bảng số liệu 2.4 doanh thu theo cơ cấu dịch vụ, cho ta thấy: các chỉ tiêu
dịch vụ có xu hướng tăng về doanh thu nhưng không đáng kể, mặt khác về tỉ lệ thì
hầu hết cả ba loại dịch vụ này đều phát triển không đồng đều. Nổi bật nhất là loại
hình giao nhận hàng hóa chiếm tỉ lệ cao nhất.

Cụ thể, doanh thu của hoạt động giao nhận năm 2018 chiếm tỉ lệ khá là cao với
doanh thu là 872.05 tỷ đồng tương đương 38.19%, năm 2019 chiếm 34.21% (921.23
tỷ đồng) và năm 2020 chiếm 34.52% (968.47 tỷ đồng) tổng doanh thu của hoạt động
giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công ty. Qua đó ta thấy được thế mạnh của

37
công ty là hoạt động giao nhận. Tiếp đến là dịch vụ khai hải quan, doanh thu từ dịch
vụ này thay đổi nhanh từ năm 2018 – 2020, năm 2018 đạt 663.17 tỷ đồng, đến năm
2019 tăng lên 771.89 tỷ đồng và lên 968.47 tỷ đồng năm 2020.

Bên cạnh đó, doanh thu từ 2 dịch vụ còn lại của công ty là vận tải nội địa và dịch
vụ kho bãi cũng thay đổi tương đối ổn định qua các năm. Doanh thu vận tải nội địa
năm 2018 của công ty đạt được 271.21 tỷ đồng, đến năm 2019 con số này đã tăng
mạnh đạt được 404.18 tỷ đồng và có tăng nhẹ trong năm 2020 đạt 423.90 tỷ đồng.
Doanh thu dịch vụ kho bãi của công ty cũng tương đối ổn định nhờ vào quy mô hệ
thống kho bãi của công ty khá lớn và được đầu tư nhiều nên doanh thu tăng đều qua
các năm. Năm 2018 đạt 477.28 tỷ đồng, năm 2019 đạt 595.82 tỷ đồng và năm 2020
đạt 606.93 tỷ đồng.

Nhìn chung cả ba loại hình dịch vụ từ năm 2018 – 2020 đều có xu hướng tăng rõ
rệt. Điều đó cho thấy rằng công ty đang có sự phát huy được phần nào ưu điểm của
cả ba loại hình trên.

2.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo cơ cấu thị trường
Bảng 2.5. Cơ cấu thị trường giao nhận của công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần

Đơn vị: Tỷ đồng

2018 2019 2020


Năm
Tỷ Tỷ Tỷ
Doanh Doanh Doanh
trọng trọng trọng
Thị trường thu thu thu
(%) (%) (%)

Trong nước 715.20 31.32 860.15 31.94 892.30 31.81

Singapore 661.45 28.96 763.50 28.35 790.15 28.16

Thái Lan 207.88 9.10 274.70 10.20 301.21 10.74

38
Hàn Quốc 185.34 8.12 200.13 7.43 212.17 7.56

Mỹ 302.77 3.26 367.24 13.64 380.16 13.55

Thị trường khác 211.07 9.24 227.40 8.44 229.46 8.18

Tổng 2283.71 100 2693.12 100 2805.45 100

(Nguồn: Bộ phận Kế Toán Công ty ITL)

1000

900

800

700

600

500

400

300

200

100

0
2018 2019 2020

Trong nước Singapore Thái Lan Hàn Quốc Mỹ Thị trường khác

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thị trường giao nhận của công Cổ phần Giao nhận và Vận
chuyển In Do Trần

(Nguồn: Bộ phận Kế Toán Công ty ITL)

Từ bảng số liệu có thể thấy việc phân bố kinh doanh tại các nước chưa đồng đều.
Thị trường kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu trong nước của công
ty ITL chiếm tỷ trọng lớn chiếm đến trên 30% và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể là
doanh thu năm 2018 đạt 715.20 tỷ đồng chiếm 31.32% tổng doanh thu, năm 2019 đạt
mức 860.15 tỷ đồng chiếm 31.94% (tăng 144.95 tỷ đồng), đây là thời kỳ hưng thịnh
của công ty vì nhờ các chiến lược marketing và thu mua sáp nhập liên doanh với công
ty khá thành công. Qua năm 2020, doanh thu chỉ tăng nhẹ lên 32.15 tỷ đồng, đạt

39
892.30 tỷ đồng và chiếm 31.81% tổng doanh thu của công ty do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 và công ty đang trong giai đoạn mở rộng kinh doanh sang các thị trường
mới. Nhưng nhìn chung thị trường trong nước vẫn luôn được công ty chú trọng phát
triển.

Tiếp đến là Singapre đứng thứ hai với mức doanh thu chiếm trên 28%, So với
năm 2018, năm 2019 mức doanh thu tăng thêm 102.05 tỷ đồng, tức tăng 15.43% so
với cùng kỳ năm. Năm 2020 doanh thu tăng nhẹ thêm 26.65 tỷ đồng, tức tăng 3.5%
so với cùng kỳ năm. Singapore là một thị trường tiềm năng và khoảng cách địa lý
thuận tiện giao thương với Việt Nam nên được công ty đặc biệt chú trọng nghiên cứu.

Thái Lan và Hàn Quốc là thị trường nhỏ nhưng đầy hứa hẹn với tỷ lệ tăng đều
qua các năm. Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nhiều hàng
hóa từ các nước ASEAN sẽ được miễn giảm thuế nhập khẩu khi vào Việt Nam. Điều
này tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, giúp giảm chi phí, do đó việc các
khách hàng của TRA-SAS nhập khẩu phần lớn từ thị trường ASEAN cũng là điều dễ
hiểu. Bên cạnh đó, Châu Á là nơi có lượng hàng nhập khẩu về cao nhất bởi đa phần
nguyên vật liệu tập trung tại khu vực này, có văn hoá khá tương đồng Việt Nam nên
dễ tiếp cận thị trường. Hiện nay, công ty đang có những chính sách XNK tại các quốc
gia này được áp dụng khá tốt và có hiệu quả, vì vậy trong thời gian tới, công ty sẽ
tiếp tục duy trì biểu hiện tích cực này.

Các thị trường khác còn lại chưa phổ biến Myanmar, Campuchia, Lào, Nhật Bản,
Đức…tuy chiếm tỷ trọng nhỏ song tốc độ tăng trưởng vẫn khá tốt và doanh thu duy
trì sự tăng đều qua các năm.

2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển của công ty theo đối tác khách hàng
Bảng 2.6. Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo đối tác
khách hàng từ năm 2018 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

40
Đối tác 2018 2019 2020

Viet Pan
International co., 775.83 33.97 859.92 34.21 801.86 34.52
ltd (VPI)

Viet pacific
645.2 28.25 723.4 28.67 795.2 28.73
clothing (VPC)

Viet Pacific World


376.86 16.5 457.47 22.12 491.89 21.63
(VPW)

Công ty TNHH Mĩ
307.62 11.87 394.18 15.00 436.90 15.12
Hưng

Doanh nghiệp khác 178.2 258.15 279.6

Tổng kim ngạch 2283.71 100 2693.12 100 2805.45 100

(Nguồn: Bộ phận Kế Toán Công ty ITL)

1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
VPI VPC VPW Mĩ Hưng Doanh nghiệp khác

2018 2019 2020

Biểu đồ 2.5. Doanh thu dịch vụ giao nhận đường biển của công ty theo đối
tác khách hàng từ năm 2018 - 2020

(Nguồn: Bộ phận Kế Toán Công ty ITL)

41
Qua bảng số liệu và qua biểu đồ ta có thể thấy rằng ITL chủ yếu thực hiện sự ủy
thác của khách hàng là các công ty sản xuất, gia công, các công ty này dường như là
khách quen, hợp tác lâu năm cùng với ITL.

Nhìn tổng thể, ta thấy được công ty VPI là khách hàng lớn, chủ lực của Công ty
Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần từ năm 2018 – 2020. Doanh thu thu
được từ VPI tăng giảm qua các năm, vẫn luôn ở mức ổn định, biến động trong khoảng
700 – 800 tỷ đồng. Cụ thể danh thu từ năm 2018 là 775.83 tỷ đồng, năm 2019 tăng
nhẹ đạt 859.92 tỷ đồng và năm 2020 đạt 801.86 tỷ đồng tuy có giảm nhưng vẫn hơn
doanh thu năm 2018.

Công ty VPC là đối tác lớn thứ hai với doanh thu năm 2016 đạt 376,2 triệu đồng,
năm 2017 giảm còn 341,2 triệu đồng và năm 2018 còn 302,5 triệu đồng. Tỷ trọng
giảm từ năm 2016 là 29,25% xuống còn 21,5% năm 2018.

Bên cạnh đó, ngoài những khách hàng quen thuộc thì còn có những đơn hàng từ
nhiều khách hàng khác với quy mô vừa và nhỏ khác nhau đã liên hệ với Công ty Cổ
phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần làm dịch vụ giao nhận cho những đơn
hàng. Cụ thể, ta thấy doanh thu khác Cụ thể danh thu từ năm 2018 là 178.2 tỷ đồng,
năm 2019 tăng nhẹ đạt 258,15 tỷ đồng và năm 2018 đạt 279.6 tỷ đồng. Sở dĩ có sự
tăng trưởng cao như vậy là nhờ vào bộ phận Sales của Công ty Cổ phần Giao nhận
và Vận chuyển In Do Trần đã làm việc có hiệu quả, kiếm thêm được nhiều khách
hàng.

Qua bảng số liệu cũng có thể thấy rằng kim ngạch nhập khẩu tăng dần qua các
năm. Qua đó chứng tỏ mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng. Hầu hết các đơn hàng
của VPI, VPC, VPW, Mĩ Hưng đều do In Do Trần đảm nhận việc giao nhận hàng
hóa.

42
2.3. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In
Do Trần
2.3.1. Thành tựu
Với hoạt động thâm niên 21 năm trong lĩnh vực giao nhận, công ty Cổ phần Giao
nhận và Vận chuyển In Do Trần đã hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả đặc biệt là
việc thực hiện các hợp đồng giao nhận bằng đường biển. Quy trình giao nhận trong
thời gian qua diễn ra tương đối thuận lợi, tốc độ ổn định và việc vận dụng phương
thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển đối với các đối tác ngày càng được ưa
chuộng và tạo dựng được uy tín trên nhiều nước khác nhau trên thế giới. Hoạt động
kinh doanh giao nhận bằng đường biển của công ty có những ưu điểm sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa qua đường biển nói riêng cũng
như hoạt động giao nhận nói chung của công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần những năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng doanh thu của công
ty năm 2019 đạt hơn 17,89%, có xu hướng phát triển và mở rộng vào năm tiếp theo.

Công ty có nguồn vốn lớn, đã đầu tư rất nhiều trong việc thiết kế một quy trình
nghiệp vụ khép kín và liên tục cập nhật những thay đổi của thị trường nhằm cải thiện
quy trình ngày càng tốt hơn.

Công ty đã xây dựng rất nhiều hệ thống khó bãi đặt gần các cảng lớn và các khu
chế xuất như Cát Lái ICD Phước Long, Tân Cảng, … nên việc vận chuyển hàng hóa
ra cảng và ngược lại tương đối thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong
quá trình vận chuyển.

Công ty cũng đặt nhiều văn phòng đại diện tại các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á như: Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, … để giải quyết các vấn đề đối
với việc giao nhận và vận chuyển quốc tế một cách nhanh chóng.

Thị trường của Công ty được ổn định và phát triển: Trước tình hình khó khăn
chung của dịch bệnh trên thị trường trong nước và trên thế giới luôn biến động. Lãnh
đạo Công ty đã quyết định giữ vững thị trường đã có, thu hút thêm nhiều khách hàng

43
mới ở nhiều thị trường mới. Sau một thời gian thực hiện chủ trương, Công ty luôn
hoàn thành tốt kế hoạch đề ra đảm bảo mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến.

Uy tín: Từ ngày thành lập đến nay, In Do Trần luôn hoàn thành tốt các hợp đồng,
đảm bảo như phương châm đã đề ra nên năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng
được nâng cao, giữ chân được nhiều khách hàng cũ, hàng hóa được giao nhận an toàn,
ít hư hỏng và nhanh chóng.

Nguồn nhân lực: Công ty có nguồn nhân lực trẻ, thường xuyên cập nhật những
xu hứng mới trong thị trường nhằm giải quyết kịp thời các nhu cầu mới từ khách
hàng. Nhân viên đoàn kết nên luôn giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, hiệu suất công
việc được tăng cao hơn và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được về hoạt động giao nhận, Công ty còn thực
hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc chế độ
chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước, các quy định pháp luật của Nhà nước
đối với doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi ba bên: người lao động – người sử dụng
lao động – nhà nước, cấp phát đầy đủ trang thiết bị lao động và đồng phục cho cán
bộ công nhân viên, thường xuyên rà soát, xây dựng và củng cố các mạng lưới trực
thuộc các đơn vị của Công ty

2.3.2. Hạn chế


Bên cạnh các thành tựu thì công ty vẫn còn một số những hạn chế nhất định cần
được khắc phục và tháo gỡ.

Các bước xử lý chứng từ trong nghiệp vụ chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập.
Nhiều bước chi tiết và có phần rườm rà nên dẫn đến việc tốn nhiều thời gian cho việc
lúng túng với nghiệp vụ đối với nhân viên mới, còn với nhân viên cũ sẽ phải liên tục
cập nhật những đổi mới trong quy trình tổ chức nghiệp vụ và khó khăn trong việc
thích ứng thời gian đầu thay đổi.

Việc chạy đua với xu hướng thay đổi quá nhanh và liên tục dẫn đến nhiều sự mâu
thuẫn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

44
Hiện tại công ty chưa liên kết nhiều với các ngân hàng trong và ngoài nước nê
gặp một vài khó khăn trong quá trình thanh toán các chi phí dịch vụ của khách hàng.

Đôi khi trong lúc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa thì khách hàng có
những đề xuất hoặc yêu cầu nhân viên công ty thực hiện thêm các thủ tục khác liên
quan đến lô hàng, dẫn đến việc không đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của khách
hàng và gây ra tình trạng giao hàng trễ hoặc không thực hiện được vì một vài giới
hạn nhất định làm mất uy tín công ty là khó khăn mà cần lưu ý trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ giao nhận. Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu của khách hàng là việc ưu tiên
hàng đầu và biết cách kiểm soát từ những khâu đầu sẽ có thể dễ dàng đáp ứng được
những đề xuât bất ngờ từ khách hàng ở những bước sau.

Bên cạnh đó vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, tốc độ
của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế, chính
vì vậy mà trong khi hoạt động cũng có hợp đồng công ty đã bị chậm trễ, dẫn đến việc
gây tổn thất trong doanh thu và lợi nhuận chung của cả công ty, không chỉ vậy còn
gây ra sự mất uy tín đối với những khách hàng khó tính.

2.3.3. Nguyên nhân


Nguyên nhân chủ quan:

Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của đội ngũ nhân viên công ty mặc dù
luôn được bồi dưỡng nhưng vẫn có một số nhân viên trẻ chưa thành thục thủ tục và
hay gặp khó khăn giai đoạn đầu thực hiện nghiệp vụ thực tế.

Trong khi đó nghiệp vụ giao nhận quốc tế lại là nghiệp vụ đòi hỏi người thực
hiện phải có kiến thức sâu rộng về ngoại ngữ, pháp luật quốc tế, những kinh nghiệm
về lập kế hoạch vận tải quốc tế, các thuộc tính hàng hoá khi vận chuyển bằng các
phương tiện vận tải biển, hàng không...

Bộ máy thực hiện quy trình giao nhận theo hình thức giao nhận bằng đường biển
còn tương đối cồng kềnh, lắm khâu kỹ thuật. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của
từng bộ phận tham gia hoạt động còn chưa rõ ràng và cụ thể.

45
Giá cước hiện nay của công ty vẫn còn khá cao và giá một số phụ phí thay đổi
liên tục làm ảnh hưởng đến giá cước rất nhiều. Để giải quyết vấn đề về việc cân bằng
chi phí và giá cước thì công ty nên có những hình thức phân tán giá để vừa mang lại
lợi nhuận cho công ty vừa làm hài lòng khách hàng.

Nguyên nhân khách quan:

Môi trường pháp luật trong nước luôn thay đổi cũng ảnh hưởng lớn tới kinh
doanh giao nhận nói chung và kinh doanh vận tải nói riêng.

Các công ty giao nhận dịch vụ phải tuân theo những nguyên tắc quy định trong
luật pháp Việt Nam đã được ban hành.

Đối với dịch vụ làm vận tải và làm đại lý hải quan thì giá cả cũng ảnh hưởng
không nhỏ. Khi giá cả của các sản phẩm đầu vào đối với dịch vụ giao nhận vận tải
tăng lên thì nó sẽ kéo theo cả một dây truyền dịch vụ tăng giá khiến cho giá cước của
công ty khá cao.

2.4. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty đến năm 2023
2.4.1. Các nhân tố bên ngoài
2.4.1.1. Nhân tố kinh tế
Theo những dự báo từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật bản (JCER), Trung
tâm đã đưa ra bản Dự đoán Kinh tế châu Á trung hạn trong giao đoạn từ 2017 đến
2030 lần thứ 3: “Tỷ lệ tăng trưởng của ASEAN5 trong năm 2030 vào khoảng 4,4%
cao hơn NIE (1,9%), Trung Quốc, Nhật Bản (0,5%) và Mỹ (2,5%). Điều này sẽ trở
thành động lực tăng trưởng chính sau Ấn Độ. Ngoài Philipines và Việt Nam,
Indonesia, Malaysia và Thái Lan tất cả đều được dự báo sẽ tăng trưởng 3 – 4%, vượt
qua Trung Quốc”9.

9
Thành Nguyên/Kinh tế & Tiêu dùng. Nikkei: Việt Nam sẽ nằm trong Top 3 nền kinh tế tăng trưởng
vượt bậc châu Á, nhiều thứ hạng khác thay đổi. Khai thác từ https://ndh.vn/vi-mo/nikkei-viet-nam-se-nam-
trong-top-3-nen-kinh-te-tang-truong-vuot-bac-chau-a-nhieu-thu-hang-khac-thay-oi-1228408.html

46
Theo lời ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam, “tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản
của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ
tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi”10.

Từ đó cho thấy được những cơ hội to lớn cho sự phát triển vững chắc của hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và công ty In Do Trần nói riêng khi
mà thị trường chủ yếu hiện nay của công ty vẫn là các nước thuộc khối ASEAN.

2.4.1.2. Nhân tố chính trị - pháp luật


Nước ta được đánh giá là một quốc gia có nền chính trị và xã hội ổn định so với
nhiểu nước khác. Sau nhiều năm gia nhập nền kinh tế thế giới, môi trường pháp lý
nước ta đã có nhiểu sự thay đổi và mục tiêu hướng đến là tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh quốc tế.

Những bộ luật và văn bản dưới luật của Việt Nam liên quan đến các hoạt động
dịch vụ logistics như: Luật Thương mại 2015 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày
5/9/2007; Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, luật về vận tải đường bộ,
đường sắt, đường hàng không và đường thủy nội địa; Nghị định 89/2011/NĐ-CP ngày
10/10/2011 về Vận tải đa phương thức, Luật Hải quan 2014...; các điều ước quốc tế
đa biên và song biên mà Việt Nam tham gia; các cam kết quốc tế như trong WTO,
ASEAN, TPP... đã được luật hóa; các tập quán quốc tế như: INCOTERM 2010,
UCP600...

Đánh giá chung thì Việt Nam có hệ thống luật pháp điều chỉnh dịch vụ logistics
tương đồi hoàn chỉnh và ngày càng đi dần vào hoàn thiện, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn
còn một số hạn chế: thủ tục hành chính còn khá nặng nề và phức tạp, làm giảm hiệu
quả, tốn chi phí, tốn thời gian và đôi khi làm lỡ thời cơ của các doanh nghiệp, chưa

10
World Bank Group, Global economic Prospect report, 2021. Khai thác từ
https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2021/08/24/vietnam-s-economy-is-forecast-to-grow-by-
about-4-8-percent-in-2021

47
được áp dụng một cách nhất quán ở các cơ quan địa phương, nơi chịu trách nhiệm
cấp phép.

Một bộ luật được ra đời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao nhận do liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên, điều này đòi hỏi bộ phận nhân viên của
công ty In Do Trần không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức để hỗ trợ khách hàng
kịp thời.

2.4.1.3. Nhân tố tự nhiên


Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hoạt động chủ lực của công ty In Do
Trần tuy nhiên giao nhận bằng đường biển đặc biệt phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu,
thời tiết. Khí hậu, thời tiết sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn tuyến dòng vận tải, thời
gian vận chuyển phù hợp, tốc độ làm hàng, giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên
chở hàng hoá bằng đường biển. Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên biển chịu nhiều
tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho các chuyến đi hoặc
làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan.

Theo trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (NCIF), trong nghiên cứu “Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong trung hạn: Tác động của yếu tố môi trường” (Tiến Sĩ Đặng Đức Anh, NCIF) và
kết quả cho thấy, nếu không có giải pháp phù hợp, GDP của Việt Nam trong giai đoạn
2016 – 2020 có thể giảm khoảng 0,6% mỗi năm (bao gồm cả tác động trực tiếp và
gián tiếp) do tác động của yếu tố biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Ước tính
trong 10 năm tới, nếu GDP Việt Nam tăng gấp đôi mà không quan tâm tới công tác
bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 3 lần so với hiện nay, đến năm
2030 có thể tăng lên gấp 4 – 5 lần. Có nghĩa là, GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô
nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP11.

Theo chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI), Việt Nam được
đánh giá là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi

11
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016). Những thách thức từ vấn đề môi
trường đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Khai thác từ:
http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=18877

48
khí hậu và nước biển dâng. Những thành quả về tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ có
nhiều khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu

2.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh


Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả
nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động; trong đó, 80% là các
doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam,
80% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài.12

Nhiều tập đoàn logistics hùng mạnh trên thế giới đã và đang từng bước xâm nhập,
chiếm lĩnh thị trường nước ta như Tập đoàn APL, OOCL, Mitsui OSK Line, Maerks
Logistics, NYK Logistics…

Bên cạnh đó, ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
Logistics Việt Nam cho biết, “Ngành Logistics Việt Nam đang đối diện nhiều thách
thức như quy mô và hoạt động còn yếu và thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực quốc tế. Quản
lý hoạt động chủ yếu trên đất nước Việt Nam, ít công ty mạnh dạn đầu tư mở văn
phòng nước ngoài, nếu có thì số lượng đếm trên đầu ngón tay như Myanmar,
Campuchia. Còn tại các quốc gia phát triển logistics như Singapore, Thái Lan thì
hiếm có doanh nghiệp Việt Nam.” Theo đó, Quyết định 200 đã đề ra 60 nhiệm vụ cụ
thể trên 4 nội dung của hệ thống logistics Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng
đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch
vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics
giảm xuống tương đương 16% - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia
về logistics (LPI) trên thế giới đạt từ 50 trở lên13.

Với những diễn biến này nhiều khả năng thị phần của các công ty giao nhận vận
tải Việt Nam nói chung và của công ty In Do Trần nói riêng có nguy cơ bị thu hẹp

12
VN Economy, 2015. Nhiều tiềm năng cho ngành logistics Việt Nam. Khai thác từ http://vneconomy.vn/thi-
truong/nhieu-tiem-nang-cho-nganh-logistics-viet-nam-20151016092614543.htm
13
VN Economy, 2017. Ngành logistics kỳ vọng đóng góp 10% vào GDP năm 2025. Khai thác từ
http://vneconomy.vn/nganh-logistics-ky-vong-dong-gop-10-vao-gdp-nam-2025-20171215104820114.htm

49
hơn nữa. Đây là thách thức lớn đối với việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của
công ty In Do Trần từ nay cho tới năm 2023. Trong tương lai, công ty In Do Trần cần
phải có những chiến lược phù hợp để mở rộng quy mô và thu hút khách hàng để đối
mặt với nhiều đối thủ khác không chỉ trong nước mà kể cả các công ty nước ngoài.

2.4.2. Các nhân tố bên trong


2.4.2.1. Cơ sở vật chất
Công ty đã xây dựng rất nhiều hệ thống khó bãi đặt gần các cảng lớn và các khu
chế xuất như Cát Lái ICD Phước Long, Tân Cảng, … nên việc vận chuyển hàng hóa
ra cảng và ngược lại tương đối thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong
quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, công ty còn trang bị cho mỗi nhân viên một máy
vi tính kết nối mạng internet tốc độ cao và một điện thoại bàn để tiện trong việc liên
hệ với khách hàng và phục vụ cho công việc. Hệ thống máy tính được phòng công
nghệ thông tin hỗ trợ cập nhật, bảo trì, diệt virus và nâng cấp theo định kỳ. Công ty
còn xây dựng một phần mềm hệ thống quản lý nội bộ để liên kết các dữ liệu từ nhiều
bộ phận riêng lẻ trong công ty nhằm công nghệ hóa các công việc giấy tờ và giảm
thiểu khối lượng công việc cho nhân viên

Với nguồn vốn lớn, công ty đã đầu tư cho bộ phận IT thiết kế hệ thống liên lạc
rất tốt, mạng internet tốc độ truyền cao nên liên hệ giữa nhân viên hiện trường và
nhân viên chứng từ luôn được liên tục không đứt quãng. Điều này đã làm cho việc xử
lý các tình huống không mong muốn tại cảng được giải quyết nhanh chóng, tăng hiệu
quả công việc. Thêm vào đó, giúp cho hoạt động giao nhận được thực hiện trơn tru
và nắm bắt được thông tin cần thiết ngay để có thể xử lý tình huống.

Công ty In Do Trần với cơ sở vật chất tốt, đầy đủ, hiện đại đã tiết kiệm được các
chi phí thuê ngoài, phục vụ tốt cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng, qua đó
thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, và thu về nguồn doanh
thu lớn cho công ty. Đồng thời với cơ sở hạ tầng tốt và trang thiết bị hiện đại người
giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận tốt hơn với nhu cầu của khách hàng và có thể duy trì

50
được mối quan hệ hợp tác lâu dài trong việc sử dụng các dịch vụ giao nhận mà công
ty đang cung cấp.

2.4.2.2. Nguồn nhân lực


Theo ThS. Nguyễn Văn Bảy: “Nguồn nhân lực quyết định việc phát huy các
nguồn lực khác”14. Nguồn nhân lực luôn được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu vì
mọi hoạt đều do con người điều hành. Nhân tố này quyết định sự thành công hay thất
bại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo cũng ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, những chính sách quản lý tốt sẽ thúc
đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và tận tình hơn.

Ở In Do Trần trình độ chuyên môn của nhân viên các phòng hầu như là tốt. Các
nhân viên phòng chứng từ giỏi nghiệp vụ, nhân viên giao nhận thông minh, nhanh
nhẹn trong việc xử lý các tình huống tại cảng nên rút ngắn được thời gian làm thủ tục
Hải quan khá nhiều. Nhìn chung độ tuổi nhân viên công ty thuộc tầng lớp có kinh
nghiệm sống và làm việc nên có thể dẫn dắt lớp nhân viên trẻ một cách hiệu quả, giúp
các bạn trẻ có nhiều cơ hội nâng cao trình độ học vấn và nghiệp vụ. Đồng thời, bộ
phận nhân viên trẻ cũng tương đối nhiều và đóng góp một phần không nhỏ trong việc
sáng tạo và đổi mới cho công ty ngày càng phát triển.

2.4.2.3. Nguồn lực tài chính


Nguồn vốn luôn là yếu tố đầu tiên, quan trọng, có thể nói là điều kiện cần của
một doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh của công ty giao nhận ảnh hưởng trực tiếp
đến quy trình giao nhận của công ty.

Nguồn vốn nhỏ, doanh nghiệp không thể đáp ứng được việc mở rộng hoạt động,
phát triển doanh nghiệp, ngay cả việc duy trì hoạt động cũng cần phảicó một lượng
vốn nhất định. Đối với dịch vụ giao nhận vận tải, nguồn vốn đầu tư cho phát triển
dịch vụ sẽ là điều kiện tiền đề cho phát triển dịch vụ vận tải cả về quy mô và chất
lượng. Từ nguồn vốn, công ty sẽ mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất như xe vận tải

14
Học viện Báo chi & Tuyên truyền. ThS. Nguyễn Văn Bảy: Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát
triển kinh tế - xã hội. Khai thác từ http://ajc.hcma.vn/Gioi-thieu-Tap-chi-Ly-luan-Chinh-tri-va-Truyen-
thong/ThS-Nguyen-Van-Bay-Vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi/19492.ajc

51
riêng, nhà kho, ... tuyển dụng thêm lao động để mở rộng các dịch vụ giao nhận vận
tải hiện tại, khai thác thêm các dịch vụ khác. Nguồn vốn công ty còn là chi phí cho
điều tra thị trường, thực hiện các chương trình quảng cáo thu hút khách hàng, khuyến
khích nhân viên làm việc. Ngoài ra nguồn vốn còn là yếu tố mang tính đảm bảo về
khả năng tài chính, tạo lập sự tin tưởng của khách hàng.

Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn, nhà nước Việt Nam cũng có
những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn như Nghị quyết số
35/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/05/2016 về việc hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp đến năm 2020 cũng đã nêu: nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển bằng cách đề xuất các biện pháp cụ thể hỗ
trợ doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Đổi mới Công nghệ
Quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác của Nhà nước để thực hiện đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 2018, Chính phủ đã có thêm quyết định mới được ban hành vào ngày
10/08/2018 đó là Quyết định số 996/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ Phủ: “Phê
duyệt Đề án: Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”. Qua đó, tạo thêm động lực to lớn cho những doanh nghiệp vươn
mình phát triển góp phần thúc đẩy, xây dựng nền kinh tế nước nhà15.

2.5. Kết quả thảo luận của chuyên gia về đánh giá tình hình giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển và các nhân tố ảnh hưởng đến năm 2023
tại công ty In Do Trần
Qua những nội dung mà tác giả đã trình bày đánh giá chủ quan về thực trạng và
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đến năm 2023 đã nêu trên,

15
Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Khai thác từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&
document_id=194428

52
tác giả đã sử dụng 02 phương pháp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương
pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Bằng cách này, tác giả sẽ tham khảo ý kiến của các nhân viên trong công ty, đã
hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa nhiều năm để thu thông tin về các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa hàng hóa nhập khẩu mà
họ quan sát được khi làm việc trong doanh nghiệp. Từ đó sẽ phân tích toàn diện yếu
tố nào được quan tâm và đề cập nhiều nhất và đưa ra những giải pháp hợp lý cho
doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty Cổ phần Giao nhận và vận
chuyển In Do Trần.

Đây cũng là một bước nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho việc phân tích Mô hình
SWOT trong Chương 3.

• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp
phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in
sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng
theo một quy ước nào đó.

Tác giả dùng 2 phương pháp trên với các chuyên gia cũng như các nhân viên
đang làm việc tại các phòng ban liên quan đến nghiệp vụ giao nhận trong công ty để
thu thập thông tin về những những chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức nghiệp vụ giao nhận
tại công ty là hiệu quả hay chưa hiệu quả. Từ đó sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích
nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu nào công ty cần cải thiện nhiều hơn đưa ra những giải
pháp hợp lý cho doanh nghiệp và để nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ của
công ty.

Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần thuộc những công ty hàng
đầu về ngành giao nhận vận tải nên nhìn chung, quy trình tổ chức nghiệp vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu FCL bằng đường biển tại công ty diễn ra khá nhịp nhàng

53
và có hiệu quả. Tuy nhiên, để có một cách nhìn khách quan hơn về những nội dung
tác giả đã trình bày. Tác giả sẽ tổng hợp lại ý kiến, nhận xét của chuyên gia là trưởng
phòng và 100 nhân viên từ các phòng ban: kinh doanh, hải quan, chứng từ, giao nhận
và kế toán để đánh giá chính xác nhất.

Bảng 2.7. Kết quả ý kiến của các chuyên gia về thực trạng hoạt động giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty In Do Trần

Đơn vị: Nhân viên

Các nội dung đánh giá Đồng ý Không đồng ý

Các thành tựu của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
Tình hình tăng trưởng doanh thu tốt 90 10

Mặt hàng giao nhận đa dạng 8 92

82 18
Mạng lưới vận chuyển rộng lớn
Nhiều chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu
89 11
cho doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại công


84 16
ty được trang bị đầy đủ và hiện đại

Có thêm những khách hàng mới 85 15

Các tồn tại của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

Hạn chế về một vài phương thức thanh


qua một số ngân hàng trong và ngoài 80 20
nước

Lớp nhân viên trẻ chưa đủ kinh nghiệm


74 26
và thành thục nghiệp vụ

Nhiều đề xuất nghiệp vụ bất ngờ từ phía


68 32
khách hàng

54
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bảng 2.8. Kết quả ý kiến của các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đến năm 2023 tại
công ty In Do Trần

Đơn vị: Nhân viên

Các nhân tố Đồng ý Không đồng ý

Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài


Môi trường chính sách pháp luật 90 10

Môi trường kinh tế 100 0

Môi trường tự nhiên 2 98

Đối thủ cạnh tranh 92 8

Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên trong

Tài chính của công ty 100 0

Cơ sở vật chất 100 0

Nguồn nhân lực 100 0

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua bảng 2.7 và 2.8 có thể thấy những nhân tố tác giả đưa ra đều được các chuyên
gia và nhân viên đồng ý. Tiếp theo các nhân tố này sẽ được đánh giá mức độ bằng
trọng số từ 1 đến 4 thể hiện các mức độ quan trọng tăng dần: (1) ít quan trọng, (2)
quan trọng, (3) rất quan trọng, (4) đặc biệt quan trọng và sắp xếp theo thứ tự điểm
trung bình từ thấp đến cao tương ứng với chỉ tiêu quan trọng nhất đến chỉ tiêu ít quan
trọng.

Bảng 2.9. Mức độ quan trọng của chỉ tiêu thực trạng hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty In Do Trần

55
Giá trị
Giá trị
Giá trị Giá trị xuất hiện
Các nhân tố ảnh hưởng trung
bé nhất lớn nhất nhiều
bình
nhất

Các thành tựu của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

Tình hình tăng trưởng doanh thu tốt 3.8 3 4 4

Mặt hàng giao nhận đa dạng 2.6 2 3 3

3.4 3 4 3
Mạng lưới vận chuyển rộng lớn
Nhiều chính sách hỗ trợ xuất nhập
khẩu cho doanh nghiệp trong và 3.2 2 4 3
ngoài nước

Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại


công ty được trang bị đầy đủ và 3.6 3 4 4
hiện đại

Có thêm những khách hàng mới 2.4 2 3 2

Các tồn tại của hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển

Hạn chế về một vài phương thức


thanh qua một số ngân hàng trong và 2.6 2 3 3
ngoài nước

Lớp nhân viên trẻ chưa đủ kinh


2.4 2 3 2
nghiệm và thành thục nghiệp vụ

Nhiều đề xuất nghiệp vụ bất ngờ từ


2.4 2 3 2
phía khách hàng

(Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả ý kiến của các chuyên gia)

56
Bảng 2. 10. Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển đến năm 2023
tại công ty In Do Trần

Giá trị
Giá trị
Giá trị Giá trị xuất hiện
Các nhân tố ảnh hưởng trung
bé nhất lớn nhất nhiều
bình
nhất

Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài

Môi trường kinh tế 3.8 3 4 4

Môi trường chính trị pháp luật 2.6 2 3 3

Môi trường tự nhiên 1.4 1 2 1

Đối thủ cạnh tranh 2.6 2 3 3

Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên trong

Tài chính của công ty 3.8 3 4 4

Cơ sở vật chất 2.6 2 3 3

Nguồn nhân lực 3.8 3 4 3

(Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả ý kiến của các chuyên gia)
Tóm tắt Chương 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Giao nhận va Vận chuyển
In Do Trần và thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2018 – 2020 cũng
như phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty.

Với kinh nghiệm 21 năm trong ngành công ty In Do Trần đã có những thành tựu
nhất định như cung cấp đa dạng các loại hình giao nhận, mạng lưới vận chuyển rộng
lớn, quy trình giao nhận nhanh gọn hay nhiều khách hàng. Để có được thành công đó
là nhờ sự cố gắng của toàn thể nhân viên và sự định hướng đúng đắn của ban giám

57
đốc công ty. Tuy nhiên, công ty In Do Trần còn có tồn tại hạn chế. Chỉ ra những
vướng mắc, bất cập cũng như nguyên nhân tồn tại những bất cập đó. Từ thực trạng
và các yếu tố ảnh hưởng tại chương 2, tác giả sẽ đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức từ đó đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn
tồn tại và định hướng phát triển công ty tốt hơn trong chương 3.

58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẦU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần đến năm 2023
3.1.1. Định hướng phát triển
Trong những năm qua, công ty ngày càng nâng cao quy trình giao nhận của mình
tạo niềm tin cho khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ của công ty. Tiếp tục giữ
vững thị trường sẵn có, khai thác các thị trường tiềm năng mới không ngừng mở rộng
mạng lưới đối tác với quyết tâm trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu tại
Việt Nam.

Sứ mệnh của công ty:

+ Luôn đặt yêu cầu cho chất lượng dịch vụ: an toàn cho hàng hóa và thuận lợi
cho khách hàng lên hàng đầu.

+ Cam kết làm hài lòng khách hàng, luôn đặt mình vào vị trí khách hàng đảm
bảo khách hàng luôn được trải nghiệm dịch vụ với chất lượng tuyệt vời nhất.

+ Xây dựng một môi trường làm việc công bằng và có ý nghĩa tạo động lực cho
toàn thể nhân viên nỗ lực phát triển.

3.1.2. Mục tiêu


Qua những phân tích về tình hình nhập khẩu, những điểm mạnh và điểm yếu của
Công ty Cổ phần giao nhận và Vận chuyển In Do Trần ở chương 2, công ty có những
chiến lược, mục tiêu nhằm đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển. Các mục tiêu bao gồm:

• Thứ nhất, về thương hiệu:

Mục tiêu trở thành công ty đứng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ giao nhận - vận
tải vào năm 2023 và phủ sóng ra toàn thế giới trở thành thương hiệu công ty giao

59
nhận toàn cầu. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, mở rộng hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực kho bãi, củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác với các đại lý
và khách hàng truyền thống.

• Thứ hai, về doanh thu:

Tổng doanh thu đến năm 2023 đạt trên 4000 tỷ đồng/năm và mức độ tăng trưởng
trung bình trên 25%/năm với mức lợi nhuận đạt 40 - 50% mỗi năm.

Giảm thiểu các khoản chi không cần thiết.

• Thứ ba, về chất lượng:

Công ty phấn đấu nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ, chú ý tới các dịch vụ có tính chất công nghệ cao.

Thường xuyên cập nhật các quy định và chính sách có lợi cho hoạt động kinh
doanh vận tải hàng hóa của công ty.

Tăng cường nâng cao cơ sở vật chất - kỹ thuật, sử dụng các nguồn vốn ngân sách,
vốn tự có, vốn liên doanh để phục vụ công tác giao nhận hàng hóa.

Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các hãng tàu, các đại lý, đối tác trong ngành.

• Thứ tư, về nhân sự:

Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên về nghiệp vụ giao nhận đồng thời tổ chức những
khóa học kỹ năng để nhân viên nâng cao khả năng ứng phó kịp thời với những trường
hợp bất ngờ.

Tăng cường công tác quản lý, duy trì tinh thần làm việc đoàn kết tạo mối quan
hệ phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận và các chi nhánh.

• Thứ năm, về lĩnh vực kinh doanh:

Tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh cốt lõi, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh thông qua các dịch vụ chính sau: vận tải hàng hóa, cho thuê kho bãi, đại
lý giao nhận, thủ tục hải quan

60
3.2. Kết hợp các yếu tố ma trận SWOT
3.2.1. Mô hình SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống gặp phải trong quá trình kinh doanh của công ty.

Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunitues
(cơ hội), Threats (nguy cơ), Ma trận SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến
lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty16.

Ma trận SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến
lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế, cùng với đó là các yếu tố
ảnh hưởng đến năm 2023 của công ty ở chương 2. Sau đây là bảng phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty:

Bảng 3.1. Áp dụng mô hình SWOT cho Công ty Cổ phần Giao nhận và
Vận chuyển In Do Trần

Cơ hội Thách thức

O1: Xu hướng hội nhập, T1: Ngày càng nhiều đối


toàn cầu hóa. Kinh tế thế thủ cạnh tranh
giới đến năm 2025 sẽ tăng T2: Thể chế, chính sách
trưởng. về ngành giao nhận vẫn
SWOT
O2: Nhu cầu sử dụng các chưa đồng bộ, nhiều bất
dịch vụ giao nhận ngày cập
càng tăng cao. T3: Yêu cầu về thời gian
O3: Các thủ tục Hải quan giao hàng và chất lượng
ngày càng đơn giản. dịch vụ ngày càng cao

16

61
O4: Chính sách thu hút đầu T4: Khó khăn trong tìm
tư nước ngoài của nhà kiếm khách hàng mới
nước.

O5: Vị trí địa lý Việt Nam


thuận lợi, có nhiều tiềm
năng phát triển dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường
biển.

O6: Áp dụng công nghệ


hiện đại, áp dụng kỹ thuật
tiên tiến trong xếp dỡ hàng
hóa.

Điểm mạnh S2S4S5O1O2O4: Tiếp tục S2S3T1: Đảm bảo chất

S1: Vị trí địa lý thuận lợi nâng cao chất lượng dịch lượng dịch vụ và tạo mối

ngay gần sân bay, trung vụ giao nhận và mở rộng quan hệ thân thiết, lâu dài

tâm thành phố. quy mô kinh doanh. với đối tác lâu năm, tránh
để họ tìm đến các đổi thủ
S2: Nhiều năm kinh S2S3O1T4: Tận dụng uy
cùng ngành.
nghiệm trong lĩnh vực tín về chất lượng dịch vụ
giao nhận. của công ty với các khách S6T1: Nghiên cứu mức
hàng cũ để tìm kiếm nguồn giá đối thủ cạnh tranh đưa
S3: Công ty có mối quan
khách hàng mới. ra và điều chỉnh giá của
hệ tốt, tạo được uy tín với
những khách hàng lớn. S5O2O3T3: Luôn cập nhật mình cho phù hợp.
những thay đổi mới nhất
S4: Nguồn tài chính vững
của tình hình thị trường
chắc.
cũng như các thay đổi về
S5: Nhân sự giàu kinh luật pháp, thủ tục Hải quan
nghiệm, có trách nhiệm,

62
thích ứng linh hoạt với để tiết kiệm thời gian, chi
những thay đổi của thị phí làm hàng.
trường.

S6: Giá cả dịch vụ cạnh


tranh.

Điểm yếu W1O1O4: Tạo điều kiện S6W2T1: Giảm thiểu các

W1: Số lượng nhân viên cho nhân viên mới học tập chi phí không cần thiết,
mới chiếm tỉ trọng khá nâng cao chất lượng làm nâng cao lợi nhuận.
lớn, ít kinh nghiệm xử lý việc bằng cách tham gia W3T3: Sử dụng triệt để
công việc những khóa học nghiệp vụ, hệ thống máy móc trang
lắng nghe chia sẻ từ những thiết bị để nâng cao hiệu
W2: Chi phí bỏ ra còn khá
chuyên gia nước ngoài để quả công việc, đáp ứng
cao
bắt kịp xu hướng sử dụng nhu cầu khách hàng.
W3: Hệ thống máy móc dịch vụ giao nhận tiên tiến
được đầu tư mạnh nhưng của thế giới từ đó cải tiến
chưa được sử dụng triệt quy trình dịch vụ của
để. doanh nghiệp.

W3O6: Ứng dụng công


nghệ thông tin, kỹ thuật
hiện đại trong quy trình
quản lý kho bãi và nâng
cấp hệ thống thông tin.

3.2.2. Kết quả đánh giá, nhận xét của chuyên gia
Những giải pháp mà tác giả đã đề xuất ở bảng 3.1 chỉ mang tính chất chủ quan
xuất phát từ quan điểm của tác giả, do đó nhằm tăng tính xác thực cho những giải
pháp này tác giả đã tiến hành phương pháp đánh giá chuyên gia để kiểm định tính
khả thi so với thực tế của giải pháp. Thông qua ý kiến khảo sát của 100 chuyên gia là

63
những cán bộ, nhân viên của các phòng ban của công ty về các giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa tại Công ty Cổ phần Giao
nhận và Vận chuyển In Do Trần, có một yếu tố không dược các chuyên gia đồng ý
có tính khả thi là:

Chính sách giá phù hợp cạnh tranh với các công ty giao nhận khác.

Theo các chuyên gia, mức giá của công ty hiện nay là phù hợp, công ty đã nghiên
cứu so sánh giá trên mặt bằng chung của thị trường. Vì vậy, yếu tố này là không khả
thi.

Với những phân tích và ý kiến khảo sát, tác giả đã đề xuất những giải pháp sau
là phù hợp và có tính khả thi cao khi áp dụng tại công ty:

Giải pháp 1: “Nâng cao trình độ nguồn nhân lực”

Giải pháp 2: “Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường”

Giải pháp 3: “Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận và chăm sóc khách hàng”

Giải pháp 4: “Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trong quy trình
quản lý kho bãi và nâng cấp hệ thống thông tin”

Giải pháp 5: “Giảm thiểu các chi phí không cần thiết, nâng cao lợi nhuận”

Những giải pháp này sẽ được đánh giá mức độ quan trọng bằng trọng số theo thứ
tự tăng dần: (1) ít quan trọng, (2) quan trọng, (3) rất quan trọng, (4) đặc biệt quan
trọng và sắp xếp theo thứ tự điểm trung bình từ thấp đến cao tương ứng với giải pháp
không quan trọng đến giải pháp rất quan trọng.

Bảng 3.2. Mức độ quan trọng của các giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đến năm 2023 tại Công ty In Do
Trần

Giá trị Giá trị được


Giá trị Giá trị
Các giải pháp trung lựa chọn
bé nhất lớn nhất
bình nhiều nhất

64
Nâng cao trình độ nguồn
3.8 3 4 4
nhân lực

Tìm kiếm khách hàng mới,


3.6 3 4 4
mở rộng thị trường

Nâng cao chất lượng dịch vụ


giao nhận và chăm sóc khách 3.8 3 4 4
hàng

Ứng dụng công nghệ thông


tin, kỹ thuật hiện đại trong
2.8 2 3 3
quy trình quản lý kho bãi và
nâng cấp hệ thống thông tin

Giảm thiểu các chi phí không


3.4 3 4 3
cần thiết, nâng cao lợi nhuận

(Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả ý kiến của các chuyên gia)
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Mục tiêu:

Nhằm giải quyết thực trạng nhân lực còn trẻ và thiếu nhiều kinh nghiệm.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động giao nhận của công ty
theo hướng toàn diện, không chỉ về chuyên môn mà còn về khả năng ứng biến trước
những tình huống bất ngờ.

Việc tạo ra nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn vững vàng sẽ tạo ra nền tảng
vững chắc quyết định thành công của công ty trong tương lai.

Cách thức thực hiện:

65
- Nhân viên cũ làm việc lâu tại công ty với nhiều năm kinh nghiệm nên truyền
đạt, hướng dẫn tận tình cho những nhân viên trẻ để có thể nhanh chóng bắt
kịp tiến độ công việc, cũng như vững vàng chuyên môn để công việc đạt hiệu
quả.
- Công ty cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, bổ sung kiến thức cho bộ phận
chứng từ nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng về quy trình giao nhận hàng
hóa bao gồm quy trình giao nhận, các thr tục chứng từ cần thiết. Thường
xuyên tạo cơ hội, hỗ trợ khuyến khích cho các nhân viên tham gia các chương
trình đào tạo của Hiệp hội giao nhận Việt Nam - VIFFA, các khóa huấn luyện,
đào tạo nghiệp vụ ngoại thương do các cơ quan của Hải quan tổ chức.
- Sau các khóa đào tạo, công ty cần tiến hành đánh giá kết quả đào tạo nhằm
đánh giá mức độ tiến bộ của nhân viên dựa trên chất lượng và hiệu quả công
việc. Công ty cũng cần tổ chức họp định kỳ mỗi tháng 1 lần có sự tham gia
của đầy đủ nhân viên để tiến hành đánh giá, tự kiểm điểm cũng như khuyến
khích nhân viên chủ động hơn trong công việc, khuyến khích nhân viên phát
biểu ý kiến của mình.
- Bên cạnh trang bị cho nhân viên các kiến thức liên quan đến công việc thì
những kĩ năng mềm khác cũng cực kì quan trọng trong việc phục vụ khách
hàng. Đó chính là sự nhạy cảm, linh hoạt; kĩ năng giao tiếp, thuyết phục người
nghe đồng thời đảm bảo sự trung thực và khả năng chuyên môn; nắm bắt tâm
lý, mong muốn, sở thích cá nhân khách hàng cũng như các nhu cầu về công
việc.
- Công ty cần có những chính sách hợp lý động viên tinh thần, tạo động lực
làm việc như lương thưởng cho từng nhân viên mối phòng ban có thành tích
xuất sắc mỗi quý. Vào các dịp lễ tết, tổ chức các chuyến du lịch nghỉ dưỡng
nhằm tạo sự gần gũi giữa các thành viên trong công ty giúp họ cống hiến và
ở lại lâu dài hơn nữa.

3.3.2. Giải pháp 2: Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường
Mục tiêu:

66
Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa của thị trường để đưa ra
các kế hoạch và chiến lược phù hợp thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

Tìm kiếm một thị trường mới nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp công ty
thu về lợi nhuận từ nguồn thị trường mới đem lại. Đồng thời mở rộng thị trường giúp
cho công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh các dịch vụ giao nhận của mình,
giảm đi sự lệ thuộc vào việc thuê ngoài đối với một số dịch vụ.

Cách thức thực hiện:

- Bước đầu nghiên cứu thị trường nhằm giúp công ty xác định điều kiện gia
nhập, tìm những ưu điểm và hạn chế của công ty khi thâm nhập thị trường
mới, từ đó đề ra chiến lược thâm nhập phù hợp.
- Tại thị trường mới, bộ phận bán hàng cần thực hiện các chính sách giá cả và
chính sách marketing toàn diện nhằm giành lợi thế cạnh tranh với các đối thủ
trong quốc gia đó. Mức giá đưa ra vừa cạnh tranh vừa mang lại lợi nhuận cho
công ty. Bên cạnh đó cũng cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
cũ, nhóm khách hàng thường xuyên. Thường xuyên đưa ra mức giá cước ưu
đãi cho khách hàng.
- Sau khi đã lựa chọn được thị trường mới, công ty cần xác định loại hình dịch
vụ giao nhận nào mình cần kinh doanh. Theo thế mạnh hiện nay của công ty,
công ty nên chú trọng vào vấn đề làm đại lý giao nhận cho cả hàng xuất và
hàng nhập, đây là loại hình dịch vụ dễ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
- Ngoài ra, công ty có thể liên doanh với các hãng giao nhận, hãng tàu nổi tiếng
ở những nước đó hoặc những đối tác đã từng hoặc đang có quan hệ làm ăn,
uy tín, bền vững như Expeditor International, Tiger Logistic LTD, Damco
Logistic Company, China Ocean Shipping Company (COSCO).
- Sau một thời gian hoạt động, công ty cần thường xuyên đánh giá những mặt
làm được và hạn chế khi kinh doanh tại đây. Qua đó nhằm rút kinh nghiệm
và điều chỉnh để hoạt động một cách có hiệu quả.

67
3.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận và chăm sóc khách
hàng
Mục tiêu:

Nhằm tận dụng kinh nghiệm trên 21 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
giao nhận hàng hóa nhập khẩu để nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.
Nhằm giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty trong thời gian dài
đồng thời nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

Có được nguồn khách hàng mới và giúp tăng doanh thu cho công ty

Cách thức thực hiện:

• Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận

Để thực hiện được biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, tác giả xin đề xuất các
giải pháp sau:

- Quản lý có hệ thống các hoạt động phát hành chứng từ, quản lý đơn hàng,
khai báo hải quan và các hoạt động liên quan khác để đạt được tốc độ giao
hàng nhanh chóng, chính xác và kiểm soát rủi ro trong quá trình giao hàng.
Công ty cần áp dụng hệ thống quản lý kinh doanh tích hợp ERP (Enterprise
Resources Planning) để việc quản lý được hệ thống hơn, đây là hệ thống hoàn
toàn tự động giúp công ty quản lý mọi hoạt động như quản lý nhân sự, tài
chính nội bộ.
- Công ty nên xây dựng một trang web quản lý qui trình trực tuyến để khách
hàng tiện theo dõi tiến độ thực hiện công việc, như vậy vừa giúp bên khách
hàng cũng chủ động cung cấp những thông tin kịp thời vừa hạn chế nảy sinh
vấn đề bất ngờ cũng như những sai xót xảy ra. Theo yêu cầu của khách hàng,
nên báo cáo tình hình xuất nhập khẩu và các vấn đề cho khách hàng một cách
thường xuyên, để hợp đồng tiếp theo được hoàn thành tốt hơn.
• Nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng

68
Dịch vụ khách hàng đóng vai trò quyết định trong việc thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng, giúp duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với tổ
chức.

Vì vậy để nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm giữ được khách hàng
tiếp tục sử dụng dịch vụ và mang lại doanh thu cho công ty, công ty cần:

- Lắp đặt, bố trí và sắp xếp thiết bị, không gian làm việc phục vụ khách hàng,
thông qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của công ty. Địa điểm giao dịch với
khách hàng đảm bảo đủ chỗ ngồi, các trang thiết bị tiện nghi như âm thanh,
ánh sáng, làm mát, giải trí, thư giãn… sẽ tạo nên ấn tượng đầu tiên tốt cho
khách hàng khi đến giao dịch.
- Công ty cần tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng. Các nhân viên
cần xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, thường xuyên trao đổi với
khách hàng qua điện thoại. Tăng cường lắng nghe, thấu hiểu cũng như quan
tâm và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng một cách tận tình.
- Để hoàn thiện hơn về khả năng chăm sóc khách hàng, công ty cần tuyển dụng
cũng như đào tạo những nhân viên giỏi và có kinh nghiệm để đảm bảo làm
hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Bên cạnh khả năng chăm sóc khách
hàng tốt còn cần có trình độ ngoại ngữ vì đa số khách hàng đối tác đều là
những công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng uy tín: thường xuyên tạo dựng và nâng cao uy tín, chất lượng của
thương hiệu; đảm bảo tính chắc chắn của các cam kết, tuân thủ các quy định
... giải quyết các vấn đề phát sinh đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

3.3.4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trong quy
trình quản lý kho bãi và nâng cấp hệ thống thông tin
Mục tiêu:

Việc ứng dụng những công nghệ hiện đại vào quy trình vận hành là vô cùng cần
thiết, giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Điều

69
này giúp khách hàng tìm kiếm một cách dễ dàng thông tin của công ty thông qua
mạng Internet.

Thiết lập một hệ thống thông tin chung giữa các bộ phận để giúp đảm bảo tính
nhất quán và chính xác của các hoạt động trong cùng một hệ thống

Đảm bảo sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả của việc quản lý kho bãi, hàng
hóa xuất nhập khẩu.

Cách thức thực hiện:

- Sử dụng mã vạch - RFID để hiện đại hóa hệ thống kho bãi, giúp cập nhật dữ
liệu hàng tồn kho một cách chính xác và nhanh chóng. Dùng máy in mã vạch
in tem nhãn mã vạch để nhận dạng thùng hàng nhằm hỗ trợ việc giao hàng
nhanh chóng và chính xác hơn. Các giải pháp ứng dụng mã vạch / RFID có
thể giúp công ty tiêu chuẩn hóa quy trình và giảm tốn thất, tối ưu hóa thời
gian.
- Thông qua Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic data interchange
– EDI) để kết nối thông tin bên trong và bên ngoài. Hệ thống cho phép trao
đổi thông tin, dữ liệu từ máy tính chủ đến các máy tính thành phần trong hệ
thống. EDI giúp các công ty hoàn thành các chức năng quản lý hậu cần, quản
lý đơn hàng, kiểm kê và nhập kho. Khi Internet ngày càng trở nên không thể
thiếu đối với các doanh nghiệp thì việc áp dụng EDI ngày càng trở nên dễ
dàng hơn. Mặc dù việc đầu tư vào EDI khá tốn kém, nhưng việc cung cấp các
dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chính xác cho các khách hàng lớn của công
ty là rất thuận tiện, an toàn và hữu ích và cung cấp thông tin chính xác bằng
cách tối ưu hóa quy trình hoạt động.

3.3.5. Giải pháp 5: Giảm thiểu các chi phí không cần thiết, nâng cao lợi nhuận
Mục tiêu:

Quản lý chi phí của công ty hiện nay có nhiều khoản chi không cần thiết. Do đó,
cần giảm chi phí không cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Áp dụng và cải thiện
các nguồn lực sẵn có giúp giảm chi phí thực hiện.

70
Cách thức thực hiện:

- Hiện tại, công ty quản lý tốt về nguồn chi phí. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây có rất nhiều chi phí phát sinh. Nguyên nhân là do chi phí trong giai
đoạn này được đầu tư vào các hoạt động marketing và thu mua các công ty
con. Ngoài ra, công ty tập trung đầu tư vào các trang thiết bị y tế và bảo hộ
cho nhân viên trong mùa dịch Covid-19 nhằm đảm bảo tình trạng sức khỏe
cho toàn bộ nhân viên tại công ty.
- Vì chi phí thuê ngoài của công ty hiện khá lớn và cao, nên công ty cần tìm
các nhà cung cấp các dịch vụ thuê ngoài đặc biệt là tại Hải Phòng, Đà Nẵng
và Hà Nội có giá thấp hơn nhưng chất lương tốt, ở đây thường là các hãng
tàu, các công ty vận tải với chi phí thuê dịch vụ của họ hợp lý và rẻ hơn nhằm
giảm chi phí thuê ngoài của công ty.
- Công ty cần có phân bố giao nhận hợp lý trong công việc hàng ngày, kết hợp
việc lấy chứng từ giữa các địa điểm gần nhau cho một người giao nhận đi lấy,
hạn chế tối đa việc di chuyển nhiều làm tăng chi phí xăng xe, làm hàng.
- Bên cạnh đó công ty nên tận dụng tốt lợi thế của là một đại lý hải quan đứng
tên trên 2000 tờ khai/ năm để giảm chi phí bên ngoài khi giải quyết các thủ
tục hải quan.

3.4. Một số kiến nghị đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần
3.4.1. Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA)
Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Hiệp hội có vai trò
đóng góp quan trọng vào toàn ngành vận tải hàng hóa tại Việt Nam hiện nay. Hiện
nay hầu hết các công ty giao nhận hàng hóa ở Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ,
các công ty giao nhận hàng hóa quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề có năng lực
hoạt động mạnh và ít liên kết với các công ty giao nhận hàng hóa quy mô vừa và nhỏ.
Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi trong vài năm tới, so với các
công ty nước ngoài vào nước tôi, sự cạnh tranh gay gắt sẽ khiến các công ty vừa và

71
nhỏ này dễ bị trục xuất. Vì vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
cần có biện pháp tập hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo thành chuỗi liên kết,
giúp đỡ lẫn nhau. Tăng cường các hội thảo, tọa đàm nhằm giúp các thành viên nâng
cao kiến thức và chất lượng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, bám sát những thay đổi
và đổi mới hiện nay trong lĩnh vực logistics.

3.4.2. Các cơ quan ban ngành


Một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành được tác giả đưa ra như sau:

- Đối với bộ Giao thông Vận Tải:

Bộ cần có kế hoạch hình thành hệ thống hạ tầng giao thông trong tương lai. Hiện
nay tình hình giao thông ở Việt Nam rất phức tạp do đường xá và xe cộ ngày càng ùn
tắc hàng năm ảnh hưởng đến việc giao hàng của công ty. Hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải chưa đồng bộ, nhất là giữa cảng biển với hệ thống đường bộ, đường
sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ phía sau cảng biển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
của logistics cả về thời gian, chi phí, độ tin cậy và an toàn của dịch vụ. do đó ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì vậy, cần
có những giải pháp cụ thể, nhanh chóng để giúp hệ thống hạ tầng giao thông ngày
càng phát triển.

- Đối với Nhà Nước:

Nhà nước và các cơ quan quản lý quốc gia cần sử dụng có hiệu quả các công cụ
vĩ mô để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, từ đó tác động đến các doanh nghiệp trong
ngành kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Đặc biệt, các chính sách như
thuế suất, chính sách tiền tệ cần linh hoạt, có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Quốc gia cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch để tạo môi
trường kinh doanh hiệu quả, an toàn cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

- Đối với Cơ quan Hải quan:

72
Thực hiện các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hải quan nhưng vẫn đảm bảo sự
quản lý của cơ quan hải quan. Từ đó giúp cơ quan hải quan và hoạt động trung chuyển
giảm thời gian, chi phí khi làm thủ tục hải quan.

Tóm tắt Chương 3


Để không ngừng phát triển và trở thành một công ty giao nhận vận tải hàng đầu
thì việc đề ra định hướng mục tiêu phát triển của In Do Trần trong thời gian tới là
điều cần thiết. Chương 3 giới thiệu khái quát về định hướng phát triển kinh doanh của
công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần và một số giải pháp đã được
các chuyên gia tại công ty đánh giá nhằm khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và
phát huy những điểm mạnh trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển hiện nay. Các giải pháp được tác giả đề xuất nhằm thúc đẩy dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển chủ yếu xoay quanh việc nâng cao
trình độ nguồn nhân lực và chất lượng quản lý của công ty; chủ động tìm kiếm khách
hàng mới, mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng giao nhận và chăm sóc khách
hàng; nâng cấp hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin; giảm thiểu chi
phí. Ngoài ra, một số kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, các Tổ chức, hiệp hội
Logistics Việt Nam cũng được đề cập ở chương này.

73
KẾT LUẬN
Tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa đối với hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật. Công ty Cổ phần Giao
nhận và Vận chuyển In Do Trần nhận thức được tầm quan trọng và cơ hội phát triển
của hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa trên toàn quốc nên luôn mong muốn
không ngừng cải tiến và hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển của mình.
Công ty đã và đang ngày càng thay đổi và phát triển lớn mạnh hoạt động giao nhận
hàng hóa về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Là một doanh nghiệp giao nhận có hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành, công ty Cổ
phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần có những lợi thế to lớn về kinh nghiệm,
về đội ngũ ban lãnh đạo và nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nỗ lực… đã giúp công
ty không ngừng phát triển qua từng năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng
tự hào, công ty còn tồn tại những hạn chế đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa để có thể cạnh
tranh với những đối thủ mạnh.

Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp toàn cầu, và trước hết là vượt trội hơn các
tập đoàn giao nhận lớn nhất hiện nay của Việt Nam, công ty cần cố gắng khắc phục
những hạn chế, không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường, làm hài lòng khách hàng
với dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Các
công ty giao nhận tại Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Giao nhận và Vận
chuyển In Do Trần nói riêng đã, đang tận dụng tốt lợi thế của mình nhằm giải quyết
được những khó khăn phải đối mặt, từ đó tạo nên những bước ngoặt phát triển vượt
bậc cả về quy mô lẫn chất lượng.

Bài luận này được viết dựa trên tất cả những nghiên cứu và nhìn nhận của tác giả
trong thời gian thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn của các thầy cô khoa Thương
mại cũng như sự chia sẻ và truyền đạt của các anh chị nhân viên Công ty Cổ phần
Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần. Tuy nhiên vì thời gian thực tập và kinh nghiệm
thực tế còn hạn chế, cũng như những nhận định trong bài mang tính chất cá nhân sau
khi quan sát và tìm hiểu nên sẽ không tránh những thiếu sót cũng như cần xem xét

74
tính khả thi của các giải pháp so với tình tình thực tế của công ty. Do đó, tác giả rất
mong muốn nhận được những góp ý của Ban lãnh đạo cũng như các anh chị nhân
viên Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần và các thầy cô.

Xin trân trọng cảm ơn.

75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách, giáo trình

[1] Fred R. David (2015), Quản Trị Chiến Lược Khái Luận Và Các Tình Huống,
NXB. Kinh tế TP.HCM

[2] GS.TSKH Lê Huy Bá (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Giáo dục

[3] Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ (Sách chuyên khảo), NXB Đại
học kinh tế quốc dân

[4] Michael E. Porter (1998), Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia, [tài liệu dịch],
Người dịch: Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự (2006), NXB Trẻ, TP.HCM

[5] Nguyễn Quang Hùng (2010), Phân tích kinh tế trong doanh nghiệp Kinh
doanh Xuất nhập khẩu, NXB Tài chính, Hà Nội

[6] Phạm Mạnh Hiền. (2012). Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong
ngoại thương. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội

[7] Võ Thanh Thu và Lê Thị Hải Xuân (2010), Kinh tế & Phân tích Hoạt động
Kinh doanh Thương mại, NXB Tổng hợp TP.HCM

[8] Võ Thanh Thu (2011), Kinh tế và Phân tích Hoạt động kinh doanh thương
mại, NXB Tổng hợp TP.HCM

[9] Vũ Cao Đàm (2017), Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, NXB Giáo
Dục

2. Các báo cáo, đề tài nghiên cứu

[1] Báo cáo Logistics 2020

[1] Báo cáo tài chính hằng năm của Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển
In Do Trần từ 2018 đến 2020

[1] Nguyễn Thị Phương (2015). Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận
tải trong dây chuyền logistics. Báo Giao thông vận tải.
[1] Đặng Thị Kiều Diễm. (2010). Vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam.
Tiểu luận, Trường đại học Công nghiệp Tp.HCM.

3. Website

[1] Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam. Khai thác từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&
_page=1&mode=detail&document_id=194428

[2] Fiata Rules For Freight Forwarding Services, mục 2.1. Khai thác từ
www.knportal.com/fileadmin/_public/documents/locations/ap/FIATA_STC.PDF

[3] Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam VN Economy, 2017.
Ngành logistics kỳ vọng đóng góp 10% vào GDP năm 2025. Khai thác từ
http://vneconomy.vn/nganh-logistics-ky-vong-dong-gop-10-vao-gdp-nam-2025-
20171215104820114.htm

[4] Học viện Báo chi & Tuyên truyền. ThS. Nguyễn Văn Bảy: Vai trò của nguồn
nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác từ http://ajc.hcma.vn/Gioi-
thieu-Tap-chi-Ly-luan-Chinh-tri-va-Truyen-thong/ThS-Nguyen-Van-Bay-Vai-tro-
cua-nguon-nhan-luc-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi/19492.ajc

[5] Thành Nguyên (Kinh tế & Tiêu dùng). Nikkei: Việt Nam sẽ nằm trong Top 3
nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc châu Á, nhiều thứ hạng khác thay đổi. Khai thác từ
https://ndh.vn/vi-mo/nikkei-viet-nam-se-nam-trong-top-3-nen-kinh-te-tang-truong-
vuot-bac-chau-a-nhieu-thu-hang-khac-thay-oi-1228408.html

[6] Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016). Những thách
thức từ vấn đề môi trường đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Khai thác
từ http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=18877

[7] VN Economy, 2015. Nhiều tiềm năng cho ngành logistics Việt Nam. Khai
thác từ http://vneconomy.vn/thi-truong/nhieu-tiem-nang-cho-nganh-logistics-viet-
nam-20151016092614543.htm
[8] World Bank Group, Global economic Prospect report, 2021. Khai thác từ
https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2021/08/24/vietnam-s-economy-
is-forecast-to-grow-by-about-4-8-percent-in-2021
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ
VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN

1. Hóa đơn thương mại (Commerical Invoice)

2. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list)

3. Vận đơn đường biển (Bill of lading)

4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)

5. Tờ khai hải quan

You might also like