Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

••••••••o0o•••••••••

ĐÈ TÀI:
MOMO

MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING


NHÓM: BATMAN
LỚP: 221_71MRKT40033_08
GVBM: NGUYỄN HỮU LAN THUỶ

Ngày 22 tháng 11 năm 2022


I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Được thành lập vào tháng 10 năm 2007. Là dịch vụ chính của công ty cổ phần dịch vụ Di
Động Trực Tuyến (M_service).

Với niềm tin dịch vụ tài chính, thanh toán sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và gia tăng thu
nhập cho người dân Việt Nam, công ty đã xây dựng thành công một cơ sở hạ tầng thanh
toán độc đáo và sáng tạo có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Và MoMo là đơn
vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ví điện tử trên di động.

Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, MoMo hoạt
động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt
Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Momo còn cho phép người dùng truy
cập hàng trăm tiện ích khác nhau trên ứng dụng của mình, góp phần đẩy mạnh xu hướng
“không sử dụng tiền mặt”.
1. Mục tiêu
- SMART
+ Specific: Tăng độ nhận diện thương hiệu lên Top of Mind.
+ Measurable: Tăng số người đăng kí mở ví Momo. Tính đến đầu năm tháng 1/ 2022,
Momo đã có hơn 31 triệu người dùng, tăng 11 triệu tài khoản (khoảng 55%) so với thời
điểm tháng 9/2020. Và đến cuối năm tháng 12/ 2023, sẽ tăng đến 50 triệu người dùng.
+ Achievable: hợp tác với các cửa hàng (thanh toán qua mã QR), tặng voucher sử dụng
trong một vài nghành.
+ Time bound: 2 years ( từ 1/2022 đến 12/2023)
+ Compertitor : VNpay, Viettelpay, Shoppepay…
+ Phân khúc khách hàng: học sinh, sinh viên, lao động trẻ
· Độ tuổi: 16t-35t
· Thu nhập: 3tr - 30tr
· Tính cách: Không thích sử dụng tiền mặt, ưu tiên sự nhanh gọn lẹ, thận trọng trong
việc sử dụng tiền.
2. Target Market /Thị trường mục tiêu:
- MOMO có 2 đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức đều hoạt động trên internet:
- Khách hàng cá nhân: là người có sự hiểu biết về công nghệ, thường xuyên sử dụng
điện thoại thông minh để truy cập Internet. Tập trung chủ yếu vào nhóm người như:
học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên và nhóm người kinh doanh.

+ Phân theo nhóm:


 Từ 16 – 24 tuổi: Độ tuổi học sinh, sinh viên.
 Từ 25 – 40 tuổi: Người đã đi làm
+Phân theo thu nhập:
 Từ 18 - 24 tuổi: có thu nhập thấp đến trung bình và đối với những giao dịch
lớn sẽ có tâm lý sợ rủi ro.
 Từ 25 – 40 tuổi: có thu nhập từ trung bình đến cao và ít sợ rủi ro hơn sao với
nhóm từ 18 – 24 tuổi.
 MOMO nhắm đển đối tượng khách hàng trẻ nên từ đó việc tạo ra các chiến
dịch, các game trên điện thoại hay những hoạt động khuyến mãi đánh vào tâm
lý người dùng là rất quan trọng để giữ chân khách hàng và kích thích tiêu dùng
mới.

- Khách hàng tổ chức: bao gồm các đại lý, các điểm giao dịch,…. Cũng là trung gian
liên kết giữa MOMO với khách hàng cá nhân. Cụ thể là những doanh nghiệp vì
thu nhập chủ yếu của MOMO là từ đối tác kinh doanh (hiện nay, MOMO là đối
tác cung cấp dịch vụ thu hộ, chi hộ cho hơn 100 đối tác là các doanh nghiệp lớn
trên thế giới trên các lĩnh vực như: điện lực, viễn thông, truyền hình, tài chính, di
động,...). → khách hàng tổ chức ít quan tâm đến các hoạt động khuyến mãi, các
chương trình ưu đãi mà chú trọng vào các chính sách chiết khấu mà họ nhận được
như: tiền hoa hồng,...

Mong muốn của MOMO là có 50 triệu người dùng trong 2023. Vì thế, nhóm quyết định
Mang ví điện tử MOMO đến và hướng tới những người lớn tuổi ở những nơi vùng sâu
vùng xa.

Chân dung khách hàng

1. Họ và tên: Huỳnh Hà Thu Hằng , sinh năm 1989


2. Giới tính : Nữ
3. Vị trí/ chức vụ : Nhân viên văn phòng
4. Thu nhập: 20.000.000VNĐ/ tháng
5. Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình
6. Con cái: 2
7. Địa chỉ: Thành phố Buôn Ma Thuột
8. Một ngày điển hình: 5h thức dậy, chuẩn bị cho gia đình, tới văn phòng làm việc từ
7h-17h. Buổi tối nấu ăn ở nhà.
9. Thói quen sử dụng mạng xã hội: Chủ yếu sử dụng facebook và tiktok để giải trí,
online tầm 2-3 tiếng mỗi ngày vào buổi trưa và tối.
10. Nhu cầu: Cần thanh toán nhanh các hóa đơn như điện, nước,mua sắm,...để tiết kiệm
thời gian làm công việc khác. Ít sử dụng bóp, ví vì hay để quên.
11. Hành vi mua sắm: Luôn tìm hiểu thông tin trước khi quyết định mua hàng, thích sản
phẩm có bao bì, thiết kế đẹp vì con nhỏ thích, thường mua hàng trên các app như
shopee,lazada,….
12. Rào cản : nhiều lúc ra ngoài không đem tiền mặt ví dụ như đi chợ thì không thể nào
thanh toán online
13. Khát vọng : phấn đấu để được tăng lương thăng chức mua xe mua nhà lớn hơn nữa

3. Product/Service/Organization:Sản phẩm / Dịch vụ/ Tổ chức


Ví điện tử MoMo, với Logo chính thức của MoMo là sự kết hợp của icon , wordmark
(Mobile Money) và background (hình vuông được bo góc hoặc hình tròn). Với độ nhận
diện app bằng màu tím đậm làm nổi bật sự uy tín. Chúng ta có thể thấy các lợi ích cũng
như là tính năng của app sau đây:
- Lợi ích:
+ Thường xuyên được tặng quà và nhận được nhiều chương trình khuyến mãi.
Nếu bạn thường xuyên sử ứng dụng này bạn càng có cơ hội nhận được các loại
voucher giảm giá, các loại thẻ để nạp điện thoại, thanh toán hóa đơn,… miễn phí.
+ MOMO được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và quản lý hoạt động và là đối
tác lớn của rất nhiều ngân hàng hàng đầu Việt Nam nên bạn hoàn toàn yên tâm về
tính an toàn của MoMo. Tiền trong ví MoMo cũng luôn đảm bảo được an toàn và
được bảo chứng bởi ngân hàng Vietcombank. Ngoài ra, ứng dụng còn đạt chuẩn
bảo mật quốc tế với hệ thống bảo mật nhiều tầng khi đăng nhập và thanh toán các
dịch vụ bằng các cách như: sử dụng mã xác thực OTP, xác thực vân tay/khuôn
mặt. MoMo sẽ tự động khóa ứng dụng và tự động ngăn chặn giao dịch nếu phát
hiện có dấu hiệu gian lận.

- Tính năng:
+ Thanh toán hoá đơn, dịch vụ, hàng hoá
 Dễ dàng thanh toán các loại hóa đơn tiền điện, tiền nước, internet, truyền
hình cáp, bảo hiểm, thanh toán vé máy bay…
 Thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng dịch vụ, siêu thị.
 Thanh toán các khoản vay trả góp tại các công ty tài chính như Fe Credit,
HD Saison, Home Credit…
 Tự động nhắc nhở bạn thanh toán hóa đơn mỗi khi tới kỳ thanh toán.
- Nạp tiền điện thoại dễ dàng
+ Ví Momo cho phép nạp tiền điện thoại của tất cả các nhà mạng một cách nhanh
chóng, dễ dàng.
+ Được chiết khấu 5% khi mua mã thẻ điện thoại hoặc nạp thẻ trực tiếp từ ví
Momo.

4. Positioning: Định vị
- Momo thuộc Cấp độ 2 ( Recognition ): Momo là một ứng dụng dịch vụ trả phí,
thanh toán qua app mà không cần phải dùng tiền mặt. Ngoài ra, còn có 1 số app có
thể thanh toán qua app như là VN Pay, Zalo Pay,... Mặc dù có 1 số app thanh toán
ra đời trước Momo, nhưng khi nhắc đến app thanh toán bằng dịch vụ thì số đông
mọi người sẽ nhớ tới Momo nhưng không phải là tất cả. Dù không phải là 1 app có
sẵn trong tâm trí người sử dụng, nhưng chắc rằng họ cũng đã từng nghe tới app
Momo. Điều này cho thấy, Momo chưa phải là 1 app Top of mind, nhưng độ nhận
diện và biết đến Momo cũng không là quá ít. MoMo định vị mình là một ứng dụng
giúp khách hàng chuyển tiền nhanh, miễn phí, an toàn và không cần liên kết tài
khoản ngân hàng.
 Trong 5 năm tiếp theo, MOMO sẽ phát triển, mở rộng thêm nhiều dịch vụ, làm
tăng độ nhận diện dịch vụ MOMO, khi nhu cầu của khách hàng muốn giao
dịch thì nghĩ đến MOMO là ứng dụng đầu tiên trong đầu của họ.

5. Pricing:Giá
- Competion prices ( Giá của đối thủ )
Các app dịch vụ thanh toán qua app hiện nay đa phần miễn phí khi nạp/ chuyển tiền/
thanh toán ( VN Pay, Zalo Pay,...)
- Perception of value you want to communicate to customer ( Giá trị cho khách
hàng )
+ Lợi ích cá nhân: dễ dàng thanh toán ở mọi nơi mà không cần phải mang tiền
mặt quá nhiều, tránh được vấn đề bị mất hoặc rớt tiền.
+ Lợi ích của app:
 Tương tác, chăm sóc khách hàng sau mỗi lần giao dịch ( email, điện thoại, …)
 Giúp khách hàng dễ dàng giao dịch các dịch vụ ( giải trí, du lịch, ăn uống, mua
sắm, mua vé máy bay, vé xim phim,... )
 Có thể an toàn thanh toán và chuyển tiền trên di động mọi lúc, mọi nơi vô
cùng tiện lợi
- Cost of production ( Chi phí của sản phẩm )
+ Chi phí cố định: chi phí thiết kế app, chi phí nhân viên, HR,...
+ Chi phí biến đổi: chi phí quảng cáo trên các đường lớn hoặc trung tâm hay mời các
KOLs nổi tiếng, chi phí marketing, chi phí cho các dịch vụ khách hàng,...
- Profit margins ( Lợi nhuận biên )
+ Doanh thu từ các nhãn hàng, app, dịch vụ liên kết và có mặt trên Momo để phục
vụ nhu cầu của người dùng.
 Thanh toán liên kết: CGV, Beamin, Lazada, Shopee, Sendo, Tiki...
 Du lịch: đặt khách sạn, vé máy bay, tàu hỏa,..
 Ngoài ra còn các dịch vụ khác như là: thanh toán hóa đơn, tiện ích viênc thông
( nạp tiền, mua sim,... )
Chi phí cảm nhận
Giá trị cảm nhận của khách hàng

6. Distribution: Phân phối

- Hiện nay MOMO hướng tới cả hai đối tượn khách hàng là người tiên dùng (B2C)
và khách hàng doanh nghiệp (B2B), nên giá cho cả hai nhóm thị trường này là
khác nhau. Vì một số lí do mà chiết khấu đối với các đối tác kinh doanh (B2B),
doanh nghiệp này không công bố.
- Ví điện tử MOMO chọn cấu trúc kênh phân phối theo chiều ngang, liên kết với
nhiều doanh nghiệp như ngân hàng, công ty điện lực, nước, Internet, các siêu thị,
rạp chiếu phim, ....
+ MOMO là kênh phân phối trực tiếp sẽ nhận được phản hồi trực tiếp từ khách
hàng của mình.
+ MOMO phân phối qua app MOMO và kênh Website chính của MOMO
 Qua app : MOMO cung cấp các dịch vụ cho khácha hàng như mua nước
Highland, đặt vé xe, vé máy bay, MOMO còn có ví trả sau(vay tiền với lãi
suất 0đ) và ví thần tài( tiết kiệm có lãi suất) ,…
 Qua web site : MOMO cung cấp thông tin chính chủ cho khác hàng. Các
sự kiện của MOMO cũng sẽ được đăng tải trên đây. Bạn có thể tìm hiểu tất
tần tật về MOMO nếu mới bắt đầu sử dụng loại ví này.

7. Communication:Chiêu thị

- MOMO sử dụng quảng cáo trên Internet là chủ yếu. Ngoài ra còn có các posters
quảng cáo đặt trên xe bus, billboards. Hầu hết các hoạt động quảng cáo của
MOMO được thực hiện trên môi trường số hóa:
+ Quảng cáo trên các trang phim: phimmoi.net, hdonline.vn, phimnathu.com.
+ Quảng cáo ngoài trời: các biểu ngữ quảng cáo video hay gif trên các màn hình ở
siêu thị hay thang máy.
+ PR (Puclic Relation) : KOLs đại diện cho MOMO là Trấn thành, Hari Won – là
cặp đôi vợ chồng Mc quốc dân có tầm ảnh hưởng đến giới trẻ với lượng fans đông
đảo, hùng hậu và cùng một số diễn viên nổi tiếng khác
+ Các bài viết về ứng dụng MOMO và chương trình của MOMO cũng được kịp
thời đăng tải trên các trang báo điện tử: VN express, News.zing.vn, Tinmoi.vn,
Tuoitre.vn, dantri.com,...
- Khuyến mãi:
+ MOMO thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi tặng quà hay tặng
các thẻ quà tặng trị giá bằng tiền mặt để giữ chân khách hàng.
+ Chào hàng cá nhân :Hoạt động chào hàng được diễn ra tại các siêu thị, trung tâm
thương mại lớn như Lotte Mart, Co.op Mart, ... Các nhân viên của MOMO đã giới
thiệu và hướng dẫn người dùng cài đặt và sử dụng App MOMO ngay tại chỗ.
- Marketig trực tiếp:
+ Khách hàng chủ yếu tương tác với MOMO thông qua ứng dụng MOMO ví điện
tử. Marketing trực tiếp của MOMO thể hiện tính cá nhân hóa cao, tập trung vào
từng đối tượng khách hàng riêng.
+ Thường xuyên gửi các Test Messenger cho khách hàng, thông qua App MOMO.
App được đăng nhập theo từng tài khoản khách hàng, tăng độ tương tác. Thường
xuyên gửi mail cho khách hàng tiềm năng.
+ Sử dụng nhiều công cụ Online Advertising để tiếp cận từng cá nhân khách hàng.

9. Phụ lục

A. Storyboard
B. Nhân tố môi trường:
- Phân theo môi trường địa lý: MOMO có gần 4000 cửa hàng trải dài trên các tỉnh,
thành phố. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu vẫn ở các khu vực thành thị, các khu
vực phát triển, các thành phố lớn, năng động như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP.
Đà Nẵng, TP. Cần Thơ,... Ở khu vực nông thôn, với tỷ lệ người dân sử dụng tài
khoản ngân hàng không nhiều nên hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn
hạn chế, đây chính là rào cản thách thức lớn cho sự phát triển của MOMO.
- Phân theo môi trường kinh tế, xã hội: Khách hàng ở những khu vực nông thôn,
vùng sâu vùng xa, những khu vực xa ngân hàng hay không có tài khoản ngân
hàng, hoặc không sử dụng ví điện tử, cửa hàng MOMO sẵn sàng cung cấp các dịch
vụ chuyển tiền, nhận tiền bằng số điện thoại, hay nạp rút tiền như một ngân hàng
chỉ cần có tài khoản MOMO làm cho việc thanh toán trở nên đơn giản, dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, lượng người sử dụng MOMO ở những khu vực này rất ít vì phần
lớn họ mua bán bằng tiền mặt là hình thức phổ biến.
 Sử dụng KOL để làm những video hấp dẫn, vui nhộn, thu hút khách hàng làm
cho khách hàng mới biết đến chiến dịch cũng là một giải pháp của các cửa
hàng MOMO.

Ngoài ra, còn có những cách phân nhóm đối tượng khách hàng cá nhân như: theo lợi ích
tìm kiếm; theo cách sử dụng; theo nhận thức và ý định và theo hành vi của khách hàng;...

C. Phân tích SWOT:

a. Điểm mạnh ( Strength)


- Với vị trí dẫn đầu, Momo chiếm 68% trong thị trường thanh toán trên điện thoại.
Ví Momo đã tạo một khoảng cách lớn với các đối thủ theo sau.
- Ví Momo có mạng lưới rộng lớn với hơn 12.000 đối tác thanh toán, 100.000
điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc và liên kết trực tiếp 23 Ngân hàng lớn
tại Việt Nam cùng 43 Ngân hàng nội địa (qua cổng Napas) và Thẻ quốc tế…
- Nguồn lực tài chính của Momo được coi là khá dồi dào. Momo đã tham gia
được 4 vòng gọi vốn, tổng cộng đã huy động được 233,8 triệu đô la.
- Ví Momo đã đạt Chứng chỉ Bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data
Security Standard) cấp độ cao nhất dành cho Nhà Cung Cấp Dịch vụ.
- Có vô số chương trình khuyến mãi diễn ra liên tục nhằm thu hút khách hàng mới, giữ
chân khách hàng cũ.

b. Điểm yếu (Weaknesses)

Tuy mạng lưới cửa hàng của MOMO có gần 4000 cửa hàng trải dài trên
các tỉnh, thành phố nhưng chưa bao phủ toàn quốc.Chưa tiếp cận phổ biến
đối với nhóm khách hàng ở khu vực vùng sâu cùng xa, vùng núi,…
- Nạp/chuyển tiền qua các ngân hàng chưa liên kết với Momo đều bị mất
phí khá cao (khoảng 10%).
- Nếu người dùng đã có tài khoản Internet Banking thì hiếm khi sử dụng
ứng dụng Ví điện tử Momo trừ khi họ muốn tận dụng các chương trình
khuyến mãi mà MOMO mang lại.
c. Cơ hội (Opportunities)

Số người sử dụng điện thoại thông minh, tăng trưởng thuê bao 4G vào hàng top
khu vực và mục tiêu giảm tiền mặt của Chính phủ là những điểm tựa vững chắc
cho sự phát triển bùng nổ của ví điện tử tại Việt Nam.
MOMO còn mở rộng dịch vụ ra thêm nhiều lĩnh vực mới, nhiều tên tuổi lớn và các
đế chế thương mại điện tử đều đã trở thành đối tác của M.
Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của
người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ.
Tại Việt Nam, Chính phủ đặt ra mục tiêu, cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên
tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp nhất hơn 10% và 8% vào năm 2025.

d. Thách thức (Threats)

Vấn đề rủi ro gian lận trong thanh toán ví điện tử, đây là một thách thức lớn đối
với sự phát triển của ví điện tử trong thời gian tới.
Hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ và chính thức đối với hình thức thanh
toán qua ví điện tử.
MOMO chưa có thẻ để rút tiền ở các cây ATM.
C. Đối thủ cạnh tranh: VNPAY
Ví điện tử VNPAY là sản phẩm do VNPAY - Công ty Fintech uy tín hàng đầu
Việt Nam phát triển, được tích hợp đa tiện ích để đáp ứng nhu cầu thanh toán các
dịch vụ hàng ngày của bạn một cách nhanh chóng, tiện lợi và an toàn:
- Nạp tiền từ Tài khoản/Thẻ Ngân hàng liên kết.
- Rút tiền về Tài khoản/Thẻ Ngân hàng liên kết.
- Thanh toán mã VNPAY-QR, mã QR của tôi.
-………………
Điểm mạnh chính so với MoMo:
- 10/2015 VNPAY đã được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động trung gian
thanh toán (số 15/GP-NHNN).

- VNPAY có lãi trước thuế lần lượt là 125 tỷ và 194 tỷ đồng trước khi giảm mạnh xuống
còn 45 tỷ đồng năm 2019 do chi phí bán hàng tăng rất mạnh. Ngược lại, hầu hết các
ứng dụng thanh toán khác như Ví điện tử MOMO, Moca hay ZaloPay đều đang lỗ rất
lớn.

Hiện tại VNPAY miễn phí tất cả các giao dịch rút tiền từ ví về tài khoản ngân hàng. Bạn
sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào khi rút tiền (chỉ áp dụng với các ngân hàng có liên kết
với VNPAY). Trong khi đó, MOMO sẽ miễn phí 10 giao dịch đầu, từ giao dịch thứ 11 sẽ
tính phí 0.5% * số tiền giao dịch.
Điểm yếu chính so với MoMo
- Số lượng người dùng mạng xã hội tham gia thảo luận (Audience Scale) của MoMo
vượt trội hơn cả với 34.3% người dùng, gần đối đôi VNPAY với 19,1% người dùng thảo
luận về thương hiệu.
- Số lượng người dùng của của VNPAY thấp hơn MOMO. Theo thống kê gần đây nhất
MOMO có hơn 31 triệu người trong khi VNPAY đang sở hữu gần 25 triệu người dùng
tính đến thời điểm hiện tại.
- Hạn mức rút tối thiểu/giao dịch cao hơn và hạn mức tối đa/giao dịch thấp hơn
MoMo. Cụ thể, với MOMO hạn mức rút tối thiểu chỉ là 50.000đ và giao dịch tối đa
trong ngày tận 50 triệu/ngày. Trong khi đó VNPAY hạn mức rút tối thiểu lên đến
100.000đ và giao dịch tối đa chỉ vỏn vẹn 5 triệu/ngày.

Ma trận SPACE
ES
FS - Áp lực cạnh tranh với các ví điện tử khác. (-3)
- Vốn: 2 tỷ USD. (+5) - Chế độ chính trị ổn định, pháp luật thông (-2)
- Doanh thu sau thuế năm 2021 (+4) thoáng.
đạt 2,003 tỉ đồng. - Sự phát triển của công nghệ 4.0. (-1)
- Tỷ gía VNĐ/USD ổn định, dễ gọi vốn. (-2)
TB: +3 TB: -2
IS
CA (VNPAY) - Tiềm năng lợi nhuận lớn. (+5)
- Thị phần: chiếm 53%, MOMO vượt - Đối đầu với nhiều ví điện tử mới. (+3)
qua VNPAY đứng đầu Fintech (-3)
( CN tài chính).
- Lượng khách sử dụng trung thành. (-3) TB: +4
TB: -2

FS
3

CA IS
-2 4

-2
MOMO là doanh nghiệp mạnh về
tài chính, đạt được nhiều lợi thế trên
thị trường cạnh tranh.
X=(IS+CA)/2=1
Y=(FS+ES)/2=0,5 ES
E. 5 cấp độ sản phẩm

nâng cấp giao diện, nhận diện sở thích


người dùng bằng thuật toán, bảo mật
thông tin khách hàng an toàn, hướng
đến phát hành làm thẻ rút nạp tiền ở các
cây ATM.

liên kết với những dịch vụ ăn uống,


mua sắm giải trí, đặt vé, đưa ra
chương trình giảm giá khuyến mãi,
nhiều voucher khuyến mãi khi thanh
toán, trải nghiệm tốt, nhiều ưu đãi
hợp lí.

giao dịch nhanh chóng,


tiết kiệm thời gian, bảo
mật.

chuyển tiền, nạp


tiền, thanh toán,…

giải quyết nhu


cầu thanh toán
nhanh mà không
cần sử dụng tiền
mặt

You might also like