Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

GVHD: Lương Minh Lan.

Lớp: 221_71ACCT30023_13.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Đánh Giá Mức Độ


STT Họ và tên MSSV
Hoàn Thành
1 Trần Minh Thư 2173401151079 100
2 Nguyễn Thị Thùy Dung 2173401150923 100
3 Trịnh Thiện Ân 2173401151210 100
4 Hồ Tiến Đạt 2173401151242 100
5 Nguyễn Đình Nam 2173401151574 100

4
MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN...............................................................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................6
1. Khái niệm chính sách tiền tệ.....................................................................................................6
2. Các loại chính sách tiền tệ.........................................................................................................6
2.1. Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?......................................................................................7
2.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?........................................................................................7
CHƯƠNG 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.....................................................8
1. Tăng trưởng kính tế..................................................................................................................8
2. Giảm tỷ lệ thất nghiệp...............................................................................................................8
3. Ổn định giá cả thị trường..........................................................................................................8
4. Kiểm soát lạm phát....................................................................................................................8
CHƯƠNG 3: CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ..................................................................9
1. Tỷ giá đối hoái...........................................................................................................................9
2. Lãi suất chiết khấu....................................................................................................................9
3. Hạn mức tín dụng....................................................................................................................10
4. Nghiệp vụ thị trường mở.........................................................................................................10
5. Tái cấp vốn...............................................................................................................................10
CHƯƠNG 4:........................................................................................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................15

5
LỜI MỞ ĐẦU

Gắn liền với công cuộc đổi mới & mở cửa của nước ta, có nhiều yêu cầu cần giải quyết
cùng lúc như: vừa ổn định kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu, quan hệ với quốc
tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhu cầu mở rộng lượng tiền cung ứng ngày càng lớn
dẫn đến sự xác lập quan hệ cung - cầu mới về tiền. Cụ thể hơn là sự phát triển đang dần
mạnh mẽ hơn của thị trường liên ngân hàng Việt Nam đã và đang trên con đường hoàn
thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Thông qua các
hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã
thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho cân đối với
tình hình thị trường đang “bất ổn” như thời gian hiện tại. Qua quá trình học tập bộ môn
Tài chính & tiền tệ, nhóm chúng em xin được trình bày một tiểu luận với đề tài “Chính
sách tiền tệ ở Việt Nam và những vấn đề liên quan” để đúc kết những kiến thức đã
được truyền tải trên lớp cùng với một khoảng thời gian nghiên cứu và vận dụng.

6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Khái niệm chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ là các định hướng, quyết định và hành động của ngân hàng trung
ương để kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất
định về kiểm soát lạm phát, ổn định tài chính, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế
được đặt ra trong từng thời kỳ

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại
hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu
của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Vì chính
sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu
và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.

Những hành động của Hệ thống Dự trữ Liên bang, ảnh hưởng đến chi phí và khả năng
tín dụng, với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, toàn dụng lao động, ổn định giá cả
và cân bằng thương mại với các quốc gia khác. Thông qua các quyết định về chính
sách tiền tệ, Fed cố gắng điều tiết cả lãi suất và cung tiền quốc gia. Chính sách tiền tệ
được thực hiện bởi ủy ban Dự trữ Liên bang và Ủy ban thị trường mở Liên Bang, ủy
ban gổm 12 thành viên (bao gồm cả bảy thống đốc của ủy ban Dự trữ Liên bang), điều
hành việc mua bán chứng khoán chính phủ tại thị trường mở cho 12 Ngân hàng Dự trữ
Liên bang. Chủ tịch ủy ban Dự trữ Liên bang xuất hiện trước các ủy ban Quốc hội hai
lần mỗi năm, vào tháng Hai và tháng Bảy, để báo cáo những mục tiêu trong chính sách
tiền tệ của

Dự trữ Liên bang, theo yêu cầu của Đạo luật Humphrey- Hawkins 1978. Những mục
tiêu này được giám sát chặt chẽ đối với các chỉ báo về sự thay đổi trong chính sách tiền
tệ.

7
2. Các loại chính sách tiền tệ.

Có 2 loại chính sách tiền tệ gồm:

- Chính sách tiền tệ mở rộng.


- Chính sách tiền tệ thu hẹp.
2.1. Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?

Chính sách tiền tệ mở rộng hay chính sách nới lỏng tiền tệ là việc Ngân hàng Nhà nước
tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nhiều hơn bình thường. Để làm điều này, Ngân
hàng Nhà nước sẽ thực hiện 1 hoặc kết hợp 2 trong 3 cách gồm hạ lãi suất chiết khấu,
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng mua vào trên thị trường chứng khoán. Lúc này lãi suất
giảm, các doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn để phát triển kinh doanh, người dân cũng
tiêu dùng nhiều hơn làm cho tổng cầu tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người
dân. Từ đó, quy mô nền kinh tế mở rộng, thu nhập của người lao động tăng, thất nghiệp
giảm. Chính vì thế, chính sách này thường được sử dụng khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao.

2.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?

Chính sách tiền tệ thu hẹp hay chính sách tiền tệ thắt chặt là việc Ngân hàng Nhà nước
giảm mức cung tiền cho nền kinh tế. Việc này được thực hiện thông qua các hành động
như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bán chứng khoán ra thị trường.
Khi đó, lãi suất tăng cao, cá nhân và tổ chức dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư,
làm cho tổng cầu giảm khiến mức giá chung cũng giảm xuống. Chính sách này được sử
dụng trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, lạm phát tăng cao.

8
CHƯƠNG 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.

Các loại chính sách tiền tệ đều hướng đến việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc
làm cho người dân, kiểm soát lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế bền vững.

1. Tăng trưởng kính tế.

Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế. Dựa vào sự điều
chỉnh khối lượng cung tiền cho nền kinh tế, chính sách này tác động đến lãi suất và
tổng cầu. Từ đó giúp gia tăng đầu tư, tăng sản lượng chung, đây là dấu hiệu cho thấy sự
tăng trưởng kinh tế.

2. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Chính sách tiền tệ tác động tăng cung tiền giúp mở rộng quy mô nền kinh tế, các doanh
nghiệp tăng cường sản xuất sẽ cần nhiều nhân công hơn, từ đó tạo ra nhiều việc làm
cho người dân, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, việc tăng cung tiền đi kèm với chấp
nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.

3. Ổn định giá cả thị trường.

Việc ổn định giá trong kinh tế vĩ mô sẽ loại bỏ được biến động giá giúp Nhà nước
hoạch định hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế. Giá cả ổn định sẽ tạo ra môi
trường đầu tư ổn định, an toàn, việc này hấp dẫn các nhà đầu tư giúp thu hút thêm
nguồn vốn vào nền kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng và phát triển.

4. Kiểm soát lạm phát

Lạm phát hiểu đơn giản là mức giá hàng hóa chung tăng cao và đồng tiền giảm giá trị.
Việc này gây khó khăn cho việc trao đổi hàng hóa trong nước và trao đổi hàng hóa với
quốc tế. Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để bình ổn giá cả hàng hóa và
giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát.

9
CHƯƠNG 3: CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.

1. Tỷ giá đối hoái.

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, nó tác động tới xuất
nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ. Về bản chất, đây không phải công cụ của
chính sách tiền tệ vì nó không tác động làm thay đổi lượng cung tiền. Tuy nhiên, nó là
công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái được Ngân hàng Nhà nước thực hiện khi muốn điều chỉnh
lượng cung tiền bằng ngoại tệ của nền kinh tế:

- Để tăng cung tiền bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh giảm tỷ giá
hối đoái bằng cách mua vào giấy tờ có giá của các Ngân hàng Thương mại trên
thị trường mở bằng ngoại tệ.
- Để giảm cung tiền bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá
hối đoái bằng cách bán giấy tờ có giá cho các Ngân hàng Thương mại và thu về
ngoại tệ.
2. Lãi suất chiết khấu.

Là lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng thương mại vay đối với các
khoản vay đáp ứng nhu cầu tiền mặt bất thường. Điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lượng
tiền cơ sở thay đổi, cung tiền cũng thay đổi theo.

Các Ngân hàng thương mại phải dự trữ lượng tiền mặt nhất định để đáp ứng nhu cầu
rút tiền mặt bất thường của khách hàng. Nếu khoản dự trữ này không đủ, Ngân hàng
thương mại sẽ vay Ngân hàng Nhà nước với lãi suất chiết khấu.

10
Nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất chiết khấu tăng, Ngân hàng thương mại
sẽ phải dè chừng khoản vay này, chủ động dự trữ nhiều hơn, từ đó cung tiền trong nền
kinh tế giảm. Ngược lại, nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất chiết khấu,
các Ngân hàng thương mại vay nhiều hơn, cung tiền tăng lên.

3. Hạn mức tín dụng.

Đây là mức dư nợ tối đa Ngân hàng Nhà nước quy định mà các Ngân hàng thương mại
phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn
mức tín dụng tăng, cung tiền tăng; điều chỉnh hạn mức tín dụng giảm, cung tiền giảm.

4. Nghiệp vụ thị trường mở.

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán các loại chứng
khoán trên thị trường mở. Việc này tác động đến lượng dự trữ của các Ngân hàng
thương mại, ảnh hưởng đến việc cung ứng tín dụng của họ ra thị trường, từ đó điều
chỉnh lượng cung tiền.

Nếu Ngân hàng Nhà nước mua chứng khoán trên thị trường mở, các Ngân hàng
thương mại có thêm khoản tiền dự trữ, lượng cung tiền cho nền kinh tế tăng. Ngược
lại, nếu Ngân hàng Nhà nước bán chứng khoán, lượng cung tiền sẽ giảm. Đây chính là
mục tiêu của chính sách tiền tệ.

5. Tái cấp vốn.

Là việc Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại thông qua
việc mua bán giấy tờ có giá, từ đó cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh
toán cho Ngân hàng thương mại. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lượng tiền
cung ứng cho nền kinh tế.

11
CHƯƠNG 4:

Trong giai đoạn từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 2022 NHTW đã sử dụng chính
sách tiền tệ nào? Tại sao?

Trong thời gian qua, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do ảnh
hưởng của dịch Covid-19, ngành Ngân hàng đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay và là
một trong những ngân hàng trung ương có mức giảm lãi suất điều hành nhiều nhất
trong khu vực, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện các chính sách cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ và các chính sách an sinh xã hội khác.

Bước sang năm 2022, những tháng đầu năm, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều
hành trong điều kiện lãi suất thế giới tăng, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD
tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho
vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Trước những tác động của tình hình thế giới và các chính sách tài chính tiền tệ của các
nước đến nền kinh tế nước ta và tình hình nội tại của nền kinh tế trong nước, để thực
hiện các mục tiêu đặt ra của chính sách tiền tệ, NHNN đã quyết định điều chỉnh các
mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 9 năm 2022. Trong đó, NHNN đã tăng 1%
các mức lãi suất điều hành và nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt
Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD (áp dụng với các kỳ hạn ngắn dưới 6
tháng).

Trong điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6-
6,5% và lạm phát khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, NHNN định hướng tăng
trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình
thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp,
nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát
lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

12
Theo bà Hà Thu Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tín dụng
được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi
ro lạm phát; NHNN đã chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng
tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của
Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đến ngày
16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng
17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh
vực ưu tiên. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà
phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng thông tin thêm: Đối với chính sách miễn, giảm
lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ, đến cuối tháng 6/2022 (thời điểm kết thúc chính sách),
lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là 722.334 tỷ
đồng với hơn 1 triệu khách hàng, dư nợ cuối tháng 7/2022 còn 157.746 tỷ đồng; lũy
kế giá trị nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 92.425 tỷ đồng với gần 562
nghìn khách hàng, dư nợ cuối tháng 7/2022 còn 16.465 tỷ đồng; Về chính sách hỗ trợ
2% lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:
doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt hơn 10.700 tỷ đối với gần hơn 580 khách
hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 9.820 tỷ đồng.

Ngày 10.10, thông qua thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường hơn
21.679 tỉ đồng. Trong đó, 15 thành viên đã nhận gần 15.000 tỉ đồng, kỳ hạn 14 ngày
với lãi suất 5,5%/năm; 11 thành viên nhận hơn 6.679 tỉ đồng, kỳ hạn 28 ngày, lãi suất
5%/năm. Đây là ngày NHNN bơm tiền ra nhiều nhất kể từ đầu tháng 10 đến nay.

Nhìn chung, trong vòng 3 tháng qua Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách mở
rộng tiền tệ. Tuy nhiên Ngân hàng nhà nước lại tăng mức lãi suất trần cho các ngân
hàng thương mại. Cụ thể:Trước các đợt tăng lãi suất liên tục của hơn 90 ngân hàng
trung ương trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định tăng các

13
mức lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, trên cơ sở bám sát nghị quyết của Quốc hội,
chỉ đạo của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo các
cân đối lớn của nền kinh tế.

Cụ thể, các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh
toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đồng loạt điều chỉnh 1
điểm %.

Với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất tăng thêm 0,5 điểm %
lên 1%/năm. Mức tối đa với tiền gửi dưới 6 tháng là 6%/năm. Mức tối đa cho vay
ngắn hạn bằng đồng VND với một số lĩnh vực của các ngân hàng là 5,5%/năm

Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước lại bơm mạnh tiền ra ngoài đồng thời lại tăng lãi suất
cho vay?

Tháng 10 vừa qua thị trường tiền tệ đón nhận “biến cố” bất lợi từ biến động thanh
khoản liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Khiến cho người gửi tiền của
ngân hàng này đồng loạt rút tiền, việc này làm cho ngân hàng mất tính thanh khoản
khi không đủ lượng tiền đáp ứng nhu cầu rút của khách hàng. Chính vì thể Ngân hàng
Nhà nước đã phải bơm tiền ra ngoài giúp cho SCB có đủ lượng tiền cung ứng, hỗ trợ
tính thanh khoản. Đồng thời đó việc tăng lãi suất trần là công cụ khuyến khích người
dân gửi tiền, lúc này giảm tổng cầu, giảm áp lực giá cả, lạm phát sau đó); lường đón
các đợt tăng lãi suất tiếp theo của FED và giảm áp lực tỷ giá vì khi lãi suất đồng nội tệ
tăng, chính là tăng hấp dẫn của đồng nội tệ, thu hẹp chênh lệch lãi suất USD - VND,
qua đó, giảm áp lực tỷ giá.

14
KẾT LUẬN

Tổng kết đề tài, chúng ta đã nhận biết được vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng của
cstt đối với nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Chính
sách tiền tệ đang là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước, nó tác động trực
tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính
sách kinh tế vĩ mô khác như: chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh
tế đối ngoại.

Kết quả thực tiễn cho thấy, chính sách tiền tệ mà chính phủ nước ta đã và đang đề ra là
tương đối phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Năm 2022, được đánh giá là năm thành
công về điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước trong bối cảnh thị trường đang có
nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng từ lạm phát, xung đột chính trị,... Tuy nhiên
NHNN đã rất thành công trong kiểm soát lạm phát, thay đổi tích cực về tín dụng và lãi
suất, chính sách điều hành tỷ giá hợp lý. Hoạch định một chính sách tiền tệ đòi hỏi cả
một quá trình, sự linh hoạt và sự thống nhất trong cách áp dụng trên thực tiễn trước
bối cảnh kinh tế quốc tế và Việt Nam hiện nay. Bằng sự kế thừa những thành tựu
trong quá khứ và sự nỗ lực cải tiến chính sách tiền tệ trong hiện tại, chắc chắn chính
sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng
một đất nước Việt Nam giàu mạnh đưa nền kinh tế Việt Nam vươn xa, ngang bằng với
những nền kinh tế phát triển của thế giới.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://kinhtedothi.vn/tang-lai-suat-vi-sao-va-ung-pho-the-nao.html#:~:text=Ba
%20m%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20ch%C3%ADnh%20c
%E1%BB%A7a,thu%20h%E1%BA%B9p%20ch%C3%AAnh%20l%E1%BB
%87ch%20l%C3%A3i
https://vtv.vn/kinh-te/tang-lai-suat-giup-giu-gia-tri-dong-tien-kiem-soat-lam-phat-
20221029105310165.htm#:~:text=Ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20Nh
%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20t
%C4%83ng%20l%C3%A3i%20su%E1%BA%A5t%20%C4%91i%E1%BB%81u
%20h%C3%A0nh&text=V%E1%BB%9Bi%20ti%E1%BB%81n%20g%E1%BB
%ADi%20kh%C3%B4ng%20k%E1%BB%B3,l%C3%A0%205%2C5%25%2Fn
%C4%83m.
https://tuoitre.vn/vu-ba-duong-thi-bach-diep-sacombank-mat-trang-tai-san-the-
chap-185-hai-ba-trung-20221006162956657.htm
https://vneconomy.vn/ngan-hang-nha-nuoc-tiep-tuc-day-manh-bom-tien.htm

16

You might also like