Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

THÔNG TIN HỌC SINH

ÔN TẬP TỔNG HỢP


Họ và tên ____________________
Khối: 8 Lớp ____________

ĐỀ 01
THAN THÂN
Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi,
Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng tôi.
Mấy khoa hương thí không đâu cả,
Ba luống vườn hoang bán sạch rồi.
Gạo cứ lệ ăn đong bữa một,
Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.
Bắc thang lên hỏi ông trời nhẽ:
Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi?
-Trần Tế Xương, Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội-

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.
A. Biểu cảm. B. Tự sự.
C. Miêu tả. D. Nghị luận.
Câu 2. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú. D. Song thất lục bát.
Câu 3. Xét theo cách phân chia bố cục, hai câu thơ: “Kể đã ba mươi mấy tuổi rồi/Tôi ngồi tôi nghĩ cái thằng
tôi.” được gọi là:
A. Hai câu đề. B. Hai câu thực.
C. Hai câu luận. D. Hai câu kết.
Câu 4. Trong các từ sau, đâu là từ Hán – Việt?
A. Ông trời. B. Vườn hoang.
C. Trêu ghẹo. D. Hương thí.
Câu 5. Các câu thơ: “Mấy khoa hương thí không đâu cả/Ba luống vườn hoang bán sạch rồi/Gạo cứ lệ ăn
đong bữa một/Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi.” Cho thấy:
A. Sự khiêm tốn của tác giả khi nói về hoàn cảnh của mình.
B. Hoàn cảnh khó khăn, vất vả của gia đình ông Tú.
C. Sự cảm thông, chia sẻ của bà Tú với sự nghiệp của chồng.
D. Sự thất vọng của ông Tú vì hoàn cảnh gia đình mình.
Câu 6. Giọng điệu chủ yếu trong bài thơ là gì?
A. Trào phúng. B. Nhẹ nhàng.
C. Hào hùng. D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Trêu ghẹo người ta thế nữa thôi?”?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Đảo ngữ D. Câu hỏi tu từ
Câu 8. Bài thơ bộc lộ tâm trạng, nỗi niềm gì của Trần Tế Xương?
A. Tâm trạng bất lực, oán trách vì công danh dở dang, thi cử lận đận.
B. Bộc lộ sự thương xót sự hi sinh thầm lặng, vất vả của người vợ tảo tần của ông.
C. Thể hiện khát vọng chinh phục các kì thi dù đã nhiều lần lỡ dở.
D. Thể hiện nỗi đau đớn, xót xa cho thân phận tủi cực của mình trước thời thế.

Ontap_K8_Nguvan_2023 1
ĐỀ 02:
THU ẨM
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
- Nguyễn Khuyến-
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Ngũ ngôn cổ thể.
C. Thất ngôn bát cú. D. Lục bát
Câu 2. Bài thơ chủ yếu gieo vần gì?
A. Vần chân. B. Không gieo vần.
C. Vân lưng. D. Vần liền.
Câu 3. Bài thơ có mấy từ láy tượng hình?
A. 1 B. 2.
C. 3. D. 4
Câu 4. Nhan đề “Thu ẩm” có nghĩa là gì?
A. Câu cá mùa thu. B. Uống rượu mùa thu.
C. Dòng nước mùa thu. D. Mùa thu ẩm ướt.
Câu 5. Những câu thơ: Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt/Làn ao lóng lánh bóng trăng loe/Da trời ai
nhuộm mà xanh ngắt?” mô tả điều gì?
A. Gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam.
B. Gợi lên sự sôi động, tấp nập của nơi thôn quê tác giả sinh sống.
C. Gợi lên vẻ huyền bí, kì diệu của thiên nhiên làng quê của tác giả.
D. Gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa thu ở làng quê miền Nam Việt Nam.
Câu 6. Nghĩa của từ “vầy” trong câu: “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.” góp phần thể hiện:
A. Thể hiện ánh mắt u buồn, nói lên niềm ưu tư của nhà thơ với cuộc đời, với đất nước.
B. Bộc lộ nỗi buồn vì phải xa rời chốn quan trường huyên náo của tác giả.
C. Thể hiện ánh mắt u buồn, thương xót vì quê hương nay đã đổi khác.
D. Bộc lộ sự hạnh phúc, cảm động của tác giả trước vẻ đẹp của mùa thu đất trời.
Câu 7. Văn bản nào dưới đây có cùng thể thơ với văn bản trên?
A. Nam quốc sơn hà.
B. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
C. Thiên trường vãn vọng.
D. Bánh trôi nước.
Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Cho người đọc thầy được một vẻ đẹp tĩnh lặng và thanh bình của mùa thu.
B. Cho người đọc hình dung ra được vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
C. Bộc lộ tâm trạng băn khoăn, u uất của nhà thơ trước tình cảnh đau thương của đất nước.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 9. Xác định yếu tố Hán – Việt trong câu dưới đây rồi kết hợp với các yếu tố Hán – Viêt khác để tạo thành
từ Hán - Việt mới: “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.”
Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa thu.

Ontap_K8_Nguvan_2023 2

You might also like