Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 102

MỤC LỤC

THAM LUẬN Trang


- Nguyễn Thi - Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường 3
Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu công
nghiệp, thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
- PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến & Bùi Phương Dung 17
Lỗ hổng pháp lý cản trở sự phát triển khu công nghiệp, khu
kinh tế bền vững - những đề xuất kiến nghị
- Trần Thiên Long - Phó Chủ tịch Thường trực- Liên Chi 34
hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam
Xây dựng mạng lưới Khu công nghiệp bền vững tại Việt
Nam bằng mô hình Khu công nghiệp sinh thái
- TS.KTS. Nguyễn Xuân Hinh - Nguyên trưởng Khoa quy 53
hoạch, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Nhận diện tác động & quy hoạch các khu chức năng hướng
đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
- Ling Foong, Giám đốc Phát triển bền vững Frasers 69
Property Vietnam
Xu hướng toàn cầu về phát triển khu công nghiệp bền
vững.Kinh nghiệm phát triển mô hình KCN cộng sinh - kinh
tế tuần hoàn, giảm phát thải khí carbon và xanh hoá KCN
- Trần Thị Tố Loan – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư 76
Sao Đỏ
Điểm khác biệt giữa mô hình KCN truyền thống và KCN bền
vững
- KTS Phạm Thanh Tùng - Ủy viên Thường trực-Chánh 79
Văn phòng Hội KTS Việt Nam
Nhà ở công nhân - thực trạng và suy nghĩ
- Trương Khắc Nguyên Minh - Phó Tổng Giám đốc Khu 84
công nghiệp Việt Nam

1
Vai trò của hệ thống kho, xưởng hiện đại trong việc thúc
đẩy phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp bền vững
- Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban Quản lý các khu công 88
nghiệp Bắc Ninh
- Kinh nghiệm của Bắc Ninh trong thu hút đầu tư và thúc
đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại địa phương
- Bruno Jaspaert - Tổng Giám đốc KCN DEEP C 92
Điểm đến đầu tư bền vững
THAM KHẢO
- Nghị định Số: 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 100
về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP,
THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN

NGUYỄN THI
Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Tình hình bảo vệ môi trường khu công nghiệp


1.1. Tình hình xây dựng các công trình bảo vệ môi trường khu công
nghiệp
Tính đến ngày 20/02/2024, cả nước đã có 418 KCN đã thành lập (bao
gồm 371 KCN nằm ngoài các KKT, 39 KCN nằm trong các KKT ven biển,
8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt
khoảng 129,9 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn
ha.
Trong số các KCN đã được thành lập, có 298 KCN đã đi vào hoạt động
và 120 KCN đang trong quá trình xây dựng. Tổng diện tích đất công nghiệp
đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 51,3 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy
khoảng 57,5%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy
đạt khoảng 72,5%.
Các địa phương có số lượng KCN lớn như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An đều đạt 100% KCN có hệ
thống xử lý nước nước thải tập trung.

3
Tỷ lệ KCN đang hoạt động có HTXLNTTT:

Tỷ lệ KCN

9.31%

90.69%

KCN có HTXLNTTT KCN chưa có HTXLNTTT

Tổng công suất xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung
(HTXLNTTT) là 1.218.000 m3/ngày đêm, tổng lượng nước thải thực tế của
các KCN là 812.000 m3/ngày đêm, hiệu suất sử dụng của các HTXLNTTT
trên toàn quốc là 66,67%. Các KCN tại khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ phát
sinh nước thải từ các KCN cao nhất nước (chiếm 50%), tỷ lệ nước thải được
thu gom, xử lý tại HTXLNTTT cao nhất nước (chiếm khoảng 90%).
Số KCN đã đi vào hoạt động chưa có HTXLNTTT là 29 KCN, tập trung
tại các tỉnh Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Hưng Yên, Ninh Bình, Ninh Bình,
Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng,
Bình Phước, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp. Các nguyên nhân, khó khăn
trong việc 18 KCN chưa xây dựng HTXLNTTT là do tỷ lệ lấp đầy thấp; chưa
giải phóng được mặt bằng phần diện tích quy hoạch xây dựng HTXLNTTT
hoặc chưa có nguồn vốn để đầu tư. Các KCN chưa xây dựng HTXLNTTT
tập trung chủ yếu tại các địa phương có khó khăn về thu hút đầu tư và nguồn
vốn ngân sách. Hiện tại, nước thải của các cơ sở sản xuất hoạt động trong các

4
KCN này do tự các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý, và yêu cầu phải xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trước khi xả thải ra môi trường.
Trong số KCN đang hoạt động, 100% các KCN đã có báo cáo đánh giá
tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Tổng số cơ sở thứ cấp đang
hoạt động trong các KCN khoảng là 12.214 cơ sở. Hàng năm phát sinh
4.215.000 tấn chất thải rắn. Trong đó các KCN tại vùng Đông Nam Bộ phát
sinh nhiều nhất, chiếm khoảng 61,02 %; các KCN tại miền Trung phát sinh ít
nhất chiếm khoảng 2,8 %. Chất thải nguy hại phát sinh từ các KCN hàng năm
khoảng 550.000 tấn. Các KCN tại trung du miền núi phía Bắc phát sinh nhiều
nhất, chiếm 45%; các KCN tại miền Trung phát sinh ít nhất, khoảng 0,65%.
Theo số liệu thống kê cập nhật đến tháng 3/2021, trong số 263 KCN
đang hoạt động ngoài KKT, có 239 KCN có hệ thống quan trắc nước thải tự
động (chiếm tỷ lệ 90%), có 74 KCN đã có công trình phòng ngừa, ứng phó
sự cố môi trường, hồ sự cố theo quy định (chiếm tỷ lệ 28,1%), các KCN khác
đang tiếp tục hoàn thiện. Các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bắc Ninh đạt 100% KCN
có lắp đặt thiết bị quan trắc tự động.

Tỷ lệ KCN

28.10%

71.90%

KCN có hệ thống ứng phó sự cố MT KCN không có hệ thống ứng phó sự cố MT

5
1.2. Tình hình chấp hành các quy định về BVMT của các chủ đầu tư
dự án tại KKT&KCN
Từ năm 2017 đến hết năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê
duyệt 214 báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt 57 giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước, cấp 168 Giấy xác nhận hoàn thành công trình
BVMT các dự án KCN và cơ sở, dự án trong KKT&KCN theo đúng quy định
(số lượng dự án được cấp giấy xác nhận thấp hơn số lượng dự án được phê
duyệt ĐTM là do một số dự án không thuộc đối tượng phải xác nhận, một số
dự án không triển khai tiếp, một số dự án chưa đến thời hạn xác nhận…), 13
đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm về BVMT và việc chấp hành
kết luận thanh tra, kiểm tra; các vấn đề môi trường đã phát hiện và xử lý qua
công tác thanh tra, kiểm tra liên quan đến hoạt động quản lý môi trường tại
các KKT&KCN và các dự án trong KKT&KCN. Trong giai đoạn 2017 đến
nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 242 cơ sở,
dự án bao gồm các KCN và dự án trong KCN. Kết quả cho thấy các lỗi vi
phạm chủ yếu là: các công trình bảo vệ môi trường khi xây dựng có sai khác
so với báo cáo đánh giá tác động môi trường; thiếu báo cáo giám sát chất thải
định kì; lưu giữ và chuyển giao chất thải; vẫn có các trường hợp xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải theo quy định.
Thống kê kết quả kiểm tra, thanh tra như sau:
Có 72 trường hợp được thanh tra, kiểm tra không có vi phạm
Các trường hợp còn lại thì có các hành vi phạm phạm phố biển như sau:
Stt Thống kê các hành vi vi phạm Số lượng
1 Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 37
nước thải
2 Các công trình bảo vệ môi trường khi xây dựng có 15
sai khác so với báo cáo đánh giá tác động môi trường;

6
3 Không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo 8
vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành toàn bộ dự
án theo quy định
4 Không báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi 7
trường theo quy định
5 Không có thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự 7
động, liên tục theo quy định
6 Xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia 6
về khí thải
7 Lưu giữ và chuyển giao chất thải chưa đúng quy định; 5
8 Không lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo quy 5
định.

1.3. Các dự án có quy mô lớn, xả thải nhiều và tiềm ẩn rủi ro môi


trường trong các KKT&KCN
Năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh công tác kiểm
soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; chủ động,
khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện
các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi
trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận. Bộ Tài
nguyên và Môi trường thành lập các Tổ giám sát và tổ chức Đoàn công tác
giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại một số dự án trọng điểm,
đó là: (1) Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh; (2) Nhà máy Giấy
Lee&Man Việt Nam; (3) Nhà máy Bột - Giấy VNT19; (4) Công ty TNHH
Lọc hoá dầu Nghi Sơn; (5) các Dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân - Bình
Thuận; (6) Nhà máy nhiệt điện sông Hậu; (7) Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải
tại Trà Vinh; (8) Dự án Bôxit nhôm Lâm Đồng, Đắc Nông; (9) Các dự án tại
Trung tâm điện lực Thái Bình; (10) Dự án “Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt”
tại tỉnh Quảng Ngãi.

7
Đối với việc kiểm soát môi trường xung quanh các cơ sở sản xuất, KCN,
đặc biệt là khu vực tập trung mật độ sản xuất cao, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan duy trì và phát
triển hoạt động quan trắc môi trường ở cả Trung ương và địa phương, trong
đó tập trung trọng tâm vào các đô thị, lưu vực sông chính, vùng kinh tế trọng
điểm, khu công nghiệp, dự án khai thác bauxit và thủy điện. Thực hiện tốt
Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn
2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, đang triển khai xây dựng Đề
án về quan trắc, cảnh báo về môi trường vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập
trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường giai đoạn 2018 -
2025 định hướng đến năm 2030; phối hợp với Ủy ban nhân dân 4 tỉnh Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế triển khai dự án "Xây dựng
hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường 04 tỉnh miền Trung" đảm bảo hiện
đại, đồng bộ nhằm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu về hiện trạng, diễn biến
chất lượng môi trường biển miền Trung (không khí xung quanh, nước biển
và trầm tích); cảnh báo kịp thời khi chất lượng môi trường biển miền Trung
có dấu hiệu bị ô nhiễm.
1.4. Các vấn đề, rủi ro về môi trường cần lưu tâm hoặc các sự cố môi
trường đã từng xảy ra tại KKT&KCN
Trong các năm từ 2017 đến năm 2020, có 01 sự cố ô nhiễm môi trường
lớn liên quan đến 01 cơ sở thuộc KCN Tàng Loỏng là sự cố vỡ đập bãi Gyps
thải tại Công ty DAP 2 xảy ra vào tháng 9/2018.
Khi có sự cố vỡ đập bãi Gyps thải xảy ra vào ngày 07/9/2018 của Công
ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, có địa
chỉ tại Khu Công nghiệp (KCN) Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 4846/BTNMT-TCMT
đề nghị UBND các tỉnh Lào Cai và Yên Bái phối hợp chỉ đạo việc khắc phục

8
sự cố, cô lập nguồn nước bị ô nhiễm nhằm giảm thiểu các nguy cơ tác động
xấu đến sức khỏe, môi trường và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra; thông báo
cho người dân sinh sống và nuôi trồng thủy sản trên và gần khu vực dòng
chảy bị ô nhiễm để di dời hoặc có biện pháp bảo đảm an toàn; điều tra, khảo
sát, xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng và tổng hợp mức độ thiệt hại
về kinh tế, sức khỏe và môi trường (nếu có) khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời,
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã cử ngay Đoàn công tác khảo sát, phối
hợp giám sát môi trường nước các suối bị ảnh hưởng và môi trường nước mặt
sông Hồng; yêu cầu Công ty DAP 2 tiến hành nạo vét, thu hồi bã Gyps từ các
suối; phối hợp với các đơn vị tư vấn rà soát các điều kiện và triển khai ngay
các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa chất thải của Công ty, cam kết không
để xảy ra sự cố vỡ đập như vừa qua. Tiếp sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã rà soát thực trạng môi trường khu vực này và đã có Công văn số
5883/BTNMT-TCMT ngày 26/10/2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình
hình khắc phục sự cố môi trường của Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem
tại KCN Tằng Loỏng, đồng thời kiến nghị việc tổ chức giám sát đặc biệt công
tác bảo vệ môi trường đối với KCN này.
Ngày 03/6/2019, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã thành lập Tổ giám sát môi
trường đối với các cơ sở, KCN thuộc KCN Tằng Loỏng (theo Quyết định số
1378/QĐ-BTNMT). Sau hơn 02 năm triển khai các hoạt động của Tổ giám
sát đối với KCN Tằng Loỏng nói chung và Công ty Cổ phần DAP số 2 -
Vinachem nói riêng, cho kết quả cụ thể như sau:
Hầu hết xỉ thải đã được thu gom, xử lý theo quy định. Hiện nay, còn tồn
khoảng trên 5.000.000 tấn gyps thải của Công ty cổ phần DAP số 2 và Công
ty TNHH MTV hóa chất Đức Giang Lào Cai; bình quân phát sinh hàng năm
trên 01 triệu tấn, được lưu giữ trong đập chứa gyps thải. Tuy nhiên, hiện nay,
các đập chứa gyps đã gần đầy và theo Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày

9
12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử
dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân
bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây
dựng thì đến năm 2020, diện tích các bãi thải của các Nhà máy này chỉ được
lưu giữ chất thải (gyps thải) không quá 02 năm sản xuất trung bình. Đây là
một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp do hiện nay chưa có biện pháp để xử
lý gyps thải.
2. Các quy định về thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
trong khu công nghiệp
2.1. Điều 47 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định về ứng dụng các
mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp như sau:
- Các phân khu chức năng trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung phải được quy hoạch bảo đảm các điều kiện sau: giảm thiểu ảnh hưởng
của các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường với các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác; thuận lợi cho
công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường khả năng tái sử
dụng, tái chế chất thải, tiết kiệm năng lượng và cộng sinh công nghiệp.
- Các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có khoảng
cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình
hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến các cơ sở khác và các
đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung.
- Khuyến khích việc tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn.
- Khuyến khích thành lập mới hoặc chuyển đổi các khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung theo mô hình khu công nghiệp sinh thái.
2.2. Khu công nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau để thực hiện mô

10
hình kinh tế tuần hoàn
- Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức
tiêu thụ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỷ lệ tái chế
và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; các giải pháp khác quy định
tại khoản 2 Điều này;
- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định
của pháp luật;
- Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng
nước thải;
- Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp
luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
3. Các quy định bảo vệ môi trường khu công nghiệp
3.1. Khu công nghiệp phải thực hiện việc bảo vệ môi trường như sau:
Phải có hạ tầng bảo vệ môi trường, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
được bố trí phù hợp với các loại hình đầu tư trong khu công nghiệp, bảo đảm
giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường xung quanh và phải được xây
dựng, hoàn thành trước khi các cơ sở trong khu công nghệp đi vào hoạt động,
bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và
xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo
vệ môi trường, cụ thể như sau:
i) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Tách riêng hệ thống thoát nước mưa với hệ thống thu gom, thoát nước
thải;
- Phải có hố ga lắng cặn, tách váng dầu trước khi xả vào hệ thống thoát
nước mưa chung của khu vực;

11
- Thường xuyên được nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ để bảo đảm
luôn trong điều kiện vận hành bình thường.
ii) Hệ thống thu gom, thoát nước thải sau xử lý phải bảo đảm các yêu
cầu về bảo vệ môi trường sau:
- Vị trí, cốt hố ga phải bố trí phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải
của các cơ sở, bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của
hệ thống thoát nước khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và đặt bên
ngoài phần đất của các cơ sở;
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải sau xử lý bảo đảm kiên cố, chống
thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Điểm xả nước thải sau xử lý phải có biển báo, có sàn công tác diện
tích tối thiểu là 01 m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát
nguồn thải;
- Thường xuyên được nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ để bảo đảm
luôn trong điều kiện vận hành bình thường.
iii) Hệ thống xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm các yêu cầu về bảo
vệ môi trường sau:
- Được phép chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ
lấp đầy và hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với giấy phép môi trường đã được
cấp;
- Có công tơ điện độc lập;
- Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định tại khoản 4 Điều
97 Nghị định này;

12
- Được vận hành thường xuyên theo đúng quy trình công nghệ để bảo
đảm nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải
ra nguồn tiếp nhận; phải duy tu, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm luôn vận hành
bình thường;
- Bùn cặn của hệ thống xử lý nước thải tập trung phải thu gom, vận
chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý chất
thải;
- Các thiết bị thu gom, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, xử lý khí thải (nếu có) phải bảo
đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường tương ứng quy định tại Chương V Nghị
định này;
- Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung phải có nhật ký vận
hành ghi chép đầy đủ các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông
số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượng điện tiêu thụ;
loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh. Nhật ký vận hành viết
bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm;
iv) Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung
phải được ghi trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường, giấy phép môi trường, giấy đăng ký môi trường và quy chế về bảo vệ
môi trường của của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp.
b) Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với
nước thải theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý
nước thải tập trung theo quy định của Luật này;
d) Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây
dựng.

13
3.2. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm sau đây:
- Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường như nêu ở trên;
- Bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu
gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung;
- Thu gom, đấu nối nước thải của các cơ sở trong khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải
tập trung;
- Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát
nước mưa phải chấm dứt việc xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom,
thoát nước mưa trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi
hành;
- Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên
ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được
đảm nhiệm;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ban
quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi
trường; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ
sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định của pháp
luật;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với
chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung;

14
- Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức,
cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật;
- Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ
quan cấp giấy phép môi trường và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương theo quy định của pháp luật;
- Việc tiếp nhận dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động
có phát sinh nước thải vào KCN phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý
nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các dự án mới trong KCN
phải đấu nối nước thải vào điểm thu gom trước khi đưa về hệ thống xử lý
nước thải tập trung;
- Không tiếp nhận thêm dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt
động có phát sinh nước thải sản xuất trong KCN trong các trường hợp sau:
dự án mới có ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu
hút đầu tư của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không có hoặc
không đáp ứng một trong các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường được quy
định tại Điều 48 Nghị định này;
- Không được pha loãng nước thải trước điểm xả nước thải của khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- KCN đang hoạt động trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi
hành mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và các cơ sở sản xuất,

15
kinh doanh, dịch vụ bên trong đã được miễn trừ đấu nối theo quy định của
pháp luật chỉ được phép tiếp nhận dự án đầu tư mới sau khi đáp ứng quy định
tại Điều 48 Nghị định này, trừ trường hợp dự án đầu tư mới không phát sinh
nước thải công nghiệp xả ra môi trường khi đi vào vận hành chính thức;
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường, trước khi xây dựng kế hoạch
đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái có trách nhiệm rà soát, đánh
giá và thực hiện điều chỉnh theo các quy định tại Điều 27 và Điều 30 Nghị
định này (nếu có);

16
LỖ HỔNG PHÁP LÝ CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ BỀN VỮNG -
NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ1

PGS.TS. NGUYỄN QUANG TUYẾN


& BÙI PHƯƠNG DUNG

Khu CN, khu KT ra đời kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới
do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được ghi nhận trong
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986). Trong điều kiện
nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn chế; chỉ số năng lực cạnh tranh quốc
gia thấp; phần lớn các doanh nghiệp sử dụng dây chuyền sản xuất cũ kỹ, công
nghệ lạc hậu … thì việc ra đời, phát triển mô hình khu CN, khu KT không chỉ
thu hút các nguồn lực vật chất, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại trong
và ngoài nước để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế mà còn
nâng cao hiệu quả sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, tránh lãng phí và
không gây ô nhiễm môi trường…
Theo số liệu của Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tính đến cuối năm 2022, trên phạm vi cả nước đã thành lập được hệ thống khu
CN ở 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương2, bao gồm 409 khu CN,
trong đó có 04 khu chế xuất được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên
khoảng 128.684 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 86.208 ha,

1
Nội dung bài vi tham khảo Chuyên đề “Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, các “nút thắt” trong
phát triển từ góc nhìn kiểm toán” của TS. Lê Đình Thắng, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II và Chuyên
đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” của Vụ Quản lý
các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế
- Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023
2
Trừ hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu

17
chiếm khoảng 67% diện tích đất sử dụng để thành lập khu CN; 26 khu KT
cửa khẩu được thành lập tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biên
giới đất liền, với tổng diện tích 766.000 ha; 18 khu KT ven biển được thành
lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực ven biển, với tổng
diện tích mặt đất và mặt nước gần 871.000 ha3. Việc phát triển các khu CN,
khu KT đóng vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế; góp phần tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, nông - lâm nghiệp …
1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế ở nước ta
hiện nay
1.1. Khái quát tình hình phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế
Kể từ khi ra đời mô hình khu CN, khu KT tính đến tháng 02/224, tình
hình phát triển các khu CN, khu KT trên cả nước được thể hiện qua những số
liệu cụ thể sau:
Một là, cả nước đã có 418 KCN đã thành lập (bao gồm 371 KCN nằm
ngoài các KKT, 39 KCN nằm trong các KKT ven biển, 8 KCN nằm trong
các KKT cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn
ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Trong số các KCN đã được thành lập, có 298 KCN đã đi vào hoạt động
và 120 KCN đang trong quá trình xây dựng. Tổng diện tích đất công nghiệp
đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 51,3 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp
đầy khoảng 57,5%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ
lấp đầy đạt khoảng 72,5%.

3 Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh
tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023; tr.275

18
26 khu KT cửa khẩu được thành lập tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có biên giới đất liền, với tổng diện tích 766.000 ha; 18 khu KT
ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực
ven biển, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 871.000 ha
Hai là, các khu CN, khu KT đã thu hút được gần 10.400 dự án đầu tư
trong nước và 11.200 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng
số vốn đầu tư đăng ký tương ứng khoảng 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ đô la
Mỹ. Trong những năm gần đây, trung bình hàng năm vốn FDI trong khu CN,
khu KT chiếm khoảng 35 % - 40% tổng số vốn FDI đăng ký tăng thêm của
cả nước. Nếu chỉ tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong
khu CN, khu KT chiếm 70% - 80% tổng số vốn đăng ký. Khu CN, khu KT là
kênh quan trọng để thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước.
Cơ cấu vốn đầu tư trong nước so với vốn đầu tư nước ngoài trong khu CN,
khu KT có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư trong
nước từ 31% so với 69% năm 2015 lên 36,3% so với 63,7% năm 2018.
Ba là, các dự án đầu tư trong khu CN, khu KT đóng vai trò quan trọng
thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu; gia tăng kim ngạch xuất khẩu và
từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị
toàn cầu. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong khu CN, khu KT
trong tổng kim ngạch của cả nước tăng nhanh qua các năm từ 06% (năm 1995)
lên 19% (năm 2005), 50% (năm 2015) và 57% (năm 2018). Trong giai đoạn
2016 - 2020, giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của dự án trong khu CN,
khu KT chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các khu CN,
khu KT ven biển đã nộp ngân sách nhà nước 363.141 tỷ đồng chiếm 11,7%
tổng thu trong nước (không bao gồm dầu thô).

19
Bốn là, khu CN, khu KT đã giải quyết việc làm cho hơn 3,9 triệu lao
động trực tiếp, chiếm 8,3% lực lượng lao động của cả nước. Trong đó chỉ tính
riêng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 21%4…
1.2. Một số kết quả trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
Một là, khu CN, khu KT đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn bổ
sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế. Như phần trên đã đề cập, khu CN, khu KT đã thu hút được
tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ đô la Mỹ và
liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây.
Hai là, sự ra đời của khu CN, khu KT góp phần đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, nâng cao năng lực canh
tranh quốc gia; thúc đẩy sự liên kết ngành, liên kết vùng; tạo nền tảng cho
phát triển bền vững. Mặt khác, việc phát triển khu CN trên phạm vi cả nước
góp phần hình thành nhiều khu đô thị mới hiện đại, làm phát sinh nhiều ngành
dịch vụ đa dạng và hình thành mạng lưới giao thông kết nối tạo dư địa phát
triển cho từng địa phương. Các khu CN tác động tích cực đến quá trình đô thị
hóa theo hướng chuyển đổi, biến những khu vực nông nghiệp lạc hậu trở
thành khu đô thị, công nghiệp hiện đại, năng động. Các khu CN, khu KT tạo
ra những sản phẩm hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà còn nâng cao giá trị xuất khẩu và năng lực canh tranh của nền kinh tế; có
đóng góp đáng kể vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. “Việc phát triển
khu CN, khu KT tạo cầu thị trường và góp phần thúc đẩy phát triển nhiều
ngành dịch vụ phát triển chất lượng cao như: Tài chính - ngân hàng, bảo

4
Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát
triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế -
Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023; tr. 237 - 238

20
hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistics, thi công xây dựng, cung
ứng - đào tạo lao động, xử lý nước thải, rác thải công nghiệp …”5.
Ba là, hàng năm, khu CN, khu KT tạo ra hàng ngàn việc làm mới cho
người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao
động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng người lao động làm
việc trong các khu CN, khu KT không ngừng gia tăng từ 201.000 lao động
(giai đoạn 1991-2000) lên 1.420.000 lao động (giai đoạn 2001 -2010) và
1.900.000 lao động (giai đoạn 2011 - tháng 06/2019). Tính đến hết tháng
06/2022, khu CN, khu KT đã giải quyết việc làm cho hơn 3.900.000 lao động
trực tiếp chiếm 8,3 % lực lượng lao động của cả nước; trong đó chỉ tính riêng
lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 21%. “Chỉ tiêu
tạo việc làm, năng suất lao động của dự án trong khu CN, khu KT đều cao
hơn dự án nằm ngoài Khu CN: Trung bình 01 doanh nghiệp trong khu CN
tạo việc làm cho khoảng 244 lao động; trong khi doanh nghiệp nằm ngoài
khu CN tạo việc làm cho khoảng 24 lao động. Ngoài ra, năng suất lao động
của doanh nghiệp trong khu CN cao gấp khoảng 1,6 lần so với doanh nghiệp
nằm ngoài khu CN”6.
Bốn là, khu CN, khu KT góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi
trường và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Chính phủ. Công tác bảo
vệ môi trường trong khu CN, khu KT ngày càng được các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự

5
Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát
triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế -
Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023; tr. 276
6
Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát
triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế -
Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023; tr. 277

21
2030 vì sự phát triển bền vững cũng như cam kết của Chính phủ về đưa phát
thải ròng khí CO2 bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị các Bên tham gia Công
ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu - Hội nghị lần thứ 26
(COP 26) với sự hỗ trợ, hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, chuyên gia
quốc tế cộng với nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ; thời gian qua đã thí điểm
chuyển đổi một số khu CN từ mô hình truyền thống sang khu CN sinh thái,
gắn kết hoạt động sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng môi trường sống của người dân sinh sống xung quanh khu CN; khuyến
khích thực hiện các lĩnh vực sản xuất xanh; thúc đẩy phát triển mô hình kinh
tế tuần hoàn; chuyển đổi không gian phát triển công nghiệp từ “chiều ngang”
sang “chiều sâu”.
Năm là, khu CN, khu KT góp phần thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao,
kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài quan
trọng. Sự hình thành các khu CN, khu KT đã thu hút sự quan tâm của nhiều
đối tác kinh tế quan trọng. Tính đến nay, các khu CN, khu KT đã thu hút được
các dự án đầu tư của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, nổi bật nhất là
các nhà đầu tư Hàn Quốc (gần 2.500 dự án), Nhật Bản (hơn 1.500 dự án),
Singapore (gần 450 dự án) … Một số chuỗi các khu CN lớn do các tập đoàn
quốc tế đầu tư mà tiểu biểu là các khu CN Việt Nam - Singapore tại tỉnh Bình
Dương, tỉnh Nghệ An… là biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa
Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.7 “Điển hình như hệ
thống khu CN Việt Nam - Singapore (VSIP) với 16 dự án công nghiệp- dịch
vụ - đô thị được hình thành từ ý tưởng hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt
Nam và Singapore; khu CN Nomura (tại Hải Phòng), khu CN Thăng Long I,

7
Theo Lê Đình Thắng (2023), “Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, các “nút thắt” trong phát triển
từ góc nhìn kiểm toán” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút
thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023

22
II, III (tại Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc); khu CN chuyên sâu Phú Mỹ 3 (tại
Bà Rịa - Vũng Tàu) là minh chứng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật
Bản, đón làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam và phát
triển công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao trong Tuyên bố chung Việt Nam -
Nhật Bản năm 2011”8…
2. Những cản trở sự phát triển bền vững của khu công nghiệp, khu
kinh tế
Nghiên cứu, đánh giá hoạt động của các khu CN, khu KT ở nước ta trong
thời gian qua cho thấy một số tồn tại cản trở sự phát triển bền vững của khu
CN, khu KT, cụ thể9:
Một là, thể chế, chính sách về khu CN, khu KT chưa đảm bảo tính ổn
định, thống nhất, đồng bộ và chưa có sự đột phá để phát huy vai trò và đóng
góp của các khu CN, khu KT trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Tính pháp lý về quy định khung đối với khu CN, khu KT chưa cao.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của khu CN, khu KT chưa có sự thay
đổi căn bản, mới “dừng lại” ở loại hình văn bản dưới luật (ở cấp nghị định do
Chính phủ ban hành). Trong khi đó, hoạt động của khu CN, khu KT liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai,
xây dựng, môi trường, nhà ở, lao động … Pháp luật về đầu tư và pháp luật
liên quan đến đầu tư xây dựng như môi trường, đất đai, kinh doanh bất động
sản (BĐS), dân sự … còn một số quy định có nội dung chưa chi tiết, cụ thể;
không đầy đủ và thiếu thống nhất, đồng bộ. Điều này ảnh hưởng đến việc thu

8
Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát
triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế -
Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023; tr. 279
9
Nội dung phần này tham khảo chuyên đề của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023),
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo
“Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do
Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023

23
hút đầu tư, sản xuất, kinh doanh (SX-KD) trong khu CN, khu KT. Mặt khác,
cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thể thao,
văn hóa, cơ sở giáo dục mầm non10 phục vụ người lao động làm việc trong
các khu CN, khu KT chưa đủ sức hấp dẫn, gây khó khăn cho quá trình thực
hiện chính sách về khu CN, khu KT; đặc biệt là phát triển mô hình các khu
CN, khu KT mới. “Thiếu hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc phát
triển các khu KT. Hiện nay, để quản lý các khu KT chỉ có nghị định của Chính
phủ là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất; trong khi các chính sách ưu đãi
đầu tư về thuế, về đầu tư, đất đai, công tác bảo vệ môi trường được quy định
tại các luật chuyên ngành, dẫn đến bất cập giữa các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh các hoạt động quản lý tại các khu KT”11
Hai là, chất lượng, hiệu quả quy hoach phát triển khu công nghiệp, khu
kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển khu CN, khu KT cần
có tầm nhìn tổng thể, dài hạn; đặt trong mối quan hệ tương quan với các ngành
KT khác, với sự phát triển vùng và với xã hội. Việc xây dựng khu CN, khu
KT kéo theo sự hình thành và gia tăng cơ học dân cư; đặc biệt là lao động
nhập cư (sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành phố, khu
CN, khu KT). Trong khi đó, quy hoạch khu CN, khu KT trong không ít trường
hợp lại tập trung cục bộ tại một số khu vực. Ở một số địa phương, việc quy
hoạch phát triển khu CN, khu KT trên đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật”
thuận tiện giao thông đi lại đã làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp,
đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến “công

10
Ưu đãi cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu CN về miễn, giảm tiền
thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về lãi xuất vay vốn tín dụng ….
11
Lê Đình Thắng (2023), “Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, các “nút thắt” trong phát triển từ góc
nhìn kiểm toán” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai
trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023, tr.245

24
ăn việc làm”, thu nhập của hàng ngàn hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp. Hậu quả là tạo áp lực đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội, môi trường, giao thông; hệ thống y tế, giáo dục; vấn đề việc làm
và an sinh xã hội …
Tính đồng bộ, gắn kết giữa quy hoạch phát triển khu CN, khu KT với
các loại quy hoạch khác như quy hoạch hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, sử
dụng đất và đô thị … chưa cao. Việc phát triển khu CN, khu KT theo định
hướng bền vững, hài hòa giữa công nghiệp, đô thị và dịch vụ, tạo liên kết,
hợp tác, hình thành chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp trong khu CN và ngoài
khu CN chưa được chú trọng đúng mức.
Ba là, loại hình phát triển của các khu CN, khu KT chậm được đổi mới;
quy định về quản lý khu CN, khu KT có sự khác biệt với các luật chuyên
ngành. Đồng thời, còn nhiều chồng chéo giữa các quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước đối với khu CN, khu KT.
Việc thực hiện dự án phát triển khu CN, khu KT chịu sự điều chỉnh của
nhiều quy định của pháp luật như đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, kinh
doanh BĐS … dẫn đến phải thực hiện theo các trình tự, thủ tục hành chính
khác nhau theo quy định của pháp luật có liên quan. Quy định của pháp luật
đối với dự án phát triển khu CN, khu KT còn nhiều vướng mắc như quy định
để xác định các trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử
dụng đất hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án phát triển hạ tầng
khu CN chưa được quy định cụ thể tại pháp luật về đầu tư, pháp luật đất đai,
pháp luật đấu thầu đã gây khó khăn cho việc đấu giá quyền sử dụng đất để
thực hiện dự án. Pháp luật về môi trường yêu cầu phải có báo cáo đanh giá
tác động môi trường (ĐTM) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Pháp luật đất đai, pháp luật kinh
doanh BĐS yêu cầu đánh giá về điều kiện, năng lực tài chính của nhà đầu tư

25
để thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất. Pháp luật đất đai yêu cầu việc chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng) sang đất phi nông
nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, trình tự,
thủ tục đầu tư và triển khai dự án phát triển hạ tầng khu CN có sự tham gia
của nhiều cơ quan và mất nhiều thời gian.
Ở nước ta, khu CN chủ yếu phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực
với mục tiêu chính là tăng diện tích lấp đầy. Trong vài năm gần đây, một số
loại hình khu CN sinh thái, khu CN chuyên ngành, khu CN phụ trợ đã bước
đầu hình thành tại một số địa phương song số lượng còn hạn chế.
Bốn là, chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào khu CN, khu KT chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; sự liên kết, hợp tác trong khu CN,
khu KT; giữa các khu CN, khu KT với nhau và giữa khu CN, khu KT với khu
vực bên ngoài còn hạn chế.
Các địa phương và nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu CN vẫn tập
trung phát triển khu CN theo “chiều rộng”, thu hút mạnh nhà đầu tư thứ cấp
mà chưa thực sự chú trọng phát triển các khu CN theo ‘chiều sâu” hướng tới
cơ cấu ngành, nghề có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại và thân thiện
với môi trường. “Theo quy định của pháp luật về đầu tư, khu CN, khu KT là
địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về
thuế thu nhập doanh nghiệp, kinh doanh BĐS là lĩnh vực không được hưởng
ưu đãi đầu tư. Vì vậy, chính sách ưu đãi đầu tư ít có sự khác biệt giữa dự án
đầu tư trong và ngoài khu CN trên cùng địa bàn có điều kiện KT-XH khó

26
khăn; giữa dự án trong và ngoài khu KT trên cùng địa bàn có điều kiện KT-
XH đặc biệt khó khăn”12
Hiệu quả thu hút đầu tư vào khu CN, khu KT nằm ở tác động lan tỏa của
đầu tư tạo ra đối với sản xuất nội địa và liên kết với các dự án khác để tạo
năng lực sản xuất mạnh hơn. Trong đó, liên kết, hợp tác trong khu CN, khu
KT; giữa các khu CN, khu KT với nhau và giữa khu CN, khu KT với khu vực
bên ngoài còn hạn chế. Tính liên kết ngành trong khu CN, khu KT, cũng như
với các khu CN, khu KT trên địa bàn và trong vùng để phát triển sản xuất quy
mô lớn, tập trung, tăng giá trị gia tăng sản xuất chủ yếu hình thành tự phát ở
một số địa bàn nhưng mức độ liên kết chưa chặt chẽ.
Năm là, vấn đề phát triển bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường
và xã hội trong phát triển khu CN, khu KT đã được đặt ra nhưng kết quả thực
hiện khác nhau và không đồng đều giữa các địa phương. Một số địa phương
chưa thực hiện tốt việc phát triển bền vững khu CN, khu KT về môi trường
và xã hội. Điều này thể hiện:
- Một số khu CN, khu KT chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ
tầng bảo vệ môi trường, chưa có sự giám sát thường xuyên các hoạt động xả
thải, nhất là khí thải. Tác động về môi trường của một số khu CN có ảnh
hưởng nhất định đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư xung quanh.
- Nhà ở xã hội, các thiết chế văn hóa, thể thao, phúc lợi phục vụ người
lao động chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động; đặc biệt là tại các địa bàn
tập trung nhiều khu CN, sử dụng nhiều lao động di cư. Việc chuyển đổi ngành
nghề cho người dân bị thu hồi đất thực hiện chưa tốt. Số người dân được đào
tạo lại, bố trí việc làm tại các khu CN chưa cao. “Đặc biệt, hạ tầng xã hội,

12
Lê Đình Thắng (2023), “Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, các “nút thắt” trong phát triển từ
góc nhìn kiểm toán” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt
và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023; tr. 244

27
bao gồm nhà ở công nhân, các thiết chế văn hóa, thể thao, phúc lợi phục vụ
người lao động trong khu CN còn thiếu và chưa được gắn kết, đồng bộ với
phát triển khu CN. Điều này đã bộc lộ trong đại dịch Covid 19 bùng phát lần
thứ tư cho thấy hầu hết các khu CN, các địa phương chưa quan tâm đến việc
đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân, nên không đảm bảo được việc thực
hiện “3 tại chỗ”. Qũy đất 20% để thực hiện xây nhà ở xã hội hay nhà lưu trú
cho công nhân nhiều nơi không có hoặc không được triển khai. Bộ Xây dựng
đã có văn bản chỉ đạo đến các địa phương khi lập, phê duyệt quy hoạch khu
CN phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân,
đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công
nhân, người lao động làm việc tại khu CN”13.
- Lao động yêu cầu kỹ năng giản đơn, lương thấp còn chiếm tỷ trong lớn
trong tổng số lao động trong khu CN, khu KT dây khó khăn trong việc đảm
bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm.
Sáu là, về quản lý, sử dụng đất.
Chưa đặt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm nền tảng cho tất cả các
nội dung quy hoạch khác mà vẫn trên cơ sở quy hoạch ngành (quy hoạch
chung xây dựng; quy hoạch phân khu chức năng; quy hoạch chi tiết xây
dựng…). Mặt khác, kinh phí dành cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong khu KT còn hạn chế. Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2014. Tuy nhiên, cho đến nay các văn bản hướng dẫn thi
hành Đạo luật này như Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, các
thông tư hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa có hướng

13
Nguyễn Minh Phong & Nguyễn Trần Minh Trí (2023), Vai trò các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp Việt Nam - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và
vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023; tr. 263

28
dẫn chi tiết về lập kế hoạch sử dụng đất trong quy hoạch chi tiết xây dựng và
việc các khu KT phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của khu KT để làm
cơ sở giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Mặc dù, Luật Đất
đai năm 2013 đã bị thay thế bởi Luật Đất đai năm 2024 song Đạo luật này có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và hiện Chính phủ, các bộ, ngành hữu
quan đang soạn thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để
triển khai thực hiện. Vì vậy, các sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2024
chưa thể đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực.
Tỷ lệ lấp đầy của các khu CN chỉ ở mức 57,2% (năm 2022) là tương đối
thấp. Ngoài ra, tỷ suất thu hút đầu tư trung bình của dự án đầu tư trong khu
CN là 4,61 triệu đô la Mỹ/ha đất công nghiệp đã cho thuê. Tỷ lệ này tuy có
gia tăng qua các thời kỳ nhưng vẫn tương đối thấp14.
Bảy là, tổ chức bộ máy cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với khu
CN, khu KT ở Trung ương và địa phương chậm được kiện toàn, nâng cấp để
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Tại Trung ương, đơn vị đầu mối tham mưu tổng hợp về phát triển khu
CN, khu KT chưa đảm bảo đủ mạnh về cơ cấu tổ chức, nhân sự để triển khai
có hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách; triển khai các
loại hình khu CN, khu KT mới và thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát,
phát hiện và xử lý vi phạm hành chính.
Tại địa phương, đã hình thành hệ thống Ban Quản lý các khu CN, khu
KT thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khu CN, khu KT. Tuy
nhiên, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban
Quản lý các khu CN, khu KT chưa rõ ràng, ổn định, nhất quán, chưa được

14
Lê Đình Thắng (2023), “Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, các “nút thắt” trong phát triển từ
góc nhìn kiểm toán” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt
và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023; tr. 244

29
phân cấp đầy đủ và đủ căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện chủ trường cải
cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ” của Chính Phủ.
Một số quy định của pháp luật hiện hành không trực tiếp giao chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với khu CN, khu KT cho Ban Quản lý nên mô
hình “một cửa, tại chỗ” tại các khu CN, khu KT hiện nay được thực hiện chủ
yếu dựa trên cơ chế ủy quyền. Đối với một số nhiệm vụ được giao cho Ủy
ban nhân dân (UBND) và các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, không có
cơ chế để ủy quyền cho Ban Quản lý khu CN, khu KT thực hiện. Mặt khác,
hiện nay, Ban Quản ly khu CN, khu KT không có chức năng thanh tra, xử lý
vi phạm nên công tác theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong khu
CN, khu KT còn gặp nhiều vướng mắc.
Đối với các khu KT đang có sự chồng chéo về chức năng quản lý của cơ
quan quản lý hành chính trên địa bàn với cơ quan quản lý nhà nước đối với
khu CN, khu KT15.
Cơ chế, chính sách và việc thực thi pháp luật nêu trên đã hạn chế vai trò
và hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý các khu CN, khu KT- với tư cách là
cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu CN, khu KT tại địa phương
v.v.
3. Một số giải pháp khắc phục
Một là, hoàn thiện khung pháp lý, giải quyết các vướng mắc trong hoạt
động đầu tư phát triển khu CN, khu KT nhằm tạo khung pháp lý hoàn chỉnh,
đầy đủ cho hoạt động đầu tư phát triển khu CN, khu KT
Hai là, sự hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid 19 với tốc độ chậm chạp
không như kỳ vọng cộng với những hệ quả của những xung đột trên thế giới

15
Khu KT bao gồm cả khu dân cư, đô thị, dịch vụ, công nghiệp … Tuy nhiên, Ban Quản lý các khu CN, khu KT
chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, quy hoạch … đối với các khu chức năng trong
khu KT. Công tác quản lý theo địa bàn dân cư, xã hội ….do chính quyền địa phương thực hiện.

30
mà điển hình là cuộc chiến tranh Nga - Ucraina … đã tác động đến thị trường
BĐS trên thế giới và Việt Nam. Thị trường BĐS trong nước rơi vào tình trạng
ảm đạm, các giao dịch về BĐS thành công chiếm tỷ lệ thấp. Đặt trong bối
cảnh đó, phân khúc thị trường BĐS công nghiệp nổi lên trở thành điểm sáng
của thị trường BĐS hiện nay. Nhu cầu về BĐS công nghiệp của các nhà đầu
tư nước ngoài ngày càng lớn khi có sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn
xuyên quốc gia của Hoa Kỳ, Châu Âu … từ Trung Quốc sang các nước Đông
Nam Á (trong đó có Việt Nam) nhằm hạn chế tối đa những hệ lụy tiêu cực do
cuộc chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ gây ra, đứt gãy chuỗi cung
ứng nguyên, vật liệu cho sản xuất của thế giới. Xét ở góc độ chính sách, pháp
luật; khung pháp lý về phân khúc BĐS công nghiệp vẫn chưa đầy đủ và đồng
bộ. Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 dường như chưa có các quy định điều
chỉnh trực tiếp đối với phân khúc BĐS này. Việc điều chỉnh các quan hệ về
giao dịch BĐS công nghiệp vẫn tuân theo những quy định chung của Luật
Kinh doanh BĐS năm 2024. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ; bởi lẽ, phân
khúc BĐS công nghiệp có những đặc điểm riêng khác biệt với các phân khúc
BĐS nhà ở, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng … Với những đặc điểm khác biệt
này thì phân khúc BĐS công nghiệp cần phải có những quy định mang tính
chuyên biệt bên cạnh những quy định chung về kinh doanh BĐS. Vì vậy, theo
tôi, dựa trên cơ sở quy định của Luật Kinh doanh BĐS năm 2024, Chính phủ,
Bộ Xây dựng và các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, soạn thảo ban hành các
quy định về phân khúc BĐS công nghiệp góp phần đưa hoạt động của phân
khúc BĐS này đi vào nề nếp và thúc đẩy sự vận hành của phân khúc BĐS
công nghiệp thông suốt, lành mạnh.
Ba là, nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước các cấp trong phát
triển khu CN, khu KT về: Vai trò, vị trí của khu CN, khu KT trong quá trình
CNH, phát triển kinh tế của đât nước; tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý

31
nhà nước trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý khu CN, khu KT là
cơ quan “đầu mối, tại chỗ” với quy trình thủ tục hành chính đơn giản; xây
dựng và triển khai chính sách phát triển các khu CN, khu KT.
Bốn là, xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của khu CN, khu KT và mô
hình khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách
vượt trội về cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai; thủ tục hành chính liên quan đến
đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng … Các thiết chế giải quyết tranh chấp và thực
thi; quy định đảm bảo phát triển đồng bộ và bền vững về KT-XH, môi trường
…. Phù hợp với đặc thù của từng mô hình, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với
các khu vực khác.
Năm là, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối
với khu CN, khu KT; trong đó tập trung vào các nội dung sau: Kiện toàn bộ
máy quản lý nhà nước về khu CN, khu KT ở cả trung ương và địa phương
theo hướng tinh gọn, một đầu mối, đủ thẩm quyền, đủ năng lực để phát triển
các mô hình mới, tiếp cận phương thức quản lý nhà nước hiện đại; xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về khu CN, khu KT phục vụ công
tác xúc tiến, thu hút, hợp tác đầu tư và quản lý nhà nước đối với khu CN, khu
KT.
Sáu là, xây dựng các chính sách, pháp luật đảm bảo gắn kết đồng bộ quy
hoạch khu KT, khu CN với phát triển đô thị, dịch vụ trong một phương án
tổng thể, thống nhất từ quy hoạch cấp quốc gia đến quy hoạch vùng, quy
hoach tỉnh; gắn quy hoạch chuyên ngành với sản xuất với điều kiện phát triển
kinh tế có tính đến những yếu tố đặc thù của địa phương như tài nguyên, đất
đai, dân cư; đảm bảo sự tương hỗ với quá trình đô thị hóa.
Bảy là, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật đồng bộ, mang tính hấp
dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng
rào khu CN, khu KT, các công trình hạ tầng kết nối, các công trình nhà ở,

32
thiết chế văn hóa, phúc lợi cho người lao động, các dịch vụ phục vụ cho khu
CN, khu KT. Đồng thời, xây dựng các chính sách đầu tư bắt buộc nhằm đồng
bộ hóa quá trình đầu tư, đảm bảo việc khai thác quỹ đất và đầu tư xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu CN, khu KT nhằm nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người công nhân làm việc trong khu CN, khu KT v.v.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Minh Phong & Nguyễn Trần Minh Trí (2023), Vai trò các
khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp Việt Nam - Kỷ yếu Hội thảo
“Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò
của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023
2. Lê Đình Thắng (2023), “Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp,
các “nút thắt” trong phát triển từ góc nhìn kiểm toán” - Kỷ yếu Hội thảo
“Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò
của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Hà Nội, ngày
18/10/2023
3. Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023), “Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu
kinh tế” - Kỷ yếu Hội thảo “Diễn đàn Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh
tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do Kiểm toán nhà
nước tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/10/2023

33
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI KHU CÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH
KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

TRẦN THIÊN LONG


Phó Chủ tịch Thường trực -
Liên Chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

1. Bối cảnh các Khu công nghiệp Việt Nam:


Tại Việt Nam, các khu công nghiệp (KCN) đã đóng góp tích cực cho
tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng xanh và bền
vững bởi những tác động của nó đến môi trường sinh thái. Trước xu hướng
phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm trên thế giới và
xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn trong nước, việc chuyển đổi và phát triển
các KCN bền vững tại Việt Nam là một trong những giải pháp mang tính cấp
thiết cần phải được đặt lên hàng đầu.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai mô hình KCN bền vững dưới
dạng các KCN sinh thái và KCN công nghiệp - đô thị - dịch vụ, song ở Việt
Nam mô hình này vẫn còn khá mới mẻ và mới chỉ đang được thực hiện thí
điểm ở một số KCN. Cách thức triển khai mô hình KCN bền vững ở Việt
Nam là chuyển đổi từ các KCN truyền thống sang mô hình KCN sinh thái
bằng cách chú trọng đến các tiêu chí của mô hình KCN sinh thái. Đây là cách
làm khác so với các quốc gia trên thế giới là hình thành và xây dựng KCN
sinh thái ngay từ đầu.
2. Phát triển bền vững là gì? Khu công nghiệp sinh thái?
Phát triển bền vững là gì?

34
Phát triển bền vững là một khái niệm được định nghĩa là “phát triển đáp
ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại khả năng của các thế hệ tương lai
trong việc đáp ứng nhu cầu của họ“. Đây là một mục tiêu toàn cầu được thể
hiện qua Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, bao
gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu nhằm giải quyết các thách thức lớn về kinh
tế, xã hội và môi trường.
Các mô hình phát triển bền vững
Các mô hình phát triển bền vững (SDGs) là những mục tiêu toàn cầu
được Liên Hợp Quốc đề ra nhằm giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội
và môi trường được công bố vào năm 2015 và dự kiến sẽ được thực hiện đến
năm 2030. Một số ví dụ về các mô hình phát triển bền vững là:
- Mô hình năng lượng tái tạo: Sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tái
tạo như mặt trời, gió, nước để giảm thiểu khí thải nhà kính và tiết kiệm chi
phí. Một số quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này là Đan Mạch, Đức, Thụy
Điển, vv.
- Mô hình nông nghiệp hữu cơ: Sử dụng các phương pháp canh tác thân
thiện với môi trường và sức khỏe như không sử dụng hóa chất độc hại, tăng
cường đa dạng sinh học, bảo vệ đất đai và nguồn nước. Một số quốc gia có
nền nông nghiệp hữu cơ phát triển là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, vv.
- Mô hình kinh tế xanh: Sử dụng các chính sách và công nghệ nhằm tạo
ra sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, giảm nghèo đói và bất bình
đẳng, tôn trọng quyền con người và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Một số
quốc gia áp dụng mô hình này là Rwanda, Costa Rica, New Zealand, vv.
Các mô hình phát triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc
gia và cộng đồng mà còn góp phần vào sứ mệnh chung của nhân loại: Bảo vệ
hành tinh và cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người.

35
Khu công nghiệp sinh thái là gì?
“Theo UNIDO, một khu công nghiệp sinh thái là một cộng đồng các
doanh nghiệp nằm trên một tài sản chung, nơi các thành viên tìm kiếm hiệu
suất môi trường, kinh tế và xã hội được nâng cao thông qua sự hợp tác trong
việc quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.”
Thực tiễn tốt nhất quốc tế minh họa rằng các loại lợi ích kinh tế, môi
trường và xã hội từ các Khu công nghiệp sinh thái (EIPs) là đáng kể, vượt qua
các lợi ích của các mô hình kinh doanh thông thường. EIPs cho phép lợi ích
từ sự hợp tác lớn hơn giữa các công ty thuê đất trong Khu công nghiệp, nhà
cung cấp dịch vụ và cộng đồng địa phương, cho phép các công ty chuyển đổi
các vấn đề môi trường thành lợi ích hiệu quả, bằng cách sử dụng các nguồn
lực hiệu quả hơn và cho phép các công ty sử dụng các dịch vụ và cơ sở hạ
tầng chung.
Để giải phóng tiềm năng của các khái niệm và thực tiễn Khu công nghiệp
sinh thái, UNIDO đã phát triển một bộ Công cụ EIP cho các khu công nghiệp
và các nhà hoạch định chính sách. Bằng cách sử dụng các công cụ, các Khu
công nghiệp và các quốc gia có thể thúc đẩy việc chuyển đổi các Khu công
nghiệp và Cụm công nghiệp theo hướng EIPs.
3. Lợi ích và vai trò của Khu công nghiệp sinh thái
Lợi ích của Khu công nghiệp sinh thái:
Các lợi ích chính cho các Khu công nghiệp sinh thái bao gồm: giảm tác
động môi trường của khu công nghiệp; thúc đẩy tăng hiệu quả; tạo điều kiện
cho sự gắn kết cộng đồng; cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn với tài chính
và hỗ trợ kỹ thuật; và nâng cao khả năng cạnh tranh kinh doanh. Thực tiễn
công nghiệp quốc tế tốt thể hiện một loạt các lợi ích kinh tế, môi trường và
xã hội từ EIPs. Thật vậy, những điều này có thể vượt xa các lợi ích trường
hợp kinh doanh thông thường. Trong bối cảnh này, lợi ích EIP không chỉ là

36
thương mại. Chúng cũng có bản chất chiến lược vì chúng dẫn đến giảm tiếp
xúc với rủi ro tài nguyên và cấp phép. Họ cũng tăng khả năng cạnh tranh, thúc
đẩy phát triển kinh doanh và xây dựng danh tiếng tốt hơn với các bên liên
quan chính. Các động lực như tiếp cận tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và chính sách,
lợi ích kinh tế và cộng đồng thường được ghi nhận bởi hầu hết các trường hợp
được phân tích trong nghiên cứu so sánh do UNIDO (2016) thực hiện.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của EIP là cơ hội tăng cường
kinh doanh, khả năng cạnh tranh công nghiệp và tăng trưởng bền vững. Để
EIP thành công về mặt kinh tế, khái niệm công viên tổng thể phải hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư và ngành công nghiệp, bao gồm cả việc tiếp cận các nguồn
lực và nguồn nhân lực thích hợp. Động lực chính cho các nhà phát triển EIPs
là mong muốn thu hút các nhà đầu tư chiến lược và khuyến khích đầu tư trực
tiếp trong và ngoài nước. Hỗ trợ có thể được cung cấp thông qua việc cung
cấp các dịch vụ phù hợp về kinh tế, môi trường và xã hội và kế hoạch đáp
ứng chương trình nghị sự bền vững cho một khu công nghiệp.
Từ góc độ cạnh tranh công nghiệp, các lợi ích chính cho EIP là:
- Cung cấp một môi trường kinh doanh được cải thiện và năng động;
- Giảm thiểu chi phí vận hành và cải thiện hiệu quả và năng suất quy
trình;
- Tăng nhu cầu để cải thiện hiệu quả và tăng trưởng;
- Giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên;
- Cung cấp sự đảm bảo cho các bên liên quan về các mối quan tâm về
môi trường và xã hội liên quan đến người tiêu dùng, cộng đồng địa phương,
chính phủ và các nhà đầu tư;
- Sử dụng lợi thế trách nhiệm xã hội của công ty; và
- Cung cấp quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đại diện
tập thể cho lợi ích kinh doanh.

37
Các lợi ích về môi trường chính của EIPs bao gồm:
- Các cam kết về biến đổi khí hậu ở cấp độ toàn cầu và quốc gia;
- Sự hiện diện của các cơ chế chính sách có liên quan (ví dụ, thuế và cơ
chế thị trường, chẳng hạn như Định giá carbon);
- Xanh hóa chuỗi cung ứng và giảm bớt các hạn chế về tài nguyên, điều
này có thể dẫn đến cải thiện tài nguyên, quản lý và bảo tồn tài nguyên;
- Đảm bảo cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi với chi phí tài nguyên cao
hơn và thích ứng với các rủi ro biến đổi khí hậu;
- Đáp ứng các mối quan tâm về môi trường và xã hội từ người tiêu dùng;

- Tăng nhu cầu để cải thiện hiệu quả và tăng trưởng.
Bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và hiệu quả tài nguyên đang làm
cho nhu cầu bắt buộc đối với EIP trở nên mạnh mẽ hơn. Ngành công nghiệp
chiếm một phần đáng kể lượng khí thải toàn cầu và có tác động rộng rãi đến
môi trường và cộng đồng địa phương. EIP có thể đóng góp đáng kể vào việc
giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2), từ đó góp phần thực hiện Thỏa
thuận Biến đổi Khí hậu Paris (2015) và Đóng góp được Xác định Quốc gia
(NDCs). Đạt được các mục tiêu này sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu sắc và lâu
dài về phát thải khí nhà kính và năng lượng công nghiệp. Trong bối cảnh này,
EIP có tiềm năng đóng một vai trò quan trọng.
Các lợi ích xã hội chính của EIPs bao gồm:
- Điều kiện làm việc và lao động tốt hơn;
- Tạo việc làm địa phương;
- Cải thiện bình đẳng giới;
- An ninh và phòng chống tội phạm tốt hơn;
- Cung cấp cơ sở hạ tầng xã hội cho người lao động và cộng đồng;
- Hỗ trợ phúc lợi cộng đồng địa phương và tiếp cận cộng đồng;

38
- Cung cấp đào tạo nghề;
- Cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp; và
- Chuyển đổi sang sử dụng đất bền vững hơn.
Với việc tăng sản lượng công nghiệp ở các nền kinh tế đang phát triển
và mới nổi, khuôn khổ EIP có thể giúp đảm bảo các tiêu chuẩn xã hội được
duy trì - và nhân viên và cộng đồng rộng lớn hơn được bảo vệ một cách thích
hợp. Việc tích hợp các tiêu chuẩn chất lượng xã hội trong các khu công nghiệp
ngày càng trở nên quan trọng. Bằng chứng cho thấy xích mích giữa cộng đồng
và khu công nghiệp có thể xảy ra do sự chuẩn bị kém để đối phó với các
trường hợp khẩn cấp, lo ngại về tiêu chuẩn hoạt động và sự xâm lấn ngày
càng tăng giữa phát triển dân cư và công nghiệp. Ngoài ra, các khu công
nghiệp thường phụ thuộc vào lao động thâm canh, nguồn cung cấp tài nguyên
từ các cộng đồng địa phương xung quanh, cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp, và
trong một số trường hợp là nhà ở và các dịch vụ xã hội rộng lớn hơn. Điều
này đòi hỏi một khuôn khổ và quy trình được lên kế hoạch cẩn thận và phù
hợp để giải quyết các mối quan tâm xã hội.
Các lợi ích kinh tế chính của EIPs bao gồm:
• Tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp;
• Nâng cấp kỹ năng của lực lượng lao động;
• Liên kết giữa các công ty khu công nghiệp và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SMEs) và cộng đồng bên ngoài khu công nghiệp;
• Chuyển giao công nghệ và kiến thức thông qua đầu tư trực tiếp nước
ngoài; và
• Các hiệu ứng trình diễn phát sinh từ việc áp dụng các thông lệ công
nghiệp quốc tế tốt và các phương pháp tiếp cận phát triển khu vực.
EIPs có thể cung cấp một loạt các lợi ích kinh tế xã hội, đặc biệt là tạo
việc làm. EIP thường liên quan đến việc tạo ra một cơ sở hạ tầng xã hội nâng

39
cao, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển. Các ví
dụ bao gồm các cơ sở y tế, cơ hội đào tạo nghề và các dịch vụ cộng đồng
rộng lớn hơn. Lợi ích gián tiếp thường khó định lượng, nhưng ngày càng quan
trọng đối với sự bền vững kinh tế lâu dài của công viên và các công ty thường
trú.
Rủi ro danh tiếng ngày càng quan trọng và có thể được giảm thiểu thông
qua khuôn khổ EIP.
Vai trò của Khu công nghiệp sinh thái trong xây dựng mạng lưới phát
triển bền vững Khu công nghiệp:
Khu công nghiệp bền vững và vai trò của nó trong thúc đẩy tăng trưởng
xanh:
Quan điểm về KCN bền vững được nhà khoa học Robert A. Frosch và
Nicholas E. Gallopoulos đề xuất vào năm 1989, nhưng dưới phạm vi hẹp hơn
là KCN sinh thái. Theo đó, KCN sinh thái hình thành trên cơ sở sinh thái công
nghiệp nhấn mạnh sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và liên kết mạng lưới
DN.
Đến nay, sau hơn 3 thập kỷ, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về KCN
bền vững, nhưng nhận thức chung nhất đều thống nhất, KCN bền vững được
nhìn nhận ở 4 góc độ, bao gồm:
(i) Bền vững trong nội tại KCN thông qua sử dụng công nghệ sản xuất
tiên tiến, có biện pháp giảm phát thải và xử lý chất thải trước khi xả thải ra
môi trường; (ii) Tính cộng sinh với các DN khác để đảm bảo chu trình kinh
tế khép kín, tuần hoàn và tận dụng nguyên nhiên vật liệu của nhau, hạn chế
tối đa các phế phẩm trong quá trình sản xuất đến môi trường; (iii) Đảm bảo
hài hòa mối quan hệ giữa DN với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác; (iv) Đảm bảo mối quan

40
hệ với cộng đồng địa phương thông qua thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của
DN trong KCN.
Như vậy, có thể thấy, vai trò của KCN bền vững trong thúc đẩy tăng
trưởng xanh được nhìn nhận ở cả 3 trụ cột, như sau:
- Đối với kinh tế: Phát triển KCN bền vững tạo động lực cho tăng trưởng
kinh tế địa phương và cả nước, đặc biệt là thúc đẩy phát triển công nghệ phụ
trợ, nâng cao ứng dụng công nghệ trong DN vừa và nhỏ. Theo đó, bản thân
các DN trong KCN bền vững sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động nhờ tận dụng
được lợi thế vốn có của KCN bền vững. Bởi, các DN trong KCN bền vững sẽ
tiết kiệm chi phí trên cơ sở sản xuất mang tính liên kết và tuần hoàn với các
DN khác.
- Đối với xã hội: KCN bền vững thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài
nước, tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh
đó, KCN bền vững cũng tạo động lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của các địa phương trên cơ sở đòi hỏi cao về nguồn nhân lực lành nghề và
chất lượng cao, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực này cả về trình độ chuyên
môn và kỹ năng nghề nghiệp. Các dự án phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp
hệ thống cơ sở hạ tầng đã đảm bảo đời sống người lao động, đảm bảo an sinh
xã hội.
- Đối với môi trường: KCN bền vững có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với môi trường, giúp giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm chất thải
công nghiệp, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên, áp dụng hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, sử dụng nguyên liệu tái
tạo. Đồng thời, ứng dụng các công nghệ cao, thân thiện trong các hoạt động
sản xuất và xử lý rác thải.

41
4. Khung Quốc tế về Khu công nghiệp sinh thái. Các yêu cầu đối với
Khu công nghiệp sinh thái.
Khung Quốc tế về Khu công nghiệp sinh thái:
Khung EIP mô tả các yêu cầu hiệu suất cho các trung tâm EIP theo bốn
loại chính: hiệu suất quản lý công viên, hiệu suất môi trường, hiệu suất xã hội
và hiệu suất kinh tế. Hình 3 trình bày khuôn khổ bao quát. Khung này cung
cấp cơ sở để xác định và thiết lập các điều kiện tiên quyết và yêu cầu hiệu
suất cho EIP. Như một cơ sở, EIP phải tuân thủ tất cả các quy định hiện hành
của địa phương và quốc gia. Họ cũng phải đáp ứng các yêu cầu hiệu suất rộng
hơn được đặt ra trong khuôn khổ này. Các yêu cầu về hiệu suất đối với EIP
được xác định để các tác động môi trường và xã hội vượt ra ngoài các yêu
cầu quy định.
Các yêu cầu đối với Khu công nghiệp sinh thái.
Phần này phác thảo các yêu cầu về hiệu suất đối với một khu công nghiệp
được phân loại là EIP; nó cũng nêu chi tiết những gì sẽ được mong đợi trên
toàn cầu từ hiệu suất của nó. Các yêu cầu dựa trên khuôn khổ của Khung
Quốc Tế Về KCN sinh thái. Các yêu cầu tập trung vào các thành phần chính
và quản lý EIPs. Cụ thể, họ tập trung vào hiệu suất môi trường, xã hội và kinh
tế. Như vậy, khuôn khổ bắt nguồn từ sự hiểu biết chung về EIP sang tiêu chí
cấp cao hơn và cách tiếp cận đánh giá đến các yêu cầu cụ thể trong Phần này.
Khi áp dụng khuôn khổ này cho sự phát triển công nghiệp hiện tại hoặc
tương lai, cần lưu ý những điều sau:
- Khung EIP và các yêu cầu hiệu suất tương ứng cung cấp một hướng
dẫn hữu ích đối với việc lồng ghép EIP. Ngoài ra, nó phục vụ như một công
cụ để xây dựng năng lực và các khuôn khổ thể chế vững chắc. Ở cấp độ hoạt
động, khuôn khổ EIP hỗ trợ các học viên và người quản lý công viên trong

42
việc đánh giá các cơ hội cần tăng cường hơn nữa phù hợp với các thông lệ tốt
quốc tế.
- Các yêu cầu về hiệu suất EIP đặt ra những kỳ vọng cơ bản của EIP trên
toàn cầu. Các yêu cầu về hiệu suất được cung cấp như kỳ vọng quốc tế. Cần
có sự nhạy cảm với các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn địa phương trong ứng dụng
của chúng (ví dụ: khi thiết lập ngưỡng cho hỗn hợp nhiên liệu và công nghiệp,
cường độ năng lượng, xử lý chất thải, cũng như các yêu cầu của cấu trúc quản
trị cấp cao hơn, thể chế, cơ quan quản lý, v.v.).
- Các yêu cầu trong mỗi danh mục được chia thành các điều kiện tiên
quyết và các chỉ số hiệu suất. Để được coi là EIP, một công viên được kỳ
vọng sẽ tuân thủ tất cả các điều kiện tiên quyết và kỳ vọng hiệu suất có liên
quan.
- Khi các giá trị tiền tệ được chỉ định, chúng nên được chuyển đổi sang
nội tệ. Các mục tiêu hiệu suất định lượng nên được liên kết với các tiêu chuẩn
và tiêu chuẩn ngành công nghiệp quốc gia đầy tham vọng nhưng khả thi.
- Tuân thủ các quy định quốc gia và địa phương hiện hành là một yêu
cầu đối với tất cả các khu công nghiệp, bất kể vị trí địa lý và đặc điểm cụ thể
của công viên.
- Các yêu cầu về hiệu suất đối với EIP trong khuôn khổ này nhằm mục
đích vượt ra ngoài việc tuân thủ các quy định và yêu cầu về môi trường và xã
hội ("Compliance Plus").
- EIP được khuyến khích vượt ra ngoài các yêu cầu và kỳ vọng về hiệu
suất này khi nó khả thi về mặt kỹ thuật, xã hội và tài chính và hiệu quả về chi
phí để làm như vậy.

43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG & QUY HOẠCH
CÁC KHU CHỨC NĂNG HƯỚNG ĐẾN
NỀN KINH TẾ XANH, KINH TẾ TUẦN HOÀN

TS.KTS. NGUYỄN XUÂN HINH


Nguyên trưởng Khoa quy hoạch,
Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

1. Mở đầu:
Trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và
tầm nhìn đến 2050, đặt ra yêu cầu xây dựng, phát triển công trình xanh, đô
thị xanh, đô thị sinh thái, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị Việt Nam
nhanh và bền vững (PTBV). Trong quá trình đô thị hóa, dựa trên nền tảng
công nghiệp hóa, phát triển khu chức năng/khu công nghiệp (KCN) đóng vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ đến năm
2030. KCN không chỉ tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động mà còn góp
phần tạo nguồn thu nhập và xuất khẩu cho đất nước. Ngoài ra, KCN còn thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp vào quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa quốc gia.
Phát triển kinh tế xanh, đô thị xanh, KCN xanh đang là một xu hướng
phát triển trên toàn thế giới, không những chỉ trong phạm vi từng đô thị mà
còn là chiến lược của các quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh” và theo đó, các tỉnh, thành trong toàn
quốc cũng đã có những giải pháp của riêng. Đây là cơ sở quan trọng trong
việc thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng các yêu cầu, tiêu chí quy hoạch đô thị
xanh tại Việt Nam.

53
Trong thời kỳ đến năm 2030, KCN Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ, điều này giúp tăng cường năng suất lao động và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân. KCN cũng đóng vai trò trong việc hình
thành các đô thị mới ở nông thôn và hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa nông
thôn. Ngoài ra KCN giúp cải thiện hạ tầng, môi trường kinh doanh và tạo ra
sự cạnh tranh cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của
nền kinh tế.
Với cách tiếp cận tổng thể về PTBV, để có một môi trường xanh - thông
minh nói chung, chúng ta cần phải tao ra môi trường Phát triển bền vững, bao
gồm; đảm bảo về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, văn hóa xã hội (đô thị
xanh) & đảm bảo tiện ích công nghệ thông tin và truyền thông (đô thị thông
minh). Để góp phần thực tiễn trong quá trình phát triển xanh & thông minh
kinh tế xã hôi, việc tiếp cận giải pháp quy hoạch & quản lý mô hình KCN
xanh - thông minh, nhằm tạo nên hình ảnh KCN hiện đại, thân thiện, góp phần
gìn giữ và nâng cao hiệu quả của môi trường sinh thái - Đây chính là mô hình
phát triển KCN xanh mà chúng ta đang hướng tới.
Khu công nghiệp phát triển xanh là một khái niệm liên quan đến việc
phát triển các khu vực công nghiệp với mục tiêu hướng đến sự bền vững và
bảo vệ môi trường. Trong nền kinh tế xanh tuần hoàn, các khu công nghiệp
phát triển xanh được xây dựng với những tiêu chí như sử dụng hiệu quả tài
nguyên, giảm thiểu lượng chất thải và khí thải, áp dụng công nghệ tiên tiến
và hữu ích, và tạo ra môi trường làm việc an toàn và thuận lợi cho người lao
động.
Các khu công nghiệp phát triển xanh thường có các hệ thống quản lý
môi trường chặt chẽ, sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy việc tái chế và sử
dụng nguyên liệu tái chế, đồng thời cung cấp cơ hội việc làm và nguồn thu

54
nhập ổn định cho cộng đồng địa phương. Điều này giúp tạo ra nguyên liệu và
sản phẩm có giá trị cao trong chuỗi cung ứng, đồng thời giảm thiểu tác động
tiêu cực lên môi trường và xã hội.
Trong nền kinh tế xanh tuần hoàn, phát triển các khu công nghiệp xanh
không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì
cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và kinh
doanh.
2. Nhận diện các yếu tố tác động đến việc quy hoạch phát triển
không gian bền vững.
2.1.Yếu tố tác động của tổ chức không gian lãnh thổ.
Quy hoạch lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng
lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất
đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn
hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng
sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội mới.
Do vậy, quy hoạch lãnh thổ giữ vai trò quan trọng về đầu tư phát triển
kinh tế xã hội, thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng; Là
cơ sở quan tọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, quy
hoạch vùng lãnh thổ tham gia vào hệ thống quản lý đất đai về: Định hướng
sử dụng đất theo cơ cấu kinh tế hợp lý; Bố trí cơ cấu sử dụng đất phù hợp với
yêu cầu phát triển của các cấp các ngành; Xây dựng một hệ thống biện pháp
bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai bền vững. Mục tiêu cụ thể của quy
hoạch lãnh thổ được xác định: (1) Tạo lập sự cân bằng trong mối quan hệ của
đời sống, ngăn chặn sự phân hóa giàu nghèo; (2) Điều phối các loại hình quy
hoạch và giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng đất; (3) Sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả gắn liền với bảo tồn thiên
nhiên và tính đa dạng sinh học; (4) Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác

55
giữa các vùng lãnh thổ. Từ mục tiêu và vai trò của quy hoạch lãnh thổ, những
đặc trưng và những yếu tố tác động được nhận diện cụ thể trong quy hoạch
đô thị:
Quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch các khu chức năng là hệ thống
các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu
kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường
cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã
hội và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Do vậy, quy hoạch đô thị nói
chung, quy hoạch các khu chức năng nói riêng (trong đó có các KCN) giữ vai
trò quan trọng về các mặt : (1) là căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển kinh
tế xã hội, thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng khu vực công
nghiệp; (2) Là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất
các cấp, tham gia vào hệ thống quản lý đất đai về: Định hướng sử dụng đất
theo cơ cấu kinh tế hợp lý; Bố trí cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát
triển của các cấp các ngành; Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi
trường và sử dụng đất đai bền vững.
2.2.Yếu tố tác động kinh tế - xã hội:
Yếu tố kinh tế - xã hội được quan tâm bao gồm các yếu tố như chế độ
xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ
quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản
xuất. Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đất
đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng
cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao. Bên cạnh
đó, nếu quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất
đai bị sử dụng không hợp lý, không chú ý đến việc xử lý nước thải, chất thải

56
và khí thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn diện tích lớn đất canh
tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển, hủy hoại
chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác.
Nguồn lực phát triển còn thấp nên những yêu cầu về phát triển bền vững
ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Đầu tư được tập trung chủ yếu cho
những công trình mang lại lợi ích trực tiếp, còn rất ít đầu tư cho tái tạo các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Số nợ hiện nay của Việt
Nam so với các nước khác chưa thuộc loại cao và chưa tới giới hạn nguy
hiểm, song nó đang tăng lên nhanh chóng và sẽ có nguy cơ đe doạ tính bền
vững của sự phát triển trong tương lai, nhất là khi vốn vay chưa được sử dụng
có hiệu quả. Mức độ chế biến, chế tác nguyên vật liệu trong nền kinh tế Việt
Nam còn rấp thấp và mức độ chi phí nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị
giá trị sản phẩm còn cao: sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu
phần lớn là sản phẩm thô; sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng...
trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn và đã bị khai thác
đến mức tới hạn.
Xu hướng giảm giá các sản phẩm thô trên thị trường thế giới gây ra nhiều
khó khăn cho tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam. Với cơ cấu sản xuất như
hiện nay, để đạt được một giá trị thu nhập từ thị trường thế giới, Việt Nam đã
phải bán đi một số lượng hang hoá hiện vật nhiều hơn trước. Các mục tiêu
phát triển của các ngành có sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn mâu thuẫn
nhau và chưa được kết hợp một cách thoả đáng. Các cấp chính quyền ở cả
Trung ương và địa phương chưa quản lý có hiệu quả việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng thiếu việc làm là những trở
ngại lớn đối với sự phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
Số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật (về cơ cấu ngành, nghề, kỹ năng,

57
trình độ) chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Khoảng cách
giàu nghèo và phân tầng xã hội có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong nền
kinh tế thị trường.
Mô hình tiêu dùng của dân cư đang diễn biến theo truyền thống của các
quốc gia phát triển, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, năng lượng và thải ra nhiều
chất thải và chất độc hại. Mô hình tiêu dùng này đã, đang và sẽ tiếp tục làm
cho môi trường tự nhiên bị quá tải bởi lượng chất thải và sự khai thác quá
mức.
2.3.Yếu tố môi trường tự nhiên & hạ tầng cơ sở:
Do chú trọng và phát triển kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý tới
hệ thống thiên nhiên, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí
tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các
hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, bệnh viện... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Công tác bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia
và toàn cầu, cần phải được tiến hành từ cấp cơ sở phường xã, quận huyện.
Chúng ta còn thiếu phương thức quản lý tổng hợp môi trường ở cấp vùng,
liên vùng và liên ngành, trong khi đó lại có sự chồng chéo chức năng, nhiệm
vụ giữa các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường. Quản lý nhà
nước về môi trường mới được thực hiện có ở cấp phường xã. Một số quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đã được xây dựng, song chưa có cơ chế
bắt buộc các địa phương và các ngành tham gia khi xây dựng và thực hiện
quy hoạch này.
Hạ tầng cơ sở là một trong những nội dung quan trọng nhất của quy
hoạch không gian lãnh thổ, nhất là nhà ở, giao thông, các lĩnh vực giáo dục
đào tạo, y tế, thể thao, nghỉ dưỡng, v.v… Tuy nhiên, trong những đặc điểm
của trào lưu Xanh có khuyến khích áp dụng, nhưng còn thiếu sự đồng bộ trong

58
triển khai, đặc biệt còn có sự khác biệt về nhìn nhận, đánh giá giữa các đô thị,
các tỉnh và khu vực trên toàn quốc.
- Quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị ở hầu hết các đô thị Việt
Nam đều chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đô thị và chưa đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Mặc dù hạ tầng kỹ thuật đô thị ở các thành phố lớn đã được quan tâm
đầu tư cải tạo và nâng cấp, nhưng nhìn chung vẫn còn rất yếu kém, chưa đáp
ứng được những tiêu chuẩn của đô thị:
- Chưa có sự lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch
đô thị nên vừa làm tăng các vấn đề môi trường đô thị vừa gây khó khăn trong
việc khắc phục các hậu quả.
- Đô thị hoá với tốc độ nhanh và sự gia tăng dân di cư từ nông thôn ra
thành thị gây nên sức ép ngày càng lớn về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị.
Những hoạt động ưu tiên cần được tiến hành để phát triển đô thị bền vững
bao gồm:
- Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đồng bộ với quy hoạch các
vùng sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm bảo đảm phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng ở các đô thị lớn.
Sử dụng các công cụ kinh tế và hành chính trong việc khuyến khích thói quen
sử dụng dịch vụ giao thông công cộng. Hạn chế phát triển các loại phương
tiện giao thông cá nhân tiêu tốn nhiên liệu, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên
nhiên và gây ô nhiễm môi trường, đồng thời khuyến khích sang chế và phổ
biến các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Về tài nguyên, môi trường: Đánh giá các khả năng đáp ứng, cung cấp
các nguồn nguyên - nhiên liệu, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
của lãnh thổ đối với các mục đích khai thác, sử dụng lãnh thổ cho các nhu

59
cầu phát triển kinh tế - xã hội đô thị, phù hợp với các qui luật vận động tự
nhiên của lãnh thổ.
3. Định hướng quy hoạch các khu chức năng hướng đến kinh xanh,
kinh tế tuần hoàn.
3.1.Phát triển nền kinh tế xanh, công nghiệp xanh.
Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát
triển chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng.
Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô
sang chế biến tinh xảo hơn, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị tài
nguyên được khai thác. Chuyển dần sự tham gia thị trường quốc tế bằng
những sản phẩm tinh sang dạng các sản phẩm chế biến tinh và dịch vụ. Chú
trọng nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ của sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ.
Triệt để tiết kiệm các nguồn lực trong phát triển, sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế
hệ mai sau.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam trong
thời gian tới. Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hoá sạch" là ngay từ
ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề,
công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực
ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh".
Những tiêu chuẩn môi trường cần được đưa vào danh mục tiêu chuẩn thiết
yếu nhất để lựa chọn các ngành nghề khuyến khích đầu tư, công nghệ sản

60
xuất và sản phẩm, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất và xây dựng
các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm.
- Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng trọng
điểm, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành tác
động mạnh mẽ tới môi trường, nhằm bảo đảm phát triển công nghiệp bền
vững, bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm
và quản lý chất thải một cách có hiệu quả.
- Thể chế hoá việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình lập quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của các nước,
các bộ, ngành và địa phương, từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Hoàn thiện
quy trình đánh giá tác động môi trường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện
các nội dung đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm ngặt quy định
phải đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư cho doanh
nghiệp.
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách để
thúc đẩy quá trình thay thế công nghệ sản xuất lạc hậu, tốn nhiều năng lượng,
nguyên liệu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi
trường.
- Khuyến khích sản xuất sạch; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận
thức của cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng và lợi ích của sản xuất
sạch trong quá trình phát triển bền vững.
- Xây dựng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đối với sản xuất sạch phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế. Nghiên cứu và phát triển công nghệ và thiết bị
sản xuất sạch, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các nhà
nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng trong sản
xuất.

61
- Nghiên cứu, ban hành một số chế tài buộc các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh quy mô lớn và vừa phải thiết lập các hệ thống tự quan trắc, giám
sát về môi trường để cung cấp thông tin về chất thải và mức độ ô nhiễm docác
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gây nên. Nghiên cứu, ban hành các chỉ
tiêu về mức ô nhiễm tối đa cho phép ở các khu công nghiệp. Nhanh chóng
hình thành một lực lượng cán bộ được đào tạo về quản lý môi trường trong
các khu công nghiệp.
- Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, phải ưu tiên phát triển
các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Phát triển và đẩy
mạnh việc sử dụng công nghệ, thiết bị bảo vệ môi trường thích hợp và tiên
tiến; lập các dự án với luận chứng đầy đủ, chi tiết về các biện pháp kiểm soát
ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
- Thành lập mới và phát triển khu công nghệ cao. Ban hành các tiêu
chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, công nghiệp điện, điện tử và công
nghiệp sản xuất ô tô, mô tô, xe máy.
- Từng bước nâng dần tỷ lệ đầu tư phát triển công nghiệp sạch.
- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm tỷ trọng công nghệ sạch
ngày càng tăng.
3.2. Tổ chức không gian đô thị, nông thôn & các khu chức năng
hướng đến kinh xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đô thị, nông thôn là một không gian định cư do con người tạo ra, đô thị
là kết quả của quá trình phát triển của xã hội loài người theo xu hướng phi
nông nghiệp (tỷ trọng nông nghiệp giảm), tăng phát triển thương mại, công
nghiệp & hiện đại hóa ngày càng cao. Trong khi đó, hình thức định cư nông
thôn gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp, ít nhiều phụ thuộc trực tiếp

62
vào các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, ở một mức độ nào đó, con
người vẫn luôn giữ được sự cân bằng sinh thái với môi trường tự nhiên.
Để đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển bền vững Việt Nam hiện nay
cần có điều tra cơ bản, rà soát và đánh giá lại toàn bộ hệ thống từ công tác:
qui hoạch, tổ chức, quản lí, thể chế, chiến lược phát triển đô thị & khu chức
năng, nhằm kiện toàn tổ chức lại hệ thống, phát triển vững chắc, từng bước
thích hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo sự
cân bằng giữa nông thôn và thành thị, tránh sự lãng phí tài nguyên thiên
nhiên (Đặc biệt là: đất và nước), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không vì
sự phát triển của thế hệ hôm nay mà ảnh hưởng tới tương lai phát triển của
thế hệ mai sau - cụ thể:
-Đô thị hóa, công nghiệp hóa phù hợp với sự phân bố và trình độ phát
triển lực lượng sản xuất.
- Phân bố hợp lý quy mô các khu chức năng, khu công nghiệp gắn với
các đô thị lớn, trung bình và nhỏ trên các vùng lãnh thổ, kết hợp đẩy nhanh
đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tạo ra sự phát triển cân
bằng.
- Có cơ sở hạ tầng đồng bộ với trình độ thích hợp hoặc hiện đại, tuỳ
thuộc vào yêu cầu khai thác và sử dụng.
- Phát triển ổn định, bền vững và trường tồn trên cơ sở tổ chức hợp lý
môi sinh và bảo vệ môi trường;
- Kết hợp cải tạo với xây dựng mới; coi trọng giữ gìn bản sắc văn hoá và
truyền thống dân tộc với việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới
trong việc cải tạo, xây dựng.
- Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội.

63
- Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo, xây dựng đô thị, bảo đảm cho các
đô thị phát triển có trật tự, kỷ cương theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt
và những quy định của pháp luật.
3.3.Hướng tiếp cận mô hình đô thị xanh, KCN xanh trong điều kiện
Việt Nam.
Phát triển mô hình đô thị xanh, KCN xanh đang là xu hướng tại nhiều
quốc gia. Hiện nay, vấn đề này được bàn luận trong nhiều lĩnh vực chuyên
sâu, cho thấy sự cần thiết phải đưa ra những chiến lược phù hợp và là cơ sở
triển khai có hiệu quả định hướng phát triển bền vững. Trong mỗi quốc gia,
chiến lược phát triển đô thị xanh đang được cụ thể hóa theo nhiều cấp độ, từ
cấp độ liên quốc gia, liên vùng tới các cấp độ cụ thể hơn trong đô thị. Sự liên
kết này khẳng định việc phát triển không gian không còn bó hẹp trong từng
ranh giới cụ thể mà chịu sự ràng buộc chi phối trên cơ sở của hệ sinh thái, nền
văn hóa và các quan hệ kinh tế. Từ đó, nhiều khái niệm về “trào lưu xanh”
trong phát triển đã được đưa ra, và còn có sự khác biệt nhất định trong các
diễn giải, nhận định theo các mức độ chi tiết khác nhau phản ảnh sự khác biệt
về điều kiện vùng miền và mức độ phát triển kinh tế. Tuy vậy, trong chuyên
ngành quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, các quan điểm đều chú trọng tập
trung vào ba khía cạnh lớn, gồm:
- Tổ chức không gian xanh. Khía cạnh này, không những đơn thuần về
việc bố trí tăng cường các không gian công viên, mặt nước, mà còn đòi hỏi
nhiều hơn việc bố trí có hệ thống về không gian công cộng, thiết lập công
trình thân thiện với môi trường, việc khai thác các đặc điểm điều kiện tự nhiên
trong tạo lập cảnh quan đô thị, KCN và trên hết là hướng tới tạo lập nền tảng
cho phát triển công nghiệp xanh, lối sống xanh.
- Thiết lập hạ tầng xanh. Khía cạnh này hướng tới việc sử dụng hiệu quả
các nguồn đầu tư, xác định các trọng điểm đầu tư vào hạ tầng đô thị, KCN

64
nhằm giảm thiểu sự biến đổi các đặc điểm tự nhiên, thích ứng với biến đổi
khí hậu, nâng cao khả năng vận hành đô thị, KCN tăng năng suất lao động và
thúc đẩy sự gắn kết giữa các cộng đồng dân cư.
- Đảm bảo điều kiện phát triển kinh tế xanh. Chuyển từ kinh tế “nâu”
sang kinh tế “xanh” đang là xu hướng tại nhiều khu vực và quốc gia trên thế
giới, bản chất là sự biến chuyển từ “phát triển nóng” sang phát triển có chiều
sâu, giảm thiểu tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường tự nhiên, đảm bảo
các điều kiện phát triển kế thừa cho những giai đoạn và những thế hệ sau.
Tuy vậy, trên thực tế, việc áp dụng các quan điểm, khía cạnh trên trong
công tác quy hoạch đô thị & KCN tại Việt Nam còn nhiều bất cập:
- Khó khăn trong áp dụng chỉ tiêu đất đai cụ thể nhằm phân loại rõ các
yếu tố đã nêu trên về không gian xanh, hạ tầng xanh, v.v…
- Khó khăn trong triển khai thực hiện theo tiêu chí, bộ tiêu chí cần đạt
theo các yêu cầu phát triển đề ra.
- Khó khăn trong thiết lập mối liên kết sản xuất, liên kết hàng hóa theo
các chuỗi sản phẩm, v.v…
Những khó khăn này đang là thách thức tác động mạnh mẽ tới công tác
quy hoạch theo xu hướng xanh. Với đặc thù công tác quy hoạch Việt Nam về
phân cấp, phân quyền, sự đa dạng trong các loại hình cấp độ lập đồ án thì việc
xây dựng và xác định các chỉ tiêu, tiêu chí do đó đang là vấn đề cấp bách.
Cùng với đó việc tiếp cận xanh đối với quy hoạch đô thị, KCN còn đòi hỏi sự
phối hợp ngành, đặc biệt là phát triển kinh tế, khai thác lợi thế cũng như hoàn
thiện chuỗi liên kết. Tiếp cận theo xu hướng phát triển Đô thị Xanh đòi hỏi
có sự triển khai đồng bộ về các văn bản pháp lý, các hướng dẫn triển khai và
đổi mới phương pháp thực hiện. Theo đó, một số vấn đề được lưu tâm gồm
1) Đối với hệ thống văn bản pháp lý.
Những nội dung đối với định hướng phát triển đô thị Xanh cần được

65
thống nhất, giảm tránh các mâu thuẫn về các Luật liên quan ( Luật Xây dựng,
luật Quy hoạch đô thị v.v…); Các Nghị định thông tư hướng dẫn thực hiện.
Đây là thực trạng bất cập, đặc biệt là trong vận dụng triển khai giữa các tỉnh
trong cả nước
Cụ thể hóa theo 2 hướng: Định lượng hóa và Định tính hóa các yêu cầu
về Đô thị Xanh trong áp dụng triển khai. Thực tế này đang còn nhiều bất cập,
ví dụ như việc xác định chỉ tiêu Cây xanh đô thị, v.v…Việc định lượng hóa
biểu hiện bằng việc ban hành các bộ quy chuẩn, quy phạm triển khai thực
hiện. Việc định tính hóa được cụ thể trong các bộ tiêu chí, có đánh giá, so
sánh, tham chiếu với quốc tế và thực tiễn đã triển khai thực hiện.
2) Đối với những nội dung trọng tâm của đồ án quy hoạch đô thị & KCN
xanh.
Vấn đề về quy hoạch sử dụng đất cần được làm rõ các tiêu chí, quy định
trong phân bố không gian, cấu trúc đô thị và vai trò của từng chức năng cụ
thể. Việc tiếp cận theo hướng xanh có thể sẽ có những tác động nhất định tới
hệ thống đất đai và các tiêu chuẩn kèm theo. Bên cạnh các yếu tố về phân cấp,
phân bố trong hệ thống đô thị, cần có những chỉ dẫn mang tính đặc thù vùng
miền, địa hình , điều kiện tự nhiên, tổ chức xã hội, hoạt động kinh tế nhằm
đảm bảo sự bền vững, tái thiết trong môi trường phát triển đồng nhất các hợp
thể về kinh tế- xã hội – môi trường.
Các nhân tố chính về hình thái không gian đô thị Xanh như hệ thống cây
xanh đô thị, các hệ thống mặt nước cần có sự xác định rõ ràng về chức năng,
vai trò cũng như về tiêu chuẩn, tiêu chí chiễm hữu đất đai và không gian.
Thực trạng chung cho thấy nhiều bất cập trong quản lý sử dụng cây xanh,
công viên một cách hiệu quả. Hiện còn tồn tại một quỹ đất khá lớn tại các khu
vực ven sông, các ao hồ, đầm phá chưa được khai thác rõ ràng. Việc sử dụng
các chức năng lồng ghép trong khu đất cây xanh dẫn tới những đặc điểm khó

66
khăn trong quản lý. Có thể ví dụ như chức năng hồ điều hòa cho các khu vực
phát triển mới được xác định trong khu đất cây xanh, mặt nước nhưng không
có xác định các chỉ tiêu định lượng cụ thể dẫn tới phức tạp trong quản lý, đầu
tư xây dựng.
Mạng lưới giao thông là huyết mạch phát triển đô thị, vừa đóng vai trò
tích cực thúc đẩy giao thương, liên kết khu vực, nhưng cũng là tác nhân ảnh
hưởng tới môi trường đô thị ( Mật độ lớn quá tạo nên các hiệu ứng nhiệt, ô
nhiễm tiếng ồn, khói bui… Mật độ thấp quá có thể dẫn tới tình trạng kẹt xe,
ùn ứ …). Việc triển khai áp dụng Đô thị Xanh cần nên có những đề xuất cụ
thể về các tiêu chí, chỉ tiêu thích hợp, đồng thời cần có sự phối hợp với các
kế hoạch kiểm soát phân bố dân cư…
3) Về phương pháp lập quy hoạch.
Thực tiễn phương pháp lập quy hoạch hiện nay, phần lớn là đơn thuần
tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thông qua việc áp dụng các kĩ thuật,
các kinh nghiệm và lý luận về tổ chức không gian đô thị. Vấn đề về định
hướng lâu dài thường dựa trên các kết quả nghiên cứu từ các quy hoạch ngành
hoặc quy hoạch kinh tế - xã hội, có thời hạn thực hiện khoảng 5-10 năm. Do
vậy, còn tồn tại những mâu thuẫn nhất định cũng như tính thiếu ổn định do
các định hướng kinh tế xã hội biến động. Xu hướng chung trong phương pháp
quy hoạch của các nước phát triển cho thấy sự chuyển hướng sang việc xác
định theo các quy hoạch chiên lược (CDS). Trong đó, là sự tích hợp của nhiều
chuyên ngành, lĩnh vực và thống nhất, tương hỗ theo mục tiêu xác định, do
vây việc triển khai áp dụng tiếp cận “ quy hoạch xanh” cần đưa ra những hệ
thống đánh giá chiến lược, tham gia và hoàn thiện các bước, trình tự trong
việc lập quy hoạch chiến lược cụ thể.
4) Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý lập quy hoạch.
Đồng bộ với những kiến nghị đổi mới trong đối tượng, nhiệm vụ và

67
phương pháp lập Quy hoạch xanh, việc đánh giá năng lực của các cơ quan
đơn vị chuyên môn tham dự lập quy hoạch cần được xác định và bổ sung
thêm vào trong các quy định hiện hành.
Đồng thời, tổ chức những khóa đào tạo chuyên môn bao gồm nhiều
thành phần từ cơ quan quản lý, chủ đầu tư và các cơ quan đơn vị chuyên môn.
Nội dung kiến thức truyền đạt cần được xây dựng phù hợp với khung áp dụng
về quy hoạch xanh.

68
XU HƯỚNG TOÀN CẦU VỀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
KCN CỘNG SINH - KINH TẾ TUẦN HOÀN,
GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CARBON VÀ XANH HOÁ KCN

LING FOONG
Giám đốc Phát triển bền vững Frasers Property Vietnam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thuận lợi địa chính trị và chính sách
hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ là những yếu tố khiến Việt Nam trở thành điểm
đến đặc biệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển nhanh chóng của
các điểm nóng về sản xuất công nghiệp và hậu cần, đồng nghĩa với nhu cầu
ngày càng tăng về các khu công nghiệp đẳng cấp, chất lượng cao, với môi
trường làm việc không chỉ hiệu quả mà còn có thể giúp tiết kiệm chi phí vận
hành, thúc đẩy sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp.
Tương lai của công nghiệp đô thị vệ tinh thông minh 4.0
Theo quan điểm của Frasers Property Vietnam, mô hình phát triển khu
công nghiệp trải qua 4 giai đoạn, nhằm chuyển đổi từ một khu công nghiệp
cơ bản vốn chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất trở thành mô hình công nghiệp đô
thị vệ tinh thông minh để có thể đáp ứng các yếu tố sản xuất - sinh hoạt - nghỉ
ngơi - giải trí.
Sự phát triển của cơ sở vật chất công nghiệp xuất phát từ yếu tố cơ bản
nhất với cơ sở vật chất chuẩn mực gồm hệ thống phụ trợ điện, nước, phòng
cháy chữa cháy và hệ thống giao thông phục vụ cho chức năng sản xuất. Các
khu công nghiệp này tập trung người lao động làm việc với cường độ cao và
chỉ được đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho quá trình vận hành. Đây chính là

69
Giai đoạn 1.0 của mô hình phát triển khu công nghiệp, cũng chính là mô hình
đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Khu vực sản xuất phát triển ở mức cao hơn khi được xây dựng để trở
thành một phần của phát triển đô thị. Các khu công nghiệp đạt được Giai
đoạn 2.0 hướng tới việc thu hút những lao động có trình độ tay nghề, cùng
với đó là việc tạo dựng môi trường làm việc và sinh hoạt an toàn cho công
nhân và nhân viên trong khu công nghiệp. Mô hình trung tâm dịch vụ đa năng
được Frasers Property Vietnam triển khai tại các dự án công nghiệp của mình
là ví dụ của mô hình tích hợp các cơ sở vật chất cần thiết và cao cấp để đáp
ứng các dịch vụ hậu cần như không gian phòng họp, không gian thư giãn,
không gian sinh hoạt cho công nhân viên và các khu vực nội khu phục vụ cho
nhu cầu ăn uống cũng như các cửa hàng tiện lợi cho tiện ích cơ bản. Hệ thống
quản lý khu công nghiệp chuyên nghiệp, tận tâm và có chuyên môn cao cũng
là một phần không thể thiếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đi vào sản xuất
vận hành ổn định và chăm lo sức khỏe vật chất tinh thần của công nhân viên.
Giai đoạn 3.0 của khu công nghiệp mang đến tổ hợp đa dạng và năng
động gồm chuỗi cơ sở vật chất công nghiệp bao quát cũng như dịch vụ an
sinh như giáo dục, y tế, khách sạn, giải trí và công nghệ thông tin. Không gian
khu công nghiệp ở giai đoạn này thường được ví như thành phố công nghiệp
và thu hút lao động có chất lượng tay nghề cao, đặc biệt trong các ngành công
nghệ cao. Việc thực thi tiêu chuẩn xanh hóa khu công nghiệp là điều tất yếu
ở giai đoạn này để có thể mang đến một môi trường sống và làm việc an toàn
và bền vững không chỉ cho người lao động mà còn cho mọi thế hệ gia đình
sinh sống, làm việc, học tập và nghỉ ngơi.
Đây cũng là tiền đề cho Giai đoạn 4.0 - khu công nghiệp đô thị vệ tinh
thông minh. Không chỉ dừng lại là một phần tách biệt của không gian địa
phương, cơ sở vật chất công nghiệp vệ tinh thông minh có khả năng liên kết

70
và tích hợp các không gian đô thị, là nơi tạo mọi nguồn cảm hứng để các công
dân tại đây có thể biến các sáng kiến thành sản phẩm. Yếu tố “thông minh"
được thể hiện trong chính thiết kế tiên tiến, sáng tạo và thân thiện với môi
trường, và là sự cộng hưởng của các giai đoạn nhắc đến phía trên. Các không
gian công nghiệp này được kiến tạo dựa trên các yếu tố bền vững chuẩn mực,
thể hiện ngay từ bước thiết kế, chọn nguyên vật liệu xây dựng thân thiện với
môi trường, tận dụng không gian chiếu sáng tự nhiên tối ưu để giảm hiệu suất
điện sử dụng cho doanh nghiệp. Không gian công nghiệp được kiến tạo để có
thể truyền cảm hứng, xây dựng một cộng đồng cởi mở, năng động và kích
thích sự sáng tạo. Bên cạnh đó, độ bao phủ không gian xanh tích hợp lớn cũng
là một phần không thể thiếu để hoàn thiện tổ hợp cơ sở vật chất công nghiệp
của tương lai. Tất cả các yếu tố này khi được hiện thực hoá sẽ có thể góp phần
kiến tạo một cộng đồng cộng sinh công nghiệp vững vàng, có năng lực phục
hồi nhanh chóng trước những biến động của môi trường và thị trường, cùng
với đó góp phần nâng cao tăng trưởng kinh tế khu vực.
Mô hình bất động sản cao cấp
Frasers Property là tập đoàn đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm trong sở
hữu, vận hành và phát triển các sản phẩm và dịch vụ đa dạng trong lĩnh vực
bất động sản. Được niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore
(“SGX-ST”) và có trụ sở chính tại Singapore, Tập đoàn có tổng giá trị tài sản
lên đến S$39.8 tỷ đô la Sing tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Hoạt động kinh doanh đa quốc gia của Frasers Property bao gồm 5 lĩnh
vực: nhà ở, bán lẻ, trung tâm thương mại & dịch vụ, hậu cần và dịch vụ lưu
trú trải dài trên các quốc gia và vùng lãnh thổ từ Đông Nam Á, Úc, Châu Âu
và Trung Quốc. Tập đoàn còn sở hữu/ vận hành các loại hình căn hộ dịch vụ
và khách sạn trên hơn 20 quốc gia và 70 thành phố lớn khắp Châu Á, Úc,
Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

71
Tại Việt Nam, Frasers Property sở hữu danh mục đầu tư đa dạng với các
loại hình bất động sản. Bất động sản thương mại nổi bật với Melinh Point –
tòa nhà văn phòng hạng A tại Quận 1, Worc@Q2 – tòa văn phòng hiện đại
thuộc khu phức hợp Bất động sản nhà ở Q2 Thao Dien tại Thành phố Thủ
Đức. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của Frasers Property cũng có mặt
tại quốc gia với sự góp mặt của Fraser Suites Hanoi và Fraser Residence
Hanoi ở Hà Nội. Về Bất động sản công nghiệp, Tập đoàn đang sở hữu, phát
triển và quản lý vận hành hơn 180 ha diện tích đất khu công nghiệp tại các vị
trí chiến lược trọng điểm trải dài từ Bắc vào Nam, kiến tạo hơn 1 triệu mét
vuông các cơ sở hạ tầng và nhà xưởng, kho vận theo tiêu chuẩn công trình
xanh hoàn toàn thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế sản xuất trong nước.
Với việc tiên phong giới thiệu mô hình bất động sản cao cấp tại thị
trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, Frasers Property Vietnam mong
muốn xây dựng các công trình bền vững và mang đến các giải pháp phù hợp,
tích hợp thiết kế nhà xưởng và nhà kho xây sẵn đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm
đáp ứng nhu cầu và tối ưu hiệu quả vận hành của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
các dự án của Frasers Property tập trung vào sức khoẻ thể chất, tinh thần cũng
như gây dựng một cộng đồng cùng phát triển bền vững với các không gian
linh hoạt cho việc thư giãn, giải trí và kết nối nội khu, hiện thực hóa tầm nhìn
chiến lược về xây dựng khu công nghiệp của tương lai: tổ hợp khu công
nghiệp tiên tiến và thân thiện với môi trường.
Một trong những yếu tố cốt lõi Frasers Property Vietnam hướng tới khi
phát triển các danh mục của mình là cam kết hướng đến mục tiêu đạt được
chứng nhận xanh quốc tế, và áp dụng những chuẩn mực đánh giá vào ngay từ
giai đoạn thiết kế, xây dựng cho đến vận hành.

72
Tại miền Nam, Binh Duong Industrial Park (BDIP) là dự án trọng điểm
trong danh mục đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà xưởng, kho vận (I&L) của Frasers
Property Vietnam. Dự án hiện đang đưa vào hoạt động hơn 100.000 m2 nhà
xưởng xây sẵn (RBF) và nhà kho xây sẵn (RBW) hiện đại, cùng khu Trung
tâm dịch vụ (ISC) được thiết kế nhằm mang đến không gian xanh đa chức
năng, khu thể dục thể thao ngoài trời và các tiện nghi khác dành riêng cho
cộng đồng doanh nghiệp và người lao động tại BDIP.

Một trong những tiện ích tích hợp tại Trung tâm dịch vụ (ISC) tại Binh
Duong Industrial Park

Bên cạnh đó, Eco Logistics Centre tại Bình Dương cung cấp hơn 40.000
m2 nhà xưởng xây sẵn (RBW), đây là dự án nhà xưởng xây sẵn đầu tiên của
Tập đoàn đạt được Chứng chỉ LEED tại Việt Nam.

73
Eco Logistics Centre - dự án nhà xưởng xây sẵn đầu tiên đạt được
Chứng chỉ LEED

Tại miền Bắc, Frasers Property Vietnam cũng đã mở rộng danh mục đầu
tư I&L tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Quảng Ninh, dự kiến cung cấp ra
thị trường hơn 500.000 m2 cơ sở hạ tầng và nhà xưởng, kho vận. Được xây
dựng tại các vị trí công nghiệp chiến lược tại miền Bắc và là điểm nóng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp này mang đến các sản phẩm
đa dạng, đủ mọi loại hình từ nhà xưởng đơn lập, song lập, liền kề đến nhà kho
xây sẵn tích hợp, xây theo yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của doanh
nghiệp. Độ bao phủ lớn của không gian xanh nội khu cũng được chú trọng,
điển hình như mô hình 4 công viên trong khuôn viên của dự án Industrial Yen
My tại tỉnh Hưng Yên. Với trọng tâm phát triển bền vững và hướng đến chứng
chỉ LEED, các dự án này hứa hẹn là điểm đến công nghiệp vượt trội thu hút
các doanh nghiệp nước ngoài cũng như góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế
của miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

74
Industrial Centre Yen My tại tỉnh Hưng Yên
Vào cuối năm 2022, Frasers Property Vietnam trở thành công ty bất
động sản đầu tiên tại Việt Nam đã được tổ chức Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên
Cơ sở khoa học (Science Based Targets initiative - SBTi) công nhận các mục
tiêu giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Nằm trong lộ trình được SBTi công
nhận, Frasers Property Vietnam dự định từng bước lắp đặt hàng loạt tấm pin
năng lượng mặt trời trên mái nhà, cung cấp năng lượng tái tạo cho đèn đường,
đồng thời lắp đặt các thiết bị xây dựng giúp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả
công suất nước, ứng dụng năng lượng tái tạo cho các dự án.
Mô hình khu công nghiệp cao cấp của Frasers Property Vietnam không
chỉ giới hạn ở các nhà kho và nhà xưởng truyền thống mà thay vào đó là cơ
sở hạ tầng sẵn sàng cho tương lai, tác động tích cực đến những người làm
việc trong không gian cũng như cộng đồng rộng lớn hơn. Với kinh nghiệm
lâu năm trong ngành và cam kết phát triển bền vững, các cơ sở công nghiệp
của Frasers Property Vietnam hướng tới mục tiêu chiến lược vượt qua giai
đoạn 2.0 và từng bước đạt tới giai đoạn 3.0, 4.0 để kiến tạo các khu công
nghiệp bền vững và thông minh.
75
ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA MÔ HÌNH
KCN TRUYỀN THỐNG VÀ KCN BỀN VỮNG

TRẦN THỊ TỐ LOAN


Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ

Mô hình khu công nghiệp truyền thống và khu công nghiệp bền vững có
những điểm khác biệt cơ bản đáng chú ý, phản ánh qua cách tiếp cận, mục
tiêu và tác động đến môi trường cũng như cộng đồng xã hội:
1. Tiếp cận và Mục tiêu:
- Trước đây các Khu công nghiệp truyền thống thường tập trung vào việc
tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà không đặt nặng vấn đề bảo vệ
môi trường hoặc phúc lợi xã hội.
- Hiện tại, mô hình Khu công nghiệp bền vững được thiết kế và quản lý
theo định hướng tích hợp mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
và trách nhiệm xã hội, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Mục tiêu là xây
dựng một khu công nghiệp mà ở đó tất cả mọi người, từ các cá nhân làm việc
và sinh hoạt trong KCN đến các Doanh nghiệp đều có thể sống tốt, phát triển
mà không làm hại đến môi trường, hành tinh và tương lai của chúng ta. Do
đó, mô hình KCN bền vững không thể được thực hiện bởi duy nhất mong
muốn của nhà đầu tư phát triển hạ tầng mà đòi hỏi sự hợp tác và cam kết từ
tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, vận hành trong KCN từ nhà
máy sản xuất đến các Cty cung ứng dịch vụ KCN.
2. Tác động đến Môi trường:
- Khu công nghiệp truyền thống có thể gây ra ô nhiễm không khí, nước
và đất do tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên liệu một cách không hiệu quả
và phát thải lớn.

76
- Khu công nghiệp bền vững áp dụng các công nghệ sạch, tái sử dụng và
tái chế nguyên liệu, giảm thiểu chất thải và phát thải, bảo vệ nguồn nước và
đa dạng sinh học.
3. Sử dụng Năng lượng:
- Khu công nghiệp truyền thống thường phụ thuộc vào năng lượng hóa
thạch, gây ra các vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Hiện tại
phần lớn nguồn năng lượng trong KCN đến từ nguồn cung cấp của EVN. Mà
trong đó, nhiệt điện than, dầu chiếm 1 nửa nguồn cung cấp điện của EVN.
- Khu công nghiệp bền vững ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, năng
lượng sạch và công nghệ hiệu quả năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường. Ví dụ: Sử dụng năng lượng mặt trời, thay thế nhiệt lò hơi từ
than đá bằng khí LNG là loại năng lượng hiệu suất cao hơn và ít ảnh hưởng
đến môi trường hơn,…
4. Quản lý Chất thải:
- Khu công nghiệp truyền thống xử lý chất thải theo cách phổ biến thông
thường, nhưng có thể gây hại cho môi trường. Điển hình nhất là phương pháp
chôn lấp hoặc đốt cháy không kiểm soát. Thậm chí đường đi và phương pháp
xử lý của các loại rác thải này ít được ghi nhận và báo cáo một các trung thực.
- Khu công nghiệp bền vững tập trung vào quản lý chất thải thông qua
các phương pháp tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải từ nguồn gốc.
5. Yếu tố xã hội:
- Khu công nghiệp bền vững đề cao yếu tố xã hội, tạo ra môi trường làm
việc bền vững nơi bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động, thúc đẩy
phúc lợi cá nhân, sự gắn kết và hòa nhập xã hội, đồng thời tạo ra cơ hội bình
đẳng (bình đẳng giới, tuổi tác, tình trạng sức khỏe,…).

77
Xây dựng khu công nghiệp bền vững mang lại nhiều lợi ích đáng kể,
không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội. Dưới đây là một
số lợi ích chính:
1. Giảm Tác Động Môi Trường: Khu công nghiệp bền vững thiết kế để
giảm thiểu ô nhiễm và tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc sử
dụng hiệu quả năng lượng và nguồn lực, giảm phát thải carbon, và quản lý
chất thải một cách bền vững bằng phương pháp tái chế, tái sử dụng và giảm
thiểu chất thải từ nguồn gốc.
2. Tiết Kiệm Năng Lượng và Nguồn Lực: Các khu công nghiệp bền vững
thường áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng
tái tạo. Đồng thời nguồn lực cũng được sử dụng một cách hiệu quả hơn thông
qua các dịch vụ dùng chung giúp giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu quả
kinh tế doanh nghiệp.
3. Tăng Cường Đổi Mới và Sự Hợp Tác: Môi trường làm việc bền vững
khuyến khích sự đổi mới và hợp tác giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho
việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, thân thiện với môi trường.
4. Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu tại thời điểm hiện tại, đồng
thời giảm các rủi ro và pháp lý có thể trong tương lai. Khi yêu cầu của các
nhà đầu tư thứ cấp ngày càng cao, khi đối tác quan tâm hơn đến các yếu tố
phát triển bền vững, KCN ko thể nằm ngoài xu thế nếu muốn thu hút các dự
án, nhà đầu tư chất lượng.
5. Tạo ra môi trường làm việc tốt hơn trong KCN cũng như mang đến
nhiều lợi ích cho cộng đồng.

78
NHÀ Ở CÔNG NHÂN
THỰC TRẠNG VÀ SUY NGHĨ

KTS PHẠM THANH TÙNG


Ủy viên Thường trực - Chánh Văn phòng
Hội KTS Việt Nam

Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có
sự quản lý của Nhà nước, thì chế độ bao cấp về nhà ở bị xóa sổ. Nhưng nhà
ở cho công nhân các KCN và nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp vẫn được
Nhà nước quan tâm, thể hiện rõ tại nhiều văn bản pháp luật, như Luật Nhà ở
2005, Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi thay thế 2005); Nghị định 100/2015 về phát
triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định 49/ 2021 (sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 100/2015).v.v…Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành,
chính sách nhà ở cho công nhân vẫn lồng ghép trong chính sách phát triển
nhà ở xã hội. Mặc dù hai đối tượng này hoàn toàn khác nhau về nhu cầu sử
dụng cũng như về lối sống, về văn hóa. Nhà ở xã hội với mục tiêu cải thiện
chỗ ở cho nhân dân, hướng đến đối tượng là những người có thu nhập thấp ở
đô thị; các gia đình trẻ; công chức, viên chức nhà nước. Còn nhà ở công nhân
là hướng đến đối tượng là người lao động làm việc tại các KCN tập trung tại
các tỉnh, đô thị lớn như ở Bình Dương, Long An, Đồng Nai, TP. Hồ Chí
Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương,
Quảng Ninh.v.v…Chính vì thế, mà Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu để
sửa đổi Luật Nhà ở 2014, theo đó chính sách nhà ở công nhân được quy định
cụ thể hơn, rõ ràng hơn, khuyến khích nhiều hơn cho đầu tư phát triển. Đây
là sự cần thiết, thể hiện một tư duy mới trong phát triển nhà ở cho công nhân,

79
người lao động, những người đang ở “độ tuổi vàng”, làm việc tại các KCN vì
sự phát triển của đất nước.
Theo tôi được biết, hiện cả nước có 2,7 triệu công nhân làm việc tại các
KCN, trong đó 1,2 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Như Bắc Ninh, vốn được
mệnh danh là thủ phủ FDI, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp tập trung, với
số lượng hơn 152.000 công nhân, người lao động đang làm việc, trong đó có
hơn 75.000 công nhân có nhu cầu thuê nhà để ở (chiếm khoảng 50%) đang
đặt ra vấn đề bức thiết chỗ ở cho công nhân ở Tỉnh này. Trong khi đó hàng
năm, số nhu cầu về lao động và nhu cầu về chỗ ở tại các KCN vẫn tăng từ 20-
25%. Theo Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh, thì hiện đã có 6 dự án nhà ở
công nhân được đầu tư xây dựng, trong đó 4 dự án đã hoàn thành và đi vào
hoạt động, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 26.600 người, chiếm khoảng 35% số
lao động có nhu cầu thuê nhà ở. Như thế, hiện vẫn còn khoảng 65% công
nhân phải thuê trọ trong các khu dân cư lân cận. Trong khi quỹ nhà ở thương
mại ở đô thị có xu hướng ngày càng gia tăng bất chấp khó khăn của nền kinh
tế (?!), thì nhà ở công nhân tại các KCN tập trung lại rất hạn chế.
Còn theo Báo cáo tổng hợp gần đây của Cục Quản lý nhà và thị trường
bất động sản (Bộ Xây dựng) thì đến nay cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà
ở xã hội với quy mô khoảng 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7.100.000
m2, đạt khoảng 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà
ở Quốc gia đến năm 2020 (mặc dù giờ đã là năm 2023?!). Hiện đang tiếp tục
triển khai 278 dự án với 276.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 13.800.000 m2.
Trong đó, đã hoàn thành 116 dự án nhà ở dành cho công nhân các KCN, với
quy mô 54.000 căn hộ, tổng diện tích khoảng 2.580.000 m2, đáp ứng chỗ ở
cho 330.000 lao động (khoảng 40% nhu cầu). Đang tiếp tục triển khai 100
dự án với quy mô 134.000 căn hộ, tổng diện tích sàn khoảng 13.800.000 m2.
Riêng năm 2021, chưa có một dự án nhà ở công nhân nào được hoàn thành,

80
bàn giao, sử dụng. Cũng theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, thì
nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng là người thu nhập
thấp khu vực đô thị và công nhân KCN giai đoạn 2021-2025 vào khoảng
294.600 căn, với tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở
cho công nhân KCN là 100 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn
hộ, có tổng mức đầu tư khoảng 67.000 tỷ đồng. Như vậy, qua các số liệu
thống kê chưa đầy đủ nói trên, ta có thể hình dung ra toàn cảnh bức tranh về
nhà ở công nhân các KCN và nhà ở xã hội trên cả nước không mấy sáng sủa,
cho dù đã được Nhà nước quan tâm. Tại sao vậy, qua các nghiên cứu, có thể
thấy một số nguyên nhân:
Thứ nhất, Nhiều năm qua, việc đầu tư phát triển các KCN chưa tính đến
một cách đầy đủ, khoa học nhu cầu ở của công nhân, người lao động đến làm
việc, trong đó phần lớn là lao động ngoại tỉnh (chiếm khoảng 50 %). Những
địa phương có tỷ lệ lao động nhập cư cao như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương, thì số lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tại các KCN, hiện
mới có khoảng 30% số lao động có chỗ ở ổn định, còn lại phải tự thu xếp,
thuê trọ rải rác ở bên ngoài với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn, thiếu
những điều kiện sinh hoạt tối thiểu và không an toàn.
Thứ hai, Hầu hết các KCN, các dự án nhà ở xã hội nằm ở ven đô, xa
trung tâm đô thị, nên hệ thống nhà ở công nhân đã thiếu lại không được gắn
kết với tiện ích đô thị và hạ tầng xã hội. Việc quy hoạch, lựa chọn địa điểm,
vị trí xây dựng các khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội không thuận lợi, thiết
kế kiến trúc thì đơn điệu, không phù hợp với sinh hoạt và lối sống của công
nhân nhập cư, hay của người thu nhập thấp…
Thứ ba, Cần xác định, xây dựng nhà ở cho công nhân các KCN thuê là
chính (có chỗ ở hợp pháp), thay vì mua (để sở hữu nhà). Bởi nhu cầu ở của
công nhân phụ thuộc vào thời gian làm việc tại KCN và khả năng kinh tế chưa

81
cho phép. Vì thế cần có khảo sát, điều tra xã hội học về vấn đề này. Ở nhiều
nước phát triển châu Âu, khoảng 90% người dân có nhu cầu thuê nhà ở. Vị
trí, diện tích đất để xây dựng nhà ở công nhân phải đảm bảo sự đồng bộ về hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và gần nơi làm việc. Về vấn đề này,
những người kinh doanh nhà trọ rất nhạy bén và kinh doanh khá thành công,
đáp ứng được nhu cầu thuê để ở của công nhân, cho dù rất nhiều khu nhà trọ
không đảm bảo về điều kiện sinh hoạt, an ninh trật tự và phòng chống cháy
nổ (Đây là điều mà các nhà quản lý cần lưu ý)
Thứ tư, Các dịch vụ cho người lao động phải được đảm bảo, như phúc
lợi xã hội, nhà ở, đào tạo nghề, các hoạt động vui chơi giải trí, trường mẫu
giáo, nhà trẻ cho con em công nhân, tôn trọng quyền riêng tư của công nhân
khi sống trong khu nhà ở.
Thứ năm, Xây dựng quy hoạch nhà ở công nhân phải đồng bộ với phát
triển đô thị, dịch vụ, phân bố dân cư và nhà ở trong một đề án tổng thể, thống
nhất, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở
lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện. Trong quy hoạch KCN phải bố trí
đất làm nhà ở cho công nhân thuê – mua, bảo đảm đáp ứng tối thiểu 70% số
lượng công nhân có nhu cầu về chỗ ở, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Thứ sáu, Cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách chưa phù hợp về
đất đai, về vốn đầu tư, về quy hoạch, về phát triển hạ tầng đồng bộ..., tạo điều
kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia vào dự án phát triển
nhà ở cho công nhân thuê-mua với giá phù hợp với khả năng thu nhập hàng
tháng. Nhà nước cũng cần xem xét việc hỗ trợ tiền sử dụng đất, xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp nước sạch và tiêu thải nước mưa, nước sinh
hoạt…để khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân, hay hộ gia đình gần KCN xây
dựng, cải tạo nhà trọ cho công nhân thuê đảm bảo về vệ sinh môi trường, về

82
quy định phòng chống cháy nổ và an toàn cho công nhân khi sống trong các
nhà trọ.
Thứ bảy, Xây dựng nhà ở cho công nhân là nhiệm vụ chính trị, thực hiện
an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, góp phần vào
tăng trưởng kinh tế địa phương và của cả nước, vì thế vai trò của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam là rất quan trọng. Tổ chức Công đoàn tại các KCN
phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lối sống và văn hóa, văn
minh công nghiệp cho công nhân, người lao động, để người lao động vốn ra
đi từ nông thôn (quen với lối sống tùy tiện, dễ dãi ở làng) dần thay đổi và
thích nghi với môi trường lao động công nghiệp, hiện đại. Các KTS cần quan
tâm đầu tư nghiên cứu để tìm ra những mẫu nhà ở hợp lý, kinh tế và bền vững,
đáp ứng yêu cầu và điều kiện sống, lối sống của công nhân các khu công
nghiệp.
Và khi đó, các khu nhà ở công nhân và nhà ở xã hội sẽ trở thành một
tổng thể hữu cơ gắn bó chặt chẽ trong một cấu trúc đô thị thông minh và phát
triển bền vững của Đất nước.

83
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KHO, XƯỞNG HIỆN ĐẠI
TRONG VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI
KHU CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

TRƯƠNG KHẮC NGUYÊN MINH


Phó Tổng Giám đốc KCN Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên khắp cả nước. Xu hướng này phản
ánh cam kết cũng như nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy mũi nhọn
công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, mục tiêu biến Việt Nam trở thành
một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Chuyển dịch hình thức các khu công nghiệp ở Việt Nam
Trong hành trình chuyển đổi ngành công nghiệp của Việt Nam, "Chiến
lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2035" của Chính phủ
đóng vai trò then chốt. Đây là kế hoạch toàn diện nhằm hiện đại hóa ngành
công nghiệp, thúc đẩy đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam
trên trường quốc tế. Chiến lược này nhấn mạnh việc phát triển các ngành công
nghệ cao, hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp với sáng kiến đổi mới sáng tạo;
đồng thời, đặt việc phát triển các khu công nghiệp hiện đại, bền vững là trụ
cột chính trong hành trình nâng hạng ngành công nghiệp của Việt Nam.
Tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, đang
chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ trong các mô hình khu công nghiệp và
khu kinh tế. Các mô hình truyền thống hướng đến sản xuất, xuất khẩu và dựa
chủ yếu vào ưu đãi về tài chính đang được chuyển đổi, thay thế sang các hình
thức khác dựa trên mô hình quản lý tiên tiến; hợp tác, cộng sinh công nghiệp

84
để sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, chia sẻ dịch vụ
dùng chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư.
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/02/2024, cả nước đã có
418 KCN đã thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn
ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Đây là một trong những động lực chính giúp Việt Nam tiếp tục là điểm
đến đầu tư được nhiều thị trường trên thế giới lựa chọn giữa lúc tình hình kinh
tế - chính trị thế giới gặp nhiều biến động. Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc
Bộ KH&ĐT, trong năm 2023 Việt Nam đón hơn 36,61 tỷ USD dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 32,1% so với 2022. Và trong 2 tháng đầu
năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước
trong đó có 405 dự án mới được cấp phép, tăng hơn 55% so với cùng kỳ.
Do vậy, để tận dụng cơ hội này nhằm đẩy mạnh phát triển toàn ngành
công nghiệp, đóng góp vào phát triển chung của quốc gia, Việt Nam cần tiếp
tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa thể chế, chính sách; đồng thời điều chỉnh
mục tiêu, định hướng phát triển khu công nghiệp và khu kinh tế để thích ứng
với bối cảnh mới.
Ngày 28/05/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022 NĐ-CP
"Quy định về Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp", đề ra "phương hướng
xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu
tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước
đối với khu công nghiệp, khu kinh tế".
Nghị định đã định hướng cần chú trọng phát triển khu công nghiệp - đô
thị - dịch vụ, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghệ cao cùng khu công
nghiệp chuyên ngành đặc thù, bên cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất
truyền thống. Yếu tố phát triển bền vững, môi trường cũng được chú trọng
như giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính, chú trọng trách

85
nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số. Đây chính là xu
hướng mới trong phát triển các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Yếu tố bền vững đòi hỏi cơ sở hạ tầng công nghiệp chất lượng cao
Để triển khai thành công Nghị định 35/2022 của Thủ tướng Chính phủ,
ngoài nỗ lực của các đơn vị quản lý kinh tế địa phương, ban quản lý khu công
nghiệp, các nhà phát triển bất động sản công nghiệp cũng đóng vai trò quan
trọng khi trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng cho các nhà kho, xưởng sản xuất. Đặc biệt, để tăng cường thu hút đầu tư
FDI, ngoài các chính sách ưu đãi thuế và thúc đẩy đầu tư, cơ sở hạ tầng công
nghiệp cũng cần phải ngày một nâng cao về chất lượng, không chỉ đạt các
tiêu chí về sản xuất, mà còn phải đảm bảo các yếu tố về phát triển bền vững
cũng như mang lại nhiều giá trị cộng thêm cho nhà đầu tư, cộng đồng lân cận.
Thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư các dự án kinh doanh hạ tầng công
nghiệp tại Việt Nam do năng lực tài chính hạn chế, có tâm lý chờ đợi tìm
được nhà đầu tư thứ cấp rồi mới đầu tư hạ tầng dùng chung trong khu công
nghiệp. Trong khi đó, để quyết định rót vốn, các nhà đầu tư FDI lại muốn mặt
bằng, hạ tầng kỹ thuật có thể sẵn sàng ngay lập tức, rút ngắn thời gian triển
khai. Sự giằng co và chờ đợi này đã khiến nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ lấp
đầy thấp, bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư.
Đối với Tập đoàn KCN Việt Nam, đơn vị phát triển bất động sản công
nghiệp, yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh và thuyết phục hiệu quả nhà đầu
tư nước ngoài là sự linh hoạt trong hình thức sản phẩm với đa dạng các loại
hình nhà kho, nhà xưởng xây sẵn chất lượng cao. Bên cạnh các loại hình
truyền thống, KCN Việt Nam hiện đang cung cấp các giải pháp nhà kho
xưởng hỗn hợp, nhà kho xưởng xây theo yêu cầu của nhà đầu tư, cùng việc
sắp ra mắt hệ thống nhà kho hiện đại, trong đó nổi bật là sản phẩm kho ngoại
quan.

86
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư nước ngoài, toàn bộ
hệ thống nhà kho, xưởng của KCN Việt Nam đều được hoàn thiện, đảm bảo
các tiêu chuẩn công nghiệp về độ cao trần, tải trọng sàn, khu vực xuất nhập
hàng hoá, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại và các yếu tố an toàn khác.
Hiện KCN Việt Nam đã phát triển 8 dự án tại các tỉnh, thành kinh tế
trọng điểm tại cả khu vực miền Bắc, Nam với tổng quỹ đất gần 200ha. Tất cả
các dự án án của KCN Việt Nam sẽ được triển khai hệ thống điện năng lượng
mặt trời trên mái, cũng như đặt mục tiêu đạt chứng chỉ công trình xây dựng
xanh LEED. Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về dịch vụ phụ cận cho
doanh nghiệp và người lao động, KCN Việt Nam cũng từng bước sớm triển
khai áp dụng bộ tiêu chuẩn ESG.
Bên cạnh đó, các đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp như KCN
Việt Nam đặt kỳ vọng cao vào việc hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan
đến cấp phép đầu tư và xây dựng dự án mới. Nếu quy trình cấp phép trở nên
linh hoạt và hiệu quả hơn, thời gian và chi phí đầu tư được giảm bớt, giá thuê
bất động sản công nghiệp tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh theo hướng tích
cực, trở nên cạnh tranh hơn nữa với các nước trong khu vực lân cận.
Ngoài ra, liên kết vùng và liên kết ngành được kỳ vọng tiếp tục được cải
thiện, tăng cường kết nối về mặt không gian giữa các địa phương trong vùng
và giữa các vùng, tạo sự phát triển thống nhất trong khu vực và cả nước. Việc
liên kết ngành và liên kết vùng được cải thiện, sẽ giúp phát huy thế mạnh của
các địa phương, nhưng vẫn đảm bảo việc chia sẻ và sử dụng nguồn lực hiệu
quả, từ đó giúp phát triển đồng đều giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế
trên cả nước. Tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc định
hình sự phát triển hiện đại và bền vững của các khu công nghiệp và khu kinh
tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền công nghiệp Việt Nam.

87
KINH NGHIỆM CỦA BẮC NINH TRONG THU HÚT
ĐẦU TƯ VÀ THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI ĐỊA PHƯƠNG

NGUYỄN VĂN PHÚC


Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh

Sau 26 năm tái lập, Bắc Ninh đã vươn lên trở thành một địa phương giàu,
một cực tăng trưởng, một trung tâm phát triển công nghiệp, với nhiều chỉ tiêu
nằm trong TOP đầu của cả nước; có tác động không nhỏ đến sản xuất công
nghiệp, xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam; trở thành một hình
mẫu về phát triển kinh tế - xã hội, có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng
đối với sự phát triển của đất nước. Sau hơn 25 năm quy hoạch và phát triển
các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Có thể nói KCN làm nên thương hiệu của tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh hiện có 16 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch với tổng diện tích 6.397 ha; 24 Dự án đầu tư xây
dựng phát triển hạ tầng KCN đã và đang được triển khai thực hiện. Trong đó:
Diện tích đất đã thực hiện quy hoạch là 6.364 ha; Diện tích đất đã thu hồi và
cho thuê để thực hiện dự án là 4.317 ha; Diện tích đất công nghiệp đã đưa vào
sử dụng là 2.238 ha; Tỷ lệ lấp đầy bình quân trên diện tích đất quy hoạch của
các KCN đã được thành lập đạt 54,23%.
Lũy kế đến nay, Ban quản lý các KCN đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư cho 1.988 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đăng ký 26.231,7 triệu
USD (1.382 dự án FDI với tổng vốn 22.391 triệu USD; 606 dự án trong nước
với tổng vốn 76.813,53 tỷ VNĐ); 24 dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN

88
được Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh 2.118,45 triệu USD. Các KCN Bắc
Ninh hiện có khoảng 1.240 doanh nghiệp đang hoạt động và sử dụng trên
310.000 lao động.
Sau nhiều năm liền tăng trưởng ấn tượng ở mức hai con số và thường
xuyên nằm trong TOP 10 các tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng và thu hút đầu
tư cao nhất cả nước, năm 2023 vừa qua lần đầu tiên chứng kiến Bắc Ninh tăng
trưởng âm. Tất nhiên, trong bức tranh chung của nền kinh tế Thế giới và quy
luật bão hòa của ngành công nghiệp điện tử thì điều đó có thể xem là tất yếu.
Tuy nhiên qua đây, Bắc Ninh đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý
báu trong thu hút đầu tư và định hướng mô hình tăng trưởng bền vững.
Một số bài học, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn
với hoạt động thu hút các dự án đầu tư mới vào các KCN Bắc Ninh”
- Thứ nhất, phải luôn sẵn sàng về mặt bằng và quỹ đất sạch cho thu
hút đầu tư: Với 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có
tổng diện tích 6.397,68 ha, các KCN được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, về môi
trường, giao thông, logistics, khả năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc
sẽ còn tiềm năng thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài và đón nhận các nhà
đầu tư tiềm năng trên thế giới.
Tỉnh coi trọng công tác thu hút, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng KCN phải
chuyên nghiệp, có năng lực; đa dạng hoá các chủ đầu tư hạ tầng KCN như:
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp tư nhân…
- Thứ hai, sẵn sàng cải cách: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh thực hiện
quyết liệt hơn nữa việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính theo hướng “hỗ trợ và phục
vụ” nhà đầu tư vào các KCN; nhân rộng mô hình “ Một cửa tại chỗ” tại các

89
KCN, nhằm hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, hạn chế thời gian đi lại và các chi phí
phát sinh khi thực hiện TTHC; Thực hiện công tác rà soát TTHC thường
xuyên hơn nữa để cắt giảm tối đa thành phần hồ sơ TTHC và cắt giảm thời
gian giải quyết TTHC.
- Thứ ba, sẵn sàng hỗ trợ: Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư
nước ngoài, Ban quản lý các KCN đóng vai trò cầu nối tiếp nhận thông tin,
sẵn sàng lắng nghe tâm tư của doanh nghiệp; Tham mưu cho UBND tỉnh
quyết liệt triển khai chính sách hỗ trợ công nhân và doanh nghiệp, qua đó
củng cố niềm tin trong cộng đồng đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh.
- Thứ tư, định hướng thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng ưu tiên
các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp
hỗ trợ. Tỉnh chủ động trong thu hút xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức, chủ
đọng tiếp xúc với các công ty lớn, đa quốc gia để mời họ đầu tư; cùng nhau
trao đổi đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp
đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển ngành
công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, rút ngắn khoảng cách trình độ công
nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài; xây
dựng cơ chế hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá
trị, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đầu tư trong các KCN.
- Thứ năm, thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng định hướng bố trí
không gian và nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tích hợp vào quy
hoạch tỉnh Bắc Ninh tầm nhìn đến năm 2050; phát triển KCN theo chiều sâu,
xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ
thuật đối với các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm phát huy nội lực; Quy
hoạch và đầu tư hạ tầng xã hội như: nhà ở công nhân, nhà ở cho chuyên gia
nước ngoài, bệnh viện, cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ KCN… đảm bảo phát

90
triển bền vững, giảm thiểu tác động bất lợi của thị trường và đầu tư từ bên
ngoài.
- Thứ sáu, quan tâm và tạo các điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, đặc biệt là các doanh
nghiệp lớn tạo động lực cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ
tích cực hơn nữa cho các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị của
ngành công nghệp hỗ trợ. Tiếp tục thu hút nâng cao chất lượng dòng vốn đầu
tư trong và ngoài nước, thu hút các dự án có công nghệ cao, tăng hàm lượng
khoa học, sản xuất đầu tư lớn, giảm định mức về sử dụng đất, tài nguyên,
năng lượng, lao động, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, nâng cao tỷ
trọng giá trị nội địa hóa trong sản phẩm. Ưu tiên các dự án vệ tinh trong chuỗi
giá trị sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm, các dự án điện tử, cơ khí chính xác,
công nghiệp công nghệ cao, sản xuất thực phẩm đồ uống.

91
92
93
94
95
96
97
98
99
THAM KHẢO

NGHỊ ĐỊNH SỐ: 35/2022/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2022


VỀ QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ

100

You might also like