MỘT-SỐ-NHÂN-TỐ-TÁC-ĐỘNG-ĐẾN-FDI.-NÊU-GIẢI-PHÁP-THU-HÚT-VỐN-ĐẦU-TƯ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN FDI.

NÊU GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

I. MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN FDI


1.Nhóm yếu tố bên ngoài của vùng KT quốc gia
a. Môi trường kinh tế thế giới
Tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn đến lượng đầu tư FDI
+ Nền kinh tế thế giới tăng trưởng, phát triển, có nhiều chuyển biến tích cực sẽ tăng
lượng vốn đầu tư FDI
+ Nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, xuống dốc, kém phát triển thì lượng đầu tư
FDI sẽ giảm

b. Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư
Khi thấy việc đầu tư ở nước ngoài đem lại nhiều lợi nhuận hơn đầu tư trong nước,
các nhà đầu tư sẽ tăng lượng vốn FDI tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, định hướng
của mình.
Mục đích đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân chia thành các loại
như sau:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược tìm kiếm thị trường,
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược khai thác tài nguyên thiên
nhiên(thường được thực hiện đối với các quốc gia đang phát triển, mà ở đó nhà đầu
tư nước ngoài có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thô, lao động phổ thông giá rẻ ->bị
khai thác thiếu khoa học, ảnh hưởng đến phát triển bền vững)
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược khai thác hiệu quả.
c. Tiềm lực tài chính,năng lực kinh doanh của nhà đầu tư
- Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài là yếu tố quyết định khả năng thực
hiện đầu tư cuả họ, là yếu tố để nước nhận đầu tư xem xét, quyết định có chấp nhận
cho đầu tư hay không để tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế.
- Thông thường, các quốc gia (doanh nghiệp) có hoạt động đầu tư ra nước ngoài ->
tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộ trong nước cao, có mức dự trữ ngoại
tệ lớn.
- Năng lực kinh doanh sẽ quyết định đến lợi nhuận của nhà đầu tư: nếu năng lưc
kinh doanh tốt thu lại được nhiều lợi nhuận thì người được lợi là các nhà đầu tư, nếu
năng lực kinh doanh kém cỏi, không phát huy được hết thế mạnh và bị thua lỗ thì
người chịu thiệt cũng chính là các nhà đầu tư. Mặt khác nước tiếp nhận đầu tư cũng
sẽ dựa trên khả năng kinh doanh của nhà đầu tư để tìm các nhà đầu tư tốt, có năng
lực cao góp phần phát triển kinh tế đất nước
d. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đi đầu tư

1
- Các nước tiếp nhận đầu tư thường có chính sách thu hút những dự án FDI với
trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Mục đích: nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất thải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường của nước tiếp nhận đầu tư

e. Chính sách của quốc gia về thu hút FDI


- Một quốc gia với nền kinh tế mở, có các chính sách khuyên khích, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài thì dòng vốn FDI chảy vào sẽ nhiều hơn và ngược lại.

2. Nhóm yếu tố bên trong vùng kinh tế của quốc gia

a. Môi trường kinh tế vĩ mô

- Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia: thể
hiện ở một số điểm như: có mở cửa để thu hút vốn không, mở cửa vào giai
đoạn nào, thu hút vốn vào lĩnh vực nào, có định hướng, chính sách, mục tiêu
thu hút vốn ra sao,…
- Độ mở cửa kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận: các quốc gia khi
thực hiện mở cửa tham gia các tổ chức kinh tế của khu vực và quốc tế, mở
rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế thì cơ hội tìm đối tác đầu tư tăng, khả
năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài gia tăng, tạo them nguồn lực để phát triển
kinh tế của đất nước.
- Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (sự ổn định về kinh tế, chính trị,
xã hội):có tác động trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định, ít rủi ro kinh doanh, có mức sinh lời cao sé dễ
dàng thu hút các nhà đầu tư. Ngược lại, môi trường kinh tế vĩ mô kém ổn
định, gặp nhiều rủi ro kinh doanh, mức sinh lời kém thì các nhà đầu tư sẽ hạn
chế rót vốn đầu tư vào, hay họ đã đầu tư rồi thì sẽ tìm cách rút vốn nhanh
nhất có thể.
- Hệ thống chính sách, pháp luật của nước tiếp nhận vốn FDI: hệ thống
pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư của nước sở tại được xây dựng
theo hướng thông thoáng, đầy đủ, chặt chẽ, dễ hiểu, phù hợp với thông lệ
quốc tế là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư do khi đi đầu tư nước
ngoài, các nhà đầu tư sẽ quan tâm họ được bảo vệ ra sao, được nhận những
quyền lợi gì, tài sản và lợi nhuận của họ có được đảm bảo không,..
2
b. Địa phương – nơi tiếp nhận FDI

-Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương: là điều kiện vật chất hàng
đầu mà các nhà đầu tư quan tâm.
+ Cơ sở hạ tầng gồm: mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung
cấp năng lượng, các công trình công cộng,…
+ Dòng vốn FDI sẽ thường chảy vào những nơi cơ sở hạ tầng phát triển, đủ
khả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm các chi phí gián tiếp
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển của nhà đầu tư.
+ Mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp giảm các chi phí
vận chuyển không cần thiết, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi.
+ Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng trong bối cảnh bùng nổ
thông tin như hiện nay. Nơi có hệ thống thông tin liện lạc rộng lớn bao phủ với
cước phí rẻ và có hệ thống các ngành dịch vụ: tài chính ngân hàng,bưu chính
viễn thông,.. phát triển sẽ được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn,…
-Lợi thế so sánh của địa phương: gồm vị trí địa lí thuận lợi, quy mô thị
trường rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng,…là lợi thế thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, gần nguồn nguyên liệu -> chi phí sản
xuất rẻ hơn
+ Nguồn nhân lực dồi dào với số lượng lớn: giá thuê nhân công rẻ, có nhiều
lao động phục vụ cho quá trình sản xuất,…
-Trình độ phát triển kinh tế, xã hội cửa địa phương: ảnh hưởng đến quy
mô, cơ cấu, số lượng dự án FDI có thể thu hút vào địa phương.
+ Trình độ phát triển cao với các điều kiện giao thông, dịch vụ,.. thuận lợi sẽ
hấp dẫn nguồn vốn FDI hơn
+ Trật tự xã hội ổn định, dân trí có trình độ cao,kết cấu hạ tầng phát triển,
đồng bộ cũng sẽ thu hút vốn đầu tuư FDI hơn những địa phương khác.
-Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương:nhà đầu tư sẽ ưu tiên lựa
chọn khu vực có thể đấp ứng được nhu cầu về cả số lượng và chất lượng
( tính kỉ luật, sự cần cù, trung thực,..) của lao động. VD : những nhà đầu tư
vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, cần nhiều lao động trí óc sẽ ưu

3
tiên vùng có chất lượng lao động cao. Ngoài ra, giá cả sức lao động cũng là
một trong những yếu tố được ưu tiên.
-Thủ tục hành chính liên quan đến FDI tại địa phương: thủ tục hành
chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ rang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu
tư trong các khâu đăng kí, triển khai thực hiện dự án, giảm thiểu được các chi
phí về cả vật chất, thời gian làm tăng độ tin câỵ của các nhà đầu tư -> tăng
khả năng thu hút vốn đầu tư.
- Năng lực và tư tưởng nhận thức của lãnh đạo, hoạt động của cơ quan
xúc tiến đầu tư: nếu lãnh đạo địa phương có những sự ưu tiên, tạo điều kiện
thuận lợi, chủ động tìm đối tác đầu tư phù hợp với điều kiện ở địa phương thì
khả năng thu hút được các nhà đầu tư là rất lớn.

II. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ


1. Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh kịp thời các chính sách thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động của
kinh tế toàn cầu và xu huướng thu hút vốn đầu tư FDI của các nước
trên thế giới.
2. Chú trọng quan tâm đến các khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch,
ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; thực thi pháp
luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tư; thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy
định; tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng.
3. Tích cực chuẩn bị các yếu tố dễ dàng thu hút vốn đầu tư: phát triển hệ
thống giao thông vận tải, mạng lưới bưu chính viễn thông, dịch vụ, xóa
bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa,… Tăng cường đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao và có ý thức cao trong công việc.
4. Rà soát lại việc sử dụng vốn FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ
cấu, sử dụng vốn 1 cách hợp lí, đem lại hiệu quả cao; Ưu tiên các nhà
đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh
nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt
Nam.
5. Chủ động tìm hiểu, phối hợp với các cơ quan, tổ chức nhà nước, các tổ
chức quốc tế để tiếp cận, trao đổi được với những nhà đầu tư có định
hướng kinh doanh, có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực mà nước ta có
khả năng thực hiện.
6. Kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu
phát triển của Việt Nam,những dự án gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh
tế, chất lượng cuộc sống, môi trường sống của người dân Việt Nam
hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ năng lực, khả
năng sản xuất để bảo vệ doanh nghiệp, thị trường trong nước.

You might also like