Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Phần trắc nghiệm


Câu 1. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là:
A. Săn bắn nhiều loài động vật. B. Phục hồi và trồng rừng mới.
C. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới. D. Phá hủy thảm thực vật.
Câu 2. Cây có lớp bần dày ở vỏ vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố...
A. Nhiệt độ B. Đất C. Các cây sống xung quanh D. Ánh sáng
Câu 3. Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để
tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ gen. B. Công nghệ sinh học.
C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ tế bào.
Câu 4. Hoạt động nào của con người không phá hủy môi trường tự nhiên?
A.Hái lượm B.Trồng cây
C.Săn bắt động vật hoang dã D.Chăn thả gia súc.
Câu 5. Lá lốt là nhóm thực vật...
A. Ưa sang B. Ưa bóng C. Ưa khô D. Ưa ẩm
Câu 6. Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào ?
A. Thời kì nguyên thủy. B. Thời kì xã hội nông nghiệp.
C. Thời kì xã hội công nghiệp. D. Không tác động nhiều ở bất cứ thời kì nào.
Câu 7. Nhân tố vô sinh của môi trường gồm...
A.Đất, đá, cá B.Khí hậu, thực vật C.Đất, đá, nước D.Nước, sinh vật, cỏ cây
Câu 8. Tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường không khí và mất sinh vật nhiều nhất?
A. Rác thải xây dựng. B. Rác thải sinh hoạt.
C.Cháy rừng D. Thức ăn hỏng.
Câu 9. Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của
môi trường?
A.Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt. B.Không có nhóm nào cả.
C.Nhóm sinh vật hằng nhiệt. D.Nhóm sinh vật biến nhiệt.
Câu 10. Để tạo ưu thế lai ở động vật, người ta dùng phương pháp…
A.Lai khác dòng. B.Lai phân tích. C.Lai khác thứ. D. Lai kinh tế.
Câu 11. Cá chép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Đây là kiểu quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh. C.sinh vật ăn sinh vật khác. D. cạnh tranh.
Câu 12. Cây phượng sống ở môi trường nào?
A. Trong đất. B. Sinh vật. C. Đất – Không khí. D. Nước.
Câu 13. Sinh vật biến nhiệt là
A.gà, ếch. B. cá, thằn lằn bóng. C.gà, cá. D.gà, thằn lằn bóng.
Câu 14. Hệ sinh thái dưới nước chia làm mấy loại?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Tác động của con người tới môi trường qua mấy thời kỳ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16. Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên?


A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 17. Môi trường sống của cá chép là
A. đất – không khí. B. sinh vật. C. trong đất. D. nước.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây mà chỉ có ở quần thể người, quần thể sinh vật khác không
có?
A. Tử vong. B. Giới tính C. Y tế. D. Sinh sản.
Câu 19. Đâu là dạng tài nguyên thiên nhiên tái sinh?
A. Gió. B. Đất C. Than đá. D. Dầu mỏ.
Câu 20. Quan hệ cùng loài có mấy hình thức?
A. 2. B. 4. C. 1 D. 3.
Câu 21: Giun đũa sống trong môi trường nào sau đây?
A. Đất B. Sinh vật C. Không khí D. Nước
Câu 22: Yếu tố nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Hữu cơ D. Tất cả đúng
Câu 23: Các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm vì:
A. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng
B. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng
C. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ
D. Dễ bị sâu bệnh
Câu 24: Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau đây, đâu là quan hệ cộng sinh?
A. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng B. Cây nắp ấm bắt côn trùng
C. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu D. Rận và bét sống bám trên da trâu bò
Câu 25: Nhóm động vật nào sau đây thuộc động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, ếch, bò B. Rắn, chim bồ câu, nai
C. Chó, mèo, cá chép D. Trâu, mèo, nai
Câu 26: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Độ đa dạng B. Tỉ lệ giới tính
C. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ quần thể
Câu 27: Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao
B. Các cây rau trong vườn nhà
C. Đàn hươu sống trong cùng một khu rừng
D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau
Câu 28: Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) dễ bị nhiễm bệnh:
A. Sốt rét B. Giun đũa C. Chân voi D. Sán lá gan
Câu 29: Tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên tái sinh
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu D. Tất cả đúng
Câu 30: Tác động nào sau đây được coi là tác động lớn nhất của con người tới môi
trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quả xấu?
A.Khai thác khoáng sản B.Chăn thả gia súc
C.Săn bắt động vật hoang dã D.Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng
trọt
II.Phần tự luận:

Câu 1. Các con đường phát tán của các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học gây
ô nhiễm môi trường?
- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ trong đất, hồ ao nước
ngọt, đại dương và phân tán trong không khí, bám, ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:
+ Hóa chất độc theo đường nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Hóa chất độc theo đường nước mưa chảy vào ao hồ, một phần hòa tan trong hơi
nước và bốc hơi vào không khí.
+ Hóa chất độc theo đường nước mưa chảy vào đại dương, một phần hòa tan trong hơi
nước và bốc hơi vào không khí.
+ Hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.
Câu 2. Bản thân là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
 Các công việc bản thân em sẽ làm để góp phẩn bảo vệ thiên nhiên như: Thường
xuyên dọn vệ sinh nhà ở và lớp học, Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa
bãi; Hạn chế sử dụng túi nilon và hộp xốp; Tiết kiệm điện ,nước; Tham gia các hđ
tình nguyện như trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; không tiếp tay cho các hành
vi làm tổn hại đến môi trường như chặt cây, phá rừng, .......
Câu 3. Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, gà, hổ,
cáo, vi sinh vật.
+ Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sv
+ Cỏ -> Thỏ -> Cáo -> Hổ -> Vi sv
+ Cỏ -> Gà -> Cáo -> Hổ -> Vi sv
+ Cỏ -> Thỏ -> Hổ -> Vi sv
Câu 4. Trình bày các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật?
 - Bảo vệ rừng.
- Trồng cây, gây rừng; không săn bắt động vật hoang dã.
- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia; ứng dụng công nghệ sinh học để bảo
tồn các nguồn gen quý hiếm.
Câu 5. Quần xã là gì? Lấy ví dụ? Nêu các chỉ số về đặc điểm số lượng loài và thành phần
loài trong quần xã?
 Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh xác
định, chúng có quan hệ với nhau và với môi trường sống để tồn tại và phát triển
ổn định theo thời gian.
Ví dụ: Quần xã sinh vật ở biển gồm: Quần thể vi sinh vật, quần thể các động và thực vật
cùng và khác loài..( kể cụ thể )

Câu 6. Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc. Biết giới hạn
nhiệt độ từ 00C đến + 560C, điểm cực thuận là +320C.

You might also like