SCADA-ck

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Câu 1: Khái niệm,chức năng, thành phần của SCADA.

• Khái niệm: SCADA ( Supervisory control and data Acquisition): Hệ thống giám sát, điều khiển
và thu thập dữ liệu. Hệ thống SCADA được định nghĩa là một tập hợp các thiết bị sẽ cung cấp cho
người vận hành ở một địa điểm từ xa đủ thông tin để xác định trạng thái của thiết bị hoặc quy
trình cụ thể và khiến các hành động diễn ra liên quan đến thiết bị hoặc quy trình đó mà không cần
có mặt thực tế. Hệ thống SCADA được đặt ở cấp độ theo dõi và dám sát trong kim tự tháp tự động
hoá, là nơi giao tiếp giữa lớp IT ( thông tin) và OT ( vận hành).
• Các dạng hệ thống SCADA
1. Hệ thống SCADA truyền thống:
Sử dụng một hoặc nhiều thiết bị RTU ( Remote Terminal Unit) giao tiếp với trường dữ liệu. Các
tín hiệu được truyền bằng dây đồng, các thiết bị nhất thứ, nhị thứ được nối với nhau bằng dây
đồng.
2. Hệ thống điều khiển phân tán:
Trong hệ thống DCS ( Distributed Control System) các bộ điều khiển không tập trung tại một nơi
mà được phân tán trên toàn bộ hệ thống với mỗi hệ thống con được điều khiển bởi một hoặc nhiều
bộ điều khiển. Các bộ điều khiển được nối mạng với nhau để có thể truyền thông và giám sát. Hệ
thống truyền thông phải đảm bảo việc trao đổi dữ liệu giữa các đơn bị điều khiển theo thời gian
thực.
• Chức năng: Việc triển khai SCADA bao gồm hai hoạt động chính: thu thập dữ liệu ( giám sát) của
một quy trình hoặc thiết bị và kiểm soát giám sát quy trình có thể đạt được bằng cách tự động hoá
các hoạt động giám sát và điều khiển.
1. Giám sát thu thập dữ liệu:
Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trước tiên là các BCU ( Bay Control Unit) quét thông
tin có được từ các thiết bị chấp hành nối với chúng. Bộ xử lý trung tâm RTU sẽ quét các BCU (
theo khoảng thời gian được cài đặt trước) để thu thập dữ liệu từ các BCU.
2. Điều khiển đóng cắt thiết bị: RTU sẽ gửi tín hiệu yêu cầu xuống các BCU từ đó cho phép các
BCU gửi tín hiệu điều khiển trực tiếp xuống các thiết bị chấp hành thực hiện nhiệm vụ.
3. Việc điều khiển giám sát có thể được thực hiện từ xa tai các trung tâm giám sát và điều độ qua hệ
thống thông tin.
4. Lưu trữ xử lí dữ liệu:
Các dữ liệu trong quá trình vận hành được lưu giữ trong RTU để phục vụ cho các mục đích xử lí
sự cố, thống kê báo cáo dữ liệu cho tín toán hệ thống.
• Các dữ liệu trao đổi hệ thống:
1. Dữ liệu ngõ vào dạng analog:
Là các tín hiệu đo lường, tín hiệu dạng cảm biến ( nhiệt độ, quang)
Các tín hiệu loại xung 4-20mA, 0-5V
2. Dữ liệu ngõ vào dạng digital
Là các tín hiệu cảnh báo ( alarm), tín hiệu bảo vệ (trip), tín hiệu trạng thái ( open/close)
3. Dữ liệu ngõ ra dạng digital
Là các tín hiệu điều khiển đóng cắt ( open/close) thiết bị, bộ đổi nấc, quạt MBA, rơ le, lockout.
Các loại tín hiệu loại 2 bíts.
• Thành Phần chính của SCADA.
1. Bộ xử lí trung tâm ( RTU/ GATEWAY/ MÁY TÍNH)
Đây là giao diện liên lạc trung tâm và khối xử lý của hệ thống, hoạt động như là bộ xử lý chủ tại
mức trạm để lưu dữ liệu, tính toán, điều khiển, cất giữ thông tin cho công việc phân tích trong
tương lai và lưu giữ các bảng ghi.
RTU đóng vai trò là mắt, tai và bàn tay của hệ thống SCADA. RTU thu thập tất cả dữ liệu thường
từ các thiết bị trường khác nhau, SCADA sẽ giám sát mô trường xung quanh, xử lí dữ liệu và
truyền dữ liệu liên quan đến trạm chính. Đồng thời, nó phân phối các tín hiệu điều khiển nhận
được từ trạm chính đến các thiết bị. Ngày nay thiết bị điện tử thông minh IED đang dần thay thế
RTU.
2. Bộ điều khiển, giám sát mức ngăn ( Bay_RTU/BCU/IEDs)
Đây là khối thiết bị vào/ra (I/O) có khả năng giao tiếp với các thiết bị chấp hành như thiết bị đóng
cắt, thiết bị đo lường, rơ le bảo vệ, hoạt động như là bộ xử lý dữ liệu trung gian tại mức ngăn để
điều khiển, giám sát đến các thiết bị nhất thứ, nhận lệnh từ bộ xử lý trung tâm. Là tập hợp các máy
tính, thiết bị ngoại vi và hệ thống đầu vào ra (I/O) thích hợp cho phép người vận hành giám sát
trạng thái của hệ thống điện ( hoặc một quy trình) và điều khiển nó.
3. Mạng truyền thống (LAN).
Đây là các thiết bị thông tin, thiết bị mạng LAN tạo ra sự liên lạc giữa các phần tử của hệ thống,
giữa RTU và BCU, giữa BCU và các thiết bị điện tử thông minh IEDs. Điều này đề cập đến các
kênh liên lạc được sử dụng giữa thiết bị hiện trường và trạm chính. Băng thông của kênh giới hạn
tốc độ truyền thông.
4. Giao diện người- máy (HMI)
Đây là các thiết bị hiển thị quá trình xử lý dữ liệu tại trạm để người vận hành điểu khiển, giám sát
quá trình hoạt động của hệ thống bằng các công cụ phần mềm hỗ trợ.
• Cấu trúc của hệ thống SCADA:
Gồm:
1. Bộ xử lý trung tâm
2. Hệ thống máy tính HMI
3. Mạng thông tin LAN
4. Bộ xử lý mức ngăn
5. Bộ I/O
6. Các thiết bị nhất thứ
Cấu trúc đơn giản của hệ thống có thể tích hợp giữa bộ xử lý trung tâm và bộ điều khiển mức
ngăn. RTU đóng vai trò giao diện liên lạc trung tâm, bộ xử lý của hệ thống, khối giao tiếp I/O kết
nối trực tiếp đến các thiết bị nhất thứ, nhị thứ.
• Bộ xử lý trung tâm (RTU/ GATEWAY).
Thường dùng họ vi xử lí 16bit hoặc 32bit. Tổng dung lượng bộ nhớ 256 kbyte ( có thể được mở
rộng lên 4Mbyte) và được chia làm ba loại:
1. EPROM : 256kbyte
2. RAM : 640 kbyte
3. EEPROM : 128 kbyte
Các CPU của RTU thường có them một bộ xử lý toán học để thực hiện các công việc tính toán
phức tạp
Cổng truyền thông của CPU thường có 2 hoặc 3 cổng RS-232/RS-422 hoặc RS-485 dùng cho các
công việc sau:
- Giao tiếp với các thiết bị kiểm tra lỗi
- Giao tiếp với các Trạm vận hành
- Kết nối truyền thông với trung tâm điều khiển
- CPU được thiết kế một hệ thống đèn LED báo lỗi để thông báo sự cố và báo lỗi của CPU, của các
thiết bị vào ra (I/O modun)
- Một bộ phận khác rất quan trọng của CPU đó là bộ định thời, cung cấp thời gian thực giúp cho
việc thông báo các sự kiện theo thời gian chính xác tuyệt đối.
Giao thức kết nối với RTU:
1. IEC 68070-5-101/104
2. IEC 61805
3. IEC 6087-5-103
4. MODBUS
• Module nguồn cung cấp
- Ngõ vào 24-220 VDC
- Hỗ trợ chế độ nguồn dự phòng
Module giao tiếp thông tin
- Cổng serial RS485/ RS232
- Cồng Ethernet (10/100BaseT)
• Các nhiệm vụ:
1. Quản lí và điều khiển các khối I/O
2. Thu thập các sự kiện từ khối ngõ vào
3. Gửi lệnh điều khiển đến khối ngõ ra
4. Giao tiếp thông tin với các Trung tâm điều độ và hệ thống HMI
5. Quản lí đồng bộ hoá thời gian trên hệ thống
• Module cổng I/O
- Module Analog Input (AI)
- Module Digital Input (DI)
- Module Digital Output (DO)
RTU có chức năng đơn giản như là thiết bị đầu cuối giao tiếp thông tin với hệ thống thông tin,
WAN.
Khả năng đáp ứng xử thông tin cao ( thay thế cho các máy tính trạm)
Khả năng dự phòng cao
- Dự phòng nguồn
- Dự phòng đường truyền tin (1+1)
- Dự phòng các module giao tiếp dữ liệu
• Bộ điều khiển, giám sát mức ngăn (BAY_RTU/ BCU)
Cấu hình tương tự bộ xử lí trung tâm bao gồm các module nguồn cung cấp và module cổng I/O
• Mạng thông tin hệ thống
1. Mạng mạch vòng:
Áp dụng đối với hệ thống có nhiều BAY. Gồm có mạng Ring kép và Mạng Ring đơn.
2. Mạng hình tia.
Áp dụng đối với hệ thống nhỏ đơn giản, ít ngăn. Gồm mạng hình tia kép và mạng hình tia đơn.
• Hệ thống giao diện người-máy (HMI)
1. Mục đích
HMI là phần giao tiếp với người sử dụng hỗ trợ công tác quản lí, vận hành từ xa bằng các công cụ
phần mềm.
2. Chức năng
- Chức năng điều khiển
- Chức năng thu nhập và hiển thị dữ liệu, trạng thái vận hành
- Chức năng giám sát hệ thống truyền tin
- Chức năng quản lí các sự kiện
- Chức năng giám sát, chỉnh định rơ le
- Chức năng hiển thị đồ thị
- Chức năng đồng bộ thời gian thực
3. Yêu cầu phần cứng.
- Thiết bị công nghiệp
- CPU thế hệ mới nhất
- Ổ cứng dung lượng lớn để lưu trữ dữ liệu
- Card màng hình dual-port VGA ( Cung cấp 2 cồng VGA out)
- 2 màng hình LCD 21”LED, độ phân giải tối thiểu 1280x1024
- Cổng ngoại vi serial RS232, RS485
- 2 cổng Ethernet, giao thức IEC 60870-5-104 ( cho kết nối RTU để thu thập xử lí, lưu trữ dữ liệu,
gởi lệnh điều khiển và lưu trữ các dữ liệu quá khứ vào trong cồng CSDL)
- Cổng kết nối ngoại vi USB 2.0/3.0, bàn phím, mouse, máy in...
• Mô hình hệ thống SCADA
1. Process ( vùng thiết bị nhất thứ): là các tài sản truyền thống được định nghĩa bao gồm các thiết bị
nhất thứ như: Máy phát, máy biến áp, cầu dao, các hệ thống truyền dẫn....
2. Field ( vùng thiết bị nhị thứ): Gồm các thiết bị nhị thứ như bảo vệ rơ le, điều khiển mức ngăn,
đồng hộ điện năng, các thiết bị điện tử thông minh
3. Station ( vùng iSAS): Hệ thống tự động hoá trạm, các hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống thu thập
dữ liệu ( concentrator)
4. Operation ( vùng vận hành OCC): Các trung tâm thao tác xa, trung tâm điều khiển điều độ.
5. Enterprise( vùng dữ liệu doanh nghiệp): Hệ thống dữ liệu vận hành tại trung tâm doanh nghiệp:
- Hệ thống quản lí tài sản
- Hệ thống hỗ trợ tính toán phân tích,
- Hệ thống lập kế hoạch dài hạn
- Hệ thống đánh giá độ tin cậy...
6. Market ( vùng thị trường): Hệ thống vận hành thị trường
• Các khu vực
1. Khu vực phát điện
2. Khu vực truyền tải
3. Khu vực phân phối
4. Khu vực năng lượng tái tạo, năng lượng phân tán
5. Khách hàng
• Một số mô hình hệ thống SCADA tại trạm biến áp.
1. Cấu hình hệ thống SCADA cho các trạm cũ ( điều khiển bảo vệ kiểu truyền thống). áp dụng cho
các dự án cải tạo, mở rộng ngăn lộ.
2. Cấu hình hệ thống SCADA theo mô hình phân tán DCS, sử dụng RTU.áp dụng cho các dự án
TBA 110kV của EVNHCMC, các nhà máy điện nhỏ
3. Cấu hình hệ thống SCADA theo mô hình phân tán DCS, sử dụng máy tính. Áp dụng cho các dự
án TBA 220kV, TBA 110kV
1. Giao thức kết nối trong hệ thống SCADA
1.1. MODBUS: giao thức kết nối thiết bị đo lường
- Modbus bắt đầu như một giao thức giao tiếp với PLC và tiếp tục trở thành giao thức được chấp
nhận rộng rãi nhất cho các thiết bị điện tử công nghiệp. Đây là một tiêu chuẩn thực tế được công
bố rộng rãi và khoảng 40% giao tiếp trong các thiết bị công nghiệp sử dụng giao thức Modbus.
Trong các hệ thống SCADA, Modbus được sử dụng để liên lạc giữa các trạm chính và các thiết bị
đầu cuối từ xa
- Modbus sử dụng các lớp 1,2 và 7 của mô hình OSI dựa trên cơ chế thăm dò để kiểm soát truy cập
phương tiện. Việc phát hiện lỗi sử dụng kiểm tra dự phòng theo chu kỳ. Modbus sử dụng kỹ thuật
master-slave và chỉ có thiết bị master mới có thể bắt đầu giao dịch hoặc truy vấn. Các thông báo
được truyền trong các khung và định dạng khung bao gồm bốn trường: địa chỉ, điều khiển, thông
báo và kiểm tra lỗi.

Khung thông báo modbus


- Một truy vấn hoặc yêu cầu của chủ sẽ có địa chỉ của thiết bị phụ trong trường địa chỉ và sử dụng
một byte. Phạm vi địa chỉ được Modbus cho phép là từ 1 đến 247. Đối với tin nhắn quảng bá tới
tất cả các thiết bị, nó sử dụng địa chỉ 0. Slave đặt địa chỉ của chính nó vào trường phản hồi để
master có thể biết Slave nào đang phản hồi. Trường hàm sẽ có nhiệm vụ điều khiển được thực
hiện bởi thiết bị phụ, chẳng hạn như đọc hoặc ghi một byte hoặc đọc bộ đếm sự kiện. Trường dữ
liệu sẽ có độ dài khác nhau và trường chính

1.2. IEC 60870-5-101/103/104: giao thức kết nối giữa bộ xử lý trung tâm với các hệ thống
SCADA khác

- IEC 60870-5 được Ủy ban kỹ thuật IEC 57 giới thiệu cho hệ thống đo từ xa SCADA. Đây là một
giao thức mở, áp dụng cho các thiết bị điều khiển từ xa của hệ thống SCADA về cơ bản dành cho
cấp độ ngành. Ban đầu việc sử dụng giao thức IEC 60870-5 được bắt đầu ở các nước Châu Âu.
Cấu trúc của tiêu chuẩn này có tính phân cấp và có sáu phần, mỗi phần có các phần khác nhau và
có bốn tiêu chuẩn đồng hành. Các bộ phận chính của tiêu chuẩn xác định các lĩnh vực ứng dụng,
trong khi các tiêu chuẩn đồng hành trình bày chi tiết thông tin liên quan đến lĩnh vực ứng dụng
bằng cách đưa ra chi tiết cụ thể

- Hệ thống và thiết bị điều khiển từ xa IEC 60870 Phần 5 Các phần của Phần 5:
5-1 Giao thức truyền dẫn
5-2 Quy trình truyền liên kết
5-3 Cấu trúc dữ liệu ứng dụng
5-4 Định nghĩa các thành phần thông tin ứng dụng
5-5 Chức năng ứng dụng cơ bản
- Tiêu chuẩn đồng hành của Phần 5:
5-101 Nhiệm vụ điều khiển từ xa cơ bản: 1995
5-102 Truyền tổng tích hợp: 1996
5-103 Thiết bị bảo vệ: 1997
Truy cập mạng 5-104: 2000
Các tiêu chuẩn đồng hành này có thể được gọi là T-101, T-102, T-103 và T-104, trong đó T là
viết tắt của điều khiển từ xa.

1.3. IEC 61850: giao thức kết nối IEDs, mạng LAN
- vào năm 1995, các nhóm công tác của IEC đã bắt đầu nghiên cứu một giao thức dành cho tự động
hóa trạm biến áp hoàn chỉnh, có thể được sử dụng cho tất cả các ứng dụng và chức năng, và giao
thức được phát triển là IEC 61850. Mục tiêu bao gồm thiết kế một giao thức duy nhất cho một
trạm biến áp hoàn chỉnh xem xét việc điều chỉnh các dữ liệu khác nhau được yêu cầu và để xác
định các dịch vụ cơ bản cần thiết cho việc lập bản đồ dữ liệu bằng chứng trong tương lai. Khả
năng tương tác cao nhất với các hệ thống và thiết bị độc lập của nhà cung cấp là ưu tiên chính của
giao thức và nó cũng xác định một phương pháp chung để lưu trữ và định dạng dữ liệu hoàn
chỉnh. Các tiêu chuẩn thử nghiệm dành cho các thiết bị tuân thủ cũng được xác định theo giao
thức. Các mô hình dữ liệu được chỉ định trong IEC 61850 có thể được ánh xạ tới nhiều giao thức
khác, ánh xạ hiện tại là để tạo ra các đặc tả thông báo (MMS), các sự kiện trạm biến áp hướng đối
tượng chung (GOOSE), các giá trị đo được lấy mẫu (SMV) và ở giai đoạn sau, tới các dịch vụ
Web.

- Tiêu chuẩn được tổ chức thành 10 phần: IEC 61850-1 giới thiệu và tổng quan; phần 2 đưa ra bảng
thuật ngữ; phần 3 loài yêu cầu chung; phần 4 cung cấp hệ thống và quản lý dự án; phần 5 nêu các
yêu cầu giao tiếp đối với các chức năng và mẫu thiết bị; phần 6 cung cấp ngôn ngữ cấu hình để
liên lạc trong các trạm biến áp điện liên quan đến IED; phần 7 mô tả chi tiết cấu trúc truyền thông
cơ bản cho thiết bị trạm biến áp và lộ tuyến, đồng thời có các phần phụ để mô tả các nguyên tắc
và mô hình, các lớp dữ liệu chung, các lớp nút logic và lớp dữ liệu tương thích cũng như các mạng
và hệ thống truyền thông dành cho tự động hóa công ty điện lực; phần 8 cung cấp ánh xạ tới
MMS; phần 9 bao gồm ánh xạ dịch vụ truyền thông cụ thể (SCSM); và phần 10 cung cấp thông
tin chi tiết về việc kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị tuân thủ.

1.4. SNTP: giao thức đồng bộ thời gian


- SNTP (Simple Network Time Protocol) là giao thức đồng bộ thời gian mạng đơn giản, là phiên
bản đơn giản hóa của giao thức NTP (Network Time Protocol). Giao thức này được phát triển cho
các máy tính nhỏ, bộ vi điều khiển và các ứng dụng không yêu cầu độ chính xác toàn diện của
giao thức NTP.

- SNTP được sử dụng để đồng bộ thời gian trong hệ thống SCADA (Supervisory Control and
Data Acquisition) vì những lý do sau:
+ Độ chính xác: SNTP có thể cung cấp độ chính xác thời gian trong phạm vi mili giây (thường là
1-10 ms), đủ để đáp ứng nhu cầu của hầu hết các hệ thống SCADA.
+ Độ tin cậy: SNTP là một giao thức đơn giản và mạnh mẽ, có khả năng chống lại lỗi mạng và
nhiễu.
+ Khả năng tương thích: SNTP tương thích với NTP, cho phép các thiết bị SCADA đồng bộ thời
gian với các máy chủ thời gian NTP tiêu chuẩn.
+ Dễ dàng triển khai: SNTP dễ dàng triển khai và cấu hình, phù hợp với các hệ thống SCADA
có quy mô nhỏ và lớn.

- Cách thức hoạt động của SNTP trong SCADA:


+ Thiết bị SCADA đóng vai trò là máy khách SNTP: Thiết bị SCADA sẽ gửi yêu cầu đồng bộ
thời gian đến máy chủ SNTP.
+ Máy chủ SNTP: Máy chủ SNTP sẽ nhận được yêu cầu từ thiết bị SCADA và gửi phản hồi chứa
thời gian chính xác.
+ Thiết bị SCADA điều chỉnh thời gian: Thiết bị SCADA sẽ điều chỉnh thời gian nội bộ của
mình dựa trên thời gian được nhận từ máy chủ SNTP.

Lợi ích của việc sử dụng SNTP trong SCADA:

• Đảm bảo tính chính xác của dữ liệu: Đồng bộ thời gian chính xác là rất quan trọng đối với hệ
thống SCADA, vì nó đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập và ghi lại chính xác.
• Tăng cường hiệu quả hoạt động: Hệ thống SCADA có thể hoạt động hiệu quả hơn khi tất cả các
thiết bị đều có thời gian chính xác.
• Giảm thiểu lỗi: Đồng bộ thời gian chính xác có thể giúp giảm thiểu lỗi trong hệ thống SCADA.
• Dễ dàng quản lý: SNTP giúp dễ dàng quản lý thời gian trong hệ thống SCADA.
Ngoài ra, SNTP còn có một số hạn chế sau:
• Độ chính xác: SNTP không chính xác bằng NTP, do đó nó không phù hợp cho các ứng dụng đòi
hỏi độ chính xác thời gian cao.
• Bảo mật: SNTP không có tính năng bảo mật mạnh mẽ, do đó nó dễ bị tấn công hơn NTP.
Nhìn chung, SNTP là một giao thức đồng bộ thời gian hiệu quả và dễ sử dụng cho hệ thống
SCADA. Giao thức này cung cấp độ chính xác thời gian đủ cho hầu hết các ứng dụng SCADA và
dễ dàng triển khai và cấu hình.

Ngoài SNTP, còn có một số giao thức đồng bộ thời gian khác cũng có thể được sử dụng trong
SCADA, bao gồm:
• PTP (Precision Time Protocol): PTP cung cấp độ chính xác thời gian cao hơn SNTP, nhưng nó
phức tạp hơn và đắt đỏ hơn.
• GPS (Global Positioning System): GPS có thể được sử dụng để đồng bộ thời gian với độ chính
xác cao, nhưng nó yêu cầu thiết bị có khả năng thu nhận tín hiệu GPS.

Giao thức đồng bộ thời gian nào phù hợp nhất cho hệ thống SCADA sẽ phụ thuộc vào các
yếu tố cụ thể của hệ thống, bao gồm độ chính xác thời gian cần thiết, ngân sách và khả năng
kỹ thuật.

1.5. Giao thức mạng phân tán 3 (DNP3)


- DNP3, Giao thức mạng phân tán phiên bản 3.3, là giao thức mờ viễn thông được phát triển ban
đầu bởi Westtronics ở Calgary, Alberta, Canada. DNP3 cũng dựa trên kiến trúc EPA và sử dụng
định dạng khung FT3 do IEC 60878-5 quy định. Các lớp liên kết vật lý và dữ liệu thấp hơn quy
định giao tiếp giữa các thiết bị tương tự như IEC 60870-5-101, còn các đơn vị dữ liệu và chức
năng cấp cao hơn thì khác. DNP3 sử dụng kiểm tra dự phòng theo chu kỳ để phát hiện lỗi. Nó có
khung dữ liệu lớn hơn và có thể mang tin nhắn RTU lớn hơn.

1.5.1. Cấu trúc giao thức DNP3


- Cấu trúc sử dụng mô hình EPA ba lớp cơ bản với một số chức năng bổ sung. Nó thêm một lớp bổ
sung có tên là lớp vận chuyển giả.
- Lớp giả vận chuyển là sự kết hợp giữa lớp mạng và lớp vận chuyển của mô hình OSI và cũng bao
gồm một số chức năng của lớp liên kết dữ liệu. Chức năng mạng liên quan đến việc định tuyến và
truyền dữ liệu qua mạng từ người gửi đến người nhận. Chức năng vận chuyển bao gồm việc phân
phối đúng thông điệp từ người gửi đến người nhận, sắp xếp trình tự thông báo và sửa lỗi tương
ứng. Chức năng này của lớp vận chuyển bị hạn chế khi so sánh với lớp OSI và do đó có tên là lớp
giả vận chuyển,

1.5.2. Cấu trúc thông điệp DNP3


- Thông báo DNP3 bắt đầu bằng thông tin từ dữ liệu người dùng, có thể là cảnh báo, giá trị của các
biến, tín hiệu điều khiển, tập tin chương trình hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác. DNP3 không áp đặt
bất kỳ hạn chế nào về kích thước dữ liệu được truyền. Dữ liệu được chia thành các kích thước nhỏ
hơn có thể quản lý được gọi là đơn vị dữ liệu kích thước ứng dụng (ASDU). Tiêu đề ứng dụng
được gọi là thông tin điều khiển giao thức ứng dụng (APCI) có độ dài 2/4 byte được thêm vào
ASDU, tạo thành đơn vị dữ liệu giao thức ứng dụng (APDU). APDU được gọi là đơn vị dữ liệu
dịch vụ vận chuyển (TSDU) trong lớp giả vận chuyển. Như đã đề cập trước đó, vì ASDU trong
DNP3 có thể có kích thước lớn do dữ liệu người dùng lớn nên nó được chia thành các đơn vị dữ
liệu giao thức vận chuyển (TPDU) có tối đa 250 byte dữ liệu để đưa vào khung liên kết dữ liệu.
Lớp liên kết dữ liệu thêm một tiêu đề cố định, có dung lượng 10 byte, vào dữ liệu người dùng như
trong Hình 3.12 và các CRC hoàn thiện khung FT3, được gọi là đơn vị dữ liệu giao thức liên kết
(LPDU) để truyền qua mạng vật lý.
- DNP3 hỗ trợ một số cấu trúc liên kết hệ thống như ngang hàng, nhiều chủ, nhiều nô lệ và phân
cấp với bộ tập trung dữ liệu trung gian. DNP3 được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như
điện, dầu khí, an ninh và nước, trong khi IEC 60870-5 chỉ giới hạn trong ngành phân phối điện.
- DNP3 phổ biến ở Châu Mỹ, Úc và một số khu vực ở Châu Á và Châu Phi, trong khi IEC 60870-5
phổ biến ở Châu Âu và một số khu vực ở Châu Á và Châu Phi.

1.6. Giao thức trung tâm điều khiển liên thông (ICCP)
- ICCP là IEC 60870 phần 6 và nó quy định các thông số kỹ thuật liên lạc để gửi tin nhắn điều
khiển từ xa giữa hai trạm trên mạng WAN. Với việc các hệ thống SCADA đang mở rộng và hiện
đang kiểm soát các hệ thống truyền tải khổng lồ trên toàn thế giới,
- được sử dụng để liên lạc giữa các trung tâm điều khiển, giữa các cơ sở tiện ích, trung tân điều
khiển khu vực và quốc gia, ISO và các nhà sản xuất điện độc lập lớn. ICCP mang dữ liệu thời gian
thực để giám sát và kiểm soát các nhóm năng lượng lớn. Việc phát triển tiêu chuẩn bắt đầu vào
năm 1991 bởi Ủy ban kỹ thuật IEC 57 (Nhóm công tác 3) và TASE 1 (Thành phần dịch vụ và ứng
dụng điều khiển từ xa) được phát hành vào năm 1992 và sau đó là TASE 2 với MMS (Thông số
kỹ thuật thông báo sản xuất) được sử dụng rộng rãi hiện nay, được phát hành dưới tên IEC 60870-
6-503 (2002-04) còn được gọi là Giao thức Trung tâm Kiểm soát Liên hợp (ICCP).
- Một số phần có liên quan của giao thức là
+ IEC 60870-6-2 Sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản (OSI lớp 1-4)
+Định nghĩa dịch vụ IEC 60870-6-501 TASE.1
+Định nghĩa giao thức IEC 60870-6-502 TASE.1
+Dịch vụ và giao thức IEC 60870-6-503 TASE.2

- ICCP là một giao thức máy khách-máy chủ và bất kỳ trung tâm điều khiển nào cũng có thể hoạt
động như cả máy khách và máy chủ. Kênh liên lạc có thể là điểm tới điểm hoặc qua mạng. Máy
khách có thể thiết lập nhiều kết nối với cùng một máy chủ ở các cấp độ khác nhau để dữ liệu ưu
tiên theo thời gian thực có thể được truyền nhanh hơn dữ liệu không ưu tiên.
- ICCP sử dụng lớp 7 của lớp ứng dụng của mô hình OSI với MMS cho tin nhắn. ICCP đặt ra các
định dạng và phương thức đối tượng của trung tâm điều khiển để yêu cầu và báo cáo dữ liệu,
trong khi MMS đặt tên, liệt kê và đánh địa chỉ các biến cũng như cơ chế điều khiển và diễn giải
thông báo,

1.7. Ethernet
- Tiêu chuẩn Ethernet phát triển từ mạng ALOHA được thiết lập để liên kết các đảo ở Hawaii. Năm
1980, tập đoàn Ethernet đã phát hành cuốn sách xanh Ethernet 1 và vào năm 1983, IEEE đã phát
hành tiêu chuẩn IEEE 802-3 dựa trên đa truy cập cảm nhận sóng mang có phát hiện va chạm
(CSMA/CD) trên mạng dựa trên mạng LAN. Chuẩn Ethernet chỉ sử dụng lớp liên kết vật lý và dữ
liệu của mô hình OSI với CSMA/CD cho hệ thống scada và lưới điện thông minh. Kiểm soát truy
cập trung bình. Tiêu chuẩn IEEE 802-3 quy định một số lượng lớn các loài cáp được sử dụng để
kết nối mạng bằng tiêu chuẩn này

1.8. IEEE C37.118: chuẩn đồng bộ pha [9,10]


- Giao thức này về cơ bản được giới thiệu để đo pha và tần số đồng bộ trong hệ thống điện. Nó
cũng đưa ra các phương pháp để xác mình các giá trị đo được và cơ sở ghi thời gian.

- Ban đầu nó được giới thiệu vào năm 1995 với tên gọi tiêu chuẩn IEEE 1344,
tuy nhiên nó có một số thiếu sót; do đó, một phiên bản cải tiến đã được giới
thiệu vào năm 2006 với tên gọi C37.118 2005. Giao thức này dành cho các phép
đo ở trạng thái ổn định và phiên bản mới nhất là C37.118 2011 được giới thiệu
vào năm 2011, bao gồm hai phần: C37.118.1-2011 và C37.118.2TM-2011, tiêu chuẩn
IEEE cho phép đo đồng bộ pha cho hệ thống điện và tiêu chuẩn IEEE cho việc
truyền dữ liệu đồng bộ pha cho hệ thống điện. Giao thức C37.118.1-2011 được
giới thiệu cơ bản cho việc đo pha và tần số đồng bộ trong hệ thống điện ở các
trạm biến áp khác nhau. Nó cũng đưa ra các phương pháp để kiểm tra các giá trị
đo được. C37.118.2-2011 mô tả cơ chế trao đổi dữ liệu giữa bộ đo pha và bộ tập
trung dữ liệu pha, đồng thời thiết lập định dạng nhắn tin cho ứng dụng thời
gian thực.

2. OCC (Operation Control Center)


hay còn gọi là Trung tâm Điều khiển Vận hành, là một phòng tập trung các thiết bị giám sát
và điều khiển cho phép người vận hành giám sát và điều khiển hệ thống SCADA từ xa. OCC
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống SCADA.
Chức năng chính của OCC trong SCADA:
• Giám sát hệ thống: OCC thu thập dữ liệu từ các thiết bị trường thông qua hệ thống SCADA và
hiển thị dữ liệu này trên màn hình để người vận hành theo dõi. Dữ liệu giám sát bao gồm trạng
thái của các thiết bị, giá trị đo lường của các cảm biến, cảnh báo lỗi và sự kiện hệ thống.
• Điều khiển hệ thống: Người vận hành có thể điều khiển hệ thống SCADA từ OCC bằng cách gửi
các lệnh đến các thiết bị trường. Các lệnh điều khiển có thể được sử dụng để bật/tắt thiết bị, điều
chỉnh cài đặt, khởi động/dừng quy trình và thực hiện các thao tác khác.
• Phân tích dữ liệu: OCC có thể phân tích dữ liệu thu thập được để phát hiện xu hướng, dự đoán sự
cố và đưa ra quyết định vận hành hiệu quả hơn.
• Quản lý sự cố: OCC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sự cố hệ thống SCADA. Khi xảy
ra sự cố, người vận hành có thể sử dụng OCC để xác định nguyên nhân sự cố, thực hiện các biện
pháp khắc phục sự cố và khôi phục hoạt động hệ thống.
• Ghi chép dữ liệu: OCC có thể ghi chép dữ liệu hệ thống SCADA để sử dụng cho mục đích phân
tích, báo cáo và tuân thủ quy định.

Lợi ích của việc sử dụng OCC trong SCADA:

• Nâng cao hiệu quả vận hành: OCC giúp người vận hành theo dõi và điều khiển hệ thống
SCADA hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt
động.
• Tăng cường an toàn hệ thống: OCC giúp phát hiện và xử lý sự cố nhanh chóng, từ đó giảm thiểu
nguy cơ mất an toàn hệ thống.
• Cải thiện khả năng ra quyết định: OCC cung cấp cho người vận hành thông tin cần thiết để đưa
ra quyết định vận hành hiệu quả hơn.
• Giảm chi phí vận hành: OCC giúp giảm chi phí vận hành hệ thống SCADA bằng cách giảm
thiểu thời gian ngừng hoạt động và nhu cầu bảo trì.

Cấu tạo của OCC trong SCADA:

• Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị được sử dụng để hiển thị dữ liệu giám sát và điều khiển hệ
thống SCADA.
• Bàn điều khiển: Bàn điều khiển được sử dụng để nhập lệnh điều khiển hệ thống SCADA.
• Máy tính: Máy tính được sử dụng để xử lý dữ liệu hệ thống SCADA và thực hiện các chức năng
giám sát, điều khiển và phân tích dữ liệu.
• Phần mềm SCADA: Phần mềm SCADA được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các thiết bị trường,
hiển thị dữ liệu trên màn hình, cho phép người vận hành điều khiển hệ thống và thực hiện các
chức năng khác.
• Mạng lưới truyền thông: Mạng lưới truyền thông được sử dụng để kết nối OCC với các thiết bị
trường và các thành phần khác của hệ thống SCADA.

OCC được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
• Điện lực: OCC được sử dụng để giám sát và điều khiển hệ thống điện lưới, bao gồm nhà máy
điện, đường dây truyền tải và trạm biến áp.
• Nước và nước thải: OCC được sử dụng để giám sát và điều khiển hệ thống cung cấp nước và
nước thải, bao gồm nhà máy xử lý nước, trạm bơm và hệ thống phân phối.
• Dầu khí: OCC được sử dụng để giám sát và điều khiển hệ thống khai thác và vận chuyển dầu khí,
bao gồm giàn khoan, đường ống và kho lưu trữ.
• Giao thông vận tải: OCC được sử dụng để giám sát và điều khiển hệ thống giao thông vận tải,
bao gồm đường cao tốc, đường sắt và sân bay.
• Công nghiệp: OCC được sử dụng để giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp, bao gồm
nhà máy sản xuất, nhà máy lọc hóa chất và nhà máy chế biến thực phẩm.
OCC là một phần quan trọng của hệ thống SCADA và đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống.

CÂU 1:
Hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong các hệ thống công nghiệp và cơ sở hạ tầng hiện đại. Dưới đây là những vai trò
chính và tầm quan trọng của hệ thống SCADA:
1. Giám sát và kiểm soát quá trình sản xuất:
• SCADA cho phép thu thập dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến và thiết bị trên toàn hệ
thống.
• Dữ liệu này được hiển thị trực quan, giúp các nhà vận hành theo dõi và kiểm soát quá
trình sản xuất một cách chính xác và hiệu quả.
• Vai trò quan trọng là đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, an toàn và đạt hiệu suất cao.
2. Tự động hóa và điều khiển quá trình:
• SCADA cho phép thực hiện các chức năng tự động hóa như khởi động/dừng thiết bị,
điều chỉnh thông số vận hành.
• Điều này giúp tăng tốc độ, độ chính xác và an toàn của các quy trình sản xuất.
• Vai trò quan trọng là nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
3. Phát hiện và xử lý sự cố:
• SCADA có khả năng phát hiện các sự cố, lỗi hoặc tình trạng bất thường và cung cấp
cảnh báo kịp thời.
• Các nhà vận hành có thể nhanh chóng xác định và xử lý các sự cố này, giúp giảm thiểu
thời gian ngừng hoạt động và thiệt hại do sự cố gây ra.
• Vai trò quan trọng là đảm bảo tính liên tục của sản xuất và giảm thiểu rủi ro.
4. Lưu trữ và phân tích dữ liệu:
• SCADA lưu trữ lịch sử các dữ liệu vận hành, sự kiện và cảnh báo.
• Các nhà quản lý có thể phân tích dữ liệu lịch sử để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, lập kế
hoạch bảo trì và cải thiện quy trình sản xuất.
• Vai trò quan trọng là hỗ trợ ra quyết định và cải thiện liên tục.
Tóm lại, hệ thống SCADA đóng vai trò then chốt trong việc giám sát, kiểm soát, tự động hóa và
cải thiện hiệu quả của các hệ thống công nghiệp. Nó góp phần tăng năng suất, an toàn, liên tục và
hiệu quả của quá trình sản xuất.

CÂU 2:Ứng dụng giao thức IEC 60870- 5- 104 cho giải pháp truyền thông của hệ thống
SCADA
Hiện nay, hầu hết hệ thống SCADA trong lưới điện truyền tải ở Việt Nam đều sử dụng giao thức
truyền thông IEC60870-5-101. Tuy nhiên, giao thức này có nhiều hạn chế trong việc thiết lập các
kênh truyền thông vật lý. Hiện nay, giao thức IEC60870-5-104 đang được sử dụng thay cho giao
thức IEC 60870 -5- 101,mang lại nhiều ưu điểm trong việc triển khai cũng như khả năng ổn định
cao trong các phương thức truyền dẫn.
I/ Đánh giá việc thực hiện mô hình kết nối theo giao thức truyền thông theo IEC60870-5-101
(IEC 101)
Mô hình dưới đây là phương thức truyền thông cơ bản của hệ thống SCADA của các trạm truyền
tải được thực hiện trong dự án 4 thành phố. Tín hiệu truyền thông IEC101 từ RTU tại trạm kết nối
với hệ thống SCADA của hai đường vật lý:

- Main line: Đường truyền thông chính sử dụng kết nối qua hạ tầng cáp quang với các thiết bị
ghép kênh (PCM) và truyền dẫn (STM1, STM4).
- Backup line: Sử dụng phương thức truyền thông PSTN qua mạng điện thoại có dây của các
nhà cung cấp dịch vụ.
Việc chuyển đổi kênh truyền thông từ “main line” sang “backup line” và chuyển đổi máy chủ xử
lý dữ liệu theo cơ chế (Hot/Standby) được thực hiện bằng thiết bị chuyển mạch Fall Back Switch
(FBS). Với cơ chế truyền thông như trên, giao thức IEC101 có một số hạn chế như sau:
- Các kênh truyền thông V24 (hoặc 4W) từ RTU hoặc Gateway từ trạm đến hệ thống SCADA
phải qua nhiều thiết bị (modem V24/4W, PCM, STM1,4..) làm tăng nguy cơ sự cố trên đường
truyền. Trong quá trình vận hành, sự cố các thiết bị như Modem, PCM, nguồn DC thường xuyên
xảy ra, thời gian xử lý kéo dài. Phương thức truyền thông dự phòng bằng dịch vụ PSTN không tin
cậy.
- Việc kết nối của giao thức IEC101 đối với các thiết bị khác hãng khá phức tạp do định nghĩa lớp
vật lý (physical layer) của giao thức qua kết nối RS232 thường không đồng nhất, dẫn đến phát
sinh bit lỗi trong các bản tin truyền, làm cho tín hiệu truyền thông không ổn định.
- Hệ thống MicroSCADA quản license IEC101 theo kênh vật lý RS232, do đó với tốc độ 9600
bps, việc ghép nối nhiều station trên một line IEC101 khá hạn chế để đảm bảo yêu cầu thời gian
thực của tín hiệu, đồng thời các tín hiệu đo lường 32 bit (CP56Time2a) có đáp ứng rất chậm do
kích thước bản tin lớn. Yêu cầu bắt buộc phải sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau trên các
kênh độc lập (không thể ghép chung các RTU, Gateway của các hãng khác nhau lên 1 line
IEC101), làm tăng chi phí mua license line.

II/Giải pháp ứng dụng mô hình kết nối theo giao thức truyền thông IEC 60870-5-104 (IEC
104)
Giao thức IEC60870-5-104 thực hiện kết nối vật lý trên nền giao thức TCP/Ip nên việc bắt tay
trên lớp vật lý thực hiện đơn giản, dễ dàng tương thích giữa hệ thống SCADA với các thiết bị
Gateway và RTU của các hãng khác nhau.

Tín hiệu truyền thông IEC104 kết nối từ RTU đến hệ thống SCADA được thực hiện trên kênh FE
của các thiết bị truyền dẫn, hoặc qua thiết bị chuyển đổi giao diện E1/FE (main line). Giao thức
IEC104 của RTU có thể hỗ trợ trên 2 địa chỉ máy chủ, do đó phương thức truyền thông dự phòng
dễ dàng thực hiện trên các lớp mạng khác nhau. Đường truyền thông dự phòng (backup
line) được đề xuất thực hiện qua các kênh Internet (3G/GPRS hoặc ADSL), có chi phí thấp. Một
số ưu điểm cơ bản khi sử dụng giao thức truyền thông IEC101 như sau:
- Giao thức IEC104 hoàn toàn tương thích với giao thức IEC101 về lớp liên kết (link layer) và
lớp ứng dụng (aplication layer), do đó việc xây dựng CSDL cho các đối tượng điều khiển trên hệ
thống MicroSCADA không thay đổi.
- IEC104 hỗ trợ giao diện kết nối qua Ethernet (kênh FE) nên việc đầu tư các thiết bị truyền
thông tương đối rẽ tiền và dễ quản lý bảo dưỡng hoặc dễ dàng thuê kênh FE của các nhà cung cấp
dịch vụ khác với chi phí có thể chấp nhận.
- Với tốc độ cơ bản của kênh FE từ 128kb/s đến 2Mb/s, tốc độ đáp ứng tín hiệu của giao thức
IEC104 tốt hơn giao thức IEC101, hổ trợ các gói tin đo lường 32 bit (CP56Time2a).
- Tất cả các RTU và Gateway tại trạm đều hỗ trợ giao thức truyền thông IEC104. Đối với hệ
thống MicroSCADA, với tốc độ đáp ứng tín hiệu tốt và cơ chế quản lý địa chỉ trạm (ADSU
Address) theo địa chỉ IP nên việc ghép nhiều station trên một line sẽ đảm bảo tính kinh tế trong
việc đầu tư license cho hệ thống.

Trên cơ sở đánh giá các ưu điểm của giao thức IEC 60870-5-104 và khả năng hỗ trợ của hệ
thống MicroSCADA của ABB đối với phương thức truyên thông cho các TBA truyền tải dựa trên
nền tảng ừng dụng giao thức IEC104, Công ty Điện lực Thừa Thiên- Huế đã đề nghị Tổng công ty
Điện lực miền Trung cho áp dụng phương thức truyền thông bằng giao thức IEC104 đối với các
dự án trạm 110kV đang triển khai trên địa bàn tỉnh TT-Huế. Tổng công ty đã có văn bản thống
nhất việc áp dụng giao thức IEC104 kết nối truyền thông các trạm 110kV Điền Lộc và Huế 3 với
hệ thống SCADA của Công ty Điện lực TT-Huế.

III. Một số giải pháp kết nối SCADA trên nền tảng giao thức IEC60870-5-104 cho các đối
tượng trên lưới điện phân phối.
Trên cơ sở hạ tâng truyền thông Internet (FTTH, ADSL, 3G/GPRS), với phương thức thiết lập
mạng riêng ảo (VPN) theo dịch vụ Office WAN của các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp truyền
thông sử dụng giao thức IEC104 triển khai các các điểm điều khiển trên lưới được xây dựng theo
các mô hình sau:
1/Mô hình kết nối cho các trạm TG 35/22kV
- Tại các trạm: RTU được cấu hình giao thức IEC104 với địa chỉ Ip cùng lớp mạng, tương ứng
với các địa chỉ Station (Unit number) theo lớp liên kết (link layer). Kết nối cổng 10/100 BaseT
của RTU với thiết bị ADSL2+, USB36 Load Balancing Router Modem qua giao thức mạng
TCP/UDP tốc độ 10/100Mb/s. RTU làm nhiệm vụ kết nối với các thiết bị chấp hành (các máy cắt,
recloser) theo các giao thức phổ biến như DNP3, Modbus hoặc theo các phương thức tín hiệu I/O.
- Tại DCC: lắp đặt thiết bị Load Balancing Security BroadBand Router hổ trợ kết nối đa điểm
với Internet băng thông rộng với địa chỉ Ip tỉnh. Thiết lập mạng riêng ảo (VPN) theo cơ chế SSH
hoặc IPsec trên nền tảng dịch vụ OfficeWAN của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Từ thiết bị
Load Balancing VPN Router định tuyến địa chỉ Ip được cấp phát qua VPN để kết nối với mạng
LAN SCADA; thiết lập Firewall tại Router theo cơ chế kiểm tra trạng thái gói tin, lọc địa chỉ Ip
hoặc lọc địa chỉ MAC của thiết bị.
- Phương thức kết nối này đang được triển khai cho 03 trạm trung gian 35/22kV (Nam Đông,
Bốt Đỏ, Bình Điền).

2/ Mô hình kết nối cho các Recloser bằng giao thức IEC104
- Tại các Recloser, cấu hình các thông số truyền thông theo giao thức IEC 101 (xác lập địa chỉ
trạm của các Recloser), thiết lập giao diện RS232 tương thích với giao diện RS232 của modem
IEC104 Gateway GPRS. Kết nối cáp tín hiệu từ cổng RS232 của Recloser đến cổng RS232 của
modem. Thiết lập chuyển đổi giao thức IEC101 sang IEC104 qua thiết bị Gateway, tín hiệu truyền
thông theo giao thức IEC101 (giao diện RS232) được chuyển đổi sang giao thức IEC 104 theo
chuẩn TPC/Ip.
- Tại DDC: lắp đặt thiết bị M2M Gateway kết nối với Internet qua một Router có cấp phát địa
chỉ Ip tỉnh. Thiết lập đường truyền VPN qua dịch vụ Office WAN từ thiết bị IEC104 Gatewaytại
các Recloser tới M2M Gateway tại phòng điều khiển theo cơ chế SSH VPN, M2M Gateway được
kết nối với mạng LAN của hệ thống SCADA, được cấp phát địa chỉ Ip cùng lớp của hệ thống. Địa
chỉ Ip của các modem từ các Recloser được cấp phát cùng lớp mạng và được định tuyến lại để
cùng lớp với hệ thống mạng LAN của SCADA. Cấu hình line IEC 104 với các station tương ứng
địa chỉ Ip đã được thiết lập qua mạng VPN đến các thiết bị IEC104 Gateway tại Recloser.
- Với cơ chế đồng bộ hoá thời gian từ chuẩn giao thức TCP/Ip, giao thức IEC104 giải quyết
được vấn đề đồng bộ thời gian của các đối tượng điều khiển khác nhau trên cùng một lớp mạng,
với đặc điểm này sẽ cho phép ghép nhiều đối tượng điều khiển khác nhau (các recloser, RTU) lên
cùng một line IEC104 mà không xảy ra hiện tượng mất đồng bộ do chồng lấn kênh thời gian các
đối tượng điều khiển như các giao thức truyền thông nối tiếp (IEC101).
Kết luận:
Việc ứng dụng giao thức truyền thông IEC 60870-5-104 cho hệ thống SCADA lưới
điện phân phối về cơ bản sẽ khắc phục được các hạn chế mà các phương thức truyền
thông theo giao thức IEC 60870-5-101 đang gặp phải. Trên nền tảng giao thức mạng
TCP/Ip, giao thức IEC104 cho phép thiết lập truyền thông một cách đơn giản, chi phí
thấp, đồng thời dễ dàng khai thác hạ tầng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ. Bên
cạnh đó, cơ chế dự phòng truyền thông và dự phòng hệ thống sẽ dễ dàng được thiết lập
qua khả năng chia sẻ dữ liệu trên môi trường mạng. Tuy nhiên, yêu cầu bảo mật trong
các giải pháp truyền thông phải được đặc biệt ưu tiên khi khai thác trên hạ tầng truyền
thông công cộng.

CÂU 3: QUYẾT ĐỊNH SỐ 55/QĐ-ĐTĐL


QuyđịnhyêucầukỹthuậtvàquảnlývậnhànhhệthốngSCADA.
YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CỦA HỆ THỐNG SCADA/EMS/DMS
Mục 1. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG SCADA
Điều 4. Thành phần cơ bản của hệ thống SCADA trong hệ thống điện
1. Hệ thống SCADA trong hệ thống điện bao gồm các thành phần cơ bản sau:
a) Hệ thống SCADA trung tâm;
b) Hệ thống kênh truyền;
c) Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway;
d) Các thiết bị phụ trợ khác.
2. Hệ thống SCADA trung tâm lắp đặt tại các Cấp điều độ có quyền điều khiển bao gồm các thiết
bị phần cứng cơ bản sau:
a) Máy chủ SCADA có chức năng thu thập, lưu trữ các dữ liệu thời gian thực bao gồm các sự
kiện, tín hiệu trạng thái, tín hiệu đo lường và chạy các ứng dụng SCADA;
b) Máy chủ cơ sở dữ liệu quá khứ có chức năng lưu trữ các dữ liệu sự kiện theo thứ tự, các dữ liệu
trạng thái và đo lường theo chu kỳ thời gian. Cơ sở dữ liệu quá khứ được sử dụng để tính toán, mô
phỏng và phân tích hệ thống điện;
c) Máy chủ ứng dụng có chức năng chạy các ứng dụng trong hệ thống EMS hoặc DMS;
d) Máy chủ truyền thông có chức năng kết nối các hệ thống SCADA trung tâm với nhau, hệ thống
SCADA trung tâm với Trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại nhà máy
điện hoặc trạm điện;
đ) Màn hình hiển thị sơ đồ và các thông số vận hành của hệ thống điện;
e) Máy tính giao diện người và máy HMI có chức năng giám sát, điều khiển thời gian thực;
a) Thiết bị định vị GPS có chức năng hỗ trợ đồng bộ thời gian các thiết bị trong hệ thống SCADA
trung tâm;
b) Các thiết bị hỗ trợ về công nghệ thông tin, truyền thông và thiết bị phụ trợ khác.
3. Hệ thống kênh truyền có chức năng kết nối các hệ thống SCADA trung tâm với nhau, kết nối hệ
thống SCADA trung tâm với Trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại nhà
máy điện hoặc trạm điện.
Điều 5. Cấu hình của hệ thống SCADA trung tâm
1. Hệ thống SCADA trung tâm phải được trang bị ít nhất 01 máy chủ dự phòng cho mỗi khối chức
năng độc lập của hệ thống. Máy chủ dự phòng hoạt động ở chế độ song song và được đồng bộ cơ
sở dữ liệu trong thời gian thực với máy chủ chính để đảm bảo không có bất kỳ sự gián đoạn nào
trong quá trình giám sát và điều khiển khi chuyển đổi hoạt động giữa máy chủ chính và máy chủ
dự phòng.
2. Hệ thống SCADA trung tâm là một hệ thống có cấu trúc mở và phân tán, đáp ứng các yêu cầu
cơ bản sau:
a) Có khả năng bổ sung, nâng cấp và tích hợp tương thích thêm các máy chủ, bộ xử lý, mô đun
chức năng và phần mềm mà không làm thay đổi cấu trúc thiết bị phần cứng và phần mềm hiện có
của hệ thống SCADA trung tâm;
b) Các thiết bị phần cứng và phần mềm phải có khả năng tương thích với nhiều hệ thống, thiết bị
được cung cấp từ các đơn vị sản xuất khác nhau;
c) Có khả năng làm việc trên nhiều máy tính theo cơ chế song song thông qua mạng LAN.
3. Hệ thống SCADA trung tâm phải đảm bảo mức độ sẵn sàng tối thiểu là 99,9%.
4. Các thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống SCADA trung tâm được kết nối với nhau
thông qua mạng LAN.
Điều 6. Chức năng của hệ thống SCADA trung tâm
1. Hệ thống SCADA trung tâm bao gồm các chức năng cơ bản sau:
Thu thập dữ liệu thời gian thực về các giá trị đo lường, thông số và trạng thái vận hành của các
thiết bị trên hệ thống điện, trong đó dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu phải được xác định, đồng
bộ và lưu trữ.
a) Giám sát thời gian thực hệ thống điện
- Giám sát sự thay đổi trạng thái;
- Giám sát giá trị tới hạn của hệ thống điện;
- Giám sát trình tự sự kiện;
- Phân loại, xử lý dữ liệu, xử lý sự kiện và cảnh báo.
b) Điều khiển các thiết bị trên hệ thống điện
- Điều khiển đóng cắt;
- Điều khiển tăng, giảm;
- Điều khiển thay đổi các giá trị đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển cài đặt.
c) Lưu trữ dữ liệu thời gian thực thu thập được để chạy các ứng dụng xử lý và phân tích vận hành
hệ thống điện;
đ) Hiển thị giao diện đồ họa trực quan trên một hoặc nhiều máy tính, bao gồm những thông tin
sau:
- Sơ đồ 01 sợi của hệ thống điện có khả năng cập nhật liên tục giá trị điện áp, trào lưu công suất,
trạng thái vận hành của máy cắt, dao cách ly và các thiết bị khác trên hệ thống điện;
- Các giá trị đo lường trên hệ thống điện;
- Các thông số cài đặt trên hệ thống điện;
- Tổng hợp các sự cố trên hệ thống điện và các cảnh báo.
2. Đối với các hệ thống điện có quy mô lớn và phức tạp, để đáp ứng công tác điều độ, vận hành hệ
thống điện, hệ thống SCADA trung tâm phải có thêm một số chức năng sau:
a) Giám sát xu hướng hệ thống điện;
b) Tổng hợp, phân tích dữ liệu để phục vụ công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả vận hành hệ
thống điện;
c) Hiển thị giao diện đồ họa trực quan trên một hoặc nhiều máy tính, bao gồm những thông tin
sau:
- Các dao động trên hệ thống điện;
- Xu hướng thay đổi của hệ thống điện.
d) Tự động thực hiện các thao tác trên hệ thống điện theo phương thức vận hành đã được duyệt.
Điều 7. Yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu và an ninh mạng
1. Hệ thống SCADA trung tâm phải có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống SCADA
trung tâm khác.
2. Hệ thống SCADA trung tâm phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông
tin và chống phá hoại từ bên ngoài trong quá trình quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia.
Mục 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG SCADA/EMS
Điều 8. Cấu trúc hệ thống SCADA/EMS
1. Hệ thống SCADA/EMS bao gồm hệ thống SCADA trung tâm được tích hợp với hệ thống EMS.
2. Hệ thống EMS là một hệ thống có cấu trúc mở và phân tán
a) Có khả năng bổ sung, nâng cấp và tích hợp thêm các máy chủ, bộ xử lý và phần mềm ứng dụng
mà không làm thay đổi cấu trúc thiết bị phần cứng và phần mềm hiện có của hệ thống
SCADA/EMS;
b) Các thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống EMS phải có khả năng tương thích với nhau
và tương thích với hệ thống SCADA trung tâm.
3. Hệ thống EMS phải được trang bị ít nhất 01 máy chủ dự phòng cho mỗi khối chức năng độc lập
của hệ thống. Máy chủ dự phòng hoạt động ở chế độ song song và được đồng bộ cơ sở dữ liệu
trong thời gian thực với máy chủ chính để đảm bảo không có bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá
trình giám sát và điều khiển khi chuyển đổi hoạt động giữa máy chủ chính và máy chủ dự phòng.
4. Hệ thống EMS phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin và chống
phá hoại từ bên ngoài trong quá trình quản lý vận hành hệ thống điện truyền tải.
Điều 9. Ứng dụng của hệ thống EMS
Hệ thống EMS bao gồm các ứng dụng cơ bản sau:
1. Mô phỏng hệ thống điện thời gian thực, hỗ trợ công tác đánh giá an ninh và vận hành hệ thống
điện, bao gồm các chức năng cơ bản sau:
a) Xác định những thay đổi của cấu hình, sơ đồ kết lưới hệ thống điện;
b) Đánh giá trạng thái của hệ thống điện, trong đó sử dụng dữ liệu mô phỏng cấu hình hệ thống
điện, các số liệu đo đếm thời gian thực thu thập được từ hệ thống SCADA trung tâm để đánh giá
trạng thái hệ thống điện tại một thời điểm;
c) Phân tích trào lưu công suất sử dụng kết quả đánh giá trạng thái vận hành thực tế của hệ thống
điện tại một thời điểm để tính toán điện áp, góc pha tại các thanh cái, mức mang tải của các thiết
bị trên hệ thống điện và đưa ra các giải pháp đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện
truyền tải;
d) Tối ưu hóa trào lưu công suất: Tính toán điều độ kinh tế có xét đến các ràng buộc an ninh hệ
thống điện;
đ) Đánh giá mức độ dự phòng của hệ thống điện trong trường hợp sự cố một hoặc nhiều phần tử;
e) Tính toán, phân tích dòng điện ngắn mạch trong các trường hợp sự cố có thể xảy ra trên hệ
thống điện truyền tải trước khi thực hiện thao tác đóng/cắt thiết bị hoặc cấu hình lại hệ thống để
khắc phục sự cố;
g) Kết quả của ứng dụng mô phỏng hệ thống điện thời gian thực được đánh giá là tin cậy trong
trường hợp chất lượng tín hiệu SCADA của các thanh cái mô phỏng trong hệ thống EMS đáp ứng
điều kiện 80% tổng số thanh cái có mức chênh lệch tổng công suất vào và ra nhỏ hơn 05 MW
hoặc giá trị 5% công suất định mức lớn nhất của nhánh đường dây đấu nối vào thanh cái, tùy theo
giá trị nào nhỏ hơn.
2. Phân tích ổn định điện áp: Phân tích, xác định các khu vực có chất lượng điện áp không ổn định
trên hệ thống điện để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng điện áp, xác định giới hạn
truyền tải theo điện áp đối với các giao diện truyền tải khác nhau.
3. Tính toán ổn định quá độ của hệ thống điện: Căn cứ trên mô phỏng hệ thống điện, các hệ thống
điều tốc, kích từ của tổ máy và các hệ thống liên động trên lưới điện để đưa ra các cảnh báo mất
ổn định hệ thống điện khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng.
4. Ứng dụng đào tạo điều độ viên có các chức năng cơ bản sau:
a) Mô phỏng mô hình hệ thống điện để các điều độ viên thực hành công tác vận hành hệ thống
điện trong các điều kiện vận hành bình thường và trong các tình huống khẩn cấp;
b) Kiểm tra, mô phỏng lại các kịch bản vận hành thực tế đã xảy ra, thử nghiệm các phương án
khôi phục hệ thống điện, đánh giá hiệu quả và thử nghiệm các ứng dụng của hệ thống EMS trong
thời gian thực và trên mô hình mô phỏng.
5. Quản lý kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa của các tổ máy phát điện, đường dây, trạm biến áp và
các thiết bị khác trên hệ thống điện truyền tải; cung cấp đầu vào cho các bài toán tính toán lập kế
hoạch hệ thống điện.
6. Dự báo phụ tải hệ thống điện trong ngắn hạn để phục vụ công tác lập kế hoạch vận hành giờ tới,
ngày tới và tuần tới.
7. Ứng dụng AGC có chức năng tự động điều chỉnh công suất phát của các tổ máy phát điện để
đáp ứng theo lệnh điều độ hoặc duy trì ổn định tần số hệ thống điện trong giới hạn cho phép, giám
sát trào lưu truyền tải trên các đường dây liên kết.
Mục 3. YÊU CẦU KỸ THUẬT HỆ THỐNG SCADA/DMS
Điều 10. Cấu hình hệ thống SCADA/DMS
1. Hệ thống SCADA/DMS bao gồm hệ thống SCADA trung tâm được tích hợp với hệ thống
DMS.
2. Hệ thống DMS là một hệ thống có cấu trúc mở và phân tán
a) Có khả năng bổ sung, nâng cấp và tích hợp tương thích thêm các máy chủ, bộ xử lý, mô đun
chức năng và phần mềm ứng dụng mà không làm thay đổi cấu trúc thiết bị phần cứng và phần
mềm hiện có của hệ thống SCADA/DMS;
b) Các thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống DMS phải có khả năng tương thích với nhau
và tương thích với hệ thống SCADA trung tâm.
3. Hệ thống DMS phải được trang bị ít nhất 01 máy chủ dự phòng cho mỗi khối chức năng độc lập
của hệ thống. Máy chủ dự phòng hoạt động ở chế độ song song và được đồng bộ cơ sở dữ liệu
trong thời gian thực với máy chủ chính để đảm bảo không có bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá
trình giám sát và điều khiển khi chuyển đổi hoạt động giữa máy chủ chính và máy chủ dự phòng.
4. Đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin và chống phá hoại từ bên
ngoài trong quá trình quản lý vận hành hệ thống điện.
Điều 11. Ứng dụng của hệ thống DMS
Tùy theo nhu cầu quản lý vận hành, hệ thống DMS có thể được trang bị một trong các ứng dụng
sau:
1. Giao diện đồ họa có khả năng hiển thị rõ ràng trạng thái của đường dây, máy biến áp và các
thiết bị khác trên hệ thống điện phân phối.
2. Giám sát, đánh giá và xác định những thay đổi của cấu hình, sơ đồ kết lưới của hệ thống điện
phân phối.
3. Phân tích, tối ưu vận hành hệ thống điện phân phối có chức năng hỗ trợ các điều độ viên giám
sát, điều khiển, phân tích, lập kế hoạch và tối ưu vận hành hệ thống điện phân phối. Ứng dụng này
bao gồm các chức năng chính sau:
a) Sử dụng cấu hình kết lưới, dữ liệu vận hành thời gian thực từ hệ thống SCADA trung tâm và
thông tin của khách hàng để ước tính công suất tác dụng và công suất phản kháng tại các nút phụ
tải trên lưới điện phân phối;
b) Phân tích trào lưu công suất có chức năng tính toán cường độ dòng điện, điện áp, hệ số công
suất, góc pha, công suất tác dụng và công suất phản kháng của từng thiết bị, khu vực trên lưới
điện để xác định các trường hợp có thể gây quá tải hoặc dao động điện áp trên lưới điện phân
phối;
c) Tính toán mô phỏng dòng điện ngắn mạch tại các khu vực trong các trường hợp có thể xảy ra
sự cố trên lưới điện phân phối;
d) Quản lý điện áp, công suất phản kháng và phụ tải: Đưa ra các giải pháp cài đặt tụ bù, nấc phân
áp máy biến áp để kiểm soát công suất phản kháng, nâng cao chất lượng điện áp trên lưới điện
phân phối;
đ) Xác định nhanh vị trí của sự cố, điểm cô lập phù hợp và xác định các thiết bị đóng cắt có thể
thao tác để khôi phục cung cấp điện cho các khu vực lưới điện bị cô lập;
e) Thiết lập lại cấu hình kết lưới hệ thống điện phân phối có tính đến các điều kiện vận hành thực
tế:
- Xác định các thay đổi đóng, cắt trên lưới điện phân phối và tính toán, phân bổ lại phụ tải giữa
các xuất tuyến để giảm tổn thất lưới điện phân phối;
- Xác định các điều kiện để tối ưu vận hành hệ thống điện phân phối trong giới hạn vận hành cho
phép.
g) Chức năng sa thải phụ tải hỗ trợ các điều độ viên thực hiện sa thải phụ tải và khôi phục lại phụ
tải trên lưới điện phân phối.
4. Hệ thống quản lý mất điện: Kiểm soát, xử lý kịp thời và hiệu quả các sự cố mất điện. Căn cứ
vào kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, thông tin khách hàng cung cấp và dữ liệu thời gian thực từ hệ
thống SCADA trung tâm, hệ thống quản lý mất điện có thể xác định nhanh các phần tử bị sự cố,
khu vực khách hàng bị ảnh hưởng để đưa ra phương án hạn chế mất điện, sửa chữa và khôi phục
cung cấp điện một cách nhanh nhất.
5. Mô phỏng đào tạo vận hành hệ thống điện phân phối có các chức năng cơ bản sau:
a) Mô phỏng mô hình hệ thống điện để các điều độ viên thực hành công tác vận hành hệ thống
điện phân phối trong các điều kiện vận hành bình thường và trong các tình huống khẩn cấp;
b) Kiểm tra, mô phỏng lại các kịch bản vận hành thực tế đã xảy ra để đưa ra các phương án khôi
phục hệ thống điện phân phối, đánh giá hiệu quả ứng dụng của hệ thống DMS trong thời gian
thực.
Mục 4. YÊU CẦU KỸ THUẬT HỆ THỐNG KÊNH TRUYỀN VÀ GIAO THỨC TRUYỀN
TIN
Điều 12. Yêu cầu chung

1. Hệ thống kênh truyền kết nối giữa các hệ thống SCADA trung tâm, giữa hệ thống SCADA
trung tâm với các Trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại các nhà máy
điện hoặc trạm điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Có băng thông dành riêng cho việc truyền dữ liệu SCADA và tín hiệu điều khiển trong hệ thống
điện quốc gia;
b) Đảm bảo thu thập và truyền dữ liệu SCADA, tín hiệu điều khiển đầy đủ, an toàn, tin cậy, liên
tục và bảo mật.
2. Hệ thống kênh truyền của các nhà máy điện, trạm điện hoặc Trung tâm điều khiển phải được
đầu tư, trang bị và kết nối đáp ứng các yêu cầu tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ
thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và tương thích với hệ thống SCADA trung
tâm của Cấp điều độ có quyền điển khiển, Đơn vị truyền tải điện và Đơn vị phân phối điện.
3. Kênh truyền dữ liệu giữa hệ thống SCADA trung tâm với thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại
các nhà máy điện, trạm điện chưa thực hiện thao tác, điều khiển từ xa phải đảm bảo mức độ sẵn
sàng tối thiểu là 98%.
4. Kênh truyền dữ liệu giữa hệ thống SCADA trung tâm với thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại
các nhà máy điện, trạm điện có thực hiện điều khiển, thao tác từ xa phải đảm bảo mức độ sẵn sàng
tối thiểu là 99,9%.
Điều 13. Tốc độ kênh truyền dữ liệu
1. Tốc độ kênh truyền dữ liệu tối thiểu giữa các hệ thống SCADA trung tâm tại Cấp điều độ quốc
gia và tại các Cấp điều độ miền là 90 Mbps.
2. Tốc độ kênh truyền dữ liệu tối thiểu giữa hệ thống SCADA trung tâm tại Cấp điều độ miền và
tại Cấp điều độ phân phối tỉnh là 02 Mbps.
3. Tốc độ kênh truyền dữ liệu tối thiểu giữa hệ thống SCADA trung tâm với Trung tâm điều khiển
tối thiểu là 02 Mbps.
4. Tốc độ kênh truyền dữ liệu tối thiểu giữa hệ thống SCADA trung tâm hoặc Trung tâm điều
khiển với các thiết bị đầu cuối RTU/Gateways tại các nhà máy điện hoặc trạm điện là 64 kbps.
Điều 14. Giao diện kết nối kênh truyền
Kênh truyền dữ liệu SCADA bao gồm các giao diện kết nối cơ bản sau:
1. Giao diện 4W theo chuẩn ITU-T Rec. G.712.
2. Giao diện V.24 hoặc RS232 theo chuẩn ITU-T Rec. V.24.
3. Giao diện Ethernet theo chuẩn IEEE 802.3
Điều 15. Giao thức truyền tin
0. Kết nối thông tin giữa các khối chức năng của hệ thống SCADA trung tâm thông qua mạng
LAN.
1. Kết nối thông tin giữa các hệ thống SCADA trung tâm tại Cấp điều độ quốc gia và các Cấp điều
độ miền sử dụng chuẩn truyền thông riêng và mạng IP làm kênh truyền.
2. Kết nối thông tin giữa hệ thống SCADA trung tâm, Trung tâm điều khiển, thiết bị đầu cuối
RTU/Gateway tại nhà máy điện hoặc trạm điện và các thiết bị đóng cắt có kết nối tín hiệu SCADA
trên lưới điện sử dụng chuẩn truyền thông IEC 60870-5-104 đối với các nhà máy điện hoặc trạm
điện, Trung tâm điều khiển xây dựng mới. Đối với các nhà máy điện hoặc trạm điện, Trung tâm
điều khiển hiện có thì tùy theo mức độ sẵn sàng của hệ thống kênh truyền có thể sử dụng chuẩn
truyền thông IEC 60870-5-101 hoặc IEC 60870-5-104 (ưu tiên sử dụng chuẩn truyền thông IEC
60870-5-104).
3. Các Trung tâm điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại nhà máy điện hoặc trạm điện và
thiết bị đóng cắt có kết nối tín hiệu SCADA trên lưới điện bổ sung mới đều phải tương thích với
các giao thức truyền tin quy định tại Điều này.
4. Trường hợp có thay đổi về giao thức truyền tin giữa hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều
độ có quyền điều khiển với các Trung tâm điều khiển hoặc thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại nhà
máy điện hoặc trạm điện, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm thỏa thuận trước với
Đơn vị quản lý vận hành để điều chỉnh, đảm bảo hệ thống SCADA trung tâm, Trung tâm điều
khiển và thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tương thích với giao thức truyền tin mới.
5. Căn cứ nhu cầu vận hành, các thiết bị đầu cuối RTU/Gateway trang bị mới tại nhà máy điện
hoặc trạm điện có thể được bổ sung các tính năng hỗ trợ giao thức truyền tin để kết nối với các
thiết bị điện tử thông minh và các thiết bị giám sát khác trên hệ thống điện.
Mục 5. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI RTU/GATEWAY
Điều 16. Yêu cầu kỹ thuật chung
Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway lắp đặt tại các nhà máy điện hoặc trạm điện phải đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật sau:
7. Có khả năng kết nối tương thích với Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của
Cấp điều độ có quyền điều khiển thông qua giao thức truyền tin đã được thống nhất với các bên
liên quan.
8. Thời gian đáp ứng tối thiểu đối với tín hiệu số là 10ms, đối với tín hiệu đo lường là 02s.
9. Sai số đo lường không được vượt quá 01% trên toàn dải đo.
10. Độ trễ của tín hiệu số và tín hiệu tương tự không được vượt quá 04s.
11. Các thay đổi trạng thái phải được truyền từ thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tới Trung tâm điều
khiển hoặc hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển kèm theo nhãn thời
gian để phản ánh chính xác thời gian diễn ra thay đổi trạng thái bao gồm đầy đủ thông tin năm,
tháng, ngày, giờ, phút, giây, mili giây.
12. Có bộ nhớ trung gian đủ lớn để duy trì các thông tin thay đổi trạng thái trong trường hợp mất
kết nối với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển trong thời gian tối
thiểu là 10 ngày. Các thông tin này sẽ được truyền đến Trung tâm điều khiển hoặc hệ thống
SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển sau khi khôi phục kết nối.
13. Được đồng bộ thời gian thông qua thiết bị GPS hoặc đồng bộ với máy tính chủ của Trung tâm
điều khiển hoặc hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
14. Trường hợp nguồn điện tự dùng của nhà máy điện hoặc trạm điện gặp sự cố, nguồn điện cấp
cho thiết bị đầu cuối RTU/Gateway phải được đảm bảo duy trì tối thiểu trong 10 giờ.
15. Bộ nhớ cơ sở dữ liệu phải có khả năng duy trì được tối thiểu 30 ngày trong điều kiện không
được cung cấp điện để đảm bảo thiết bị đầu cuối RTU/Gateway khởi động lại mà không cần phải
nạp lại cơ sở dữ liệu.
16. Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại nhà máy điện hoặc trạm điện không kết nối và thực hiện
điều khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều khiển phải đảm bảo mức độ sẵn sàng tối thiểu là 98%.
17. Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway tại nhà máy điện hoặc trạm điện có kết nối và thực hiện điều
khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều khiển phải đảm bảo mức độ sẵn sàng tối thiểu là 99,9%.
18. Đáp ứng điều kiện vận hành trong môi trường lắp đặt tại nhà máy điện hoặc trạm điện.
Điều 17. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị RTU
Thiết bị RTU phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:
1. Có khả năng nhận dữ liệu từ các thiết bị điện tại nhà máy điện hoặc trạm điện và truyền dữ liệu
thu thập được đến Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền
điều khiển theo giao thức truyền tin đã được quy định.
2. Có khả năng nhận tín hiệu điều khiển từ hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền
điều khiển hoặc Trung tâm điều khiển và gửi đến các thiết bị điện tại nhà máy điện hoặc trạm điện
trong trường hợp Cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc Trung tâm điều khiển thực hiện thao tác
xa các thiết bị tại nhà máy điện hoặc trạm điện.
3. Bao gồm nhiều khối hoạt động độc lập, mỗi khối có bộ xử lý riêng tối thiểu là 16 bit.
4. Độ phân giải của bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số tối thiểu là 12 bit bao gồm 11
bit giá trị và 01 bit dấu.
5. Mức độ dự phòng tối thiểu cho tín hiệu vào/ra tại thời điểm lắp đặt là 20% cho mỗi loại tín
hiệu.
6. Đối với các loại RTU tập trung, yêu cầu phải có tủ giao diện SIC để ghép nối các thiết bị liên
quan đến việc thu thập và truyền dữ liệu cho RTU. Đối với các loại RTU phân tán tích hợp chức
năng đo lường hiển thị thông số thì không cần lắp đặt tủ giao diện SIC.
7. Có hàng kẹp đấu nối mạch điện đo đếm với thiết bị điện tại nhà máy điện hoặc trạm điện để có
thể cô lập thiết bị khi thí nghiệm hoặc có sự cố.
Điều 18. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị Gateway
Thiết bị Gateway phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:
1. Có khả năng nhận dữ liệu từ hệ thống DCS/SAS tại nhà máy điện hoặc trạm điện và truyền dữ
liệu thu thập được đến Trung tâm điều khiển và hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có
quyền điều khiển theo giao thức truyền tin đã được quy định.
2. Có khả năng nhận tín hiệu điều khiển từ hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền
điều khiển hoặc Trung tâm điều khiển và gửi đến hệ thống DCS/SAS của nhà máy điện hoặc trạm
điện trong trường hợp Cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc Trung tâm điều khiển thực hiện thao
tác xa các thiết bi tại nhà máy điện hoặc trạm điện.
3. Có khả năng khai báo lại và khai báo thêm các tín hiệu khi cải tạo hoặc mở rộng nhà máy điện
hoặc trạm điện.
Điều 19. Yêu cầu kỹ thuật đối với bộ biến đổi
1. Bộ biến đổi không có khả năng lập trình, phải đảm bảo tương thích với mạch đo lường và các
bộ xử lý vào/ra của thiết bị RTU.
2. Nhà máy điện hoặc trạm điện sử dụng đồng hồ đo lường đa năng để thu thập tín hiệu đo lường
và truyền về thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, các đồng hồ đo lường đa năng phải đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật sau:
a) Tương thích và cho phép cấu hình lại để phù hợp với thông số thứ cấp của máy biến điện áp,
máy biến dòng điện và thông số của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway;
b) Có khả năng đo lường nhiều thông số;
c) Có khả năng kết nối với thiết bị RTU thông qua giao thức Modbus;
d) Có cấp chính xác nhỏ hơn 0,5% đối với các giá trị đo lường.
3. Bộ biến đổi vị trí nấc phân áp của máy biến áp, phải đảm bảo tương thích với bộ chỉ thị nấc
phân áp của máy biến áp và các bộ xử lý vào/ra của thiết bị RTU.
Mục 6. KẾT NỐI TÍN HIỆU SCADA TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
Điều 20. Kết nối giữa các hệ thống SCADA trong hệ thống điện
1. Các hệ thống SCADA trung tâm, SCADA/EMS, SCADA/DMS trong hệ thống điện quốc gia
được tổ chức như sau:
a) Cấp điều độ quốc gia và Cấp điều độ miền được trang bị hệ thống SCADA/EMS;
b) Cấp điều độ phân phối thuộc các Đơn vị phân phối điện được trang bị hệ thống SCADA/DMS;
c) Hệ thống SCADA trung tâm (nếu có) được trang bị tại các đơn vị hoạt động điện lực khác.
2. Hệ thống SCADA/EMS và SCADA/DMS tại các Cấp điều độ phải được kết nối, phân quyền và
chia sẻ dữ liệu để đảm bảo có đầy đủ thông tin và dữ liệu phục vụ vận hành, điều độ hệ thống điện
quốc gia an toàn, ổn định và tin cậy.
3. Kết nối tín hiệu SCADA giữa các hệ thống SCADA trong hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu
về an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin và chống phá hoại từ bên ngoài trong quá trình quản
lý vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia.
Điều 21. Kết nối tín hiệu SCADA của Trung tâm điều khiển
1. Trung tâm điều khiển phải đáp ứng yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA theo Quy định hệ
thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
2. Kết nối tín hiệu SCADA và thông tin liên lạc phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường
điện từ các nhà máy điện hoặc trạm điện đến Trung tâm điều khiển và từ Trung tâm điều khiển
đến hệ thống SCADA trung tâm tại các Cấp điều độ có quyền điều khiển phải đảm bảo đầy đủ, ổn
định, chính xác, tin cậy và liên tục.
Điều 22. Kết nối tín hiệu SCADA của nhà máy điện, trạm biến áp
1. Nhà máy điện có công suất lắp đặt từ 10MW trở lên, nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền
tải và các trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên chưa kết nối đến Trung tâm điều khiển,
thiết bị đầu cuối RTU/Gateway phải có 02 cổng kết nối trực tiếp đồng thời và độc lập về mặt vật
lý với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
2. Nhà máy điện có công suất lắp đặt từ 10MW trở lên, nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền
tải đã kết nối và được điều khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều khiển, thiết bị đầu cuối
RTU/Gateway phải có 01 cổng kết nối trực tiếp với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ
có quyền điều khiển và 02 cổng kết nối trực tiếp với Trung tâm điều khiển.
3. Trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên đã kết nối và được điều khiển, thao tác xa từ
Trung tâm điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway phải có 02 cổng kết nối trực tiếp với Trung
tâm điều khiển.
4. Nhà máy điện có công suất lắp đặt nhỏ hơn 10MW đấu nối vào lưới điện phân phối, đơn vị
phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển và chủ đầu tư nhà
máy điện để thống nhất yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA. Trường hợp các bên có thỏa thuận
kết nối tín hiệu SCADA từ nhà máy điện về Cấp điều độ có quyền điều khiển, phải tuân thủ đầy
đủ các nội dung tại Quy định này.
5. Trường hợp nhà máy điện, trạm biến áp có nhiều Cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều
độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin để phục vụ phối hợp vận hành hệ thống điện.
Điều 23. Kết nối tín hiệu SCADA của thiết bị trên lưới điện phân phối
Tùy theo nhu cầu quản lý vận hành của Đơn vị phân phối điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện,
các trạm điện hoặc thiết bị đóng cắt trên lưới điện có cấp điện áp trung áp có thể kết nối với hệ
thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Chương III
KẾT NỐI HỆ THỐNG SCADA TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
Điều 24. Nguyên tắc thực hiện
1. Công trình nhà máy điện hoặc trạm biến áp trước khi đóng điện vận hành phải thực hiện thoả
thuận, kết nối tín hiệu SCADA với hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều
khiển để đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA theo Quy định này và Quy
định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
2. Thoả thuận kết nối hệ thống SCADA được thực hiện đồng thời với quá trình thực hiện Thoả
thuận đấu nối theo Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ
Công Thương ban hành.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận kết nối hệ thống SCADA như sau:
a) Công trình thuộc phạm vi quản lý, vận hành của Đơn vị truyền tải điện hoặc Đơn vị phân phối
điện, Chủ đầu tư thoả thuận kết nối hệ thống SCADA trực tiếp với Cấp điều độ có quyền điều
khiển;
b) Công trình thuộc phạm vi quản lý, vận hành của Khách hàng sử dụng lưới điện truyền tải (trừ
Đơn vị phân phối điện) hoặc lưới điện phân phối, sau khi nhận được hồ sơ thoả thuận đấu nối,
Đơn vị truyền tải điện hoặc Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Cấp
điều độ có quyền điều khiển và Chủ đầu tư thực hiện thỏa thuận kết nối hệ thống SCADA.
4. Trường hợp công trình nhà máy điện hoặc trạm biến áp có nhiều Cấp điều độ có quyền điều
khiển, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm phối hợp, chia sẻ, thống nhất thông tin và
các nội dung liên quan đến thỏa thuận kết nối hệ thống SCADA.
Chương IV
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG SCADA/EMS/DMS
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA VẬN HÀNH HỆ THỐNG
SCADA/EMS/DMS
Điều 37. Trách nhiệm của Cấp điều độ có quyền điều khiển
Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc DMS, hệ
thống kênh truyền và các thiết bị phụ trợ khác, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm:
1. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc
DMSvà các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, tin
cậy và bảo mật.
2. Thông báo cho Đơn vị quản lý vận hành thông tin về cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm
quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS hoặc DMS và
các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với các Đơn vị quản lý vận hành để kịp
thời phát hiện sự cố hoặc tình trạng hoạt động không ổn định của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway
hoặc hệ thống kênh truyền thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị quản lý vận hành để kịp thời khôi
phục hoạt động trong thời gian sớm nhất.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống SCADA trung tâm, hệ
thống EMS hoặc DMS và thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện các vấn
đề bất thường hoặc nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, quá trình
xử lý phải thực hiện theo các quy định tại Mục 3 Chương này.
Điều 38. Trách nhiệm của Đơn vị quản lý vận hành
Trong quá trình quản lý vận hành thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền và các
thiết bị phụ trợ khác, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:
1. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền
và các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, tin cậy và
bảo mật.
2. Đảm bảo kết nối liên tục và truyền đầy đủ tín hiệu SCADA từ Trung tâm điều khiển, nhà máy
điện hoặc trạm biến áp tới hệ thống SCADA trung tâm của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thông tin về cá nhân hoặc bộ phận chịu trách
nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh
truyền và các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý.
4. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ
thống kênh truyền và thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện các vấn đề
bất thường hoặc nguy cơ xảy ra sự cố. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, quá trình xử
lý phải thực hiện theo các quy định tại Mục 3 Chương này.
5. Trường hợp có kế hoạch tạm ngừng vận hành thiết bị đầu cuối RTU/Gateway hoặc thực hiện
thao tác thiết bị tại Trung tâm điều khiển, nhà máy điện hoặc trạm biến áp gây gián đoạn tín hiệu
SCADA về Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành phải thông báo bằng văn
bản với Cấp điều độ có quyền điều khiển về mục đích, thời gian dự kiến tạm ngừng vận hành và
thời gian dự kiến khôi phục kết nối tín hiệu SCADA.
Điều 39. Trách nhiệm của Đơn vị điều hành kênh truyền
1. Đơn vị điều hành kênh truyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều
khiển, Đơn vị quản lý vận hành điều phối việc thiết lập, phân đoạn xử lý sự cố và khôi phục kênh
truyền trên hệ thống kênh truyền SCADA.
2. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống kênh truyền thuộc phạm vi
quản lý và điều hành, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường hoặc nguy cơ xảy ra sự cố. Trường
hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, quá trình xử lý phải thực hiện theo các quy định tại Mục 3
Chương này.
Mục 2. DANH SÁCH DỮ LIỆU SCADA
Điều 40. Yêu cầu danh sách dữ liệu SCADA của nhà máy điện
Trong quá trình vận hành, các nhà máy điện phải đảm bảo kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA về Cấp
điều độ có quyền điều khiển theo danh sách sau:
1. Tín hiệu trạng thái SDI và DDI
a) Tín hiệu trạng thái DDI bao gồm tất cả các tín hiệu của máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa;
b) Tín hiệu trạng thái SDI bao gồm tất cả các tín hiệu cảnh báo, tín hiệu tác động của rơ le bảo vệ,
tín hiệu báo chế độ điều khiển của tổ máy, tín hiệu vận hành của tổ máy, tín hiệu trạng thái khóa
điều khiển.
2. Tín hiệu đo lường AI
a) Đối với thanh cái: Tần số (Hz), điện áp (kV);
b) Đối với tổ máy phát điện: Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng (MVAr), điện áp
đầu cực (kV), giới hạn điều chỉnh cao (MW), giới hạn điều chỉnh thấp (MW), tổng công suất tác
dụng của nhà máy điện (MW), tổng công suất phản kháng của nhà máy điện (MVAr), giới hạn
điều chỉnh công suất (High/Low Regulation MW/MVAr);
c) Đối với máy biến áp: Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng (MVAr), điện áp (kV),
cường độ dòng điện (A) ở các cấp điện áp khác nhau của máy biến áp, nấc máy biến áp (nếu có);
d) Đối với lộ đường dây, máy cắt liên lạc, tụ, kháng: Công suất tác dụng (MW), công suất phản
kháng (MVAr), điện áp (kV), cường độ dòng điện (A);
đ) Đối với nhà máy thủy điện, ngoài các giá trị đo lường nêu trên còn bao gồm các giá trị về mực
nước thượng lưu và hạ lưu.
3. Tín hiệu RC
a) Đối với máy cắt, dao cách ly: Tín hiệu điều khiển dạng đóng hoặc mở;
b) Đối với bộ đổi nấc phân áp máy biến áp: Tín hiệu điều khiển dạng tăng, giảm ngoại trừ máy
biến áp nội bộ máy phát;
c) Đối với tổ máy phát điện: Tín hiệu điều khiển dạng tăng, giảm hoặc giá trị đặt công suất hữu
công, công suất vô công, điện áp đầu cực.
Điều 41. Yêu cầu danh sách dữ liệu SCADA của trạm biến áp
Trong quá trình vận hành, trạm biến áp phải đảm bảo kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA về cấp điều
độ có quyền điều khiển theo danh sách sau:
1. Tín hiệu trạng thái SDI, DDI
) Tín hiệu trạng thái DDI bao gồm tất cả các tín hiệu của máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa;
a) Tín hiệu trạng thái SDI bao gồm các tín hiệu cảnh báo, tín hiệu tác động của rơ le bảo vệ, tín
hiệu báo chế độ điều khiển, tín hiệu vận hành.
2. Tín hiệu đo lường AI
a) Đối với thanh cái: Tần số (Hz), điện áp (kV);
b) Đối với máy biến áp: Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng (MVAr), điện áp (kV),
cường độ dòng điện (A) ở các cấp điện áp khác nhau của máy biến áp, nấc máy biến áp;
c) Đối với lộ đường dây, máy cắt liên lạc: Công suất tác dụng (MW), công suất phản kháng
(MVAr), cường độ dòng điện (A).
3. Tín hiệu RC
a) Đối với máy cắt, dao cách ly: Tín hiệu điều khiển dạng đóng, mở;
b) Đối với bộ đổi nấc phân áp máy biến áp: Tín hiệu điều khiển dạng tăng, giảm.
Điều 42. Yêu cầu danh sách dữ liệu SCADA của Trung tâm điều khiển
1. Các nhà máy điện hoặc trạm biến áp đã được kết nối, điều khiển, thao tác xa từ Trung tâm điều
khiển phải đảm bảo kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA về Trung tâm điều khiển theo danh sách quy
định tại Điều 40 và Điều 41 Quy định này và các tín hiệu khác theo yêu cầu quản lý vận hành của
mỗi đơn vị.
2. Trung tâm điều khiển phải đảm bảo kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA về Cấp điều độ có quyền
điều khiển theo danh sách quy định tại Điều 40 và Điều 41 Quy định này.
Mục 3. XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG SCADA
Điều 43. Nguyên tắc chung
1. Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành và Đơn vị điều hành kênh truyền có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khắc phục các sự cố của hệ thống SCADA
trung tâm, hệ thống EMS, DMS, hệ thống kênh truyền, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và các
thiết bị phụ trợ khác trong phạm vi quản lý.
2. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc sự cố, Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị điều
hành kênh truyền và Đơn vị quản lý vận hành phải thông báo ngay cho các đơn vị liên quan để
phối hợp xử lý.
Điều 44. Xử lý sự cố hệ thống SCADA trung tâm
Ngay khi phát hiện sự cố thiết bị thuộc hệ thống hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS,
DMS hoặc các thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý, Cấp điều độ có quyền điều khiển có
trách nhiệm:
1. Thông báo cho Đơn vị điều hành kênh truyền, Đơn vị quản lý vận hành và các đơn vị có liên
quan.
2. Tổ chức xác định nguyên nhân, xử lý sự cố và khôi phục vận hành hệ thống SCADA trung tâm,
hệ thống EMS, DMS và các thiết bị phụ trợ khác trong thời gian sớm nhất.
Điều 45. Xử lý sự cố thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống kênh truyền
1. Sự cố thiết bị đầu cuối
Ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông báo về sự cố thiết bị đầu cuối RTU/Gateway hoặc các
thiết bị phụ trợ khác thuộc phạm vi quản lý, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định nguyên nhân sự cố;
b) Thông báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về nguyên nhân sự cố và thời gian dự
kiến khắc phục sự cố;
c) Xử lý sự cố, khôi phục kết nối tín hiệu SCADA về Cấp điều độ có quyền điều khiển trong thời
gian sớm nhất.
2. Sự cố hệ thống kênh truyền thuộc phạm vi quản lý, điều hành của Đơn vị điều hành kênh truyền
Ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông báo về sự cố thiết bị thuộc hệ thống kênh truyền, Đơn
vị điều hành kênh truyền có trách nhiệm:
a) Thông báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị quản lý vận hành và các đơn vị
có liên quan;
b) Tổ chức xác định nguyên nhân, xử lý sự cố và khôi phục vận hành hệ thống kênh truyền trong
thời gian sớm nhất.
3. Trường hợp sự cố hệ thống kênh truyền thuộc phạm vi quản lý của nhiều đơn vị khác nhau:
a) Ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông báo về sự cố thiết bị thuộc hệ thống kênh truyền, đơn
vị phát hiện sự cố có trách nhiệm thông báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị
điều hành kênh truyền và các đơn vị có liên quan để phối hợp xử lý;
b) Đơn vị điều hành kênh truyền có trách nhiệm điều phối việc phân đoạn để xác định điểm sự cố;
thông báo cho các đơn vị quản lý thiết bị có sự cố để xử lý và kiểm tra tổng thể hệ thống kênh
truyền sau khi đơn vị quản lý thiết bị có sự cố xử lý xong;
c) Trong quá trình phân đoạn sự cố, xử lý sự cố, kiểm tra tổng thể hệ thống kênh truyền, Đơn vị
điều hành kênh truyền và đơn vị quản lý thiết bị có sự cố có trách nhiệm thông báo cho Cấp điều
độ có quyền điều khiển các thông tin liên quan đến nguyên nhân sự cố, thời gian dự kiến khắc
phục sự cố, thời điểm kênh truyền sẵn sàng hoạt động và các thông tin liên quan khác.
1. Trường hợp sự cố thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền hoặc các thiết bị phụ
trợ khác thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị quản lý vận hành làm gián đoạn tín hiệu SCADA từ
nhà máy điện hoặc trạm biến áp về Cấp điều độ có quyền điều khiển quá 07 ngày liên tiếp, Đơn vị
quản lý vận hành có trách nhiệm báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển bằng văn bản. Nội
dung văn bản báo cáo bao gồm nguyên nhân sự cố, thời gian dự kiến khắc phục sự cố và khôi
phục kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA.
5. Trường hợp sự cố thiết bị đầu cuối RTU/Gateway, hệ thống kênh truyền hoặc các thiết bị phụ
trợ khác thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị quản lý vận hành làm gián đoạn tín hiệu SCADA từ
nhà máy điện hoặc trạm điện về Cấp điều độ có quyền điều khiển quá 30 ngày liên tiếp, Đơn vị
quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị liên
quan thống nhất phương án, kế hoạch khắc phục sự cố và phải báo cáo ngay Tập đoàn Điện lực
Việt Nam, Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản.
6. Sau khi khắc phục sự cố, Đơn vị điều hành kênh truyền, Đơn vị quản lý vận hành có trách
nhiệm thông báo với Cấp điều độ có quyền điều khiển để phối hợp khôi phục kết nối đầy đủ tín
hiệu SCADA về Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Mục 4. YÊU CẦU BẢO MẬT VÀ CHUYỂN ĐỔI DỰ PHÒNG
Điều 46. Yêu cầu bảo mật của hệ thống SCADA, EMS và DMS
1. Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống SCADA, EMS và DMS thuộc phạm vi quản lý, Cấp
điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị điều hành kênh truyền, Đơn vị quản lý vận hành có trách
nhiệm:
b) Đảm bảo an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin và chống phá hoại từ bên ngoài;
c) Định kỳ phối hợp kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh mạng hệ thống SCADA, EMS và DMS;
d) Phối hợp xây dựng, tổ chức diễn tập các phương án bảo đảm an toàn, an ninh mạng, chống phá
hoại từ bên ngoài và ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố;
e) Trường hợp phát hiện xảy ra sự cố an toàn, an ninh mạng trên hệ thống SCADA, EMS và
DMS, phải thông báo ngay cho cấp có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan để phối hợp xử lý,
khắc phục sự cố theo quy định.
2. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin, chống phá hoại từ bên ngoài hệ thống
SCADA, EMS và DMS được thực hiện thông qua một số các biện pháp sau:
a) Hệ thống SCADA phải được cách ly với các hệ thống máy tính bên ngoài bao gồm hệ thống
công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hệ thống công nghệ thông tin hành chính, mạng internet
công cộng bằng tường lửa và các giải pháp thích hợp khác;
b) Chỉ cho phép các máy chủ, các bộ xử lý, các máy tính người và máy, thiết bị công nghệ thông
tin và các thiết bị phụ trợ khác thuộc hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS, DMS được kết
nối với mạng LAN của hệ thống SCADA trung tâm;
c) Thực hiện phân quyền truy cập hệ thống SCADA trung tâm, hệ thống EMS và DMS cho các
đơn vị, cá nhân ở các mức độ truy cập và điều khiển khác nhau tương ứng với nhiệm vụ được giao
và không được truy cập các chức năng hoặc cơ sở dữ liệu vượt quá phạm vi cho phép;
d) Yêu cầu mật khẩu và các phương pháp xác nhận bắt buộc đối với các đơn vị, cá nhân được
phân quyền truy cập hệ thống SCADA, hệ thống EMS và DMS;
đ) Các lệnh điều độ, điều khiển và lịch sử truy cập hệ thống SCADA phải được giám sát và ghi lại
bao gồm tên truy cập, thời gian, địa điểm và nội dung các lần truy cập;
e) Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi nghe trộm, làm sai lệch dữ liệu,
truy cập với mục đích phá hoại, điều khiển trái phép hoặc vượt quá quyền hạn được giao.
Điều 47. Chuyển đổi dự phòng
Trường hợp có trang bị các hệ thống hoặc thiết bị dự phòng thuộc hệ thống SCADA, EMS và
DMS, Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị điều hành kênh truyền và Đơn vị quản lý vận
hành có trách nhiệm:
1. Trang bị, cài đặt chế độ tự động chuyển đổi từ hệ thống, thiết bị chính sang hệ thống, thiết bị dự
phòng thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp hệ thống, thiết bị chính gặp sự cố.
2. Đảm bảo cơ sở dữ liệu trong hệ thống SCADA, EMS và DMS dự phòng phải được đồng bộ
theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu trong hệ thống chính và không có bất kỳ sự gián đoạn nào
trong quá trình giám sát, điều khiển khi chuyển đổi hoạt động giữa hệ thống, thiết bị chính và hệ
thống, thiết bị dự phòng.
Mục 5. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 48. Báo cáo tình hình kết nối tín hiệu SCADA
1. Định kỳ trước ngày 10 hàng tháng, các đơn vị có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Cục Điều tiết
điện lực tình hình kết nối tín hiệu SCADA của tháng trước liền kề theo mẫu quy định tại Phụ lục 7
Quy định này. Chế độ báo cáo được thực hiện như sau:
a) Cấp điều độ quốc gia có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình kết nối tín hiệu SCADA của
các nhà máy điện, trạm biến áp thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ quốc gia và Cấp điều độ
miền;
b) Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình kết nối tín hiệu SCADA của
các nhà máy điện, trạm biến áp thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh trực thuộc.
2. Trường hợp xảy ra sự cố mất kết nối tín hiệu SCADA nhà máy điện hoặc trạm điện, Cấp điều
độ có quyền điều khiển, Đơn vị điều hành kênh truyền và Đơn vị quản lý vận hành thực hiện chế
độ báo cáo, phối hợp xử lý sự cố theo quy định tại Mục 3 Chương này.
3. Trường hợp Đơn vị quản lý vận hành không khắc phục hoặc không thực hiện các giải pháp để
khôi phục kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA về Cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại
Mục 3 Chương này, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện
lực để thực hiện các chế tài xử lý theo quy định./.
CÂU 4: IEC61850
IEC 61850 là tiêu chuẩn truyền thông quốc tế mới cho các ứng dụng tự động hoá trạm. Tiêu
chuẩn này cho phép tích hợp tất cả các chức năng bảo vệ, điều khiển, đo lường và giám sát truyền
thống của TBA, đồng thời nó có khả năng cung cấp các ứng dụng bảo vệ và điều khiển phân tán,
chức năng liên động và giảm sát phức tạp. Với ưu điểm của chuẩn truyền thông TCP/IP, giao thức
IEC 61850 có hiệu năng làm việc cao, xử lý thông tin đạt tốc độ 100Mbps và đơn giản trong việc
thực hiện kết nối trên mạng LAN nội bộ.
3. Các tiêu chuẩn của giao thức IEC 61850
Hiện nay giao thức IEC 61850 có hai ấn bản: Edition 1, Edition 2. Với Edition 1, phạm vi ứng
dụng của IEC 61850 là cho trạm biến áp, tuy nhiên khi sang phiên bản mở rộng Edition 2 thì IEC
61850 có phạm vi ứng dụng rộng hơn cho cả tự động hóa ngành điện.
Tiêu chuẩn IEC 61850 bao gồm 10 chủ đề chính. Để đảm bảo cho tất cả các ứng dụng về tự động
hoá trạm hiện tại và tương lai đều có khả năng được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn, IEC 61850 xây dựng
mô hình dữ liệu trên cơ sở các mô hình đối tượng và thiết bị trong hệ thống, qua đó hệ thống được
mô tả trên cơ sở tập hợp các quy tức trao đổi giữ liệu giữa các đối tượng trên một cơ chế truyền
thông linh hoạt.
4. Ưu điểm của giao thức IEC61850
• Tăng khả năng và tính linh hoạt của thiết bị, tăng khả năng tương đồng giữa các thiết bị của
các nhà sản xuất khác nhau.
• Giảm thời gian cho việc thiết lập và cấu hình thiết bị, hệ thống.
• Giảm lỗi và can thiệp bằng tay
• Tiêu chuẩn hóa mô hình thiết bị và đối tượng
• Kỹ thuật truyền thông hiện đại dựa trên nền Ethernet, tốc độ cao tới 100Mbps.
• Tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ cấu hình.
• Quy định việc đặt tên đối tượng.
• Truyền thông theo cả phương dọc và phương ngang, đảm bảo yêu cầu cho các chức năng bảo
vệ, liên động cần tốc độ cao.

You might also like