Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Vấn đề 4: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự

I. Chứng minh trong tố tụng dân sự


1. Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh
– Hiện nay có các quan điểm sau về Chứng minh trong TTDS:
+ Quan điểm 1: chứng minh là làm rõ được tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan
đến VVDS, không kể nó có mỗi quan hệ như thế nào đối với VVDS
+ Quan điểm 2: chứng minh là làm rõ những tình tiết, sự kiện mà quan hệ PL
nội dung giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó
+ Quan điểm 3: chứng minh là làm rõ những tình tiết, sự kiện mà quan hệ PL
nội dung giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó và chỉ ra các căn cứ pháp lý,
lý lẽ và lập luận (dựa vào Điều 6: Đương sự có quyền và nghĩa vụ chứng minh
cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp)
– Theo nghĩa rộng: chứng minh trong TTDS là quá trình hoạt động của các chủ
thể TTDS trong việc làm rõ tất cả các vấn đề liên quan đến VVDS, trên cơ sở đó
tòa án ra phán quyết về việc giải quyết VVDS
– Theo nghĩa hẹp, chứng minh trong TTDS là hoạt động của chủ thể TTDS
trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu, và đánh giá chứng cứ nhằm xác định
sự thật khách quan của VVDS.
– Chứng minh bao gồm:
+ chứng cứ
+ lý lẽ và lập luận
+ quy định của PL
Chú ý: xác định chứng cứ là vấn đề phức tạp nhất của chứng minh trong
TTDS (so với lý lẽ, lập luận và quy định của PL) vì chứng cứ là những thứ đã
qua trong quá khứ và cần xác minh lại. Tuy nhiên ở VN thì nhiều khi việc tìm
quy phạm PL để áp dụng còn khó khăn hơn do sự chồng chéo, hỗn độn của PL.
Chánh án TANDTC Trịnh Hồng Dương đã từng phát biểu trước Quốc hội khi
được chất vấn Tại sao vụ án giống nhau mà tòa án này xử thế này, tòa án khác
lại xử thế khác: Án dân sự xử thế nào cũng được.
2. Nghĩa vụ chứng minh (Điều 91)
– Các quan điểm:
+ Quan điểm 1: các chủ thể tham gia vào hoạt động chứng minh trong đó đương
sự, người đại diện, cơ quan, tổ chức khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh; tòa án,
VKS có trách nhiệm chứng minh; các chủ thể khác như người làm chứng, người
giám định chỉ tham gia hỗ trợ
+ Quan điểm 2: đương sự, người đại diện, người bảo vệ, tòa án, VKS có nghĩa
vụ chứng minh
a. Đương sự
– Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy
định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao
nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do
người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc
trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động
đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ
chứng minh thuộc về người sử dụng lao động
+ Các trường hợp PL có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
– Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng
văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho sự phản đối đó.
Câu hỏi: khẳng định sau Đúng/Sai:
(1) Mọi đương sự đều có nghĩa vụ chứng minh
(2) Mọi đương sự đưa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu đều phải có nghĩa vụ
chứng minh
Trả lời:
(1) Sai. Vì chỉ có đương sự đưa ra yêu cầu và đương sự phản đối yêu cầu mới
phải chứng minh, còn đương sự không đưa ra yêu cầu cũng như không phản đối
yêu cầu sẽ không phải chứng minh. VD: A có 3 người con là B C và D; A chết,
di sản để lại cho 3 con, B và C tranh chấp với nhau, D không có tranh chấp; B
khởi kiện C ra tòa, khi đó các đương sự gồm: B là nguyên đơn, C là bị đơn, C là
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; tại tòa thì chỉ có B và C phải chứng
minh, còn D không phải chứng minh điều gì.
(2) Sai. Vì có các trường hợp đương sự đưa ra yêu cầu không phải chứng minh
được quy định trong Điều 91.
b. Người đại diện
– Có nghĩa vụ chứng minh như đương sự mà họ đại diện
c. Cơ quan, cá nhân, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, lợi
ích của NN, lợi ích công cộng
– Phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh
cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
d. Tòa án và Viện kiểm sát
– Tòa án: chứng minh cho phán quyết của mình là có căn cứ và hợp pháp
– Viện kiểm sát: chứng minh cho kháng nghị của mình là có căn cứ là hợp pháp
(Điều 279, khoản 3)

3. Đối tượng chứng minh


– Khái niệm: Là tổng hợp các tình tiết, sự kiện phải được xác định nhằm giải
quyết đúng đắn VVDS
– Xác định đối tượng chứng minh:
+ dựa vào yêu cầu của các đương sự
+ dựa vào quy phạm PL nội dung
Ví dụ: vụ án kiện đòi ly hôn
+ yêu cầu của đương sự là Yêu cầu ly hôn, sẽ cần các định:
Hôn nhân phải hợp pháp (thì mới ly hôn được): phải xuất trình Giấy đăng ký kết
hôn, hoặc các giấy tờ khác có thông tin chứng minh quan hệ hôn nhân như sổ hộ
khẩu, Giấy khai sinh của các con (có ghi thông tin bố mẹ), xác nhận của người
thân, …
Căn cứ để yêu cầu ly hôn: bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
vợ chồng
+ tìm quy phạm PL nội dung:
Tòa sẽ đồng ý cho ly hôn nếu đương sự chứng minh được là nạn nhân của bạo
lực gia đình, hoặc vợ/chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, … dẫn đến hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được.
Nếu vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng
sẽ không thể ly hôn

Ví dụ: vụ án kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
+ yêu cầu của đương sự là Đòi bồi thường thiệt hại, do đó cần xác định các yếu
tố của yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng:
Có thiệt hại thực tế xảy ra
Có hành vi vi phạm PL
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm PL và thiệt hại
Có lỗi
+ xác định quy phạm PL nội dung: như chủ thể phải có năng lực chịu trách
nhiệm bồi thường, …

4. Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh (Điều 92)
– Là những tình tiết, sự kiện:
+ Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa
nhận
+ Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã có hiệu lực pháp luật
+ Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng,
chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của
những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng,
chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công
chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
– Nếu 1 bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện,
tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra
thì bên đương sự đó không phải chứng minh
5. Phương tiện chứng minh (Điều 94)
– Là công cụ pháp lý được các chủ thể chứng minh sử dụng để làm rõ về các
tình tiết, sự kiện của VVDS
VD: bản hợp đồng, tệp ghi âm, ghi hình
– Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
+ Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
+ Vật chứng.
+ Lời khai của đương sự.
+ Lời khai của người làm chứng.
+ Kết luận giám định.
+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
+ Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
+ Văn bản công chứng, chứng thực.
+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
6. Hoạt động chứng minh
– Gồm 4 nội dung:
+ cung cấp
+ thu thập
+ đánh giá, sử dụng
+
a. Cung cấp chứng cứ
– Là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa ra cho tòa án các
chứng cứ của VVDS
– Thời hạn cung cấp chứng cứ: khoản 4 Điều 96, 287, 330
– Đương sự cung cấp chứng cứ có nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương
sự, người đại diện hợp pháp của đương sự khác (khoản 5 Điều 96)
– Hậu quả của việc không cung cấp chứng cứ: khoản 4 Điều 91, khoản 1 Điều
96
b. Thu thập chứng cứ
– Chủ thể thu thập chứng cứ:
+ cá nhân, cơ quan, tổ chức
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập chứng cứ:
+ được thực hiện bằng biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 97
+ biện pháp này được thực hiện khi khởi kiện, yêu cầu hay tòa án đã thụ lý ?

Thảo luận
Tình huống: A cho B thuê nhà, B lại cho C thuê, C lại cho D thuê.
Hỏi: A muốn đòi nhà thì đòi ai ?
A muốn đòi tiền thuê nhà còn thiếu thì đòi ai ?
Trả lời: A đòi nhà: đòi D vì D đang là người sử dụng nhà của A
A đòi tiền thuê nhà còn thiếu: đòi B (theo hợp đồng cho thuê nhà

You might also like