Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ THI HỌC PHẦN LÔGIC HỌC

(Thời gian làm bài thi: 75 phút)

Câu 1. (4 điểm)
Cho 4 khái niệm: “Thành phố” (A), “Thành phố ở miền Trung Việt Nam” (B),
“Thành phố Đà Nẵng (C) và “Thành phố Hà Nội” (D).
a. Dùng sơ đồ Euler biểu thị quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm trên.
b. Khái niệm “Thành phố” được phân chia thành: “Thành phố ở Trung Quốc”,
“Thành phố ở Việt Nam”, “Thành phố ở châu Á”, “Thành phố ở châu Âu” có hợp lôgíc
không? Tại sao?
c. Liên kết các khái niệm trên thành 4 phán đoán đơn A, E, O, I có giá trị đúng và
xét xem các thuật ngữ S và P trong các phán đoán đó có chu diên không?
Câu 2. (1 điểm)
Nêu các quy tắc của định nghĩa khái niệm. Khái niệm “Người” được định nghĩa
“là động vật có ý thức và biết sử dụng công cụ lao động” vi phạm quy tắc nào? Hãy sửa
lại cho đúng.
Câu 3. (2 điểm)
Trình bày nội dung quy luật Đồng nhất. Suy luận “Mây thì nhẹ. Mây thì lắm gai.
Vậy, nhẹ thì lắm gai” có vi phạm quy luật đồng nhất không? Tại sao?
Câu 4. (3 điểm)
a. Phép đảo ngược là gì? Khi thực hiện phép đảo ngược phải tuân thủ quy tắc nào?
Suy luận “Một số giáo viên là giáo viên dạy tâm lý” vậy, “Một số giáo viên dạy tâm lý là
giáo viên” có hợp lôgíc không? Tại sao?
b. Nêu các phương thức đúng của các loại hình của luận ba đoạn nhất quyết đơn.
Dựa vào phương thức đúng của các loại hình luận ba đoạn, anh (chị) hãy xác định giá trị
logíc của suy luận sau:
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh là nhà thơ.
Vậy, anh hùng giải phóng dân tộc là nhà thơ.
-----------------------------------------------------
Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài thi
ĐỀ THI HỌC PHẦN LÔGIC HỌC
(Thời gian làm bài thi: 75 phút)

Câu 1: (3 điểm)
Cho 5 khái niệm: Giáo viên (A), Giáo viên dạy Toán (B), Giáo viên dạy đại học
(C), Giáo viên nữ (D), Giáo viên nữ Phạm Thị Huệ (E)
a. Trong các khái niệm trên, khái niệm nào không thể thu hẹp và phân chia được?
Tại sao?
b. Nêu các quy tắc phân chia khái niệm. Khái niệm “Giáo viên dạy Toán” được
phân chia thành: “Giáo viên dạy toán ở trường trung học phổ thông”, “Giáo viên dạy
toán ở trường trung học cơ sở” và “Giáo viên dạy toán ở trường tiểu học” có hợp lôgíc
không? Tại sao?
c. Dùng sơ đồ Euler biểu thị quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm trên.
Câu 2: (1 điểm)
Trình bày nội dung quy luật Đồng nhất. Phân tích một ví dụ để chứng tỏ rằng nếu
vi phạm luật Đồng nhất thì tư duy sẽ không thể được được chân lý.
Câu 3: (3 điểm)
a. Nêu các phương thức đúng của các loại hình luận ba đoạn nhất quyết đơn.
b. Dùng các phương thức đúng của các loại hình luận ba đoạn để xác định giá trị
lôgic của luận ba đoạn sau:
Động vật ăn cỏ là động vật.
Sư tử không phải là động vật ăn cỏ.
Vậy, sư tử không phải là động vật.
c. Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán của luận ba đoạn
trên
Câu 4: (1 điểm)
Cho phán đoán “Người Việt Nam yêu hòa bình”. Bằng phép “Đối lập vị từ” anh
(chị) hãy rút ra các câu kết luận từ tiền đề trên.
Câu 5: (2 điểm)
a. Biết phán đoán A có giá trị chân thật, dựa theo “hình vuông lôgíc”, hãy xác
định giá trị các phán đoán còn lại.
b. Xác định cơ cấu lôgíc của phán đoán sau:
- Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng
không có nghĩa lý gì.
- Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông.
Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài thi
ĐỀ THI HỌC PHẦN LÔGIC HỌC
(Thời gian làm bài thi: 75 phút)

Câu 1: (2 điểm)
Dùng sơ đồ Euler xác định quan hệ giữa các khái niệm sau:
Vận động viên (A), Vận động viên bóng đá (B), Vận động viên điền kinh (C), Vận động
viên bóng chuyền (D), Vận động viên châu Á (E).
Câu 2: (2 điểm)
a. Các định nghĩa sau đây có đúng quy tắc lôgic hay không? Nếu không, hãy nêu
cụ thể vi phạm quy tắc nào?
- Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Người không phải thiên thần, cũng không phải là ác quỷ.
b. Khái niệm “Giáo viên” được phân chia thành: giáo viên dạy toán, giáo viên dạy
văn, giáo viên dạy sử và giáo viên dạy các chuyên ngành khác. Phân chia như vậy là
đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3: (3 điểm)
a. Xác định tính chu diên của các thuật ngữ S và P trong các phán đoán A, E, I, O.
Các thuật ngữ S và P Trong phán đoán “Công dân phải tuân theo pháp luật” có chu diên
không? Tại sao?
b. Cho 4 phán đoán: 1) Mọi phim ảnh đều bổ ích. 2) Một số phim ảnh là bổ ích. 3)
Không có phim ảnh nào là bổ ích. 4) Có một số phim ảnh không bổ ích. Hãy xác định
quan hệ giữa 4 phán đoán trên.
Nếu phán đoán (4) mang giá trị giả dối, thì các phán đoán (1), (2), (3) có giá trị gì?
c. Cho phán đoán “B” mang giá trị giả dối, hãy xác định giá trị của phán đoán (A
→ B)?

Câu 4: (3 điểm)
Các suy luận sau có hợp lôgíc không? Tại sao?
a. Một số động vật là động vật ăn cỏ, nên có những động vật ăn cỏ là động vật.
b. Mọi cuộc chiến tranh đều có nội dung chính trị.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa không phải là một cuộc chiến
tranh.
Vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa không có nội dung chính
trị.
Sinh viên làm đúng đề chẵn – lẻ và không được sử dụng tài liệu khi làm bài thi
ĐỀ THI HỌC PHẦN LÔGIC HỌC
(Thời gian làm bài thi: 75 phút)

Câu 1: (3 điểm)
a. Khái niệm “Tam giác đều” được định nghĩa là “Tam giác có 3 cạnh và 3 góc
bằng nhau” có hợp lôgíc không? Tại sao?
b. Các khái niệm “Từ” và “Thực từ”; “Hư từ” và “Động từ”; “Động từ” và “Danh
từ” thuộc kiểu quan hệ nào?
c. Dùng sơ đồ Euler để biểu thị quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm “Từ”
(A), “Thực từ” (B); “Hư từ”; (C); “Động từ” (D) và “Danh từ” (E).
Câu 2: (1 điểm)
Các định nghĩa sau đây có đúng quy tắc lôgic hay không? Nếu không, hãy nêu cụ
thể vi phạm quy tắc nào?
- Hình vuông là tứ giac có một góc vuông.
- Sư tử là chúa sơn lâm.
Câu 3: (2 điểm)
a. Cho 4 phán đoán: (1) Tất cả các bài học đều có ích; (2) Có bài học không có
ích; (3) Không bài học nào có ích; (4) Một số bài học không có ích.
- Hãy xác định quan hệ giữa các phán đoán trên.
- Biết phán đoán (2) có giá trị giả dối, hãy xác định giá trị của các phán đoán còn
lại.
b. Xác định giá trị của phán đoán (a ^ b) -> c. Biết phán đoán (a ^ b) có giá trị
chân thật.
Câu 4: (2 điểm)
Cho hai phán đoán:
- Sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng yêu hòa bình
- Có những động vật không phải là động vật không xương sống.
a. Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán trên.
b. Bằng suy luận trực tiếp, hãy rút ra ba câu kết luận từ tiền đề “Sinh viên Đại học
Kinh tế Đà Nẵng yêu hòa bình”
Câu 5: (2 điểm)
Suy luận sau có hợp lôgíc không? Tại sao?
a. Nguyễn Trãi là nhà chính trị
Nguyễn Trãi là nhà thơ.
Vậy, nhà chính trị là nhà thơ.
b. Nhiều người lao động trí óc là nhà thơ. Vậy, có nhà thơ là người lao động trí óc.
------------------------------------------------------
Sinh viên làm đúng đề chẵn – lẻ và được sử dụng tài liệu khi làm bài thi

You might also like