Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 2: SỞ HỮU VÀ TẠO LẬP DOANH NGHIỆP

Đi tìm doanh nghiệp nhỏ, phỏng vấn, tìm hiểu quá trình tạo lập doanh nghiệp
1. DOANH NGHIỆP
Các quan điểm tiếp cận
- Quan điểm pháp luật: thành lập, hoạt động, giải thể...theo đúng quy định của Pháp luật
- Quan điểm chức năng: Các tổ chức thực hiện chức năng kinh doanh (tìm kiếm và tạo ra lợi
nhuận)
- Quan điểm phát triển: có sỉnh ra, phát triển, suy thoái và kết thúc hoạt động (Sinh – Lão – Bệnh
– Tử)
- Quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp là một hệ thống mà các phần tử/ mắt xích có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau (kết nối giữa các bộ phân bên trong và các bên hữu quan)
Doanh nghiệp
Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục địch kinh doanh
- Cách đặt tên doanh nghiệp như thế nào?
- Tên bắt buộc phải có 2 thành tố: loại hình và tên công ty
Mục đích
- Mục đính kinh tế: lợi nhuận
- Mục đính xã hội: cung cấp hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội
- Mục đích thỏa mãn các nhu cầu
Mục tiêu là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những mốc cụ thể được phát triển từng bước
Yêu cầu của mục tiêu đặt ra: thỏa mãn về số lượng và chất lượng, xác định được phương tiện thực hiện
2. PHÁP NHÂN VÀ THỂ NHÂN
Pháp nhân là một tổ chức vì một số mục đích nhất định, pháp luật xem như là một cá nhân tách biệt
với thành viên và/hoặc chủ sở hữu => là tổ chức có tư cách pháp lý độc lập
Điều kiện để có tư cách pháp nhân
- Được thành lập hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
 Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có trách nhiệm trả nợ trong phạm vi vốn điều lệ của mình
Vốn góp: các thành viên đóng góp để thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ: vốn được cam kết góp trong một thời gian nhất định được ghi vào điều lệ công ty
Vốn pháp định: mức vốn tối thiểu, do Nhà nước quy định, khác nhau tùy theo lĩnh vực
3. PHÂN LOẠI – LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Theo hình thức sở hữu
- Doanh nghiệp nhà nước: tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Theo lĩnh vực hoạt động
- Doanh nghiệp nông nghiệp
- Doanh nghiệp công nghiệp
- Doanh nghiệp thương mại
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
Theo quy mô
- Doanh nghiệp lớn
- Doanh nghiệp vừa
- Doanh nghiệp nhỏ
Dựa trên các tiêu thức
- Tổng số vốn đầu tư
- Số lượng lao động
- Doanh thu
- Lợi nhuận
LỰA CHỌN HÌNH THỨC SỞ HỮU KINH DOANH
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH: 1 thành viên/2 thành viên trở lên
Công ty cổ phần
Hợp tác xã
Doanh nghiệp xã hội
- Doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội
- Được ưu đãi về một số dịch vụ

MỤC ĐÍCH
Kinh doanh dưới hình thức nào?
- Trực tiếp và trực tuyến
Loại doanh nghiệp nào phù hợp nhất?
- Phân loại doanh nghiệp theo quy mô: doanh nghiệp nhỏ
Sự phù hợp được cân nhắc dựa trên những yếu tố nào?
- Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng
- Khả năng huy động vốn
- Rủi ro đầu tư
- Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp
- Tổ chức quản lý doanh nghiệp: Quá trình tạo ra sản phẩm có thể lâu do sản phẩm làm thủ công,
do doanh nghiệp nhỏ nên nguồn nhân lực còn hạn hẹp.
PHÂN LOẠI
Tùy vào tiêu thức phân loại khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau
- Theo hình thức sở hữu
- Theo lĩnh vực hoạt động
- Theo quy mô
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới
- Có tư cách pháp nhân: Chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn vào phần phạm vi góp
vốn vào doanh nghiệp (không động đến phần tài sản cá nhân) => Rủi ro đầu tư vốn ít hơn
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân => không đồng thời thỏa mãn 4 điều kiện để
có tư cách pháp nhân (tài sản không độc lập với tài sản của người làm chủ) => hình thức giản
đơn nhất
- Công ty TNHH: có điều lệ công ty chặt chẽ
Lựa chọn hình thức sở hữu?
- Công ty CP chỉ thuận lợi khi kinh doanh có hiệu quả đã có uy tín trên thị tường
CÔNG TY HỢP DANH
- Có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung, thành viên phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình
- Có 2 loại thành viên: thành viên hợp danh + thành viên góp vốn
- Không được đồng thời là thành viên của công ty hợp danh khác hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân
=> do đã chịu trách nhiệm vô hạn của 1 doanh nghiệp hợp danh
YÊU CẦU NHÓM:
Chọn loại hình doanh nghiệp
Đưa ra quyết định chọn doanh nghiệp để phỏng vấn
Bài tập nhóm số 1
- Clip phỏng vấn, báo cáo bản word
- Form báo cáo: Thông tin giới thiệu doanh nghiệp, nội dung câu hỏi phỏng vấn, thông tin lấy
được
- Clip: giới thiệu doanh nghiệp, đã phỏng vấn với những nội dung như thế nào, được chia sẽ như
thế nào, giới hạn clip 10-15p (có thể phỏng vấn nhiều rồi cắt ghép clip lọc nội dung có trọng
tâm)
- Nội dung clip: chia sẽ của doanh nhân, lịch sử hình thành, niềm đam mê trong kinh doanh,
không cần đi sâu vào quản trị sản xuất/ marketing/ tài chính/ nhân sự
- Chuẩn bị bản hỏi, dẫn dắt câu chuyện phỏng vấn
- Clip: có loa hoặc có phụ đề để dễ dàng nghe, tiếp cận thông tin
- Deadline: tuần sau (11/03)
- Trước khi giới thiệu clip sẽ nói quyết định (trên cơ sở lý thuyết) lựa chọn loại hình doanh nghiệp
nào? Vì sao
4. TẠO LẬP DOANH NGHIỆP
Tiến trình tạo lập doanh nghiệp mới gồm 3 bước cơ bản
- Phát triển ý tưởng kinh doanh
- Biến ý tưởng thành doanh nghiệp
- Quản lý sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp
Không phải mọi ý tưởng đều có thể kinh doanh, sau bước tư duy sáng tạo để tìm kiếm ý tưởng,
người ta cần phân tích, đánh giá để lựa chọn ý tưởng tốt. Một ý tưởng tốt được gọi là một cơ hội
kinh doanh
5. GIẢI THẾ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
PHÁ SẢN
Doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ => mất khả năng thanh toán nợ đến hạn => Doanh nghiệp
lâm vào trình trạng phá sản
Doanh nghiệp phá sản = Mất khả năng thanh toán + Quyết định tuyên bố phá sản của tòa án
- Mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Trình tự phá sản của doanh nghiệp
1. Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu
2. Mở thủ tục phá sản
3. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
4. Tuyên bố doanh nghiệp phá sản
5. Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
GIẢI THỂ
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
- Kết thúc thời hạn hoạt động mà không có quyết định gia hạn
- Theo nghị quyết, quyết định của doanh nghiệp
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục
mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và khôn trong quá trình giải quyết
tranh chấp tại toà án (hoặc trọng tài)

You might also like