Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

TỈNH PHÚ YÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: HOÁ HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 11/04/2024
(Đề thi có 10 câu, gồm 06 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề )
Cho khối lượng mol nguyên tử (g. mol−1 ) các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16;
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35, 5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80;
Ba = 137; điều kiện chuẩn: 25, 00◦ C và 1, 00 atm; dung dịch viết tắt là dd.

Câu 1: (2,00 điểm)


a) Cho bảng thông tin liên quan đến các nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần
hoàn như sau ((+): Có phản ứng với nước):

Nguyên tố Fluorine Chlorine Bromine Iodine


Số hiệu nguyên tử 9 17 35 53
Nguyên tử khối trung bình (u) 18, 99 35, 45 79, 90 126, 90
Màu sắc Lục nhạt Vàng lục Nâu đỏ Đen tím

Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20, 00 C Khí Khí Lỏng Rắn
Độ tan trong nước ở 25, 00◦ C (+) 0, 0620 0, 2100 0, 0013
Bán kính nguyên tử (nm) ? ? ? ?
Nhiệt độ nóng chảy (◦ C) ? ? ? ?

Nhiệt độ sôi ( C) ? ? ? ?
Độ âm điện ? ? ? ?

Và các số liệu (chưa được sắp xếp phù hợp):


– Bán kính nguyên tử (nm): 0, 133; 0, 114; 0, 099; 0, 064.
– Nhiệt độ nóng chảy (◦ C): −219, 60; −101, 90; −7, 30; 113, 60.
– Nhiệt độ sôi (◦ C): 59, 20; −187, 90; −34, 10; 185, 50.
– Độ âm điện: 3, 16; 3, 98; 2, 66; 2, 96.
Thí sinh lựa chọn số liệu tương ứng và điền vào ô có dấu chấm hỏi (?) để hoàn thiện
bảng thông tin trên.
b) Chọn 01 kim loại để viết phương trình hoá học (có phân tích nhiệt độ cần cho phản
ứng và đặc điểm sản phẩm) chứng minh tính chất hoá học của đơn chất halogen giảm
dần từ fluorine đến iodine.

Câu 2: (2,00 điểm)


2.1. Cho độ âm điện của các nguyên tố: Na (0, 93); Mg (1, 31) và O (3, 44). Nghiên cứu
về hai nguyên tố Na, Mg và oxide của chúng. Hãy trả lời hai câu hỏi sau:
– Vì sao bán kinh nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính của các ion kim loại tương ứng?
– Vì sao cả Na2 O và MgO đều là chất rắn ở điều kiện thường và nhiệt độ nóng chảy
của MgO (2 852◦ C) cao hơn rất nhiều so với Na2 O (1 132◦ C)?
2.2. Xác định các chất A, B, D, E, G và viết các phương trình hoá học theo sơ đồ sau:

1
Câu 3: (2,00 điểm)
Rau quả nếu bảo quản trong điều kiện khí quyển bình thường (Phần trăm thể tích các
khí: 21, 00% O2 ; 0, 03% CO2 ; còn lại là N2 và một số khí trơ khác với hàm lượng không
đáng kể) thì rau quả sẽ chín “nẫu” (chín đến thối) sau vài ngày. Rau quả tươi nếu được
bảo quản trong điều kiện hạ thấp hàm lượng oxygen xuống dưới 21, 00% và tăng hàm
lượng carbon dioxide lên ở nhiệt độ thích hợp thì thời hạn sử dụng tăng lên đáng kể.
Trong một kho bảo quản xoài có diện tích 200, 00 m2 và có chiều cao 4, 00 m, người ta rút
bớt oxygen và tăng carbon dioxide bằng cách đốt methane trong kho kín rồi hạ nhiệt
độ xuống 0, 00◦ C.
a) Tính phần trăm thể tích carbon dioxide trong kho khi phần trăm thể tích oxygen
được rút xuống còn 5, 00%. Cho rằng thể tích căn phòng không bị ảnh hưởng do chênh
lệch áp suất và methane cháy hoàn toàn tạo CO2 và H2 O.
b) Người ra vào kho lạnh cần mang trên người ít nhất 02 thiết bị bảo hộ gì? Vì sao?

Câu 4: (2,00 điểm)


Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của một số dung dịch các chất:

Dung dịch A B C D E
pH 10, 00 3, 00 2, 10 7, 00 8, 00

Trong số các dung dịch đã cho có: Dịch vị dạ dày (1); nước vôi trong (2); dung dịch
muối ăn (3); nước cam ép (4) và nước biển (5).
a) Học sinh P. đã ghép các dung dịch với các ký tự A, B, C, D và E như sau:

Dung dịch A B C D E
pH 10, 00 3, 00 2, 10 7, 00 8, 00
Số ký hiệu (1) (5) (3) (2) (4)

Theo em, học sinh P. ghép như vậy phù hợp chưa? Trong trường hợp chưa đúng, em
hãy ghép lại cho phù hợp.
b) Hãy chọn một dung dịch trong số các dung dịch trên có thể hoà tan được viên nén K
có thành phần hoá học gồm: CaCO3 , CaF2 , CaHPO4 và Mg(OH)2 . Viết phương trình
ion thu gọn minh hoạ.

2
Câu 5: (2,00 điểm)
5.1. Hình ảnh được đánh số (ngẫu nhiên): (1), (2), (3) và (4) như hình vẽ, mô phỏng
các bước tiến hành thí nghiệm kết tinh làm sạch một chất như sau:

Hãy sắp xếp thứ tự các hình đúng với trình tự tiến hành thí nghiệm và cho biết hình
(3), có thiết bị làm lạnh lắp trên bình cầu với mục đích gì?
5.2. Nồng độ phần trăm của nước trong 250, 00 gam dung dịch FeSO4 là 82, 00%. Khi
cho nước bay hơi bớt rồi làm lạnh dung dịch đến 0, 00◦ C, để cân bằng giữa muối tan và
muối kết tinh được thiết lập, thấy khối lượng của dung dịch cuối là 103, 00 gam. Cho
biết nồng độ phần trăm của FeSO4 trong dung dịch bão hoà ở 0, 00◦ C là 13, 60%. Tính
khối lượng của FeSO4 trong dung dịch ban đầu và khối lượng của FeSO4 · 7 H2 O kết tinh
được sau thí nghiệm trên.

Câu 6: (2,00 điểm)


Dẫn dòng khí CO qua ống sứ đựng 31, 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và FeO đã được
nung nóng. Sau thí nghiệm, thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn hết khí B vào
1, 00 lít dung dịch Ba(OH)2 0, 15M đến khi các phản ứng kết thúc, thấy tạo thành 29, 55
gam kết tủa. Chia A thành hai phần bằng nhau. Hoà tan phần một bằng dung dịch
HCl dư, để cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0, 025 mol khí H2 . Hoà tan hết
phần hai bằng acid H2 SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 0, 10 mol khí SO2 là sản phẩm
khử duy nhất. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

Câu 7: (2,00 điểm)


7.1. Một hỗn hợp khí Q gồm một alkane và một alkene có cùng số nguyên tử carbon
trong phân tử và có cùng số mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Q bằng khí
oxygen dư, thu được 0, 60 mol CO2 . Ở một thí nghiệm khác, m gam hỗn hợp Q này
phản ứng với lượng bromine có trong 80, 00 gam dung dịch Br2 20, 00% (trong dung môi
CCl4 ). Xác định công thức phân tử alkane và alkene có trong Q.
7.2. Dung dịch hỗn hợp X gồm 0, 40 mol HCl và 0, 05 mol Cu(NO3 )2 . Cho m gam bột
Fe vào dung dịch X, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn Y

3
gồm hai kim loại có khối lượng 0, 80m gam. Tính m. Giả thiết sản phẩm khử N+5 duy
nhất chỉ có NO.

Câu 8: (2,00 điểm)


8.1. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp
chất hữu cơ Y có công thức phân
tử là C2 H4 O2 như hình bên. Chất
Y này được sử dụng trong nhiều
ngành công nghiệp khác nhau như
tạo ra polymer trong công nghiệp
sản xuất sơn, chất kết dính, là
dung môi hoà tan các chất hoá
học, sản xuất và bảo quản thực
phẩm, đặc biệt dùng để sản xuất
giấm. Dựa vào phổ hồng ngoại,
peak nào có thể chứng minh nhóm chức – COOH có trong Y?
Cho biết tín hiệu phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản:

Hợp chất Liên kết Số sóng (cm−1 ) Hợp chất Liên kết Số sóng (cm−1 )
Alcohol O–H 3600 − 3300 C–O 1725 − 1700
Carboxylic acid
C–O 1740 − 1720 O–H 3300 − 2500
Aldehyde
C–H 2900 − 2700 Ketone C=O 1725 − 1700

8.2. Một hợp chất A có trong tự nhiên, chỉ chứa các nguyên tố: carbon, hydrogen và
oxygen với phần trăm khối lượng nguyên tố như sau: O (32, 58%); C (63, 16%) và H
(5, 26%). Phổ khối lượng của A được phân tích như hình sau:

Xác định công thức phân tử của hợp chất A và đề xuất bốn công thức cấu tạo của hợp
chất A thoả mãn các kết quả thực nghiệm sau:

4
– Lắc một dung dịch của A trong ether với dung dịch NaOH trong nước. Sau khi lắc,
không còn A trong pha ether.
– Hợp chất A tạo được gương bạc với thuốc thử Tollens (dung dịch [Ag(NH3 )2 ]OH).
– Lắc một dung dịch khác của A trong ether với dung dịch NaHCO3 , vẫn còn A trong
pha ether.
– Thực nghiệm cho thấy A có ba loại nhóm chức và có liên kết hydrogen liên phân tử
tốt hơn liên kết hydrogen nội phân tử.

Câu 9: (2,00 điểm)


Hỗn hợp M gồm một acid hữu cơ đơn chức và ba alcohol đơn chức, trong đó có hai
alcohol no (không phân nhánh) với khối lượng phân tử hơn kém nhau 28, 00 u; một
alcohol không no chứa một liên kết đôi C – C và số mol acid bằng tổng số mol các
alcohol. Cho M tác dụng với 100, 00 gam dung dịch NaOH 10, 00%, sau đó cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được 18, 40 gam chất rắn khan và phần hơi. Ngưng tụ, tách lấy
alcohol từ hỗn hợp hơi, làm khan rồi chia thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1 cho tác dụng hết với Na, thu được 0, 05 mol H2 .
– Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 7, 04 gam CO2 và 4, 32 gam H2 O.
Tính khối lượng của các chất có trong hỗn hợp M.

Câu 10: (2,00 điểm)


10.1. Xét phản ứng: TiO2(s) + 2 C(graphite,s) + 2 Cl2(g) −−−→ 2 CO(g) + TiCl4(l) .
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở 135, 80◦ C và tính ∆f H0 của TiCl4(l) ở 25, 00◦ C.
Cho biết các dữ kiện sau ở 25, 00◦ C:

Chất TiO2(s) Cl2(g) C(graphite,s) CO(g) TiCl4(l)


0 −1
∆f H (kJ. mol ) −945, 00 0, 00 0, 00 −110, 50 ?
CP (J. mol−1 . K−1 ) 55, 06 33, 91 8, 53 29, 12 145, 20

∆f H0298,00 = −80, 01 kJ và giả sử các giá trị nhiệt dung riêng không đổi trong khoảng
nhiệt độ khảo sát.
10.2. Các phương pháp tổng hợp hữu cơ được sử dụng tích cực để tạo nên nhiều loại
dược phẩm, một trong số đó là thuốc chống trầm cảm X, chứa một hệ ba vòng. Dưới
đây là sơ đồ tổng hợp X:

a) Xác định cấu tạo các hợp chất từ 1 đến 7 và X.

5
b) Nhiều hợp chất hữu cơ được sử dụng làm thành phần hoạt tính trong các loại thuốc
lại không tan trong nước. Để các thành phần hoạt tính này được hấp thụ vào máu
nhanh hơn khi đưa vào cơ thể, cần phải tăng độ tan trong nước của chúng. Theo em,
làm thế nào để tăng đáng kể độ tan của các chế phẩm y tế từ amine hữu cơ?

——— HẾT ———


Thí sinh không sử dụng tài liệu, trừ bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .; Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Chữ ký của giám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . ; Chữ ký của giám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . .

You might also like