Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

----------

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:

CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT


TẠI BA MIỀN - VIỆT NAM

Giảng viên phụ trách: Th.S Lê Thị Kim Thoa


Lớp học phần: 2021101063809

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Xuyến

MSSV: 2021004793

Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Th.S Lê Thị Kim Thoa
giảng viên bộ môn Tin học đại cương. Đề tài “Các địa điểm du lịch nổi bật tại ba miền-
Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện trong thời gian vừa qua. Chúng
em xin chân thành cảm ơn cô vì đã dành hết công sức và tâm huyết để giảng dạy cho
chúng em những bài học vô cùng giá trị và bổ ích.
Trong suốt quá trình học tập, nhờ những kiến thức giảng dạy và hướng dẫn của
cô đã cho em nhiều điều bổ ích trong môn học và kĩ năng làm một bài nghiên cứu để em
có đủ kiến thức thực hiện bài nghiên cứu này.
Tuy nhiên vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa sâu sắc
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô sẽ và cho em những lời góp ý để bài
tiểu luận của em sẽ trở nên hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.

i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
I. ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN BẮC ................................................1
1.1 Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội ..................................................................................1
1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................1
1.1.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................1
1.2 Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh ..........................................................................2
1.2.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................2
1.2.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................2
1.3 Quần thể thắng cảnh Tràng An – Ninh Bình ................................................3
1.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................3
1.3.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................3
II. ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN TRUNG .........................................5
2.1 Phong Nha – Kẻ Bàng ......................................................................................5
2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................5
2.1.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................5
2.2 Quần thể di tích Cố Đô Huế ............................................................................6
2.2.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................6
2.2.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................7
2.3 Phố cổ Hội An – Quảng Nam ..........................................................................8
2.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................8
2.3.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................8
III. ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN NAM .............................................9
3.1 Nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn ..................................................................................9
3.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................9
3.1.2 Nét đặc trưng ...................................................................................................9
3.2 Vũng Tàu ........................................................................................................10
3.2.1 Vị trí địa lý .....................................................................................................10
3.2.2 Nét đặc trưng .................................................................................................10
3.3 Đào ngọc Phú Quốc – Kiên Giang ................................................................10
3.3.1 Vị trí địa lý .....................................................................................................10

ii
3.3.2 Nét đặc trưng .................................................................................................11
IV. ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP ......................12
4.1 Những đóng góp quan trọng của du lịch vào nền kinh tế ..........................12
4.2 Những biện pháp để bảo vệ các khu du lịch ................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Chương 1:
Hình 1. 1 Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) ............................................................................. 1
Hình 1. 2 Vịnh Hạ Long về đêm ..................................................................................... 2
Hình 1. 3 Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long từ trên cao ................................................................... 3
Hình 1. 4 Hang Múa Tràng Giang ................................................................................... 3
Hình 1. 5 Hang tối -Tràng An ......................................................................................... 4
Hình 1. 6 Hang nấu rượu - Tràng An .............................................................................. 4
Chương 2
Hình 2. 1 Động Phong Nha – Kẽ Bàng ........................................................................... 5
Hình 2. 2 Hang động Thiên Đường ................................................................................. 6
Hình 2. 4 Chùa Thiên Mụ ................................................................................................ 7
Hình 2. 3 Đại nội Huế...................................................................................................... 7
Hình 2. 5 Vẻ đẹp núi Ngự Bình ....................................................................................... 7
Hình 2. 6 Thả hoa đăng-Hội An ...................................................................................... 8
Hình 2. 7 Hội An mùa hoa giấy ....................................................................................... 8
Hình 2. 8 Vẻ đẹp mộc mạc của Hội An ........................................................................... 8
Chương 3
Hình 3. 1 Vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà ............................................................................. 9
Hình 3. 2 Vũng Tàu khi hoàng hôn ............................................................................... 10
Hình 3. 3 Dịch vụ cáp treo Phú Quốc ............................................................................ 11
Hình 3. 4 Vẻ đẹp trong veo Phú Quốc........................................................................... 11

iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1 Thống kê số lượng khách du lịch giai đoạn 1990-2020 ................................ 12
Bảng 4. 2 Top những nước có lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam ........................ 14
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1 Biểu đồ thống kê khách ngoại, nội địa tại Việt Nam giai đoạn 1990-2020
(nghìn người) ................................................................................................................. 13
Biểu đồ 4. 2 Tỉ trọng đóng góp của du lịch vào GDP ................................................... 14
Biểu đồ 4. 3 Top những nước có lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam .................... 15

v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
* Lý do chọn đề tài: Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển
nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam
được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESSCO công nhận là
di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, phố cổ Hội An,
Tràng Giang, Vũng Tàu…Bên cạnh đó là thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một hệ
thống bãi biển dài và đẹp tạo nên nhiều bãi tắm đẹp, núi non hùng vĩ. Vì vậy mà Việt
Nam đã, đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè, du khách quốc tế. Đó là lý do mà tôi
chọn đề tài này nhằm nêu ra một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại mỗi miền đất nước và
kết luận lại tình hình phát triển của du lịch trong những năm qua.
* Ý nghĩa của đề tài: Đưa ra một số nét nổi bật tại các địa điểm du lịch nổi tiếng,
chứng minh được vẻ đẹp của địa điểm đó. Từ đó khẳng định đóng góp của du lịch đối
với nền kinh tế. Cũng như, đề ra một số giải pháp để bảo tồn các vẻ đẹp đó có thể trường
tồn với thời gian cũng như duy trì vẻ đẹp văn hóa đó
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Địa điểm du lịch nổi bật tại BẮC – TRUNG – NAM.
* Phạm vi nghiên cứu: Địa điểm được du khách cả trong và ngoài nước săn đón
nhất khi nhắc đến du lịch Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu

− Đưa ra chính xác các thông tin cần thiết về những địa điểm trên
− Chỉ ra một số nét nổi bật trong nét văn hóa của khu vực du lịch
− Nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế và đề ra giải pháp

* Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê
- Tìm kiếm, sưu tầm các dữ liệu thông tin, hình ảnh có liên quan thông qua Internet
- Thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu số liệu thực tế
4. Bố cục đề tài
➢ Chương 1: Địa điểm du lịch nổi bật tại miền Bắc
➢ Chương 2: Địa điểm du lịch nổi bật tại miền Trung
➢ Chương 3: Địa điểm du lịch nổi bật tại miền Nam
➢ Chương 4: Đóng của du lịch và giải pháp gìn giữ các vẻ đẹp

1
CHƯƠNG I: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN BẮC

I. ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN BẮC


1.1 Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội
1.1.1 Vị trí địa lý
ồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) nằm ngay trung tâm quận Hoàn Kiếm nên rất

H
thuận tiện cho du khách tìm đến ngắm cảnh và khám phá nhiều trải
nghiệm thú vị vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Hồ Hoàn Kiếm hay
còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội và được bao
quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Do
nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu
Gỗ, Lương Văn Can... với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền,
Hàng Khay... nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham
quan, khám phá trong chuyến du lịch Hà Nội.
1.1.2 Nét đặc trưng
Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà
Nội. Không chỉ có màu nước trong xanh, hồ Gươm còn đẹp được tạo bởi chính những
hàng cây xanh ôm trọn lấy hồ.

Hình 1. 1 Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)

Tháp Rùa – một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Gươm, lui về phía nam
hồ. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai
tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam. Tháp Rùa nổi lên

1
CHƯƠNG I: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN BẮC

sừng sững, minh chứng cho truyền thuyết cổ Rùa vàng và sự tích trả gươm thần kỳ
bí từ thời Lê Lợi.
1.2 Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
1.2.1 Vị trí địa lý
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long được giới hạn với phía
Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và
Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên,
qua thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông
Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn
nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
1.2.2 Nét đặc trưng
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển
hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ
sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa
dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây. Vịnh Hạ
Long còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được
nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng.

Hình 1. 2 Vịnh Hạ Long về đêm

2
CHƯƠNG I: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN BẮC

Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt
nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam.

Hình 1. 3 Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long từ trên cao

Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Những loài
phong lan và cây cỏ vươn ra từ kẽ đá, rực rỡ đơm hoa. Khi thăm vịnh Hạ Long, thú vị
nhất là được ngồi trên thuyền buồm, len lỏi giữa rừng đảo đan vào nhau như bức tường
thành vô tận chốc chốc lại mở ra cho thuyền ta lách qua.
1.3 Quần thể thắng cảnh Tràng An – Ninh Bình
1.3.1 Vị trí địa lý
Có vị trí nằm cách thủ đô Hà Nội 100km về hướng nam và cách trung tân thành
phố Ninh Bình tầm 7km theo hướng tây dọc theo địa lộ Tràng An nằm ở vị trí trung tâm,
khu du lịch Tam Cốc - Bích Động tại vị trí phía Bắc cách 8km, cố đo Hoa Lư nằm ở
phía nam 3km
1.3.2 Nét đặc trưng

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi
bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi

Hình 1. 4 Hang Múa Tràng Giang

3
CHƯƠNG I: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN BẮC

Hình 1. 6 Hang tối -Tràng An Hình 1. 5 Hang nấu rượu - Tràng An

48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang
Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các
hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong
hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh
với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông
khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước
ngầm sâu hơn 10 m.
Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo
vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ
để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm
cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang
phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu
di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Kát cổ, hang mái đá và
hang hàm ếch.

4
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN TRUNG

II. ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN TRUNG


2.1 Phong Nha – Kẻ Bàng
2.1.1 Vị trí địa lý
rước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo

T
tồn tự nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã
được Chính phủ Việt Nam chính thức công bố ngày 9 tháng 8
năm 1986 và đã được mở rộng thành 41.132 ha vào năm 1991.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nằm trong địa bàn các xã Tân
Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình. Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía
Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía bắc. Phía tây vườn quốc gia này
giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một khu vực carxtơ nằm ở tỉnh Khăm Muộn, Lào.
2.1.2 Nét đặc trưng
Trong các hang thì Phong Nha Kẽ Bàng thật sự nổi bật với chiều dài gần 8 km,
chủ yếu với sông ngân được xếp vào danh sách hang động có sông ngầm dài nhất thế
giới. Du khách xuông thuyền máy đi theo sông Son và động phong Nha. Sông Son rộng
chừng 35 - 40m, nước xanh ngắt, trong thấu đáy, nhìn rõ cả những đàn cá đang bơi và
mất khoảng 30 phút thì tới động.

Hình 2. 1 Động Phong Nha – Kẻ Bàng

Hang động Thiên Đường dược mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất” nằm
trong quần thể một núi đá vôi ở với độ cao 191m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh
thuộc động.

5
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN TRUNG

Đến với Quảng Bình, du khách có nhiều sự lựa chọn về những địa điểm tham
quan cho chuyến đi, được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp tự nhiên của các hang động, được
trải nghiệm các cung bậc cảm xúc trước sự hùng vĩ của thiên nhiên và nếu ai đã đi một
lần thì chắc chắn sẽ còn muốn đi thêm nhiều lần nữa.

Hình 2. 2 Hang động Thiên Đường

2.2 Quần thể di tích Cố Đô Huế


2.2.1 Vị trí địa lý
Thành phố Huế có vị trí địa lý phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía
Nam giáp xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ sông Hương, phía
Bắc đèo Hãi Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14km,cách sân bay quốc
tế Phú Bài 14km và cách cảng Phước Chân Mây 50km. Nằm tựa lưng vào núi trường
sơn. Khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Hương ( trên dãy Trường
Sương ) thường xảy ra mưa vừa và mưa lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng
phẳng.
Nằm ngay bên bờ sông Hương đầy thơ mộng và hữu tính thì xuất hiện một ngôi
chùa được rất nhiều người biết đến. đây chính là ngôi chùa được xem là rất linh thiên ở
Huế. Từ xưa xung quanh ngôi chùa này được bàn tán là nơi chia rẻ các cặp đôi yêu nhau
nếu đến chùa này, đây là lời nguyền xoay quanh ngôi chùa này rất lâu đời. Được biệt
với kiến trúc xây dựng tương đối lâu nên chùa Thiên Mụ được tu sửa nhiều lần và tốn
rất nhiều tiền để đầu tư. Điểm nổi bật ở ngôi chùa này chính là ngọn tháp Phước Nguyên
cùng với nhiều bia đá và các tượng phật quý giá.

6
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN TRUNG

2.2.2 Nét đặc trưng

Hình 2. 4 Chùa Thiên Mụ


Hình 2. 3 Đại nội Huế

Đến với Đại Nội Huế du khách có thể tham quan rất nhiều công điện nguy nga
tráng lệ là cho du khách cảm thấy thích thú và ngạc nhiên trước vẻ đẹp ấy. Từ ngoài vào
trong của Đại nội được điêu khắc vô cùng tỉ mĩ từng con rồng con phượng từng nét
mộng mạc vẫn con được lưu lại đến bây giờ.
Nhắc đến núi Ngự Bình chắc hẳn ai cũng biết vua Gia Long chọn nơi này là điểm
chắn cho kinh thành vào thời Nguyễn. Với độ cao khoảng hơn 105m đứng trên ngọn núi
du khách có thể ngắm trọn toàn cảnh thơ mộng của Huế. Điều đặc biệt khi ngắm cảnh
trên ngọn núi này nó sẽ hiện ra bức tranh đầy màu sắc theo thời gian.

Hình 2. 5 Vẻ đẹp của núi Ngự Bình

7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN TRUNG

2.3 Phố cổ Hội An – Quảng Nam


2.3.1 Vị trí địa lý
Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển
Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km. Phía Ðông giáp biển
Ðông, phía Nam giáp Huyện Duy Xuyên, phía Tây và phía Bắc giáp Huyện Ðiện Bàn.
2.3.2 Nét đặc trưng
Phố cổ Hội An được ví như một bức tranh mộc mạc, đơn sơ của làng quê rất xưa
Việt Nam. Có lẽ những gì càng mộc mạc, đơn giản và
mang nét hoài cổ càng dễ chạm đến trái tim con người
hơn. Từng vách tường rêu phong, từ những ngôi nhà mái
ngói vàng, từ những con người chân chất ... đã để lại
những ấn tượng khó quên cho nhiều du khách đến du lịch
Hội An. Nét đẹp cổ kính của phố cổ Hội An nét đẹp kiến
trúc ở Hội An góp nhiều trong việc mang đến vẻ đẹp cho
Hình 2. 6 Thả hoa đăng nơi đây.
Các ngôi nhà cổ dạng
ống hầu như chỉ một màu vàng cổ kính với giàn
hoa lũng lẵng trước ngõ rất đổi thơ mộng. Nhà nhà
và đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa như đã trở về
với lịch sử. Đến với Hội An, bạn có thể tìm đến
và chiêm ngưỡng vẻ đẹp rất nhiều từ những ngôi nhà
cổ như nhà cổ Tân Ký, nhà Hình 2. 8 Vẻ đẹp mộc mạc
cổ Quân Thắng, nhà cổ
của Hội An
Phùng Hưng, nhà cổ Đức An,...Kiến trúc hội an là sự
đa dạng đến từ nhiều nước trên thế giới như những
ngôi nhà kiểu Pháp hay những Hội quán Trung Hoa,...
tất cả đã mang đến vẻ đẹp cổ kính của Hội An ngày
nay.

Hình 2. 7 Hội An mùa hoa giấy

8
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN NAM

III. ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN NAM


3.1 Nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn
3.1.1 Vị trí địa lý
hà thờ Đức Bà tọa lạc ở số 1 công trường Công xã Paris, phường

N Bến Nghé, quận 1, Tp.HCM. Nhà thờ nằm ở vị trí trung tâm nhất
của thành phố, quay về hướng đường Nguyễn Du và quay lưng về
phía đường Lê Duẩn. Để tới được đây, du khách có thể di chuyển
bằng ô tô, xe máy cá nhân hay những phương tiện công cộng như
taxi, xe buýt đều được. Là một công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố, du khách
có thể ghé tới đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
3.1.2 Nét đặc trưng
Nhà thờ Đức bà được rất nhiều người biết tới như một biểu tượng tôn giáo, tâm
linh. Nơi đây có sức hút kỳ diệu vì sở hữu khung cảnh nên thơ trữ tình. Mọi người còn
gọi nơi đây với cái tên thân thương. Xuất hiện từ thời Pháp Thuộc cho tới nay nhưng
nhà thờ vẫn giữ được nhiều nét đẹp độc đáo. Với sự tín ngưỡng từ những tín đồ theo
Công Giáo.1

Hình 3. 1 Vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà

1
Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát
từ chữ Hy Lạp καθολικός có nghĩa "chung" hay "phổ quát".
9
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN NAM

3.2 Vũng Tàu


3.2.1 Vị trí địa lý
Địa giới hành chính: Phía đông giáp huyện Long Điền. Phía tây giáp vịnh Gành
RáiPhía nam, đông nam và tây nam giáp Biển Đông. Phía bắc giáp thành phố Bà Rịa và
thị xã Phú Mỹ. Nếu nhìn theo chiều Bắc-Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi
hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất
liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km.
3.2.2 Nét đặc trưng
Không thơ mộng như Đà Lạt, không sang trọng như Đà Nẵng, du khách thường
nhắc đến Vũng Tàu với tên gọi “thành phố biển xinh đẹp”. Vũng Tàu đẹp thật! Đẹp từ
làn nước biển xanh trong vắt, đẹp từ những ngọn sóng êm đềm vỗ vào bờ và những vệt
nắng như khắc vào vạn vật thứ ánh sáng vàng kỳ lạ. Vũng Tàu đẹp như một bài thơ êm
dịu đọng lại trong lòng du khách sau mỗi lần đặt chân đến.

Hình 3. 2 Vũng Tàu khi hoàng hôn

3.3 Đào ngọc Phú Quốc – Kiên Giang


3.3.1 Vị trí địa lý
Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở cực Tây Nam
vùng lãnh hải Việt Nam. Phú Quốc là một hòn đảo có cả rừng và núi với diện tích 1320
km2, chiều dài của nó là 48 km từ bắc tới nam và dân số khoảng 80.000 người. Nằm
trong vịnh Thái Lan và cách Hà Tiên 45km về phía tây, cách phía nam Campuchia
15km, Phú Quốc sở hữu những bãi biển đẹp nhất và hải sản ngon nhất Việt Nam. Phú
Quốc không thật sự là một phần của đồng bằng sông Cửu Long và cũng không được
thừa hưởng phù sa màu mỡ để trồng lúa và trái cây.

10
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI BẬT TẠI MIỀN NAM

3.3.2 Nét đặc trưng

Hình 3. 3 Dịch vụ cáp treo Phú Quốc Hình 3. 4 Vẻ đẹp trong veo Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc vẫn giữ nguyên nét hoang sơ và bầu không khí tươi mát,
trong lành dù lượng du khách ghé thăm ngày một thêm đông đảo. Và hiểu vì sao du lịch
Phú Quốc luôn nằm trong danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất luôn níu chân du khách
không chỉ đến một lần mà là nhiều lần nữa du khách quốc tế chọn lựa khi có cơ hội đặt
chân lên dải đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta.
Nếu bạn đến đây sẽ may mắn được trải nghiệm 2 nét đặc trưng tại nơi đây
Ẩm thực: Thức ăn ở Việt Nam có vẻ khó Trải nghiệm: Bạn có thể ngắm san hô2 ở
ăn đối với khách du lịch nước ngoài. Tuy vùng nước nông bằng kính và ống thở
nhiên thực phẩm ở Phú Quốc lại được đơn giản thám hiểm hiểm đại dương
chế biến để đáp ứng nhu cầu cho người hoặc thú vị hơn - kết hợp lặn ngắm san
nước ngoài hơn những nơi khác. hô với câu cá, câu mực đêm và khám phá

2
San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô tồn dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ,
thường nhau. Các bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
11
CHƯƠNG IV: ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP

IV. ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP


4.1 Những đóng góp quan trọng của du lịch vào nền kinh tế
gành du lịch của chúng ta có thể sẽ tạo ra hơn 58 triệu việc làm

N
trong năm 2022 và đóng góp 8,6 nghìn tỷ USD, điều này sẽ thúc
đẩy sự phục hồi kinh tế trên toàn thế giới. Đến nay, Việt Nam đã
trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt cộng đồng quốc tế,
được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm
khu vực và thế giới.
Bảng 4. 1 Thống kê số lượng khách du lịch giai đoạn 1990-2020

Năm Số lượng khách quốc tế Số lượng khách nội địa

1990 250 1000

1995 1351 6900

2000 2140 11200

2005 3478 16100

2010 5050 28000

2015 7944 57000

2020 18009 85000

Khách du lịch nội địa tăng 85 lần từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt
vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc
tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và khả năng đi du
lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc đẩy hoạt động kinh tế
trong nước.

12
CHƯƠNG IV: ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP

Biểu đồ 4. 1 Biểu đồ thống kê khách ngoại, nội địa tại Việt Nam giai đoạn 1990-2020
(nghìn người)

90000
85000

80000

70000

60000 57000

50000

40000

30000 28000

20000 18009
16100
11200
10000 6900 7944
5050
2140 3478
2501000 1351
0
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020

Khách quốc tế Khách nội địa

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng.
➢ Năm 2015 đạt 6,3%
➢ Năm 2016: 6,9%
➢ Năm 2017: 7,9%
➢ Năm 2018: 8,3%
➢ Năm 2019: 9,2%
Du lịch đang từng bước hướng tới trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.

13
CHƯƠNG IV: ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP

Biểu đồ 4. 2 Tỉ trọng đóng góp của du lịch vào GDP

Tỉ trọng đóng góp vào GDP

10

5
9
4 8,3
7,9
6,9
3 6,2

0
01/01/2015 01/01/2016 01/01/2017 01/01/2018 01/01/2019

Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
tháng 9 ước đạt 975.952 lượt, giảm 20,6% so với tháng trước và tăng 18,6% so với cùng
kỳ năm 2016. Tính chung 9 tháng ước đạt 9.448.331 lượt khách.
Bảng 4. 2 Top những nước có lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam

Khách du lịch lớn Số lượng

Trung Quốc 283223

Hàn Quốc 213538

Nhật Bản 80304

Đoài Loan 46524

Mỹ 38847

14
CHƯƠNG IV: ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP

Biểu đồ 4. 3 Top những nước có lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam

300000

250000

200000

150000

100000

50000

0
TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN ĐOÀI LOAN MỸ

Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Đoài Loan Mỹ

4.2 Những biện pháp để bảo vệ các khu du lịch


 Nâng cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Cùng với việc phát triển các loại
hình du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người
vào môi trường nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; giữ gìn môi trường sống;
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
 Nâng cấp cơ sở hạ tầng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại và lưu trú
của du khách, việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng.
 Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường:
Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết
và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch.
* Biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
 Nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành du
lịch; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên cơ sở có sự gắn kết giữa
các trung tâm du lịch lớn trong nước trong khu vực và thế giới.
 Xây dựng các tuyến giao thông theo quy hoạch tổng thể về du lịch, xây dựng kết
cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ở các khu sân bay, bến cảng.
 Ưu tiên đầu tư cho các dự án du lịch đã có các giải pháp cụ thể để giải quyết ô
nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trực tiếp cho
cộng đồng xã hội ở cả hiện tại và tương lai; đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa
học công nghệ mới về bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch.

15
CHƯƠNG IV: ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH VÀO KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP

 Ngành Du lịch cần phối hợp với các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu có tính hệ thống về tài nguyên và môi trường du lịch đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch bền vững; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
 Nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường du lịch, kiên quyết yêu cầu các cơ sở
du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và
xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy
định.
 Xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tuyên
truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm
tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường.
 Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở những khu du lịch đảm bảo tốt môi trường
xã hội cho du khách đến du lịch..

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hòa, B. T. (2020, 9 23). Traveloka. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy lục từ
thách thức: https://www.traveloka.com/vi-vn/activities.
2. Hoa, N. T. (2020, 8 23). Klook. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy lục từ du
lịch: https://www.klook.com/vi/.
3. Lan, B. H. (2020, 3 20). Ivivu. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy lục từ
https://www.ivivu.com/du-lich/.
4. Nam, B. C. (2020, 1 26). Thanh Niên. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy lục
từ du lịch: https://thanhnien.vn/du-lich/.
5. Nam, B. C. (2020, 5 6). Vietnamtourism. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy
lục từ du lịch: https://vietnamtourism.gov.vn/.
6. Nguyễn, H. T. (2020, 8 11). Du lịch Việt. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy
lục từ https://dulichviet.com.vn/.
7. Phương, N. L. (2020, 2 20). Fiditour. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy lục
từ du lịch: https://www.fiditour.com/.
8. Phương, V. T. (2020, 1 29). Saigontourist. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy
lục từ Travel: https://www.saigontourist.net/.
9. Thư, Đ. H. (2020, 4 23). VIETTRAVEL. Truy cập ngày 25/04/2022. Được truy
lục từ Du Lịch: https://www.saigontourist.net/.
10. WIKIMEDIA. (2020). Truy cập ngày 25/04/2022.Được truy lục từ Bách khoa
toàn thư mở: https://vi.wikipedia.org/.

17

You might also like