Lịch Sử 12.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Lịch Sử Thế Giới

Bài 1: Ianta

- 3 nước (Mỹ, Anh, Liên Xô)

- Diễn ra khi WW2 bước vào giai đoạn kết thúc.

- 3 yêu cầu:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

+ Phân chia thành quả chiến thắng

- Quyết định quan trọng:


+ Tiêu diệt tận gốc phát xít.

+ Thỏa thuận đóng quân ( Anh, Pháp, Mĩ – Tây Âu, Liên Xô – Đông Âu)

+ Thành lập Liên Hợp Quốc mục đích: duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- LHQ là diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Bài 2: Liên Xô

- Chế tạo bom nguyên tử năm 1949. (Phá thế độc tôn nguyên tử của Mỹ-1945)

- Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm 1957.

- 1961, phóng tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh trái đất ( Y.Gagarin).

- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV): tăng cường hợp tác giữa các nước XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh
tế giữa và kỹ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về kỹ thuật và trình độ phát triển kinh tế giữa các nước
thành viên. ( Đối trọng với kế hoạch Mácsan của các nước Tây Âu).

- Tổ chức hiệp ước Vacsava: thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN
(Đối trọng với NATO của các nước TBCN).

- Cuối những năm 70 – đầu những năm 80, bộc lộ những dấu hiệu suy thoái.

- Nguyên nhân tan rã (1991) do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí.

- Liên Bang Nga kế tục Liên Xô, kế thừa địa vị tại hội đồng Bảo An LHQ.
- Nga một mặt ngã về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Châu Á.

Bài 3: Trung Quốc

- Từ 1946 🡪 1949, diễn ra nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

- 1/10/1949, nước CHDCND Trung Hoa được thành lập.

- Thử thành công bom nguyên tử (1964)

- Phóng thành công tàu Thần Châu V vào vũ trụ năm 2003.

- 4 con rồng kinh tế châu á: Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore.

Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

* Đông Nam Á:
- 5 nước sáng lập ASEAN: Thái Lan – Malay – Indo – Singapore – Philippines.

+ Sau khi giành độc lập đến những năm 60,70: Phát triển kinh tế hướng nội. ( công nghiệp thay thế
nhập khẩu).

+ Từ những năm 60,70 trở đi: Thực hiện kinh tế hướng ngoại. ( Công nghiệp hóa hướng về xuất
khẩu).

* Ấn Độ:

- Thực dân anh chia Ấn Độ theo “phương án Maobáttơn” trên cơ sở tôn giáo. (Trao quyền tự trị)

- Tiếp tục đấu tranh đến 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập thành lập nước cộng hòa.

- Tiến hành cách mạng xanh 🡪 tự túc được lương thực.

- Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất TG.

- Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.

- Theo đuổi chính sách hòa bình trung lập.

Bài 5: Châu Phi và Mĩ Latinh

* Châu Phi:

- Phong trào đấu tranh phát triển đầu tiên ở Bắc Phi (Ai Cập).

- Năm 1960 là Năm châu phi, 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập. (Lục địa mới trỗi dậy)

- Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Angola giành độc lập trước Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ cơ
bản bị tan rã.
- Ở Nam Phi, 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).

* Mỹ Latinh:
- Chống chế độ độc tài thân Mỹ (“Sân sau” của Mỹ).

- Đấu tranh ở nhiều nước, tiêu biểu là thắng lợi của nhân dân Cuba (1/1/1959).

- Năm 1983, được gọi là “lục địa bùng cháy” vì có 13 nước giành được độc lập.

Bài 6: Nước Mĩ

* Từ năm 1945 đến 1973:

- 20 năm sau chiến tranh TG2, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế tài chính số
một thế giới.

- Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật.

- Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới.

* Từ 1973 đến 2000:

- Tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế Mỹ suy thoái kéo dài đến năm 1982.

- Từ 1983, KT Mĩ phục hồi và phát triển trở lại.

- 1991 đến 2000, theo đuổi chiến lược “cam kết và mở rộng” tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn
cực do Mỹ cầm đầu.

Bài 7: Tây Âu

* Từ 1945 đến 1950:

- Thông qua “kế hoạch Mácsan” ( Viện trợ của Mỹ), đến những năm 1950 kinh tế Tây Âu cơ bản được
phục hồi.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ ( tham gia NATO), đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

* Từ 1950 đến 1973:

- Giai đoạn kinh tế phát triển nhanh.

- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

* Từ năm 1973 đến 1991:

- Khủng hoảng năng lượng dẫn đến tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài
đến đầu thập kỷ 90.
- Cơ sở quan hệ CHLB Đức và CHDC Đức và hiệp định Henxinki làm cho tình hình Tây Âu có phần dịu đi.

* Từ năm 1991 đến 2000:

- Có sự phục hồi và phát triển từ năm 1994.

- Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

* Liên Minh Châu âu (EU)

- 1951, 6 nước Tây Âu ( Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Lúc Xăm Bua) thành lập “Cộng đồng than – thép
châu Âu”.

- 1957, 6 nước tiếp tục thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “ cộng đồng kinh tế
châu Âu” (EEC).

- 1967, 3 tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu âu” (EC).

- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- EU với mục đích hợp tác: kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

- 1999, ra đời đồng tiền chung châu Âu, euro.

Bài 8: Nhật Bản

* Từ năm 1945 đến 1952:

- Dựa vào viện trợ của Mỹ đến năm 1950 - 51 cơ bản phục hồi và phát triển sau chiến tranh.

-Liên minh chặt chẽ với Mĩ, Kí hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, đặt dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

* Từ năm 1952 đến 1973:


- Từ năm 1952 đến 1960, phát triển nhanh.

- Từ năm 1960 đến 1973, phát triển “thần kì”.

- Đầu những năm 70 trở đi, trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

* Từ năm 1973 đến 1991:


- ẢNh hưởng khủng hoảng năng lượng 1973, kinh tế phát triển xen kẽ suy thoái.

- Từ những năm 80, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.

* Từ 1991 đến 2000:

- Kinh tế NHật lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của TG.

- NHật nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Bài 9: Quan hệ quốc tế

* Chiến tranh lạnh:

- Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc Liên Xô và Mỹ.

- Tình trạng chiến tranh lạnh bắt đầu bằng “học thuyết Truman” (1947), diễn ra với tình trạng căng thẳng
trên hầu hết các lĩnh vực trừ xung đột quân sự.

* Xu thế hòa hoãn Đông – Tây:


- Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.

- 12/1989, Liên Xô và Mỹ ký kết chấm dứt chiến tranh lạnh.

* Thế giới sau chiến tranh lạnh:


- Thế giới hình thành đa cực, nhiều trung tâm.

- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước, tập trung là phát triển kinh tế.

- Mỹ ra sức thiết lập trật tự TG “đơn cực” do Mỹ cầm đầu. ( Nhưng éo được!!)

- Nền hòa bình TG đang được củng cố nhưng nhiều nơi vẫn không ổn định.

Bài 10: Cách mạng KH – KT và toàn cầu hóa

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Xu thế toàn cầu hóa ra đời đầu những năm 80, là hệ quả của cách mạng khoa học – công nghệ.

You might also like