Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

PHẦN 1 - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1. Hạch toán là gì?
a. Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
c. Một hệ thống điều tra, quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế tài
chính nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn
d. Các câu trên đều sai
2. Thước đo sử dụng chủ yếu trong hạch toán kế toán là:
a. Thước đo hiện vật
b. Thước đo lao động
c. Thước đo giá trị
d. Tất cả các thước đo trên
3. Doanh nghiệp hoàn tất việc giao hàng và viết hóa đơn cho khách hàng vào ngày 20/2. Trị giá lô
hàng chưa VAT là 300tr, VAT là 30tr. Nhưng khách hàng mới thanh toán 200tr, số còn lại thanh toán
sau 2 tháng. Vậy Kế toán ghi nhận Doanh thu bán hàng như sau: (DN tính thuế GTGT theo pp khấu
trừ)
a. 200tr vào tháng 2 và số còn lại vào tháng 4
b. 330tr vào tháng 2
c. 300tr vào tháng 2
d. Các câu trên đều sai
4. Công ty A hoàn tất việc giao hàng theo hợp đồng cho khách hàng vào ngày 31/08, toàn bộ tiền hàng
đã nhận trước từ ngày 15/07 khi ký kết hợp đồng. Doanh thu hợp đồng trên công ty A sẽ được ghi
nhận trên Báo cáo tài chính của tháng
a. Tháng 7
b. Tháng 8
c. Tháng 7 (50%), tháng 8 (50%)
d. Các phương án trên đều sai
5. Khi tính giá nguyên vật liệu, sản phẩm và hàng hoá xuất kho đòi hỏi đơn vị phải tuân thủ nguyên
tắc:
a. Doanh thu thực hiện
b. Nhất quán
c. Kỳ kế toán
d. Không có đáp án nào đúng
6. DN mua 15 chiếc tivi Sony nhập kho, giá mua 7 triệu đồng/chiếc đã thanh toán. Trong kỳ DN xuất
kho 8 chiếc để bán cho Công ty B, giá bán10 đồng/chiếc nhưng chưa thu tiền. Vậy chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và giá vốn bỏ ra của DN là
a. 3 tr đồng
b. 24 tr đồng
c. (25) tr đồng
d. Không đáp án nào đúng
II. Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Hạch toán kế toán chỉ sử dụng thước đo giá trị
2. Kế toán tài chính chỉ phục vụ cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Trang 1
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

3. Việc đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có hoạt
động liên tục hay không
4. Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp nhận đủ tiền do khách hàng thanh toán
5. Thông tin kế toán trong một kỳ không nhất thiết phải so sánh được do đơn vị có thể được phép thay
đổi phương pháp kế toán
6. Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài DN
7. DN trả trước tiền thuê nhà 3 tháng/ lần. Tiền thuê mỗi tháng là 20tr đồng/tháng. Tháng 1 DN đã
thanh toán tiền 3 tháng (T1, 2, 3) là 60tr đồng. Vậy trong tổng chi phí hoạt động của DN tháng 1
sẽ bao gồm 60tr đồng tiền chi phí thuê nhà?

ĐỐI TƯỢNG CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1. Đặc trưng cơ bản của đối tượng kế toán là:
a. Tính hai mặt, độc lập nhưng cân bằng về lượng
b. Đa dạng
c. Vận động theo chu kỳ khép kín
d. Tất cả các đặc điểm trên
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuộc:
a. Tài sản ngắn hạn
b. Nguồn vốn chủ sở hữu
c. Nợ phải trả của doanh nghiệp
d. Tài sản dài hạn
3. Tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực:
a. Thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
b. Thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp
c. Gắn với lợi ích trong tương lai của doanh nghiệp
d. Có thể xác định được giá trị
e. Tất cả các điều kiện trên
4. Nợ phải trả của doanh nghiệp được xác định bằng:
a. Tổng Tài sản trừ đi Tổng tài sản ngắn hạn
b. Tổng nguồn vốn trừ đi Nguồn vốn chủ sở hữu
c. Tổng Tài sản trừ đi Nguồn vốn chủ sở hữu
d. b hoặc c
e. Các phương án trên đều sai
5.Hàng do DN mua về nhập kho với mục đích để sản xuất ra sản phẩm khác thì hàng đó gọi là:
a. Hàng hóa
b. Nguyên vật liệu
c. Thành phẩm
d. Công cụ dụng cụ
6. DN mua 10 bộ điều hòa nhập kho để bán lại trị giá 80tr, vậy lô hàng này sẽ làm tăng khoản mục
nào sau đây của DN:
a. Nguyên vật liệu
b. Hàng hóa
c. Công cụ dụng cụ
7. Đối tượng kế toán nào sau đây thuộc tài sản của DN?
a. Phải thu khách hàng
b. Khách hàng đặt trước tiền cho DN
c. Khoản ứng trước cho người bán

Trang 2
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

d. Cả a và c
8. Đối tượng kế toán nào sau đây thuộc nguồn vốn của DN?
a. Phải trả cho người bán
b. Khách hàng đặt trước tiền cho DN
c. Khoản ứng trước cho người bán
d. Cả a và b
9.Ứng trước cho người bán có bản chất là:
a. Nợ phải trả
b. Nợ phải thu
c. Vốn chủ sở hữu
d. Không phải các đáp án trên
II. Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không bị thay đổi trong quá trình kinh doanh
2. Khi lập báo cáo, kế toán ghi nhầm một khoản Phải thu khách hàng 200 triệu VNĐ sang phần
Nguồn vốn. Do đó Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn sau khi lập báo cáo sẽ chênh lệch nhau 200
triệu VNĐ
3. Tổng tài sản của doanh nghiệp luôn luôn bằng với tổng nguồn vốn chủ sở hữu.
4. Khi nào DN phải nộp thuế cho nhà nước thì mới phải nộp báo cáo tài chính cuối năm cho cơ
quan thuế?
5. Số tiền nhân viên thử việc đặt cọc cho DN là 1 khoản phải thu của DN?
6. Vật liệu mua đang đi đường chưa được tính vào tài sản của doanh nghiệp
7. Số hàng đang gửi bán không thuộc tài sản của doanh nghiệp
8. Thành phẩm và hàng hóa đều là những sản phẩm do DN sản xuất hoàn thành nhập kho để bán?
9. DN mua cát xây dựng về nhập kho để bán lại thì số cát đó thuộc nguyên vật liệu của DN
10. Hạch toán kế toán dựa trên cơ sở kế toán dồn tích.
11. Khi tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bởi Nợ phải trả thì DN có thể sẽ gặp rủi ro về
khả năng thanh toán trong tương lai.
12. Chứng khoán kinh doanh là đối tượng kế toán thuộc tài sản của doanh nghiệp?
13. Ứng trước cho người bán là đối tượng kế toán thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp
14. Khách hàng ứng trước là đối tượng kế toán thuộc tài sản của doanh nghiệp?

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1. Một bản chứng từ kế toán cần
a. Chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế
b. Cung cấp thông tin về nghiệp vụ đã xảy ra
c. Thể hiện trách nhiệm của các đối tượng có liên quan
d. Tất cả các trường hợp trên
2. Ý nghĩa của chứng từ kế toán:
a. Phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán
b. Cung cấp thông tin cho quản lý
c. Là căn cứ ghi sổ kế toán
d. Là căn cứ tiến hành kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh tế
e. Tất cả các nội dung trên
3. Khi xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng, giá ghi trên phiếu xuất kho là:
a. Giá bán chưa có thuế GTGT
b. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT
c. Giá vốn của hàng bán

Trang 3
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

d. Không phải các loại giá trên


4. DN tí nh thuế GTGT theo PP khấ u trừ , Doanh thu bán hàng là:
a. Giá bán chưa có thuế GTGT
b. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT
c. Giá vốn
d. Không phải các loại giá trên
5. Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc của bản chứng từ
a. Tên chứng từ
b. Ký hiệu của hàng hóa
c. Thời gian lập bản chứng từ
d. Số tiền của nghiệp vụ phát sinh
e. a, b, c và d
f. a, c và d
6. Theo nội dung kinh tế, chứng từ kế toán có các loại như:
a. Phiếu thu, chi, nhập, xuất
b. Hoá đơn
c. Chứng từ mệnh lệnh
d. Cả a, b và c
e. Cả a và b
7. Các loại hóa đơn nào sau đây không thuộc quản lý của cơ quan thuế?
a. Hóa đơn GTGT
b. Hóa đơn bán hàng
c. Hóa đơn bán lẻ
d. Hóa đơn đặc thù
8.Ngày 10/2 Doanh nghiệp ký hợp đồng bán hàng, ngày 15/2 giao hàng. Ngày 17/2, người mua thanh
toán tiền hàng. Vậy thời điểm lập hóa đơn bán hàng là:
a. Ngày 10/2
b. Ngày 15/2
c. Ngày 17/2
d. Không phải các đáp án trên
9.Thời gian lữu trữ phiếu thu, phiếu chi làm căn cứ ghi sổ kế toán theo quy định là:
a. 5 năm
b. 10 năm
c. Ngay sau khi ghi sổ
d. Vĩnh viễn
II. Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Kế toán không nhất thiết phải ghi định khoản kế toán trên chứng từ
2. Tên và chữ ký của người lập chứng từ bắt buộc phải ghi rõ trên chứng từ
3. Chứng từ kế toán có thể được lập mực đỏ
4. Có thể sửa chữa số tiền khi lập chứng từ kế toán
5.Nội dung trên các liên của 1 chứng từ có thể khác nhau
6. Chứng từ kế toán hầu hết là được lập cho 1 giao dịch sau đó đưa vào ghi sổ và lưu trữ.
7. Sau khi ghi sổ có thể hủy chứng từ kế toán
8. Những chứng từ làm căn cứ để ghi sổ thời gian lưu trữ tối đa là 5 năm
9. Hóa đơn giá trị gia tăng chứng minh sự chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua
10. Hóa đơn GTGT được lập vào thời điểm người mua thanh toán tiền cho người bán
11. Trên Hóa đơn bán hàng ( hóa đơn trực tiếp) chỉ thể hiện tổng tiền thanh toán
12. Hóa đơn GTGT thể hiện tiền chưa thuế, tiền thuế và tổng tiền thanh toán

Trang 4
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

13. Hóa đơn đặc thù là hóa đơn có in sẵn mệnh giá trên Hóa đơn.

Trang 5
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1. Công ty A mua một số thiết bị sản xuất cũ, giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 50 triệu VNĐ, thuế
suất thuế GTGT 10%, chi phí sửa chữa trước khi sử dụng đã chi là 5 triệu VNĐ, công ty tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, số thiết bị này sẽ được ghi sổ theo giá:
a. 50 triệu VNĐ
b. 60 triệu VNĐ
c. 55 triệu VNĐ
d. Tất cả các số trên đều sai
2. Trong tháng 12/N, bộ phận sản xuất của công ty A bàn giao một số sản phẩm hoàn thành. Chi phí
kinh doanh trong kỳ của công ty như sau: CPSX dở dang cuối kỳ là 80.000, CPNVLTT là 600.000
(vật liệu chính 500.000, vật liệu khác 100.000), CPNCTT 250.000, CPSXC 125.000. CPQLDN
230.000, đầu kỳ không có sản phẩm dở dang. Giá thành lô thành phẩm này sẽ là:
a. 1.045.000
b. 815.000
c. 895.000
d. 975.000
e. Không có đáp án nào đúng
3. Nếu giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tăng gấp đôi, các điều kiện khác không thay đổi, giá thành
sản phẩm sẽ:
a. Giảm đi 50% so với ban đầu
b. Tăng gấp đôi
c. Tăng bằng giá trị tăng thêm của sản phẩm dở dang cuối kỳ
d. Giảm bằng giá trị tăng thêm của sản phẩm dở dang cuồi kỳ
e. Các đáp án trên đều sai
4. Nếu giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ cùng tăng gấp đôi, các điều kiện khác không thay
đổi, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sẽ:
a. Tăng gấp đôi
b. Giảm 50% so với ban đầu
c. Không thay đổi
d. Các đáp án trên đều sai
5. Công ty A mua một lô vật liệu theo giá hoá đơn chưa có thuế GTGT là 35 triệu VNĐ, thuế GTGT
là 3,5 triệu VNĐ, chi phí vận chuyển phải trả theo giá hoá đơn chưa có thuế GTGT 5% là 2 triệu
VNĐ, Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trị ghi sổ của lô vật liệu này sẽ
là:
a. 35 triệu VNĐ
b. 40,6 triệu VNĐ
c. 38,5 triệu VNĐ
d. Các đáp án trên đều sai
6. Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua tài sản nhận được hoá đơn GTGT
và tài sản mua về dùng cho đối tượng chịu thuế GTGT theo tỷ lệ thuế suất 0% thì tiền thuế GTGT khi
mua hàng sẽ:
a. Không được khấu trừ
b. Sẽ được khấu trừ
c. Không có trường hợp nào
7. Nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua tài sản nhận được hoá đơn GTGT
và tài sản mua về dùng cho đối tượng không chịu thuế GTGT thì tiền thuế GTGT khi mua hàng sẽ:
a. Không được khấu trừ

Trang 6
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

b. Sẽ được khấu trừ


c. Không có trường hợp nào
II. Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Chi phí vận chuyển hàng hóa về nhập kho được cộng vào giá ghi sổ của hàng hóa
2. Chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ với đầu kỳ tăng lên sẽ làm cho giá thành sản
phẩm giảm
3. Chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ với cuối kỳ tăng lên sẽ làm giá thành sản phẩm
giảm
4. Khi phát sinh hao hụt trong định mức (trong quá trình thu mua vật liệu), đơn giá vật liệu nhập kho
sẽ giảm đi
5. Hao hụt trong định mức trong qúa trình thu mua vật liệu không làm ảnh hưởng tới tổng giá trị vật
liệu nhập kho
6. Tiền Thuế GTGT của nguyên vật liệu mua về để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì không
được cộng vào giá ghi sổ của số NVL đó ( Biết DN tính thuế GTGT theo PP khấu trừ)
7. Giá thành sản phẩm luôn biến động cùng chiều với chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
8. Phương pháp tính giá là phương pháp sử dụng thước đo giá trị ( thước đo tiền tệ) để xác định giá trị
ghi sổ của các đối tượng kế toán.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1. Nghiệp vụ “Mua nguyên vật liệu, đã nhập kho, chưa thanh toán tiền cho người bán” sẽ làm cho tài
sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi:
a. Tài sản tăng thêm/ Nguồn vốn giảm
b. Tài sản tăng thêm/ Vốn chủ sở hữu tăng
c. Tài sản tăng thêm/ Nợ phải trả tăng
d. Không đáp án nào đúng
2. Nghiệp vụ “Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng, đã thanh toán 50% bằng tiền mặt” thuộc quan hệ
đối ứng:
a. Tài sản tăng – Tài sản giảm
b. Tài sản tăng – nguồn vốn tăng
c. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
d. Các câu trên đều sai
3. Nghiệp vụ “Trả lương còn nợ cho công nhân bằng tiền mặt” sẽ được định khoản:
a. Nợ TK Chi phí nhân công/ Có TK Tiền mặt
b. Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Chi phí nhân công
c. Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Phải trả công nhân viên
d. Nợ TK Phải trả công nhân viên/ Có TK Tiền mặt
4. Nghiệp vụ “Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bằng chuyển khoản” được định khoản:
a. Nợ TK TGNH/ Có TK Thuế TNDN phải nộp
b. Nợ TK Lợi nhuận/Có TK Thuế TNDN phải nộp
c. Nợ TK Thuế TNDN phải nộp/ Có TK TGNH
d. Các định khoản trên đều sai
5. Nghiệp vụ “Xuất kho hàng hoá gửi bán” được ghi:
a. Nơ TK 156/Có TK 157
b. Nợ TK 157/Có TK 156
c. Nợ TK 157/Có TK 155
d. Không đáp án nào đúng

Trang 7
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

6. Nghiệp vụ “Nhập kho thành phẩm từ sản xuất” được kế toán định khoản:
a. Nợ TK Thành phẩm/ Có TK Tiền mặt
b. Nợ TK Thành phẩm/ Có TK TGNH
c. Nợ TK Hàng hoá/ Có TK Tiền mặt
d. Nợ TK Thành phẩm/ Có TK Chi phí SX dở dang,
7. Khi đơn vị mua TSCĐ chưa trả tiền, kế toán định khoản
a. Nợ TK Nguồn vốn chủ sở hữu/ Có TK TSCĐ
b. Nợ TK TSCĐ/ Có TK Nguồn vốn chủ sở hữu
c. Nợ TK TSCĐ/ Có TK Phải trả người ban
d. Không đáp án nào đúng
8. Định khoản kế toán “Nợ TK Tiền mặt/ Có TK Phải thu khách hàng” thể hiện nội dung kinh tế sau:
a. Nhận tiền ứng trước của khách hàng
b. Trả lại tiền mặt cho khách hàng
c. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt
d. a hoặc c
e. b hoặc c
f. Không phải các nội dung trên
9. Khi DN nhận trước tiền hàng của khách hàng bằng TM thì số tiền đã nhận trước này được ghi :
a. Nợ TK 112/ Có 131
b. Nợ 111/Có 331
c. Nợ 111/Có 131
d. Nợ 131/Có 111
10. Khi đơn vị trả trước tiền mua tài sản cho người bán bằng CK thì số tiền đã trả trước này được ghi
vào:
a. Nợ 112/Có 331
b. Nợ 331/Có 112
c. Nợ 131/Có 112
d. Nợ 331/Có 111
11.Mua 02 bộ điều hòa trị giá 8tr/bộ về nhập kho để sử dụng, đã thanh toán bằng tiền mặt, được ghi:
a. Nợ TK 153/ Có TK 111
b. Nợ TK 156/ Có TK 111
c. Nợ TK 211/ Có TK 111
d. Nợ TK 111/ Có TK 331
12.Mua 01 bộ điều hòa trị giá 32tr về nhập kho để sử dụng, chưa thanh toán, được ghi:
a. Nợ TK 153/ Có TK 331
b. Nợ TK 156/ Có TK 331
c. Nợ TK 211/ Có TK 331
d. Nợ TK 155/ Có TK 331
Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Không nên định khoản nhiều tài khoản Nợ và Nhiều tài khoản Có trong 1 định khoản
2. Tất cả các tài khoản chữ T đều có kết cấu chung là bên phải là Bên Có, bên trái là bên Nợ
3. TK cấp 2, cấp 3 có kết cấu giống tài khoản cấp 1 của nó
4. Tài khoản tài sản luôn có số dư Bên Nợ
5. Tài khoản theo dõi nợ phải trả luôn có số dư bên Có
6. Tất cả các định khoản kế toán đều phải liên quan đến từ 2 tài khoản trở lên
7. Cách ghi tăng ghi giảm của các tài khoản chi phí giống tài khoản tài sản
8. Cách ghi tăng ghi giảm của các tài khoản doanh thu, thu nhập ngược với tài khoản nguồn vốn

Trang 8
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG 5: HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU
Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Chi phí vận chuyển vật liệu mua ngoài đã trả được tính vào giá thực tế vật liệu nhập kho
2. Chi phí vận chuyển vật liệu mua ngoài chưa trả không được tính vào giá thực tế vật liệu nhập kho
3. Tiền ứng trước cho người bán nguyên vật liệu không ảnh hưởng tới giá thực tế vật liệu nhập kho
4. Giá trị hao mòn TSCĐ dùng cho phòng hành chính được tính vào giá thành sản xuất của sản
phẩm
5. Tiền lương của ban giám đốc không được tính vào CPSX
6. Các chi phí vận chuyển hàng đi tiêu thụ được tính vào chi phí bánhàng
7. Chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán chính là lợi nhuận gộp của doanh nghiệp
8. Tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” có số dư cuối kỳ bên Nợ
9. Bước đầu tiên trong quy trình định khoản là xác định được đúng đối tượng kế toán cần theo dõi.
10. Trong một định khoản thì tổng số tiền ghi Nợ bằng tổng số tiền ghi Có là một trong những
nguyên tắc định khoản.
11. Tài khoản Nợ ghi trước, tài khoản Có ghi sau là một những nguyên tắc định khoản.
12. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt thuộc quan hệ đối ứng Tài sản tăng- Nguồn vốn giảm.
13. Tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” không có số dư cuối kỳ
14. Các tài khoản doanh thu và thu nhập đến cuối kỳ sẽ kết chuyển sang bên Nợ TK911
15. Các tài khoản 632, 641, 642 cuối kỳ sẽ kết chuyển sang bên Có TK 911

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1.Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên cân đối:
a. Tài sản – Nguồn vốn
b. Doanh thu – Chi phí – Kết quả
c. Phát sinh Nợ - Có các tài khoản
d. Luồng tiền vào – ra
2. Báo cáo nào sau đây cung cấp thông tin rõ nhất về Kết quả kinh doanh từng kỳ.
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
c. a và b
d. Không phải các báo cáo trên
3. Số dư Có của TK “Hao mòn TSCĐ” được:
a. Ghi bình thường bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán
b. Ghi bình thường bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
c. Ghi âm bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán
d. Ghi trên Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Số dư bên Nợ của tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối” được:
a. Ghi số dương bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
b. Ghi số âm bên Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
c. Ghi số dương bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán
d. Không phải các cách ghi trên
5. Khoản tiền ứng trước của khách hàng cuối kỳ sẽ được trình bày:
a. Bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
b. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán sau khi bù trừ với khoản phải thu khách hàng
c. Dưới dạng số âm bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán (không bù trừ)
d. Không phải các cách trên

Trang 9
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

6. Nghiệp vụ “Xuất kho thành phẩm gửi bán” làm ảnh hưởng đến:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
c. Cả hai báo cáo trên
d. Không báo cáo nào
7. Khoản tiền ứng trước cho người bán cuối kỳ sẽ được trình bày :
a. Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán
b. Bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán sau khi bù trừ với khoản phải trả người bán
c. Dưới dạng số âm bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán (không bù trừ)
d. Không phải các cách trên
8.Nghiệp vụ “ Giảm giá hàng bán’’ sẽ ảnh hưởng đến:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
c. Cả 2 bảng trên
d. Không phải các đáp án trên
9.Nghiệp vụ “ Chiết khấu thương mại cho khách hàng’’ sẽ ảnh hưởng đến :
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
c. Cả 2 bảng trên
d. Không phải các đáp án trên
10. Báo cáo nào sau đây cho biết thông tin về Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp
tại 1 thời điểm ( thường là đầu kỳ và cuối kỳ kế toán)
a. Bảng cân đối kế toán
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
d. Cả 3 bảng trên
11. Báo cáo nào sau đây cho biết thông tin tổng hợp về số dư, số phát sinh của các tài khoản từ 1 đến
9.
a. Bảng cân đối phát sinh tài khoản
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
c. Bảng cân đối kế toán
d. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
II. Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Số dư của các tài khoản tài sản và nguồn vốn được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán
2. Không được bù trừ khoản Phải thu của người mua với Phải trả người bán khi lập Bảng cân đối kế
toán (trừ trường hợp đặc biệt)
3. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là các báo cáo kế toán bắt buộc đối với
doanh nghiệp
4. Số dư bên Nợ của tài khoản “Phải trả người bán” được ghi âm bên Nguồn vốn trong Bảng cân
đối kế toán
5. Số dư bên Có của tài khoản “Phải thu khách hàng” được ghi âm bên Tài sản trong Bảng cân đối
kế toán
6. Số phát sinh trong kỳ của các tài khoản doanh thu và chi phí được trình bày trên bảng báo cáo kết
quả kinh doanh.
7. Một số cân đối kế toán phải đảm bảo là: Nợ- Có; TS- NV; Doanh thu- Chi phí- Lợi nhuận?
8. Doanh nghiệp nào cũng phải nộp báo cáo cho Ủy ban chứng khoán?
9. Báo cáo tài chính năm là báo cáo bắt buộc phải nộp cho cơ quan thuế quản lý?
10. Một trong những hồ sơ quan trọng phải cung cấp cho ngân hàng khi doanh nghiệp muốn vay vốn

Trang 10
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

là Báo cáo tài chính?


11. Phải thực hiện khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính
12. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ là các báo cáo kế toán bắt buộc đối với doanh nghiệp.
13. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là 90 ngày kể từ tiếp theo khi kết thúc năm tài chính?
14. Doanh thu bán hàng không bao gồm các loại thuế gián thu như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK,
thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT?
15. Khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị lỗ thì không phải nộp báo cáo tài chính?
16. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì Hệ thống báo cáo tài chính có thêm “ Báo cáo thay đổi vốn
chủ sở hữu” mà chuẩn mực kế toán VN chưa quy định?
17. Bảng cân đối kế toán là bảng cung cấp số liệu mang tính thời kỳ?
18. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp số liệu mang tính thời điểm?

CHƯƠNG 7, 8: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN


I. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau
1. Sổ kế toán có tác dụng:
a. Cung cấp thông tin cho quản lý
b. Quản lý các quá trình hoạt động của đơn vị kế toán
c. Lập hệ thống báo cáo tài chính
d. Tất cả các trường hợp trên
2. Sổ Nhật ký chung cung cấp thông tin về :
a. Chứng từ củ a nghiệp vụ kinh tế
b. Nộ i dung củ a nghiệp
c. Quy mô củ a nghiệp vụ
d. Định khoản kế toán của nghiệp vụ
e. Thời gian của các nghiệp vụ
f. Các câu trên đều đúng
3. Quy trì nh ghi sổ kế toá n bao gồm
a. Mở sổ
b. Ghi sổ
c. Chữ a sổ
d. Khóa sổ
e. tất cả
4. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán gồm:
a. Tập trung; phân tán; hỗn hợp
b. Tập trung; phân tán.
c. Hỗn hợp
d. Các đáp án trên đều sai.
5. Một chế độ kế toán bao gồm:
a. Hệ thống chứng từ kế toán, Hệ thống sổ sách, Hệ thống tài khoản kế toán, Hệ thống báo cáo
kế toán
b. Hệ thống chứng từ, Hệ thống sổ sách, Hệ thống tài khoản
c. Hệ thống chứng từ, Hệ thống tài khoản, Hệ thống báo cáo
d. Các đáp án trên đều sai.
II. Hãy chọn một trong hai phương án Đúng/Sai cho mỗi câu sau và giải thích
1. Sổ Nhật ký chung không có tác dụng theo dõi số dư tài khoản
2. Phải ghi rõ căn cứ ghi sổ trên mọi loại sổ sách
3. Sổ kế toán nhất thiết phải được mở vào thời điểm đầu niên độ kế toán

Trang 11
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

4. Có thể khoá sổ kế toán vào thời điểm không trùng với thời điểm kết thúc niên độ kế toán
5. Sổ cái tài khoản chỉ theo dõi được số dư của các tài khoản
6. Sổ cái tài khoản theo dõi được số dư và số phát sinh trong kỳ của các tài khoản
7. Khi ghi sai quan hệ đối ứng trên sổ, kế toán dùng phương pháp cải chính để sửa chữa.
8. Số liệu trên Sổ Cái tài khoản là căn cứ chủ yếu để lập báo cáo kế toán (trong mọi hình thức sổ)
9. Không nhất thiết phải cộng mang sang khi chuyển sang ghi tiếp trên trang sổ mới

PHẦN 2 – BÀI TẬP THỰC HÀNH


CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Bài 1
Tại một doanh nghiệp thương mại X có tài liệu sau:
1. Tiền mặt 11. Quỹ đầu tư phát triển
2. Tiền gửi ngân hàng 12. Công cụ - dụng cụ
3. Vay ngắn hạn 13. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
4. Vay dài hạn 14. Phải thu khác
5. Hàng hoá 15.Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
6. Hàng mua đang đi đường 16. Thành phẩm
7. Phải trả cho người bán 17.Phải trả, phải nộp khác
8. Nguồn góp của chủ sở hữu 18. Quỹ dự phòng tài chính
9. Tài sản cố định 19. Nguyên vật liệu
10. Phải thu của khách hàng
Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp X.

Bài 2
Cho tình hình tài sản và nguồn vốn lúc đầu kỳ của một doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000đ)
1, Hàng hoá tồn kho 460.000 12, TSCĐ hữu hình 1.800.000
2, Quỹ tiền mặt 350.000 13, Nguồn vốn xây dựng cơ bản 160.000
3, Tiền gửi ngân hang 150.000 14, Quỹ khen thưởng, phúc lợi 50.000
4, Phải trả người bán 80.000 15, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 90.000
5, Thuế phải nộp ngân sách 120.000 16, Vay ngắn hạn 250.000
6, Hàng mua đang đi đường 100.000 17, Khách hàng nợ 150.000
7, Hàng gửi đi bán 40.000 18, Phải trả người lao động 25.000
8, Công cụ, dụng cụ 30.000 19, ứng trước cho người bán 70.000
9, Tạm ứng 10.000 20, Hao mòn TSCĐ 300.000
10, Vốn góp của chủ sở hữu 1.860.000 21, Người mua ứng trước 35.000
11, Quỹ đầu tư phát triển 190.000
Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bài 3
Tại một doanh nghiệp thương mại có tình hình tài sản và nguồn vốn đầu năm như sau: (Đvt: 1.000 đ)
1, Tiền mặt tại quỹ 6, Phải thu nội bộ 160.000
250.000 7, Tiền gửi ngân hang 1.250.000
2, Phải thu khách hang 365.000 8, Thu khác 85.000
3, Chứng khoán kinh doanh 420.000 9, Phải trả người bán 420.000
4, Vay ngắn hạn 600.000 10, Vay dài hạn 1.650.000
5, Khách hàng ứng trước 750.000 11, Phải trả công nhân viên 45.000

Trang 12
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

12, Hàng hoá 780.000 17, Tài sản cố định 2.750.000


13, Công cụ dụng cụ 120.000 18, Nguồn vốn XDCB 530.000
14, Tạm ứng 75.000 19, Nguồn vốn kinh doanh 1.250.000
15, Lãi chưa phân phối 270.000 20, Thuế và các khoản phải nộp 60.000
16, Quỹ đầu tư phát triển 680.000
Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bài 4
Tại một doanh nghiệp thương mại có tình hình tài sản và nguồn vốn đầu năm như sau: (Đvt: 1.000 đ)
1, CP sản xuất kinh doanh dở dang 170.000 14, Nhà cửa, vật kiến trúc 400.000
2, Thành phẩm tồn kho 200.000 15, Phải thu khác 40.000
3, Vay ngắn hạn 180.000 16, Phải trả phải nộp khác 65.000
4, Vay dài hạn 250.000 17, Nguồn vốn kinh doanh 750.000
5, Xây dựng cơ bản dở dang 180.000 18, Hao mòn TSCĐ 80.000
6, Nguồn vốn đầu tư XDCB 360.000 19, Công cụ dụng cụ 72.000
7, Tiền gửi ngân hàng 300.000 20, Quỹ khen thưởng phúc lợi 60.000
8, Hàng gửi đi bán 120.000 21, Thuế và các khoản nộp 40.000
9, Nguyên vật liệu 350.000 22, Quỹ dự phòng tài chính 30.000
10, Phải thu của khách hàng 270.000 23, Lợi nhuận chưa phân phối 25.000
11, Phải trả người bán 170.000 24, Tạm ứng 48.000
12, Quỹ đầu tư phát triển 420.000 25, Tiền đang chuyển 70.000
13, Tiền mặt 180.000 26, Chi phí trả trước ngắn hạn 30.000
Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bài 5
Cho tình hình tài sản nguồn vốn ngày đầu kỳ của 1 DN như sau: (Đvt: 1.000đ)
1. Nguyên vật liệu tồn kho 50.000 12. Tài sản cố định 1.400.000
2. Tồn quỹ tiền mặt 230.000 13. Nguồn vốn XDCB 100.000
3. Tiền gửi ngân hàng 100.000 14. Quỹ khen thưởng phúc lợi 50.000
4. Phải trả người bán 80.000 15. Lợi nhuận chưa phân phối 90.000
5. Thuế chưa nộp 120.000 16. Vay ngắn hạn 230.000
6. Thành phẩm tồn kho 100.000 17. Phải thu khách hàng 150.000
7. Sản phẩm đang chế tạo 20.000 18. Lương phải trả người lao động 20.000
8. Công cụ dụng cụ 30.000 19. Tiền đóng ký quỹ ngắn hạn 160.000
9. Tạm ứng 10.000 20. Nhận ký quỹ dài hạn 40.000
10. Nguồn vốn kinh doanh 1.500.000 21. ứng trước cho người bán 90.000
11. Quỹ đầu tư phát triển 100.000 22. Người mua ứng trước 10.000
Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
2. Cho biết tổng giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp lúc đầu kỳ.

Bài 6
Tình hình tài sản nguồn vốn tại 1 DN vào ngày 1/1/200N như sau: (Đvt: triệu đồng)
1. TSCĐ hữu hình 800 5. Tiền mặt 50
2. TSCĐ vô hình 150 6. Tiền gửi ngân hàng 100
3. Nguyên vật liệu 200 7. Vay ngắn hạn ngân hàng 120
4. Nguồn vốn kinh doanh 1.200 8. Phải trả người bán 60

Trang 13
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

9. Phải thu của người mua 75 14. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 55
10. Tạm ứng cho người lao động 10 15. Tiền đặt trước của người mua 30
11. Đặt trước cho người bán 40 16. Quỹ đầu tư phát triển 65
12. Thành phẩm 120 17. Phải trả cho người lao động 50
13. Sản phẩm dở dang 35
Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Bài 7
Tình hình tài sản nguồn vốn lúc đầu kỳ tại 1 DN như sau: (Đvt: 1000đ)
1. Máy móc thiết bị sản xuất 500.000 13.Vay dài hạn 60.000
2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 900.000 14.Phải trả cho người bán 10.000
3. Nguyên liệu, vật liệu chính 100.000 15.Người mua ứng trước tiền hàng 5.000
4. Nhiên liệu 22.000 16.Phải thu khách hang 12.000
5. Tạm ứng cho người lao động 3.500 17.Thành phẩm tồn kho 20.000
6. Công cụ dụng cụ 100.000 18.Giá trị sản phẩm dở dang 15.000
7. Nhà cửa văn phòng 90.000 19.Qũy khen thưởng phúc lợi 12.000
8. Lợi nhuận sau thuế chưa pp 15.000 20.Nguồn vốn XDCB 50.000
9. Phải trả người lao động 6.000 21.Vay ngắn hạn 20.000
10.Tiền mặt tại quỹ 13.500 22.Nhà kho, nhà xưởng 90.000
11.Tiền gửi ngân hang 100.000 23.ứng trước tiền cho người bán 10.000
12.Thuế phải nộp ngân sách 18.000 24.Thiết bị quản lý văn phòng 20.000
Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
2. Tính giá trị tài sản, ngùôn vốn theo tổng số và theo từng loại

Trang 14
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ


Bài 13
Cho mẫu “Hoá đơn giá trị gia tăng”

HOÁ ĐƠN Mẫu số:


GIÁ TRỊ GIA TĂNG 01GTKT3/01
Liên 1 (Lưu) Ký hiệu: AB/15P
Ngày … tháng … năm …… Số: 0025753
Đơn vị bán hàng: .....................................................................................................................
Địa chỉ: ……………………………………….Số tài khoản ..................................................
Mã số thuế ...............................................................................................................................
Điện thoại:................................................................................................................................
Họ tên người mua hàng:...........................................................................................................
Tên đơn vị : ..............................................................................................................................
Địa chỉ :..............................................................Số tài khoản..................................................
Hình thức thanh toán..........................................Mã số thuế ...................................................
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=2x1
1 …….
2
3
Cộng tiền hàng:........................................................................................................................
Thuế GTGT .......% Tiền thuế GTGT:......................................................................
Tổng cộng tiền thanh toán:........................................................................................................
Tổng số tiền (viết bằng chữ):..................................................................................................
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Cho ví dụ sau:
Bên bán Bên mua

Công ty cổ phần Anh Minh Công ty TNHH thương mại Mai Thanh

P525A- C5 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Xóm 8, Nga Yên, Nga Sơn, Thanh Hóa

Mã số thuế: 0101012139 Mã số thuế: 2802302908


Ngày 15/8/2015 Công ty Anh Minh bán cho Công ty Mai Thanh 1 lô hàng như sau: \
10 bộ điều hòa Toshiba đơn giá chưa thuế là 8tr/bộ, thuế GTGT 10%
25 chiếc tivi Samsung đơn giá gồm thuế 10% là 5,5tr/ chiếc
Phương thức thanh toán: bằng chuyển khoản
Yêu cầu: Hãy lập hóa đơn GTGT để phản ánh giao dịch trên giữa 2 công ty
Bài 14
Công ty A bán cho công ty B một số sản phẩm, thanh toán sau một tháng. Hàng hoá 2 bên đã giao
xong bao gồm:
- Ti vi: 50 chiếc, giá vốn 4 triệu, giá bán cả thuế GTGT 10% là 4,73 triệu.

Trang 15
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Cassette: 100 chiếc, giá vốn 1 triệu, giá bán cả thuế GTGT 10% là 1,32 triệu.
- Tủ lạnh: 80 chiếc, giá vốn 3 triệu, giá bán cả thuế GTGT 10% là 3,74 triệu.
Yêu cầu: Hãy lấy thông tin cụ thể ( tên, địa chỉ, mã số thuế) cho 2 công ty trên để
1. Lập “Hóa đơn GTGT”
2. Lập “Phiếu xuất kho” tại doanh nghiệp A.
3. Lập “Phiếu nhập kho” tại công ty B.
- Mẫu “Phiếu xuất kho” và “Phiếu nhập kho”:

Đơn vi:……….. Mẫu số: 02-VT


Bộ phận:………. (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT- BTC
Số : …. Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày …tháng….năm
Nợ: ……………………
Có: ……………………
- Họ và tên người nhận hàng: ......................................Địa chỉ (bộ phận)................................
- Lý do xuất kho: .....................................................................................................................
- Xuất tại kho (ngăn lô): ..........................................Địa điểm: ...............................................

STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm Mã số ĐVT Số lượng Đơn Thành
chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, Yêu cầu Thực giá tiền
hàng hóa xuất
A B C D 1 2 3 4

Cộng x X x X x
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): ....................................................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo: .......................................................................................
Ngày ....... tháng ........ năm .......
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có (Ký, họ tên)
nhu cầu nhập)
(Ký, họ tên)

Trang 16
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

Đơn vi:……….. Mẫu số: 01-VT


Bộ phận:………. (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT- BTC Ngày
Số : …. 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày …tháng….năm
Nợ: ……………………
Có: ……………………
- Họ và tên người giao: ............................................................................................................................
- Theo hóa đơn mua hàng số ............... ngày ....... tháng ........ năm ........của Công ty ..........................
- Nhập tại kho: ...............................................................Địa điểm: ........................................................

STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm Mã số ĐVT Số lượng Đơn Thành
chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, Thao Thực giá tiền
hàng hóa chứng từ nhập
A B C D 1 2 3 4

Cộng x X x X x
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): ....................................................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo: .......................................................................................
Ngày ....... tháng ........ năm .......
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có (Ký, họ tên)
nhu cầu nhập)
(Ký, họ tên)

Trang 17
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ


Bài 15:
Công ty Thương mại Hồng Hà tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ có các tài liệu
sau:
1. Thu mua một lô hàng hoá Y tại Hải Phòng giá mua chưa có thuế GTGT là 691.000.000 đ, thuế
GTGT 10% là 69.100.000 đ, trọng lượng hàng kiểm nhận bàn giao cho đơn vị vận tải 50.000kg.
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho số hàng bàn giao trên là 6.300.000đ (bao gồm cả thuế GTGT
5%).
2. Mua một ô tô vận tải, giá mua chưa có thuế GTGT 300.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%,
thuế trước bạ 4% (tính trên giá đã có thuế GTGT). Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ chạy thử
10.500.000 (trong đó thuế GTGT 500.000).
Yêu cầu:
1. Tính giá thực tế hàng Y.
2. Tính giá thực tế của tài sản cố định.

Bài 16a
Thông tin cho biết: Tình hình nhập xuất SPA trong kỳ tại một doanh nghiệp như sau (DN tính VAT
theo PP Khấu trừ)
Tồn đầu kỳ: 500sp, đơn giá 830.000đ/Sp
Tình hình SX trong kỳ của SP A như sau:
- Chi phí NVL 720.500.000
- Chi phí NCTT 54.000.000
- CP SXC 45.000.000
1. Ngày 25/9. Cuối kỳ nhập kho 900SP hoàn thành, 100 SP dở dang với trị giá 68.000.000
2. Ngày 30/9. Xuất bán 1.200sp với giá bán chưa VAT 10% 1.200.000/SP
Yêu cầu: Tính giá hàng hoá xuất kho bán theo (PP FIFO, bình quân gia quyền)

Bài 16b :
Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu A tại công ty Hoàng Anh tháng 01 năm 2012 như sau:
1. Ngày 01: Tồn kho 2.500 kg, đơn giá 4.400đ/kg
2. Ngày 15: Xuất kho 500kg cho PX 1
3. Ngày 16: Nhập kho 2200kg, đơn giá chưa có thuế GTGT 4 620đ/kg, thuế GTGT 10%, toàn bộ
tiền mua và tiền thuế thanh toán bằng tiền mặt.
4. Ngày 29: Xuất kho 600kg cho PXSX 1
Yêu cầu: Tính giá trị xuất kho vật liệu A và giá trị tồn kho vật liệu A theo PP FIFO, Bình quân cả kỳ
dự trữ
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
Bài 17
Một doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước cấp vốn ban đầu để hoạt động sản xuất – kinh
doanh là 700.000.000đồng, trong đó bằng TSCĐ hữu hình là 500.000.000 đồng, tiền mặt
200.000.000đồng.
Giả sử trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp như sau:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 20.000.000đồng chưa trả tiền cho người bán.
2. Mở TK tiền gửi ngân hàng và gửi vào 150.000.000 đồng tiền mặt.
3. Trả lương cho nhân viên bằng TGNH 100.000.000 đồng
4. Trả nợ người bán bằng tiền mặt 10.000.000 đồng
5. Người mua ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 3.000.000 đồng

Trang 18
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

6. Ứng trước tiền cho người bán để mua nguyên vật liệu 5.000.000 đồng bằng TGNH.
Yêu cầu: Nêu sự thay đổi tăng, giảm của tài sản và nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.

Bài 18
(Đvt : 1.000đ)
I. Tình hình tài sản, nguồn vốn tại doanh nghiệp lúc chuẩn bị hoạt động như sau:
1. Máy móc thiết bị: 1.000.000
2. Tiền mặt: 200.000
Những tài sản trên đều do nhà nước cấp cho đơn vị
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Xuất quỹ gửi tiền vào ngân hàng: 150.000
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá chưa có thuế GTGT 20.000, thuế suất GTGT 10% đơn vị đã
trả bằng tiền mặt
3. Mua vật liệu phụ chưa trả tiền người bán, trị giá 11.000 trong đó thuế GTGT 1000
4. Dùng TGNH để trả nợ cho người bán: 11.000
5. Dùng tiền mặt đặt trước cho Công ty K để mua nguyên vật liệu: 5.000
6. Người mua trả trước tiền hàng bằng tiền mặt: 10.000
7. Mua TSCĐ hữu hình trị giá 55.000, trong đó thuế GTGT 10%, đã thanh toán ½ cho người bán
bằng chuyển khoản
8. Công ty K giá chưa có thuế 30.000, thuế suất GTGT 10%, Sau khi trừ vào số tiền ứng trước, DN
trả nốt cho công ty K bằng chuyển khoản
9. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 10.000
10. Tạm ứng tiền mặt cho CNV đi mua hàng 5.000
Yêu cầu:
1. Cho biết tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ngày đầu kỳ? Số tài sản của doanh nghiệp được tài
trợ từ nguồn vốn nào?
2. Phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3. Từ yêu cầu2 rút ra kết luận về tính chất thay đổi của tài sản và nguồn vốn.

Bài 19
Tại doanh nghiệp A, tháng 4/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 100.000.000đ.
2. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 10.000.000đ.
3. Người mua trả nợ cho doanh nghiệp qua ngân hàng 20.000.000đ.
4. Chi tiền mặt trả lương cho người lao động 5.000.000đ.
5. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho người bán 23.100.000đ (trong đó thuế GTGT
2.100.000đ).
6. Trích lợi nhuận sau thuế lập quỹ đầu tư phát triển 10.000.000đ.
7. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách nhà nước6.000.000đ.
8. Ứng trước cho người bán 3.000.000đ bằng tiền mặt để mua vật liệu.
9. Xuất kho thành phẩm gửi bán 25.000.000đ.
10. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất 37.000.000đ
Yêu cầu:
1. Cho biết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc các quan hệ đối ứng nào?
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ trên.

Bài 20
Tại một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (Đvt: 1.000đ)

Trang 19
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

I- Số dư đầu kỳ của một số tài khoản


TK “Tiền mặt”: 10.000
TK “Tiền gửi ngân hàng”: 30.000
TK “Nguyên vật liệu”: 20.000
TK “Phải thu khách hàng”:6.000
TK “Phải trả người bán ”: 5.000
II- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Người mua trả hết nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
2. Mua công cụ- dụng cụ nhập kho, giá mua chưa có thuế GTGT 5.000, thuế GTGT 500, đã trả
bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Tạm ứng cho cán bộ đi công tác bằng tiền mặt 500.
4. Chi tiền mặt trả lương cho người lao động bằngtiền mặt 8.000.
5. Xuất kho thành phẩm gửi bán đại lý theo giá thành sản xuất 10.000.
6. Nhập kho một số sản phẩm hoàn thành từ bộ phận sản xuất trị giá 15.000.
7. Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 5.000.
8. Mua nhiên liệu chưa thanh toán tiền cho người bán 2.200 (trong đó thuế GTGT 200).
9. Người mua ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp 3.000 bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Cho biết nội dung kinh tế của các số dư đầu kỳ.
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các NVKTPS.
3. Cho biết nghiệp vụ nào làm thay đổi quy mô tài sản và không làm thay đổi quy mô tài sản của
doanh nghiệp?

Bài 21
Tại một doanh nghiệp có tài liệu như sau: (Đvt: đồng)
I- Số dư đầu kỳ của các tài khoản:
TK “Tiền gửi ngân hàng”: 7.000.000
TK “Phải trả người lao động”: 5.000.000
TK “Nguồn vốn kinh doanh”: 90.500.000
TK “Tài sản cố định hữu hình”: 83.000.000
TK “Phải thu khách hàng”: 10.000.000
TK “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”: 1.500.000
TK “Phải trả người bán ”: 3.000.000
II- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Người mua thanh toán tiền mua hàng còn nợ kỳ trước bằng tiền mặt 10.000.000.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho theo giá mua chưa thuế 5.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%,
chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ số nguyên vật liệu này về đến kho của doanh
nghiệp là 210.000 đã chi bằng tiềnmặt(trong đó thuế GTGTlà 10.000).
3. Nhận một tài sản cố định hữu hình do đơn vị bạn góp vốn liên doanh trị giá 35.000.000.
4. Dùng tiền mặt trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động 5.000.000.
5. Tạm ứng cho nhân viên thu mua đi công tác bằng tiền mặt 3.500.000.
6. Người mua ứng trước cho doanh nghiệp bằng TGNH để kỳ sau lấy hàng 20.000.000.
7. Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán 5.500.000.
8. Dùng TGNH nộp thuế cho ngân sách nhà nước 1.000.000.
9. Vay dài hạn ngân hàng mua một TSCĐ HH 33.000.000 (bao gồm cả thuếGTGT10%).
10.Nhân viên thu mua thanh toán số tiền tạm ứng:
- Mua công cụ – dụng cụ nhập kho giá hoá đơn 3.300.000 (bao gồm cả thuếGTGT10%).
- Tiền công tác phí 100.000

Trang 20
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Số tiền thừa nhân viên thu mua nộp lại bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh lên tài khoản số dư đầu kỳ và các NVKTPS trong kỳ.
2. Phân loại các NVKT trên theo loại quan hệ đối ứng tài khoản.

Bài 22a:
Tại doanh nghiệp A có phát sinh các nghiệp vụ sau
1. Mua 1000kg hạt nhựa HDPE về nhập kho để sản xuất ca nhựa. Giá mua chưa VAT 10% là
23.000đ/kg chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho đã thanh toán bằng tiền
mặt 3000.000đ
2. Mua 2 chiếc máy tính để bàn về nhập kho để chuẩn bị sử dụng cho văn phòng mới, đơn giá mua
chưa VAT 10% là 8tr/ chiếc. Dn đã thanh toán bằng tiền mặt
3. Dn nhập khẩu 50 bộ điều hòa Daikin về để bán, tổng giá mua về đến cửa khẩu Hải Phòng là
350tr đồng chưa trả tiền người bán, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là 150 tr đồng, thuế nhập khẩu
phải nộp là 200tr đồng, thuế GTGT phải nộp là 70tr đồng.
4. Chi phí vận chuyển điều hòa từ Hải Phòng về Hà nội là 8.8 triệu đồng gồm cả VAT 10%. DN đã
thanh toán bằng tiền mặt
5. DN nộp toàn bộ số thuế ở nghiệp vụ số 3 vào Ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản
6. DN xuất 30 bộ điều hòa để gửi bán đại lý, giá xuất kho là 10tr/ bộ, giá bán chưa thuế 10% là 12tr
đồng/ bộ.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ trên

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU


Bài 22b
Tại công ty X có tài liệu như sau: (Đvt: 1.000đ)
I- Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
TK “Nguyên liệu, vật liệu”: 30.000
TK “Tiền mặt”: 5.000
TK “Tiền gửi ngân hàng”: 25.000
TK “Phải thu khách hàng”: 10.000
TK “Phải trả người lao động”: 6.000
TK “Phải trả người bán ”: 5.000
TK “Vay ngắn hạn”: 18.000
II- Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút TGNH về bổ sung quỹ tiền mặt 5.000.
2. Chi tiền mặt trả hết lương còn nợ kỳ trước cho người lao động.
3. Người mua trả hết nợ kỳ trước qua ngân hàng, đơn vị đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho người bán 16.500 (trong đó thuế GTGT 1.500).
5. Trả hết nợ kỳ trước cho người bán bằng TGNH.
6. Mua một TSCĐ HH giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 66.000. chưa thanh toán
7. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa có thuế GTGT là 6.000, thuế suất thuế GTGT 10%,
đã thanh toán cho người bán bằng TGNH.
8. Tính ra số tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ là 12.000, trong đó: - Lương công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm: 8.000
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng: 2.000
- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 2.000
Yêu cầu:

Trang 21
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

1. Cho biết ý nghĩa số dư đầu kỳ của các tài khoản.


2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các NVKTPS.
3. Phân loại các tài khoản sử dụng ở trên theo công dụng và kết cấu.

Bài 23
Tình hình tài sản và nguồn vốn lúc đầu kỳ tại một doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000đ)
Tài sản cố định hữu hình: 1.900.000
Nguyên vật liệu: 600.000
Nguồn vốn kinh doanh: 2.400.000
Tiền gửi ngân hàng: 290.000
Vay ngắn hạn: 300.000
Phải thu khách hàng: 140.000
Tiền đặt trước của khách hàng: 140.000
Tạm ứng cho người lao động: 10.000
Phải trả người bán: 350.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 90.000
Thành phẩm: 200.000
Sản phẩm dở dang: 60.000
Tình hình trong kỳ:
1. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
300.000 Trong đó:
- Trực tiếp chế tạo sản phẩm: 250.000
- Sử dụng cho nhu cầu khác ở phân xưởng: 30.000
- Sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp: 20.000
2. Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho người lao động
100.000 Trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 70.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng: 16.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 14.000
3. Xuất kho thành phẩm gửi bán: 50.000.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá phải thanh toán (có cả thuế GTGT 10%): 165.000. Trong đó
đã trả bằngtiền gửingânhàng:100.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các NVKTPS.
2. Phản ánh tình hình trên vào tài khoản.
3. Phân loại các tài khoản sử dụng ở trên theo quan hệ với báo cáo tài chính, theo công dụng và kết
cấu của tài khoản.
4. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản phản ánh hàng tồn kho và công nợ.

Bài 28
Chi phí sản xuất 1 loại sản phẩm M tại một doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:23.000.000 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp: 12.250.000 đ
- Chi phí sản xuất chung: 1.715.000 đ
Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 150 sp M
Biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 600.000, cuối kỳ là 65.000
Yêu cầu: Tính giá sản phẩm M hoàn thành
Bài 28b

Trang 22
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

Tại công ty TNHH Hoàng Thắng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
* Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua Nguyên vật liệu về sử dụng ngay để sản xuất sản phẩm trị giá chưa VAT10% là 100.000. Đã
thanh toán bằng chuyển khoản 40.000, còn lại nợ
2. Xuất nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm A là: 80.000
3. Tính lương phải trả cho các bộ phận:
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 80.000
- Tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng 25.000
4. Trích nộp các loại bảo hiểm bắt buộc và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định hiện hành với
mức lương tham gia như sau:
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất là 60.000,
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng là 20.000
5. Chi phí điện, nước ở bộ phận sản xuất đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 8.500, trong đó
thuế GTGT là 750
6. Trích khấu hao tài sản cố định ở BPSX là 18.000.
7. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 1.500 sản phẩm A. Biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 17.000.
không có dở dang cuối kỳ
8. Xuất kho bán cho công ty Mai Thanh 1.200 sản phẩm A. Giá bán chưa thuế là 620/ sản phẩm,
VAT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản 200.000, còn lại nợ.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Khấu trừ thuế GTGT . Biết thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là 3.200. Vẽ Tài
khoản chữ T của TK 133 và 3331 , TK 154

Bài 29a
Tại công ty TNHH Hàn Lâm hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
*Số dư đầu kỳ của các tài khoản như sau:
157 600.000 331 100.000

211 980.000 411 2.000.000

214 120.000 334 100.000

111 50.000 112 450.000

131 340.000 421 100.000


* Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Nhập lại kho số hàng hóa đã gửi bán bị trả lại 300.000
2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200.000
3. Trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt 100.000
4. Mua 1000kg nguyên vật liệu từ Công ty Hồng Hà về nhập kho trị giá mua chưa VAT10% là
200/kg. Đã thanh toán cho người bán 100.000 bằng tiền gửi ngân hàng. Còn lại nợ
5. Tạm ứng cho nhân viên đi mua công cụ dụng cụ bằng tiền mặt 5.000
6. Trả lại 200kg nguyên vật liệu cho Công ty Hồng Hà do hàng bị kém chất lượng.
7. Trả nợ cho người bán 50.000 bằng chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Trang 23
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

2. Vẽ tài khoản chữ T cho các tài khoản và lập bảng Cân đối phát sinh tài khoản

Bài 29b
Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty M ngày 01/01/200N như sau: (Đvt: 1.000đ)
- Tài sản cố định HH 950.000
- Nguyên vật liệu 300.000
- Nguồn vốn kinh doanh 1.100.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 100.000
- Tiền mặt 50.000
- Tiền gửi ngân hàng 100.000
- Vay ngắn hạn ngân hàng 150.000
- Phải thu khách hàng 50.000
- Tiền đặt trước của người mua 58.000
- Phải trả người bán 192.000
- Tạm ứng CNV 15.000
- Thành phẩm 105.000
- Sản phẩm dở dang 30.000
Trong tháng 01/200N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (Đvt: 1.000đ):
1. Dùng TGNH thanh toán bớt số nợ vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn trả 60.000
2. Người mua thanh toán nợ bằng tiền mặt 50.000
3. Dùng tiền mặt trả nợ người bán 100.000
4. Xuất kho thành phẩm gửi bán, trị giá vốn 70.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000 để ứng trước tiền hàng cho người bán
6. Trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận 10.000
Yêu cầu:
1. Định khoản, mở tài khoản, ghi số dư và số phát sinh vào tài khoản có liên quan
2. Lập Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán tháng 01/200N của công ty

Bài 30
Tại công ty K có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Cho số dư đầu kỳ của các tài khoản:
- TK “Tài sản cố định hữu hình” 585.000
- TK “ Hao mòn TSCĐ HH” 35.000
- TK “Nguyên vật liệu” 35.000
- TK “Công cụ, dụng cụ” 15.000
- TK “Hàng gửi bán” 4.000
- TK “Nguồn vốn kinh doanh” 435.000
- TK “Thành phẩm” 9.000
- TK “Nguồn vốn XDCB” 120.000
- TK “Phải trả công nhân viên” 5.000
- TK “Tiền mặt” 5.000
- TK “Tiền gửi ngân hàng” 25.000
- TK “Phải trả người bán” 15.000
- TK “Phải thu khách hàng” 12.000
- TK “Vay dài hạn” 80.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Doanh nghiệp được cấp một TSCĐ hữu hình trị giá 60.000

Trang 24
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

2. Mua nguyên vật liệu, giá mua ghi trên hoá đơn 5.500 (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Doanh
nghiệp đã thanh toán cho người bán bằng TGNH, cuối kỳ hàng chưa về nhập kho.
3. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán theo giá thành sản xuất thực tế là 4.000
4. Người mua thanh toán tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng tiền mặt
5. Trả hết lương còn nợ CNV kỳ trước bằng tiền mặt
6. Trả nợ người bán bằng TGNH 12.000
7. Trả tiền vay dài hạn bằng tiền mặt 3.000
8. Tạm ứng cho CNV đi công tác bằng tiền mặt 500
9. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trực tiếp sản phẩm 10.000, cho công
nhân viên QLPX 2.000
10. Mua công cụ, dụng cụ, giá mua chưa có thuế 30.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền
cho người bán
Yêu cầu:
1. Lập bảng cân đối kế toán ngày đầu kỳ
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3. Phản ánh vào tài khoản số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ phát sinh
4. Lập bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán cuối kỳ
5. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi như thế nào sau kỳ hoạt động? (Cả về quy mô,
kết cấu tài sản và nguồn vốn)

Bài 31
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Bảng cân đối kế toán đầu kỳ
Tài sản Số tiền

1. Tài sản cố định hữu hình 1.020.000

2. Vật liệu chính 180.000

3. Vật liệu phụ 10.000

4. Nhiên liệu 5.000

5. Tiền mặt 4.000

6. Tiền gửi ngân hàng 20.000

Cộng tài sản 1.239.000

Nguồn vốn Số tiền

1. Nguồn vốn kinh doanh 920.000

2. Lợi nhuận chưa phân phối 200.000

3. Vay ngắn hạn ngân hàng 100.000

4. Phải trả công nhân viên 10.000

5. Phải trả người bán 9.000

Cộng nguồn vốn 1.239.000

Trang 25
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh


1. Mua vật liệu giá mua chưa có thuế 20.000, trong đó vật liệu chính 15.000, vật liệu phụ 5.000.
Thuế suất thuế GTGT 10%, vật liệu đã nhập kho, DN chưa trả tiền cho người bán.
2. Tiền vận chuyển số vật liệu trên về đến kho 2.100 (trong đó thuế GTGT 5%), DN đã trả bằng
tiền mặt và được phân bổ cho hai loại vật liệu theo giá mua thực tế.
3. Mua nhiên liệu của công ty xăng dầu T, giá mua đã có thuế GTGT 3.300 (thuế suất 10%), chưa
thanh toán. Chi phí bốc dỡ chi bằng tiền mặt 50
4. DN dùng TGNH để trả nợ người bán 20.000
5. Mua vật liệu phụ nhập kho, giá mua chưa có thuế 10.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh
toán cho người bán.
Yêu cầu:
1. Định khoản, mở tài khoản và phản ánh số dư đầu kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài
khoản
2. Lập Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán cuối kỳ

Bài 32
Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Cho số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- TK nguyên vật liệu 30.000
+ Vật liệu chính 20.000
+ Vật liệu phụ 4.000
+ Nhiên liệu 6.000
- TK công cụ, dụng cụ 1.500
- TK tiền mặt 15.000
- TK TGNH 28.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Mua nguyên vật liệu đã nhập kho, giá mua ghi trên hoá đơn 7.700 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
đã thanh toán bằng TGNH, chi phí vận chuyển số vật liệu trên về đến DN 300, thuế suất thuế
GTGT 5%, chưa thanh toán tiền cho đơn vị vận tải
2. Dùng TGNH trả trước cho người bán 6.600
3. Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng 100.000
4. Mua nguyên liệu chính của người bán đã nhập kho, giá mua chưa VAT 10% là 20.000 chưa
thanh toán
5. Mua và nhập kho NVL chính và VL phụ, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 6.600 (thuế suất
10%), tiền hàng đã trả trước ở nghiệp vụ 2
Trong đó: NVL chính 4.400, VL phụ 2.200
6. Chi phí bốc dỡ số NVL trên 200 đã chi bằng tiền mặt, được phân bổ cho hai loại vật liệu theo giá
mua thực tế.
7. Mua công cụ, dụng cụ, giá mua ghi trên hoá đơn 1.320 (bao gồm cả thuế GTGT 10%) đã thanh
toán bằng tiền mặt, cuối tháng số công cụ, dụng cụ này vẫn chưa về nhập kho DN
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
2. Cho biết ý nghĩa của các số dư cuối kỳ trên các tài khoản

Bài 33
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000 đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản

Trang 26
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- TK “Nguyên liệu, vật liệu”: 20.000


+ VL chính 10.000
+ VL phụ 6.000
+ Nhiện liệu 4.000
- TK “Hàng mua đang đi đường”: 5.000
II. Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Mua nhập kho nguyên vật liệu chính chưa thanh toán tiền cho người bán, trị giá mua ghi trên hoá
đơn 16.500 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
2. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên theo giá chưa có thuế 500, thuế suất thuế GTGT 5%. DN đã
thanh toán cho đơn vị vận tải bằng tiền mặt
3. Mua nhiên liệu đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, giá mua ghi trên hoá đơn 5.500 (trong đó
thuế GTGT 500). Chi phí bảo quản, bốc dỡ chi bằng tiền mặt 200
4. Mua vật liệu phụ, cuối tháng hàng chưa về nhập kho. Theo hoá đơn, đơn vi phải thanh toán cho
người bán 2.200 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
5. Mua văn phòng phẩm nhập kho đã thanh toán bằng tiền mặt tổng tiền thanh toán là 13.200 gồm
VAT10
6. Dùng TGNH trả nợ cho người bán 3.200
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
2. Cho biết nội dung kinh tế của số liệu trên tài khoản “Nguyên vật liệu” và tài khoản “Hàng mua
đang đi đường”

Bài 34
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- TK “Nguyên liệu, vật liệu”: 80.000
- TK “Hàng mua đang đi đường” : 20.000
- TK “Phải trả người bán”: 10.000
- TK “Tiền gửi ngân hàng”: 145.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút TGNH trả hết nợ kỳ trước cho người bán
2. Mua NVL nhập kho, chưa trả tiền cho người bán, giá mua chưa có thuế 30.000, thuế suất thuế
GTGT 10%
3. Nộp thuế vào NSNN 3.000 bằng chuyển khoản
4. Toàn bộ số nguyên vật liệu mua đang đi đường tháng trước về nhập kho tháng này
5. Mua NVL nhập khoa tri giá ghi trên hoá đơn 16.500 (bao gồm cả thuế GTGT 10%), đã thanh
toán cho người bán bằng TGNH.
6. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ Tiền mặt 100.000
7. Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động cho DN bằng NVL trị giá 40.000
8. Người mua trả trước tiền hàng cho DN bằng tiền mặt 2.000
9. DN ứng trước tiền hàng cho người bán bằng chuyển khoản 5.000
Yêu cầu:
1. Cho biết nội dung kinh tế của các số dư đầu kỳ
2. Định khoản, phản ánh vào tài khoản số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ

Bài 35
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Cho số dư đầu kỳ của một số tài khoản kế toán :

Trang 27
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- TK “Hàng hoá” 130.000


+ Giá mua hàng hoá 120.000
+ Chi phí mua hàng 10.000
- TK “Tạm ứng” 5.000
- TK “Phải trả người bán” 10.000
- TK “TGNH” 500.000
- TK “Tiền mặt” 150.000
- TK “Hàng mua đang đi đường” 15.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua hàng hoá của công ty Y bằng chuyển khoản, giá mua chưa có thuế 90.000, thuế suất thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 1.575 (bao gồm cả thuế GTGT 5%)
2. Mua nhiên liệu đã thanh toán bằng tiền mặt, giá mua ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT
10% là 6.600, chi phí bảo quản, bốc dỡ thanh toán bằng tiền tạm ứng 200
3. Khách hàng trả tiền cho DN 50.000 bằng chuyển khoản
4. Mua hàng hoá của công ty K, giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT 10% là 27.500. DN đã
thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng, nhưng cuối kỳ hàng vẫn chưa về nhập kho DN.
5. Mua công cụ, dụng cụ, hàng về nhập giá mua chưa VAT 10% 20.000 chưa thanh toán
6. Ứng trước tiền mua hàng cho người bán để mua hàng hoá bằng chuyển khoản 50.000
7. Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ cung ứng để mua hàng 3.000
8. Mua hàng hoá, giá chưa có thuế 50.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển bốc dỡ
thuê ngoài phải trả 2.100 (bao gồm cả thuế GTGT 5%). DN thanh toán 50.000 trừ vào tiền ứng
trước cho người bán, số còn lại nhân viên thu mua thanh toán bằng tiền tạm ứng.
9. Hàng hoá đi đường kỳ trước về nhập kho DN 15.000
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh vào TK có liên quan
2. Cho biết nội dung kinh tế của số liệu trên TK “Hàng hoá”

Bài 36
Tại một doanh nghiệp chế biến một loại sản phẩm có tình hình chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
như sau: (Đvt: 1.000đ)
1. Xuất nguyên vật liệu chính cho chế tạo sản phẩm 100.000
2. Xuất nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm 12.000
3. Tính ra lương phải trả cho CNSX 20.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng 3.000
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định
5. Điện mua ngoài chưa trả tiền dùng cho quản lý phân xưởng 1.100 (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 6.000
7. Các chi phí khác bằng tiền mặt phục vụ cho phân xưởng 500
8. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất cho đối tượng tính giá thành
9. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Biết giá trị sản phẩm dở
dang đầu kỳ là 5.000 và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 7.000

Bài 37
Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- TK “Hàng gửi bán” 16.000

Trang 28
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- TK “Thành phẩm” 8.000


- TK ......
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau.
1. Nhập kho sản phẩm hoàn thành từ phân xưởng sản xuất theo giá thành sản xuất thực tế
20.000Xuất kho thành phẩm gửi đi bán. Tổng trị giá vốn xuất kho là 12.000, tổng giá bán 15.000
chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT 10%
2. Doanh nghiệp bán được toàn bộ số hàng gửi bán kỳ trước thu bằng TGNH là 22.000 (trong đó
thuế GTGT 10%)
3. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua, tổng giá vốn 10.000, người mua thanh toán
tiền hàng 14.850 bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT 10%)
4. Khách hàng chấp nhận mua 2/3 số hàng gửi bán trong kỳ, 1/3 số hàng khách hàng từ chối mua.
DN đã nhập kho đầy đủ số hàng bị từ chối
5. Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ là 815, chi tiết:
- Tiền lương nhân viên bán hàng 500
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ ,BHTN 110
- Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng 205
6. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ 1.500. Chi tiết:
- Tiền lương nhân viên QLDN: 800
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: 176
- Khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN: 348
- Chi bằng tiền mặt: 200
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh lên TK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ
2. Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ và ghi lên TK

Bài 38
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- TK “Thành phẩm” 10.000
- TK “Hàng gửi bán” 5.000
- TK “Tiền mặt” 20.000
- TK “Phải thu khách hàng” (Dư có) 3.300
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Xuất kho sản phẩm bán trực tiếp cho người mua, trị giá xuất kho 2.000. Người mua đã trả bằng
tiền mặt theo giá bán 3.500 chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT 10%
2. Xuất kho sản phẩm gửi bán 3.000
3. Ngân hàng báo đã thu được toàn bộ số tiền hàng gửi bán kỳ trước 8.800 (trong đó thuế GTGT
10%)
4. Xuất kho sản phẩm cho người mua, trị giá xuất kho 1.500. Tiền hàng người mua đã ứng trước bao
gồm cả thuế GTGT 10%)
5. Người mua thông báo chấp nhận mua toàn bộ số hàng gửi bán trong kỳ với giá bán 5.000 chưa
có thuế, thuế suất thuế GTGT 10%
6. Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ là 1.000 đã chi bằng tiền mặt
7. Chi phí QLDN phát sinh trong kỳ là 4.500, trong đó: lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
2.000, BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN là 380, chi phí khấu hao 1.620, chi phí khác bằng tiền mặt
500
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trang 29
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

2. Xác định kết quả trong kỳ và thực hiện các bút toán kết chuyển

Bài 38b:
Tại công ty TNHH Mai Thanh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
* Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Xuất quỹ tiền mặt để gửi vào tài khoản giao dịch tại ngân hàng 500.000
2. Mua 20 chiếc tivi Sony của công ty A về nhập kho để bán, giá mua chưa VAT là 6.000/chiếc,
VAT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản, chi phí vận chuyển hàng về nhập kho là 4.000 đã
thanh toán bằng tiền mặt
3. Thanh toán lương cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng là 100.000
4. Trả lại 3 chiếc ti vi cho công ty A do hàng bị lỗi. DN đã nhận lại bằng tiền mặt
5. Ứng trước cho công ty K 30.000 bằng tiền gửi ngân hàng để mua điều hòa.
6. Mua nhập kho 10 chiếc tivi Sony, đơn giá chưa thuế là 6.100/ chiếc, thuế GTGT10%. Chưa thanh
toán tiền cho người bán.
7. Xuất kho 25 chiếc ti vi Sony bán cho Công ty Hoàng Anh, giá bán chưa VAT là 8.000/ chiếc,
VAT 10%. Đã thu bằng chuyển khoản. Biết DN tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước-
xuất trước. Công ty Hoàng Anh yêu cầu giảm giá cho 3 chiếc tivi do bị lỗi. Doanh nghiệp chấp
thuận giảm 20%. DN đã trả lại tiền cho khách hàng bằng chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên
2. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Biết thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là
6.000. Vẽ tài khoản chữ T cho TK 133 và TK3331

Bài 39
Tại Công ty ABC trong tháng 07/200N có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- TK “Nguyên liệu, vật liệu” 60.000
- TK “Phải trả CNV” 15.000
- TK “Phải trả người bán” 35.000
- TK “Tiền mặt” 10.000
- TK “TGNH” 30.000
- TK “Vay ngắn hạn” 50.000
- TK “Phải thu KH”
+ Dư nợ : 45.000
+ Dư có: 20.000
II. Trong tháng 07/200N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Ngày 5: Rút TGNH về nhập qũy tiền mặt 15.000
2. Ngày 10: Trả hết lương còn nợ kỳ trước cho CNV bằng tiền mặt
3. Ngày 11: Thu nợ người mua bằng chuyển khoản 40.000
4. Ngày 15: Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa trả tiền cho người bán 66.000 (bao gồm cả thuế
GTGT 10%)
5. Ngày 16: Vay ngắn hạn ngân hàng 66.000 chuyển trả tiền hàng cho người bán nguyên vật liệu
6. Ngày 20: Đặt trước tiền hàng cho người bán 35.000 bằng chuyển khoản
7. Ngày 20: Nhận một tài sản cố định hữu hình do đơn vị L góp vốn liên doanh, trị giá 120.000
8. Ngày 28: Người mua đặt trước tiền hàng 50.000 bằng chuyển khoản
Yêu cầu:
1. Định khoản các NVKT phát sinh

Trang 30
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

2. Lập bảng cân đối kế toán

Bài 40
Tại một doanh nghiệp, tính thuế GTGT theo PP Khấu trừ, có tài liệu sau (Đvt: 1.000đ)
I. Bảng cân đối kế toán đầu kỳ
Tài sản Số tiền

1. Tiền mặt 1.000.000

2. Tiền gửi ngân hàng 2.000.000

3. Phải thu của khách hàng 1.100.000

4. Tạm ứng 300.000

5. Thành phẩm (24 sản phẩm X) 2.400.000

6. Chi phí sản xuất dở dang 200.000

7. Nguyên vật liệu 4.000.000

8. Tài sản cố định 19.000.000

Tổng cộng tài sản 30.000.000

Nguồn vốn Số tiền

1. Phải trả CNV 1.840.000

2. Phải trả cho người bán 600.000

3. Vay ngắn hạn 3.000.000

4. Lợi nhuận chưa phân phối 560.000

5. Nguồn vốn kinh doanh 24.000.000

Tổng cộng nguồn vốn 30.000.000

II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:


1. Người mua trả tiền hàng kỳ trước qua ngân hàng 500.000
2. Dùng tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 275.000, bao gồm cả thuế GTGT 10%
3. Rút TGNH trả nợ người bán 300.000
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua chưa có thuế 1.500.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa
trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 10.500 (bao gồm cả thuế GTGT
5%), đã thanh toán bằng tiền tạm ứng)
5. Xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản xuất sản phẩm 3.000.000, cho nhu cầu quản lý
phân xưởng sản xuất 50.000, cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp 50.000
6. Rút TGNH về quỹ tiền mặt để chuẩn bị trả lương 1.840.000
7. Trả lương CNV 1.840.000 bằng tiền mặt
8. Tính ra lương phải trả cho CNSX là 1.800.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng 100.000, cho
nhân viên quản lý doanh nghiệp 200.000
9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định

Trang 31
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

10. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất 50.000, khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp
20.000
11. Cuối kỳ hoà n thà nh nhậ p kho 50 sản phẩm X, biế t chi phísản xuấ t kinh doanh dở dang cuối kỳ
887.000
12. Bán 30 sản phẩm cho Công ty Anh Minh, giá bán 150.000/SP chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT
10%, chưa thu tiền.(Tính giá XK theo PP bình quân gia quyền)
13. DN ứ ng trướ c tiề n cho CTy Mai Thanh 80.000 bằng TGNH
14. Cty Mai Trang ứng trước tiền cho DN 50.000 bằng tiền mặt
15. Trong số sản phẩm đã bán trong kỳ cho Cty Anh Minh, có 10 sản phẩm bị lỗi và yêu cầu trả lại.
DN đã chấp nhận và nhập số hàng đó về kho, số tiền hàng trả lại được trừ vào công nợ
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệ p vụ phát sinh
2. Khấu trừ thuế GTGT
3. Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản
4. Lập Bảng cân đối tài khoản cuối kỳ
5. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bài 40b.
Tại công ty TNHH Mai Hoàng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
*Số dư đầu kỳ của các tài khoản như sau:
156 (500spA) 500.000 331 80.000

131 180.000 411 1.100.000

153 120.000 334 120.000

111 300.000 112 200.000


* Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Trả lương cho nhân viên kỳ trước bằng tiền mặt 120.000
2. Mua 1000 sản phẩm A về nhập kho để bán giá mua chưa VAT là 1.100/SP, thuế GTGT 10%, đã
thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 130.000, còn lại nợ.
3. Tính lương phải trả cho các bộ phận:
- Tiền lương nhân viên bán hàng 80.000
- Lương nhân viên quản lý 100.000
4. Trả nợ cho người bán bằng chuyển khoản: 80.000
5. Xuất kho bán 1200 hàng hóa A cho công ty Hòa Phát, giá bán chưa thuế: 2.000/sản phẩm, thuế
GTGT 10%, khách hàng đã thanh toán một nửa bằng chuyển khoản, số còn lại ký nhận nợ. DN
tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
6. DN thực hiện chiết khấu thương mại cho Công ty Hòa phát là 10%. Toàn bộ tiền chiết khấu được
trừ vào công nợ phải thu.
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài đã thanh toán tiền mặt như sau:Bộ phận bán hàng 25.000, thuế GTGT
2.500. Bộ phận quản lý doanh nghiệp 18.000, thuế GTGT 1.800
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Thực hiện các bút toán kết chuyển cuôi kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Biết chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp là 12.000
3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh.

Trang 32
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

Bài 41
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Cho số dư đầu kỳ của các tài khoản
- TK Tài sản cố định hữu hình 185.000
- TK Hao mòn tài sản cố định HH 15.000
- TK Nguyên vật liệu 70.000
- TK Công cụ, dụng cụ 5.000
- TK Thành phẩm 30.000
- TK Tiền mặt 15.000
- TK Tiền gửi ngân hàng 40.000
- TK Phải thu khách hàng 14.000
- TK Tạm ứng 6.000
- TK Nguồn vốn kinh doanh 300.000
- TK Vay ngắn hạn 25.000
- TK Phải trả CNV 11.000
- TK Thanh toán với người bán 14.000
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua TSCĐ HH trị giá 25.000 chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người
bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 1.050 (bao gồm cả thuế GTGT 5%), đã thanh toán
bằng tiền tạm ứng
2. Mua NVL nhập kho, giá mua 11.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%), chưa thanh toán tiền cho
người bán
3. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán theo giá thành công xưởng 30.000
4. Người mua trả tiền còn nợ kỳ trước bằng tiền mặt 14.000
5. Trả hết lương còn nợ CNV kỳ trước bằng tiền mặt
6. Doanh nghiệp dùng TGNH để trả nợ cho người bán 5.000
7. Thanh toán tiền vay ngắn hạn ngân hàng đến kỳ hạn phải trả bằng tiền gửi ngân hàng 3.000
8. Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho CNSX trong kỳ là 25.000, cho bộ phận quản lý doanh
nghiệp 5.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất 5.000
9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định
10. Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh 60.000; Trong đó dùng cho chế tạo sản phẩm 55.000, cho
nhu cầu chung ở phân xưởng 2.000 và cho quản lý doanh nghiệp 3.000
11. Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 2.000, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 600
12. Nhập kho thành phẩm hoàn thành từ phân xưởng sản xuất. Biết chi phí dở dang cuối kỳ 5.000
13. Người mua chấp thuận thanh toán toàn bộ hàng gửi bán trong kỳ với giá 44.000 (trong đó thuế
GTGT 10%) và đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
14. Chi phí bốc dỡ, bao gói số thành phẩm trên đã chi bằng tiền mặt 1.000
15. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua, giá thành sản xuất thực tế 50.000, giá bán
chưa có thuế 63.800, thuế suất thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình vào tài khoản
2. Lập Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán cuối kỳ
3. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Khái quát sơ đồ hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức hàng gửi bán

Bài 46
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Cho số dư đầu kỳ của các tài khoản tại một doanh nghiệp như sau:
- TK Tiền mặt 5.000

Trang 33
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- TK TGNH 25.000
- TK Tạm ứng 3.000
- TK Nguồn vốn kinh doanh 34.000
- TK Phải trả CNV 1.500
- TK Nguyên liệu, vật liệu 20.000
- TK Tài sản cố định hữu hình 25.000
- TK Hao mòn TSCĐ hữu hình 5.000
- TK Vay ngắn hạn 42.000
- TK Thuế phải nộp 3.500
- TK Chi phí SX kinh doanh dở dang 8.000
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Vay ngắn hạn ngân hàng 33.000 để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Hàng đã nhập đủ, giá
mua vật liệu là giá đã có thuế GTGT 10%
2. Chi phí vận chuyển vật liệu theo giá chưa có thuế 2.000, thuế suất thuế GTGT 5%, đã thanh toán
bằng tiền tạm ứng
3. Doanh nghiệp được cấp một ô tô vận tải trị giá là 20.000
4. Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ được tập hợp như sau:
- Nguyên vật liệu xuất dùng cho:
+ Sản xuất sản phẩm 45.000
+ Quản lý phân xưởng 4.000
+ Quản lý DN 1.000
- Tiền lương phải trả:
+ Công nhân sản xuất 12.000
+ Nhân viên quản lý phân xưởng 2.500
+ Nhân viên quản lý doanh nghiệp 2.000
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định
6. Khấu hao máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng sản xuất 1.500, cho quản lý doanh nghiệp 500
7. Bộ phận sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm nhập kho (không có sản phẩm dở dang cuối kỳ)
8. Xuất kho bán trực tiếp 500 sản phẩm, giá bán đã có thuế 88/1SP (thuế GTGT 10%). Ngân hàng
thông báo cho DN đã thu được 30.000, số còn lại người mua chưa thanh toán
9. Rút TGNH nộp thuế cho Nhà nước 2.000
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào các tài khoản có liên quan
2. Cuối kỳ khoá sổ kế toán, Lập Bảng cân đối số phát sinh và Bảng cân đối kế toán . Lập Báo cáo
kết quả kinh doanh
3. Khái quát mô hình tính giá thành sản phẩm sản xuất và hạch toán quá trình sản xuất theo bài tập
trên.

Bài 47
Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản
- TK “TSCĐ HH” 250.000
- TK “Nguyên vật liệu” 100.000
- TK “Nguồn vốn kinh doanh” 410.000
- TK “Công cụ, dụng cụ” 50.000
- TK “Vay ngắn hạn” 100.000
- TK “TGNH” 80.000
- TK “Phải thu khách hàng “ (Dư có) 22.000

Trang 34
Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kế toán - Kiểm toán

- TK “Tiền mặt” 52.000


II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Nhận một TSCĐ HH do cấp trên cấp, trị giá TSCĐ là 70.000
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa trả tiền cho người bán, giá mua ghi trên hoá đơn 90.200
(bao gồm cả thuế GTGT 10%)
3. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm 50.000
4. Xuất 10.000 công cụ, dụng cụ cho sản xuất sản phẩm ở phân xưởng
5. Tính ra tiền lương phải trả cho CNV trong kỳ 20.000. Trong đó:
- Cho CNSX 15.000
- Cho NVQLPX 2.000
- Cho NVQLDN 3.000
6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định
7. Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ 10.000. Trong đó:
- Khấu hao máy móc thiết bị và TSCĐ khác của PXSX là 8.000
- Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp 2.000
8. Cuối kỳ nhập kho 850 thành phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 5.000
9. Xuất kho 150 sản phẩm giao cho người mua. Tiền hàng người mua ứng trước lúc đầu kỳ (trong
đó giá mua chưa có thuế 20.000, thuế GTGT 2.000)
10. Người mua ứng trước cho DN 50.000 tiền mặt để kỳ sau lấy hàng
11. Dùng tiền mặt trả hết lương cho CNV trong kỳ
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ (tổng giá thành và giá thành đơn vị SP)
3. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 35

You might also like