ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02-KTMT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02

MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


Một số lưu ý trước khi sinh viên làm bài thi:
- Đề thi gồm 04 trang. Đề thi không sử dụng tài liệu.
- Sinh viên phải ghi mã đề thi vào bài làm. Nếu sinh viên không ghi mã đề thi
vào bài làm sẽ nhận điểm 0.
- Câu hỏi 1 trong phần Tự luận là câu hỏi mở nên nếu phát hiện các bài thi giống
nhau thì các bài đó đều nhận điểm 0.
I: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG (5 điểm)
1. Trong lĩnh vực môi trường:
A. Ngoại ứng tiêu cực phát sinh chi phí.
B. Ngoại ứng tiêu cực phát sinh lợi nhuận
C. Không tồn tại ngoại ứng tiêu cực.
D. Ngoại ứng tiêu cực hay còn gọi là ngoại ứng dương.
2. Trong các công cụ để kiểm soát ô nhiễm, nhà nước ưa thích công cụ:
A. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được được ban hành miễn phí cho
các doanh nghiệp
B. Phí phát thải đồng nhất.
C. Tiêu chuẩn thải cá nhân
D. Tiêu chuẩn thải đồng bộ
3. Quy hoạch môi trường cấp tỉnh được phê duyệt bởi:
A. Giám đốc sở Tài nguyên và môi trường.
B. Bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường.
C. UBND cấp tỉnh phê duyệt QHMT cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ TNMT
bằng văn bản.
D. Chủ tịch tỉnh.
4. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là:
A. 5 năm và hàng năm
B. 5 năm và 10 năm
C. 10 năm và tầm nhìn đến 20 năm
D. 10 năm và tầm nhìn 15 năm
5. Khi Nhà nước áp dụng phí thải, các doanh nghiệp có xu hướng:
A. Xử lý toàn bộ lượng chất thải.
B. Trả toàn bộ khoản phí.
C. Xử lý chất thải về mức cân bằng giữa phí với chi phí xử lý chất thải cận biên
và trả phí cho lượng ô nhiễm còn lại.
D. Giảm lượng sản xuất để giảm lượng chất thải.

1
6. Mức thuế ô nhiễm tối ưu t* được tính bằng:
A. t*= MEB(Q*)
B. t*= MEC(Q*)
C. t*= MSB(Q*)
D. t*= MSC(Q*)
7. Ưu điểm của công cụ chuẩn thải là:
A. Đạt được mục tiêu môi trường trong ngắn hạn
B. Hiệu quả về chi phí cho doanh nghiệp.
C. Khuyến khích doanh nghiệp giảm thải trong dài hạn
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
8. Thuế/phí môi trường:
A. Là công cụ “mệnh lệnh và kiểm soát”.
B. Là công cụ “kỹ thuật môi trường”.
C. Là công cụ chỉ áp dụng ở các nước phát triển.
D. Là công cụ “khuyến khích kinh tế”.
9. Điểm sản lượng đạt hiệu quả xã hội trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực là:
A. Điểm có chi phí biên cá nhân bằng với lợi ích biên cá nhân.
B. Điểm có lợi ích biên xã hội bằng với tổng chi phí xã hội.
C. Điểm có lợi ích biên xã hội bằng với chi phí biên cá nhân cộng chi phí biên
ngoại ứng.
D. Điểm có lợi ích biên cá nhân cộng với lợi ích biên môi trường bằng với chi
phí biên xã hội.
10. Ưu điểm của chuẩn thải là:
A. Nhanh chóng đạt mục tiêu môi trường
B. Tạo động lực cho doanh nghiệp giảm thải trong dài hạn
C. Giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp
D. Tăng thu cho ngân sách nhà nước
11. Nhược điểm của hệ thống giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng là:
A. Hệ thống giấy phép dễ tạo ra điểm nóng ô nhiễm
B. Chi phí giám sát cao
C. Không đạt được mục tiêu môi trường
D. A và B
12. Đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là:
A. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế
trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế
B. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc
TW, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

2
C. Các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư 1000 tỉ
D. Cả A và B
D. Sở Tài nguyên và môi trường kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
13. Nguyên tắc xây dựng công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường
là:
A. Người gây ô nhiễm phải trả tiền.
B. Người sử dụng tài nguyên phải trả tiền.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
14. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu:
A. Gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.
B. Gia tăng mực nước biển.
C. Gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
15. Tính mở của hệ thống môi trường được hiểu là:
A. Các phần tử trong hệ môi trường luôn tương tác với nhau để tạo nên một trạng
thái cân bằng.
B. Hệ thống môi trường được cấu tạo bởi nhiều phần tử có bản chất khác nhau
và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau.
C. Các phần tử trong hệ môi trường luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác,
từ trạng thái này sang trạng thái khác.
D. Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại họat động của
mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài.
16. Chi phí giảm thải cận biên là:
A. Chi phí gia tăng của xã hội để giảm một đơn vị ô nhiễm.
B. Chi phí gia tăng của doanh nghiệp để giảm một đơn vị ô nhiễm
C. Chi phí gia tăng của doanh nghiệp để giảm lượng ô nhiễm bị tăng lên.
D. Chi phí của người dân và doanh nghiệp để giảm ô nhiễm trong xã hội.
17. Chi phí thực thi tư nhân (CPTTTN) được hiểu là:
A. CPTTTN khi áp dụng tiêu chuẩn thải bằng tổng chi phí giảm thải.
B. CPTTTN khi áp dụng phí phát thải bằng chi phí giảm thải cộng tiền phí.
C. CPTTTN khi áp dụng phân bổ Cota ô nhiễm ban đầu miễn phí cho các chủ
thể: Bên bán=TACsau giao dịch – Doanh thu bán Cota; Bên mua=TACsau giao dịch + Chi phí
mua Cota.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
18. Nội dung của phát triển bền vững là:
A. Bảo đảm kinh tế tăng trưởng và có hiệu quả.

3
B. Bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữa ba khía cạnh: kinh tế, xã
hội và môi trường.
C. Bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân tạo.
D. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
19. Thất bại của thị trường phát sinh do nguyên nhân:
A. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
B. Quyền tài sản không có hoặc không hoàn hảo
C. Xuất hiện ngoại ứng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
20. Mức phí phát thải đạt hiệu quả xã hội là
A. Mức phí thải cân bằng giữa chi phí giảm thải biên và thiệt hại biên.
B. Mức phí thải đạt được khi doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng tối đa.
C. Mức phí thải đạt được khi doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng tối thiểu.
D. Mức phí thải cân bằng giữa chi phí thiệt hại biên và chi phí ngoại ứng.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Thực trạng môi trường nổi cộm của địa phương em hiện nay? Nguyên
nhân và giải pháp?
Câu 2 (3,5 điểm). Hoạt động trồng rừng đã mang lại lợi ích cho xã hội và có MC=25+Q,
MB=45-3Q, MSB=85-5Q (Q là diện tích rừng, đơn vị ha, giá tính bằng nghìn USD).
a. Tính sản lượng và mức giá đạt hiệu quả cá nhân và hiệu quả xã hội?
b. Tính phúc lợi xã hội tại các mức hiệu quả cá nhân và hiệu quả xã hội. Tính tổn thất
phúc lợi xã hội do họat động không hiệu quả của thị trường?
c. Em hãy đưa ra nhận xét so sánh về mức sản lượng và giá đạt hiệu quả cá nhân, mức
sản lượng và đạt hiệu quả xã hội trong trường hợp ngoại ứng tích cực này? Đối với
ngoại ứng tiêu cực thì điều nhận xét đó có đúng không?

--------- HẾT --------


Ghi chú:- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề thi không sử dụng tài liệu.
Họ và tên thí sinh:…… ………… ………….SBD………………………………

You might also like