Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 01 - KTMT

I: CHỌN 1 ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT (5 điểm)


1. Đánh giá tác động môi trường là:
A. Phân tích, đánh giá, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
B. Phân tích, đánh giá, dự báo những ảnh hưởng đến môi trường do các dự án, các chiến
lược – quy hoạch – kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gây ra.
C. Xác định và so sánh các chi phí – lợi ích môi trường của một dự án.
D. Yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại dự án.
2. Tính khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh được hiểu là:
A. Các phần tử trong hệ môi trường luôn tương tác với nhau để tạo nên một trạng thái
cân bằng.
B. Hệ thống môi trường được cấu tạo bởi nhiều phần tử có bản chất khác nhau và bị chi
phối bởi các quy luật khác nhau.
C. Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại họat động của mình và tự
điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài.
D. Các phần tử trong hệ môi trường luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác, từ trạng
thái này sang trạng thái khác.
3. Sự cố môi trường theo Luật BVMT Việt Nam hiện hành là:
A. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng các thành phần môi trường.
B. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
C. Tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình họat động của con người hoặc biến đổi bất
thường của thiên nhiên.
D. Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây
ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
4. Thuế Pigou là:
A. Công cụ được Chính phủ sử dụng để điều chỉnh mức sản lượng sản xuất
A. Công cụ kinh tế để xử lý ô nhiễm môi trường.
B. Công cụ mệnh lệnh kiểm soát của Chính phủ.
D. Cả 3 ý trên.
5. Chuẩn thải và phí thải có những đặc điểm giống nhau là:
A. Là các công cụ được Chính phủ sử dụng để đạt mức ô nhiễm tối ưu.
B. Đều là công cụ kinh tế được Chính phủ sử dụng để đạt ô nhiễm tối ưu.
C. Là hai công cụ được Chính phủ sử dụng bổ sung cho nhau để khắc phục ngoại ứng
tiêu cực.
D. Đều là công cụ mệnh lệnh kiểm soát được Chính phủ sử dụng để kiểm soát ô nhiễm.
6. Trong mô hình cân bằng vật chất, cách nào dưới đây không phải là cách làm giảm khối
lượng chất thải ra môi trường tự nhiên:
A. Giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.
B. Hạn chế quay vòng các phế thải, chất thải trong quá trình sản xuất.
C. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất.
1
D. Tăng khả năng tái chế, tái sử dụng các phế thải, chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu
dùng.
7. Trong phân tích chi phí - lợi ích, chi phí được hiểu là:
A. Những chi phí môi trường.
B. Những chi phí thực tế phải bỏ ra để thực hiện dự án.
C. Những lợi ích bị bỏ qua khi thực hiện dự án.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
8. Điểm sản lượng đạt hiệu quả xã hội trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực là:
A. MB+MEB= MC
B. MB=MC
C. MB=MEC+MC
D. MC=MEB
9. ISO 14000 là:
A. Hệ thống quản lý môi trường
B. Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường
C. Bộ tiêu chuẩn về sản xuất sạch hơn
D. Hệ thống quan trắc môi trường
10. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được sự cần thiết bảo vệ môi trường (BVMT)
vì:
A. BVMT là điều kiện để mở thị trường.
B. BVMT giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
C. BVMT giúp doanh nghiệp họat động có hiệu quả và bền vững hơn.
D. Không có lý do nào ở trên là đúng.
11. Chi phí giảm thải cận biên là:
A. Chi phí gia tăng của xã hội để giảm một đơn vị ô nhiễm.
B. Chi phí gia tăng của doanh nghiệp để giảm một đơn vị ô nhiễm
C. Chi phí gia tăng của doanh nghiệp để giảm lượng ô nhiễm bị tăng lên.
D. Chi phí của người dân và doanh nghiệp để giảm ô nhiễm trong xã hội.
12. Chi phí thực thi tư nhân (CPTTTN) được hiểu là:
A. CPTTTN khi áp dụng tiêu chuẩn thải bằng tổng chi phí giảm thải.
B. CPTTTN khi áp dụng phí phát thải bằng chi phí giảm thải cộng tiền phí.
C. CPTTTN khi áp dụng phân bổ Cota ô nhiễm ban đầu miễn phí cho các chủ thể: Bên
bán=TACsau giao dịch – Doanh thu bán Cota; Bên mua=TACsau giao dịch + Chi phí mua Cota.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
13. Nội dung của phát triển bền vững là:
A. Bảo đảm kinh tế tăng trưởng và có hiệu quả.
B. Bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân tạo.
C. Bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữa ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và
môi trường.
D. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
14. Thất bại của thị trường phát sinh do nguyên nhân:
A. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
B. Quyền tài sản không có hoặc không hoàn hảo
C. Xuất hiện ngoại ứng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
2
15. Mức phí phát thải đạt hiệu quả xã hội là
A. Mức phí thải cân bằng giữa chi phí giảm thải biên và thiệt hại biên.
B. Mức phí thải đạt được khi doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng tối đa.
C. Mức phí thải đạt được khi doanh nghiệp sản xuất ở sản lượng tối thiểu.
D. Mức phí thải cân bằng giữa chi phí thiệt hại biên và chi phí ngoại ứng.
16. Trợ cấp môi trường là:
A. Công cụ kỹ thuật
B. Công cụ phụ trợ
C. Công cụ kinh tế
D. Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát
17. ĐTM là công cụ:
A. Công cụ vĩ mô
B. Công cụ kỹ thuật
C. Công cụ kinh tế
D. Công cụ luật pháp và chính sách
18. Quy hoạch môi trường cấp tỉnh được phê duyệt bởi:
A. UBND cấp tỉnh phê duyệt QHMT cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ TNMT bằng văn
bản.
B. Giám đốc sở Tài nguyên và môi trường.
C. Bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường.
D. Chủ tịch tỉnh.
19. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là:
A. 5 năm và hàng năm
B. 10 năm và tầm nhìn đến 20 năm
C. 5 năm và 10 năm
D. 10 năm và tầm nhìn 15 năm
20. Khi Nhà nước áp dụng phí thải, các doanh nghiệp có xu hướng:
A. Xử lý chất thải về mức cân bằng giữa phí với chi phí xử lý chất thải cận biên và trả
phí cho lượng ô nhiễm còn lại.
B. Giảm lượng sản xuất để giảm lượng chất thải.
C. Xử lý toàn bộ lượng chất thải.
D. Trả toàn bộ khoản phí.
21. Nhược điểm của hệ thống giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng là:
A. Hệ thống giấy phép dễ tạo ra điểm nóng ô nhiễm
B. Chi phí giám sát cao
C. Không đạt được mục tiêu môi trường
D. A và B
22. Doanh nghiệp ưa thích công cụ kiểm soát ô nhiễm nào dưới đây?
A. Tiêu chuẩn thải
B. Phí phát thải đồng bộ
C. Phí phát thải cá nhân
D. Giấy phép thải có thể chuyển nhượng được
23. Quy hoạch môi trường cấp tỉnh được lập bởi cơ quan nào?
A. Bộ Tài nguyên và môi trường
B. Sở Tài nguyên môi trường của tỉnh
3
C. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
D. Sở Tài nguyên và môi trường kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
24. Đánh giá môi trường chiến lược là:
A. Xác định và so sánh các chi phí – lợi ích môi trường của một dự án.
B. Yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại dự án.
C. Phân tích, dự báo tác động đến môi trường của CQK để đưa ra giải pháp giảm thiểu
tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong CQK nhằm bảo đảm mục
tiêu phát triển bền vững.
D. Phân tích, đánh giá, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra
biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
25. Nguyên tắc xây dựng công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường là:
A. Người gây ô nhiễm phải trả tiền.
B. Người sử dụng tài nguyên phải trả tiền.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) là gì? Theo em BĐKH tác động lớn
đến ngành nào ở nước ta? Hãy đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực
của BĐKH đến ngành nghề đó?
Câu 2 (3,5 điểm). Có 2 doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm và thải ra cùng loại chất thải.
Hàm chi phí giảm thải cận biên của hai doanh nghiệp là:
MAC1 = 100 – W1;
MAC2 = 180 – 2W2.
Trong đó: W là lượng thải tính bằng tấn; chi phí tính bằng USD.
Cơ quan quản lý môi trường muốn giảm tổng lượng thải của hai doanh nghiệp xuống còn
100 tấn. Để đạt được mục tiêu này, cơ quan quản lý có thể áp dụng một trong bốn giải pháp sau:
a. Quy định tiêu chuẩn thải cá nhân cho 2 doanh nghiệp. Hãy tính lượng thải và chi phí
thực thi tư nhân của mỗi doanh nghiệp.
b. Quy định phí phát thải đồng nhất cho 2 doanh nghiệp. Hãy tính mức phí, lượng thải và
chi phí thực thi tư nhân của mỗi doanh nghiệp.
c. Phân phối miễn phí 50 giấy phép tương đương với quyền được thải 50 tấn chất thải cho
mỗi doanh nghiệp. Khi thị trường giấy phép đi vào hoạt động, hãy tính:
- Giá của giấy phép, số lượng giấy phép mỗi doanh nghiệp nắm giữ?
- Tính lợi ích ròng bên bán, bên mua và lợi ích ròng của toàn xã hội?
- Tính chi phí thực thi tư nhân của mỗi bên?
d. Ban đầu nhà nước bán cho mỗi doanh nghiệp 50 giấy phép tương đương với quyền
được thải 50 tấn chất thải với giá là 60$/giấy phép xả thải. Hãy tính chi phí thực thi tư nhân của
mỗi doanh nghiệp?
--------- HẾT --------

You might also like