Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

----------------------------------------------

BÀI TẬP NHÓM

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁC CHỈ SỐ TÀI


CHÍNH CỦA HOA SEN GROUP

Môn: Quản trị tài chính doanh nghiệp

Lớp: FIN305_231_1_D03

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Hà Thương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ......................................................................i

DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ii

1. Tổng quan về công ty....................................................................................1

1.1.Quá trình hình thành và phát triển...........................................................1

1.1.1. Giới thiệu sơ lược.....................................................................1

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................1

1.2.Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính................................................3

1.3.Cơ cấu vốn chủ sở hữu............................................................................4

1.4.Đặc điểm hoạt động của tập đoàn Hoa Sen.............................................6

2. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
HSG...................................................................................................................7

2.1.Kinh tế.....................................................................................................7

2.2.Nhân khẩu học.........................................................................................8

2.3.Chính trị - pháp luật................................................................................9

2.4.Môi trường văn hóa – xã hội...................................................................9

2.5.Môi trường công nghệ - kỹ thuật..........................................................11

2.6.Môi trường tự nhiên..............................................................................12

3. Dự báo doanh thu........................................................................................13

4. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh 2023...................................................16

5. Dự báo bảng cân đối kế toán.......................................................................17

5.1.Bước 1: Dự toán nhu cầu vốn huy động thêm và lập bảng cân đối kế
toán sơ bộ....................................................................................................17
5.1.1. Dự kiến nhu cầu vốn huy động thêm - AFN (Theo phương
trình) ................................................................................................17

5.1.2. Lập bảng cân đối kế toán sơ bộ:.............................................18

5.1.3. Điều chỉnh bảng cân đối kế toán............................................20

5.2.Bước 2: Dự kiến nguồn tài trợ và hoàn chỉnh bảng CĐKT..................22

5.2.1. Dự kiến nguồn tài trợ.............................................................22

5.3.Bảng CĐKT hoàn chỉnh........................................................................25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................26


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kết quả dự báo doanh thu bằng phương pháp bình quân di
động trực tiếp...................................................................................................15

Bảng 2:Bảng dự báo kết quả kinh doanh của CTCP Tập đoàn Hoa Sen
năm 2023.........................................................................................................17

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán sơ bộ......................................................19

Bảng 4: Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2023...................................20

Bảng 5: Điều chỉnh bảng cân đối kế toán .............................................21

Bảng 6: Doanh thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu các năm 2018 –
2022 .............................................................................................................21

Bảng 7: Bảng cân đối kế toán sơ bộ đã điều chỉnh ..............................22

Bảng 8: Các hệ số tài chính ..................................................................23

Bảng 9: Hệ số nợ ..................................................................................23

Bảng 10: Hệ số thanh toán ...................................................................24

Bảng 11: Bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh ..........................................25

i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Mức độ
STT Thành viên MSSV
hoàn thành
1 Hoàng Cao Tín 030137210545 100%
2 Nguyễn Minh Phương 030137210415 100%

3 Tạ Vũ Đăng Khoa 030137210022 100%

4 Nguyễn Dương Ngọc Duy 030137210138 100%

5 Nguyễn Hùng Anh 030137210089 100%

6 Đinh Hồng Nghĩa 030137210042 100%

7 Nguyễn Đức Lan Anh 030137210088 100%

8 Nguyễn Thi Ngọc Hiền 030137210189 100%

ii
1. Tổng quan về công ty

1.1.Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1. Giới thiệu sơ lược

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen ( Hoa Sen Group) –
Chuyên chế biến, sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôn thép. Công ty được
thành lập vào ngày 08/08/2001 với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Sau
khoảng thời gian dài xây dựng, phát triển, doanh nghiệp đã có những bước
vươn lên vững chắc để trở thành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tôn
– thép số 1 tại thị trường Việt Nam.

Hiện nay, số vốn điều lệ của công ty là 6.159.823.090.000 (Sáu nghìn


một trăm năm mươi chín tỷ tám trăm hai mươi ba triệu không trăm chín mươi
nghìn đồng). Tiến hành IPO trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là
HSG từ ngày 08/11/2008.Tập đoàn Hoa Sen hiện là doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh tôn mạ hàng đầu Việt Nam, chiếm khoảng 37% thị phần nội địa.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

 Ngày 08/08/2001: Tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa Sen được


thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên.

 Tháng 11/2006: Thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen có vốn
điều lệ 320 tỷ đồng.

 Tháng 12/2007: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa
Sen, đồng thời tiến hành nhận sáp nhập 3 công ty con là Công ty
Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Hoa
Sen và Công ty Cổ phần Cơ khí & Xây dựng Hoa Sen.

 Ngày 08/11/2008: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán


Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với số lượng 57.038.500 cổ
phiếu.

1
 Ngày 05/12/2008: Ngày Giao dịch đầu tiên trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

 Năm 2009: Tăng vốn điều lệ công ty lên 1.008 tỷ đồng.

 Năm 2011: HSG khánh thành giai đoạn 1 Dự án nhà máy Tôn
Hoa Sen Phú Mỹ và thành lập thêm 13 chi nhánh phân phối bán
lẻ nâng tổng số chi nhánh lên con số 106.

 Năm 2012: HSG có doanh thu xuất khẩu đạt 180 triệu USD, trở
thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ vàng
hàng đầu Đông Nam Á.

 Ngày 20/04/2017: Tập đoàn Hoa Sen tăng vốn điều lệ lên 2.000
tỷ đồng.

 Ngày 09/07/2018: HSG tăng vốn điều lệ công ty lên


3.849.903.280.000 đồng;

 Ngày 15/05/2019: HSG tăng vốn điều lệ lên 4.234.694.890.000


đồng.

 Ngày 29/05/2020: Tăng vốn điều lệ công ty lên


4,446,252,130,000 đồng.

 Ngày 28/10/2021: Vốn điều lệ công ty là 4.934.818.960.000


đồng.

 Ngày 23/04/2022, được vinh danh Top 10 Công ty Vật liệu xây
dựng uy tín năm 2022 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá
Việt Nam (Vietnam Report) đánh giá dựa trên các tiêu chí như
Năng lực tài chính, uy tín truyền thông, đánh giá của các bên liên
quan trong giai đoạn 2021-2022.

 Ngày 19/5/2022, cửa hàng thứ 100 của Hệ thống Siêu thị Vật liệu
xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home chính thức được khai

2
trương, đánh dấu hành trình phát triển không ngừng nghỉ trong
suốt hơn 1 năm của Hệ thống Hoa Sen Home.

 Ngày 08/09/2022, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp tư nhân


Việt Nam duy nhất được tôn vinh “Doanh nghiệp nộp thuế lớn,
tuân thủ tốt pháp luật về hải quan” do Tổng cục Hải quan phối
hợp cùng Tạp chí Hải quan tổ chức bình chọn, đóng góp vào sự
phát triển bền vững của đất nước.

 Ngày 17/9/2022, cửa hàng thứ 110 của Hệ thống Siêu thị vật liệu
xây dựng & Nội thất Hoa Sen Home chính thức khai trương,
đánh dấu cột mốc phát triển vượt bậc của chuỗi Hệ thống Siêu thị
Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home trên toàn quốc,
vươn lên một trong những hệ thống phân phối vật liệu xây dựng
hàng đầu tại Việt Nam.

1.2.Ngành nghề hoạt động kinh doanh chính

Các lĩnh vực kinh doanh chính, trọng tâm của Tập đoàn Hoa Sen bao
gồm:

 Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm, mạ
kẽm phủ sơn, mạ các loại hợp kim khác. Đồng thời sản xuất ống
thép đen, ống thép mạ kẽm và ống thép mạ các loại hợp kim
khác.

 Sản xuất xà gồ thép, xà gồ mạ kẽm.

 Sản xuất lưới thép mạ, dây thép mạ kẽm, dây thép các loại.

 Sản xuất tấm trần PVC & các loại vật liệu xây dựng.

 Mua bán vật liệu xây dựng, tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng.

 Dịch vụ cho thuê kho & vận tải hàng hóa

 Lĩnh vực xây dựng công nghiệp & XD dân dụng

3
 Lĩnh vực sản xuất thép cán nguội dạng cuộn

 Lĩnh vực cho thuê máy móc, thiết bị & đồ dùng hữu hình khác.

Các sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu Hoa Sen được người tiêu dùng
yêu thích nhất bao gồm:

Tôn Hoa Sen: Tôn lạnh; Hoa Sen Gold; Tôn lạnh màu; Tôn kẽm; Tôn
kẽm màu; Tôn vân gỗ

 Thép dày mạ: Xà gồ C; xà gồ Z; cán sóng đổ sàn; cắt tấm


(phẳng)

 Ống kẽm Hoa Sen: Ống kẽm mạ; ống kẽm nhúng nón

 Ống nhựa Hoa Sen: Ống nhựa UPVC; ống nhựa HDPE; ống
nhựa PP-R; ống nhựa PP-R 2 lớp chống tia UV…

1.3.Cơ cấu vốn chủ sở hữu

THÔNG TIN CỔ PHẦN:

 Tổng số lượng cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành:
598.054.986 cổ phần.

 Cổ phiếu quỹ: 0 cổ phần.

 Số lượng cổ phần chuyển nhượng tự do: 593.154.186 cổ phần.

 Số lượng cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của
pháp luật (ESOP 2022): 4.900.800 cổ phần.

 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty: 49%

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG TẠI NGÀY CHỐT DANH SÁCH CỔ ĐÔNG:


15/09/2022

ST THÀNH PHẦN CỔ ĐÔNG SỐ CỔ PHẦN TỶ LỆ


T
1 Cổ đông lớn 101.792.180 17,02%

4
2 Cổ đông khác 496.262.806 82,98%
2.1 Cổ đông trong nước 456.737.968 76,37%
a) Cá nhân trong nước 435.839.833 72,88%
b) Tổ chức trong nước 20.898.135 3,49%
2.2 Cổ đông nước ngoài 39.524.838 6,61%
a) Cá nhân nước ngoài 3.662.641 0,61%
b) Tổ chức nước ngoài 35.862.197 6,00%
Tổng cộng 598.054.986 100,00%

Nguồn: Báo cáo tài chính HSG, nhóm phân tích tổng hợp

Nguồn: Báo cáo tài chính HSG, nhóm phân tích tổng hợp

ST HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH TỶ LỆ SỞ HỮU


T CỔ PHẦN
1 Lê Phước Vũ Chủ tịch HĐQT 17,02%
2 Trần Ngọc Chu Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực 0,33%
– Điều hành
3 Trần Quốc Trí Thành viên HĐQT, Tổng Giám 0,24%

5
đốc
4 Nguyễn Văn Luân Thành viên HĐQT Độc lập, Chủ 0,02%
tịch Ủy ban Kiểm toán
5 Đinh Viết Duy Thành viên HĐQT Độc lập, 0,02%
Thành viên Ủy ban Kiểm toán
6 Lý Văn Xuân Thành viên HĐQT Không điều 0,14%
hành, Thành viên Ủy ban Kiểm
toán
Nguồn: Báo cáo tài chính HSG, nhóm phân tích tổng hợp
1.4.Đặc điểm hoạt động của tập đoàn Hoa Sen

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) là một tập đoàn
kinh tế đa ngành, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: tôn -thép, vật liệu xây
dựng, bất động sản, đầu tư tài chính, cảng biển và logistics.

Tôn - Thép là lĩnh vực cốt lõi của Hoa Sen Group, chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Hoa Sen Group hiện là
nhà sản xuất tôn - thép lớn nhất Việt Nam, với tổng công suất sản xuất đạt 2,5
triệu tấn/năm. Các sản phẩm tôn -thép của Hoa Sen được phân phối rộng rãi
trên toàn quốc và xuất khẩu sang hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hoa Sen Group phát triển theo mô hình công ty mẹ - công ty con, với
Công ty Cổ phần Hoa Sen là công ty mẹ

Đối với hoạt động xuất khẩu, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục tận dụng tốt
các lợi thế mở ra từ các FTA, tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới giàu tiềm
năng và phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.

Bên cạnh việc giữ vững thị trường nội địa, Tập đoàn Hoa Sen cũng
không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các thị trường truyền thống
và mở rộng thị phần sang các thị trường giàu tiềm năng ở Trung Đông, Nam
Á, Châu Phi, Châu Úc, Châu Âu và Châu Mỹ.

Đối với mảng sản xuất kinh doanh nhựa, NĐTC 2021 – 2022 Tập đoàn
Hoa Sen đã hoàn tất chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và tên Công ty TNHH

6
MTV VLXD Hoa Sen thành CTCP Nhựa Hoa Sen, đồng thời chuyển giao
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh mảng nhựa của Tập đoàn cho CTCP
Nhựa Hoa Sen để tối ưu nguồn lực và tăng hiệu quả hoạt động của mảng
nhựa.

Năm 2023, trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhu cầu các
mặt hàng đều suy giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh gay gắt tại thị trường
nội địa, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể
ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị trong ngành. Tuy nhiên, xét ở góc độ nội tại, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang
duy trì sự ổn định về tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh.

2. Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của
công ty HSG

2.1.Kinh tế

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn,
dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các
doanh nghiệp sẽ dựa trên các phân tích về các yếu tố kinh tế sau để quyết định
đầu tư vào các ngành, các khu vực.

Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ,
trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có
những quyết định phù hợp cho riêng mình.

Các yếu tố tác động đến nền kinh tế. Ví dụ: Lãi suất, lạm phát,…

Các chính sách kinh tế của Chính phủ. Ví dụ: Luật tiền lương cơ bản,
các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các
ngành: Giảm thuế,trợ cấp….

Triển vọng kinh tế trong tương lai. Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng, mức gia
tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…

7
Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh
tế Anh đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra
một cuộc chiến về giácả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí
quảng cáo kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã gây
tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm
sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.

2.2.Nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học là mối quan tâm chính yếu đối với các nhà
làm Marketing, vì người dân là lực lượng làm ra thị trường. Nhân khẩu học là
khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng,
phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lực lượng lao
động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế – xã hội khác. Những
kết quả nghiên cứu trên về dân số có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm trong tương lai. Biểu hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau
đây:

Quy mô, tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu phản ánh khái quát và trực
tiếp quy mô nhu cầu thị trường ở cả hiện tại và tương lai. Nếu đi sâu xem xét
hai chỉ tiêu trên ở từng khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng địa
phương cho thấy từng nơi có quy mô và tốc độ tăng dân số là không giống
nhau. Với các thay đổi như vậy dẫn đến sự cần thiết phải xác định lại những
nhà kinh doanh và các điểm bán buôn hay bán lẻ.

Sự thay đổi về cơ cấu lứa tuổi của dân cư sẽ làm thay đổi cơ cấu khách
hàng tiềm năng theo lứa tuổi đối với các loại sản phẩm. Đến lượt nó, cơ cấu
lứa tuổi lại tuỳ thuộc các nhân tố khác của đất nước như chuyển từ giai đoạn
chiến tranh sang hòa bình, sự phát triển của ngành y tế bảo vệ sức khỏe của
nhân dân

Tỷ lệ các bộ phận của dân số tham gia vào lực lượng lao động xã hội
bao gồm các loại lao động: nam, nữ; lao động trong tuổi và ngoài tuổi. Sự

8
thay đổi cơ cấu ngành nghề của các loại lao động do tác động của quá trình
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng làm thay đổi về nhu cầu về
sản phẩm, hàng hoá. Những thay đổi nói trên đều có tác động đến Marketing
đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tính đến.

Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư. Hành vi mua sắm và tiêu dùng
của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục của họ. Đó là văn
hoá tiêu dùng như văn hoá ẩm thực, văn hoá thời trang, văn hoá trà. Những
người có văn hoá cao sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, họ có nhu cầu
tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao hơn.

2.3.Chính trị - pháp luật

Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên
một khu vực lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả
năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn
vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế
luật pháp tại khu vực đó. Yếu tố này thường phân tích các khía cạnh sau:

Sự bình ổn: Phương pháp này sẽ phân tích sự bình ổn trong các yếu tố
xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình
ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh. Ngược lại,
các thể chế không ổn định, xảy raxung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh
doanh trên lãnh thổ của nó.

Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu
thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động,
luật chống độc quyền, chống bán phá giá …

Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh
nghiệp. Chúng có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Có
thể kể đến các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển
kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…
9
2.4.Môi trường văn hóa – xã hội.

Tập đoàn Hoa Sen hiện đã trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh thép số 1 tại Việt Nam và xuất khẩu tôn thép hàng đầu trong khu vực.
Đây chính là sự phát triển vượt bậc của một doanh nghiệp Việt Nam trong
lĩnh vực tôn thép.

o Tác động tích cực.

Các sản phẩm như tôn thép thường được mua với số lượng lớn, giá
thành khá cao nên việc đảm bảo chất lượng là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy,
người tiêu dùng thường có xu hướng mua trực tiếp tại các cửa hàng, chi
nhánh và kèm theo là chính sách bảo hành phải hợp lý, bảo vệ được người
dùng. Điều này đang là vô cùng thích hợp với chính lược hiện tại của Hoa Sen
là “mua tận gốc, bán tận ngọn” với việc sở hữu hệ thống 11 nhà máy lớn và
gần 500 chi nhánh phân phối, bán lẻ khắp cả nước giúp việc phân phối, bảo
hành dễ dàng hơn. Cùng với đó, Hoa Sen luôn hướng tới khách hàng, đặt chất
lượng sản phẩm và lợi ích của khách hàng là then chốt nên khách hàng luôn
có thể yên tâm và tin tưởng.

Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang hướng tới sản phẩm bảo
vệ môi trường, bền vững, vì vậy, nó hoàn toàn phù hợp với các sản phẩm hiện
tại của Hoa Sen như các dòng tôn, thép, nổi bật là Tôn siêu bền Hoa Sen Gold
được cam kết chống thủng dột lên đến 30 năm, cùng với đó, ống nhựa Hoa
Sen được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, có khả năng tái sử dụng cao.

Với truyền thống luôn đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, người Việt
đã và đang phát huy vô cùng tốt. Với việc tài trợ cũng như tổ chức các
chương trình thiện nguyện hướng tới cộng đồng, giúp đỡ các hoàn cảnh khó
khăn như “Mái ấm gia đình Việt”, “Hát cho ngày mai” hay hành trình “San sẻ
yêu thương – Chung tay cùng vượt qua đại dịch COVID-19”,…Hoa Sen đã
mang lại những lợi ích tích cực cho xã hội. Từ đó, thương hiệu Hoa Sen đang

10
được mọi người biết đến, yêu mến, có được một hình ảnh vô cùng tích cực
trong mắt người dân, từ đó mang lại lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn.

o Tác động tiêu cực

Với việc truyền thông đang phát triển nhanh chóng, từ đó làm xu hướng
tiêu dùng của người dân dễ bị lung lay, có thể bị thay đổi nhanh chóng, Từ
đó, Hoa Sen phải biết cập nhật xu hướng người tiêu dùng, điều chỉnh các sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Hoa Sen đang được mọi người biết đến với một hình ảnh đẹp, tích cực,
vì vậy, chỉ với một hình ảnh xấu, nhất là trong thời đại số hiện nay, Hoa Sen
sẽ dễ đánh mất lòng tin của khách hàng, dễ bị quay lưng. Vì vậy, Hoa Sen cần
phải quản lý nhân sự một cách chỉnh chu, thấu hiểu được khách hàng cũng
như nhân viên.

2.5.Môi trường công nghệ - kỹ thuật.

o Tác động tích cực.

Việc công nghệ sản xuất phát triển giúp cho quá trình sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm được gia tăng đáng kể. Với công nghệ mới, lượng
tôn, thép được sản xuất ra của Hoa Sen tăng lên, từ đó không làm đứt đoạn
chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Với công nghệ mới, những
sản phẩm mới được tạo ra với chất lượng tốt hơn, bền vững hơn và thiết kế
đẹp mắt hơn, phù hợp xu hướng hiện tại.

Không chỉ vậy, với việc thương mại điện tử phát triển, Hoa Sen đã có
thể mở rộng được thị trường từ trong nước lẫn nước ngoài. Khả năng bán
hàng của Hoa Sen tăng lên cao, với Hoa Sen Home, khách hàng có thể mua
sản phẩm từ trên mạng, tiện lợi và nhanh chóng. Qua đó, gia tăng được sản
lượng tiêu thụ, tiếp cận được các thị trường nước ngoài qua các trang thương
mại điện tử quốc tế.

11
Hoa Sen đang là tập đoàn về tôn, thép hàng đầu Việt Nam, vì vậy với
việc đầu tư công nghệ hiện đại, Hoa Sen sẽ tăng khả năng cạnh tranh, vượt
mặt các đối thủ, giành được nhiều thị phần hơn.

Với việc khoa học phát triển, khả năng tiếp cận thông tin của khách
hàng cũng nhanh chóng hơn qua mạng xã hội. Từ đó, Hoa Sen sẽ tận dụng
được mạng xã hội, tiếp cận được với khách hàng, thực hiện các chương trình
marketing nhằm nâng cao độ nhận diện của thương hiệu.

o Tác động tiêu cực.

Với việc vận dụng công nghệ hiện đại, bù lại, doanh nghiệp phải bỏ ra
chi phí lớn. Vì vậy, Hoa Sen sẽ phải bỏ ra chi phí, đầu tư nhiều hơn vào công
nghệ sản xuất nhằm đảm bảo được lợi thế cạnh tranh của mình.

Với công nghệ phát triển, các thương hiệu nước ngoài dễ dàng xâm
nhập vào Việt Nam, từ đó khiến cho thị trường nội địa của Hoa Sen có thể bị
giảm đáng kể.

Để có thể quảng bá được thương hiệu thông qua truyền thông, mạng xã
hội đòi hỏi Hoa Sen phải nắm bắt được xu hướng tốt, không được tạo hình
ảnh xấu vì nó rất dễ lan truyền trên mạng xã hội.

Khi công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, nhân lực sẽ càng hạn chế,
từ đó, Hoa Sen sẽ phải điều chỉnh lại bộ máy, quản trị một cách hợp lý hơn
nhằm tối thiểu hóa được chi phí, tối đa hóa được lợi nhuận.

2.6.Môi trường tự nhiên.

o Tác động tích cực

Việt Nam là một đất nước với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
phong phú, theo thống kê trên nước ta có đến 300 mỏ sắt và điểm quặng sắt
nằm trải dài trên khắp cả nước. Vì vậy, nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất
tôn thép rất dồi dào, Hoa Sen Group từ đó biết cách tận dụng nguồn nguyên
liệu để tạo nên nguồn sản phẩm, tạo lợi thế cho mình.

12
Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lý thuận lợi, nằm cạnh biển
Đông, từ đó mà việc xuất nhập khẩu vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, tại khu vực
Đông Nam Á, Việt Nam có khả năng xuất khẩu cao do giáp với nước cần
nguồn cung lớn như Trung Quốc và các nước lân cận có nền kinh tế chưa phát
triển tốt cần thép nên khả năng xuất khẩu cao.

o Tác động tiêu cực

Việc ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng nan giải của thế giới
và cả Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thép, dễ gây ô
nhiễm môi trường. Vì vậy, Hoa Sen cần đưa ra những giải pháp cụ thể, tích
cực để cải thiện vấn đề môi trường, xây dựng được chiến lược bền vững nhằm
bảo vệ môi trường.

Việc xử lý ô nhiễm môi trường khiến cho chi phí xử lý tăng cao, khiến
doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ vậy, doanh nghiệp cần phải
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để giảm thiểu tác động
lên môi trường. Chính những yếu tố trên khiến doanh nghiệp chịu chi phí lớn,
từ đó lợi nhuận suy giảm.

Việc lũ lụt, bão xảy ra ở miền Trung khiến cho những quặng sắt bị ảnh
hưởng, không thể cung cấp được nguồn nguyên liệu cần thiết, cùng với việc
vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn.

3. Dự báo doanh thu

Phương pháp bình quân di động trực tiếp

Định nghĩa: Mức dự báo sẽ bằng mức cầu thực tế bình quân của một
số ít các giai đoạn ngay trước đó. Trong phần này nhóm sẽ lấy trung bình
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HSG trong từng thời gian ngắn
như 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm, có khoảng cách đều nhau làm kết quả dự
báo cho doanh thu năm 2023. Theo phương pháp này thì nhu cầu của các giai
đoạn có trọng số bằng nhau.

13
Công thức:

Các bước thực hiện:

B1: Xác định mục tiêu dự báo, doanh thu HSG năm 2023.

B2: Xác định loại dự báo.

B3: Chọn mô hình dự báo, chọn phương pháp bình quân di động.

B4: Thu thập số liệu kết quả kinh doanh từ năm 2010-2022 của HSG và
tiến hành dự báo.

B5: Ứng dụng kết quả dự báo.

Ưu điểm:

 Nhanh chóng, đơn giản, dễ hiểu, san bằng sự biến động ngẫu nhiên về
thời gian.

 Không áp đặt tình hình thời kỳ trước cho thời kỳ sau.

Nhược điểm:

 Hoàn toàn dựa vào số liệu quá khứ, chưa đánh giá sự khác nhau giữa
các số liệu ở các thời kỳ khác nhau; phụ thuộc vào mức độ trung bình
được tính (n).

 Chưa phân biệt tầm quan trọng của các số liệu ở các thời kỳ khác nhau.

 Cần nhiều số liệu quá khứ

 Dãy số liệu ổn định.

14
Kết quả: Lấy dữ liệu từ doanh thu của HSG từ năm 2010 - 2022. Từ
đó, chọn thời gian ngắn n = 2 năm, 3 năm, 4 năm và 5 năm.

Dựa vào các số liệu trên dự báo doanh thu của HSG trong từng giai
đoạn thời gian n, kết quả như hình bên.

Tuy nhiên, để đánh giá mức sai lệch tổng thể của dự báo dùng độ lệch
tuyệt đối bình quân (MAD) và sai số Tuyệt đối Trung bình theo tỷ lệ phần
trăm ( MAPE ). MAD và MAPE càng nhỏ thì kết quả dự báo càng ít sai lệch.

Kết quả cho thấy thời gian n = 2 năm MAD và MAPE nhỏ nhất. Vì
vậy, dùng hai giai đoạn 2021 và 2022 để làm dữ liệu dự đoán doanh thu năm
2023.

Kết quả dự báo doanh thu năm 2023 như sau:

DT 2023 = 49,538,734,515,393 ± 6,637,256,219,034 =


56,175,990,734,427 VND

Nhìn chung, doanh thu các năm tăng đều

Bảng 1: Kết quả dự báo doanh thu bằng phương pháp bình quân di động trực tiếp

Từ năm 2010 - 2017: độ chênh lệch doanh thu giữa các năm lớn. Tuy
nhiên độ lệch giảm dần theo từng năm tiếp theo

Từ năm 2018 - 2022: độ lệch tương đối của doanh thu dự báo 2 thời kỳ
đến 5 thời kỳ đều bắt đầu nhỏ dần, đặc biệt là năm 2021 và 2022.

Đặc biệt ở năm 2022, doanh thu dự báo từ thời kỳ 2 - 5 đều không có
sự chênh lệch lớn cho thấy áp dụng phương pháp này là hợp lí trong những

15
năm gần đây, nhóm lựa chọn doanh thu dự báo 2 thời kỳ với MAD
=6,637,256,219,034 và MAPE = 24% vì có MAD và MAPE nhỏ nhất trong
các dự báo doanh thu từ 2 - 5 thời kỳ.

Do hiện nay nền kinh tế vĩ mô trên toàn thế giới chứa đựng nhiều yếu
tố bất lợi ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam như FED
tăng lãi suất, ngân hàng nhà nước siết chặt room cho vay tín dụng, … gây ảnh
hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp theo nhiều mặt.

Hơn nữa, quy mô ngành thép hiện nay còn nhiều biến động do ảnh
hưởng từ giá của nguyên vật liệu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ ..
tác động làm giá nguyên vật liệu giảm.

Tuy nhiên, đến năm 2023 nhà nước đã hỗ trợ các doanh nghiệp hồi
phục bằng cách giảm lãi suất tín dụng và theo nhiều phương diện khác.

Chính vì vậy, theo dự báo của nhóm chúng em, doanh thu của năm
2023 do các tác động ảnh hưởng trên, đã lấy doanh thu trung bình của 2 năm
2021 và 2022 cộng với sai số tuyệt đối để tính ra doanh thu dự báo năm 2023.

4. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh 2023

Phương pháp kết hợp


Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp trực tiếp và phương
pháp tỉ lệ % trên doanh thu

Các khoản mục thay đổi theo tỉ lệ % trên doanh thu thuần gồm:

 Doanh thu hoạt động tài chính: 377,479,187,600.50

 Chi phí tài chính: 536,440,810,053.00

 Lỗ chia từ công ty liên kết: 0,00

 Chi phí bán hàng: 3,588,564,868,309.50

 Thu nhập khác: 36,605,602,695.50

 Chi phí khác: 11,867,935,838.50

16
Các khoản mục thay đổi theo phương pháp trực tiếp gồm:

 Chi phí lãi vay: 260,241,924,339

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 522,227,362,442

Cổ tức được xác định theo chính sách chia cổ tức của công ty vào năm
2023. Năm 2021 và 2022 công ty HSG quyết định chia cổ tức dưới dạng cổ

phiếu cho chủ sở hữu công ty, chính vì thế lợi nhuận sau thuế ( EAT ) bằng
lợi nhuận giữ lại.
Bảng 2:Bảng dự báo kết quả kinh doanh của CTCP Tập đoàn Hoa Sen năm 2023

5. Dự báo bảng cân đối kế toán

Lập bảng CĐKT dự kiến

5.1.Bước 1: Dự toán nhu cầu vốn huy động thêm và lập bảng cân
đối kế toán sơ bộ

5.1.1. Dự kiến nhu cầu vốn huy động thêm - AFN (Theo phương
trình)

Các giả định khi xác định AFN bằng phương trình:

 Các loại Tài sản quan hệ thuận theo Doanh thu;

 Tài sản cố định được sử dụng hết công suất

17
 Phải trả người bán và phải trả khác tăng theo tỷ lệ %/DT;

 Lãi ròng/DT và tỷ lệ chia cổ tức năm báo cáo không đổi.

 Công thức xác định nhu cầu vốn huy động thêm - AFN :

 AFN = Tài sản tăng thêm - Nợ phải trả tăng thêm - LNGL

 AFN = A*g-L*-EAT(1+g)(1-d) (1)

Với AFN: Nhu cầu vốn huy động thêm

A*: TS có mối quan hệ trực tiếp với DT

So: Doanh thu năm báo cáo

L*: Các KPT có quan hệ trực tiếp với DT

d: Tỷ lệ chia cổ tức

g: Tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh thu

Thay dữ liệu của HSG vào (1) ta xác định được nhu cầu vốn của
Tập đoàn Hoa Sen:

 Hoạt động hết công suất năm 2022

 Lãi ròng/DT = 0,447% và không đổi, tỷ lệ chia cổ tức = 0 và


không đổi

 Tất cả tài sản, phải trả người bán, khác tỷ lệ thuận với doanh thu

AFN = 1.651.213.172.744 (AFN dương), Hoa Sen bị thiếu hụt vốn, nên
huy động thêm nguồn tài trợ.

5.1.2. Lập bảng cân đối kế toán sơ bộ:

Các giả định khi lập bảng cân đối kế toán sơ bộ:

18
 Các khoản mục thuộc TS và NV trên bảng CĐKT sẽ được ước
lượng bằng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu;

 LNGL = LNGL cuối năm báo cáo + LNGL dự tính năm kế


hoạch;

 Vay ngắn hạn, dài hạn và vốn góp của cổ đông được giữ nguyên
như cuối năm báo cáo.

Lập bảng dựa trên doanh thu đã dự báo từ trước:

Ta có: Doanh thu thuần dự kiến của 2023 là , và lấy những khoản mục
tài sản, nguồn vốn không phải là vốn vay và vốn chủ sở hữu chia cho doanh
thu của năm 2022 từ đó ta có cột %/DT sau đó nhân với doanh thu dự kiến để
dự báo cho năm 2023. Ta được bảng cân đối kế toán sơ bộ như sau:

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán sơ bộ

19
Vậy doanh nghiệp dự kiến sẽ thiếu hụt vốn cần huy động thêm vốn khi
hiệu của nguồn vốn và tài sản là -1.871.989.390.423 (nguồn vốn < tài sản), lý
do chính để tăng AFN là do giảm nguồn vốn nội sinh (LNGL). Hay chúng ta
có thể tính nhu cầu vốn cần huy động thêm bằng cách tính chênh lệch của tài
sản với nợ phải trả và nguồn vốn;

Bảng 4: Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2023

Từ bảng cân đối kế toán sơ bộ, chúng ta đã dự báo được là Hoa Sen
đang có nhu cầu để huy động thêm vốn mặc cho tài sản dự kiến sẽ giảm so
với năm 2022 (AFN dương). Nhưng Hoa Sen vẫn cần vốn vì lợi nhuận giữ lại
không đủ đáp ứng nhu cầu vốn để hoạt động ổn định, cân bằng. Để xác định
chính xác được doanh nghiệp cần huy động bao nhiêu và bằng phương án nào
là khả thi thì cần phải điều chỉnh lại bảng cân đối kế toán khi các yếu tố tài
sản không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với doanh thu.

5.1.3. Điều chỉnh bảng cân đối kế toán

Công suất sử dụng tài sản cố định nhóm em giả định là 100% vì bọn
em kỳ vọng doanh nghiệp hoạt động hết công suất dự kiến sau dịch Covid để
20
bù đắp những khoản vốn vay ngắn hạn từ đó doanh thu tối đa = doanh thu
thực tế; Bên cạnh đó, xác định mức tài sản cố định cần thiết cho năm dự kiến
là 6.682.814.598.958 tăng lên so với năm 2022 nhưng chỉ bằng 50% của năm
2021 dựa theo dự kiến doanh thu năm 2023 là 56.175.990.734.427 đồng và
giả định doanh thu tối đa bằng với doanh thu thực tế năm 2022.

Bảng 5: Điều chỉnh bảng cân đối kế toán

Từ dữ liệu doanh thu, hàng tồn kho, phải thu khách hàng giai đoạn
2018- 2022 như bảng sau:

Bảng 6: Doanh thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu các năm 2018 - 2022

Sử dụng phương pháp hồi quy để tìm ra được phương trình bậc nhất với
ẩn là doanh thu (thể hiện sự phụ thuộc của hàng tồn kho và khoản phải thu
khách hàng đối với doanh thu qua các năm). Ta có được (Chi tiết cách giải ở
trên excel):

KPT = -486,771,610 + 0,064880280*Doanh thu

HTK= 4,541,114,420,316 + 0,038829592 *Doanh thu

Thay thế doanh thu của năm 2023 dự kiến vào ta sẽ được khoản mục
Hàng Tồn Kho điều chỉnh: 3.157.942.063.782; Các khoản phải thu ngắn hạn
điều chỉnh: 6.722.405.213.715 từ đó xác định nhu cầu vốn huy động thêm sẽ
là 3.748.419.687.540

21
Bảng 7: Bảng cân đối kế toán sơ bộ đã điều chỉnh

5.2.Bước 2: Dự kiến nguồn tài trợ và hoàn chỉnh bảng CĐKT

5.2.1. Dự kiến nguồn tài trợ

Các hệ số tài chính:

 Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu của cổ đông

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/ Nợ
ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn
kho) / Nợ ngắn hạn

 Nợ phải trả tối đa năm 2023 = Tổng Tài sản điều chỉnh 2023* Hệ
số nợ

 Doanh nghiệp được phép cho vay nợ thêm = Nợ phải trả tối đa
năm 2023 - Nợ phải trả năm 2023 điều chỉnh

22
Bảng 8: Các hệ số tài chính

Căn cứ vào hệ số nợ:

 Nợ phải trả được vay thêm tối đa = Tổng Tài sản điều chỉnh
2023* Hệ số nợ

 Nợ phải trả hiện có = Nợ phải trả năm 2023 điều chỉnh

 Nợ được vay thêm tối đa = Nợ phải trả được vay thêm tối đa -
Nợ phải trả hiện có

Bảng 9: Hệ số nợ

Vậy Hoa Sen có thể đáp ứng nhu cầu vốn huy động cần thêm bằng cách
vay thêm vì lượng vốn cần huy động nhỏ hơn nợ có thể vay thêm tối đa cho
năm dự kiến ( 7.189.910.035.680 > 3.748.419.687.540).

Căn cứ vào hệ số thanh toán hiện thời:

Để chi tiết, phân biệt rõ lượng vốn có thể vay từ nợ ngắn hạn và dài hạn
tối đa có thể là bao nhiêu cũng như phân chia tỷ trọng sao cho phù hợp với
khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần dựa trên những chỉ tiêu
mới

 Nợ ngắn hạn tối đa 2023 = Tài sản ngắn hạn năm 2023 điều

chỉnh /Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

 Nợ ngắn hạn được phép tăng thêm tối đa năm 2023 = Nợ ngắn
hạn tối đa 2023 - Nợ ngắn hạn năm 2023 điều chỉnh

23
 Công ty phải vay thêm dài hạn = Nhu cầu vốn huy động thêm -
Nợ ngắn hạn được vay thêm tối đa

Bảng 10: Hệ số thanh toán

Từ việc căn cứ vào các hệ số tài chính, hệ số nợ và hệ số thanh toán


hiện thời, nhóm em quyết định được 3 phương án tài trợ cho Hoa Sen:

1. Huy động nguồn vốn chủ sở hữu:

Bằng cách tăng vốn chủ sở hữu bằng đúng lượng vốn cần huy động
thêm là 3.748.419.687.540 nên vốn CSH của Hoa Sen sẽ đạt
12.469.970.132.836, có thể bằng cách bán phát hành thêm cổ phiếu, huy động
thêm vốn từ cổ đông công ty. Phương án này khả thi vì Hoa Sen có uy tín, thị
phần lớn trong ngành Thép, cũng như việc dự báo lợi nhuận tăng có thể khiến
thu hút thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư…

2. Vay dài hạn:

Sử dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho hoạt động của công ty là
phương án phù hợp vì trong ngắn hạn công ty sẽ phải sử dụng vốn để bù đắp
những hàng hóa, kết quả kinh doanh xấu trong quá khứ, không thể hoàn có lợi
nhuận cao hoặc đảm bảo ổn định để thực hiện nghĩa vụ nợ nếu là vay nợ ngắn
hạn. Ngoài ra, Hoa Sen đã thực hiện trả nợ vào năm 2022 ( năm 2022 chỉ còn
132.653 triệu nợ dài hạn) nên có dễ dàng có thể thực hiện được những khoản
tín dụng mới vì đã củng cố lòng tin cho người cho vay ( Tổ chức tín dụng ),
hoặc sử dụng trái phiếu để huy động vốn.

3. Vay dài hạn kết hợp ngắn hạn:

24
Tương tự với việc sử dụng 100% vay dài hạn thì, chúng ta có thể vay
thêm 19.647.718.449 đồng ngắn hạn và 3.728.771.969.091 đồng đối với
khoản vay dài hạn để giảm bớt áp lực nguồn vốn dài hạn.

5.3.Bảng CĐKT hoàn chỉnh

Từ 3 phương án trên ta xác định được bảng CĐKT hoàn chỉnh:

Bảng 11: Bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh

25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Duy Quang. (2023, 10 23). Tập đoàn Hoa Sen (HSG): Tiêu thụ thép
cả niên độ 2022/2023 giảm gần 22%:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tap-doan-hoa-sen-hsg-tieu-thu-thep-ca-
nien-do-20222023-giam-gan-22-112660.htm

- www.info.hoasengroup.vn (2023) depression.

https://info.hoasengroup.vn/vi/gioi-thieu/gioi-thieu-chung/

-(2023, 08 06). Tập đoàn Hoa Sen và hành trình 22 năm khẳng định vị
thế dẫn đầu: https://info.hoasengroup.vn/vi/bai-viet/tap-doan-hoa-sen-va-
hanh-trinh-22nam-khang-dinh-vi-the-dan-dau/

-(2023, 10 13). Môi trường vĩ mô và những ảnh hưởng tới thị trường tài
chính chung: https://topi.vn/moi-truong-vi-mo.html

-(2022). Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-thanh-
pho-ho-chi-minh/ke-toan-quan-tri/anh-huong-cua-moi-truong-kinh-doanh-
doi-voi-doanh-nghiep/43563583

Thùy Dung. (2018, 11 01). Tập đoàn Hoa Sen giữ vững vị thế số 1 trên
thị trường tôn thép: http://www.thiduakhenthuongvn.org.vn/kinh-te/tap-doan-
hoa-sen-giu-vung-vi-so-1-tren-thi-truong-ton-thep

(2022, 10 31). Tôn Hoa Sen và hành trình 21 năm "mang hạnh phúc sẻ
chia cùng cộng đồng": https://vtv.vn/xa-hoi/ton-hoa-sen-va-hanh-trinh-21-
nam-mang-hanh-phuc-se-chia-cung-cong-dong-20221030215955442.htm

Xuân Phúc. (2020, 07 13). Tập đoàn Hoa Sen từng bước hiện thực hóa
mục tiêu trở thành nhà bán lẻ vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam:
26
http://www.thiduakhenthuongvn.org.vn/kinh-te/tap-doan-hoa-sen-tung-buoc-
hien-thuc-hoa-muc-tieu-tro-thanh-nha-ban-le-vat-lieu-xay-dung

27

You might also like