Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TÓM TẮT

TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Năm 2021-2022
- Đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền
gửi bằng ngoại tệ: là 0%.

- Đối với ngân hàng chính sách sẽ theo quy định của Chính phủ.
- Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Hợp tác xã:

 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 3% trên tổng số
dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 7% trên tổng số dư tiền
gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 5% trên tổng số dư tiền gửi.
- Tổ chức tín dụng khác (ngoài các tổ chức tín dụng đã nêu):

 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 3% trên tổng số
dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 8% trên tổng số dư tiền
gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 6% trên tổng số dư tiền gửi.

NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ:


- Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tiền tệ tại Việt
Nam. Sau khi các quy định của pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở chính thức có hiệu lực, thị
trường mua bán các loại giấy tờ có giá trở nên sôi động hơn với sự tham gia các ngân hàng Nhà
nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Năm 2022
- Hiện nay, lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng trên OMO cũng là một “chốt chặn” để góp
phần bình ổn nhất định lãi suất trên các thị trường.
- Theo số liệu mới công bố, tại ngày 31/3 thời điểm chốt quý 1/2022, hoạt động thị trường mở
(OMO) ghi nhận lượng bơm ròng đáng kể từ Ngân hàng Nhà nước
- Trong những ngày nửa đầu tháng 4/2022, trên thị trường mở OMO các hoạt động diễn ra
tương đối sôi động và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm gần 1,2 nghìn tỷ đồng vào hệ thống
ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm.
- Về mặt tích cực, VND vẫn được kỳ vọng được hỗ trợ từ dòng tiền ngoại tệ tích cực. Trong 3
tháng đầu năm 2022, giải ngân FDI đạt 4,42 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 7,8%. Trong khi đó theo
số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 cán cân thương mại đảo chiều xuất
siêu 2,1 tỷ USD và nâng mức xuất siêu lên 1,5 tỷ USD trong quý 1/2022.

Giải pháp
+ Thứ nhất: Thời gian qua, nhằm ổn định thị trường và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành
viên trong các phiên đấu thầu, NHNN đã sử dụng phương pháp đấu thầu khối lượng để xét
thầu. Qua đó, tạo điều kiện cho tất cả các thành viên dự thầu đều trúng thầu, có tiền để hỗ trợ
thanh khoản.
+ Kiến nghị các thành viên này nên chuyển sang sử dụng đường truyền riêng để khắc phục
những nhược điểm trên và tạo sự thông suốt trong việc kết nối hệ thống giao dịch thị trường
tiền tệ với NHNN.

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


Năm 2021
- Tính từ đầu năm tới nay, NHNN đã có 3 lần điều chỉnh giảm giá mua vào USD. Cụ thể, ngày
08/06/2021 giảm 150 đồng/USD, đến ngày 11/08/2021 thay đổi từ mua kỳ hạn 6 tháng sang
mua giao ngay, đồng thời giảm giá mua 225 đồng/USD. Lần 3 giảm giá mua USD thêm 100
đồng/USD vào ngày 05/11/2021, xuống còn 22,650 đồng/USD.
- Đồng thời, NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại tệ trong nước
dồi dào khi cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm thặng dư 225 triệu
USD và lượng kiều hối ước tính chuyển về Việt Nam đạt mức kỷ lục 18.1 tỷ USD, bất chấp dịch
Covid-19.

Năm 2022|
- Ngày 16/9, tỷ giá trung tâm và tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đồng loạt tăng mạnh và ở
mức cao nhất 3 năm qua. Cụ thể, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức
23.283 đồng/USD, tăng thêm 6 đồng so với mức niêm yết ngày 14/9. Như vậy, tỷ giá trung tâm
đã có phiên tăng thứ ba liên tiếp trong tuần với tổng mức tăng là 39 đồng. Còn tỷ giá tham khảo
tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn được giữ ở mức 22.550 đồng (mua vào) và 23.400
đồng (bán ra).

- Tương tự, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại ngày 16/9 cũng tăng rất mạnh. Có
ngân hàng tăng tới hơn 100 đồng, vượt mức 23.740 đồng/USD, mức giá cao nhất trong 3 năm
qua.

Giải pháp
- Có lẽ đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, đó có thể là cơ chế tỷ
giá thả nổi có quản lý tương tự như các nước trong khu vực đã lựa chọn kể từ sau khủng hoảng
kinh tế – tài chính 1997-1998. Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so
với cơ chế tỷ giá neo cố định hiện nay.
- Cần cho phép các ngân hàng thương mại (được phép kinh doanh ngoại tệ) mua bán ngoại tệ
hai chiều một cách bình thường với tất cả các nhu cầu giao dịch.
- Cần để lãi suất hình thành theo nguyên tắc thị trường đảm bảo cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi
ro của lãi suất
- Giám sát và có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài của
các ngân hàng hoặc vay ngắn hạn của ngân hàng có bảo lãnh từ ngân hàng, các khoản trái phiếu
bằng ngoại tệ kể cả của chính phủ.

You might also like