Chương 2 tiền tệ và thị trường tài chính 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Chương 2: Các công cụ chính sách tiền tệ và vai trò của chúng trong phát triển

kinh tế của một quốc gia:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Nghiệp vụ thị trường


mở

Tỷ giá hối đoái Các công cụ chính sách


tiền tệ
Lãi suất chiết khấu

Hạn mức tín dụng

Tái cấp vốn

Hình 1.1. Các công cụ chính sách tiền tệ

2. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM:

2.1 VAI TRÒ CỦA TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC:

2.1.1. Quy định của nhà nước về tỷ lệ dự trữ bắt buộc


- Dự trữ bắt buộc (DTBB) trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc sẽ được Ngân hàng Nhà nước xác
định cho từng tổ chức tín dụng riêng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã quy định đối với tổ
chức tín dụng theo từng loại tiền gửi ở trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được nhân với số dư
bình quân tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc tại các tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự
trữ bắt buộc sẽ tương ứng theo từng loại tiền gửi.

Công thức dùng để tính dự trữ bắt buộc như sau:

DTBB= (Tỷ lệ DTBBi x HĐi)

Trong đó:

 DTBB: là số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với cấc tổ chức
tín dụng.
 Tỷ lệ DTBBi: được quy định đối với các tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính
dự trữ bắt buộc loại i sẽ được áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.
 HĐi: Số dư bình quân tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại các tổ chức tín dụng
trong kỳ xác định của dự trữ bắt buộc.

Số dư bình quân tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc tại các tổ chức tín dụng trong kỳ xác
định dự trữ bắt buộc sẽ được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt
buộc cuối mỗi ngày tại các toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (sẽ bao gồm trụ sở chính, các chi
nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của các tổ chức
tín dụng hoặc là trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ, rồi chia cho tổng số ngày
trong kỳ để xác định dự trữ bắt buộc.

Công thức tính số dư bình quân tiền gửi như sau:

Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc= Tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB/ số ngày
trong kỳ xác định DTBB

Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được hiểu là khoảng thời gian của tháng hiện hành timsh kể từ ngày
đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, sẽ bao gồm cả các ngày nghỉ, lễ, ngày Tết.

Kỳ xác định dự trữ bắt buộc được xem là khoảng thời gian của tháng trước liền kề được tính kể
từ ngày đầu tiên của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng, sẽ bao gồm cả các ngày nghỉ,
lễ, Tết.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam được quy định trong Quyết định 1158/QĐ-NHNN như sau:

Năm 2021-2022
* Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín
dụng:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại
hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia
trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức
tín dụng quy định tại điểm b Khoản này;

- Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ
dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính
sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền
gửi bằng ngoại tệ: là 0%.

- Đối với ngân hàng chính sách sẽ theo quy định của Chính phủ.

- Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Hợp tác xã:

 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 3% trên tổng số
dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 7% trên tổng số dư tiền
gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 5% trên tổng số dư tiền gửi.
- Tổ chức tín dụng khác (ngoài các tổ chức tín dụng đã nêu):

 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 3% trên tổng số
dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài: 1% trên tổng số dư tiền gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng: 8% trên tổng số dư tiền
gửi.
 Tiền gửi bằng ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 6% trên tổng số dư tiền gửi.
Hình 2.1 Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc

2.2. VAI TRÒ CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ:


2.2.1Quy trình nghiệp vụ thị trường mở:
– Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở.
– Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá.
– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá.
– Thành viên lưu ký giấy tờ có giá.
– Thành viên nộp đơn dự thầu.
– Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu.
– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu.
– Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ
có giá.
– Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá.
– Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp
đồng.
– Xử lý các vấn đề khác.
- Nghiệp vụ thị trường mở có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tiền tệ tại Việt
Nam. Sau khi các quy định của pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở chính thức có hiệu lực, thị
trường mua bán các loại giấy tờ có giá trở nên sôi động hơn với sự tham gia các ngân hàng Nhà
nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2.2.2 Tổng quan về nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam hiện nay
Năm 2022
- Theo số liệu mới công bố, tại ngày 31/3 thời điểm chốt quý 1/2022, hoạt động thị trường mở
(OMO) ghi nhận lượng bơm ròng đáng kể từ Ngân hàng Nhà nước. Theo ghi nhận, phiên chốt
quý 1/2022 này có 3 thành viên tham gia, với lượng trúng thầu 3.167,36 tỷ đồng – đây là quy
mô đáng kể nhất trong tháng 3 vừa qua. Theo đó, nguồn hỗ trợ này vẫn có kỳ hạn là 14 ngày và
mức lãi suất vẫn ở là 2,5%/năm. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm thêm 122,19 tỷ đồng tại
thời điểm ngày 01/4 và chỉ có 1 thành viên tham gia.
- Tổng số dư nguồn hỗ trợ qua kênh này từ Ngân hàng Nhà nước đã gần mốc 5.000 tỷ đồng,
cũng đều ở kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 2,5%/năm. Theo đó, nhà điều hành đều chào thầu ở kỳ
hạn này với quy mô chào 10.000 tỷ đồng/phiên trong suốt thời gian qua. Mặc dù chưa lớn, tuy
nhiên hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn đang liên tiếp bơm ròng qua OMO để hỗ trợ cân đối nguồn
ngắn hạn trong hệ thống. Trong khi tại thời điểm này năm ngoái toàn hệ thống không cần phải
hỗ trợ.
- Tuy nhiên, thị trường ghi nhận Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tiếp bơm ròng lượng lớn qua
OMO để hỗ trợ nguồn cho hệ thống tại thời điểm chốt quý 1 và bước vào quý 2/2020, bên cạnh
đó có những phiên bơm lên tới trên 9.000 tỷ đồng. Song điểm khác biệt lớn khi đó là thời điểm
lần đầu tiên cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, trong cân đối
nguồn của hệ thống các tổ chức tín dụng thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và các dòng tiền
cũng bị ảnh hưởng nhất định. Còn một điểm khác biệt nữa đó là, lãi suất Ngân hàng Nhà nước ở
cao điểm bơm ròng cuối quý 1 đầu quý 2/2020 còn áp tới 3,5%/năm thì nay lãi suất thấp chỉ với
2,5%/năm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020.
- Hiện nay, lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng trên OMO cũng là một “chốt chặn” để góp
phần bình ổn nhất định lãi suất trên các thị trường. Theo đó, lãi suất VND trên thị trường liên
ngân hàng đến cuối quý 1 đầu quý 2 này đã bình ổn trở lại dù đã cao hơn nhiều so với bình
quân trong năm 2021. Lãi suất qua đêm đã về sát mức 2%/năm, và đặc biệt đường cong lãi suất
thay vì bị đảo ngược hồi đầu năm thì tại thời điểm này đã trở lại bình thường. Trên thị trường
liên ngân hàng, lãi suất USD đã tăng lên và tiếp tục tăng trong thời gian gần đây, như qua đêm
đã trên 0,3%/năm, mà quyết định nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ trung
tuần tháng 3 vừa qua là tác động chính đến mức lãi suất này.
- Trong những ngày nửa đầu tháng 4/2022, trên thị trường mở OMO các hoạt động diễn ra
tương đối sôi động và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm gần 1,2 nghìn tỷ đồng vào hệ thống
ngân hàng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Theo đó, tổng lượng
tín phiếu đáo hạn là 720 tỷ đồng và nâng tổng lượng tín phiếu đang lưu hành lên 5,0 nghìn tỷ
đồng. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND duy trì ở mức cao, kỳ hạn qua đêm ở mức
2,29% (tăng 10 điểm cơ bản so với tuần trước) và kỳ hạn 1 tuần 2,52% (tăng 12 điểm cơ bản).
Bên cạnh đó, lãi suất các kỳ hạn dài hơn (2 tuần – 3 tháng) cũng đã bắt đầu nhích tăng (12 – 22
điểm cơ bản), phản ánh kỳ vọng. Trong khi đó, hầu như không có nhiều thay đổi đối với diễn
biến của đồng VND. Trên thị trường liên ngân hàng, USD/VND giao dịch quanh mức 22.865/USD
(tăng 15 đồng so với tuần trước), trong khi tại các ngân hàng thương mại tỷ giá niêm yết tăng
20 đồng, kết tuần ở mức VND 22.690/23.000. Trên thị trường tự do tỷ giá tiếp tục giảm nhiệt và
thu hẹp khoảng cách với tỷ giá niêm yết, giao dịch ở VND 23.255/23.285.
- Về mặt tích cực, VND vẫn được kỳ vọng được hỗ trợ từ dòng tiền ngoại tệ tích cực. Trong 3
tháng đầu năm 2022, giải ngân FDI đạt 4,42 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 7,8%. Trong khi đó theo
số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 cán cân thương mại đảo chiều xuất
siêu 2,1 tỷ USD và nâng mức xuất siêu lên 1,5 tỷ USD trong quý 1/2022.
- Trên thị trường mở (OMO), Ngân hàng Nhà nước vẫn đều đặn chào thầu hỗ trợ tạo nguồn
10.000 tỷ đồng/phiên, song mức độ bơm ròng qua đây là rất nhỏ; Cập nhật đến ngày
20/4/2022, số dư nguồn hỗ trợ qua đây vẫn chỉ có 2.470,47 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại thị trường
mở (OMO) vừa qua thường chỉ có 1-2 tổ chức tín dụng tiếp cận, bởi trên thị trường liên ngân
hàng lãi suất vay chi phí vẫn thấp hơn đáng kể (chỉ quanh 2,3% so với 2,5%/năm nếu vay Ngân
hàng Nhà nước qua OMO).

2.2.3 Giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam:
- Để tiếp tục phát huy tính ưu việt của công cụ nghiệp vụ TTM trong điều hành CSTT tại Việt
Nam trong thời gian tới, đề xuất một số kiến nghị như sau:

+ Thứ nhất: Thời gian qua, nhằm ổn định thị trường và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành
viên trong các phiên đấu thầu, NHNN đã sử dụng phương pháp đấu thầu khối lượng để xét
thầu. Qua đó, tạo điều kiện cho tất cả các thành viên dự thầu đều trúng thầu, có tiền để hỗ trợ
thanh khoản. Xét về mặt lý thuyết, phương pháp này là hợp lý. Tuy nhiên, do các thành viên là
các TCTD có quy mô lớn, sở hữu lượng GTCG lớn nên khối lượng trúng thầu trong từng phiên
chiếm tỷ lệ lớn làm cho các TCTD có quy mô nhỏ trúng thầu với khối lượng khá khiêm tốn,
không đủ nhu cầu tiền mặt nên phải vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn.
Đây cũng là một nguyên nhân làm cho các TCTD nhỏ ngày càng phụ thuộc vào các TCTD lớn, gây
tác động không tốt tới sự phát triển của thị trường liên ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này,
đề nghị NHNN nghiên cứu việc phân nhóm thành viên trong đấu thầu nghiệp vụ TTM. Có thể áp
dụng chào thầu riêng cho nhóm TCTD lớn và nhóm TCTD nhỏ theo khối lượng phù hợp mà
không ảnh hưởng tới lượng cung tiền mục tiêu.

+ Thứ hai: Hiện nay, vẫn còn một số thành viên sử dụng đường truyền Dial-up trong việc kết nối
với NHNN. Công nghệ này thường chậm và hay gặp sự cố “nghẽn” đường truyền, gây khó khăn
trong việc “vào” hệ thống của NHNN để cập nhật thông báo và đặt đơn thầu. Do đó, kiến nghị
các thành viên này nên chuyển sang sử dụng đường truyền riêng (Leased line) để khắc phục
những nhược điểm trên và tạo sự thông suốt trong việc kết nối hệ thống giao dịch thị trường
tiền tệ với NHNN.

2.3. VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:

- Trong quá khứ, thực tế ở Việt Nam đã nhiều lần cho thấy rằng chính sách neo tỷ giá không
phải yếu tố đảm bảo sự thành công trong kiểm soát lạm phát. Cũng giống như nhiều nền kinh tế
đang phát triển và mới nổi khác, chính sách neo tỷ giá của Việt Nam chỉ thuận lợi cho việc kiểm
soát lạm phát nhờ hạn chế được hiệu ứng chuyển của tỷ giá vào giá nhập khẩu và giá tiêu dùng
nếu như đồng nội tệ không bị định giá quá thấp và đặc biệt là cung tiền phải được kiểm soát
tốt.
- Kể từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cách thức điều hành tỷ giá mới (dựa
vào một giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn nhất), tuy nhiên bản chất của chính sách vẫn
là neo chặt chẽ vào đô la Mỹ.
- Sau một thời gian dài thành công nhờ hạ thấp được tốc độ tăng cung tiền/tín dụng, kiểm soát
tốt lạm phát trong nước, và duy trì được thặng dư thương mại hàng hóa, thị trường ngoại hối
thời gian gần đây lại bắt đầu xuất hiện những bất ổn mới.
- Tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại tăng khoảng 5-6% so với đầu năm; hiện tượng
chênh lệch tỷ giá trên thị trường chính thức và phi chính thức gia tăng mạnh; người dân và
doanh nghiệp có động thái găm giữ ngoại tệ bất chấp việc NHNN đã phải bán ra một lượng lớn
ngoại tệ trong nỗ lực bình ổn thị trường.
- Những bất ổn lần này xuất phát từ bên ngoài do chính sách tiền tệ đảo chiều (tăng lãi suất)
của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Với độ mở rất cao của nền kinh tế sau khi gia
nhập hàng hoạt hiệp định thương mại tự do (tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP >
200%), cộng với việc tuân thủ kỷ luật về an toàn không được tốt của các ngân hàng thương mại,
chế độ neo tỷ giá của Việt Nam đã bộc lộ những nhược điểm giống như trước đây.

2.3.1 Cơ chế tỷ giá hối đoái ở Việt Nam:


Năm 2021
- Tính từ đầu năm tới nay, NHNN đã có 3 lần điều chỉnh giảm giá mua vào USD. Cụ thể, ngày
08/06/2021 giảm 150 đồng/USD, đến ngày 11/08/2021 thay đổi từ mua kỳ hạn 6 tháng sang
mua giao ngay, đồng thời giảm giá mua 225 đồng/USD. Lần 3 giảm giá mua USD thêm 100
đồng/USD vào ngày 05/11/2021, xuống còn 22,650 đồng/USD.
- Việc điều chỉnh giảm giá mua vào là hệ quả tất yếu trong bối cảnh tỷ giá trung tâm lẫn giá bán
ra của NHNN và giá USD trên thị trường liên ngân hàng giảm so với đầu năm.
Đồng thời, NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại tệ trong nước
dồi dào khi cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm thặng dư 225 triệu
USD và lượng kiều hối ước tính chuyển về Việt Nam đạt mức kỷ lục 18.1 tỷ USD, bất chấp dịch
Covid-19.
- Nhờ vậy, NHNN tích cực mua ròng ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Mặt khác, thông qua
lượng tiền đồng đối ứng được bơm ra thị trường nhưng không bị hút về, nhà điều hành đang
muốn tạo điều kiện nguồn vốn dồi dào để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua khó khăn đại dịch Covid-19. Chính điều này là một trong những yếu tố
khiến Mỹ nghi ngờ Việt Nam thao túng tiền tệ khi kéo dài việc mua ròng ngoại tệ.
Từ góc độ kiểm soát khủng hoảng, việc tăng tích trữ ngoại hối thông qua hoạt động thu
mua USD - đồng tiền thống trị trong dự trữ và thanh toán quốc tế của Việt Nam - là một động
thái phòng ngừa khủng hoảng điển hình trong điều hành chính sách tiền tệ của bất kỳ quốc gia
nào.
- Đặc biệt, trong điều kiện thực tế Việt Nam là một nước thu hút được FDI khá lớn trong thời
gian qua, và vì vậy cũng chịu khá nhiều rủi ro nếu các nhà đầu tư nước ngoài đột ngột rút vốn
khi gặp khủng hoảng, việc gia tăng tích lũy ngoại tệ là điều tất yếu cần làm để phòng ngừa rủi
ro, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới.
- Chứng minh cho chính sách điều hành tỷ giá của NHNN là hoàn toàn đúng đắn và linh hoạt,
ngày 03/12/2021, Bộ Tài chính Mỹ công bố “Báo cáo về chính sách hối đoái và kinh tế vĩ mô của
các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ”, trong đó đánh giá Việt Nam tiếp tục đáp ứng các tiêu
chí để xác định không thao túng tiền tệ. Theo đó, xác định trong giai đoạn đánh giá năm 2020,
không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho thấy Việt Nam thao túng tiền tệ theo quy định của Đạo
luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988.

Năm 2022
- Ngày 16/9, tỷ giá trung tâm và tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đồng loạt tăng mạnh và ở
mức cao nhất 3 năm qua. Cụ thể, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức
23.283 đồng/USD, tăng thêm 6 đồng so với mức niêm yết ngày 14/9. Như vậy, tỷ giá trung tâm
đã có phiên tăng thứ ba liên tiếp trong tuần với tổng mức tăng là 39 đồng. Còn tỷ giá tham khảo
tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn được giữ ở mức 22.550 đồng (mua vào) và 23.400
đồng (bán ra).

- Tương tự, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại ngày 16/9 cũng tăng rất mạnh. Có
ngân hàng tăng tới hơn 100 đồng, vượt mức 23.740 đồng/USD, mức giá cao nhất trong 3 năm
qua.

- Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD từ 23.450-23.760 đồng/USD (mua
vào/bán ra), tăng 20 đồng so với phiên hôm qua. Tương tự, Ngân hàng BIDV niêm yết tỷ giá từ
23.485-23.765 đồng/USD, cũng tăng 25 đồng so với chốt phiên trước. Ngân hàng VietinBank
cũng tăng 22 đồng, hiện đang giao dịch quanh mức 23.497-23.777 đồng/USD. Ngân hàng
Eximbank mua vào là 23.490 đồng/USD và bán ra là 23.750 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD so với
chốt phiên trước. So với phiên đầu tuần, tỷ giá tại các ngân hàng tăng từ 70-80 đồng/USD.

- Có thể thấy tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã tăng liên tục trong tháng Tám, vì vậy, ngày
7/9, Ngân hàng Nhà nước đã nâng tỷ giá bán USD tại Sở giao dịch lên mức 23.700 đồng (từ mức
23.400 đồng).

-Mức độ tăng và điểm đến mới nói trên là khá cao so với mức cũ nhưng không quá lớn so với
thực tế biến động trên thị trường thời gian gần đây.

- Như vậy, trong 5 tháng qua, đây là lần tăng giá bán USD thứ 3 của Ngân hàng Nhà nước. Trước
đó, hồi tháng Năm, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD chiều bán thêm 200
đồng lên 23.250 đồng/USD. Tiếp đến đầu tháng Bẩy, cơ quan đứng đầu ngành ngân hàng tiếp
tục điều chỉnh tỷ giá này lên 23.400 đồng/USD.
2.3.2 Giải pháp cho tình trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

- Có lẽ đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, đó có thể là cơ chế tỷ
giá thả nổi có quản lý tương tự như các nước trong khu vực đã lựa chọn kể từ sau khủng hoảng
kinh tế – tài chính 1997-1998. Khác với cơ chế neo tỷ giá hiện nay, trong cơ chế thả nổi có quản
lý, ngân hàng trung ương sẽ “từ bỏ” việc tuyên bố trước tỷ giá trung tâm; tỷ giá thương mại
hằng ngày về cơ bản được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung cầu ngoại tệ trên thị
trường.

- Tuy nhiên, NHNN có thể dùng các biện pháp can thiệp như mua bán ngoại tệ trên thị trường
liên ngân hàng và/hoặc các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để làm mềm dao
động của tỷ giá. Cụ thể, thông qua các hoạt động thị trường mở, hoặc tái chiết khấu và tái cấp
vốn, và mua bán trên thị trường ngoại hối, NHNN có khả năng kiểm soát được cung tiền, qua đó
điều tiết được tỷ giá và lãi suất mục tiêu.

- Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với cơ chế tỷ giá neo cố định
hiện nay. Thứ nhất, giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng như lương bổng của khu vực doanh
nghiệp ở Việt Nam đã được quyết định theo cơ chế thị trường.

- Việc thả nổi có quản lý tỷ giá sẽ giúp sự biến động của giá cả các mặt hàng trong nước cân
bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ
tối ưu hơn. Thứ hai, độ mở kinh tế của Việt Nam lớn, nhưng lại không bị lệ thuộc mạnh vào một
đối tác cụ thể nào, nên việc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ không những không
khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài, mà còn giúp
Việt Nam hấp thụ tốt hơn các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, những tính
toán của chúng tôi chỉ ra rằng tác động của sự mất giá nội tệ đối với giá tiêu dùng (hiệu ứng
chuyển của tỷ giá hối đoái) ở Việt Nam trong giai đoạn trước đây là cao hơn hẳn so với những
nước phát triển và đang phát triển khác. Tuy nhiên, hiệu ứng chuyển của tỷ giá sẽ giảm nếu như
Việt Nam duy trì được môi trường lạm phát thấp và ổn định. Ngoài ra, chế độ neo tỷ giá chỉ với
một chiều điều chỉnh (giảm giá đồng nội tệ) sẽ làm cho hiệu ứng chuyển của tỷ giá hối đoái cao
hơn rất nhiều so với các chế độ tỷ giá linh hoạt hơn.

- Trong các chế độ tỷ giá linh hoạt, các công cụ/biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ phát triển,
nhờ đó tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế sẽ nhỏ hơn so với chế độ neo tỷ giá
nhưng lại không giữ được như cam kết.

– Một số chính sách hỗ trợ khác:

+ Cần cho phép các ngân hàng thương mại (được phép kinh doanh ngoại tệ) mua bán ngoại tệ
hai chiều một cách bình thường với tất cả các nhu cầu giao dịch. Trên cơ sở đó, cùng với việc
nới rộng biên độ tỷ giá hối đoái tạo ra thị trường hối đoái thông suốt, liên tục bao gồm cả thị
trường giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn. Một thị trường hối đoái với sự đa dạng của loại hình và
công cụ giao dịch sẽ làm tăng khả năng cân bằng cung cầu, hạn chế đầu cơ, găm giữ ngoại tệ
tạo ra niềm tin đối với công chúng và nhà đầu tư về khả năng tiếp cận thị trường.

+ Cần để lãi suất hình thành theo nguyên tắc thị trường đảm bảo cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi
ro của lãi suất. (Ở Mỹ hiện nay, lãi suất huy động của các ngân hàng lớn từ 3,25 – 3,75%/năm;
trong khi đó các ngân hàng thương mại nhỏ huy động phổ biến từ 4,25% – 5%/năm. Các ngân
hàng nhỏ cho vay ra với lãi suất cao hơn các ngân hàng thương mại lớn, đối tượng cho vay chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phân khúc thị trường). Đây là giải pháp then chốt
nhằm thu hút vốn vào ngân hàng và cho vay hiệu quả với rủi ro thấp (ngân hàng là một tổ chức
tín dụng chuyên nghiệp). Tránh tình trạng đầu cơ vào vàng và nguyên vật liệu nhập khẩu làm
trầm trọng thêm thâm hụt thương mại. Mặt khác, chỉ trên cơ sở lãi suất thị trường thì tác động
của nó đến tỷ giá hối đoái mới đồng thuận với mục tiêu thắt chặt tiền tệ chống lạm phát.

+ Giám sát và có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài của
các ngân hàng hoặc vay ngắn hạn của ngân hàng có bảo lãnh từ ngân hàng, các khoản trái phiếu
bằng ngoại tệ kể cả của chính phủ. Các khoản vay ngắn hạn thường tăng lên rất nhanh gắn với
tài trợ L/C nhập khẩu. Đây là yếu tố làm cho cung cầu ngoại tệ biến động mạnh và bất thường,
gây khó khăn lớn cho việc điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất ngoại tệ – cũng như nội tệ.

+ Trong những năm tới, dự báo luồng vốn đầu tư nước ngoài vào VN vẫn còn rất lớn. Trong
điều kiện chưa thả nổi tỷ giá hối đoái thì việc mua ngoại tệ vào và trung hòa tiền tệ vẫn phải
tiếp tục thực hiện. Vì vậy, tình trạng mua cao bán thấp vẫn còn là áp lực lớn đối với dòng tiền
của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài các biện pháp đang áp dụng như: (1) Duy trì dự trữ bắt buộc ở
mức tương đối cao; (2) phát hành tín phiếu NHTW với lãi suất thị trường; (3) nới rộng hơn nữa
biên độ tỷ giá hối đoái.

You might also like