Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BÁO CÁO GIAO BAN QUÝ I/2024

Văn phòng Đại học

Báo cáo các ĐVCM Dự thảo báo cáo Quý Slide

1
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2023-2024

1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ
cho giai đoạn phát triển mới
2. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, đào tạo và hỗ trợ
người học
3. Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao chất
lượng đào tạo và thành công của người học
4. Tăng cường công tác truyền thông hướng nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh
5. Thúc đẩy, nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả
nghiên cứu
6. Tăng cường hợp tác liên kết mạng lưới đại học/viện
nghiên cứu và đẩy mạnh quốc tế hóa
7. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư nâng
cấp cơ sở vật chất
1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cho giai đoạn phát triển mới

 Các ĐVCM đều cơ bản hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ nhiệm các chức danh quan trọng, các nhóm chuyên
môn, cụm chuyên môn.
 Trường CNTT&TT thành lập 3 tổ công tác (TCT) gồm Tổ hạ tầng mạng, Tổ phát triển học liệu số và Tổ hợp
tác đối ngoại để hỗ trợ công tác chuyên môn.
 Trường Cơ khí đang thành lập tổ công tác để xây dựng đề án chuyển Viện Khoa học và Công nghệ quốc tế
Việt Nam - Nhật Bản thành trung tâm nghiên cứu.
 Viện Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa đang ến hành tái cấu trúc và thành lập Viện Công nghệ điều khiển
và tự động hóa trực thuộc Đại học
 Viện KTQL đang hoàn thiện đề án chuyển đổi mô hình thành Trường Kinh tế và Quản lý, phiên bản 7.0.
 Về công tác tuyển dụng: các ĐVCM đều đã thực hiện tuyển dụng mới và gia hạn hợp đồng với các giảng
viên và cán bộ nguồn, nhưng Khoa KH&CN giáo dục chưa tuyển được ứng viên cho vị trí giảng viên Công
nghệ giáo dục.
 Tồn tại, hạn chế:
• Trường CNTT&TT: Tuyển dụng gặp khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực CNTT&TT, nơi nhu cầu về nhân lực
chất lượng cao rất lớn.
• Trường Cơ khí: Thách thức trong việc đáp ứng đủ số lượng cán bộ giảng dạy và kỹ thuật (CBGD và CBKT) để thực hiện các
thí nghiệm chuyên sâu, cùng với việc trung tâm nghiên cứu công nghệ Hàn và ghép nối đang xây dựng và thiết bị tài trợ
chưa lắp đặt hoàn chỉnh.
• Trường Điện - Điện tử: Số lượng hồ sơ ứng tuyển tăng, nhưng phân bố không đồng đều giữa các ngành, gây khó khăn trong
việc cân đối nguồn nhân lực chất lượng.

3
2. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, đào tạo và hỗ trợ người học

 Công tác phát triển 20 học liệu số E-learning theo yêu cầu của Bộ GDĐT được hoàn thành tốt vào 01/2024, tuy
nhiên, việc cập nhật các học liệu số các ĐVCM lên hệ thống eHUST chưa đáp ứng được kỳ vọng.

 Trường CNTT&TT đẩy mạnh phát triển kho học liệu số với phiên bản 2 trên Daotao.ai và hoàn thiện hệ thống tổ
chức học và thi lập trình tự động, đạt hiệu quả cao với 51.7% tổng số lớp thi được tổ chức trên máy nh. Công
tác quản lý điểm và phân công giảng dạy trên e-HUST được cải thiện, với 100% học liệu kỳ 2023-2 được cập
nhật trên hệ thống.

 Trường Điện - Điện tử phát triển 04 khóa học blended learning mới, với 25% học phần đã có học liệu số và 33%
có đề cương chi ết trên eHUST.

 Trường Cơ khí hoàn thành 75% đề cương học phần được đăng tải lên eHUST.

 Tồn tại, hạn chế:


• Công tác phát triển B-Learning, đang gặp hạn chế do thay đổi nhân sự và thiếu sự ch cực từ các nhóm giảng viên và chuyên
môn. Tải giảng dạy của cán bộ Trường CNTT&TT cao nên một số học phần chưa hoàn thành đúng ến độ xây dựng học liệu.
• Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục cũng chưa kịp đăng ký học B-Learning theo kế hoạch.
• Khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh gặp khó khăn trong công tác văn thư và hành chính do chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ.
• Một số đơn vị chức năng gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống eHUST do thiếu cán bộ chuyên trách
4
3. Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và thành công của người học

 (1) Tiếp tục cập nhật và thực hiện kiểm định các CTĐT: Các DDVCM đều nỗ lực trong việc hoàn thiện báo cáo,
cập nhật chương trình và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo theo chuẩn ASIIN, AUN-QA, và AQAS. Các
chương trình từ cử nhân đến thạc sỹ đã và đang được thực hiện kiểm định và công nhận.

 (2) Nâng cao môi trường thực hành và sáng tạo: Trường Cơ khí và Khoa KH&CN Giáo dục đã khuyến khích sinh
viên tham gia vào các dự án sáng tạo và cuộc thi như SV Startup 2023, và chương trình gPBL2024 tại Đại học
Shibaura, Nhật Bản. Đồng thời, các ĐVCM đều cải thiện môi trường thực hành, học thuật thông qua chương
trình liên kết, dự án phối hợp với các trường đối tác quốc tế.

 (3) Kết nối doanh nghiệp và tài trợ:


• Các ĐVCM đã chú trọng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển CTĐT, kết hợp chặt chẽ với các doanh
nghiệp để tăng cường kỹ năng thực tế và cơ hội việc làm cho sinh viên.
• Công tác thu hút tài trợ từ các doanh nghiệp lớn như Samsung, Toshiba, và Viettel đạt nhiều kết quả tốt với mục tiêu
tăng số lượng học bổng và tài trợ cho các hoạt động giáo dục, nghiên cứu tại các ĐVCM.
 Tồn tại, hạn chế:
• Trường Điện – Điện tử: số lượng sinh viên theo học các chương trình chuyên sâu đặc thù còn hạn chế.
• Trường Cơ khí: sau kiểm định, các CTĐT chưa tích cực tự rà soát, cải tiến. Các học phần thực hành/thí nghiệm
vẫn cần cải thiện chất lượng.
• Một số ĐVCM số lượng sinh viên tham gia thực tập doanh nghiệp chưa đạt được kỳ vọng do chưa tạo được mối
liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp đối tác.

5
4. Tăng cường công tác truyền thông hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh

 Công tác tuyển sinh đại học: các ĐVCM đều tham gia ch cực các hoạt động tuyển sinh Đại học, phối hợp nhịp
nhàng với Ban TSHN, một số hoạt động nổi bật:
• Trường CNTT&TT thành lập tổ công tác truyền thông để hỗ trợ viết n, bài và quản trị hệ thống truyền thông và mạng xã
hội.
• Trường Điện - Điện tử tập trung thu hút kinh phí học bổng từ các nguồn danh ếng, đặc biệt là ngành Kỹ thuật Y sinh.
• Trường Cơ khí tăng cường truyền thông và tuyển sinh với mục êu tăng 10% số lượng sinh viên năm 2024.
• Trường Vật liệu áp dụng các kênh truyền thông hiện đại và thiết kế tờ rơi mới
• Khoa Toán – Tin và Viện Kinh tế và Quản lý phối hợp tổ chức ngày hội tuyển dụng, nhấn mạnh vào Kinh tế số.
• Trường Hóa và Khoa học Sự sống phát triển dự án STEM, tập trung vào Hóa, Sinh học, Thực phẩm và Môi trường
• Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục sử dụng flyer và tổ chức tour trải nghiệm trong Ngày hội Tư vấn tuyển sinh

 Công tác tuyển sinh sau đại học:


• Trường CNTT&TT đã đẩy mạnh công tác tuyển sinh SĐH thông qua phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật
tự Xã hội (C06) của Bộ Công an đã tổ chức lễ khai giảng cho khóa đào tạo Thạc sỹ và Văn bằng 2 CNTT.
• Trường Vật liệu đặt mục êu tăng tỷ lệ học viên sau đại học lên 20%.
 Tồn tại, hạn chế:
• Hoạt động tư vấn tuyển sinh thường tổ chức vào cuối tuần khiến cán bộ quá tải.
• Trường Điện - Điện tử gặp khó khăn trong quy trình hỗ trợ tài chính cho công tác tuyển sinh. Quy định và quy trình xét học bổng
của ĐH chưa đồng bộ với lịch trình học bổng từ doanh nghiệp, gây ra nh trạng học viên cao học nhận đồng thời hai học bổng và
những rắc rối khi phải rút lại quyết định trao học bổng.
• Nhìn chung ở các ĐVCM, số lượng sinh viên tham gia học tập ch hợp chưa như kỳ vọng

6
5. Thúc đẩy, nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu

 Về nhiệm vụ đẩy mạnh thành lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu (PTTNC), các nhóm nghiên cứu
(NNC):
• Hoàn thành dự thảo đề án thành lập viện nghiên cứu thuộc đại học;
• Trình ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động PTNNC và NNC;
• Trình ban hành quyết định thành lập 13 PTNNC thuộc Trường Điện-Điện tử;
• Thành lập hội đồng thẩm định đề án thành lập PTNNC thuộc Trường Cơ khí;
• Trường CNTT&TT đang xây dựng đề án thành lập 02 PTNNC
 Một số kết quả hoạt động các ĐVCM:
• Trường Điện – Điện tử: Phát triển 13 phòng nghiên cứu, thu hút 110 giáo viên và 300 sinh viên, với tổng kinh phí
hợp tác 9,39 tỷ đồng. Trong đó, Phòng thí nghiệm Robot Yaskawa được thành lập với kinh phí 7,69 tỷ đồng.
• Trường CNTT&TT: Hỗ trợ m kiếm tài trợ, phối hợp với Bộ Công an phát triển dữ liệu cho Trung tâm dữ liệu
quốc gia và chuẩn bị tổ chức Summer School về khoa học dữ liệu và hội thảo SOICT 2024.
• Trường Cơ khí: Có 35 nhóm nghiên cứu và 3 phòng lab, tổ chức hợp tác quốc tế và đạt 45 bài công bố trong quý
đầu năm 2024.
• Trường Vật liệu: công bố 118 công trình khoa học, ký kết đề tài nghiên cứu với tổng kinh phí 18 tỷ đồng và nhận
tài trợ thiết bị.
 Tồn tại, hạn chế:
• Thủ tục giải ngân và quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, chi phí quản lý theo quy định của Đại học cho
các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ đang là rào cản để triển khai các hoạt động này.
• Các ĐVCM đều thống nhất quan điểm cần tăng cường m kiếm các nguồn tài trợ, đặc biệt tài trợ từ doanh nghiệp
• Suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn tài trợ đến từ các Doanh nghiệp.
7
6. Tăng cường hợp tác liên kết mạng lưới đại học/viện nghiên cứu và đẩy mạnh quốc tế hóa

 Các ĐVCM có nhiều hoạt động mời giảng viên quốc tế, tăng cường hợp tác nghiên cứu và cung cấp học bổng
thực tập tại nước ngoài:
• Trường CNTT&TT cung cấp học bổng thực tập tại Viện Tin học quốc gia Nhật Bản, Mohamed bin Zayed University of
Ar ficial Intelligence (MBZUAI) và trường hè Trento cho học viên sau đại học.
• Trường Điện – Điện tử thu hút giảng viên quốc tế và mở rộng chương trình trao đổi sinh viên với UC Ivry và CTĐT liên
kết 2+2, đưa và đón nhận sinh viên trao đổi quốc tế.
• Trường Cơ khí tổ chức "Global Project Based Learning“ với Shibaura và mở rộng hợp tác với các đại học, viện nghiên
cứu quốc tế như Tatung University, KAIST và Griffith University, cũng như tăng cường hợp tác với doanh nghiệp.
• Trường Hóa và Khoa học Sự sống ký kết MOUs với đối tác ở Hàn Quốc và Rumani, mời giảng viên nước ngoài giảng dạy
và xây dựng bộ dữ liệu về mạng lưới đối tác.
• Trường Vật liệu tổ chức seminar khoa học quốc tế, ký kết MoU với đối tác quốc tế và chuẩn bị cho hội thảo ICAMT
2024.
• Khoa KH&CN Giáo dục và Khoa Ngoại Ngữ phối hợp phát triển chương trình đào tạo, tổ chức workshop và tạo cơ hội
trao đổi cho giảng viên và sinh viên với đối tác quốc tế và doanh nghiệp
 Tồn tại, hạn chế:
• Một số ĐVCM chưa thành công trong việc mời giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy, quy trình thủ tục về thanh toán cho
giảng viên nước ngoài còn gặp khó khăn.
• Các thủ tục hỗ trợ trao đổi sinh viên, trao đổi n chỉ chưa được số hóa gây chậm trễ ến độ học tập của sinh viên
• Số lượng đề tài, dự án hợp tác với đối tác trong mạng lưới thân thiết dự kiến tăng 10% khả năng khó đạt mục êu. Nguyên
nhân chính là do hạn chế về nguồn kinh phí từ cả phía Việt Nam và đối tác, cùng với việc giảng viên chưa thấy hấp dẫn trong
việc tham gia các hoạt động hợp tác do khó khăn trong giải ngân.

8
7. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất

 Các kết quả chính:


• Trường CNTT&TT: Cải tạo 920m2 không gian làm việc cho Khoa Khoa học Máy nh và các đơn vị quản lý.
• Trường Điện – Điện tử: Di dời và ổn định không gian làm việc cho cán bộ và sinh viên.
• Trường Cơ Khí: Đầu tư vào hệ thống robot hàn, các thiết bị mới, áp dụng quy định 5S, và tối ưu hóa sử
dụng cơ sở vật chất.
• Trường Vật liệu: Hoàn thành quy hoạch tổng thể, phân công quản lý cơ sở vật chất, và tăng cường hợp tác
với doanh nghiệp.
• Trường Hóa và Khoa học Sự sống: Thực hiện dự án Phòng thí nghiệm khoa học sự sống và bảo tồn gen với
tổng kinh phí 40 tỷ đồng.
• Viện KTQL: Chuyển đổi văn phòng đến tầng 3 và 4 nhà C9, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2024.
• Khoa Ngoại Ngữ: Chuyển văn phòng và cải tạo phòng Lab, nâng cấp để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh
viên.
• Khoa Vật lý kỹ thuật: Tham gia xây dựng đề án Phòng thí nghiệm đào tạo bán dẫn.
 Tồn tại, hạn chế:
• Quy trình phê duyệt dự án cải tạo hiện tại chưa nhanh chóng, cần thiết lập một quy trình chuẩn hóa với sự phối hợp các bên
để đơn vị có thể chủ động đề xuất và được hỗ trợ triển khai.
• Một số PTNs của các ĐVCM còn chậm thực hiện do vướng một số thủ tục và điều kiện khách quan.
• Khoa LLCT chưa hoàn tất kế hoạch chuyển đổi mặt bằng làm việc, Khoa GDTC cần sửa chữa thêm một số hạng mục công trình

9
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THEO CÁC MẢNG CÔNG TÁC

Văn phòng Đại học


 Chuẩn bị Tập huấn cán bộ Đảng – Chính Quyền – Công đoàn tại Quảng Bình từ 17-21/4/2024.
01  Hoàn thành dữ liệu cho xếp hạng Times Higher Education và QS Rankings 2024;
 Tham gia TCT đề án BK100
 Phối hợp TT CĐS, BK Fintech phát triển các đề án BK-Office, Chuẩn hóa dữ liệu và Dashboard
quản lý điều hành

Xếp hạng
Biến
Nhóm ngành Năm 2023 Năm 2024 tại Việt
động
Nam
Kỹ thuật - Cơ khí, Hàng không & Chế tạo 401-450 451-500 -1 1

Kỹ Thuật - Điện & Điện tử 351-400 351-400 0 2


Khoa học Máy tính & Hệ thống Thông tin 451-500 451-500 0 2

Toán học 351-400 401-450 -1 4

10
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THEO CÁC MẢNG CÔNG TÁC

Tổ chức nhân sự
 Ban hành các Quy chế do Hội đồng đại học và Giám đốc đại học ban hành, bao gồm: Quy chế Tổ
02 chức và Hoạt động; Quy chế Quản lý tài chính; Quy chế Dân chủ; Quy chế Công tác cán bộ; Quy
chế Chi tiêu nội bộ và nhiều quy chế, quy định khác.
 Tổ chức rà soát quy hoạch, bổ sung quy hoạch lãnh đạo đơn vị cấp 2, cấp 3.
 Đang hoàn thiện đề án thành lập trường Kinh tế trên cơ sở tái cấu trúc Viện KTQL
 Ban TCNS đang cùng TCT rà soát bộ chỉ số KPI đánh giá cán bộ theo vị trí việc làm

Khoa học Công nghệ - Đổi mới Sáng tạo


 Hoàn thành tái cấu trúc các đơn vị nghiên cứu cấp Đại học
 Phát động tổ chức Hội nghị SVNC KH theo kịch bản mới và phối hợp Trung tâm Sáng tạo và
03 Khởi nghiệp Sinh viên hoàn thành cuộc thi Sáng tạo Trẻ 2023.
 Hoàn thành đề xuất dự án tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm về công nghệ bán dẫn; Trí
tuệ nhân tạo và Công nghệ sinh học
 Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, tổ chức hướng dẫn
triển khai thực hiện, nộp hồ sơ đề tài các cấp KC01-12, KX, hợp tác doanh nghiệp.
 Triển khai hỗ trợ đội thi của ĐHBKHN tham dự Chung kết SV-Startup toàn quốc tại Cần Thơ và
một số hoạt động hỗ trợ sinh viên tham gia các Cuộc thi, các Dự án về Đổi mới sáng tạo ở trong
và ngoài nước 11
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THEO CÁC MẢNG CÔNG TÁC
Công tác đào tạo
 Hoàn thiện phiên bản đầu tiên của quy chế Quản lý và tổ chức Đào tạo.
 Tổ chức truyền thông, hỗ trợ các đơn vị và sinh viên cho việc học tích hợp cử nhân – kỹ sư
chuyên sâu đặc thù từ học kỳ 20232.
04  Rà soát, tổng hợp về nhu cầu phòng học, xây dựng kế hoạch sử dụng phòng học cho năm học
2024-2025
 Công tác CĐS trong đào tạo bao gồm triển khai thử nghiệm rộng rãi hệ thống dịch vụ một cửa
cho một số dịch vụ. Triển khai các quy trình và công cụ tổng hợp, nhắc nộp điểm, sửa điểm cho
đợt thi cuối kỳ 20231 và module phản hồi thời khoá biểu cho kỳ 20232

Công tác Tuyển sinh – Hướng nghiệp


 Hoàn tất thiết kế và thu thập dữ liệu cho bản đồ đào tạo Đại học, phiên bản điện tử v1
 Dữ liệu cho Brochure tuyển sinh đã được thu thập, thiết kế hoàn thành vào đầu tháng 4
 Thực hiện 07 chương trình tư vấn hướng nghiệp với báo Tuổi trẻ, 20 chương trình tại các trường
05 THPT và 02 hội thảo về kỳ thi ĐGTD tại Thái Bình và Phú Thọ.
 Xây dựng và ban hành quy trình quản lý kỳ thi ĐGTD, tổ chức thành công 3 đợt thi với hơn
19.000 lượt tham gia tại 26 điểm thi.
 Tích hợp các hệ thống đăng ký dự thi và thông n tuyển sinh lên cổng thông n
 Hoàn thiện hệ thống đăng ký xét tuyển và thông báo tuyển sinh sau đại học cho năm 2024
12
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Trường CNTT&TT  Xem xét xây dựng chính sách và quy định linh hoạt, tính đến sự đa dạng
của các đơn vị.
 Các sự kiện tư vấn tuyển sinh vào cuối tuần có thể gây ảnh hưởng tới
lịch trình giảng dạy của giáo viên.
 Nên tổ chức hội thảo về các chương trình đào tạo tích hợp
 Xem xét có cơ chế chia sẻ thông tin về hợp tác đối ngoại và tài trợ

Trường Cơ khí  Triển khai cải tạo cơ sở vật chất cần quy trình minh bạch và hiệu quả
 Tăng cường đầu tư vào thiết bị và phần mềm cho NCKH, cần có kinh phí
đối ngoại (20-50 triệu đồng)
 Cập nhật nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật và trang bị bình chữa cháy tại PTN
 Hỗ trợ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép Nối trong việc
hoàn thiện cơ sở vật chất tại tòa nhà số 3/15 Tạ Quang Bửu.

Trường Vật liệu  Đại học sớm bàn giao diện tích để Trường sớm ổn định

13
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Trường Điện- Điện tử  Hỗ trợ thủ tục đầu tư cho phòng thí nghiệm IoT và ban hành hướng dẫn
sử dụng thiết bị thuê khoán.
 Trong đào tạo và tuyển sinh, cần chuẩn hóa thông tin ngành, tập huấn về
kiểm định chất lượng, khắc phục sự cố kỹ thuật trên eHUST, và cải thiện
nền tảng thực tập theo phản hồi.
 Về khoa học công nghệ, tăng cường phối hợp tổ chức hoạt động sinh
viên và hoàn thiện quản lý hoạt động khoa học trên qldt.
 Cơ sở vật chất cần phối hợp giải quyết việc kê khai sau chuyển về nhà
C7 và giữ nguyên chức năng khu tầng 3 nhà T, với thông báo rõ ràng về
bất kỳ thay đổi vị trí nào.
Khoa Toán- Tin  Quy hoạch cụ thể, rõ ràng hơn về địa điểm mới của Khoa và cho phép
chuyển toàn bộ các bộ phận khi đã có quy hoạch tổng thể.
 Hỗ trợ chuyển đổi số trong đào tạo do đặc thù số lượng SV quá lớn của
Toán đại cương.

Khoa Vật lý Kỹ thuật  Ủy quyền cho các Trưởng khoa trong mảng công tác cán bộ của Khoa

14
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Khoa Ngoại ngữ  Hỗ trợ thủ tục giấy tờ cho hoạt động hội nghị, hội thảo khoa học, phát
triển chuyên môn, và đề tài cấp cơ sở.
 Bổ sung 01 Phó Trưởng khoa để tăng cường quản lý và hỗ trợ nhân sự.
 Có biện pháp cải thiện thu nhập cho cán bộ, giảng viên
 Có thêm PTNNC và không gian chuyên môn cho cán bộ, giảng viên.
 Có đề án điều chỉnh nội thất và không gian làm việc để tạo điều kiện làm
việc tốt hơn.

Khoa KH-CNGD  Ủng hộ triển khai quảng cáo tuyển sinh trên nền tảng truyền thông số
 Xem xét đầu tư trang bị bàn và tủ làm việc cho Văn phòng Khoa và cải
thiện không gian làm việc cho cán bộ, giảng viên.
 Bố trí không gian và địa điểm cho Phòng Thực hành CNGD

Khoa GDQP và AN  Đầu tư, lắp đặt điều hòa các phòng ở của sinh viên tại nhà B7.
 Rà soát quy hoạch, phân công vị trí sân bãi; tiếp tục mua sắm vũ khí,
trang bị, cơ sở vật chất, đảm bảo đủ điều kiện huấn luyện

15
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Khoa LLCT  Hỗ trợ đầu tư và mua sắm cơ sở vật chất hiện đại cho các đơn vị chuyên
môn từ nguồn ngân sách phân cấp, cải thiện mặt bằng làm việc.
 Chuẩn bị nội dung số về lịch sử, vai trò, thành tựu của Đại học Bách
khoa Hà Nội cho Lễ kỷ niệm 70 năm và quảng bá tuyển sinh.
 Tiếp tục cải tạo nhà xe và khuôn viên xanh trong khuôn viên Đại học..

Viện Kỹ thuật ĐK và  BGĐ và các đơn vị liên quan hỗ trợ để sớm hoàn thành thuyết minh đề
TĐH án thành lập Viện nghiên cứu

Viện KHCN quốc tế  Sớm hoàn thiện quá trình tái cấu trúc với Trường Cơ khí
VN-NB  Đề xuất BGĐ đại học giao nhiệm vụ kết nối và điều phối hoạt động tư
vấn hoạt động KHCN với các tổ chức quốc tế và tập đoàn năng lượng
Khoa Giáo dục thể  Đầu tư và cải tạo sân bãi bao gồm: sửa chữa khu tập võ Teakowdo và
chất xây dựng hai sân bóng rổ 3x3 tại khán đài B sân vận động, cung cấp
phòng thay đồ cho giảng viên tại Nhà thi đấu và nâng cấp phòng học lý
thuyết bên khán đài B.

16
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM QUÝ II/2024
Đề án thành lập Trường Kinh tế và đề án nâng cao năng lực ngoại ngữ cán bộ

Tiếp tục hoàn thiện các mô đun đào tạo trên eHUST

Đề án nâng cao năng lực sáng tạo, khởi nghiệp sinh viên

Đề án hỗ trợ cho sinh viên năm thứ nhất được ban hành

Quy định và các văn bản liên quan về chính sách chuyển giao KHCN

Chính sách hỗ trợ sinh viên, giảng viên nước ngoài tới làm việc tại ĐHBK HN

Hoàn thiện quy hoạch vị trí làm việc của các đơn vị trong toàn Đại học

Hướng dẫn, quy trình trong nhiệm vụ nghiên cứu hợp tác Doanh nghiệp

17
Trân trọng cảm ơn
quý thầy, cô đã lắng nghe!

18

You might also like