Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 103

MỤC LỤC

HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. 5

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CẤU TRÚC & CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH ................................. 7
1.1. TẾ BÀO CỦA HỆ THẦN KINH ...................................................................................................................8
1.1.1. Cấu trúc một tế bào thần kinh (neuron): .............................................................................................. 8
1.1.2. Phân loại tế bào thần kinh ....................................................................................................................... 10
1.1.3. Phương thức tiếp hợp giữa các neuron thần kinh ............................................................................. 11
1.2. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHẦN CỦA HỆ THẦN KINH ..................................................... 13
1.2.1 Hệ thần kinh trung ương ............................................................................................................................... 15
1.2.2 Đồi thị .................................................................................................................................................................... 18
1.2.3 Vùng hạ đồi (Hypothalamus)....................................................................................................................... 19
1.2.4 Hệ thần kinh ngoại biên ................................................................................................................................. 21
CÂU HỎI .............................................................................................................................................................. 25
TÓM TẮT............................................................................................................................................................. 25

BÀI 2: PHẢN XẠ - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG ... 26
2.1. Phản xạ và cung phản xạ....................................................................................................................... 26
2.1.1. Khái niệm về phản xạ ..................................................................................................................................... 26
2.1.2. Cung phản xạ ..................................................................................................................................................... 26
2.2. Phản xạ không điều kiện ...................................................................................................................... 29
2.3. Phản xạ có điều kiện .............................................................................................................................. 30
2.3.3.1. Các vùng đại diện của các cơ quan cảm giác trên vỏ não............................................................. 31
2.4. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện....................................................................................................... 36
CÂU HỎI .............................................................................................................................................................. 38
1. Phân biệt phản xạ - cung phản xạ. Phản xạ có điều kiện – Phản xạ không điều kiện. ................ 38
2. Cho 1 ví dụ về phản xạ có điều kiện. Giải thích cơ chế thành lập phản xạ này. ........................... 38
3. Ý nghĩa sinh học của phản xạ có điều kiện. .......................................................................................... 38
TÓM TẮT............................................................................................................................................................. 38

BÀI 3: CÁC QUÁ TRÌNH ỨC CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ................... 39
3.1. Ức chế không điều kiện ........................................................................................................................ 39
3.2. Ức chế có điều kiện................................................................................................................................. 42
3.3. Sự tác động qua lại giữa các dạng ức chế ....................................................................................... 45
3.4. Ngủ, chiêm bao, thôi miên .................................................................................................................... 47
CÂU HỎI .............................................................................................................................................................. 56
TÓM TẮT............................................................................................................................................................. 56

BÀI 4: CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ..................................................... 57
4.1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế: ................................................................................. 57

2
4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung............................................................................................................... 58
4.3. Quy luật cảm ứng qua lại ...................................................................................................................... 59
4.4. Quy luật tính hệ thống ........................................................................................................................... 60
4.5. Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ có điều
kiện.............................................................................................................................................................................. 62
CÂU HỎI .............................................................................................................................................................. 63
TÓM TẮT............................................................................................................................................................. 63

BÀI 5: HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CỦA NÃO BỘ ...................................................... 64
5.1. Sự vận động của các quá trình thần kinh ....................................................................................... 64
5.2. Hoạt động phân tích – tổng hợp của não bộ .................................................................................. 65
5.3. Hoạt động phân tích – tổng hợp trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện với
kích thích đơn giản ................................................................................................................................................ 67
5.4. Hoạt động phân tích – tổng hợp của não bộ trong quá trình thành lập phản xạ có điều
kiện với phức hợp tín hiệu ................................................................................................................................. 68
5.5. Tính toàn vẹn trong hoạt động phản xạ có điều kiện ................................................................. 71
CÂU HỎI .............................................................................................................................................................. 75
TÓM TẮT............................................................................................................................................................. 75

BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI ............................................ 76
6.1. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao của người ...................................................................... 76
6.2. Các hệ thống tín hiệu.............................................................................................................................. 79
6.3. Một số đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người ............................................................. 81
6.4. Các loại hình thần kinh cấp cao ở người ........................................................................................ 83
CÂU HỎI .............................................................................................................................................................. 86
TÓM TẮT............................................................................................................................................................. 86

BÀI 7: CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TẬP TÍNH, CẢM XÚC, CHÚ Ý, HỌC TẬP, TRÍ NHỚ .................. 87
7.1. Tập tính (Behaviour) ............................................................................................................................. 87
7.2. Cảm xúc....................................................................................................................................................... 90
7.2.1. Khái niệm về cảm xúc .................................................................................................................................... 90
7.2.2. Các loại cảm xúc ............................................................................................................................................... 90
7.2.3. Chức năng cảm xúc ......................................................................................................................................... 91
Chuẩn bị cho chúng ta hành động ......................................................................................................................... 91
Định dạng hành vi........................................................................................................................................................ 91
Giúp chúng ta điều tiết sự tương tác xã hội ...................................................................................................... 91
7.2.4. Rối loạn cảm xúc .............................................................................................................................................. 91
Giảm cảm xúc và mất cảm xúc ................................................................................................................................ 91
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc khác ............................................................................................................... 92
7.3. Chú ý (Attention) ..................................................................................................................................... 92

3
7.4. Học tập (Learning).................................................................................................................................. 94
7.5. Trí nhớ ........................................................................................................................................................ 97
Vùng đồi thị và chứng quên việc cũ (quên ngược chiều): ........................................................................... 97
7.5.4.1 Đường mòn dấu vết nhớ: ........................................................................................................................... 98
7.5.4.2 Quá trình lưu trữ trí nhớ: nhớ dương tính và âm tính .................................................................. 98
7.5.4.3 Phân loại trí nhớ:........................................................................................................................................... 99
7.6. Ngôn ngữ ................................................................................................................................................. 100
Vùng Broca: Năm 1861, bác sĩ phẫu thuật và cũng là nhà nhân chủng học người Pháp Paul
Broca quan sát bộ não của một bệnh nhân đã tử vong, bệnh nhân này trước khi chết hoàn toàn mất
khả năng nói. Broca đã nhìn thấy trong bộ não người chết có một vùng tổn thương ở thùy trán bên
trái, vùng mà từ đó người ta đặt tên là “vùng Broca”, đây là vùng chủ yếu tạo ra âm thanh của ngôn
ngữ........................................................................................................................................................................................... 100
Vùng Wernicke: Năm 1876, nhà thần kinh học người Đức Carl Wernicke đã chỉ ra một vùng
giúp hiểu người khác nói gì: đó là vùng thùy thái dương trái giúp cho người ta hiểu được ý nghĩa
các từ, sau đó vùng này được đặt tên là Wernicke. ............................................................................................. 100
Chuyện trò như sự tương tác, hợp tác: ............................................................................................................. 101
Khung ẩn dụ:................................................................................................................................................................ 101
Nghệ thuật lắng nghe: .............................................................................................................................................. 102
Gợi ý thị giác: Chúng ta có thể nhận ra phần lớn nội dung rất nhanh nhờ kinh nghiệm và bối
cảnh. ........................................................................................................................................................................................ 102
Chữ viết: Là phương tiện mã hóa ngôn ngữ. Nhờ có chữ viết mà chúng ta lưu giữ được kiến
thức và kinh nghiệm. Quá trình hiểu bài đọc là hiểu chữ viết. Bất cứ khi nào đọc chúng ta đều sử
dụng kiến thức hiện có để lấp lỗ hổng và suy luận nghĩa.................................................................................. 102
Tầm quan trọng của việc học đọc: Học đọc là một phần quan trọng trong kinh nghiệm giáo dục,
khuyến khích phát triển nhận thức, giúp trẻ phát triển suy nghĩ không liên quan (suy nghĩ không
phụ thuộc vào bối cảnh trực tiếp, lập luận logic trừu tượng) và trí tưởng tượng. ................................. 102
CÂU HỎI ........................................................................................................................................................... 103
TÓM TẮT.......................................................................................................................................................... 103

4
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Cấu trúc, hoạt động của tế bào
thần kinh, của hệ thần kinh; cơ chế hoạt động cơ bản của hệ thần kinh trung ương: phản xạ, các
quá trình ức chế; các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao; các đặc điểm hoạt động thần kinh cấp
cao và các ứng dụng của các đặc điểm này trong đời sống; cơ sở sinh lý của tập tính, cảm xúc, chú
ý, học tập, trí nhớ, … trên cơ sở đó giúp xây dựng hành vi tích cực và rèn luyện bản thân, giải
thích các hiện tượng tâm lý người.
NỘI DUNG HỌC PHẦN
- Bài 1. Đại cương về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh (9 tiết): Sinh viên nắm rõ cấu
trúc và chức năng của tế bào thần kinh, sự dẫn truyền thông tin qua neuron thần kinh. Ngoài ra
còn đề cập đến các cấu trúc đại thể của bộ não và hệ thần kinh trung ương và phân chia các
vùng chức năng trên vỏ não.
− Bài 2: Phản xạ - cơ chế hoạt động cơ bản của hệ thần kinh trung ương (6 tiết): Bài này
cung cấp cho sinh viên khái niệm về phản xạ. Nắm được các loại phản xạ, cung phản xạ. Phân
biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Ứng dụng phản xạ có điều kiện đối với đời
sống con người.
− Bài 3: Các quá trình ức chế trong hoạt động thần kinh cấp cao (6 tiết): Phân biệt ức chế
không điều kiện và ức chế có điều kiện. Sự tác động qua lại giữa các loại ức chế. Vận dụng để
giải thích về giấc ngủ, chiêm bao, mộng du, thôi miên.
− Bài 4: Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao (3 tiết): Sinh viên nắm và phân biệt được
các quy luật hoạt động thần kinh cao cấp: Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế; Quy luật
lan tỏa và tập trung; Quy luật cảm ứng qua lại; Quy luật về tính hệ thống; Quy luật về mối tương
quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ.
− Bài 5: Hoạt động phân tích tổng hợp của não bộ (6 tiết): Bài này giúp cho sinh viên nắm
được các khái niệm về sự vận động của các quá trình thần kinh. các hoạt động phân tích tổng
hợp của não bộ. Nắm được các hoạt động phân tích và tổng hợp của não bộ; hoạt động phân
tích – tổng hợp của não bộ trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện với kích thích đơn giản
và kích thích của phức hợp tính hiệu. Từ đó thấy được sự toàn vẹn trong hoạt động phản xạ có
điều kiện.
− Bài 6: Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người (6 tiết): Sinh viên nắm được các đặc
điểm thần kinh cấp cao ở người; các hệ thống tín hiệu; các loại hình thần kinh cấp cao ở người.
− Bài 7: Cơ sở sinh lý của tập tính, cảm xúc, chú ý, học tập, trí nhớ (9 tiết): Sau khi nắm rõ về
cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh, các đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao, sinh viên có thể
giải thích được các cơ sở sinh lý thần kinh của một số hoạt động tâm lý: tập tính; cảm xúc; chú ý;
học tập; trí nhớ; ngôn ngữ. Ứng dụng được những hiểu biết về giải phẫu và sinh lý hoạt động
thần kinh cao cấp để lý giải các hoạt động tâm lý.

5
KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Không có
YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà; đọc tài liệu, tìm kiếm
thông tin và tham gia các hoạt động thảo luận trên lớp.
CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, sinh viên cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi; đọc trước bài mới
và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, sinh viên đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài
học để nắm được ý chính của bài. Những vấn đề thắc mắc, ghi ra giấy để có thể trao đổi và thảo
luận tại lớp.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
− Điểm quá trình: 50%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo
hiện hành được công bố trong đề cương chi tiết học phần.
− Điểm thi cuối kỳ: 50%. Hình thức bài thi tự luận trong 90 phút. Nội dung gồm các bài tập thuộc
bài thứ 1 đến bài thứ 7.

6
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CẤU TRÚC & CHỨC
NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH

MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu trúc và chức năng của tế bào thần kinh
- Nắm được sự dẫn truyền thông tin qua neuron
- Tìm hiểu cấu trúc đại thể của bộ não và hệ thần kinh trung ương
- Sự phân chia các vùng chức năng trên vỏ não

Hình 1.1. Hệ thần kinh ở người


Cơ thể người bao gồm nhiều hệ thống: hệ xương-khớp, hệ cơ, hệ tim mạch, hệ tiêu hoá, hệ tiết
niệu, hệ sinh dục, hệ nội tiết, hệ thần kinh,… Mỗi hệ được cấu trúc thích hợp để đảm nhiệm chức
năng riêng của hệ đó và để phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả với các hệ khác giúp cơ thể hoạt động
bình thường.
Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng
thời bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh. Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có
khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp.
Hệ thần kinh tiếp nhận các cảm giác và các thông tin từ thế giới bên ngoài (các kích thích ngoại
lai) rồi xử lý chúng để giúp cơ thể đáp ứng ngay với các kích thích và thông tin đó, hoặc lưu giữ
chúng một cách chọn lọc (trí nhớ) để tham khảo và ứng dụng sau này. Hệ thần kinh cũng điều hợp
những thông tin ở bên trong cơ thể (các kích thích nội tại), làm cho cơ thể luôn luôn thích ứng với

7
môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể luôn thay đổi liên tục. Như vậy, hệ thần kinh “chỉ
đạo” tất cả các hoạt động của cơ thể.
Cũng như những hệ khác, hệ thần kinh được cấu trúc bằng các tế bào chuyên biệt, được gọi là
các tế bào thần kinh.
1.1. Tế bào của hệ thần kinh

Hệ TK có 2 loại tế bào chính: tế bào thần kinh ( neuron) và tế bào thần kinh đệm (neuroglia).
Tế bào thần kinh: là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh, có khả năng truyền dẫn thông tin
dưới dạng các xung động thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác và phối hợp giữa tiếp nhận
cảm giác và vận động, có hơn 100 tỉ neuron.
Tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao): Ở giữa các tế bào thần kinh và sợi thần kinh. Gồm
những tế bào hình sao, có nhánh, có tế bào ở gần neuron, có tế bào bám vào mạch máu. Có chức
năng nâng đỡ (hỗ trợ và nối kết các neuron)và dinh dưỡng.

Hình 1.2 Các loại tế bào thần kinh

1.1.1. Cấu trúc một tế bào thần kinh (neuron):


Một tế bào thần kinh gồm 3 phần cơ bản: thân tế bào, sợi trục và đuôi gai (sợi cành).

8
Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo một tế bào thần kinh
Thân tế bào: Mỗi tế bào thần kinh có một thân tế bào, có chứa một nhân tế bào ở bên
trong. Thân tế bào là trung tâm sinh tổng hợp của neuron.
Thân tế bào chứa một cấu trúc đặc biệt gọi là thể Nissl có màu xám. Quá trình sinh tổng
hợp protein xảy ra trong thể nissl - một bàn quan chuyên biệt của tế bào thần kinh. Ngoài ra, thân
tế bào thần kinh có thể là nơi phát sinh xung động thần kinh và cũng có thể là nơi tiếp nhận xung
động thần kinh từ nơi khác truyền đến neuron.
Sợi trục: Mỗi neuron có một sợi trục mọc ra từ một vùng có dạng hình nón của thân tế bào,
được gọi là gò sợi trục.
Sợi trục có thể ngắn khoảng vài milimet, nhưng cũng có sợi trục dài đến 1m, Ví dụ như: sợi
trục của neuron vận động cho ngón chân bắt đầu từ vùng thắt lưng cho đến ngón chân. Đường
kính của các sợi trục rất khác nhau, từ 0,5 μm - 22 μm.
Xung quanh sợi trục có thể được bao bọc bởi:
- Bao Schwann: Do một lớp tế bào chất thật mỏng tạo thành. Thắt ở nhiều chỗ gọi là chỗ thắt
Ranvier. Khoảng cách giữa hai eo Ranvier dài khoảng 1,5-2 mm.
- Bao Myelin: Nằm trong bao Schwann do chất myelin tạo thành. Bam Myelin dày không liên
tục.
Thân sợi trục có thể được bọc myelin hay không.
- Sợi trục có bao myelin có đủ 2 bao (Myelin và Schwann). Có màu trắng và dẫn truyền xung
động thần kinh nhanh hơn sợi không có bao myelin.
- Sợi thần kinh không có bao Myelin (chỉ có bao Schwann). Có màu xám.
Bao myelin được xem là chất cách điện, còn màng tại eo Ranvier lại có tính thấm cao đối với
các ion, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn truyền hưng phấn theo sợi trục được nhanh chóng.
Đuôi gai (sợi cành) : Thường gồm nhiều sợi ngắn mọc ra từ thân tế bào. Đuôi gai nhận ra
những xung động từ sợi trục của các neuron khác và truyền chúng về phía thân tế bào. Đuôi gai
đáp ứng với các thông tin hoá học phát ra qua các khe nhỏ phân cách các neuron với nhau. Sợi
trục và đuôi gai tạo nên dây thần kinh và chất trắng của hệ thần kinh. Sợi trục là bộ phận duy nhất

9
dẫn truyền xung động thần kinh đi ra khỏi Neuron. Phần cuối sợi trục có chia nhánh, cuối mỗi
nhánh có chỗ phình ra gọi là cúc tận cùng. Đây là bộ phận Neuron tham gia cấu tạo một cấu trúc
đặc biệt gọi là synapse. Những vị trí tiếp nối này được gọi là các nơi tiếp hợp thần kinh (synapse).
1.1.2. Phân loại tế bào thần kinh
Dựa vào hình dạng và chức năng, neuron được chia làm các loại sau:
Phân loại theo hình dạng
Căn cứ vào số trục nhánh xuất phát từ thân nơron : Người ta phân thành ba loại sau:
a. Nơron đa cực: Mỗi nơron có một sợi trục và nhiều đuôi gai.
b. Nơron hai cực (lưỡng cực): Một cực tiếp với sợi trục một cực tiếp với đuôi gai.
c. Nơron một cực : Có hai loại :
− Neuron một cực thật: Nơron này không có đuôi gai và chỉ có một sợi trục.
− Nơron một cực giả (neuron chữ T): Có một sợi trục và một sợi nhánh xuất phát từ cùng
một vị trí và hai sợi đó nằm sát nhau một đoạn rồi mới tách nhau ra.

Hình 1.4. Phân loại theo hình dạng

Phân loại theo chức năng: Có 3 loại Neuron: Neuron cảm giác, neuron vận động và neuron liên
hợp.
Neuron cảm giác (Neuron hướng tâm): Nhận tín hiệu từ các kích thích rồi truyền chúng
theo các rễ thần kinh cảm giác về hệ thần kinh trung ương.
Neuron liên hợp: Nằm giữa và liên kết Neuron cảm giác với Neuron vận động.
Neuron vận động (Neuron ly tâm): Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương theo các
dây thần kinh vận động đến tất cả các bộ phận trong cơ thể (làm thay đổi hoạt động của cơ và làm
các tuyến tiết dịch)

10
Hình 1.5: Sơ đồ một cung phản xạ đơn giản cho thấy ba loại neuron
1.1.3. Phương thức tiếp hợp giữa các neuron thần kinh
1.1.3.1. Định nghĩa nơi tiếp hợp thần kinh (Synapse)
Synapse là một chỗ nối chuyên biệt có vai trò trung gian truyền dẫn tín hiệu từ một neuron này
đến một neuron khác, hoặc từ một neuron đến một tế bào đáp ứng (cơ, tuyến) hay còn gọi là khớp
thần kinh. Mỗi Synapse gồm có 3 phần:
Phần trước Synapse: Neuron truyền tín hiệu đi là Neuron trước Synapse. Chính là cúc tận
cùng của Neuron, trong cúc tận cùng có chứa các túi nhỏ gọi là túi Synapse, bên trong túi chứa 1
chất hóa học đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần kinh đi qua
Synapse gọi là chất trung gian hóa học. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 40 chất trung gian hóa
học. Trong đó, một số chất thường gặp là: Acetylcholin, Epinephrin, Norepinephrin, Glutamat,
GABA (Gamma amino butyric acid). Tuy nhiên, các cúc tận cùng của cùng một Neuron chỉ chứa
một chất trung gian hóa học mà thôi.
Khe Synapse: Khoảng hẹp giữa 2 Neuron tiếp hợp với nhau được gọi là khe Synapse. Khe
Synapse là khoảng hở giữa phần trước và phần sau Synapse, tại đây có chứa các enzym đặc hiệu
có chức năng phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa sự dẫn truyền qua Synapse. Khi các
enzym này bị bất hoạt, cơ thể có thể gặp nguy hiểm.
Phần sau Synapse: Neuron nhận tín hiệu là Neuron sau Synapse. Phần sau Synapse là
màng của Neuron hoặc là màng của tế bào cơ quan. Trên màng sau Synapse có một cấu trúc đặc
biệt đóng vai trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi là thụ thể (receptor). Mỗi receptor gồm có 2
thành phần: Thành phần gắn vào chất trung gian hóa học và thành phần nối với các kênh ion hoặc
nối với các enzym. Mỗi receptor chỉ tiếp nhận một chất trung gian hóa học đặc hiệu mà thôi.Tuy
nhiên, ngoài chất trung gian hóa học đặc hiệu đó, receptor có thể tiếp nhận một số chất lạ khác và
khi đó nó không tiếp nhận chất trung gian hóa học đặc hiệu nữa làm thay đổi mức độ dẫn truyền
qua Synapse.

11
1.1.3.2. Phân loại Synapse
Tín hiệu không bị ngắt quãng ở nơi tiếp hợp của hai Neuron (khe Synapse) là do có sự di
chuyển tiếp theo của dòng các ion ở khe Synapse làm “nối mạch” giữa hai Neuron này. Nếu dòng
các ion đi trực tiếp từ neuron này sang neuron kia thì nơi tiếp hợp thần kinh giữa chúng được gọi là
Synapse điện học; trong trường hợp dòng ion di chuyển qua nơi tiếp hợp thần kinh nhờ tác động
trung gian của các chất hóa học dẫn truyền thần kinh làm đóng hay mở kênh ion thì nơi tiếp hợp
thần kinh này được gọi là Synapse hóa học.
Về mặt cấu trúc, Synapse được chia làm 2 loại :
− Synapse thần kinh - thần kinh: chỗ nối giữa 2 Neuron với nhau.
− Synapse thần kinh - cơ quan: chỗ nối giữa Neuron với tế bào cơ quan.
Về mặt cơ chế dẫn truyền, Synapse cũng được chia làm 2 loại:
− Synapse điện: dẫn truyền bằng cơ chế điện học
− Synapse hóa: dẫn truyền bằng cơ chế hoá học thông qua chất trung gian hóa học.
Tuy nhiên, trong hệ thần kinh, chiếm đa số là Synapse hóa học.
1.1.3.3. Chức năng dẫn truyền xung động thần kinh của Neuron
Mọi thông tin đi vào và đi ra khỏi hệ thần kinh đều được truyền qua Neuron dưới dạng các
xung động thần kinh. Các xung động này truyền đi theo một chiều nhất định nhờ chức năng dẫn
truyền đặc biệt của các Synapse. Xung động thần kinh truyền đi trong Neuron theo cơ chế điện học,
còn ở Synapse theo cơ chế hóa học.
Khi xung động thần kinh truyền đến cúc tận cùng thì màng trước Synapse chuyển sang điện thế
động. Dưới tác dụng của ion Ca++, các túi Synapse sẽ vỡ ra giải phóng chất trung gian hóa học đi
vào khe Synapse và lập tức đến gắn vào các receptor ở phần sau Synapse gây ra một trong hai tác
dụng sau:
− Hoạt hóa enzym gắn vào receptor gây nên các thay đổi sinh lý ở phần sau Synapse.
− Làm thay đổi tính thấm của màng sau Synapse đối với 3 ion Na+, K+ và Cl- dẫn
đến thay đổi điện thế ở màng sau Synapse theo 1 trong 2 hướng sau đây:
+ Chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế động: do tính thấm của màng đối với Na+ tăng
lên làm Na+ đi vào bên trong tế bào. Trong trường hợp này sự dẫn truyền qua Synapse
có tác dụng kích thích phần sau Synapse và chất trung gian hóa học được gọi là chất
kích thích.
+ Làm tăng điện thế nghỉ (-70mV) ( -80mV): do tính thấm của màng đối với K+ và Cl- tăng
lên, K+ đi ra ngoài còn Cl- đi vào bên trong. Trường hợp này sự dẫn truyền qua
Synapse có tác dụng ức chế và chất trung gian hóa học là chất ức chế.

12
Hình 1.6. Cơ chế dẫn truyền qua Synapse

1.2. Cấu trúc và chức năng các phần của hệ thần kinh

Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành:


- Hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương): Giúp cơ thể cử động được như một động vật
và đáp ứng được với các kích thích từ môi trường ngoài.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật): giúp duy trì các hoạt động tự ý bên trong
cơ thể. Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao
cảm.
Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận:
- Bộ phận trung ương (não, tủy sống)
- Bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ
vai trò chủ đạo.

13
Hình 1.7. Hệ thần kinh động vật.

Hình 1.8. Hệ thần kinh thực vật

14
Bảng 1.1. Cấu trúc và chức năng các phần của hệ thần kinh

Phân loại Cấu tạo


Chức năng
Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên
Não Dây thần kinh não Điều khiển hoạt động
Hệ thần kinh vận động
Tuỷ sống Dây thần kinh tuỷ của hệ cơ xương
Sợi trước hạch (ngắn)
Giao cảm Sừng bên tuỷ sống Hạch giao cảm Có tác dụng đối lập
Hệ thần
Sợi sau hạch (dài) trong điều khiển hoạt
kinh sinh
Sợi trước hạch (ngắn) động của các cơ quan
dưỡng Trụ não
Đối giao cảm Hạch đối giao cảm sinh dưỡng
Đoạn cùng tuỷ
Sợi sau hạch (dài)

Hình 1.9. Thiết đồ đứng dọc

1.2.1 Hệ thần kinh trung ương


Hệ thần kinh trung ương gồm có: não bộ và tủy sống (còn gọi là tủy gai). Não được đựng
trong hộp sọ, còn tủy sống nằm trong ống sống – là một ống xương do các đốt xương sống tạo
nên.
Cấu tạo của não và tủy gồm: chất xám và chất trắng. Chất xám tập hợp nhiều thân tế bào thần
kinh và các sợi thần kinh không có bao myelin, trong khi chất trắng chứa các sợi có myelin và do
đó, chất trắng chủ yếu là các bó thần kinh.

15
1.2.1.1 Não bộ
Não người được cấu tạo bởi khoảng 100 tỷ neuron và nặng khoảng 1.300 – 1400 gam. Mức độ
chuyển hoá tại não cao hơn các tạng khác nên phải có nguồn cung cấp máu với đầy đủ oxygen và
dưỡng chất. Nếu thiếu máu não trong chỉ 10 giây cũng đủ để đưa đến tình trạng mất ý thức.

Hình 1.10. Não bộ nhìn từ bên trái


1.2.1.2 Đại não
Đại não chiếm 80 – 85 % thể tích của toàn não bộ và được chia làm hai nửa, mỗi nửa là một
bán cầu đại não. Bao bọc mặt ngoài đại não là một lớp chất xám dày 2 – 5 mm, diện tích khoảng
0,25 m2, gọi là vỏ đại não (vỏ não). Lớp vỏ não cuộn và xếp thành nhiều nếp nên nhìn mặt ngoài
đại não không phẳng phiu mà có vẻ nhăn nheo. Những nếp này làm tăng thêm diện tích vỏ não.
Trên bề mặt vỏ não, có vài chỗ phân cách giữa các nếp được đặt tên là các rãnh hoặc khe và
người ta dựa vào những rãnh hoặc khe này để chia não thành các phần nhỏ hơn, gọi là những
thùy hoặc hồi não.
Bên dưới lớp vỏ não là lớp chất trắng có chứa hàng tỷ synapse giữa các bó sợi thần kinh.
Chúng cho phép kết nối các thùy của đại não với nhau và với các phần khác của não bộ.
Nằm xen lẫn trong lớp chất trắng và sâu gần mặt dưới mỗi bán cầu đại não, lại có các cấu trúc
là chất xám, gọi là các nhân nền (hạch nền).

Hình 1.11. Thiết đồ đứng ngang qua đại não

16
a. Bán cầu đại não:
Có hai bán cầu đại não: phải và trái.
Bán cầu bên phải tiếp nhận cảm giác và điều khiển các cơ ở nửa bên trái của cơ thể và ngược
lại. Hiện tượng này là do sự bắt chéo của các bó sợi thần kinh ở hành não.
Bán cầu bên phải thiên về phân tích các thông tin có liên quan đến việc cảm nhận không gian,
hình ảnh, nghệ thuật và âm nhạc.
Bán cầu đại não trái được cho là có liên quan với những kỹ năng phân tích và ngôn ngữ (khả
năng đọc viết, lý luận, trừu tượng hóa, làm toán, nói năng).
Tuy mỗi bán cầu đại não phụ trách việc xử lý thông tin riêng, nhưng chúng không biệt lập mà
được nối nhau bằng các cấu trúc thần kinh, gọi là các mép gian bán cầu. Như vậy, hai bán cầu có
liên hệ và chia sẻ thông tin với nhau.
b. Các thùy của đại não:
Vỏ não thường được chia thành bốn thùy dựa theo tên của phần xương sọ liên quan với thùy
đó: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm. Ngoài ra, còn một thùy não nữa, nhưng
nó bị vùi lấp ở sâu, gọi là thùy đảo.
c. Sự phân chia các vùng chức năng của vỏ đại não:
Năm 1906, Korbinian Brodmann dựa vào các dạng cấu trúc tế bào của vỏ đại não để phân chia
vỏ não thành 52 vùng, được đánh số từ 1 đến 52. (Brodmann Area, viết tắt BA). Mỗi vùng
Brodmann có một chức năng riêng.

Hình 1.12.a. Các vùng Brodmann Hình 1.12.b. Các vùng Brodmann
(mặt ngoài đại não) (mặt trong đại não)

Năm 1950, dựa vào thực nghiệm bằng kích thích điện trong lúc phẫu thuật thần kinh và khảo
sát các bệnh nhân đã bị cắt bỏ một phần nào đó của vỏ não, Penfield và Rasmussen đã chia ra các
vùng chức năng của vỏ não.
Đến nay, qua nhiều nghiên cứu từ các nguồn khác nhau, có thể tạm khái quát những hiểu biết
về chức năng vỏ đại não như sau:
− Nói chung, vỏ não có 3 loại vùng chức năng:
+ Các vùng vận động: kiểm soát chức năng vận động theo ý muốn.
+ Các vùng cảm giác: có chức năng phân tích các cảm giác.

17
+ Các vùng liên hợp: tích hợp nhiều thông tin khác nhau để điều khiển cơ thể có được
những đáp ứng có chủ đích và hiệu quả.
− Mỗi bán cầu đại não chủ yếu liên quan với các chức năng vận động và cảm giác của nửa
người bên đối diện.
− Mặc dù hai bán cầu đại não đối xứng nhau về cấu trúc, nhưng chức năng của mỗi bán cầu thì
không hoàn toàn giống nhau, mà có sự chuyên biệt hóa chức năng vỏ não của mỗi bán cầu.
Nên lưu ý rằng không có một vùng chức năng vỏ não nào hoạt động riêng lẽ, trái lại, các đáp
ứng có ý thức của cơ thể đều liên quan đến hoạt động của toàn bộ vỏ não.

Hình 1.13. Tóm lược một số vùng chức năng của vỏ đại não
(Các chỉ số vùng Brodmann)

1.2.2 Đồi thị

Đồi thị nằm ở phần dưới đại não và phía trên vùng hạ đồi (hypothalamus). Nó là trạm trung
chuyển của tất cả các đường cảm giác, ngoại trừ khứu giác. Đồi thị tích hợp các cảm giác sao cho
cơ thể có thể nhận biết toàn bộ chứ không phải từng cảm giác riêng lẻ.

18
Hình 1.14. Các cấu trúc của não bộ (thiết đồ đứng dọc)

1.2.3 Vùng hạ đồi (Hypothalamus)


Vùng hạ đồi (có tác giả gọi là Vùng dưới đồi) ở phía trước-dưới đồi thị, là trung khu điều hòa hoạt
động của các nội tạng và giữ ổn định môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định (hằng định nội môi).
Vùng hạ đồi cũng tham gia điều tiết hoạt động của tuyến yên và qua tuyến yên tác động đến các tuyến
nội tiết khác.
1.2.3.1 Tiểu não
Tiểu não là phần lớn thứ hai của não bộ, nằm áp ngay phía dưới thùy chẩm và gắn dính vào phía
sau thân não. Chức năng của tiểu não liên quan đến cử động và tư thế của cơ thể. Tiểu não có vai trò
trong điều hợp các cử động tự ý giúp giữ thăng bằng khi đi đứng, làm cho cử động trở nên uyển
chuyển, nhịp nhàng hơn.
1.2.3.2 Thân não
Thân não nối hai bán cầu đại não ở phía trên, với tủy sống ở dưới và với tiểu não ở phía sau. Thân
não bao gồm: trung não, cầu não và hành não.
− Trung não: nằm phía trên cùng của thân não, có trung khu phản xạ thị giác và thính giác giúp
quay đầu và mắt để định vị âm thanh khi nghe.
− Cầu não: nằm giữa trung não và hành não, đóng vai trò như một “cầu nối” giữa đại não và hành
não. Cầu não có trung khu hô hấp phối hợp với hành não điều hòa nhịp thở bình thường.

19
− Hành não: còn được gọi là hành tủy, nằm ngay dưới cầu não và liên tục ở dưới với tủy sống.
Các bó thần kinh từ đại não đi xuống bắt chéo tại hành não để chạy sang chi phối cho nửa bên
đối diện của cơ thể. Ở hành não, có nhiều trung khu quan trọng, điều hòa các hoạt động sinh tồn
của cơ thể: trung khu điều hòa hoạt động tim, trung khu vận mạch, trung khu hô hấp. Ngoài
ra, hành não cũng liên quan đến phản xạ nuốt, phản xạ nôn, phản xạ ho, phản xạ hắt hơi.
1.2.3.3 Tủy sống
Tủy sống, còn được gọi là tủy gai, có hình trụ dẹt, dài 42 – 45 cm và được đựng trong ống sống.
Phía trên, tủy sống liên tiếp ngay phía dưới hành não. Phía dưới, tủy sống tận hết ở ngang mức đốt
sống thắt lưng thứ hai.
Tủy sống có hai chức năng chính là: dẫn truyền và phản xạ.
− Chức năng dẫn truyền: tủy sống truyền các xung động thần kinh từ các trung khu phản xạ ở tủy
lên não bộ và ngược lại.
− Chức năng phản xạ: các trung khu phản xạ ở tủy sống tiếp nhận và truyền các tín hiệu qua các
neuron của cung phản xạ.

Hình 1.15. Sơ đồ minh họa chức năng phản xạ và dẫn truyền của tủy sống

20
Hình 1.16. Sơ đồ vị trí của tủy sống và thần kinh gai sống
1.2.4 Hệ thần kinh ngoại biên
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh sọ (chi phối cho vùng đầu-mặt-cổ), các dây
thần kinh gai sống (chi phối cho thân mình và tứ chi) và hệ thần kinh tự chủ (chi phối cho các tạng).
1.2.4.1 Các dây thần kinh sọ
Có 12 đôi dây thần kinh sọ, thường được gọi tên (theo quy ước) bằng số La mã. Hầu hết các dây
thần kinh sọ dẫn truyền xung động từ vùng đầu-mặt-cổ đến não bộ và ngược lại. Riêng dây thần kinh
sọ số X còn chi phối cho các tạng trong ngực và bụng.
Bảng 1.2. Tóm lược chức năng của từng dây thần kinh sọ

Tên dây thần kinh sọ Chức năng


Thần kinh sọ số I
- Khứu giác
(Thần kinh khứu giác)
Thần kinh sọ số II
- Thị giác
(Thần kinh thị giác)
Thần kinh sọ số III
(Thần kinh vận nhãn)
Thần kinh sọ số IV - Vận động nhãn cầu
(Thần kinh ròng rọc)
Thần kinh sọ số VI
Thần kinh sọ số V - Cảm giác vùng đầu-mặt

21
(Thần kinh sinh ba) - Vận động các cơ nhai.
Thần kinh sọ số VII - Vị giác (2/3 trước của lưỡi)
(Thần kinh mặt) - Vận động các cơ biểu hiện nét mặt
Thần kinh sọ số VIII
- Thính giác và thăng bằng
(Thần kinh tiền đình-ốc tai)
Thần kinh sọ số IX - Vị giác (1/3 sau của lưỡi)
(Thần kinh thiệt-hầu) - Kiểm soát phản xạ nôn
Thần kinh sọ số X - Cảm giác và vận động cho thanh quản
(Thần kinh lang thang) - Chi phối các tạng ở ngực và bụng
Thần kinh sọ số XI
- Giúp xoay đầu và nâng vai
(Thần kinh phụ)
Thần kinh sọ số XII
- Vận động lưỡi
(Thần kinh hạ thiệt)

Hình 1.17. Các dây thần kinh sọ (Nhìn từ mặt dưới của não)

1.2.4.2 Các dây thần kinh gai sống


Có 31 đôi dây thần kinh gai sống, mọc ra từ phía bên của tủy sống và được gọi tên theo đoạn tủy
tương ứng nơi dây thần kinh gai xuất phát ra.
− Đoạn tủy cổ: mọc ra 8 đôi, gọi là 8 đôi dây TK gai sống cổ, ký hiệu C (Cervical).
− Đoạn tủy ngực: mọc ra 12 đôi dây TK gai sống ngực, ký hiệu T (Thoracic).
22
− Đoạn tủy thắt lưng: mọc ra 5 đôi dây thần kinh gai sống thắt lưng, ký hiệu L (Lumbar).
− Đoạn tủy cùng: mọc ra 5 đôi dây thần kinh gai sống cùng, ký hiệu S (Sacral).
− Đoạn tủy cụt: mọc ra 1 đôi, gọi là đôi dây thần kinh gai sống cụt.
Các dây thần kinh gai sống dẫn truyền các kích thích cảm giác (đau, nhiệt, xúc giác, trương lực
cơ,…) từ ngoại biên (da, cơ, gân, khớp) vào tủy sống và các xung động vận động từ tủy sống ra đến
các cơ vân để giúp cơ thể đáp ứng với các kích thích.
Như vậy, các dây thần kinh gai sống vận động cho các cơ vân (cơ bám xương) ở thân mình và tứ
chi, làm cho cơ thể cử động theo ý muốn (đi đứng, chạy nhảy, lao động,…) như một động vật. Trái lại,
cơ tim và các cơ trơn (ở thành các mạch máu, các tuyến và các nội tạng) vẫn có cử động nhưng không
hoàn toàn theo ý muốn và không do thần kinh gai sống chi phối, mà do một phần khác của hệ thần
kinh ngoại biên đảm nhiệm, gọi là hệ thần kinh tự chủ.

Hình 1.18. Sơ đồ cấu tạo dây thần kinh gai sống


23
Hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật), như vừa nêu trên, vận động cho các cơ hoạt động
không hoàn toàn theo ý muốn, tức là cơ tim và cơ trong thành mạch, các tuyến và nội tạng.
Hệ thần kinh tự chủ gồm hai phần: phần thần kinh giao cảm và phần thần kinh đối giao cảm. Hai
phần thần kinh này, mặc dù có chức năng đối lập nhau nhưng không phủ định lẫn nhau, mà tồn tại
song song và “đối trọng” nhau để giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Nói chung, phần giao cảm tạo ra những đáp ứng nhằm chuẩn bị cơ thể ứng phó với những tình
trạng khẩn cấp, nguy hiểm. Đối lại, phần đối giao cảm sinh ra các đáp ứng để duy trì cc chức năng
bình thường của cơ thể như lúc nghỉ ngơi hoặc không phải trong giai đoạn khẩn cấp.
Có thể liệt kê tác động của phần thần kinh giao cảm và đối giao cảm lên các cơ quan đáp ứng như
sau:
Bảng 1.3. Liệt kê tác động của phần thần kinh giao cảm và đối giao cảm lên các cơ quan đáp ứng
Cơ quan đáp ứng Phần thần kinh giao cảm Phần thần kinh đối giao cảm
Đồng tử của mắt (con ngươi) Giãn đồng tử Co đồng tử
Tuyến mồ hôi Kích thích Không
Các tuyến tiêu hóa Ức chế Kích thích
Tim Tăng nhịp tim và sức co bóp cơ tim Ngược lại
Phế quản Giãn phế quản Co phế quản
Cơ ở thành ống tiêu hóa Giảm co bóp Ngược lại
(Giảm nhu động)
Thận Giảm hoạt động Không
Bàng quang Giãn Co bóp và làm trống bàng quang
Gan Tăng phóng thích Glucose Không
Dương vật Xuất tinh Làm cương dương vật
Tủy thượng thận Kích thích Không
Mạch máu đến:
- cơ bám xương - giãn - co
- da - co - không
- hệ hô hấp - dãn - co
- các tạng tiêu hóa - co - giãn

24
CÂU HỎI
1. Mô tả, vẽ hình và ghi chú cấu trúc của một tế bào thần kinh? Giải thích cơ chế dẫn truyền các xung
động TK trong cơ thể qua các phương thức tiếp hợp của các neuron thần kinh?
2. Chứng minh cấu tạo của hệ TK trung ương (não và tủy sống) phù hợp với chức năng?
TÓM TẮT

1. Các tế bào của hệ thần kinh


Hệ thần kinh có 2 loại tế bào chính: tế bào thần kinh (neuron) và tế bào thần kinh đệm (neuroglia).

Tế bào thần kinh là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh, có khả năng truyền dẫn thông tin dưới
dạng các xung động thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác và phối hợp giữa tiếp nhận cảm giác và
vận động. Một tế bào thần kinh gồm có thân, sợi trục và đuôi gai. Phân loại theo chức năng thì có 3
loại neuron: cảm giác, vận động và liên hợp. Mọi thông tin đi vào và đi ra khỏi hệ thần kinh đều được
truyền qua Neuron dưới dạng các xung động thần kinh. Các xung động này truyền đi theo một chiều
nhất định nhờ chức năng dẫn truyền đặc biệt của các Synapse. Xung động thần kinh truyền đi trong
Neuron theo cơ chế điện học, còn ở Synapse theo cơ chế hóa học.

2. Cấu trúc và chức năng các phần của hệ thần kinh

Theo chức năng, hệ TK gồm: thần kinh động vật (Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương) và thần
kinh thực vật (Có tác dụng đối lập trong điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng).

Về cấu tạo, hệ TK gồm: hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (các
dây thần kinh, hạch thần kinh).

Các phần chính của não bộ gồm có: Đại não, tiểu não, thân não. Các vùng chức năng trên vỏ não
đảm nhận những chức năng khác nhau.

Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời
bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh. Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả
năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp.

25
BÀI 2: PHẢN XẠ - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
MỤC TIÊU
- Hiểu được cấu trúc và chức năng của một cung phản xạ.
- Phân tích được các nội dung cơ bản về hoạt động phản xạ của não bộ
- Trình bày được cơ chế thành l�p phản xạ có điều kiện. Phân tích được các điều kiện thành l�p
phản xạ có điều kiện.
- Nắm được các tiêu chu�n phân loại phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Phân biệt
được sự gi�ng nhau và khác nhau gi a các phản xạ có điều kiện bình thư ng và các phản xạ
có điều kiện công c .
- Phân tích được tính chất và cơ s sinh h�c của bản năng. Nắm được vai trò của các bản năng
trong việc hành thành khả năng thích nghi của động v�t để sinh t�n

2.1. Phản xạ và cung phản xạ

2.1.1. Khái niệm về phản xạ


Chức năng của hệ thần kinh là điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan và hệ thống cơ
quan trong cơ thể và làm cho cơ thể thích ứng với điều kiện sống luôn thay đổi của môi trường xung
quanh. Để thực hiện các chức năng này, hệ thần kinh phải tiếp nhận thông tin từ ngoại vi, xử lý thông
tin và phát ra các xung động ly tâm đến các cơ quan thực hiện (cơ, tuyến, mạch máu...). Toàn bộ các
hoạt động này được gọi là phản xạ.
Vậy, phản xạ là phản ứng của cơ thể trả l i các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
và được thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Phản xạ được thể hiện bằng sự xuất hiện hay sự ngừng hoạt động nào đó của cơ thể. Ví dụ: co
hay giãn cơ, tiết hay ngừng tiết của các tuyến, co hay giãn các mạch máu.
2.1.2. Cung phản xạ
Các phản xạ được thực hiện nhờ có các cung phản xạ. Tùy theo loại phản xạ, đơn giản hay
phức tạp, mà các cung phản xạ có cấu trúc khác nhau.
Một cung phản xạ đơn giản gồm có năm khâu (hình 2.1). Đó là thụ cảm thể, dây thần kinh
hướng tâm, trung khu thần kinh, dây thần kinh ly tâm và cơ quan thực hiện.

26
Hình 2.1. Sơ đồ một cung phản xạ đơn giản
− Thụ cảm thể: tiếp nhận kích thích và biến năng lượng của kích thích thành các điện thế hoạt
động, còn gọi là các xung động thần kinh.
− Dây thần kinh hướng tâm: truyền các xung động phát sinh từ các thụ cảm thể về các trung khu
thần kinh.
− Trung khu thần kinh: tiếp nhận và xử lý thông tin được truyền đến và phát ra các xung động thần
kinh.
− Các dây thần kinh ly tâm: truyền các xung động được phát ra từ trung khu thần kinh đến các cơ
quan thực hiện.
− Cơ quan thực hiện: thực hiện chức năng của mình. Ví dụ, cơ sẽ co hoặc giãn, tuyến sẽ tiết hoặc
ngừng tiết, mạch máu sẽ co hẹp lại hoặc giãn rộng ra.
Để phản xạ có thể thực hiện được cần có sự nguyên vẹn về giải phẫu và về chức năng của các
khâu thuộc cung phản xạ. Nếu thụ cảm thể, trung khu thần kinh và cơ quan thực hiện bị tổn thương
hay các dây thần kinh hướng tâm và ly tâm bị đứt, cũng như sự biến động chức năng của thụ cảm thể,
của trung khu thần kinh và của cơ quan thực hiện hoặc chức năng dẫn truyền của dây thần kinh bị
ngăn chặn (do gây tê) phản xạ không thể thực hiện hoặc thực hiện không chính xác đầy đủ.
Cung phản xạ đơn giản: Số neuron (tế bào thần kinh) có trong cung phản xạ đơn giản nhất là
hai neuron, gồm neuron thụ cảm (cảm giác) và neuron tác động (ly tâm). Giữa hai neuron này có một
synap, do đó, cung phản xạ này được gọi là cung phản xạ hai neuron hay cung phản xạ một synap.
Phản xạ đầu gối là phản xạ có cung phản xạ gồm hai neuron, được thực hiện với thời gian ngắn nhất.
Cung phản xạ phức tạp: Các cung phản xạ có nhiều synap còn gọi là cung phản xạ phức tạp
gồm nhiều neuron nối tiếp nhau, trong đó có neuron thụ cảm, một hay nhiều neuron trung gian và

27
neuron ly tâm.

A
B

Hình 2.2. Sơ đồ cung phản xạ đơn giản (A)/phức tạp (B) ở người
Trung khu của các phản xạ có cung phản xạ phức tạp (hình 2.2) phân bố ở nhiều nơi trong hệ
thần kinh trung ương, từ tủy sống cho đến các phần khác nhau trong não bộ (hành tủy, não giữa, tiểu
não, não trung gian và vỏ các bán cầu đại não). Do đó, khi kích thích vào thụ cảm thể của cung phản
xạ này, ví dụ phản xạ tự vệ đối với kích thích gây đau, hưng phấn phát sinh từ thụ cảm thể tiếp nhận
kích thích gây đau sẽ được truyền vào tủy sống, truyền lên các trung khu nằm dưới vỏ não và trong vỏ
các bán cầu đại não. Kết quả là gây ra cảm giác đau và kèm theo hàng loại các phản xạ thực vật như:
thay đổi nhịp tim, nhịp thở, trương lực mạch máu... Điều này cũng diễn ra khi thực hiện các phản xạ
dinh dưỡng (nhai, nuốt, tiết nước bọt và dịch vị). Mức độ tham gia của các neuron thuộc các cấu trúc
khác nhau thuộc hệ thần kinh trung ương và cường độ của phản ứng phụ thuộc vào cường độ và thời
gian tác dụng của kích thích cũng như trạng thái của hệ thần kinh trung ương.
Trong cung phản xạ này có nhiều trung khu thần kinh nằm ở tủy sống và các cấu trúc khác trong
não bộ (thân não, vùng dưới đồi và vỏ não). Tham gia thực hiện phản xạ có cả các tuyến nội tiết, hệ
tuần hoàn và đường thông báo ngược chiều từ cơ.
Trong quá trình thực hiện các phản xạ phức tạp cũng như thực hiện các hành vi, tập tính, ngoài
sự tham gia của năm khâu thuộc cung phản xạ nói trên, còn có sự tham gia của các neuron hướng
tâm có chức năng truyền các xung động phát sinh từ các thụ cảm thể nằm trong các cơ quan thực
hiện. Đường truyền các xung động này gọi là đường hướng tâm ngược hay đường thông báo ngược
(hình 2.3). Nhờ đường thông báo ngược này mà hệ thần kinh trung ương nhận được thông tin về đặc
điểm và mức hoạt động của cơ quan thực hiện để đối chiếu thông tin vừa nhận được với nội dung
thông tin được truyền đi trước đó. Từ đây sẽ có một luồng thông tin bổ sung (điều chỉnh) gửi đến cơ
quan thực hiện, nếu cần thiết. Cơ quan thực hiện lại hoạt động và lại gửi thông tin ngược về trung
ương để thông báo kết quả vừa được thực hiện. Quá trình sẽ tiếp tục cho đến khi cơ thể có được đáp

28
ứng đầy đủ đối với kích thích khởi động ban đầu.

TRUNG ƯƠNG THẦN KINH


quan Xung Xung
Xung Xung
thụ thần thần
thần cảm kinh thần
(1) (1,) (3) kinh (4) (2)
kinh tiếp ly kinh
thông tâm
hướng tục
ly
bị báo điều
tâm chỉnh tâm
kích ngược
thích

CƠ QUAN THỤ CẢM CƠ QUAN PHẢN ỨNG

Hình 2.3. Sơ đồ một cung phản xạ và đường liên hệ ngược


Nhờ dường liên hệ ngược mà hệ thần kinh trung ương luôn nhận được thông tin về các kết quá
của các vận động tùy ý và phụ thuộc vào những thông báo đó có thể đánh giá mọi hoạt động kiểu phản
xạ và thực hiện các động tác mới với hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc đường liên hệ ngược bảo đảm
cho việc điều khiển một cách hoàn thiện các quá trình từ phía hệ thần kinh, đó là sự điều khiển không
thể theo kiểu một chiều.
Mỗi phản xạ hầu như luôn luôn là phức hợp của các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Hai loại phản xạ này thống nhất với nhau thành một hoạt động phức tạp. Tuy nhiên, theo sự phát sinh
của chúng thì hai loại phản xạ này hoàn toàn khác biệt nhau.
Có 2 loại phản xạ đó là phản xạ bẩm sinh (phản xạ không điều kiện) và phản xạ tập nhiễm
(phản xạ có điều kiện).
2.2. Phản xạ không điều kiện

Ví dụ: Động tác mút (bú) của những động vật có vú xuất hiện ngay sau khi sinh. Nóng thì đổ mồ
hôi; Lạnh thì nổi da gà…
Các phản xạ không điều kiện có các tính chất sau:
- Là các phản xạ bẩm sinh.
- Có sẳn cung phản xạ.
- Được di truyền.
- Mang tính chất của loài.
- Tương đối ổn định trong suốt đời sống của cá thể.
- Khi có một kích thích nhất định tác động lên một bộ phận cảm thụ nhất định sẽ gây một phản
ứng nhất định của cơ thể, không cần thêm một điều kiện nào khác.
- Phản xạ không điều kiện có tính chất loài, trung tâm phản xạ nằm ở phần dưới của hệ thần kinh.

29
Ví dụ: trung tâm phản xạ gân xương, phản xạ trương lực cơ nằm ở tuỷ sống, trung tâm của phản
xạ giảm áp, phản xạ hô hấp nằm ở hành não.
- Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận nhận cảm,
ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử nhưng tiếng động không gây co đồng tửí, trong khi đó
chiếu ánh sáng vào da không gây đáp ứng gì nhưng chạm tay vào lửa thì tay rụt lại.
Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là mối liên lạc cố định, vĩnh viễn giữa cơ thể và môi
trường.
2.3. Phản xạ có điều kiện

2.3.1. Phản xạ có điều kiện: Là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn
gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định. Các phản xạ có điều kiện có những tính chất
sau:
- Được tập nhiễm hay hình thành trong quá trình phát triển cá thể, sau quá trình luyện tập và phải
dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện
cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện.
- Không có sẵn cung phản xạ. Cung phản xạ phức tạp hơn.
- Không được di truyền.
- Mang tính chất của cá thể.
- Có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó không còn nữa. Nếu không được củng cố thì sẽ bị dập
tắt.
- Muốn gây được phản xạ có điều kiện phải có sự kết hợp của hai tác nhân kích thích không điều
kiện và có điều kiện và tác nhân có điều kiện bao giờ cũng đi trước và trình tự này được lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Kỹ năng săn mồi của chó nhà, kỹ năng cưỡi xe đạp của khỉ và gấu trên sân khấu xiếc, đó là
những ví dụ về sự hình thành các phản xạ có điều kiện ở các động vật được người luyện cho.
Nhờ có phản xạ có điều kiện mà cơ thể luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường
sống.
2.3.2. Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Bảng 2.1. So sánh phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện
Tính chất Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Có tính chất bẩm sinh: sinh ra đã có. Được xây dựng trong quá trình sống.
Ví dụ: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, Phải “học” mới có. Ví dụ: con chó từ
Tính chất bẩm
phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở, …. nhỏ được nuôi bằng sữa sẽ không có
sinh
phản ứng gì với thịt.
Phản xạ này di truyền Phản xạ này không di truyền

30
Có tính chất loài Có tính chất cá thể
Ví dụ: khi gặp nguy hiểm con mèo Ví dụ: cá không có phản ứng gì với
Tính chất loài gù lưng, nhím cuộn mình chĩa lông ra. tiếng kẻng, nhưng khi cá nuôi và cho ăn
có giờ giấc theo tiếng kẻng thì đến giờ
nghe tiếng kẻng là chạy tập trung về ăn.
Là hoạt động phần dưới của hệ Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.
thần kinh: trung tâm của phản xạ gót Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời
Trung tâm phản
chân, phản xạ đùi bìu là ở tuỷ sống nối kín mạch truyền xung động thần
xạ
lưng kinh gây phản xạ có điều kiện.
Có những điểm đại diện trên vỏ não
Tuỳ thuộc tính chất của tác nhân Không phụ thuộc tính chất tác nhân
kích thích và bộ phận cảm thụ kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ
Tác nhân kích
Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ
thích và bộ
co đồng tử, nhưng tiếng động không Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể
phận kích thích
gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào gây chảy nước bọt...
da không có phản ứng gì

2.3.3. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện


2.3.3.1. Các vùng đại diện của các cơ quan cảm giác trên vỏ não
Mỗi bộ phận cảm thụ đều có điểm đại diện trên vỏ não, bộ phận cảm thụ thị giác có điểm đại diện
ở thuỳ chẩm, bộ phận cảm thụ đau nóng có những điểm đại diện ở thuỳ đỉnh...
Mỗi kích thích dù chỉ gây phản xạ không điều kiện, cũng đều tạo xung động chạy lên vỏ não.
Nếm thức ăn mà chảy nước bọt là một phản xạ không điều kiện. Phản xạ này có điểm đại diện tại vùng
nếm của vỏ não.

Những kích thích không gây phản xạ cũng đều có điểm đại diện tại vỏ não: con chó nhìn ánh đèn
không có phản ứng gì đặc biệt, nhưng ở vỏ não thuỳ chẩm của nó có điểm hưng phấn đại diện cho
cảm giác nhìn thấy ánh đèn.
2.3.3.2. Vị trí hình thành đường liên hệ tạm thời
Sự hình thành phản xạ có điều kiện thực chất là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Những công trình nghiên cứu về sinh lý so sánh hoạt động thần kinh cấp cao cho thấy các
phản xạ có điều kiện đơn giản được hình thành ở tất cả các động vật có hệ thần kinh. Ở cá, lưỡng
cư là những động vật chưa có vỏ não, nhưng cũng có thể thành lập được các phản xạ có điều kiện.
Ở chim vỏ não mới kém phát triển, nhưng hoạt động phản xạ có điều kiện ở chúng đạt mức rất cao.
Như vậy, ở các động vật chưa có vỏ não hoặc vỏ não kém phát triển vẫn có thể hình thành được
các phản xạ có điều kiện.

31
Ở trẻ em mới sinh, trong vài ba tuần đầu, khi vỏ não chưa hoạt động vẫn hình thành được
phản xạ có điều kiện. Ở trẻ em sẽ xuất hiện động tác mút nếu trong nhiều ngày trước đó mỗi khi
người mẹ sắp cho con bú ta cho tác động một tín hiệu nào đó như ánh sáng chẳng hạn.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể nhận định rằng vỏ não không phải là cấu trúc duy
nhất để hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời. Trong quá trình tiến hoá, ở các động vật
chưa có vỏ não, các chức năng cao cấp rõ ràng là được thực hiện bởi các phần khác nhau của não
bộ. Ở các động vật có vỏ não, một số chức năng mới, phức tạp được chuyển lên trên vỏ não mới,
các cấu trúc dưới vỏ vẫn tiếp tục thực hiện một số chức năng phức tạp có từ trước. Do đó, trong quá
trình hình thành các phản xạ có điều kiện nhất định phải có sự tham gia của nhiều cấu trúc khác
nhau của não bộ, trong đó có hệ limbic và thể lưới thân não.
Nói cách khác, cơ chất của phản xạ có điều kiện, dù là phản xạ có điều kiện đơn giản, phải là
một cấu trúc động hình, trong đó gồm nhiều yếu tố khác nhau nằm trong các phần khác nhau của
não bộ. Chỉ trên quan điểm như vậy mới có thể hiểu được cơ chế của bức tranh nhiều hình, nhiều
vẻ, phức tạp của các phản xạ có điều kiện và mới hiểu được tại sao phản xạ có điều kiện vẫn tồn tại
khi ta cắt bỏ vỏ não hoặc các phần khác của não bộ.
Đương nhiên, ở các động vật có tổ chức càng cao thì vai trò của các bán cầu đại não và của
vỏ não càng lớn hơn trong hoạt động phản xạ có điều kiện. Các đường liên hệ thần kinh tạm thời
của các phản xạ thuộc loại tập tính và thích nghi cao đối với các điều kiện sống của môi trường, đặc
biệt các phản xạ liên quan với ngôn ngữ ở người nhất định phải được hình thành trong vỏ não.
2.3.3.3. Cơ chế sinh lý của sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời

Hình 2.4. Thí nghiệm của Paplop


Theo quan điểm của I.P.Pavlov thì sự hình thành đường liên hệ tạm thời là kết quả của sự
tác dụng tương hỗ giữa hai vùng vỏ não hưng phấn đồng thời: trung khu tiếp nhận kích thích có điều
kiện và trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện, trong đó trung khu không điều kiện hưng
phấn mạnh hơn trung khu có điều kiện.
Trung khu hưng phấn mạnh hơn có khả năng lôi cuốn hưng phấn từ trung khu hưng phấn
yếu hơn về phía nó. Sự dẫn truyền hưng phấn từ trung khu có điều kiện đến trung khu không điều
32
kiện đã tạo ra con đường thần kinh tạm thời giữa hai trung khu này.

Hình 2.5. Sơ đồ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời trong phản xạ tiết nước bọt có
điều kiện ở chó (theo I.P.Pavlov)
Mỗi khi hai điểm hưng phấn (tức là hai điểm đại diện của cảm giác) cùng xuất hiện trên vỏ não,
hai điểm ấy luôn luôn có xu hướng liên lạc với nhau, vì các quá trình hưng phấn tại mỗi điểm đều lan
toả ra rồi gặp nhau tạo thành đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm.
Nếu ta lặp đi lặp lại nhiều lần thí nghiệm gây hai điểm hưng phấn thì đường liên lạc nối liền hai
điểm sẽ được củng cố. Đó là đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn.
Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn
trên vỏ não do một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện gây ra. Đường liên lạc tạm
thời đó chỉ là đường liên lạc chức năng không phải là đường liên lạc qua một dây thần kinh cụ thể. Gọi
đường liên lạc đó là tạm thời vì nếu thay đổi điều kiện sống thì đường liên lạc mất đi và một đường
khác lại được xây dựng.
Tính chất tạm thời của đường liên lạc đó quan trọng ở chỗ đảm bảo tính chất linh hoạt của phản ứng
cơ thể đối với môi trường. Đường liên lạc tạm thời chỉ xuất hiện trên vỏ não. Các phần dưới của hệ
thần kinh không có đường liên lạc tạm thời.
Đường liên lạc tạm thời chuyển hưng phấn theo hai chiều.
Ví dụ: Xây dựng một phản xạ có điều kiện ăn bằng cách làm co 1 chân chó trước khi cho ăn. Khi
phản xạ có điều kiện này được thành lập rồi, mỗi khi co chân thì con vật chảy nước bọt. Nhưng con
chó cũng có một phản xạ có điều kiện ngược lại tức là mỗi khi nó bắt đầu ăn, nó co chân lại.
Hiện tượng đó chứng tỏ hưng phấn chạy hai chiều trên đường liên lạc tạm thời.
Như vậy, cơ chế hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời có thể xem như kết quả của sự
tác động qua lại giữa hai trung khu hưng phấn (có điều kiện và không điều kiện) trong vỏ não theo
33
cơ chế ưu thế. Kết quả của sự tác dụng qua lại đó là mở ra con đường nối liền hai trung khu có điều
kiện và không có điều kiện với nhau. Trong đó quá trình củng cố con đường này có liên quan với
những biến đổi chức năng cũng như cấu trúc tại các xinap và cả trong thân các tế bào thần kinh
tham gia vào quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.
2.3.3.4. Các điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
Để thành lập phản xạ có điều kiện cần bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Cơ sở của phản xạ có điều kiện là phản xạ không điều kiện. Phản xạ có điều kiện chảy nước
bọt trước ánh đèn dựa trên cơ sở phản xạ không điều kiện chảy nước bọt đối với thức ăn.
- Sự kết hợp trong thời gian giữa hai tác nhân kích thích không điều kiện và có điều kiện:
+ Thức ăn đối với chó là tác nhân kích thích không điều kiện gây phản xạ chảy nước bọt không
điều kiện. Ánh đèn, nếu luyện tập để gây được chảy nước bọt thì nó là tác nhân kích thích có
điều kiện của phản xạ chảy nước bọt có điều kiện.
+ Kết hợp ánh đèn + thức ăn, bật đèn rồi đưa thức ăn, làm như vậy nhiều lần thì ánh đèn trở
thành kích thích báo hiệu cho thức ăn gây phản xạ có điều kiện chảy nước bọt bằng ánh đèn.
+ Hai kích thích ánh đèn và thức ăn phải được kết hợp theo một trình tự nhất định, ánh đèn tác
động trước, thức ăn tác động sau. Hai kích thích đó phải kết hợp với nhau nhiều lần, làm như
thế gọi là củng cố tác dụng của ánh đèn bằng kích thích thức ăn.
- Phải có sự phối hợp đúng lúc kích thích tín hiệu với kích thích củng cố. Kích thích tín hiệu phải
bắt đầu trước kích thích củng cố. Nếu kích thích tín hiệu được bắt đầu đồng thời hoặc chậm hơn kích
thích củng cố thì nó sẽ mất ý nghĩa tín hiệu và không gây ra được phản xạ có điều kiện.
- Kích thích tín hiệu phải là một kích thích vô quan, nghĩa là không có quan hệ gì với phản xạ
không điều kiện được phối hợp, đồng thời kích thích đó cũng không được quá mạnh, quá mới lạ.
- Cường độ của kích thích tín hiệu phải yếu hơn cường độ của kích thích củng cố, nghĩa là phải
bảo đảm sự hưng phấn do kích thích tín hiệu gây ra yếu hơn sự hưng phấn do kích thích củng cố gây
ra.
- Vỏ não phải toàn vẹn, và các thành phần của cung phản xạ phải lành mạnh. Con chó bị cắt mất
vỏ não, không còn phản xạ có điều kiện nữa. Nếu một trong năm bộ phận của cảm giác phản xạ bị
hỏng thì không thành lập được phản xạ có điều kiện.
- Hệ thần kinh con vật phải ở trạng thái hoạt động bình thường. Nếu khả năng hoạt động của
não bộ giảm sút rất khó thành lập phản xạ có điều kiện.
- Tiến hành thí nghiệm ở môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích lạ vì các kích thích lạ sẽ gây
phản xạ định hướng cản trở sự hình thành đường liên hệ tạm thời.
2.3.4. Phân loại các phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện là mối liên hệ tạm thời giữa cơ thể và môi trường sống, nó có tầm quan
trọng rất lớn đối với đời sống của động vật và của người. Có những phản xạ có điều kiện dễ thành lập,
nhưng có những phản xạ có điều kiện khó thành lập. Có những phản xạ có điều kiện bền lâu, gần như
34
những phản xạ có điều kiện, lại có những phản xạ có điều kiện không bền lâu.
Các phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở của bất cứ phản xạ không điều kiện nào,
nên có thể phân loại các phản xạ có điều kiện theo các phản xạ không điều kiện. Tuy nhiên, theo cách
thức hình thành, theo tính chất của các kích thích, theo đặc điểm của các thụ cảm thể tiếp nhận kích
thích... có thể phân chia các phản xạ có điều kiện thành các loại sau:
- Phản xạ có điều kiện tự nhiên là các phản xạ có điều kiện được hình thành với các dấu hiệu
hay đặc điểm tự nhiên của kích thích không điều kiện. Những phản xạ này rất bền vững, và thường tồn
tại suốt đời. Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền lâu như thế là vì kích thích có điều kiện và kích thích
không điều kiện của phản xạ ấy luôn luôn đi đôi với nhau, làm cho đường liên lạc tạm thời ở vỏ não
thường xuyên được củng cố, chúng được hình thành nhanh chóng chỉ sau một vài lần nhận được đặc
điểm tự nhiên của kích thích có điều kiện.
Ví dụ: chuột sợ mèo là loại phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống (không
phải bẩm sinh).
- Phản xạ có điều kiện nhân tạo là những phản xạ có điều kiện không bền vững, và thường chỉ
tồn tại trong một giai đoạn nhất định của đời sống của động vật hoặc của người, được thành lập với
các tác nhân không có các dấu hiệu tự nhiên liên quan với phản xạ không điều kiện. Phản xạ tiết nước
bọt có điều kiện ở chó với tín hiệu tiếng chuông là một ví dụ về một phản xạ có điều kiện nhân tạo.
Tiếng chuông không có những tính chất có thể gây tiết nước bọt. Do đó, các phản xạ có điều kiện nhân
tạo rất khó thành lập. Để có được phản xạ này cần phải lặp đi, lặp lại nhiều lần giữa tín hiệu có điều
kiện (tiếng chuông) với kích thích không điều kiện (trong trường hợp thành lập phản xạ tiết nước bọt là
thức ăn, hoặc acid loãng cho vào miệng con vật).
Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện của các loại phản xạ này có lúc đi đôi với
nhau, nhưng có lúc không đi đôi với nhau, cho nên đường liên lạc tạm thời ít khi được củng cố. Ví dụ:
phản xạ trú ẩn khi nghe kẻng báo động, hoặc khi nghe tiếng động cơ máy bay trong thời gian chiến
tranh là phản xạ có điều kiện. Khi hết chiến tranh thì phản xạ có điều kiện được thành lập này sẽ biến
mất.
Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền vững hơn phản xạ có điều kiện nhân tạo.
Kích thích không điều kiện được sử dụng phối hợp với kích thích có điều kiện để thành lập phản
xạ có điều kiện được gọi là tác nhân củng cố.
- Phản xạ có điều kiện cấp cao: Theo mức độ phức tạp khi phối hợp các tín hiệu có điều kiện
với kích thích không điều kiện hoặc tín hiệu có điều kiện với các phản xạ có điều kiện đã được hình
thành trước đó người ta chia ra: phản xạ có điều kiện bậc I, bậc II, bậc III và các phản xạ có điều kiện
ở các bậc cao hơn.
Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một phản xạ không điều kiện. Loại phản xạ có
điều kiện đó là cấp một. Ta có thể dùng phản xạ cấp một làm cơ sở xây dựng phản xạ có điều kiện cấp
hai, và dùng phản xạ có điều kiện cấp hai để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp ba, v.v...
35
+ Phản xạ có điều kiện bậc I là phản xạ được hình thành khi phối hợp một tín hiệu có điều kiện
với một kích thích không điều kiện. Ví dụ. phối hợp ánh sáng với thức ăn để thành lập phản xạ tiết
nước bọt có điều kiện đối với tín hiệu ánh sáng.
+ Phản xạ có điều kiện bậc II là phản xạ có điều kiện được hình thành khi phối hợp một tín hiệu
có điều kiện thứ hai với phản xạ có điều kiện bậc I. Ví dụ. cho tín hiệu mới là tiếng chuông tác dụng,
sau đó là ánh sáng và cuối cùng là cho chó ăn. Sau nhiều lần như vậy tiếng chuông sẽ gây tiết nước
bọt giống như ánh sáng.
+ Phản xạ có điều kiện bậc III là phản xạ có điều kiện được hình thành khi phối hợp một tín hiệu
có điều kiện thứ ba với phản xạ có điều kiện bậc II. Ví dụ. cho tín hiệu mới là tiếng còi, sau đó là tiếng
chuông, sau nữa là ánh sáng và cuối cùng là thức ăn. Sau nhiều lần phối hợp như vậy tiếng còi sẽ gây
tiết nước bọt giống như tác dụng của tiếng chuông và ánh sáng đã sử dụng trước đó.
Theo cách thức như vậy ta có thể thành lập được các phản xạ có điều kiện ở các bậc cao hơn
(bậc IV, V, VI...). Điều đáng chú ý là các phản xạ có điều kiện ở các bậc càng cao, càng khó thành lập.
Ở chó chỉ có thể thành lập được các phản xạ có điều kiện bậc III; Ở khỉ có thể thành lập được các
phản xạ có điều kiện ở các bậc cao hơn (có thể đến bậc VI); ở người có thể thành lập được các phản
xạ có điều kiện ở các bậc cao hơn nữa. Nhờ đó mà con người có thể tiếp thu và học tập những kiến
thức, kinh nghiệm của nhân loại ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn, đồng thời có thể sáng tạo, phát
minh nhiều sự kiện mới trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời sống.
2.3.5. Bản năng
Trong hoạt động sống của các động vật (và người) có những hoạt động không phải là phản xạ
không điều kiện, cũng không phải là phản xạ có điều kiện, mà là một chuỗi các phản xạ không điều
kiện và có điều kiện nối tiếp nhau. Ví dụ, toàn bộ các phản ứng có liên quan với hoạt động sinh dục,
sinh sản ở các loài chim gồm phản xạ giao phối giữa con trống và con mái, hoạt động làm tổ, đẻ trứng,
ấp trứng, tìm mồi nuôi con, tập cho chim con bay... đó là một chuỗi phản xạ và được gọi là bản năng.
Bản năng làm mẹ của các động vật có vú và người cùng như bản năng simh dục - sinh sản của các
loài chim cũng được củng cố trong quá trình phát triển chủng loại và phát triển cá thể. Có thể nói, bản
năng là một dạng hoạt động được chương trình hóa trong hệ thần kinh và có sự tham gia của các yếu
tố thần kinh nội tiết và hormon.
2.4. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện

2.4.1. Thích nghi với môi trường


Thông qua sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện mà con người có thể hình thành
nên những thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu, hình thành những phản ứng tích cực với những
kích thích từ bên ngoài. Cũng thông qua các tập tính đó mà con người làm cho các mối quan hệ xã hội
cũng như nền văn hóa ngày càng phát triển.

36
Cơ thể động vật, đặc biệt là các loài động vật cao cấp chỉ có thể tồn tại phát triển và hoạt động
khi nào giữ được thăng bằng với môi trường sống.
Muốn giữ thăng bằng với môi trường luôn biến đổi, cơ thể phải có khả năng thích ứng linh hoạt
hơn nữa đối với môi trường. Quá trình thích ứng đó là do hoạt động phản xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện là phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể đối với môi trường, giúp cho
cơ thể biết được hướng đi tìm thức ăn để sinh sống. Trong chiến tranh, nhờ có tiếng kẻng báo động, người
ta đi tìm chỗ trú ẩn mặc dù chưa có máy bay đến ném bom.
2.4.2. Trong học tập
Nhờ thành lập phản xạ có điều kiện mà người ta có thể nắm được nội dung bài học khi đã lặp
đi lặp lại những nội dung đó. Vì vậy, việc luyện tập, củng cố là những điều kiện để thành lập phản xạ
có điều kiện.
2.4.3. Trong y học
Nhờ phản xạ có điều kiện người ta có thể cắt cơn nghiện rượi bằng apomorphin. Apomorphin
là chất gây nôn, người ta trộn lẫn vào rượu và cho người nghiện rượu uống, khi uống rượu này sẽ
nôn. Làm nhiều lần như vậy, về sau những người nghiện rượu chỉ cần ngửi thấy mùi rượu là họ đã có
cảm giác buồn nôn và trở nên sợ , không dám uống rượu nữa.
Nhờ có phản xạ có điều kiện người ta có thể dùng giả dược điều trị một số bệnh tâm lý.

37
CÂU HỎI
1. Phân biệt phản xạ - cung phản xạ. Phản xạ có điều kiện – Phản xạ không điều kiện.
2. Cho 1 ví dụ về phản xạ có điều kiện. Giải thích cơ chế thành lập phản xạ này.
3. Ý nghĩa sinh học của phản xạ có điều kiện.
TÓM TẮT

1. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể và được
thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Phản xạ được thực hiện nhờ có các cung phản xạ.
Một cung phản xạ đơn giản gồm có năm khâu: thụ cảm thể, dây thần kinh hướng tâm, trung khu
thần kinh, dây thần kinh ly tâm và cơ quan thực hiện. Mỗi phản xạ hầu như luôn luôn là phức hợp
của các phản xạ không điều kiện (phản xạ bẩm sinh) và có điều kiện (phản xạ tập nhiễm).
2. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện: là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
3. Bản năng: là một chuổi các phản xạ không điều kiện và có điều kiện nối tiếp nhau; là một dạng hoạt
động được chương trình hóa trong hệ thần kinh và có sự tham gia của các yếu tố thần kinh nội tiết
và hormon.
4. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện: Phản xạ có điều kiện là phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể
đối với môi trường. Ứng dụng trong học tập và trong y học.

38
BÀI 3: CÁC QUÁ TRÌNH ỨC CHẾ TRONG HOẠT
ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
MỤC TIÊU
- Hiểu được hưng phấn và ức chế là hai mặt của một quá trình thần kinh. Chúng đ�i l�p nhau,
hạn chế nhau, nhưng trong nh ng điều kiện nhất định, chúng lại hỗ trợ cho nhau.
- Trình bày được tính chất và đặc điểm của các loại ức chế (ức chế không điều liện và ức chế có
điều kiện).
- Hiểu được các dạng ức chế không hoạt động riêng biệt mà luôn thực hiện trong nh ng điều
kiện tác động qua lại thông qua hoạt động giải phóng ức chế và tổng hợp ức chế.
- V�n d ng được các kiến thức về ức chế Phản xạ có điều kiện vào cuộc s�ng hàng ngày.
- Ngủ, chiêm bao và thôi miên, là nh ng hiện tượng liên quan với quá trình ức chế diễn ra trong
não bộ, tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh nghỉ ngơi và h�i ph c chức năng. Biểu hiện của
dạng ức chế này là thay cho trạng thái thức bằng trạng thái ngủ. Phân biệt ngủ,
- Phân biệt các dạng ngủ (ngủ chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa, do gây mê, do bệnh lý, do thôi
miên. Hiểu được vai trò của giấc ngủ là bảo vệ các tế bào thần kinh trong não khỏi bị suy kiệt vì
hoạt động kéo dài.

Trong hoạt động thần kinh cấp cao và các hoạt động thần kinh cấp thấp luôn có sự tham gia của
hai quá trình hưng phấn và ức chế. Ví dụ, ngay trong quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện
nào đó, ngoài sự có mặt các quá trình hưng phấn trong các trung khu có điều kiện và không điều kiện,
cần có quá trình ức chế để kìm hãm các nguồn hưng phấn khác có thể cùng xảy ra trong não bộ, gây
cản trở sự hình thành phản xạ có điều kiện đang diễn ra. Trong nhiều trường hợp, để phù hợp với sự
thay đổi của môi trường sống, nhiều khi cần phải dập tắt các phản xạ có điều kiện đã được hình thành,
song không còn có ý nghĩa thích nghi nữa. Để thực hiện điều này cũng cần phải có quá trình ức chế.
Hưng phấn và ức chế là hai mặt của quá trình thần kinh. Chúng đối lập nhau, hạn chế nhau,
nhưng trong những điều kiện nhất định, chúng lại hỗ trợ cho nhau. Do đó, để hiểu được hoạt động
thần kinh cấp cao, không chỉ nghiên cứu cơ chế hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời, mà còn
phái nghiên cứu các quy luật phát sinh cùng tác dụng của quá trình ức chế trong các tế bào thần kinh.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX trong quá trình nghiên cứu hoạt động thần kinh cấp cao
Pavlov đã phát hiện được các quá trình ức chế trong hoạt động thần kinh cấp cao và đã chia ức chế ở
vỏ não làm hai loại ức chế không điều kiện và ức chế có điều kiện.
3.1. Ức chế không điều kiện

Ức chế không điều kiện là ức chế bẩm sinh, không cần phải tập luyện mới có. Ức chế không
điều kiện được Pavlov chia ra làm hai loại: ức chế ngoài và ức chế trên giới hạn.
39
3.1.1. Ức chế ngoài
Gọi là ức chế ngoài vì nơi phát sinh ức chế này, theo Pavlov, không nằm trong cung phản xạ có
điều kiện. Ức chế ngoài xuất hiện khi có tác dụng của kích thích lạ, nói cách khác, sự xuất hiện ức chế
ngoài liên quan với sự xuất hiện phản xạ định hướng. Ví dụ, trong quá trình thành lập phản xạ tiết
nước bọt có điều kiện, đồng thời với tín hiệu có điều kiện là ánh sáng, ta gõ nhẹ vào cửa phòng thí
nghiệm, có nghĩa là tạo ra một âm thanh - kích thích lạ, ta sẽ thấy tín hiệu có điều kiện (ánh sáng) hoặc
không gây tiết nước bọt ở chó nữa, hoặc gây tiết nước bọt nhưng ít hơn so với lượng nước bọt tiết ra
trước đó. Có hiện tượng này là do âm thanh (kích thích lạ) đã gây ra phản xạ định hướng, nghĩa là tạo
ra một trung khu hưng phấn mới trong não bộ và chính trung khu hưng phấn mới này đã ức chế phản
xạ đang diễn ra.
Người ta cho rằng phản xạ có điều kiện bị ức chế trong trường hợp này là do tác dụng của hiện
tượng cảm ứng. Trung khu hưng phấn mới được tạo ra do kích thích lạ sẽ gây ra xung quanh nó một
quá trình ngược lại, tức là ức chế (trường hợp này gọi là cảm ứng âm tính). Cung phản xạ có điều kiện
bị rơi vào vùng cảm ứng âm tính, nên phản xạ bị ức chế. Như vậy, khi dưới tác dụng của kích thích lạ
làm phát sinh hưng phấn trong các phần khác nhau của hệ thần kinh đã làm xuất hiện quá trình ức
chế, lan tỏa đến các tế bào thần kinh nằm trong cung phản xạ có điều kiện và kìm hãm việc thực hiện
phản xạ có điều kiện.
Ức chế ngoài là loại ức chế rất phổ biến trong hoạt động sống của con người. Ví dụ, các em học
sinh nhỏ, và ngay cả người lớn cũng khó ngồi yên trong lớp để tiếp tục học tập, khi bên ngoài có tiếng
nô đùa, la hét...
Dựa vào tính chất tác dụng của kích thích lạ, có thể chia ức chế ngoài thành ức chế tạm thời và
ức chế thường xuyên.
➢ ức chế tạm thời
Ức chế tạm thời là ức chế phát sinh trong trường hợp kích thích lạ chỉ có tác dụng ức chế phản
xạ có điều kiện trong một vài lần đầu xuất hiện của nó, sau đó không còn ảnh hưởng đến phản xạ
đang diễn ra. Ví dụ, tiếng gõ cửa phòng thí nghiệm chỉ có tác dụng làm ngừng tiết nước bọt trong một
vài lần, sau đó bật ánh sáng lên nước bọt ở chó lại tiết ra như trước, mặc dù ta cứ thử tiếp tục gõ vào
cửa.
Ý nghĩa của ức chế tạm thời là tạo điều kiện cho con vật tiếp nhận và đánh giá ý nghĩa của tín
hiệu lạ để có cách xử lý cho thích hợp. Ví dụ, con mèo con lần đầu ra sân, nhìn thấy động tác đập
cánh của con gà trống, nó sợ hãi nằm rạp xuống đất. Song động tác đập cánh của con gà trống không
gây hại đối với nó, nên sau đó mèo con không sợ nữa và tiếp tục đi lại trong sân. Ở con người cũng
luôn chịu tác động của kích thích lạ, cùng xảy ra các phản xạ định hướng, hoạt động sống cũng tạm
thời bị ức chế. Ví dụ, ở nhà bên cạnh mở đài hoặc có tiếng trẻ con khóc, thì thường lúc đầu ta không
thể tập trung làm việc được, nếu muốn làm việc, muốn học ta phải tập trung cao độ. Song dần dần kích
thích từ nhà bên cạnh sẽ không còn là trở ngại đối với ta nữa.

40
➢ ức chế thường xuyên
Ức chế thường xuyên cũng do kích thích lạ gây ra, nhưng tác dụng ức chế của nó diễn ra không
ngừng mỗi khi nó xuất hiện. Ví dụ, ta có phản xạ tiết nước bọt ở chó bền vững. Cứ mỗi lần phát tín
hiệu có điều kiện (ví dụ ánh sáng) ở chó luôn có nước bọt tiết ra. Bây giờ ta mắc vào chân chó một
điện cực và nối với nguồn điện. Nguồn điện có cường độ đủ để gây đau cho chó. Thí nghiệm được tiếp
tục như sau: cho tín hiệu có điều kiện tác dụng, đồng thời nối dòng điện kích thích vào chân chó. Chó
sẽ không tiết nước bọt nữa và thay vào đó là chó giật chân. Ta lặp lại thủ tục này nhiều lần và lần nào
cũng thế, nước bọt ở chó không còn tiết ra nữa. Điều đó có nghĩa là phản xạ tiết nước bọt có điều kiện
ở chó liên tục bị ức chế mỗi khi kích thích lạ (dòng điện) xuất hiện. Sở dĩ như vậy, vì dòng điện là tác
nhân có hại đối với con vật. Chó phải tìm cách tránh kích thích có hại này.
Ý nghĩa của ức chế thường xuyên là tạo điều kiện cho con vật ngừng phản xạ đang diễn ra để
tìm cách tránh kích thích có hại. Ví dụ về ức chế thường xuyên ở con người là những cơn đau làm cho
ta không thể tiếp tục công việc, ví dụ học tập, một cách bình thường.
3.1.2. Ức chế trên giới hạn
Ức chế trên giới hạn là một dạng ức chế không điều kiện, ức chế trên giới hạn phát sinh khi kích
thích có điều kiện có cường độ quá lớn hoặc tác dụng kéo dài.
Trong phòng thí nghiệm của Pavlov, để nghiên cứu hiện tượng ức chế trên giới hạn người ta
dùng âm thanh có cường độ trung bình làm tín hiệu có điều kiện để thành lập phản xạ tiết nước bọt có
điều kiện ở chó. Sau khi phản xạ có điều kiện trở nên bền vững và ổn định, nghĩa là mỗi lần âm thanh
xuất hiện ở chó đều tiết nước bọt với một số giọt nhất định (ví dụ 6 giọt), người ta bắt đầu thí nghiệm
gây ức chế trên giới hạn. Có hai cách gây ức chế trên giới hạn. Cách thứ nhất là tăng cường độ âm
thanh, cách thứ hai là kéo dài tác dụng của âm thanh. Trong trường hợp thứ nhất, cho âm thanh có
cường độ lớn hơn nhiều so với cường độ âm thanh đã được sử dụng trước đó, kết quả thu được là
lượng nước bọt tiết ra ít hơn, thay cho 6 giọt, chỉ thu được hai hoặc ba giọt. Lượng nước bọt giảm đối
với kích thích âm thanh có cường độ quá lớn không phải vì các tế bào thần kinh bị suy kiệt, mà vì trong
chúng phát triển một quá trình được Pavlov gọi là ức chế trên giới hạn. Điều chứng tỏ rằng các tế bào
thần kinh không bị suy kiệt là thử nghiệm tiếp sau đó với kích thích âm thanh có cường độ trung bình
được sử dụng làm tín hiệu có đều kiện trước đó vẫn gây được lượng nước bọt là 6 giọt.
Trong trường hợp thứ hai, ta giữ nguyên cường độ của âm thanh, nhưng kéo dài thời gian tác
dụng của nó, thay vì tác dụng trong 5 giây cho tác dụng liên tục trong 30 giây, kết quả thu được cũng
tương tự như trường hợp thứ nhất, nghĩa là trong các tế bào thần kinh đà phát triển ức chế trên giới
hạn.
Theo Pavlov, ý nghĩa của ức chế trên giới hạn là tránh cho các tế bào thần kinh khỏi bị kiệt quệ
vì phải tiếp tục hoạt động trong những điều kiện không thuận lợi. Nói cách khác, ức chế trên giới hạn
tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh trong não bộ nghỉ ngơi và phục hồi chức năng.
Một ví dụ về ức chế trên giới hạn ở người thường gặp là trong những buổi lên lớp kéo dài vài ba

41
tiếng đồng hồ không nghỉ, đặc biệt là người thuyết trình nói không hấp dẫn, có thể làm cho nhiều người
cảm thấy mệt mỏi và nhiều người còn ngủ gật (một dạng ức chế trên giới hạn). Để tránh hiện tượng
mệt mỏi ở người nghe người ta thường tổ chức những tiết học kéo dài trong vòng 45 - 50 phút và sau
đó là khoảng nghỉ giải lao.
3.2. Ức chế có điều kiện

Nhiều phản xạ có điều kiện phức tạp khác nhau luôn được hình thành trong suốt cuộc sống của
con người và các động vật.
Trong đó một số phản xạ có điều kiện được thành lập do các hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên,
cho nên về sau không được củng cố. Một số phản xạ có điều kiện khác được xuất hiện trong một hoàn
cảnh nhất định về sau không còn có ý nghĩa. Do tất cả các biến cố đó mà chúng ta có thể nghĩ rằng
hoạt động phản xạ có điều kiện sẽ mất tính chính xác và càng ngày càng trở nên kém linh hoạt. Tuy
nhiên, trong thực tế không phải như vậy, mà ngược lại, hoạt động phản xạ có điều kiện theo thời gian
càng ngày, càng trở nên hoàn thiện hơn. Sở dĩ như vậy, vì có sự phát triển trong các tế bào thần kinh
ở vỏ não một quá trình đi liền với quá trình hưng phấn, đó là quá trình ức chế có điều kiện.
Ức chế có điều kiện hay ức chế trong (ức chế phát triển trong cung phản xạ có điều kiện) phát
sinh trong các tế bào thần kinh ở vỏ não trong những điều kiện nhất định dưới ảnh hưởng của chính
các kích thích đã gây ra các phản ứng phản xạ có điều kiện. Ức chế có điều kiện khác với ức chế
không điều kiện ở chỗ là ức chế có điều kiện không phát sinh ngay từ lần tác dụng đầu tiên của kích
thích, mà được hình thành chỉ sau một số lần phối hợp nhất định. Cũng giống như sự hình thành
đường liên hệ thần kinh tạm thời, ức chế có điều kiện chỉ xuất hiện sau một số lần phối hợp kích thích
có điều kiện với tác dụng của một yếu tố nhất định, đó là sự không củng cố kích thích có điều kiện
bằng kích thích không điều kiện.
Phụ thuộc vào các điều kiện phát sinh, Pavlov chia ức chế có điều kiện thành các dạng sau: ức
chế dập tắt, ức chế phân biệt, ức chế có điều kiện và ức chế chậm (trì hoãn). Tuy nhiên, theo bản chất,
ức chế phân biệt và ức chế có điều kiện có nhiều đặc điểm giống nhau, vì vậy, có thể xem hai dạng ức
chế phân biệt và ức chế có điều kiện là một.
3.2.1. Ức chế dập tắt
Đó là phản xạ có điều kiện không được củng cố, đường liên hệ tạm thời bị mất đi. Ức chế dập
tắt phát sinh khi ta không củng cố tín hiệu có điều kiện bằng kích thích không điều kiện. Ví dụ, sau
khi thành lập được phản xạ tiết nước bọt có điều kiện ở chó với tín hiệu ánh sáng, ta bắt đầu cho
ánh sáng tác dụng, nhưng không cho nó ăn nữa. Lặp đi lặp lại khoảng 5 - 6 lần như vậy nước bọt ở
chó sẽ ngừng tiết đối với tín hiệu có điều kiện là ánh sáng. Nói cách khác, phản xạ có điều kiện đã
bị dập tắt.
Trong quá trình ức chế dập tắt, ta có thể rút ra một số tính chất của nó như sau:
− Sự phát triển của ức chế dập tắt phụ thuộc vào độ bền vững của phản xạ có điều kiện. Các
42
phản xạ có điều kiện bền vững, được củng cố tốt khó dập tắt hơn các phản xạ có điều kiện mới được
thành lập, chưa được củng cố tốt.
− Sự phát triển của ức chế dập tắt phụ thuộc vào cường độ của tác nhân củng cố. Phản xạ có
điều kiện dập tắt càng khó, nếu tác nhân củng cố có tác dụng sinh học càng mạnh. Ví dụ, phản xạ tự
vệ có điều kiện khó dập tắt hơn phản xạ dinh dưỡng có điều kiện.
− Tốc độ phát triển của ức chế dập tắt phụ thuộc vào tần số xuất hiện của tín hiệu và không
được củng cố. Phản xạ có điều kiện càng dập tắt nhanh, nếu khoảng thời gian giữa hai lần cho tín hiệu
có điều kiện tác dụng và không được củng cố càng ngắn.
− Ức chế dập tắt càng nhanh sau mỗi lần được luyện tập.
− Sự dập tắt của một phản xạ có điều kiện này có ảnh hưởng đến các phản xạ có điều kiện
khác. Các phản xạ có điều kiện giống nhau, nghĩa là được thành lập trên cơ sở của phản ứng củng cố
giống nhau bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị ức chế nhất.
− Sự phát triển ức chế dập tắt không có tính chất tiệm tiến, mà có sự dao động theo kiểu làn
sóng (ví dụ, số lượng nước bọt tiết ra trong quá trình dập tắt phản xạ lúc nhiều, lúc ít, lúc hoàn toàn
không có).
− Sự phát triển của ức chế dập tắt phụ thuộc vào từng cá thể. Ở các cá thể thuộc loại hình thần
kinh không cân bằng (quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế) khó dập tắt phản xạ có điều
kiện hơn so với những cá thể có loại hình thần kinh mạnh và cân bằng (hưng phấn và ức chế đều
mạnh và mạnh như nhau).
Ức chế dập tắt là một trong các hiện tượng rất phổ biến và có ý nghĩa sinh học rất lớn. Bởi vì,
điều kiện và hoàn cảnh sống luôn thay đổi, nhiều phản xạ có điều kiện được hình thành trước đây sẽ
không còn thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh sống mới. Sự tồn tại của chúng sẽ cản trở hoạt động
thích nghi của động vật.
Ví dụ: Nhờ có ức chế dập tắt mà con chó đói không tiếp tục quay về nhà cũ đã vắng chủ để
kiếm ăn; con mèo sẽ không tiếp tục ngồi rình mãi ở một góc nhà, nơi mà một lần nào đó nó đã vồ được
chuột. Ở con người cũng vậy, nhờ có ức chế dập tắt mà ta có thể bỏ được những thói quen, những
quan niệm đã lỗi thời.
3.2.2. Ức chế phân biệt
Ức chế phân biệt là ức chế phát sinh khi ta cho một kích thích gần giống với tín hiệu có điều
kiện được sử dụng để thành lập một phản xạ có điều kiện nào đó, với điều kiện là tín hiệu có điều kiện
luôn được củng cố mới gây được phản xạ, còn kích thích gần giống nó thì không được củng cố, phản
xạ giảm dần, rồi không xuất hiện. Ví dụ, ta dùng bóng đèn 40W làm tín hiệu có điều kiện và cho chó ăn
để thành lập phản xạ tiết nước bọt có điều kiện, sau đó, khi phản xạ có điều kiện đã được bền vững ta
cho một kích thích khác là ánh sáng của bóng đèn 60W cùng tác dụng xen kẽ với tín hiệu có điều kiện
là ánh sáng 40W. Trong đó ánh sáng 40W luôn được kèm theo thức ăn, còn ánh sáng 60W thì không
cho chó ăn. Lúc đầu chó cũng tiết nước bọt với ánh sáng 60W, mặc dù không được cho ăn. Về sau ở
43
chó chỉ có phản xạ tiết nước bọt có điều kiện khi cho ánh sáng 40W tác dụng, còn ánh sáng 60W
không gây tiết nước bọt nữa.
Ức chế phân biệt phát sinh và phát triển trong những điều kiện có liên quan với quá trình hưng
phấn do tín hiệu có điều kiện gây ra. Do đó, ức chế phân biệt có nhiều tính chất khác biệt so với ức
chế dập tắt và gồm các tính chất sau:
− Ức chế phân biệt phụ thuộc vào mức độ giống nhau giữa tín hiệu có điều kiện và kích thích
giống nó (gọi là kích thích phân biệt). Kích thích phân biệt càng giống tín hiệu có điều kiện, thì càng
khó thành lập ức chế phân biệt. Ví dụ, chó có thể dễ dàng phân biệt tín hiệu có điều kiện là tiếng gõ
nhịp 60 lần/phút với kích thích phân biệt 120 lần/phút, nhưng chó rất khó phân biệt tín hiệu có điều kiện
là tiếng gõ nhịp 60 lần/phút với kích thích phân biệt của máy gõ nhịp 90 lần/phút.
− Ức chế phân biệt đạt đến mức độ hoàn toàn nếu cường độ ức chế do kích thích phân biệt gây
ra tương đương với cường độ hưng phấn do tín hiệu có điều kiện gây ra. Nếu cường độ hưng phấn
quá mạnh thì việc thành lập ức chế phân biệt rất khó khăn. Ví dụ, trong trường hợp chó bị đói, trung
khu dinh dưỡng hưng phấn mạnh, thì rất khó thành lập ức chế phân biệt.
− Sự phát triển của ức chế phân biệt cũng giống như sự phát triển của ức chế dập tắt, nghĩa là
không phát triển đều đều, mà có tính chất làn sóng.
− Sự phát triển và củng cố ức chế phần biệt phụ thuộc vào quá trình luyện tập. Càng được luyện
tập, nghĩa là lập lại tác dụng của kích thích phân biệt nhiều lần thì ức chế phân biệt càng phát triển
nhanh hơn.
− Ức chế phân biệt phụ thuộc vào loại hình thần kinh của từng cá thể. Ở những con vật có hệ
thần kinh thuộc loại không cân bằng khó thành lập ức chế phân biệt hơn so với những con vật thuộc
loại mạnh, cân bằng và linh hoạt.
Ức chế phân biệt có ý nghĩa rất lớn đối với động vật và con người. Những con cừu non vì chưa
có ức chế phân biệt, nên chúng có thể lò dò đến gần chó sói, trong khi đó những con cừu mẹ do có ức
chế phân biệt hay có khả năng phân biệt các đối tượng của thế giới bên ngoài, nên đứng sát vào nhau
để tự vệ khi nghe tiếng chó sói rú từ xa.
Việc phân biệt liên tục và ngày càng tinh vi các sự kiện, hiện tượng của thế giới bên ngoài đã
tạo thành một phần rất quan trọng của ý thức con người. Trí tuệ của con người đã chuyển sự phân biệt
đó vào trong lĩnh vực các khái niệm được biểu hiện bằng lời nói. Và bằng sự phân biệt các kích thích
tiếng nói, con người lại rút ra được các đặc điểm riêng biệt đó hình thành các khái niệm mới khác, tạo
điều kiện cho con người hoạt động trong những lĩnh vực khoa học phức tạp nói riêng và trong hoạt
động sống nói chung.
3.2.3. Ức chế chậm hay ức chế trì hoãn
Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện cách xa nhau một thời gian nhất định, thì
phản xạ có điều kiện cũng chậm lại đúng thời gian ấy. Ức chế chậm là ức chế phát triển khi không
củng cố ngay tác dụng của tín hiệu có điều kiện, nói cách khác, khi tăng thời gian tách rời giữa tín hiệu
44
với tác nhân củng cố. Biểu hiện của ức chế chậm là phản ứng phản xạ không xuất hiện ngay sau khi
cho tín hiệu tác dụng mà bị kìm hãm trong một thời gian. Thời gian phản ứng phản xạ bị kìm hãm
tương ứng với thời gian tách rời của kích thích có điều kiện cho đến khi được củng cố. Ví dụ, nếu kéo
dài thời gian tác dụng của tín hiệu trong 30 giây, sau đó mới cho chó ăn, thì nước bọt không tiết ra
ngay sau khi tín hiệu xuất hiện mà chỉ đến giây thứ 29 - 30 nước bọt ở chó mới tiết ra.
Sự phát sinh và phát triển của ức chế chậm có một số tính chất sau:
− Sự phát triển của ức chế chậm phụ thuộc vào cường độ của tín hiệu có điều kiện. Cường độ
tín hiệu có điều kiện càng mạnh, thì ức chế chậm càng khó thành lập. Ví dụ, nếu ta sử dụng ba phản
xạ có điều kiện đã được thành lập ở chó với ba tín hiệu có điều kiện (ánh sáng, kích thích cơ học vào
da, tiếng máy gõ nhịp) để thành lập các ức chế chậm chúng ta sẽ nhận thấy rằng ức chế chậm được
hình thành dễ nhất đối với tín hiệu ánh sáng và khó nhất đối với máy gõ nhịp.
− Sự phát triển ức chế chậm phụ thuộc vào cường độ của phản ứng. Cường độ của tác nhân
củng cố càng mạnh, thì ức chế chậm càng khó thành lập. Ví dụ, nếu cho chó đã được thành lập ức
chế chậm nhịn ăn trong 2 ngày và sau đó đem thử nghiệm, chúng ta sẽ nhận thấy rằng do trung khu
dinh dưỡng hưng phấn mạnh, nên nước bọt tiết ra ngay từ lúc bắt đầu cho tín hiệu có điều kiện tác
dụng.
− Tốc độ thành lập ức chế chậm phụ thuộc vào mức độ bền vững của phản xạ có điều kiện đã
được thành lập. Phản xạ có điều kiện càng được củng cố, thì ức chế chậm càng khó thành lập.
− Sự phát triển ức chế chậm phụ thuộc vào đặc tính của cá thể. Cũng như các loại ức chế có
điều kiện khác, ức chế chậm khó thành lập ở những con vật có hệ thần kinh thuộc loại không cân bằng
(hưng phấn mạnh hơn ức chế).
Ức chế chậm có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sống của người và động vật. Ví dụ,
nếu không có ức chế chậm, thì trong suốt thời gian ngồi rình chuột, các tuyến nước bọt và các
tuyến khác của bộ máy tiêu hóa ở mèo đều hoạt động và sự bài tiết của các tuyến tiêu hóa như vậy
quá là vô ích. Người chiến sỹ khi phục kích, nếu không có ức chế chậm thì không thể chờ lệnh của
chỉ huy mà nổ súng ngay khi thấy quân địch đến gần. Như vậy, ức chế chậm giúp cho cơ thể thực
hiện các phản xạ đúng lúc, khớp với thời điểm tác dụng của các kích thích. Sự biết chờ đợi của
con người đối với một sự việc nào đó chính là biểu hiện của ức chế chậm hay ức chế trì hoãn.
3.3. Sự tác động qua lại giữa các dạng ức chế

Chúng ta đã làm quen với các dạng ức chế trong từng trường hợp riêng biệt. Tuy nhiên, trong hoạt
động phản xạ có điều kiện các nguyên nhân làm phát sinh các dạng ức chế thường liên quan với nhau,
do dó, sự phát triển của chúng luôn được thực hiện trong những điều kiện có sự tác động qua lại.
Trong sự tác động qua lại đó có thể phân biệt được hai dạng khác nhau: giải phóng ức chế và tổng
hợp ức chế.
3.3.1. Giải phóng ức chế
Giải phóng ức chế thể hiện rõ dưới dạng khi một quá trình ức chế này làm yếu hoặc làm mất
45
một quá trình ức chế khác. Giải phóng ức chế có thế xảy ra với tất cả các dạng ức chế có điều kiện. Ví
dụ, trong trường hợp dập tắt hoàn toàn phản xạ tiết nước bọt có điều kiện ở chó, nước bọt không tiết
ra nữa đối với sự xuất hiện của tín hiệu có điều kiện (ví dụ, tiếng máy gõ nhịp). Nếu bây giờ cho máy
gõ nhịp tác dụng và đồng thời huýt sáo nhè nhẹ, nước bọt lại tiếp tục tiết ra như trước khi phản xạ tiết
nước bọt chưa bị dập tắt, có nghĩa là tiếng huýt sáo đã làm mất tác dụng của ức chế dập tắt.
Ức chế chậm cũng được giải phóng khi có một kích thích lạ xuất hiện. Ví dụ, ta thành lâp ức chế
chậm với tín hiệu có điều kiện là ánh sáng và sau một phút mới cho chó ăn, ở chó sẽ xuất hiện ức chế
chậm, chó chỉ tiết nước bọt sau một phút kể từ khi cho ánh sáng xuất hiện. Bây giờ vừa bật ánh sáng,
đồng thời cho một kích thích lạ, ví dụ tiếng máy gõ nhịp xuất hiện, nước bọt ở chó sẽ tiết ra ngay từ
giây đầu sau khi tín hiệu ánh sáng xuất hiện, có nghĩa là ức chế chậm đã bị mất tác dụng.
Các dạng ức chế dập tắt, ức chế phân biệt và ức chế chậm chỉ là những trường hợp thể hiện
khác nhau của ức chế có điều kiện được phát triển trong các tế bào vỏ não do không củng cố tín hiệu
có điều kiện. Do đó, hiện tượng giải phóng ức chế trong các trường hợp nói trên có nhiều điểm rất
giống nhau.
− Trong mọi trường hợp giải phóng ức chế đều xảy ra khi có tín hiệu lạ.
− Giải phóng ức chế phụ thuộc vào cường độ của kích thích lạ gây ra ức chế ngoài.
− Giải phóng ức chế có điều kiện phụ thuộc vào cường độ của ức chế có điều kiện. Nếu ức chế
có điều kiện được củng cố vững chắc thì khó giải phóng nó khi có tác nhân lạ.
− Trong nhiều trường hợp ức chế có điều kiện có thể tự giải phóng “theo thời gian”, đặc biệt là ức
chế dập tắt.
− Giải phóng ức chế phụ thuộc vào đặc tính của từng cá thể. Ở các cá thể có quá trình hưng
phấn mạnh thì hiện tượng giải phóng ức chế càng dễ xẫy ra.
Hiện tượng giải phóng ức chế làm thay đổi ý nghĩa thích nghi của các phản xạ có điều kiện,
song trong những hoàn cảnh nhất định hiện tượng giải phóng ức chế lại có ý nghĩa tích cực.
Các tác nhân lạ, ví dụ những tin tức, sự kiện bất ngờ thường có tác dụng lớn với chúng ta. Khi
nghe những tin hoặc sự kiện bất ngờ ta thường bắt đầu lẫn lộn tất cả những điều trước đây có thể
nhận biết được (giải phóng ức chế phân biệt), nhưng đồng thời những tin tức, sự kiện bất ngờ cũng có
thể giúp ta nhớ lại những điều đã bị quên đi từ lâu (giải phóng ức chế dập tắt).
3.3.2. Tổng hợp ức chế
Sự gặp nhau giữa các quá trình ức chế không phải bao giờ cũng dẫn đến sự tổn hại cho chúng
như trong trường hợp giải phóng ức chế, mà thường dẫn đến sự cộng hưởng và tăng cường cho nhau
giữa các dạng ức chế. Hiện tượng tổng hợp ức chế có thể thấy rất rõ khi phối hợp các dạng ức chế có
điều kiện như ức chế dập tắt và ức chế chậm. Nếu chỉ tiến hành thành lập riêng ức chế dập tắt thì phải
cần một số lần phối hợp nhiều hơn so với trường hợp tiến hành dập tắt phản xạ có điều kiện kết hợp
với thành lập ức chế chậm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Pavlov cho thấy nếu chỉ tiến hành
thành lập riêng ức chế dập tắt phải cần đến 12 lần phối hợp (phát tín hiệu có điều kiện nhưng không
46
củng cố), nhưng nếu kết hợp dập tắt phản xạ có điều kiện với việc thành lập ức chế chậm, thì chỉ cần 5
lần phối hợp đã có thể dập tắt được phản xạ có điều kiện. Như vậy, ức chế chậm đã tăng cường cho
ức chế dập tắt.
Trong những điều kiện nhất định, ức chế ngoài và ức chế có điều kiện cũng có thể cộng hưởng
với nhau. Quá trình dập tắt phản xạ có điều kiện diễn ra càng nhanh, nếu ngoài việc không củng cố tín
hiệu có điều kiện, ta cho tác dụng thêm một kích thích lạ có cường độ vừa phải, nghĩa là gây thêm ức
chế ngoài. Ví dụ, khi dập tắt phản xạ có điều kiện với tín hiệu có điều kiện yếu (ánh sáng), ngoài việc
không cũng cố tín hiệu có điều kiện ta cho một kích thích lạ tác dụng, ví dụ, tiếng còi, phản xạ có điều
kiện sẽ dập tắt nhanh hơn. Điều này có nghĩa là ức chế ngoài dã giúp ức chế trong và hai dạng ức chế
đã liên kết với nhau.
Hiện tượng tổng hợp ức chế có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động phản xạ có điều kiện ở
người và động vật, nó làm cho quá trình dập tắt các phản xạ có điều kiện được nhanh chóng hơn trong
những điều kiện cần thiết.
3.4. Ngủ, chiêm bao, thôi miên

Ngủ, chiêm bao và thôi miên, theo Pavlov là những hiện tượng liên quan với quá trình ức chế
diễn ra trong não bộ. Chúng ta sẽ lần lượt làm quen với các hiện tượng này.
3.4.1. Giấc ngủ
Con người và các động vật bậc cao hàng ngày nhận không biết bao nhiêu loại kích thích khác
nhau xuất hiện từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Nói cách khác, các tế bào thần kinh trong não bộ bị
kích thích liên tục. Do đó, ở chúng nhất định phải xuất hiện quá trình ức chế để tạo điều kiện cho các tế
bào thần kinh nghỉ ngơi và hồi phục chức năng. Biểu hiện của dạng ức chế này là thay cho trạng thái
thức bằng trạng thái ngủ.
Ngủ là một nhu cầu bắt buộc của cơ thể người và các động vật bậc cao. Chính vì vậy mà con
người dành cho giấc ngủ đến 1/3 cuộc sống của mình.
- Các dạng ngủ
Có một số dạng ngủ khác nhau: ngủ theo chu kỳ ngày đêm, ngủ theo chu kỳ mùa (đông miên
hay hạ miên), ngủ do gây mê, ngủ thôi miên và ngủ bệnh lý.
Ngủ theo chu kỳ ngày đêm và ngủ theo chu kỳ mùa là ngủ sinh lý, còn các dạng ngủ do gây mê.
do thôi miên và ngủ bệnh lý là do tác động không sinh lý lên cơ thể.
+ Ngủ chu kỳ ngày đêm
Ở người trưởng thành mỗi ngày chỉ ngủ một lần, nhưng ở một số nơi người ta có thể ngủ hai lần
trong ngày (trưa và tối). Trẻ con ngủ nhiều lần trong ngày và được gọi là ngủ đa pha.
Thời gian của giấc ngủ theo chu kỳ ngày đêm ở trẻ sơ sinh là 21 giờ, ở trẻ sau sinh từ 6 tháng
đến 1 năm là 14 giờ, ở trẻ 4 tuổi là 12 giờ, ở trẻ 10 tuổi là 10 giờ mỗi ngày. Người trưởng thành ngủ
trung bình 7- 8 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ người có tuổi ít hơn (khoáng 5- 6 giờ).
Khi bị mất ngủ 3 - 4 ngày liền ta không thể chống lại cơn buồn ngủ, trừ khi có kích thích gây đau,
47
ví dụ châm kim vào da hay cho dòng điện giật. Bị mất ngủ khoảng 60 - 80 giờ hoạt động tinh thần bị
suy giảm, dễ bị mệt mỏi khi lao động trí óc, dễ bị nhầm lẫn, sai sót. Các chức năng thực vật cũng bị
biến đổi mạnh khi mất ngủ kéo dài.
+ Ngủ theo chu kỳ mùa
Ngủ theo chu kỳ mùa liên quan với các phản ứng bảo vệ, nhằm hạn chế hoạt động trong những
điều kiện không thuận lợi.
Các động vật ngủ đông (chuột sóc) chìm vào giấc ngủ khi nhiệt độ môi trường hạ thấp và lúc con
vật đã tích trữ đủ lượng mở. Ngủ vào mùa hè thường gặp ở các động vật ăn côn trùng (nhím), một số
loài gặm nhấm (chuột túi, chuột vàng) và vượn sóc vào thời gian khô hạn trong năm ở các vùng sa
mạc và bán sa mạc.
Cơ chế thần kinh của hiện tượng này chưa rõ, song một số nghiên cứu cho thấy các phản xạ
vận động có điều kiện được thành lập ở dơi, chuột đồng, nhím đều bị mất sau ngủ đông.
+ Ngủ do gây mê
Ngủ do gây mê có thể gây ra bằng thở không khí có lẫn ether hay cloroform, bằng các chất
được đưa vào cơ thể như rượu, morphin và nhiều chất độc khác, bằng kích thích dòng điện v.v...
+ Ngủ bệnh lý
Ngủ bệnh lý do nhiều nguyên nhân: do thiếu máu não, do não bị chèn ép, do các khối u trong
các bán cầu đại não hay do tổn thương các cấu trúc khác nhau ở thân não. Ngủ bệnh lý thường kéo
dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm.
+ Ngủ thôi miên
Ngủ thôi miên là dạng ngủ đặc biệt, là ngủ nhân tạo, là trạng thái ức chế được gây ra bởi các
kích thích yếu kéo dài, đơn điệu.
- Các biểu hiện của giấc ngủ sinh lý
+ Những biến đổi các chức năng thực vật và vận động
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi ngủ chuyển hóa năng lượng giảm khoảng 8,7%. Nhu cầu oxy của
cơ thể cũng biến động khi ngủ. Nhu cầu oxy tối đa diễn ra ở pha ngủ ngược đời và tối thiểu ở các giai
đoạn III, IV của pha ngủ chậm. Nghiên cứu trao đổi khí ở phổi cho thấy sự trao đổi khí giống nhau ở
giai đoạn II của pha ngủ chậm và ở pha ngủ ngược đời. Còn nhịp thở diễn ra đều đặn quan sát được ở
giai đoạn III - IV của pha ngủ chậm, trong khi đó nhịp thở tăng lên hoặc không đều và có thể ngừng thở
trong khoảng 5 giây hay hơn nữa khi giấc ngủ chuyển sang pha ngủ ngược đời.
Dòng máu cung cấp cho não trong lúc ngủ nói chung được tăng lên, song tăng mạnh nhất là vào
pha ngủ nhanh (tăng khoảng 80% so với mức bình thường). Điều này chứng tỏ rằng quá trình chuyển
hóa trong não được tăng mạnh trong pha ngủ ngược đời và cũng phù hợp với sự tăng phát các xung
động của các neuron trong giai đoạn này.
Huyết áp ở ngoại vi trong lúc ngủ giảm xuống khoảng 8 – 10 mnHg, nhưng ở pha ngủ nhanh
huyết áp ngoại vi đạt đến mức như lúc thức tỉnh.

48
Nhịp đập của tim giảm thấp nhất vào giai đoạn IV của pha ngủ chậm, nhưng vào pha ngủ nhanh
nhịp tim có thay đổi, lúc nhanh, lúc chậm so với bình thường. Đôi khi còn quan sát được hiện tượng
loạn nhịp tim trong pha ngủ nhanh.
Nhiệt độ có thể giảm xuống trong những giờ gần sáng. Nhiệt độ cơ thể thường tăng lên khi diễn
ra giấc chiêm bao.
Một biến động nữa có thể quan sát được trong giấc ngủ là sự cương dương vật ở đàn ông và
những con đực (khỉ, chó). Biểu hiện này thường xảy ra khi có vận động mắt nhanh.
Những biến động trong vận động gồm: cười, nhăn mặt, nắm bàn tay, vận động các chi (ở
người), vận động râu (ở mèo). Một trong những biểu hiện đặc trưng trong chức năng vận động khi ngủ
là giảm trương lực cơ. Biên độ của điện cơ cũng giảm, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của pha ngủ
nhanh. Khi ngồi ngủ thường quan sát thấy đầu gục xuống đó là biểu hiện của sự giảm trương lực cơ
cổ.
+ Đặc điểm điện não ở người khi ngủ
Trước khi theo dõi những biến động về điện não ở người trong quá trình ngủ, cần làm quen một
cách sơ lược về điện não đồ ở người bình thường khi thức tỉnh.
• Đặc điểm điện não người
Như chúng ta đã biết, các tế bào thần kinh trong vỏ các bán cầu đại não cũng như các tế bào
thần kinh trong các cấu trúc khác nhau của hệ thần kinh trung ương có khả năng phát các xung điện
khi chúng bị kích thích hoặc có các xung động từ các tế bào thần kinh khác truyền đến. Trong vỏ não
có rất nhiều synap, ở đây cũng phát sinh các điện thế hưng phấn và ức chế sau synap. Sự tổng cộng
các điện thế tế bào và điện thế synap sẽ tạo ra điện thế tổng hợp được biểu hiện bằng các dao động
điện thế.
Nếu đặt lên bề mặt vỏ não hay đặt trên da đầu hai điện cực và nối chúng với máy ghi điện não ta
có thể ghi được các dao động điện từ vỏ não được gọi là điện não đồ (electroencephalogram - EEG).
Theo tần số và biên độ có thể phân biệt trên điện não đồ của người bình thường bốn loại nhịp
cơ bản, đó là nhịp alpha, nhịp beta, nhịp teta và nhịp delta.
Trong lâm sàng người ta ghi điện não để đánh giá tình trạng hoạt động hay chức năng của vỏ
não và do đó, góp phần chẩn đoán các bệnh ở vỏ não và cả các cấu trúc dưới vỏ.
• Đặc điểm điện não người khi ngủ
Những biến động về điện não ở người trong quá trình ngủ đã được Davis và cộng sự nghiên
cứu khá kỹ. Theo các tác giả này thì các biến đổi về các sóng điện này có thể chia ra làm năm giai
đoạn tương ứng với các giai đoạn chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ và với độ sâu của giấc
ngủ.
Giai đoạn thứ nhất (I), còn được gọi là giai đoạn A, có đặc điểm là sóng alpha chiếm ưu thế trên
điện não đồ. Thực chất đây là trạng thái yên nghỉ của não bộ, con người vẫn chưa ngủ, nhưng hơi mơ
màng.

49
Giai đoạn thứ hai (II) còn gọi là giai đoạn B, có đặc điểm là trên điện não có đủ các loại sóng
alpha, beta, teta và thậm chí có cả sóng delta nữa. Đây là giai đoạn có các sóng lẫn lộn và con người
đang ở trạng thái thiu thiu ngủ. Trong não bộ có sự “đấu tranh” giữa các quá trình hưng phấn và ức
chế.
Giai đoạn thứ ba (III) còn gọi là giai đoạn C. Đặc điểm của giai đoạn này là trên điện não bắt đầu
xuất hiện các thoi ngủ giống các thoi sóng alpha, nhưng tần số là 14 - 16 dao động trong một giây. Con
người lúc này đã ngủ, nhưng chưa sâu.
Giai đoạn thứ tư (IV), còn gọi là giai đoạn D. Đặc điểm của giai đoạn này là trên điện não bắt
đầu xuất hiện các sóng chậm (sóng delta) nằm xen lẫn với các thoi ngủ. Đây là giai đoạn biểu hiện cho
giấc ngủ sâu.
Giai đoạn thứ năm (V), còn gọi là giai đoạn E, có đặc điểm khi các sóng delta chiếm ưu thế trên
điện não. Lúc này con người ngủ rất say.
Năm giai đoạn kể trên tạo thành pha ngủ được gọi là pha ngủ chậm.
Tiếp theo giai đoạn E là giai đoạn P (P là chữ cái đầu của từ Paradox, có nghĩa là ngược đời).
Đặc điểm của giai đoạn này là trên điện não chi có các sóng beta là sóng đặc trưng cho não đang hoạt
động, nên người ta gọi giai đoạn ngủ này là pha ngủ nghịch thường hay pha ngủ nhanh (vì có các
sóng nhanh trên điện não). Trong giai đoạn này còn quan sát được ở đối tượng dạng ngủ những vận
động nhanh của mắt, do đó, người ta còn gọi đây là giai đoạn ngủ có vận động nhanh của mắt (Rapid
eye movcment sleep - REMS). Pha ngủ này còn được gọi là ngủ hành não, vì nguyên nhân gây ra
trạng thái này nằm ở hành não.
Tỷ lệ thời gian của các giai đoạn trong giấc ngủ thể hiện như sau: giai đoạn I- 10%; giai đoạn II-
53%; giai đoạn III- 5%; giai đoạn IV và V- 10%; giai đoạn P- 22%.
Các yếu tố ảnh hưởng lên thời gian của từng giai đoạn trong giấc ngủ chưa được nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình này là sự biến động về hormon. Ví dụ,
pha ngủ nghịch thường ở người phụ nữ trong thời gian hành kinh kéo dài đến 30% toàn bộ thời gian
ngủ trong đêm (Hartmann, 1967).
- Chu kỳ ngủ và ý nghĩa của giấc ngủ
Dựa trên những biến đổi các sóng trên điện não đồ ghi được trong suốt giấc ngủ từ tối đến sáng,
người ta chia giấc ngủ ra làm hai pha: pha ngủ chậm và pha ngủ nhanh.
Pha ngủ chậm được tính từ giai đoạn I đến giai đoạn V, pha ngủ nhanh, như trên vừa nói là pha
ngủ có sự xuất hiện các sóng nhanh trên điện não đồ.
Các pha ngủ chậm và pha ngủ nhanh xuất hiện xen kẽ nhau, tạo ra chu kỳ ngủ. Pha ngủ chậm
kéo dài 1 giờ đến 1 giờ 30 phút, pha ngủ nhanh kéo dài khoảng 15 - 30 phút. Như vậy, một chu kỳ ngủ
kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút đến 2 giờ và trong một đêm có thể có đến 4 hoặc 5 chu kỳ ngủ. Điều
đáng chú ý là càng về sáng thời gian của pha ngủ nhanh càng kéo dài hơn so với các pha trước đó.
Người ta cũng nhận thấy rằng trong pha ngủ nhanh, nếu đánh thức đối tượng đang ngủ dậy, thì đa số

50
(90 – 95%) cho biết họ đang thấy chiêm bao.
Về ý nghĩa của giấc ngủ nói chung và các pha ngủ nói riêng, nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy nếu bị mất ngủ kéo dài con vật thí nghiệm sẽ chết. Ví dụ: chó con bị chết sau 4 ngày mất ngủ, chó
trưởng thành bị chết sau 1 7 - 2 1 ngày mất ngủ. Trong não những con vật bị chết vì mất ngủ có
những biến đổi lớn về hình thái, đặc biệt có sự xuất hiện các không bào và hiện tượng tiêu sác trong
các tế bào thần kinh ở vỏ não.
Sự kiện trên cho thấy rõ vai trò của giấc ngủ là bảo vệ các tế bào thần kinh trong não khỏi bị suy
kiệt vì hoạt động kéo dài. Ý nghĩa của pha ngủ nhanh nó có các tác dụng sau:
- Tẩy sạch khỏi các tế bào thần kinh các chất chuyên hóa bị tích tụ trong các giai đoạn khác
của chu kỳ thức - ngủ.
- Bảo đảm cho giai đoạn phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh có thể diễn ra được.
- Bảo đảm được việc loại trừ các thông tin không cần thiết mà não bộ đã tiếp nhận được, do
đó, tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận thông tin mới được dễ dàng.
- Bảo đảm cho quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.
- Bảo đảm cho cơ chế của giấc chiêm bao, nhằm giải quyết những phản ứng cảm xúc đang
diễn ra khi ngủ và đảm bảo sự thích nghi tối ưu của cơ thể đối với những điều kiện xung quanh trong
thời gian ngủ.
Như Vậy, khi não ở trạng thái ngủ, vỏ não và các luồng hoạt hóa từ thể lưới đi lên bị ức chế, còn
các trung khu ngủ chuyển sang hoạt động. Nói cách khác, trạng thái thức – ngủ được đảm bảo bởi sự
tổ chức lại hoạt động của một số cấu trúc trong não bộ, trong đó có các cấu trúc đóng vai trò quan
trọng là vỏ não, các trung khu ngủ và cấu trúc ở hành não.
3.4.2. Giấc chiêm bao
Chiêm bao là trạng thái ý thức đặc biệt, xuất hiện khi ngủ, được đặc trưng bằng các hình ảnh
hoặc cảm giác tương đối rõ ràng.
Hiện nay các nhà thần kinh học giải thích rằng chiêm bao là kết quả của sự hưng phấn tạm thời
của các cấu trúc thần kinh khác nhau trong não khi ngủ, là sự tái hiện không toàn diện các dấu vết của
các hiện tượng và sự kiện mà các tế bào thần kinh trong não đã tiếp nhận được trong lúc thức tỉnh.
Sự giải phóng ức chế và trạng thái hoạt động của các tế bào thần kinh trong não trong thời gian
ngủ thường được gây ra bởi các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài, cũng như bên trong cơ
thể. Do đó, giấc chiêm bao có thể phát sinh dưới ảnh hưởng của các kích thích từ bên ngoài (ánh
sáng, âm thanh, mùi, nhiệt, kích thích cơ học vào da) hoặc từ bên trong (khát, đói, sư biến động huyết
áp, dạ dày đầy hơi, bàng quang đầy nước tiểu, bệnh lý lừ các cơ quan trong cơ thể).
Các kích thích đó có thế gây ra các cảm giác tương ứng trong giấc chiêm bao. Ví dụ, có giấc
chiêm bao thấy ta đang đi trong gió rét khi chiếc chăn bị hở và không khí lạnh tác động vào một bộ
phận nào đó của cơ thể.
Ở đây cần chú ý đến một tính chất đặc biệt của các cảm giác phát sinh trong lúc ngủ do tác
51
động của các kích thích khác nhau, đó là tính rất nhạy cảm của các tế bào thần kinh đối với các kích
thích yếu trong điều kiện vỏ não bị ức chế hoàn toàn. Do đó, khi ngủ thường xuất hiện các cảm giác
đối với tác dụng của các kích thích yếu, mà ở trạng thái thức tỉnh chúng không thể gây được một cảm
giác nào. Ví dụ, luồng không khí thổi nhẹ vào mắt được tiếp nhận như một luồng gió mạnh, một âm
thanh nhỏ được tiếp nhận như một tiếng động lớn. Hoặc một kích thích đau nhẹ phát sinh từ một cơ
quan nội tạng nào đó có thể gây ra một cảm giác đau mạnh, làm cho ta tiếp nhận được như một triệu
chứng của một bệnh tương ứng mà trong thực tế bệnh mới bắt đầu. Ví dụ, khi ngủ thấy bị đau tim và
sau đó một thời gian quả nhiên tim bị đau thật. Các cảm giác như vậy có được trong lúc ngủ khi bệnh
còn trong thời kỳ ủ bệnh là hoàn toàn có cơ sở vật chất, song chúng thường được những người mê tín
xem như là “điềm báo trước".
Mặc dù tác động của kích thích trong lúc ngủ có thể gây ra cảm giác tương ứng, nhưng không
phải các cảm giác đó đều trở thành nội dung của giấc chiêm bao. Thường kích thích chỉ thể hiện trong
nội dung của giấc chiêm bao, nhưng những nội dung đó được thay thế liên tục, đôi khi chúng có liên
hệ, nhưng đôi khi không hề có liên hệ với nhau. Ví dụ, cảm giác đói trong lúc ngủ thường liên hệ với
giấc mơ mà nội dung chủ yếu của nó là thức ăn và ăn, nhưng trong đó nhiều khi lại có cả hình ảnh thị
giác và thính giác (thấy người đi lại, chuyện trò...).
Sự không tương ứng giữa hình ảnh xuất hiện trong giấc chiêm bao và kích thích gây ra nó
chứng tỏ rằng kích thích chỉ có khả năng làm xuất hiện các hình ảnh phát sinh trong các nhóm tế bào
trong não bộ được giải phóng khỏi ức chế bằng chính kích thích đó.
Chúng ta biết rằng tất cả những gì chúng ta nghe được, thấy được, biết được và suy nghĩ được
đều được in vết trong não bộ, nhưng lúc thức tỉnh các dấu vết đó theo quy luật cảm ứng đều bị ức chế
do sự xuất hiện nhiều trung khu hưng phấn mới. Trong thời gian ngủ, khi không có ảnh hướng của các
trung khu hưng phấn mới, thì sự giải phóng các dấu vết thần kinh và sự thể hiện của chúng trong giấc
chiêm bao là công việc đặc biệt dễ dàng.
Ngoài sự ức chế do các trung khu hưng phấn mới, ở người các dấu vết còn bị ức chế bởi tác
dụng cảm ứng âm tính của hệ tín hiệu thứ hai. Về điều này, Pavlov đã chỉ rõ “... Trong trạng thái tỉnh
chúng ta không có được một dấu vết nào của các kích thích xảy ra trước đó là do ở trạng thái tỉnh hệ
tín hiệu thứ nhất luôn ở trạng thái ức chế. Chỉ khi trong vỏ não phát triển ức chế ngủ, ức chế thôi miên,
hệ tín hiệu thứ nhất mới bắt đầu hoạt động. Do đó, trong lúc ngủ, khi ta có giấc chiêm bao, chúng ta
thấy các đối tượng giống như chúng ta đã thấy trong lúc tỉnh. Chính vì ở chúng ta có dấu vết của tất cả
các kích thích đã có từ trước và các dấu vết của chúng ta có thể tái diễn lại. Trong lúc ngủ các dấu vết
đó đạt đến mức độ có thể gây ra cảm giác trực tiếp, còn trong lúc tỉnh không thể có được, trừ một số
người ở họ hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất quá mạnh".
Như vậy, trong giấc chiêm bao đã diễn lại các dấu vết của các kích thích được tiếp nhận trong
lúc thức tỉnh. Nói cách khác, trong giấc chiêm bao không diễn ra những gì mà ta chưa được tiếp nhận
từ trước, chưa được thấy, được nghe từ trước.

52
Việc giải phóng các dấu vết thần kinh trong thời gian ngủ có thể có đặc điểm khác nhau. Trong
một số trường hợp toàn bộ bối cảnh cũ có thể được giải phóng hoàn toàn, nhưng trong đa số trường
hợp chỉ có một số dấu vết thần kinh có được trong những thời gian khác nhau được giải phóng kế tiếp
nhau một cách lộn xộn, nên những sự kiện trong giấc chiêm bao thường không ăn khớp với nhau và
không phù hợp với thực tế. Vậy, chiêm bao là một sự kết hợp chưa hề xảy ra giữa các hiện tượng đã
xảy ra.
3.4.3. Thôi miên
Thôi miên là dạng ngủ đặc biệt, là ngủ một phần được gây ra bằng nhân tạo, trong đó ức chế
không bao trùm lên toàn bộ các bán cầu đại não và vỏ não, trong não vẫn còn các cứ điểm hưng phấn.
Theo Pavlov, thôi miên là trạng thái có nguồn gốc với trạng thái ngủ. Chúng sinh ra trong cùng
những điều kiện như nhau và phát triển cũng trên cơ sở của sự khuếch tán ức chế trong vỏ não.
Thực chất, thôi miên và ngủ đều phát sinh trong những điều kiện hoàn toàn giống nhau. Ngủ
phát sinh khi có tác dụng của các kích thích yếu hoặc đều đều, tác dụng lặp lại và kéo dài. Thôi miên
cũng được gây ra bằng cách như vậy, ví dụ, bằng cách kích thích vào da nhè nhẹ, đều đều và lặp lại.
Một đốm sáng từ viên bi thủy tinh chiếu vào mắt, động tác của bàn tay lướt qua, lướt lại trước mặt
hoặc tiếng nói đều đều của người thôi miên (ra lệnh ngủ) đều có thể gây ra được trạng thái ngủ thôi
miên.
Trường hợp phối hợp tiếng nói của người thôi miên với một kích thích bất kỳ (ví dụ máy gõ nhịp)
cũng có thể làm cho kích thích đó gây ra trạng thái ngủ, giống như khi có tiếng nói của người thôi miên.
Theo biểu hiện bên ngoài, trạng thái thôi miên cũng giống trạng thái ngủ và phát triển theo ba
giai đoạn:
1. Buồn ngủ: người bị thôi miên ngồi yên, mí mắt nặng muốn nhắm lại nhưng vẫn còn giữ được
liên hệ với xung quanh.
2. Thiu thiu ngủ: xuất hiện trạng thái giữ nguyên thế, các bộ phận của cơ thể có thể đặt ớ bất cứ
một tư thế nào trong một thời gian dài.
3. Miên hành: người bị thôi miên không phản ứng lại các kích thích bên ngoài, trừ kích thích (tiếng
nói) từ người thôi miên.
Thường sự phát triển của trạng thái thôi miên được duy trì ở giai đoạn thứ ba. Tuy nhiên, trong
những diều kiện nhất định trạng thái này có thể chuyển sang ngủ hoàn toàn giống như giấc ngủ sinh lý
bình thường.
Như vậy, sự phát triển của trạng thái thôi miên cũng trải qua các giai đoạn giống như sự phát
triển của giấc ngủ. Khác nhau giữa chúng chỉ ở chỗ: giấc ngủ là sự ức chế hoàn toàn vỏ não và các
cấu trúc nằm sát dưới nó, trong khi đó thôi miên chỉ có các đặc điểm của trạng thái chuyển tiếp giữa
tỉnh và ngủ, nghĩa là ức chế một phần hay ức chế không hoàn toàn. Do dó, sự khác nhau giữa giấc
ngủ và sự thôi miên chỉ là sự khác biệt về lượng. Trong trạng thái thôi miên ức chế khuếch tán ít hơn,
toàn bộ vỏ não không bị ức chế, mà còn một số vùng tự do (cứ điểm thường trực), qua chúng con vật

53
hoặc người bị thôi miên giữ được mối liên hệ thường xuyên với thế giới bên ngoài.
Mức độ và đặc điểm khuếch tán của ức chế trong trạng thái thôi miên có thể khác nhau trong
từng trường hợp, do đó, biểu hiện bên ngoài của trạng thái thôi miên cũng có thể khác nhau. Ví dụ.
trong trường hợp thôi miên ở động vật, bằng cách lật ngửa thật nhanh và mạnh các chân và thân của
con vật sẽ giữ ở trạng thái bất động trong một thời gian, nhưng hai mắt của nó vẫn tiếp tục theo dõi
được xung quanh và có thể ăn được khi cho thức ăn vào miệng con vật. Trong trường hợp khác, ức
chế có thể chiếm toàn bộ cơ quan phân tích vận động. Bấy giờ con vật hoàn toàn bất động, không ăn
khi bỏ thức ăn vào miệng nó. Do ức chế không lan truyền đến các vùng khác, nên con vật có thể trả lời
lại kích thích có điều kiện, ví dụ tiết nước bọt có điều kiện (thí nghiệm của Pavlov).
Trạng thái thôi miên của người cũng được biểu hiện dưới dạng như vậy. Tất nhiên ở người “cứ
điểm thường trực" cũng luôn được giữ trong vùng vỏ não nhất định để bảo đảm sự liên hệ với thế giới
bên ngoài. Nhưng ở người “cứ điểm thường trực" còn được hình thành với cả tín hiệu thứ hai (tiếng
nói), đó là cơ sở sinh lý của sự liên hệ bằng tiếng nói giữa người bị thôi miên với người thôi miên.
Chính sự liên hệ bằng tiếng nói đã bảo đảm cho người bị thôi miên thi hành “mệnh lệnh“ của người
thôi miên.
Trong trạng thái thôi miên tiếng nói có tác dụng mạnh hơn nhiều so với các kích thích cụ thể. Ví
dụ, cho người bị thôi miên ngửi lọ đựng dung dịch amoniac (chất gây phản ứng hắt hơi, chảy nước
mắt) đồng thời nói rằng đây là nước hoa hảo hạng. Ta sẽ quan sát thấy ở người bị thôi miên không chỉ
không xuất hiện phản ứng hắt hơi, chảy nước mắt, mà thay vào đó nét mặt của anh ta còn trở nên
rạng rỡ khi hít dung dịch amoniac. Trong thí nghiệm khác, ta bảo người bị thôi miên nâng quả tạ nặng
30kg và nói rằng quả tạ chỉ nặng 5kg, ta sẽ thấy rằng năng lượng ở người bị thôi miên mất ít hơn khi
nâng quả tạ này.
Tại sao tiếng nói lại có tác động mạnh như vậy khi con người ở trạng thái thôi miên? Câu hỏi
này được Pavlov giải thích như sau: “... Trong thời gian thôi miên tiếng nói tác dụng trong điều kiện vỏ
não đang bị ức chế và trạng thái trương lực của nó bị giảm xuống. Trong các điều kiện như vậy sự
phát sinh cứ điểm hưng phấn theo cảm ứng âm tính sẽ gây ra ức chế trong các vùng khác nhau của vỏ
não càng mạnh hơn. Do đó, tiếng nói của người thôi miên gây ra hưng phấn sẽ được tách biệt khỏi tất
cả các ảnh hưởng khác một cách hoàn toàn, tiếng nói của người thôi miên có tác dụng rất mạnh trong
thời gian thôi miên và tiếp tục duy trì tác dụng của nó ngay cả sau khi ngừng thôi miên, nhờ vậy mà
thôi miên có tác dụng điều trị được bệnh”.
Ở những người bị chứng hysteria (chứng dễ bị kích thích) có thể tự ám thị theo cơ chế tác dụng
kéo dài của các cứ điểm hưng phấn bị cách ly (và theo tính chất của các phản xạ có điều kiện). Thay
cho tiếng nói của người thôi miên, dấu vết của hưng phấn trước đó hoặc một kích thích nào đó tác
dụng lên thụ cảm thể có liên quan với trung khu hưng phấn bị cách ly, hoặc hưng phấn từ vùng dưới
vỏ phát sinh gây cảm xúc đều có thể gây ra trạng thái ngủ thôi miên.
Cứ điểm hưng phấn bị cách ly có thể quan sát được cả trong giấc ngủ tự nhiên, đó là “cứ điểm

54
canh phòng” trong não người mẹ ngủ với con nhỏ đang còn bú, hoặc người mẹ ngủ với con đang bị
ốm.

55
CÂU HỎI

1. Phân biệt ức chế ngoài và ức chế trong.


2. Đặc điểm, ý nghĩa của các loại ức chế phản xạ có điều kiện. Cho ví dụ và ứng dụng nó trong cuộc
sống hàng ngày
3. Trình bày cấu trúc giấc ngủ. Vai trò của giấc ngủ đối với con người? Kể các loại rối loạn giấc ngủ
thường gặp?
4. Sự khác biệt giữa giấc ngủ sinh lý và giấc ngủ thôi miên.
TÓM TẮT

Hoạt động của vỏ não gồm hai quá trình là hưng phấn và ức chế. Tác dụng của hưng phấn là
làm diễn biến những phản xạ có điều kiện. Tác dụng của ức chế là làm giảm cường độ hoặc xoá bỏ
những phản xạ có điều kiện.
Ức chế trên vỏ não là một quá trình tích cực, chủ động. Có 2 loại ức chế là ức hế không điều
kiện (ức chế ngoài) và ức chế có điều kiện (ức chế trong).
Ức chế không điều kiện là ức chế bẩm sinh, không cần phải tập luyện mới có. Ức chế không
điều kiện được chia ra làm hai loại: ức chế ngoài và ức chế trên giới hạn.
Ức chế có điều kiện hay ức chế trong (ức chế phát triển trong cung phản xạ có điều kiện) phát
sinh trong các tế bào thần kinh ở vỏ não trong những điều kiện nhất định dưới ảnh hưởng của chính
các kích thích đã gây ra các phản ứng phản xạ có điều kiện. Ức chế có điều kiện khác với ức chế
không điều kiện ở chỗ là ức chế có điều kiện không phát sinh ngay từ lần tác dụng đầu tiên của kích
thích, mà được hình thành chỉ sau một số lần phối hợp nhất định. Ức chế có điều kiện có các dạng: ức
chế dập tắt, ức chế phân biệt và ức chế chậm (trì hoãn).
Nói chung các quá trình ức chế có tác dụng bảo vệ vỏ não. Trong đời sống nhờ có hoạt động ức
chế người ta trở nên chín chắn, cân nhắc trước mỗi kích thích, chọn lọc trước khi đáp ứng, nhờ vậy
mà tránh được những sai lầm, những hậu quả có khi nghiêm trọng có thể xảy ra.
Ngủ, chiêm bao và thôi miên, là những hiện tượng liên quan với quá trình ức chế diễn ra trong
não bộ.
Ngủ là quá trình ức chế các tế bào thần kinh trong não bộ để tạo điều kiện cho các tế bào thần
kinh nghỉ ngơi và hồi phục chức năng. Có một số dạng ngủ khác nhau: ngủ theo chu kỳ ngày đêm, ngủ
theo chu kỳ mùa, ngủ do gây mê, ngủ thôi miên và ngủ bệnh lý. Ngủ là một nhu cầu bắt buộc của cơ
thể người và các động vật bậc cao.
Chiêm bao là trạng thái ý thức đặc biệt, xuất hiện khi ngủ, được đặc trưng bằng các hình ảnh
hoặc cảm giác tương đối rõ ràng. Chiêm bao là kết quả của sự hưng phấn tạm thời của các cấu trúc
thần kinh khác nhau trong não khi ngủ, là sự tái hiện không toàn diện các dấu vết của các hiện tượng
và sự kiện mà các tế bào thần kinh trong não đã tiếp nhận được trong lúc thức tỉnh.
Thôi miên là dạng ngủ đặc biệt, là ngủ một phần được gây ra bằng nhân tạo, trong đó ức chế
không bao trùm lên toàn bộ các bán cầu đại não và vỏ não, trong não vẫn còn các cứ điểm hưng phấn.
56
BÀI 4: CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
CẤP CAO
MỤC TIÊU
- Trình bày được nội dung các quy lu�t hoạt động thần kinh cấp cao
- Phân tích được nội dung cơ bản của các quy lu�t hoạt động thần kinh cấp cao
- Biết v�n d ng các quy lu�t hoạt động thần kinh cấp cao vào việc h�c t�p và trong cuộc s�ng

Não là cơ quan trung ương phát triển mạnh nhất và có cấu tạo tinh vi nhất của hệ thần kinh.
Tuy não bộ chỉ là một tập hợp hàng tỉ neuron thần kinh, nhưng hoạt động của nó lại có những quy luật
riêng. Hoạt động thần kinh cấp cao được xây dựng trên cơ sở hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng
phấn và ức chế.
Hoạt động thần kinh cấp cao được thể hiện qua hoạt động hành vi của con người và động vật
trong cuộc sống hàng ngày. Toàn bộ hoạt động thần kinh cấp cao đều tuân thủ 5 quy luật sau:
4.1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế:

Quy luật này cho thấy mối liên hệ giữa hưng phấn và ức chế. Quá trình chuyển từ hưng phấn
sang ức chế có thể diễn ra một cách nhanh chóng, đột ngột. Ví dụ, có những cháu bé vừa mới rồi còn
cười đùa, mà ngay sau đó đã lăn ra ngủ. Nhưng sự chuyển hóa ấy cũng có thể xảy ra một cách dần
dần, qua một số giai đoạn. Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế trải qua 4 pha khác nhau:
− Pha san bằng: bắt đầu ngay khi quá trình hưng phấn chuyển sang ức chế với đặc điểm là các
kích thích có cường độ khác nhau đều cho phản ứng giống nhau bằng cách tạo các ổ hưng phấn khác
nhau trên vỏ não. Kết quả xảy ra cạnh tranh giữa các ổ hưng phấn và ức chế trên vỏ não. Vì vậy mà
ranh giới tác dụng của các kích thích có cường độ khác nhau sẽ biến mất. Do đó, khả năng phân biệt
cường độ của các kích thích khác nhau ở các neuron vỏ não trong giai đoạn này bằng không.
− Pha trái ngược: là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế, có đặc
điểm là các kích thích có cường độ mạnh không gây ra phản ứng, nhưng các kích thích có cường độ
yếu hay trung bình lại gây ra phản ứng. Kết quả não gần như không có phản ứng gì rõ rệt đối với môi
trường xung quanh.
− Pha cực kỳ trái ngược: có đặc điểm là các kích thích dương tính sẽ tạo ra ức chế, còn kích
thích âm tính lại cho phản ứng dương tính. Người ta mới thấy hiện tượng này xảy ra trên vỏ não.
Khi não tồn tại trong pha cực kỳ trái ngược, thì các kích thích dương tính được củng cố bằng
thức ăn sẽ không làm xuất hiện phản xạ có điều kiện tiết nước bọt. Trong khi đó, các kích thích âm tính
của ức chế phân biệt sẽ làm xuất hiện phản xạ có điều kiện. Sau giai đoạn này là pha ức chế hoàn
toàn.

57
− Pha ức chế hoàn toàn: có đặc điểm là não không có phản ứng đối với bất kỳ một loại kích thích
nào. Ví dụ : Tiếng ru nhè nhẹ, kéo dài làm cho cháu bé ngủ dần, thầy giáo giảng bài đều đều làm cho
học sinh dễ buồn ngủ. Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não.

Kích thích mạnh yếu


San bằng
cho phản ứng như nhau

Kích thích mạnh ->


Trái ngược
phản ứng yếu và ngược lại

Các pha
Cực kỳ Kích thích âm tính ->
trái ngược Phản ứng dương tính

Ức chế
Mọi kích thích đều không có phản ứng
hoàn toàn

Hình 4.1. Các pha của quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế

4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung

Hưng phấn và ức chế sau khi xuất hiện trên vỏ não có thể lan tỏa ra các phần khác nhau, khi
đủ mức sẽ thu hẹp về vị trí ban đầu.
− Quy luật tập trung. Một kích thích hay một nhóm kích thích được truyền về não lúc đầu gây
hưng phấn hay ức chế một cách lan tràn, có thể là trên toàn bộ não, nhất là các kích thích mạnh. Tuy
nhiên, sau một thời gian, các trung tâm hưng phấn hay ức chế trên não sẽ giảm bớt dần, cuối cùng tập
trung ở một số trung khu tiêu biểu nhất, nhờ đó mà các phản ứng chỉ xảy ra ở những cơ quan đặc
trưng nhất. Quá trình tập trung có tính chất bảo vệ mô não khỏi làm việc quá căng hoặc quá lâu. Đồng
thời còn làm chính xác hóa và tăng hiệu quả của phản ứng trả lời.
Ví dụ, khi nghe một tin người thân mất đột ngột, lúc đầu gây ức chế toàn thân không nói nên
lời, khóc và có thể ngất đi, nhưng sau đó ức chế thu hẹp dần, các cơ quan sẽ trở lại hoạt động làm
người đó tỉnh lại, chỉ còn khóc thút thít và ngay lập tức đi đến gặp người thân. Hay khi nghe một tin vui
như đậu vào đại học, mừng quá có thể nhảy cẫng lên, la hét “đậu rồi, đậu rồi”, cười, nói, báo với người
thân hay những người bạn đang ở gần rồi sau đó từ từ hết la hét, cười nói, đi đứng bình thường.
− Quy luật lan tỏa. Một kích thích lúc đầu có thể chỉ gây hưng phấn hay ức chế cục bộ trên một
vài vùng não xác định. Nhưng nếu kích thích đủ mạnh, thì quá trình ức chế, hưng phấn có thể lan tỏa
dần sang các trung khu khác của não. Lan tỏa có tác dụng huy động các bộ phận trong cơ thể tham
gia mỗi lúc mỗi nhiều vào một hành động chung, nhằm tăng hiệu quả phản ứng.

58
Ví dụ, quá trình từ buồn ngủ, ngáp, “díp mắt”, ngủ gật, rồi ngủ say thực sự, chính là quá trình
lan toả của một ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não. Và quá trình ngược lại, từ ngủ đến
thức dậy – là quá trình tập trung của ức chế sau khi đã lan rộng khắp vỏ não.
Quy luật lan toả có tác dụng huy động các bộ phận trong cơ thể tham gia mỗi lúc một nhiều vào
một hành động chung nhằm tăng hiệu quả phản ứng. Lan tỏa ức chế trên não còn mang tính chất bảo
vệ.
4.3. Quy luật cảm ứng qua lại

Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình (cảm ứng không gian) hoặc
tiếp sau mình (cảm ứng thời gian) của các quá trình thần kinh cơ bản (hưng phấn và ức chế).
Ví dụ: khi một điểm nào đó trên vỏ não hưng phấn thì sẽ làm cho các điểm khác ở xung quanh
ở vào trạng thái ức chế. Đó là cảm ứng theo không gian, hay còn gọi là cảm ứng đồng thời. Hoặc một
điểm nào đó của vỏ não lúc này ở trạng thái ức chế, thì sau một thời gian, cũng chính điểm đó lại
chuyển sang trạng thái hưng phấn mà không cần tác động hỗ trợ của một tác nhân ngoại lai nào. Đó là
hiện tượng cảm ứng theo thời gian, hay còn gọi là cảm ứng nối tiếp.
Người ta phân biệt một số hiện tượng cảm ứng sau:
− Cảm ứng dương tính (hay cảm ứng hỗ trợ, cùng hướng): là hiện tượng tăng cường độ hoạt
động của các nơron sau tác động của các kích thích âm tính. Kết quả, sau khi kích thích âm tính
ngừng tác động, cường độ của phản xạ có điều kiện sẽ tăng lên. Hiện tượng này thường gặp trong
trường hợp hình thành ức chế phân biệt. Ví dụ, khi gây phản xạ nhảy, hai trung khu trên vỏ não gây sự
co các cơ tham gia động tác nhảy ở cả hai chân.
− Cảm ứng âm tính (hay cảm ứng đối lập, ngược chiều): là hiện tượng ức chế xuất hiện trong
các tế bào thần kinh bao quanh ổ hưng phấn. Nhờ có cảm ứng âm tính mà hưng phấn không lan tỏa
được ra các phần khác nhau trên vỏ não. Ví dụ, cơ co ở tay hưng phấn thì cơ duỗi ở tay ức chế, và
ngược lại. Có như vậy mới không ảnh hưởng nhau.
− Cảm ứng đồng thời. Ví dụ, động tác hít vào, thở ra thì hai trung khu điều khiển hít vào và thở
ra hoạt động đồng thời cùng lúc.
Tóm lại, để xuất hiện hiện tượng cảm ứng, không đòi hỏi bất kỳ một sự luyện tập nào. Cảm ứng
có thể xuất hiện ngay lập tức, vào một thời điểm nhất định nào đó trên vỏ não. Để xảy ra hiện tượng
này chỉ cần tồn tại một cứ điểm tập trung của hưng phấn hay ức chế.
Trong cuộc sống hàng ngày, có vô số kích thích tác động thường xuyên lên cơ thể. Nhờ vậy mà
trên vỏ bán cầu đại não luôn tồn tại các ổ hưng phấn và ức chế nằm xen kẽ nhau. Vì vậy, khi nhìn vào
các vùng khác nhau của vỏ bán cầu đại não ta sẽ thấy các điểm sáng (các ổ hưng phấn) và các điểm
tối (các ổ ức chế) nằm xen kẽ nhau giống như một cái bảng tín hiệu khổng lồ.
Ngoài ra, còn vô số các điểm khác dành cho các đường liên hệ thần kinh tạm thời đối với các tín
hiệu mới lạ sẽ được thành lập trong tương lai.

59
Các cứ điểm hưng phấn và ức chế trên vỏ não luôn thay đổi tạo cho ta cảm giác đó là bức
khảm khổng lồ luôn thay đổi. Quá trình tạo thành bức khảm sinh lý trên vỏ não do hiện tượng vận động
của hưng phấn và ức chế tạo nên. Chính vì vậy, quá trình vận động này được gọi là động hình chức
năng. Đó là cơ chế thích nghi của cơ thể với môi trường luôn thay đổi.
Vì vậy, muốn cho mọi hành vi thể hiện được một cách chính xác, hợp lí phải luyện tập để tạo
được các động hình chức năng tốt.
Việc tạo ra các động hình chức năng là một nhiệm vụ khó khăn đối với hệ thần kinh. Nó đòi hỏi
hệ thần kinh, chủ yếu là võ não, phải có tính linh hoạt cao.

THỜI GIAN

Cảm ứng âm Cảm ứng dương

Cảm ứng âm Cảm ứng dương


tính tính

Hình 4.2. Sự chuyển đổi giữa các dạng cảm ứng

4.4. Quy luật tính hệ thống

Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất các kích thích riêng lẻ thành một tổ hợp
hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống gọi là tính hệ thống trong hoạt động của vỏ não. Một trong
những biểu hiện quan trọng nhất của hệ thống hoạt động vỏ não là hình thành “định hình động lực”
(mà ta quen gọi là “động hình”). Vậy động hình là gì?

60
Động hình là một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định
và theo một khoảng thời gian nhất định, trong một thời gian dài. Sau đó chỉ cần một phản xạ đầu xảy
ra, là toàn bộ những phản xạ tiếp theo sẽ xảy ra theo lối “dây chuyền”, nghĩa là một kích thích có thể
đại diện cho toàn bộ các kích thích khác để gây phản xạ.
Các định hình đã được củng cố vẫn có thể sửa đổi được. Vì vậy, người ta gọi nó là định hình động
lực. Tuy nhiên, việc sửa đổi định hình là một quá trình khó khăn đối với hệ thần kinh.
Đó là việc loại bỏ các thói quen, những thói hư tật xấu được hình thành và bám chắc vào mọi
hoạt động của con người. Muốn xây dựng một định hình tốt mới, trước tiên, phải phá vỡ định hình cũ.
Song một định hình được xây dựng từ lâu năm, rất bền vững thường khó phá vỡ. Nó có thể lại xuất
hiện, một khi các điều kiện tương ứng nảy sinh. Hiện tượng này có thể thấy ở những người cai nghiện
thuốc lá.
Việc ngậm điếu thuốc lá khi làm việc, khi tiếp khách trong bao năm tháng đã trở thành thói quen
của những người nghiện nó. Rồi một ngày kia sức khoẻ yếu dần. Những cơn ho rũ rượi, những tiếng
rên rít của phổi bắt buộc anh ta phải dừng hút thuốc.
Anh ta đã chạy đi khắp nơi để chữa bệnh và quyết định bỏ thuốc (phá vỡ định hình động lực cũ)
với sự giúp đỡ của y học. Kết quả thật mỹ mãn. Một tuần, rồi hai tuần trôi qua bệnh nhân không hút
thuốc nữa, bệnh tật cũng giảm dần. Cuộc sống lại hiện ra thật yên lành và tốt đẹp.
Nhưng những buổi tiếp khách long trọng lại diễn ra với những bao thuốc hảo hạng đã tác động
vào các định hình đã ăn sâu trong não bộ, vào các đường liên hệ thần kinh tạm thời tưởng như đã bị
dập tắt hoàn toàn. Song trên thực tế, chúng vẫn tồn tại trong não của chúng ta dưới dạng các vết hằn
ấn tích. Sự tác động mạnh của môi trường xung quanh sẽ tạo điều kiện cho việc tái hiện lại các vết hằn
ấn tích này. Kết quả, người nghiện thuốc quên hết những gì đã xảy ra cách đây vài tuần trước khi cai
nghiện. Thói quen hút thuốc với đường liên hệ thần kinh tạm thời tưởng như đã bị dập tắt xuất hiện trở
lại. Chính vì vậy, ở những người nghị lực không thắng nổi thói quen, không biết tự kiềm chế bản thân
để dập tắt các định hình động lực, thì không thể cai nghiện được.
Định hình thường bền vững, tưởng như đã bị dập tắt hoàn toàn, tuy nhiên sẽ xuất hiện trở lại khi
nảy sinh các điều kiện tương ứng.
Sự tồn tại các định hình động lực làm cho hoạt động của con người được thuận lợi và dễ dàng
hơn. Chính vì vậy, một việc dù khó đến đâu mà ta thao tác lặp đi, lặp lại nhiều lần cũng trở thành dễ
dàng thực hiện.
Trong quá trình luyện tập, những động tác thừa làm hao tổn năng lượng không cần thiết sẽ mất
dần đi. Do đó có thể coi định hình động lực là cơ sở của những thói quen, của kỹ năng, kỹ xảo.
Nó cũng là một hệ thống phối hợp chức năng tinh xảo của toàn bộ cơ thể. Đó là phản ứng của vỏ
não đối với hoàn cảnh bên ngoài tương đối ổn định, ít thay đổi.

61
4.5. Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ có điều kiện.

Trong thực tế, cường độ của ổ hưng phấn thường phụ thuộc vào ý nghĩa sinh học, điều kiện
tác động của kích thích và tình trạng sức khỏe của con vật. Chính vì vậy, phản xạ có điều kiện chỉ hình
thành được khi kích thích có điều kiện yếu hơn so với tác nhân củng cố không điều kiện. Ví dụ, với con
chó đã ăn no, ta không thể tạo được phản xạ có điều kiện về tiêu hóa. Ngược lại, con chó đói thì bất kỳ
kích thích dửng dưng nào cũng có thể kết hợp với thức ăn để tạo phản xạ có điều kiện tiết nước bọt.
Cường độ của các kích thích có điều kiện thay đổi cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành
phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện đối với các kích thích yếu thường khó
khăn và kéo dài hơn so với các kích thích mạnh, nhưng cường độ kích thích không được vượt quá
ngưỡng.

62
CÂU HỎI
1. Lan tỏa và tập trung thể hiện tính chất gì của hưng phấn và ức chế? Nêu quy luật, cho ví dụ, trình
bày nội dung và giải thích?
2. Phân tích được nội dung cơ bản của các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao. Cho các ví dụ về
việc vận dụng các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao vào việc học tập.
3. Hiện tượng cảm ứng là gì? Cảm ứng thể hiện nguyên tắc nào của hoạt động thần kinh?
4. Tại sao các công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định lại dễ thực hiện hơn khi không sắp
xếp? Dựa vào quy luật hoạt động thần kinh cấp cao để giải thích, cho ví dụ.
TÓM TẮT

Hoạt động thần kinh cấp cao được xây dựng trên cơ sở hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng
phấn và ức chế. Mọi hoạt động thần kinh cấp cao được thể hiện qua hoạt động hành vi của con người
và động vật trong cuộc sống hàng ngày.
Toàn bộ hoạt động thần kinh cấp cao đều tuân thủ 5 quy luật hoạt động:
− Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế: Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế trải
qua 4 pha khác nhau: Pha sang bằng, Pha trái ngược, Pha cực kỳ trái ngược, Pha ức chế hoàn
toàn. Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não.

− Quy luật lan tỏa và tập trung: Hưng phấn và ức chế sau khi xuất hiện trên vỏ não có thể lan tỏa
ra các phần khác nhau, khi đủ mức sẽ thu hẹp về vị trí ban đầu. Quá trình tập trung có tính chất
bảo vệ mô não khỏi làm việc quá căng hoặc quá lâu. Đồng thời còn làm chính xác hóa và tăng
hiệu quả của phản ứng trả lời. Quy luật lan toả có tác dụng huy động các bộ phận trong cơ thể
tham gia mỗi lúc một nhiều vào một hành động chung nhằm tăng hiệu quả phản ứng. Lan tỏa
ức chế trên não còn mang tính chất bảo vệ.

− Quy luật cảm ứng qua lại: Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình
(cảm ứng không gian) hoặc tiếp sau mình (cảm ứng thời gian) của các quá trình thần kinh cơ
bản (hưng phấn và ức chế). Quá trình động hình chức năng là cơ chế thích nghi của cơ thể với
môi trường luôn thay đổi.
− Quy luật về tính hệ thống: Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất các kích thích
riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống trong hoạt động của vỏ não.
Một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định và theo một
khoảng thời gian nhất định, trong một thời gian dài. Sau đó chỉ cần một phản xạ đầu xảy ra, là
toàn bộ những phản xạ tiếp theo sẽ xảy ra theo lối “dây chuyền”, nghĩa là một kích thích có thể
đại diện cho toàn bộ các kích thích khác để gây phản xạ. Định hình động lực là cơ sở của
những thói quen, của kỹ năng, kỹ xảo.
− Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ.

63
BÀI 5: HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CỦA
NÃO BỘ

MỤC TIÊU
- Nắm được cơ s của hoạt động phân tích và tổng hợp của não bộ là quá trình v�n động và tác
d ng qua lại của các quá trình thần kinh trong vỏ các bán cầu đại não và trong các cấu trúc khác
của não bộ.
- Trình bày được các hoạt động phân tích – tổng hợp của não bộ trong quá trình thành l�p phản xạ
có điều kiện. V�n d ng để giải thích các hiện tượng thực tế và v�n d ng trong đ i s�ng hàng ngày.

5.1. Sự vận động của các quá trình thần kinh

Hoạt động thần kinh cấp cao là phân tích không ngừng các yếu tố từ môi trường bên ngoài,
cũng như bên trong cơ thể và sau đó tổng hợp chúng thành nhận thức chung, nhằm xác định tập tính
thích nghi của động vật và sự phản ánh đúng đắn thực tiễn khách quan trong ý thức của con người.
Cơ sở của hoạt động này là quá trình vận động và tác dụng qua lại của các quá trình thần kinh trong
vỏ các bán cầu đại não và trong các cấu trúc khác của não bộ.
Các khái niệm về sự vận động của các quá trình thần kinh
Sự vận động của các quá trình thần kinh bao gồm sự khuếch tán và tập trung các quá trình
hưng phấn và ức chế, cũng như sự cảm ứng của các quá trình này.
Khuếch tán hưng phấn hay khuếch tán ức chế là sự lan truyền các quá trình này từ nơi phát sinh
ra chúng đến các vùng khác của não bộ.
Tập trung hưng phấn hay tập trung ức chế là khi các quá trình này đã lan truyền đến giới hạn
nhất định, chúng có thể quay trở về nơi chúng đã xuất phát.
Cùng với hiện tượng khuếch tán và tập trung các quá trình thần kinh còn có hiện tượng cảm ứng
trong vỏ não. Cảm ứng đó là sự tác dụng qua lại giữa quá trình hưng phấn và ức chế. Người ta phân
biệt hai dạng cảm ứng: cảm ứng dương tính và cảm ứng âm tính.
Cảm ứng dương tính là tính chất của nguồn ức chế tạo ra xung quanh nó và sau nó trạng thái
hưng phấn. Cảm ứng âm tính là tính chất của nguồn hưng phấn tạo ra xung quanh nó và sau nó trạng
thái giảm tính hưng phấn.
Cảm ứng có thể xảy ra đồng thời, cũng như có thể xảy ra sau khi xuất hiện hưng phấn hoặc ức
chế. Cảm ứng đồng thời, còn gọi là cảm ứng không gian được biểu hiện bằng sự xuất hiện hay sự
tăng của một quá trình thần kinh ngược lại xung quanh các cứ điểm hưng phấn hoặc ức chế. Cảm ứng
xảy ra sau khi nguồn hưng phấn và ức chế bị suy giảm, còn gọi là cảm ứng thời gian là cảm ứng được
biểu hiện bằng sự xuất hiện một quá trình thần kinh ngược lại sau khi hưng phấn hoặc ức chế tại cứ

64
điểm phát sinh ra chúng không còn nữa.
Cảm ứng, theo sự phát sinh của nó, có tác dụng ngược với sự khuếch tán. Nếu khuếch tán là
sự lan truyền một quá trình thần kinh nào đó, thì cảm ứng ngược lại, tạo ra ảnh hưởng có tính đối
nghịch và hạn chế sự lan truyền của các quá trình thần kinh. Cảm ứng có khả năng tập trung các quá
trình thần kinh.
5.2. Hoạt động phân tích – tổng hợp của não bộ

Sự di chuyển và cảm ứng tương hỗ của các quá trình thần kinh nhằm bảo đảm không ngừng
một lúc hai dạng hoạt động thần kinh cấp cao mâu thuẫn nhau theo hướng, nhưng thống nhất nhau
trong hoạt động, đó là sự phân tích và tổng hợp. Kết quả cuối cùng của mọi hoạt động thần kinh cấp
cao là sự phân tích, tức là phân chia tách rời các tác nhân của thế giới xung quanh thành nhiều yếu tố
(dưới dạng các xung động thần kinh) và tổng hợp, tức là kết liền các yếu tố ấy lại thành một khối thống
nhất. Hoạt động phân tích tổng hợp tinh vi, phức tạp của não bộ nhằm bảo đảm sự phân ánh chính xác
thực tiễn xung quanh trong ý thức của con người.
5.2.1. Đặc điểm phân tích ở ngoại vi
Quá trình phân tích được bắt đầu từ ngoại vi, được thực hiện nhờ cơ quan phân tích cảm giác.
Cơ quan phân tích cảm giác gồm ba phần: thụ cảm thể, đường dẫn truyền hướng tâm và các trung
khu trong hệ thần kinh trung ương.
Thụ cảm thể có chức năng tiếp nhận các kích thích và chế biến năng lượng kích thích thành các
xung động thần kinh rồi truyền chúng theo các dây thần kinh hướng tâm về hệ thần kinh trung ương.
Khả năng này của các thụ cảm thể phụ thuộc vào một số tính chất sau:
1. Mỗi thụ cảm thể chỉ thích ứng và tiếp nhận một loại kích thích nhất định bằng cách tăng cường
tính nhạy cảm của nó đối với kích thích thích hợp và phát triển tính không nhạy cảm đối với các kích
thích khác. Ví dụ, các thụ cảm thể khứu giác ở người có thể tiếp nhận một phân tử chất có mùi, nhưng
trong khi đó kích thích cơ học không hề gây tác dụng gì đối với các thụ cảm thể khứu giác.
2. Phụ thuộc vào cường độ của kích thích mà số lượng các xung động được phát ra từ các thụ
cảm thể có khác nhau. Ví dụ, khi kích thích nhiệt vào da, chúng ta nhận thấy mỗi lần tăng hay giảm
nhiệt độ là mỗi lần có sự thay đổi số lượng các xung động được truyền đi. Luồng xung động truyền vào
càng dày càng làm tăng tính hưng phấn của các tế bào thần kinh trong các trung khu thần kinh. Đây
chính là cơ chế sinh lý của sự phụ thuộc mức độ (trị số) cảm giác vào cường độ của kích thích.
3. Các thụ cảm thể rất dễ thích nghi đối với tác dụng kéo dài và cường độ của kích thích mạnh
bằng cách tạm thời giảm dần mức độ cảm giác của nó xuống, còn trong trường hợp cường độ của
kích thích yếu thì mức độ cảm giác của thụ cảm thể, ngược lại được tăng lên. Ví dụ, từ chỗ sáng vào
chỗ tối chúng ta không trông thấy gì và ngược lại, từ chỗ tối ra chỗ sáng ta bị chói mắt cũng không
trông thấy gì. Song trong cả hai trường hợp các thụ cảm thể quang học của mắt lập tức thay đổi tính
nhạy cảm của chúng và nhanh chóng nhìn rõ các vật.
Như vậy, quá trình phân tích các kích thích đã được thực hiện ngay từ ngoại vi, ở mức các thụ
65
cảm thể thuộc các cơ quan phân tích.
5.2.2. Đặc điểm phân tích ở trung ương
Thông tin từ thế giới bên ngoài được truyền theo các dây thần kinh hướng tâm dưới dạng các
xung động được mã hóa theo số lượng và tần số các xung động về các trung khu thần kinh ở các mức
khác nhau trong não bộ. Ở đây tiếp tục diễn ra sự phân tích thông tin nhận được. Nhưng khác với ở
ngoại vi, sự phân tích ở trung ương được tiến hành theo các dấu hiệu có ý nghĩa sinh học của các kích
thích.
Ở các phần dưới của não bộ sự phân tích đi theo hướng đã được xây dựng trong quá trình tiến
hóa của giới động vật, trên cơ sở các phản xạ không điều kiện. Ví dụ, trung khu dinh dưỡng của chó
con phân tích tín hiệu từ các thụ cảm thể vị giác như thức ăn (khi chó con bú sữa mẹ), cũng như các
chất không ăn được (khi chó liếm phải dầu hỏa). Ở các phần cao của não bộ sự phân tích đi theo
hướng được xây dựng từ kinh nghiệm sống của từng cá thể, nghĩa là trên cơ sở các phản xạ có điều
kiện. Nhờ kết quả của việc phân tích này mà chó con biết chạy theo chó mẹ, biết tránh ngửi dầu hỏa.
Các dạng phân tích có điều kiện cao nhất trên cơ sở các khái niệm ở người được thể hiện
bằng tiếng nói đã cho phép chúng ta phân tích được những hiện tượng phức tạp của thế giới tự
nhiên trên cơ sở các phạm trù, các khái niệm khoa học.
5.2.3. Sự tổng hợp trong hoạt động của não bộ
Thông tin từ các thụ cảm thể khác nhau truyền vào hệ thần kinh trung ương đã chịu sự chế
biến (xử lý) và chia thành từng loại theo ý nghĩa sinh học ngay từ trong các phần thấp của não bộ. Ở
đây các luồng xung động từ các thụ cảm thể khác nhau đã hợp lại thành một luồng và gây ra các
phản xạ không điều kiện. Sự tổng hợp này được bắt đầu rất sớm. Ví dụ, ở con vật mới sinh, trung
khu dinh dưỡng đã lập tức tổng hợp các tín hiệu từ các thụ cảm thể vị giác, nhiệt và xúc giác thành
phản xạ mút không điều kiện. Như vậy, các sự kiện truyền vào não bộ từ những phần khác nhau theo
những đường khác nhau đã được phản ánh thành một khối thống nhất ngay từ các phần dưới của
não bộ.
Đến các phần cao của não bộ sự tổng hợp lại được thực hiện ở mức độ càng phức tạp hơn.
Trong các phần cao của não bộ cơ chế mềm dẻo và linh hoạt của các đường liên hệ thần kinh tạm
thời lại tiếp tục tổng hợp các phần riêng lẻ đã được phân tích, những sự tổng hợp này được thực
hiện phù hợp với hoàn cảnh sống. Ví dụ, trong não mèo sau một số lần gặp những con chó khác
nhau trong những trường hợp khác nhau đã có một phản ánh tổng quát về những sự kiện đó. Nhờ sự
tổng hợp các kích thích thị giác, thính giác, khứu giác v.v... thành một phức hợp kích thích, nên mỗi
kích thích trên bây giờ đều có thể gây được ở mèo phản xạ tự vệ (tránh chó). Sự hình thành các
phức hợp kích thích mới có ý nghĩa tín hiệu khác nhau, bảo đảm cho sự hoàn thiện một cách liên tục
tập tính thích nghi của động vật.
Não bộ con người thực hiện hoạt động tổng hợp từ vô số các phần riêng lẻ, đã chọn các phần
có liên hệ lẫn nhau và từ các phần đó xây dựng các khái niệm được biểu hiện bằng tiếng nói.

66
5.3. Hoạt động phân tích – tổng hợp trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện với kích
thích đơn giản

Hoạt động phân tích và tổng hợp diễn ra ngay trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện với
kích thích đơn giản. Theo tiến trình hình thành, phản xạ được hoàn thiện dần bằng cách chuyển từ giai
đoạn khái quát hoá sang giai đoạn chuyên hóa và chính xác.
Điều này có thể thấy rõ khi ta tập luyện chó con. Lúc đầu nghe tiếng gọi chó không chỉ chạy đến
với chủ, mà chạy đến với cả người lạ và chó không chỉ nằm trong ổ mà còn nằm trên cả chiếc ghế
bành. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu các giai đoạn này.
5.3.1. Giai đoạn khái quát
Giai đoạn khái quát là hiện tượng có quy luật, tất cả các phản xạ có điều kiện mới được thành
lập lúc đầu đều có đặc tính rất chung, rất khái quát. Giai đoạn khái quát của phản xạ có điều kiện được
thể hiện trong các phản ứng đối với mọi kích thích có tính chất tương tự với tín hiệu chính. Ví dụ, tính
khái quát của phản xạ dinh dưỡng có điều kiện ở chó sói con lần đầu tiên bắt được chú chim con rơi từ
trên tổ xuống, sau đó sói con sẽ nhảy bổ đến bắt bất kỳ một con vật nào khác đang cử động, hay sự
khái quát trong phản xạ tự vệ có điều kiện làm cho “con quạ phải tên” sợ tất cả những cành cây cong.
Cơ chế sinh lý của giai đoạn khái quát là sự hình thành các đường liên hệ phụ giữa các trung
khu của các tín hiệu tương tự tín hiệu có điều kiện chính được sử dụng để thành lập phản xạ có điều
kiện.
Ý nghĩa sinh học của giai đoạn khái quát của phản xạ có điều kiện như trong các ví dụ trên về
chó sói con và “quạ phải tên”, có thể thấy rằng nếu như phản xạ dinh dưỡng có điều kiện ở chó sói con
lúc đầu không mang tính khái quát, mà trở nên chính xác ngay, thì chó chỉ tìm bắt chim con mà không
để ý đến các đối tượng chuyển động khác có thể cũng là con mồi của nó.
Chính nhờ giai đoạn khái quát này mà chó sói con có thể tìm được các loại mồi sống khác. Giai
đoạn khái quát đầu tiên trong phản xạ tự vệ cũng không kém ý nghĩa quan trọng. Chính nhờ thế mà
“quạ phải tên” có thể tránh được mọi nguy hiểm tương tự.
5.3.2. Giai đoạn chuyên hóa
Giai đoạn chuyên hóa phản xạ có điều kiện cũng có thể quan sát được trong thí nghiệm thành
lập phản xạ có điều kiện dinh dưỡng ở chó với các máy gãi như trên.
Nếu tiếp tục củng cố phản xạ với máy gãi số II gắn ở đùi chó, còn với máy khác trên thân chó thì
không được củng cố. Sau một thời gian phản xạ chính sẽ trở nên bền vững, còn các phản xạ khác bị
dập tắt hẳn. Đó là giai đoạn phản xạ có điều kiện trở thành chuyên hóa. Giai đoạn chuyên hóa phản xạ
có điều kiện thể hiện ở chỗ là các phản ứng có điều kiện chỉ xuất hiện khi có tác dụng của tín hiệu
chính, còn tất cả các tín hiệu tương tự trong giai đoạn này sẽ không còn tác dụng nữa.
Về giai đoạn chuyên hóa phản xạ có điều kiện có thể lấy ví dụ trường hợp chó sói con, lúc đầu
bắt được chim con rơi từ tổ, nên nó sẽ đuổi bắt mọi đối tượng cử động khác, nhưng sau nhiều lần thất
bại khi đuổi bắt những con chim lớn đã buộc chó phải từ bỏ việc theo đuổi mồi một cách vô ích, mà chỉ
67
tập trung tìm những tổ chim nào có thể bắt được. Hoặc với ví dụ “quạ phải tên”, chúng ta sẽ thấy qua
thời gian quạ không những không còn sợ bất cứ một cành cây cong nào, mà còn không sợ cả người.
nếu trên tay họ chỉ cấm chiếc gậy, chứ không phải chiếc cung.
Cơ chế sinh lý của giai đoạn chuyên hóa phản xạ có điều kiện là sự dập tắt các đường liên hệ
tạm thời phụ với các tín hiệu tương tự nhờ sự phát triển ức chế phân biệt. Hưng phấn có điều kiện với
tín hiệu chính đã lập trung đúng vào cứ điểm thuộc cơ quan phân tích.
Ý nghĩa sinh học của giai đoạn chuyên hóa phản xạ có điều kiện có thể thấy trong các ví dụ trên.
Nhờ kết quả của giai đoạn chuyên hóa phản xạ có điều kiện mà chó sói con đã “học” được cách chọn
đối tượng đế săn, còn “quạ phải tên” không cần phải tránh mọi đối tượng bất kỳ, trong đó có thể có
nguồn thức ăn của nó.
5.4. Hoạt động phân tích – tổng hợp của não bộ trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện
với phức hợp tín hiệu

Trong thực tế các phản xạ có điều kiện được hình thành hàng ngày ở động vật, cũng như ở
người không phải chi với các tín hiệu đơn độc như đã tiến hành trong phòng thí nghiệm, mà đối với
các phức hợp tín hiệu. Ví dụ, tín hiệu săn mồi của con cầy không phải chỉ là hình dạng của con mồi
(thỏ), mà còn là các bụi cây nơi thỏ hay nằm, các dấu chân thỏ vừa in trên đất, mùi của thỏ v.v...
Hoặc chúng ta phân biệt một người nào đó không chỉ theo một dấu hiệu, mà theo nhiều dấu hiệu, ví
dụ, nét mặt, giọng nói, dáng đi v.v...
Quá trình thành lập phản xạ có điều kiện với phức hợp tín hiệu rất phức tạp so với các tín
hiệu đơn độc. Do đó, để hiểu được một số quy tắc chung về hoạt động phân tích - tổng hợp của
não bộ, chúng ta cần phải nghiên cứu các tính chất của các phản xạ có điều kiện đối với các phức
hợp kích thích.
5.4.1. Các phản xạ có điều kiện đối với phức hợp kích thích đồng thời
Các công trình nghiên cứu của Pavlov và các cộng tác viên của ông đã chứng minh rằng các
phản xạ có điều kiện đối với phức hợp các kích thích diễn ra đồng thời gồm hai hoặc ba kích thích
(ví dụ, tiếng chuông + ánh sáng; tiếng chuông + ánh sáng + máy gõ nhịp; kích thích cơ học + kích
thích nhiệt vào da) được thành lập dễ dàng giống trường hợp thành lập phản xạ có điều kiện với
kích thích đơn độc.
Các phản xạ có điều kiện đối với phức hợp các kích thích xảy ra đồng thời không phải là tổng
số các phản xạ đơn giản mà là kết quả của sự tổng hợp phức tạp trong vỏ não. Vì nếu như phản xạ
có điều kiện đối với phức hợp kích thích đồng thời là tổng số của các phản xạ đơn giản, thì mỗi
thành phần của phức hợp kích thích tác dụng riêng biệt cũng có thể gây ra phản ứng phản xạ có
điều kiện. Nhưng trong thực tế không xảy ra như vậy, mà thường quan sát được những trường
hợp, trong đó một thành phần của phức hợp kích thích tác dụng riêng biệt chỉ gây ra hiệu quả rất
yếu, hoặc không có hiệu quả. Ví dụ, khi đã thành lập ở chó phản xạ có điều kiện với phức hợp kích
thích cơ học và kích thích làm lạnh da, nếu ta thử riêng từng thành phần của phức hợp kích thích
68
đó, ta sẽ nhận thấy rằng chỉ có kích thích cơ học tác động vào da gây ra phản ứng, còn kích thích
làm lạnh da không gây ra hiệu quả nào cả.
Có thể nghĩ rằng trong trường hợp này phản xạ có điều kiện được thành lập chỉ với một thành
phần của phức hợp kích thích là kích thích cơ học, còn thành phần thứ hai của phức hợp kích thích
(làm lạnh da) là kích thích vô quan. Tuy nhiên, nếu cho kích thích cơ học tác dụng và không củng cố
nó, nghĩa là tiến hành dập tắt phản xạ có điều kiện đối với kích thích cơ học, chúng ta nhận thấy rằng
phản xạ có điều kiện với phức hợp kích thích vẫn giữ nguyên vẹn. Điều đó có nghĩa là trong việc thành
lập phản xạ có điều kiện với phức hợp kích thích không có thành phần nào của phức hợp đó là thành
phần quan trọng hơn. Khi phản xạ có điều kiện đối với phức hợp kích thích dần dần được củng cố, thì
các thành phần của phức hợp kích thích sẽ dần dần mất ý nghĩa tín hiệu khi chúng tác dụng riêng rẽ.
Như vậy, các thành phần của phức hợp kích thích tác dụng đồng thời đã có ảnh hưởng lẫn
nhau và kết với nhau thành một khối thống nhất, trong đó các thành phần của phức hợp kích thích
hoàn toàn mất tác dụng độc lập của chúng. Trong vỏ não đã hình thành một trung khu thống nhất về
chức phận. Chính trung khu này đã liên hệ với vùng đại diện vỏ não của phản xạ không điều kiện. Đây
là ví dụ rõ nhất về hoạt động tổng hợp của vỏ não nói riêng và của não bộ nói chung.
Sự tiếp nhận các phức hợp kích thích đồng thời có thể thấy rõ trong ví dụ về các khái niệm kiến
trúc. Chúng ta nói đó là “trụ cổng”, hay đó là “cây cột”, xem như hai khái niệm khác nhau chỉ vì vị trí
của chúng khác nhau mặc dù chúng có cấu trúc hoàn toàn giống nhau.
5.4.2. Các phản xạ có điều kiện đối với phức hợp kích thích kế tiếp
Các quá trình tổng hợp phức tạp hơn được thực hiện khi thành lập các phản xạ có điều kiện đối
với phức hợp các kích thích diễn ra kế tiếp nhau. Ví dụ, thành lập phản xạ tiết nước bọt có điều kiện ở
chó với sự phối hợp liên tục các âm thanh khác nhau, có trường hợp đối với cả một câu nhạc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tương quan giữa các thành phần trong phức hợp kích thích diễn ra
kế tiếp nhau phức tạp hơn nhiều so với trong phức hợp các kích thích diễn ra đồng thời. Ở đây cũng
quan sát được sự ức chế tác dụng của thành phần yếu hơn bởi tác dụng của thành phần mạnh hơn.
Ví dụ, trong trường hợp thành lập phản xạ có điều kiện đối với phức hợp các kích thích tác dụng kế
tiếp nhau (máy quay - máy gãi). Khi máy gãi được cho tác dụng sau máy quay 25 giây, có thể quan sát
được sự kìm hãm phản xạ đối với tác dụng riêng rẽ của máy quay là thành phần yếu hơn trong phức
hợp này.
Ảnh hưởng của cảm ứng tương hỗ của các thành phần trong phức hợp kích thích diễn ra kế tiếp
nhau được xác định không chỉ bằng cường độ của kích thích, mà còn bằng thời gian tác dụng của kích
thích. Ví dụ, khi tăng thời gian tác dụng của thành phần yếu hơn có thể làm phát triển tác dụng ức chế
của nó đối với tác dụng của thành phần kế tiếp mạnh bơn.
Trong sự thống nhất các thành phần của phức hợp kích thích tác dụng kế tiếp nhau, tính liên tục
và trật tự của các thành phần trong phức hợp có vai trò rất quan trọng. Phụ thuộc vào trật tự của các
kích thích trong phức hợp mà vỏ não tiếp nhận chúng như các kích thích khác nhau. Ví dụ, với ba kích

69
thích ánh sáng - tác dụng cơ học vào da - tiếng nước réo diễn ra theo trật tự này sẽ gây ra phản xạ tiết
nước bọt có điều kiện, nếu ta thay đổi trật tự của chúng, ví dụ, tiếng nước réo - kích thích cơ học vào
da - ánh sáng hoàn toàn không gây tiết nước bọt.
Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện với phức hợp các kích thích diễn ra kế tiếp nhau, chỉ có
thể là sự tổng hợp hoạt động của các tế bào thần kinh bị kích thích. Các tế bào thần kinh trong điều
kiện như vậy đã liên hệ với nhau, đã hình thành một đơn vị phức tạp như chúng ta thường thấy khi
thành lập các phản xạ có điều kiện. Trong đó bắt buộc phải có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tế bào
được kích thích, phải có sự tác dụng tương hỗ của chúng giống như trong phức hợp các kích thích
đồng thời. Nhưng trong phức hợp kích thích kế tiếp nhau sự tác dụng tương hỗ đó phức tạp hơn
nhiều.
5.4.3. Các phản xạ có điều kiện đối với chuỗi kích thích
Các quá trình phân tích - tổng hợp phức tạp cũng được thực hiện trong vỏ não khi thành lập các
phản xạ có điều kiện với chuỗi kích thích. Sự thành lập các phản xạ này bề ngoài giống như việc thành
lập phản xạ có điều kiện với phức hợp các kích thích diễn ra kế tiếp nhau. Tuy nhiên trong trường hợp
này các kích thích tác dụng cách nhau một thời gian nhất định, cho nên sự thống nhất các thành phần
của chuỗi kích thích thành một khối là do sự tác dụng tương hỗ không phải của các kích thích thực tại.
mà là dấu vết kích thích của chúng. Do đó, sự thành lập phản xạ có điều kiện với chuỗi kích thích có
đặc điểm riêng của nó.
Phản xạ có điều kiện với chuỗi kích thích cũng được thành lập dễ dàng ở chó. Ví dụ, nếu tác
dụng chuỗi kích thích gồm tiếng máy gõ nhịp, tiếng chuông và ánh sáng diễn ra kế tiếp nhau qua 10
giây và đến giây thứ 10 kể từ khi bắt đầu tác dụng của thành phần cuối cùng (ánh sáng) ta mới tiến
hành cũng cố (cho chó ăn), thì sau một số lần phối hợp phản xạ có điều kiện sẽ xuất hiện ở chó và trở
nên bền vững sau 30 - 35 lần phối hợp giữa chuỗi kích thích với tác nhân củng cố.
Trong thời gian đầu, sau khi hình thành phản xạ tiết nước bọt có điều kiện với chuỗi kích thích,
nước bọt tiết ra không đều, chứng tỏ rằng có sự đấu tranh giữa quá trình hưng phấn và ức chế trong
não bộ. Đó là kết quả của sự tác dụng tương hỗ giữa các thành phần trong chuỗi kích thích, là kết quả
của quá trình cảm ứng tương hỗ. Ở đây cũng giống như trường hợp thành lập phản xạ có điều kiện
với phức hợp kích thích, các thành phần có cường độ mạnh hơn thường kìm hãm các thành phần có
cường độ yếu hơn do quá trình cảm ứng âm tính. Trong đó, cường độ tác dụng của từng thành phần
riêng biệt trong chuỗi kích thích được xác định không chỉ bằng năng lượng lý học, mà còn bằng vị trí
của kích thích nằm trong chuỗi, gần hay xa tác nhân củng cố. Thành phần nào nằm càng gần tác nhân
củng cố, thì càng gây ra hiệu quả càng mạnh hơn và do đó, gây ảnh hưởng cảm ứng âm tính càng
mạnh hơn đối với các thành phần khác của chuỗi kích thích.
Nhờ có sự tác dụng lẫn nhau của các thành phần trong chuỗi kích thích, mà trong quá trình
thành lập phản xạ có điều kiện có sự thay đổi ý nghĩa tín hiệu của từng thành phần khi cho chúng tác
dụng riêng rẽ. Trong giai đoạn đầu thành lập phản xạ có điều kiện, các thành phần của chuỗi kích thích

70
khi tác dụng riêng rẽ đều gây ra phản ứng phản xạ có điều kiện. Nhưng về sau khi phản xạ có điều
kiện được củng cố dần, ý nghĩa tín hiệu của các thành phần trong chuỗi kích thích cũng yếu dần. Ví
dụ, trong chuỗi có ba thành phần như trong thí nghiệm nói trên, sau 135 - 360 lần tác dụng phối hợp
giữa chuỗi kích thích với tác nhân củng cố, hiệu quả tác dụng của hai yếu tố đầu yếu đi rất nhiều, thậm
chí còn mất hẳn, còn yếu tố thứ ba liên hệ trực tiếp với tác nhân củng cố, nên chỉ giảm xuống khoảng
40 - 45% trị số của phản xạ có điều kiện đối với chuỗi kích thích.
Trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện với chuỗi kích thích có sự nối liền đường liên hệ
tạm thời giữa các cứ điểm hưng phấn do từng kích thích gây ra, cũng như đường liên hệ nối tiếp nhau
giữa các cứ điểm hưng phấn của các kích thích với nhau và với trung khu hưng phấn do tác nhân củng
cố gây ra. Trong giai đoạn đầu của quá trình thành lập phản xạ có điều kiện, cả hai đường liên hệ nói
trên đều có tác dụng, song khi phản xạ có điều kiện được củng cố thì các đường liên hệ thứ nhất và
thứ hai (a1 b1) trở nên mất ý nghĩa, còn đường liên hệ nối tiếp giữa các trung khu hưng phấn (từ A đến
B, đến C rồi đến D) sẽ chiếm ưu thế trong việc thực hiện phản xạ có điều kiện với chuỗi kích thích.

a b
A B C

a1 b1 c

Hình 5.1. Sơ đồ các đường liên hệ trong phản xạ có điều kiện với chuỗi kích thích

A. Trung khu của thành phần thứ I: B. Trung khu của thành phần thứ II: C. Trung khu của thành phần thứ III, của
chuỗi kích thích, a- b- c- Các đư ng liên hệ n�i các trung khu A, B, C với trung khu của tác nhân củng c� (D).
a1, b1- Các đư ng liên hệ n�i các trung khu A, B với trung khu D trong giai đoạn đầu thành l�p phản xạ có điều
kiện với chuỗi kích thích.
5.5. Tính toàn vẹn trong hoạt động phản xạ có điều kiện

Đồng thời với sự phân tích, sự tổng hợp liên tục trong vỏ não đã hợp nhất các kích thích riêng
biệt lại với nhau thành các phức hợp. Các phức hợp đó lại được hợp nhất với nhau thành các quan hệ
càng phức tạp hơn nữa. Ví dụ, các phức hợp của các kích thích đồng thời sẽ tổng hợp lại thành các
chuỗi phức hợp kế tiếp nhau. Cuối cùng tất cả các kích thích từ thế giới bên ngoài và mọi trạng thái
bên trong cơ thể bằng cách này hay cách khác nhất định sẽ gắn liền với nhau. Hoạt động tổng hợp
phức tạp đó đã đảm bảo tính toàn vẹn trong hoạt động phản xạ có điều kiện, được thể hiện trong hoạt
động định hình các phản ứng theo các tín hiệu của hoàn cảnh sống. Nhờ đó mà tập tính các động vật
71
được xác định không phải do các tín hiệu đơn độc, mà do toàn bộ bức tranh của thế giới xung quanh.
Nhờ đó mà trong ý thức của chúng ta phản ánh được một cách toàn vẹn và thống nhất thế giới khách
quan bên ngoài. Nhờ đó mà hoạt động phản xạ có điều kiện bao trùm nhiều mặt của hiện tại liên kết
được với kinh nghiệm của quá khứ và có thể thích nghi được với các sự kiện trong tương lai.
Hoạt động định hình của não bộ đó là hệ thống được cố định từ các phản xạ có điều kiện và
không điều kiện hợp nhất với nhau thành một phức hợp hoạt động thống nhất được hình thành dưới
ảnh hưởng của những biến đổi và tác dụng của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, lặp
đi lặp lại có tính chất cố định. Hoạt động định hình là một trong các biểu hiện hoạt động phân tích –
tổng hợp phức tạp của vỏ não.
Đồng thời với sự biến đổi liên tục, môi trường bên ngoài còn có đặc điểm là có những biến đổi
có tính chất chu kỳ, có những hiện tượng có tính chất lập đi, lập lại theo một trật tự nhất định. Ví dụ,
biến đổi về nhiệt độ không khí, biến đổi về độ chiếu sáng v.v... Do đó, cơ thể động vật hằng ngày luôn
chịu sự tác động của một hệ thống kích thích lập đi lập lại cố định. Trật tự cố định của các kích thích
như vậy được gọi là hệ thống cố định bên ngoài.
Như chúng ta đã biết, mỗi kích thích đều có thể gây ra một phản ứng nhất định trong cơ thể
động vật cũng như các quá trình hưng phấn và ức chế trong não bộ. Do đó, điều tất nhiên là tương
ứng với hệ thống cố định của các kích thích bên ngoài, trong não bộ có sự thay đổi có tính chất định
hình các tương quan chức năng, thực hiện theo trật tự kế tiếp nhau nhất định. Khi lặp lại nhiều lần hệ
thống các kích thích, thì sự thay thế liên tiếp nhau các trạng thái hoạt động sẽ được cố định và được
tổng hợp lại thành một khối thống nhất, thành một chuỗi các phản xạ liên hệ với nhau. Sự kế tiếp nhau
có tính chất cố định các quá trình hưng phấn và ức chế trong não bộ như vậy được gọi là hoạt động
định hình động.
Sự hợp nhất các phản xạ phát sinh kế tiếp nhau thành một hệ thống thống nhất là nhờ sự xuất
hiện các đường liên hệ giữa các dấu vết hưng phấn do các tín hiệu trước đây với các cứ điểm hưng
phấn tiếp theo. Trong đó các đường liên hệ như vậy được cố định trong não bộ dưới dạng các dấu vết
được tồn tại lâu dài. Nhờ đó mà hoạt động định hình động được hình thành khi lặp lại nhiều lần hệ
thống cố định của các kích thích được thể hiện trong chuỗi các phản ứng phản xạ không chỉ với hệ
thống kích thích đó, mà còn với từng kích thích của hệ thống.
Hoạt động định hình động có thể quan sát trong các thí nghiệm sau đây. Ví dụ, thành lập ở chó
một số phản xạ tiết nước bọt có điều kiện đối với ánh sáng, máy gãi, tiếng chuông, tiếng còi và với
tiếng máy gõ nhịp với tần số 60 lần/phút và ức chế phân biệt với tiếng máy gõ nhịp với tần số 120
lần/phút. Sau khi các phản xạ được cũng cố bền vững, ta tiến hành thử tác dụng của các kích thích với
khoảng cách thời gian là 5 phút theo một trật tự nhất định, ta sẽ nhận được kết quả như ghi trên hình
5.6.

72
Hình 5.2. Tính hệ thống trong hoạt động của các bán cầu đại não
(theo Asratian)

A- Kết quả nh�n được khi sử d ng các tín hiệu khác nhau; B, C, D- Kết quả nh�n được khi cho một
tín hiệu (trong s� các tín hiệu sử d ng trong thí nghiệm) tác động theo trình tự của các tín hiệu như
thí nghiệm A.
1- Ánh sáng; 2- Tiếng còi; 3- Máy gãi; 4- Máy gõ nhịp 120 nhịp/phút; 5- Tiếng chuông; 6- Máy gõ
nhịp 60 nhịp/phút.
Bây giờ thay tác dụng của các tín hiệu nói trên bằng một tín hiệu bất kỳ trong số các tín hiệu đã
được sử dụng. Cho tín hiệu này tác dụng liên tục trong 6 lần trên nền của các tín hiệu cũ. Mặc dù tác
dụng lên vị trí “lạ”, nhưng mỗi kích thích đó lại có tác dụng giống tín hiệu nằm ở vị trí “lạ”. Ví dụ, khi tác
dụng lên vị trí của tín hiệu phân biệt tất cả các kích thích đều giảm hiệu lực. Đó là “vị trí ức chế”. Còn
khi tác dụng lên vị trí của tín hiệu có điều kiện mạnh (tiếng chuông), thì ngay cả kích thích yếu (ánh
sáng) cũng làm cho một lượng nước bọt khá lớn tiết ra. Như vậy. não bộ đã in vết trật tự kế liếp của
các phản ứng phản xạ với các tín hiệu khác nhau, đã liên kết tất cả chúng lại thành một hệ thống cố
định.
Hoạt động định hình động được hình thành rất khó khăn, nhưng khi đã thành lập được, nó lại có
tính ỳ rất lớn và trong các điều kiện không đổi hoạt động định hình càng ngày càng trở nên bền vững
hơn. Tuy nhiên, khi thay đổi hệ thống cố định của các kích thích bên ngoài cũng có thể làm thay đổi cả
hệ thống các phản xạ đã được cố định trước đó. Và như vậy, hệ thống định hình cũ sẽ b| mất đi. hệ
thống định hình mới sẽ được thành lập. Gọi là hoạt động định hình động chính vì khả năng biến đổi đó
trong não bộ. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng làm biến đổi hoạt động định hình đã bền vững có thể gây
rối loạn trong hoạt động thần kinh cấp cao.
Hoạt động định hình động có một số tính chất rất quan trọng:
1. Làm dễ dàng cho việc thực hiện một số động tác phức tạp. Ví dụ, động tác đi đều bước được
thực hiện dễ dàng khi đã tạo được nhịp bước cố định. Một động tác phức tạp qua một thời gian thực
hiện cũng tìm được những động tác theo một trật tự nhất định.
73
2. Hoạt động định hình hướng việc thành lập các phản xạ mới theo ảnh hưởng của nó. Ví dụ,
khi tìm được những con mồi mới, con thú ăn thịt thường sử dụng những mánh khóe săn mồi đáng tin
cậy mà nó đã quen. Những nhận định của chúng ta về con người hay sự việc nào đó thường theo
những ý kiến đã có từ trước in thành hệ thống cố định trong não của chúng ta.
3. Hoạt động định hình cho phép phản ứng một cách thích nghi, mặc dù có sự thay đổi về hoàn
cảnh. Ví dụ, khi đã hình thành các động tác định hình về lái xe ôtô ta có thể lái tất cả các loại xe khác
có hệ thống điều khiển khác.
Từ các tính chất của hoạt động định hình nói trên ta có thể thấy rõ ý nghĩa đặc biệt của nó trong
tập tính của động vật và trong hoạt động sống của con người. Sự săn mồi của thú dữ, đào hang của
loài gặm nhấm, làm tổ của các loài chim đều là biểu hiện của hoạt động định hình. Từ các hoạt động
định hình đó của các động vật trong thiên nhiên đã hình thành cái gọi là cách thức sống. Toàn bộ lối
sống của con người cũng dẫn đến sự hình thành vô số hoạt động định hình trong lao động và trong
sinh hoạt. Các hoạt động đó được biểu hiện bằng sự xuất hiện trạng thái ngon miệng đúng vào thời
gian ăn, cảm thấy khoan khoái sau khi tập thể dục buổi sáng, trong mọi thói quen về sinh hoạt, trong
lao động với những động tác chính xác. Đối với những người có tính tỉ mỉ, cẩn thận, toàn bộ thời khóa
biểu trong ngày có thể là một hệ thống rất cố định, nó làm dễ dàng rất nhiều cho việc thực hiện mọi
công việc trong ngày. Do ý nghĩa quan trọng của hoạt động định hình, mà nhiệm vụ quan trọng của
nhà giáo là phải chú ý đến các điều kiện làm dễ dàng cho việc thành lập các hệ thống định hình cần
thiết đối với học sinh. Đó là việc tổ chức chế độ học tập trong ngày, thời khóa biểu hàng tuần, nội dung
của các bài học (giảng những nội dung tiếp theo dựa vào những điều học sinh đã thu nhận trước đó).
Càng lớn tuổi hoạt động định hình càng được củng cố và càng khó thay đổi. Do đó chúng ta
thường thấy tính thủ cựu ở những người già, ở họ tính linh hoạt của các quá trình thần kinh đã giảm
sút. Những sự thay đổi nhanh chóng về lối sống có thể gây ra ở họ sự rối loạn trong hoạt động thần
kinh cấp cao. Có nhiều người say mê công việc suốt đời, khi về già phải bỏ công việc thường có
những cảm xúc khổ tâm không phải chỉ vì có ý thức trong lao động có ích cho xã hội, mà còn vì sự
thay đổi hẳn hoạt động định hình đã có sẵn.

74
CÂU HỎI
1. Trình bày các giai đoạn của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện đơn giản và ý nghĩa của
từng quá trình.
2. Hoạt động định hình và ý nghĩa của hoạt động này trong đời sống của con người?
TÓM TẮT

Sự vận động của các quá trình thần kinh bao gồm sự khuếch tán và tập trung các quá trình hưng
phấn và ức chế, cũng như sự cảm ứng của các quá trình này.
Kết quả cuối cùng của mọi hoạt động thần kinh cấp cao là sự phân tích và tổng hợp các xung động
thần kinh.
Hoạt động phân tích xãy ra ở ngoại vi -> trung ương TK; từ đơn giản -> phức tạp; Các dạng phân
tích có điều kiện cao nhất trên cơ sở các khái niệm ở người được thể hiện bằng tiếng nói đã cho phép
chúng ta phân tích được những hiện tượng phức tạp của thế giới tự nhiên trên cơ sở các phạm trù,
các khái niệm khoa học.
Hoạt động tổng hợp: Não bộ con người thực hiện hoạt động tổng hợp từ vô số các phần riêng lẻ,
đã chọn các phần có liên hệ lẫn nhau và từ các phần đó xây dựng các khái niệm được biểu hiện bằng
tiếng nói.
Hoạt động phân tích – tổng hợp của não bộ trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện với
kích thích đơn giản qua các giai đoạn: khái quát và chuyên hoá. Ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi với
điền kiện sống.
Hoạt động phân tích tổng hợp tinh vi, phức tạp của não bộ nhằm bảo đảm sự phản ánh chính xác
thực tiễn xung quanh trong ý thức của con người. Tất cả các kích thích từ thế giới bên ngoài và mọi
trạng thái bên trong cơ thể sẽ gắn liền với nhau, đảm bảo tính toàn vẹn trong hoạt động phản xạ có
điều kiện.

75
BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP
CAO Ở NGƯỜI
MỤC TIÊU
- Nắm được cơ s của hoạt động phân tích và tổng hợp của não bộ là quá trình v�n động và tác
d ng qua lại của các quá trình thần kinh trong vỏ các bán cầu đại não và trong các cấu trúc khác
của não bộ.
- Phân tích được đặc điểm và quá trình hình thành các hệ th�ng tín hiệu trong quá trình phát triển cá
thể; các tiêu chu�n để phân loại loại hình thần kinh ngư i và động v�t.
- Nắm được ý ngh�a và vai trò của hệ th�ng tín hiệu trong cuộc s�ng
- V�n d ng được các kiến thức vào giảng dạy và h�c t�p

6.1. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao của người

6.1.1. Tiền đề sinh học đối với sự phát triển chức năng cao cấp của não người
Tiền đề sinh học tách con người khỏi thế giới động vật đã có từ thời tiền sử của loài người.
Trước hết đó là cuộc sống ở trên cây làm cho các chi phải leo trèo cũng như cầm lấy các cành cây và
hoa quả. Hai chi trước đã nhận được ưu thế trong sự phát triển theo hướng này. Chúng được giải
phóng dần khỏi chức năng bám, tựa và trở thành cơ quan cầm nắm với bàn tay linh hoạt và cử động
mềm mại của các ngón. Sự xuất hiện hai tay đã tạo ra một bước quyết định để chuyển từ khỉ thành
người.
Sự phát triển hai tay của tổ tiên loài người đã làm thay đổi những điều kiện sống, chuyển từ hình
thái leo trèo trên cây, sang hình thái đi dưới đất, hai tay được giải phóng hoàn toàn để thực hiện nhiều
hoạt động khác nhau.
Hai tay có thể cầm nắm các vật thể bắt gặp được, có thể sờ mó chúng, xem chúng có ăn được
không hoặc sử dụng chúng để tự vệ và tấn công. Điều đó đã làm thay đổi tận gốc các cơ chế điều
khiển từ trung ương tất cả các vận động phức tạp của hai tay, đòi hỏi có sự chính xác và tinh vi nhờ sự
co duỗi của các ngón tay. Đặc biệt là thông tin nhận được từ hai tay trong quá trình hoạt động đã có
tác dụng thúc đẩy sự phát triển các phần trước của não bộ có liên quan với chức năng vận động. Các
phần này trải rộng dần và chiếm lấy phần lớn các bán cầu đại não, tạo ra các hồi trán, làm tăng thể tích
hộp sọ và phần chứa não bắt dầu nâng cao khỏi phần mặt. Trên cơ sở các động tác vận động phức
tạp của các cơ quan vận động đã làm xuất hiện các đường liên hệ cảm giác - vận động đặc hiệu liên
quan với việc sử dụng các vật liệu khác nhau đã dẫn đến việc tạo ra công cụ lao động của con người
tương lai.
Một tiền đề quan trọng khác biến khỉ thành người là cuộc sống bầy đàn. Sự phát triển đặc biệt
các phản xạ bắt chước của loài khỉ đã hình thành các cơ chế hoạt động mang tính tập thể. Sự phức
76
tạp hóa tiếp theo của các hoạt động chung đó, đặc biệt là việc sử dụng các công cụ thô sơ đã hình
thành các dạng hoạt động phân tích – tổng hợp của não hộ, là cơ sở của sự khái quát hóa.
Theo các đặc điểm hoạt động phản xạ có điều kiện, khỉ vượt xa tất cả các động vật khác. Ở
chúng có thể thành lập các phản xạ có điều kiện sau một lần phối hợp các tín hiệu, chúng giải quyết
nhanh chóng nhiệm vụ mở các chốt cửa của chuồng nhốt chúng, dễ dàng hình thành các phản xạ
phân biệt tinh vi đối với phức hợp các tín hiệu, cũng như đối với các dấu vết của các kích thích xảy ra
từ lâu.
Những đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao nói trên thể hiện rõ nhất ở loài vượn người, đặc
biệt là loài tinh tinh. Nghiên cứu tập tính của chúng cho phép phát hiện cơ sở các tiền đề sinh học đối
với hoạt động thần kinh cấp cao và sự hình thành não người.
6.1.2. Sự phát triển các phản xạ có điều kiện sớm ở trẻ sơ sinh
Để tìm hiểu xem khi nào não bộ của các trẻ có khả năng thành lập được các phản xạ có điều
kiện người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau. Một số nhà sinh lý học đã thử thành lập các
phản xạ có điều kiện ngay trên các phôi và họ đã đi đến nhận định rằng các phản xạ có điều kiện
không thể thành lập ở giai đoạn phôi. Các thí nghiệm tiến hành trên các trẻ sinh thiếu ngày cũng đã
xác nhận rằng các phản xạ có điều kiện chỉ thành lập được vào khoảng thời gian tương ứng với ngày
sinh bình thường, nghĩa là khi phôi phát triển đầy đủ. Đối với các trẻ sinh bình thường người ta nhận
thấy rằng sau khi sinh đã có thể bắt đầu thành lập được các phản xạ có điều kiện tự nhiên trên cơ sở
các phản ứng phản xạ không điều kiện bẩm sinh. Trước hết có thể hình thành các phản xạ dinh dưỡng
có điều kiện tự nhiên (dưới dạng vận động mút) và trước hết là đối với kích thích có điều kiện gồm
phức hợp các kích thích từ các thụ cảm thể ở da, các thụ cảm thể bản thể và tiền đình phát sinh ở trẻ
trong tư thế bú.
Các phản xạ có điều kiện nhân tạo ở các trẻ đối với các kích thích trực tiếp bắt đầu được thành
lập từ tuần thứ hai. Tuy nhiên, đến cuối tháng thứ nhất sau khi sinh các phản xạ có điều kiện được
thành lập vẫn còn mang tính chất không bền vững và thể hiện không liên tục theo sự xuất hiện các
kích thích tương ứng.
Các phản xạ có điều kiện có dạng rõ rệt và tương đối ổn định bắt đầu thể hiện trong tháng thứ
hai, đôi khi đến mãi tháng thứ ba, thứ tư. Như vậy, rõ ràng là mức độ phát triển của vỏ não có ý nghĩa
quyết định trong sự hình thành các phản xạ có điều kiện bền vững. Điều này cũng thấy rõ trong những
trường hợp, mặc dù ở một số trẻ có thể thành lập được các phản xạ có điều kiện sớm, nhưng để phản
xạ có điều kiện có được tính ổn định, thì tất cả các trẻ phải đạt đến tuổi nhất định. Tất nhiên là phản xạ
có điều kiện bắt đầu được thành lập càng sớm, thì số lần cần phối hợp các kích thích để phản xạ đạt
đến dạng ổn định phải nhiều hơn và tuổi càng lớn thì tốc độ thành lập phản xạ có điều kiện càng tãng
nhanh. Ví dụ, khi thành lập phản xạ dinh dưỡng (bú) có điều kiện đối với kích thích âm thanh (tiếng còi)
bắt đầu từ ngày thứ 11 - 15 sau khi sinh, thì phản xạ có điều kiện bắt đầu thể hiện lần đầu tiên sau 54 -
139 lần phối hợp tiếng còi với cho bú. Trước đó mặc dù phản xạ có điều kiện xuất hiện, nhưng không

77
ổn định: chỉ xuất hiện 1 - 3 lần trong một buổi thí nghiệm, đôi khi có thể không xuất hiện. Nếu thành lập
phản xạ có điều kiện với kích thích âm thanh nhưng bắt đầu từ ngày thứ 29 - 30 sau khi sinh, thì phản
xạ có điều kiện sẽ được thành lập sau 21 - 37 lần phối hợp, nghĩa là cũng đến giữa tháng thứ hai sau
khi sinh.
Tốc độ thành lập các phản xạ có điều kiện ở các trẻ đối với các kích thích khác nhau không
giống nhau, vì phụ thuộc vào mức độ phát triển của các cơ quan phân tích. Ví dụ, phản xạ mút có điều
kiện đối với ánh sáng có thể bắt đầu thành lập được từ ngày thứ 16 sau khi sinh, thì đến tận ngày thứ
34, sau 155 lần phối hợp mới thể hiện lần đầu tiên, nhưng không bền vững và không ổn định. Phản xạ
có điều kiện đối với ánh sáng đạt tới mức tương đối ổn định chỉ đến cuối tháng thứ hai, trong khi đó
phản xạ có điều kiện đối với âm thanh đến giữa tháng thứ hai đã tương đối ổn định. Các phản xạ có
điều kiện đối với kích thích vị giác và khứu giác có thể được thành lập từ cuối tháng thứ nhất hoặc đầu
tháng thứ hai sau khi sinh. Đối với các kích thích từ các thụ cảm thể bản thể (ví dụ co chân thụ động),
thì các phản xạ có điều kiện có thể được thành lập từ tuần thứ ba, thứ tư sau khi sinh, nhưng đạt đến
mức ổn định chỉ đến tháng thứ ba. Được thể hiện tương đối sớm là các phản xạ dinh dưỡng có điều
kiện đối với kích thích tiền đình (ví dụ sự dao động của chiếc nôi), thường xuất hiện khoảng tuần thứ
hai, thứ ba và đạt đến mức bền vững vào tháng thứ hai.
Sự thành lập các phản xạ có điều kiện ở các trẻ trong tháng thứ nhất sau khi sinh diễn ra rất
chậm và trong quá trình thành lập các phản xạ có điều kiện ở các trẻ có thể trải qua các giai đoạn khác
nhau, chứng tỏ tính không bền vững của đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập. Gồm có 4
giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn các phản ứng không đặc trưng do kích thích có điều kiện gây ra một loạt các phản
ứng sơ cấp tại chỗ, các phản xạ định hướng và các vận động chung.
2. Giai đoạn ức chế xuất hiện, làm giảm tác dụng của kích thích có điều kiện.
3. Giai đoạn phản xạ có điều kiện không bền vững, nó chỉ thể hiện 1- 3 lần trong một buổi thí
nghiệm và thể hiện rất yếu.
4. Giai đoạn phản xạ có điều kiện bền vững, khi nó xuất hiện nhiều hơn nửa số lần phối hợp các
kích thích.
Ở trẻ càng lớn thì các giai đoạn nói trên càng diễn ra nhanh hơn và một số giai đoạn có thể
không xuất hiện.
Sự thành lập khó khăn và tính không bền vững của phản xạ có điều kiện ở trẻ mới sinh liên
quan với tính yếu đuối của các tế bào thần kinh trong vỏ não, chúng chóng mệt mỏi và dễ dàng chuyển
sang trạng thái ức chế trên giới hạn. Chứng minh cho hiện tượng này là giấc ngủ ở trẻ kéo dài suốt
ngày đêm (21 giờ). Sự phát triển và rèn luyện của các tế bào thần kinh trong vỏ não dần dần làm cho
giấc ngủ giảm xuống, trẻ sẽ ở trong trạng thái tỉnh táo nhiều hơn và do đó, trẻ sẽ làm quen nhiều hơn
với thế giới xung quanh. Bây giờ có thể thành lập nhiều phản xạ có điều kiện một cách dễ dàng hơn.
Các phản xạ có điều kiện thành lập được ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống cụ thể

78
và càng ngày chúng càng phức tạp hơn, càng làm cho tập tính của trẻ chính xác hơn. Ví dụ, hình dáng
người mẹ sẽ trở thành tín hiệu dinh dưỡng (em bé đòi bú khi trông thấy mẹ), còn chiếc áo choàng
trắng của người thầy thuốc sẽ gây ra ở em bé phản xạ tự vệ (trẻ sợ, khóc).
6.1.3. Sự phát triển các dạng ức chế có điều kiện ở trẻ sơ sinh
Trong thời gian đầu mới sinh, em bé hầu như ngủ suốt ngày. Điều này chứng tỏ rằng các tế
bào thần kinh vỏ não chưa phát triển đầy đủ và còn yếu, nên để chuyển sang trạng thái ức chế, nhưng
đó là ức chế không điều kiện (ức chế ngoài, ức chế trên giới hạn). Các quá trình ức chế có điều kiện ở
trẻ mới sinh hầu như chưa phát triển, úc chế phân biệt chỉ thành lập được ở trẻ vào giữa hoặc cuối
tháng thứ hai, ức chế dập tắt thành lập được vào giữa tháng thứ ba, còn ức chế chậm đến tháng thứ
năm mới thành lập được.
Mặc dù từ giữa tháng thứ hai có thể thành lập được ức chế có điều kiện ở trẻ, song khả năng
đó rất hạn chế. Điều này có thể thấy rõ trong trường hợp thành lập ức chế phân biệt. Ví dụ, ở trẻ
sau khi sinh hai tháng có thể phân biệt dễ dàng các âm thanh khác nhau (ví dụ, tiếng chuông và
tiếng còi), nhưng rất khó phân biệt các âm thanh chỉ khác nhau theo âm sắc. Thậm chí đến tháng 5
- 7 các trẻ cũng còn khó phân biệt được các âm thanh chỉ khác nhau một âm sắc. Với các kích
thích thị giác, thì chỉ đến tháng thứ ba các trẻ mới có thể phân biệt được màu xanh với màu đỏ. Các
trẻ đến tháng thứ hai mới phân biệt được các kích thích xúc giác trong trường hợp các kích thích
tác dụng vào các điểm trên da nằm cách nhau khá xa. Đối với các kích thích vị giác đến tháng thứ
hai các trẻ mới có thể phân biệt được nước lã với nước đường, đến tháng thứ ba mới phân biệt
được mặn, ngọt và chua. Đến tháng thứ tư trẻ bầt đầu phân biệt được dung dịch muối ăn 4% với
dung dịch muối ăn 2%, dung dịch đường 2% voi dung dịch đường 1%, 20 giọt nước chanh với 16
giọt nước chanh trong 100 ml nước.
Như vậy, ức chế có điều kiện ở các trẻ còn bú được thành lập rất khó khăn, vì các tế bào thần
kinh trong não còn rất yếu và do đó, không thể bảo đảm đầy đủ tính chính xác của các phản ứng phản
xạ có điều kiện.
Các sự kiện trên cho thấy rằng ở các trẻ vào cuối tháng thứ nhất đến tháng thứ hai đã có thể
hinh thành các phản xạ có điều kiện. Những quá trình ức chế trong vỏ não còn yếu và tiếng nói chưa
phát triển và chưa tham gia vào hoạt động thần kinh cấp cao, nên hoạt động thần kinh cấp cao ở các
em còn khác so với ở người trưởng thành.
6.2. Các hệ thống tín hiệu

6.2.1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất


Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan được phản ánh trực tiếp vào não và để
lại dấu vết trong não được gọi là hệ thống tín hiệu thứ I. Hệ thống tín hiệu thứ I là cơ sở sinh lý của các
hoạt động tâm lý như: nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể, cảm xúc của người và động vật.
Ở các động vật và ở người có đặc điểm chung là có sự phân tích và tổng hợp các tín hiệu trực
tiếp (lý, hóa, sinh) từ thế giới bên ngoài. Các tín hiệu trực tiếp, cụ thể từ thế giới bên ngoài đó được
79
Pavlov gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất.
6.2.2. Hệ thống tín hiệu thứ hai
Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng như: tiếng nói, chữ viết, biểu tượng…về sự vật hiện tượng
trong hiện thực khách quan phản ánh vào não người là hệ thống tín hiệu thứ II. Hệ thống tín hiệu thứ II
là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức và tình cảm… Hai hệ thống tín hiệu
thứ I, II có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Hệ thống tín hiệu thứ I làm cơ sở, tiền đề cho hệ
thống tín hiệu thứ II. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ II giúp con người nhận thức rõ hơn bản
chất của sự vật hiện tượng so với hệ thống tín hiệu thứ I.
Ở con người trong quá trình phát triển xã hội loài người, do kết quả hoạt động lao động đã xuất
hiện một sự bổ sung đặc biệt trong các cơ chế hoạt động của bộ não, đó là hệ thống tín hiệu thứ hai.
Đây là hệ thống tín hiệu hoàn hảo, cao cấp, bao gồm sự tiếp nhận tiếng nói được phát thành lời (nói
thành lời hoặc nghĩ trong đầu), được nghe hoặc được nhìn thấy (khi đọc).
Sự phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai đã mang lại một nguyên tắc mới trong hoạt động của các
bán cầu đại não.
Nhờ tín hiệu tiếng nói mà con người khái quát được tất cả những gì mình tiếp nhận được bởi
các cơ quan cảm giác. Tiếng nói như “tín hiệu của các tín hiệu" cho ta khả năng tách rời khỏi sự vật và
sự kiện, hiện tượng cụ thể. Sự phát triển quá trình thông tin bằng tiếng nói cho ta khái quát hóa và trừu
tượng hóa thành những khái niệm.
Hệ thống tín hiệu thứ hai luôn luôn gắn liền với đời sống xã hội loài người, tạo ra mối liên quan
phức tạp giữa cá thể với môi trường xã hội. Tín hiệu tiếng nói, tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao
tiếp của con người, chúng được phát triển ở con người trong quá trình lao động tập thể. Như vậy, hệ
thống tín hiệu thứ hai là hệ thống mang tính xã hội.
Ngoài xã hội, không có sự giao tiếp với người khác, hệ tín hiệu thứ hai không thể phát triển. Học
thuyết hoạt động thần kinh cấp cao cho phép phát hiện các quy luật hoạt động của hệ tín hiệu thứ hai,
cho thấy các quy luật hưng phấn và ức chế là quy luật chung cho cả hệ tín hiệu thứ nhất và hệ tín hiệu
thứ hai. Hưng phấn từ bất kỳ một cứ điểm nào đều có mối liên hệ với các vùng tiếp nhận tiếng nói và
trung khu thể hiện tiếng nói, tức là vùng nói (vùng Broca).
Do trong não bộ, ngoài sự tác động qua lại giữa các kích thích tự nhiên, còn có sự tác động qua
lại giữa tiếng nói và các kích thích tự nhiên (tiếng nói có thể ức chế, tăng cường hoặc thay đổi tác dụng
của các kích thích tự nhiên), nên hoạt động thần kinh cấp cao ở người không những phong phú hơn,
mà còn phức tạp hơn nhiều so với ở động vật.
Do có thêm tiếng nói và chữ viết, nên mức độ tư duy của con người khác hẳn so với ở động vật.
Như trên đã nói, nhờ có tiếng nói mà con người có khả năng khái quát được tất cả những gì mình tiếp
nhận được, có khả năng tách rời được sự việc, hiện tượng cụ thể. nghĩa là có khả năng tư duy trừu
tượng. Trong khi đó, ở các động vật bậc cao cũng chỉ có khả năng tư duy cụ thể.

80
6.3. Một số đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người

6.3.1. Quá trình hình thành tiếng nói ở người


Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng sự hình thành tiếng nói ở người trong quá trình phát triển
cá thể giống như sự hình thành các phản xạ có điều kiện. Tiếng nói không phải là bẩm sinh, tiếng nói
có được là do trẻ tiếp xúc và học tập được ở người lớn. Chứng minh cho nhận định này là các trường
hợp trẻ em bị bỏ rơi hay bị lạc trong rừng được chó sói nuôi dưỡng hoàn toàn không biết nói và không
hiểu gì về xã hội loài người.
Các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ em vào những tháng cuối của năm đầu
tiên sau khi sinh. Trong thời gian này nhờ tiếp xúc với người lớn mà trẻ em nhận được phức hợp tiếng
nói với một kích thích cụ thể nào đó hay một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. Ví dụ, người lớn bảo
em bé “ông nội”, “bà nội”, đồng thời chỉ vào ông và bà của em bé. Lúc đầu vai trò của tiếng nói chưa có
tác dụng như một kích thích độc lập, mà chỉ có tác dụng khi được đi cùng một tác nhân cụ thể nào đó.
Tiếng nói chỉ có tác dụng phối hợp với các kích thích cảm giác - vận động (vị trí của cơ thể trong không
gian), với kích thích thị giác (hoàn cảnh, hình dạng), với kích thích thính giác (âm thanh và giọng nói).
Vì vậy, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp kích thích thì tiếng nói sẽ không gây ra phản
ứng ở em bé như trước nữa. Nhờ sự lặp đi, lặp lại giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn
cảnh khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm ưu thế, còn các kích thích cụ thể sẽ giảm dần ý nghĩa của
chúng. Lúc này ta hỏi “ông đâu”, “bà đâu”, dù không có ông, bà ở đó và hỏi ở bất cứ chỗ nào em bé
cũng hiểu được câu hỏi và trả lời.
Như vậy, từ lúc chỉ là một thành phần chưa có ý nghĩa quan trọng trong phức hợp kích thích
(tiếng nói + các kích thích cụ thể), tiếng nói đã trở thành tín hiệu thay thế được cho toàn bộ phức hợp
kích thích. Tiếng nói đã trở thành tín hiệu có điều kiện độc lập, có khả năng thay thế cho cả hệ thống
tín hiệu cụ thể. Quá trình chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập và giải phóng nó khỏi các yếu tố
đồng hành diễn ra khoảng cuối năm đầu, khi đứa trẻ sắp tròn một tuổi.
Cơ chế chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập liên quan với sự phối hợp tiếng nói với các
kích thích cụ thể. Trong quá trình phối hợp, tiếng nói thường được cố định, còn các thành phần khác
thì biến động, cho nên hưng phấn do tiếng nói gây ra dần dần trở nên mạnh hơn, tập trung hơn so với
hưng phấn do các kích thích cụ thể gây ra. Nhờ vậy mà tiếng nói bắt đầu gây ảnh hưởng theo kiểu
cảm ứng âm tính đối với các thành phần khác trong phức hợp kích thích. Ảnh hưởng của tiếng nói sẽ
tăng dần và cuối cùng làm mất tác dụng của các thành phần khác trong phức hợp kích thích.
Trong quá trình chuyển tiếng nói thành tín hiệu độc lập, thành tín hiệu của các tín hiệu cụ thể
các cơ quan phân tích cảm giác (thính giác, thị giác, xúc giác) và các cơ quan phân tích vận động đều
có vai trò rất quan trọng. Do đó, các trẻ em bị khiếm khuyết chức năng của các cơ quan phân tích, nhất
là chức năng của cơ quan phân tích thính giác sẽ rất khó khăn trong việc hình thành tiếng nói.
Sự hình thành tiếng nói còn liên quan với sự hoàn thiện chức năng của các vùng vỏ não, đó là
vùng nói (vùng Broca), vùng nghe hiểu tiếng nói (vùng Wernicke), vùng đọc hiểu chữ gyrus angular.
81
Các vùng liên quan với tiếng nói phát triển chức năng rất nhanh trong thời gian từ 1 đến 5 tuổi,
có lẽ do có quá trình in vết của tiếng nói trong các cấu trúc nói trên. Nhờ vậy, mà đến 5 tuổi trẻ em đã
nói thạo được tiếng mẹ đẻ.
6.3.2. Đặc điểm tác dụng sinh lý của tiếng nói
− Tiếng nói cũng là một kích thích.
Các nhà sinh lý học cho rằng tiếng nói cũng là một kích thích. Tiếng nói được vỏ não tiếp nhận
bằng cách thông qua hoạt động của các cơ quan phân tích, trong đó có cơ quan phân tích thính giác,
thị giác, xúc giác. Khi nói và viết lại cần có sự tham gia của cơ quan phân tích vận động. Như vậy,
tiếng nói là một kích thích, một tín hiệu, nhưng không đơn giản như các tín hiệu tự nhiên như ánh
sáng, âm thanh, cơ học...
− Tiếng nói tác dụng bằng nội dung và ý nghĩa của nó.
Đặc điểm này có thể thấy rõ qua thí nghiệm thành lập phản xạ chớp mắt có điều kiện với tiếng
“tốt” và củng cố nó bằng cách cho luồng không khí thổi vào mắt ở một học sinh lớp bốn, khoảng 10-11
tuổi. Sau khi phối hợp nhiều lần giữa tiếng “tốt” với luồng không khí thổi vào mắt, ở em học sinh sẽ
xuất hiện chớp mắt có điều kiện khi ta nói “tốt”. Tiếp theo, ta dùng câu nói mang ý nghĩa tốt thay cho
tiếng “tốt”, ví dụ, “các bài kiểm tra toán ngày hôm qua các em lớp 4 đều đạt điểm 10”, ta sẽ nhận được
phản xạ chớp mắt ở em học sinh giống như ta nói tiếng “tốt”. Điều này chứng tỏ tiếng nói không tác
dụng bằng âm thanh mà bằng nội dung, ý nghĩa của nó.
− Tiếng nói có khả năng thay thế các kích thích cụ thể.
Đặc điểm này của tiếng nói rất dễ nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, khi ta nói về các
loại quả chua trước một số trẻ em, ta sẽ quan sát thấy ở các em nước bọt được tiết ra giống như khi
đưa các loại quả chua vào miệng. Tiếng nói gây được tác dụng này vì nó có mối liên hệ chặt chẽ với
các đối tượng, hiện tượng nhất định. Các dấu vết của tiếng nói và dấu vết của các sự vật cụ thể được
biểu thị bởi tiếng nói liên kết với nhau trong vỏ não thành một cấu trúc động hình. Do đó, cũng như
kích thích cụ thể, tiếng nói có khả năng gây hưng phấn trong cấu trúc động hình này. Nhờ khả năng
thay thế tác dụng của các kích thích cụ thể của tiếng nói mà sự phản ánh hiện thực khách quan trong
não được thực hiện không chỉ bằng con đường vận dụng các cảm giác trực tiếp, mà còn bằng cách
vận dụng tiếng nói nữa. Chính nhờ khả năng này mà trong não người có được khả năng tách rời các
sự vật, hiện tượng khỏi thực tiễn, nghĩa là tạo ra cho con người khả năng tư duy trừu tượng.
Quá trình tư duy trừu tượng giúp cho con người nhận thức được thực tiễn mà không cần tiếp
xúc với nó. Tuy nhiên, nhận thức đó đạt đến mức nào còn phụ thuộc vào mức độ phản ánh chính xác
và đầy đủ thực tiễn khách quan của tiếng nói. Trong cuộc sống có lúc chúng ta có những nhận thức sai
lầm về thực tiễn, vì thực tiễn đó chỉ được phản ánh bằng tiếng nói. Vì thế để đảm bảo tính chính xác
của các khái niệm, của tiếng nói chúng ta phải lấy thực tiễn làm thước đo, phải tăng công việc thực
hành, phải thường xuyên liên hệ trực tiếp với thế giới khách quan.
− Tiếng nói có thể tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể.

82
Tiếng nói tăng cường, ức chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể thường quan sát được
trong trường hợp não bị thôi miên hay khi con người bị ám ảnh bởi một ý tưởng nào đó. Ví dụ, ở người
bị thôi miên khi ta đưa cho họ xách một chiếc túi nhẹ, nhưng nói với họ rằng đây là một vật rất nặng.
Kết quả là họ không thể xách được lâu chiếc túi trên tay. Điều này chứng tỏ rằng tiếng nói đã làm tăng
khối lượng của chiếc túi. Ngược lại, đưa cho họ xách một chiếc túi rất nặng và nói với họ rằng vật này
rất nhẹ. Kết quả là người bị thôi miên có thể xách được túi xách nặng đó trong thời gian khá lâu. Như
vậy, trong trường hợp này tiếng nói đã làm giảm khối lượng của túi xách.
Trong y học, các thầy thuốc vận dụng hiệu quả này của tiếng nói để thôi miên điều trị một số
bệnh, nhất là bệnh tâm thần.
6.4. Các loại hình thần kinh cấp cao ở người

Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao được xác định bằng tính chất của các quá trình thần kinh
(hưng phấn và ức chế), bằng cường độ, bằng tương quan và bằng tính linh hoạt của chúng. Các tiêu
chuẩn để phân loại các loại hình thần kinh như sau:
Cường độ của các quá trình thần kinh.
Tương quan về cường độ của các quá trình thần kinh.
Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh.
6.4.1. Các loại hình thần kinh cơ bản theo Pavlov
Từ các tính chất khác nhau, cường độ mạnh hay yếu, cân bằng hay khổng cân bằng, linh hoạt
hay không linh hoạt của các quá trình thần kinh mà trong thiên nhiên có thể hình thành rất nhiều loại
hình thần kinh. Đó là:
1. Loại mạnh, cân bằng và linh hoạt;
2. Loại mạnh, cân bằng và không linh hoạt (ỳ);
3. Loại mạnh, không cân bằng, dễ bị kích thích;
4. Loại yếu.
Dưới đây sẽ trình bày một cách ngắn gọn về đặc điểm của từng loại hình thần kinh nói trên.
- Loại mạnh, cân bằng và linh hoạt: Đặc điểm của loại hình thần kinh này là cả hai quá trình
hưng phấn và ức chế đều mạnh và mạnh như nhau, tính linh hoạt của các quá trinh thần kinh rất tốt. Ở
các con vật thuộc loại này rất dễ thành lập các phản xạ có điều kiện và nhanh chóng trở nên bền vững,
dễ thành lập tất cả các loại ức chế có điều kiện.
- Loại mạnh, cân bằng và không linh hoạt (ỳ): có đặc điểm là cả hai quá trình hưng phấn
và ức chế đều mạnh và mạnh như nhau, song tính linh hoạt của các quá trình thần kinh kém. Ở các
động vật thuộc loại này dễ thành lập các phản xạ có điều kiện cũng như các loại ức chế có điều kiện
bền vững. Các quá trình thần kinh sinh ra trong các tế bào vỏ não dưới tác dụng của các kích thích
tồn tại rất lâu, không có xu hướng khuếch tán và quá trình suy giảm diễn ra rất chậm. Do đó, sự thay
đổi ý nghĩa tín hiệu của các kích thích ở các con vật loại thần kinh này rất khó khăn.
- Loại mạnh, không cân bằng, dễ bị kích thích: có đặc điểm là các quá trình hưng phấn và
83
ức chế đều mạnh, song quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Ở những con vật
thuộc loại thần kinh này rất dễ thành lập và củng cố vững chắc các phản xạ có điều kiện, chứng tỏ
rằng cường độ của các quá trình hưng phấn khá mạnh. Nhưng ở những con vật này rất khó thành
lập ức chế có điều kiện, đặc biệt là ức chế phân biệt. Do tính ưu thế của quá trình hưng phấn mà ở
các con vật này quá trình hưng phấn thường khuếch tán khắp vỏ não.
- Loại yếu: có đặc điểm là các quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu, khả năng hoạt động
của các tế bào thần kinh rất kém. Do dó, ở các con vật thuộc loại thần kinh yếu khó thành lập các phản
xạ có điều kiện và khó củng cố đến mức bền vững. Ở chúng rất dễ phát triển các loại ức chế không
điều kiện, trong đó có ức chế trên giới hạn và khó thành lập các loại ức chế có điều kiện.
6.4.2. Các loại hình thần kinh riêng biệt ở người
Bốn loại hình thần kinh cơ bản nêu trên là chung cho cả người và động vật. Bốn loại thần kinh
nêu trên trùng với bốn dạng đặc tính ở người do Hippocrate phát hiện từ trước Công nguyên. Tuy
nhiên, ở người có hai hệ thống tín hiệu cùng hoạt động và tác động qua lại, cũng như mối tương
quan giữa chúng ở từng người có khác nhau, do đó, biểu hiện và khả năng hoạt động ở từng người
có khác nhau. Dựa vào sự khác biệt này Pavlov đã chia ra ba loại hình thần kinh ở người, gồm:
1. Loại nghệ sĩ. Ở loại này hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất biểu hiện rất rõ, mạnh hơn so với
hoạt động của hệ tín hiệu thứ hai, tuy hệ thống tín hiệu thứ hai cũng phát triển tốt. Sự tiếp nhận thế
giới xung quanh và quá trình tư duy của họ chủ yếu là những hình ảnh cụ thể của các sự vật và sự
kiện. Họ sống bằng ấn tượng, họ nhớ về quá khứ và hình dung về tương lai bằng các hình ảnh, các sự
kiện đã qua và sắp tới. Sự tiếp nhận thực tiễn ở họ đặc biệt tinh vi và sâu sắc. Trong loại hình thần
kinh nghệ sĩ có thể tìm thấy đủ loại màu sắc khác nhau như họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ v.v...
2. Loại tư tưởng. Ở loại này hoạt động của hệ tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế. Khả năng tư duy
trừu tượng ở họ phát triển rất mạnh, tuy hệ thống tín hiệu thứ nhất ở họ cũng phát triển đầy đủ. Qua hệ
thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói, chữ viết), loại này có thể tiếp thu một cách sâu sắc, nên họ có thể dự
đoán trước được sự phát triển của sự vật, có thể rút ra những nhận định, tạo ra được những tiền đề dễ
phát hiện những sự kiện sớm hơn so với quá trình quan sát từ thực tiễn. Thuộc loại tư tưởng là các
nhà triết học, toán học, kể cả các nhà chiêm tinh học...
Nhìn chung, số lượng người thuộc hai loại hình thần kinh nói trên không nhiều, đa số người còn
lại thuộc về loại hình thần kinh trung gian.
3. Loại trung gian. Ở loại này hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất và hệ tín hiệu thứ hai cân bằng
nhau. Ở họ các quá trình tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng kết hợp hài hòa, trong đó hoạt động của
hệ thống tín hiệu thứ hai có trội hơn chút ít so với hoạt động của hệ tín hiệu thứ nhất. Ở loại hình thần
kinh trung gian có sự kết hợp sống động những ấn tượng cụ thể với tư duy trừu tượng, tư duy logic.
Pavlov đã nhấn mạnh rằng các đặc điểm theo loại hình thần kinh ở người phụ thuộc vào tương
quan hoạt động của các hệ thống tín hiệu được thiết lập trong đời sống cá thể do các lối sống khác
nhau tác động một cách trường diễn.

84
Ở đây cần nói thêm rằng các loại hình thần kinh riêng biệt ở người còn chưa được nghiên cứu
hoàn toàn đầy đủ. Việc phân các loại hình thần kinh ở người chủ yếu được dựa trên cơ sở các quan
sát lâm sàng và chưa có căn cứ vững chắc, cũng như chưa được phát triển trong các công trình
nghiên cứu sinh lý học sau này. Cụ thể là cho đến nay vẫn nghiên cứu chưa đầy đủ về tác dụng tương
hỗ giữa các hệ thống tín hiệu, mà chính chúng là cơ sở để dựa vào đó mà phân loại các loại hình thần
kinh ở người. Vì vậy, việc phân các loại hình thần kinh ở người chỉ mang tính tương đối.

85
CÂU HỎI
1. Phân tích các tiêu chuẩn để phân loại loại hình thần kinh ở người và động vật?.
2. Các loại hình thần kinh cơ bản và riêng biệt ở người?
3. Hệ thống tín hiệu. Tính chất và các đặc điểm của hệ thống tín hiệu?
TÓM TẮT

Bên cạnh hệ thống tín hiệu thứ nhất, do có thêm tiếng nói và chữ viết, biểu tượng,… nên mức độ
tư duy của con người khác hẳn so với ở động vật. Con người có khả năng khái quát được tất cả
những gì mình tiếp nhận được, có khả năng tách rời được sự việc, hiện tượng cụ thể, nghĩa là có khả
năng tư duy trừu tượng. Trong khi đó, ở các động vật bậc cao cũng chỉ có khả năng tư duy cụ thể Hệ
thông tín hiệu thứ hai luôn luôn gắn liền với đời sống xã hội loài người, tạo ra mối liên quan phức tạp
giữa cá thể với môi trường xã hội. Tín hiệu tiếng nói, tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp của
con người, chúng được phát triển ở con người trong quá trình lao động tập thể. Như vậy, hệ thống tín
hiệu thứ hai là hệ thống mang tính xã hội.
Sự hình thành tiếng nói còn liên quan với sự hoàn thiện chức năng của các vùng vỏ não, đó là
vùng nói (vùng Broca), vùng nghe hiểu tiếng nói (vùng Wernicke), vùng đọc hiểu chữ gyrus angular.
Tiếng nói có các đặc điểm tác dụng sinh lý: Tiếng nói cũng là một kích thích, một tín hiệu; tác dụng
bằng nội dung và ý nghĩa của nó; có khả năng thay thế các kích thích cụ thể; có thể tăng cường, ức
chế, thay đổi tác dụng của kích thích cụ thể.
Có nhiều loại hình kinh cơ bản: Loại mạnh, cân bằng và linh hoạt; Loại mạnh, cân bằng và không
linh hoạt (ỳ); Loại mạnh, không cân bằng, dễ bị kích thích; Loại yếu.
Ngoài ra, ở người còn có các loại hình thần kinh riêng biệt: Loại nghệ sĩ, loại tư tưởng và loại trung
gian.

86
BÀI 7: CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TẬP TÍNH, CẢM XÚC,
CHÚ Ý, HỌC TẬP, TRÍ NHỚ
MỤC TIÊU

- Nắm được các khái niệm, cơ s giải phẫu, cơ s sinh lý, phân loại, chức năng của t�p tính, cảm
xúc, chú ý. V�n d ng được các kiến thức về t�p tính, cảm xúc, chú ý vào cuộc s�ng.
- T�p tính: Ngư i h�c hiểu được t�p tính giúp cơ thể thích nghi với môi trư ng s�ng, làm việc và
h�c t�p. T�p tính có cơ s là các hoạt động của cơ, cảm giác, hệ thần kinh và hệ nội tiết, được
hoàn thiện qua quá trình phát triển các thể, qua tích lũy kinh nghiệm. V�n d ng để xây dựng t�p
tính t�t, loại bỏ các t�p tính có hại để thích nghi và t�n tại.
- Cảm xúc: Hiểu chức năng của cảm xúc đ�i với đ i s�ng con ngư i. Biết được một s� r�i loạn
cảm xúc thư ng gặp. V�n d ng được các kiến thức về cảm xúc vào cuộc s�ng.
- Chú ý: Hiểu được chú ý vừa là một trạng thái đặc biệt, vừa là một quá trình tâm lý. Chú ý được
xem là cơ chế tổ chức hoạt động tâm lý của con ngư i. Phân biệt chú ý chủ định, chú ý sau chủ
định và chú ý không chủ định, tác d ng của chúng để v�n d ng trong việc điều khiển hành vi cá
nhân theo hướng tích cực.
- H�c t�p: Nắm bắt được lý thuyết điều kiện hóa cổ điển và thao tác. Cơ s sinh lý thần kinh của
điều kiện hóa. Ứng d ng nguyên lý điều kiện hóa thao tác vào giáo d c. Biết được một s� r�i
loạn h�c t�p thư ng gặp.
- Trí nhớ: +Trình bày được khái niệm cơ bản về trí nhớ + Biết được vai trò của trí nhớ đ�i với
hoạt động tâm lý. + Cơ s sinh lý thần kinh của trí nhớ. + Hiểu chức năng của vùng lưu gi nhớ.
+ Biết được một s� r�i loạn trí nhớ thư ng gặp.
- Ngôn ng : Hiểu được tất cả ngôn ng trên thế giới đều được não bộ xử lý gi�ng nhau. Giao tiếp
ngôn ng không chỉ là thông qua l i nói mà còn là sự thể hiện nét nặt, điệu bộ, hành động, ký
hiệu, tín hiệu... Các vùng ngôn ng trên não bộ và sự phát triển ngôn ng ngư i. Chuyện trò
với nghệ thu�t giao tiếp. V�n d ng trong đ i s�ng hằng ngày, trong công việc.

7.1. Tập tính (Behaviour)

7.1.1. Khái niệm về tập tính


Để tồn tại, con người và các động vật phải thích nghi với điều kiện sống. Khi điều kiện của môi
trường sống thay đổi thì động vật cũng như con người phải có những đáp ứng nhất định hoặc là bằng
các phản ứng sinh lý hoặc là bằng các phản ứng tập tính. Ví dụ, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ
thể con người sẽ tiết ra mồ hôi, còn khi nhiệt độ giảm thấp thì các cơ bắt đầu rung. Nếu con người ở
trạng thái giận dữ thì lượng adrenalin trong máu tăng cao, tim bắt đầu đập nhanh hơn, mặt sẽ đỏ lên.
87
Tất cả những biểu hiện đó được gọi là các phản ứng sinh lý. Còn lúc bị nóng con người ta có thế cởi
bớt quần áo, tìm quạt để quạt, tìm đến chỗ thoáng mát. Nếu bị lạnh con người sẽ vận động nhiều hơn,
tìm một vật gì đó để phủ lên người, hoặc tìm đến chỗ ấm hơn, có là những phản ứng tập tính.
Tập tính đó là một loạt vận động cơ được phối hợp. Đôi khi chúng có liên quan đến vận động
của một bộ phận nào đó của cơ thể: chó ve vẫy đuôi, chim hót, ... Đôi khi đó là một phức hợp nhiều
động tác, trong đó có sự tham gia của toàn bộ cơ thể, ví dụ, đi lại, hoặc thay đổi tư thế. Tuy nhiên, có
những phản ứng tập tính mà trong đó con vật trở nên bất động: con chó săn nằm bất động khi trông
thấy chú gà gô.
Tóm lại, có thể nói rằng, tập tính - đó là sự trả lời lại những biến đổi của môi trường xung quanh
như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v... Các động vật cũng phản ứng lại các tác nhân sinh học, ví dụ các
cá thể khác: chuột chạy trốn khi có mèo, muỗi tìm người để đốt, …
Những biến đổi của môi trường bên trong cơ thể cũng gây ra những phản ứng tập tính. Ví dụ,
thông thường nhất của phản ứng này là cơn đói. Nếu con vật bị đói một thời gian, thì trong cơ thể nó
diễn ra hàng loạt những biến đổi như giảm mức đường trong máu, tăng co bóp của dạ dày. Dưới ánh
hưởng của những biến đổi đó và của nhiều biến đổi khác nữa, làm cho con vật trở nên lo lắng, bắt dầu
đi lại và “tìm" thức ăn. Sau khi ăn no trạng thái bên trong của con vật lại thay đổi, con vật không còn lo
lắng, mà có thể “phấn chấn" hoặc buồn ngủ.
Các phản ứng tập tính đều mang tính chất thích nghi, nghĩa là làm cho cá thể hoặc cho loài tiếp
tục tồn tại. Các phản ứng tập tính bắt con vật đói đi tìm thức ăn (tập tính dinh dưỡng), bắt con vật tránh
xa nguồn nguy hiểm (tập tính tự vệ), thúc đẩy con cái và con đực tìm gặp nhau (tập tính sinh dục - sinh
sản) và thực hiện nhiều loại phản ứng tập tính khác.
Bởi vì tập tính thường được phản ánh trong các phản ứng vận động, hay ngừng vận động và
tiết các chất khi trả lời lại những biến đổi nào đó của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, nên cơ
sở thực hiện tập tính không chỉ có riêng cơ, mà còn có cả hệ thống cảm giác, cũng như hệ thần kinh
và hệ nội tiết.
7.1.2. Sự tham gia của các hệ thống trong hoạt động tập tính
- Sự tham gia của hệ thần kinh
+ Tập tính được thực hiện bởi hoạt động tự phát của hệ thần kinh. Tập tính này có thể quan sát
ở các động vật bậc thấp có hạch thần kinh hoạt động tự phát. Ở những con sứa ta thấy trên nhiều chỗ
của mép dù có các tập hợp neuron và các cơ quan thăng bằng. Tại nơi này thường phát sinh các xung
động, chúng gây co bóp nhịp nhàng và tống nước ra ngoài. Nhờ đó mà con sứa có thể di chuyển được
trong nước.
+ Tập tính được thực hiện bằng chương trình đặt sẵn trong hệ thần kinh trung ương. Ví dụ sự
điều hòa tiếng “kêu” của con dế mèn. Trình tự của các động tác co cơ phụ thuộc vào sự “quyến rũ”
hoặc sự “dọa dẫm” v.v... phần lớn đã được quy định ngay trong não.
+ Tập tính có động lực. Các ví dụ về tập tính có động lực có thể là những tập tính dinh dưỡng,

88
sinh dục, làm tổ, nuôi con...
- Sự tham gia của các hormon
Sự hoàn chỉnh của cơ thể được kèm theo sự sinh trưởng và phát triển các tuyến nội tiết. Các
sản phẩm của các tuyến này (các hormon) có tác dụng làm thay đổi môi trường bên trong cơ thể, trong
đó có hệ thần kinh. Các hormon gây ảnh hưởng lên tập tính bằng nhiều đường khác nhau: 1- Kích
thích sự phát triển của các cơ quan được sử dụng dưới các dạng khác nhau của tập tính; 2- Ảnh
hưởng lên các giai đoạn phát triển sớm của hệ thần kinh; 3- Gây biến đổi trong các cơ quan ngoại vi
tham gia vào sự kích thích hệ thần kinh trung ương bằng con đường cảm giác; 4- Tác dụng lên các
trung khu đặc biệt của não và 5- Gây ảnh hưởng không đặc hiệu lên cơ thể động vật nói chung.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhiều tập tính ở động vật được điều hòa bằng tác dụng
của các hormon như tập tính tấn công, tập tính sinh dục - sinh sản v.v...
Tập tính làm tổ, ấp trứng, nuôi con, bảo vệ và dạy chim con ở các chim bố, mẹ, giống như các
phản ứng sinh dục khác, cũng được điều hòa bởi hormon.
Các hormon cũng có thể làm ảnh hưởng lên tập tính bằng cách thay đổi trạng thái chung của cơ
thể. Ví dụ, sau khi cắt bỏ tuyến giáp, các tuyến sinh dục, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên ở chuột, ta
sẽ quan sát được sự tăng cường hoạt động liên quan với phản xạ làm tổ, cắt bỏ một trong các tuyến
nói trên sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể con vật và chính sự giảm nhiệt độ cơ thể đã kích thích hoạt động
làm tổ nói trên.
7.1.3. Sự hoàn thiện tập tính trong quá trình phát triển cá thể và qua kinh nghiệm
Trong cuộc sống hàng ngày ta có thể thấy rõ tập tính của các trẻ nhỏ khác với tập tính của các
trẻ ở tuổi sắp thành niên; tập tính ở các trẻ vị thành niên lại khác hẳn so với tập tính ở người lớn. Như
vậy, rõ ràng là có sự thay đổi tập tính trong quá trình phát triển cá thể, đặc biệt là sự phát triển về hình
thái và chức năng của các hệ thống cảm giác, của hệ cơ vân, của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Ta cũng thấy có sự khác biệt rõ trong khi tiến hành công việc của một công nhân lành nghề với
người mới vào nghề. Như vậy là có sự khác biệt về sự hoàn thiện của tập tính. Điều này rõ ràng là phụ
thuộc vào kinh nghiệm sống và học tập.
Các nghiên cứu cho thấy con vật thực hiện nhiều lần một chương trình tập tính nào đó, bao giờ
nó cũng có được những kinh nghiệm nhất định.
Vai trò của thực tiễn và kinh nghiệm trong quá trình phát triển tập tính có thể thấy rõ khi nghiên
cứu sự phối hợp giữa các chức năng cảm giác và vận động. Khi con vật bị nhốt trong chuồng một thời
gian dài, nó không nhận được thông tin cảm giác và không thể vận động. Kết quả dẫn đến khả năng
giải quyết các nhiệm vụ cảm giác và kỹ năng vận động của nó sẽ kém nhiều so với những con vật
sống tự do.
Chiếm vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện tập tính là sự bắt chước, nghĩa là làm theo các
động vật khác cùng loài. Trong thiên nhiên, trong quá trình phát triển cá thể, động vật luôn luôn quan
sát được tập tính của bố mẹ và các anh, chị của nó, đồng thời làm theo như bố mẹ và anh chị.

89
Như vậy, không chỉ có hoạt động thần kinh cấp cao, mà ngay cả bản năng, tập tính cũng được
phát triển và hoàn thiện theo quá trình phát triển cá thể ở động vật và người.
7.2. Cảm xúc

7.2.1. Khái niệm về cảm xúc


Cảm xúc là một quá trình hoạt động tâm thần biểu hiện thái độ con người đối với các kích thích bên
ngoài cũng như bên trong cơ thể, là thái độ của con người đối với sự diễn biến của thực tế, của môi
trường sống.
Cảm xúc gắn liền với các hoạt động tâm thần khác như tri giác, tư duy… Cảm xúc bắt nguồn từ các
kích thích trên các giác quan. Ví dụ: trời nóng bức cảm thấy khó chịu, trời mát mẻ cảm thấy vui vẻ…
cảm xúc còn biểu hiện các đặc điểm nhân cách, còn mang tính chất xã hội và tính chất giai cấp. Cơ sở
giải phẫu của cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ não, chủ yếu là vùng gian não (cảm xúc thấp) và một
phần ở vỏ não (cảm xúc cao).
Cơ chế sinh lý của cảm xúc là cơ chế thần kinh, còn các biến đổi thể dịch, nội tiết trong quá trình
cảm xúc chỉ là những khâu trung gian. Mỗi cảm xúc đều có biến đổi trong cơ thể: mạch máu co thắt lại
hay dãn nở ra, đường huyết tăng hay giảm, tim đập nhanh hay chậm ….
7.2.2. Các loại cảm xúc
Cảm xúc cao:
Còn gọi là tình cảm, cảm xúc cao phát triển trên cơ sở ý thức, có thể chi phối, kìm hãm các cảm
xúc thấp, các xung động bản năng. Cảm xúc cao xuất hiện trong quá trình lao động, trong mối tương
quan xã hội và được bồi dưỡng qua sự giáo dục. Ví dụ lòng yêu nuớc, yêu lao động, yêu nghệ thuật …
là những cảm xúc cao.
Cảm xúc thấp:
Còn gọi là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ các yêu cầu cơ thể, dựa trên hoạt động của bản năng và
là biểu hiện của bản năng. Ví dụ: khó chịu khi đói, sợ hãi trước tai nạn giao thông, buồn rầu khi bị mất
tiền …
Cảm xúc dương tính:
Là những cảm xúc làm tăng nghị lực và ý chí phấn đấu, thúc đẩy sự hoạt động con người. Ví dụ:
niềm vui vẻ, phấn khởi lạc quan.
Cảm xúc âm tính:
Là những cảm xúc làm giảm năng lực hoạt động tâm thần. Ví dụ buồn rầu, chán nản, mất hứng
thú…
Ham thích:
Là cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc, bền vững trong một thời gian dài. Ví dụ: ham thích âm nhạc, văn
thơ, hội họa, thể dục thể thao….

90
Xung cảm:
Là cảm xúc rất mãnh liệt, xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn dưới tác dụng của một kích
thích mạnh như giận dữ, ghen tuông. Có loại xung cảm sinh lý và xung cảm bệnh lý. Xung cảm sinh lý
chịu sự điều khiển của lý trí nên không có các hành vi phạm pháp xảy ra. Xung cảm bệnh lý xuất hiện
khi mất sự kiểm tra của lý trí, nên thường kèm theo rối loạn ý thức ngắn và có các hành vi chống đối xã
hội, xâm phạm người khác.
7.2.3. Chức năng cảm xúc
Hãy hình dung điều gì xảy ra khi chúng ta không cảm xúc, không hề tuyệt vọng, không hối hận
nhưng đồng thời cũng không hạnh phúc, vui mừng hay yêu thương, cuộc sống chúng ta sẽ kém đi thú
vị nhưng ngoài mục đích phục vụ cho cuộc sống thêm thú vị thì cảm xúc còn có những chức năng rất
quan trọng.
Chuẩn bị cho chúng ta hành động
Cảm xúc hoạt động như mối liên kết giữa các sự kiện trong môi trường bên ngoài và phản ứng
hành vi của một cá nhân. Ví dụ: nếu chúng ta nhìn thấy một con chó hung dữ đang tấn công chúng ta,
phản ứng cảm xúc (sợ hãi) sẽ đi kèm với sự đánh thức sinh lý của sự phân chia giao cảm trong hệ
thần kinh tự chủ vai trò của nó là chuẩn bị cho chúng ta có hành động khẩn cấp, có thể giúp cho chúng
ta tránh khỏi con chó thật nhanh.
Định dạng hành vi
Cảm xúc dùng để tăng cường thông tin giúp chúng ta có phản ứng thích hợp sau này. Ví dụ: phản
ứng cảm xúc diễn ra khi một người trải qua một điều gì đó khó chịu (như con chó đang đe dọa) dạy
cho một người nên tránh các tình huống tương tự sau này. Tương tự, cảm xúc thích thú hoạt động
như sự củng cố hành vi trước đây, do đó có khả năng khiến một người tìm kiếm tình huống tương tự
sau này. Vì thế, cảm thấy thỏa mãn tiếp theo sau một việc làm nhân đạo chắc chắn cũng cố hành vi
làm việc thiện và chắc chắn làm cho hành vi diễn ra trong tương lai.
Giúp chúng ta điều tiết sự tương tác xã hội
Cảm xúc chúng ta từng trãi thường rất cụ thể đối với người quan sát, khi họ chia sẻ bằng lời nói,
ngôn ngữ không lời hoặc hành vi. Những hành vi này hoạt động như một tín hiệu đối với người quan
sát, giúp họ hiểu rõ hơn những gì chúng ta đang trải qua và dự đoán hành vi sau này. Đáp lại, điều này
tăng cường sự tương tác xã hội thích hợp và hiệu quả hơn. Ví dụ: một người mẹ nhìn thấy vẻ khiếp sợ
trên nét mặt đứa con 2 tuổi khi cháu nhìn thấy một hình vẽ đáng sợ trong sách. Bà có thể an ủi và trấn
an cháu, do đó giúp cháu xử lý môi trường hiệu quả hơn sau này.
7.2.4. Rối loạn cảm xúc
Giảm cảm xúc và mất cảm xúc

91
Nói đến cảm xúc cần đề cập đến khái niệm về ngưỡng hưng phấn. Khi ngưỡng hưng phấn cao
thì kích thích có cường độ mạnh mới gây được phản ứng cảm xúc nhẹ. Ngược lại khi ngưỡng hưng
phấn thấp thì kích thích có cường độ nhẹ có thể gây phản ứng cảm xúc mạnh mẽ.
− Giảm khí sắc: là khí sắc buồn rầu, ủ rũ gặp chủ yếu trong bệnh trầm cảm.
− Cảm xúc bàng quan: người bệnh giảm phản ứng cảm xúc, ít biểu hiện cảm xúc ra nét mặt, ít
hoạt động.
− Vô cảm: là sự thờ ơ, dửng dưng với tất cả những sự việc xảy ra xung quanh, không có gì gây ra
được phản ứng cảm xúc, người bệnh thụ động, lờ đờ không thiết tha gì cả, thường gặp trong
tâm thần phân liệt.
Tăng cảm xúc
− Cảm xúc không ổn định: người bệnh dễ chuyển từ cảm xúc này đến cảm xúc khác một cách
nhanh chóng. Ví dụ từ vui sang buồn, từ khóc sang cười, thường gặp trong các bệnh tổn thương
não bộ, các trạng thái suy nhược.
− Hưng cảm: là trạng thái tăng cảm xúc mạnh trước một hoàn cảnh nào đó.
− Khoái cảm: người bệnh vui vẻ một cách ngây ngô, có khi cười suốt ngày thường gặp trong các
bệnh tổn thương não bộ, chấn thương sọ não.
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc khác

− Cảm xúc hai chiều: người bệnh đối với một đối tượng một sự việc nào đó có hai loại cảm xúc
trái ngược nhau như vừa yêu vừa ghét thường gặp trong tâm thần phân liệt.
− Cảm xúc trái ngược: người bệnh có cảm xúc trái ngược như nghe tin người thân mất mà lại tỏ
vẻ vui mừng thường gặp trong tâm thần phân liệt.
7.3. Chú ý (Attention)

7.3.1. Khái niệm về chú ý


Chú ý là quá trình hành vi và nhận thức của việc tập trung có chọn lọc vào một khía cạnh riêng
biệt của thông tin, cho dù được coi là chủ quan hay khách quan, trong khi bỏ qua các thông tin có thể
nhận biết khác.
Tùy thuộc vào mức độ chú ý, trong tâm lý học chia ra ba loại chú ý.
- Chú ý có chủ định nảy sinh theo ý định của con người, nó đòi hỏi sự nỗ lực ý chí, nhằm đạt
được mục đích đã xác định và thường có tính bền vững cao.
Chú ý có chủ định mang tính chất tích cực, chủ động và thường có kế hoạch, biện pháp thực
hiện cụ thể.
- Chú ý không chủ định nảy sinh ngoài ý định của con người do ảnh hưởng trực tiếp của các
kích thích bên ngoài. Nó không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí và thường kéo dài cho đến khi kích thích
bên ngoài ngừng tác dụng.
Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra và phụ thuộc vào đặc điểm của kích

92
thích như: + Độ mới lạ của kích thích (kích thích càng mới lạ, mang tính bất ngờ, càng dễ gây chú ý
không chủ định). + Cường độ kích thích (càng mạnh thì càng dễ gây ra chú ý không chủ định). + Tính
tương phản của kích thích (những kích thích có sự khác biệt rõ nét về hình dạng, độ lớn, màu sắc, thời
gian tác động, … đều gây ra chú ý không chủ định). + Độ hấp dẫn, ưu thích (chú ý còn phụ thuộc vào
nhu cầu, cảm xúc, hứng thú của chủ thể. Những gì liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu, phù hợp với
hứng thú đều dễ gây ta chú ý không chủ định).
Chú ý không chủ định có thể có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu nó làm phân tán sự chú ý.
không tập trung được ý thức vào đối tượng cần theo dõi, thì mang tính chất tiêu cực. Ngược lại, nếu
nó tạo ra hứng thú, góp phần hướng ý thức tập trung cao độ vào đối tượng đang cần theo dõi, thì
mang tính chất tích cực.
- Chú ý sau chủ định nảy sinh từ chú ý có chủ định. Lúc đầu người ta phải nỗ lực ý chí để
buộc mình tập trung vào một việc gì đó, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động mà chủ thể không
cần nổ lực nhưng ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động. Ví dụ: trong giờ học, ban đầu có thể có
chú ý có chủ định, nhưng sau đó do sự hấp dẫn của nội dung, ta không cần có sự cố gắng vẫn tập
trung chú ý. Như vậy, chú ý có chủ định đã chuyển sang chú ý sau chủ định.
7.3.2. Các thuộc tính cơ bản của chú ý
Sức tập trung của chú ý: là khả năng chú ý một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho
hoạt động. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý. Khối lượng chú ý phụ
thuộc vào đặc điểm đối tượng cũng như nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động. Nếu không tập trung chú ý
sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tập trung chú ý cao độ có thể dẫn tới hiện tượng đãng trí.
Sự bền vững của chú ý: Đó là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của
hoạt động. Ngược lại với sự bền vững là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý diễn ra theo chu kỳ có xen
kẽ của sự bền vững chú ý gọi là sự dao động của chú ý.
Sự phân phối của chú ý: Là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt
động khác nhau một cách có chủ định. Ví dụ: Người lái xe cùng một lúc chú ý tới các thao tác điều
khiển xe cũng như những thay đổi của đường đi, những chướng ngại … Điều kiện để có thể phân phối
chú ý là: Trong những hoạt động cùng tiến hành một lúc phải có những hoạt động quen thuộc. Chú ý
được dành tối thiểu cho họt động quen thuộc và phần lớn dành cho hoạt động mới.
Sự di chuyển chú ý: Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu
cầu của hoạt động. Di chuyển chú ý dễ dàng khi đối tượng mới hấp dẫn hơn, do đã hoàn thành nhiệm
vụ trước đây, đặc biệt là do đối tượng mới quan trọng hơn, ý nghĩa hơn.
Những thuộc tính cơ bản của chú ý có quan hệ bổ sung cho nhau và được hình thành, phát triển
trong hoạt động, tạo thành những phẩm chất tâm lý cá nhân. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò
tích cực hay không tùy thuộc vào việc biết sử dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuộc tính theo
yêu cầu của hoạt động.

93
7.4. Học tập (Learning)

Người ta thường dùng thuật ngữ “học" để chỉ quá trình hình thành trong não bộ các mối liên hệ
mới giữa hoàn cảnh môi trường và tập tính của động vật. Nói cách khác, học đó là sự thành lập mối
liên hệ bền vững trong não do quá trình tích lũy kinh nghiệm của cá thể có liên quan với sự duy trì và
hồi tưởng thông tin đã nhận được. Do đó, học luôn gắn liền với trí nhớ.
Học được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ở các loài động vật khác nhau lại có
những đặc điểm khác nhau.
7.4.1. Các hình thức học
Có nhiều hình thức học: sự quen, sự luyện tập kinh điển, sự luyện tập bằng thao tác và học
bằng cách thử nghiệm và sai lầm.
- Sự quen (habituation)
Sự quen, đó là sự mất các phản ứng được hình thành trước đây, chứ không phải là sự hình
thành các phản ứng mới. Con vật dần dần không đáp ứng lại các kích thích nữa do các kích thích
không còn có ý nghĩa gì đối với hoạt động sống của nó. Ta lấy ví dụ về sự quen. Sự xuất hiện của con
chim cú (kích thích) ban đầu gây ra phản ứng đối với các con chim chích (phát ra những tiếng kêu báo
động). Sau nửa giờ tiếng kêu báo động của những con chim chích hầu như im hẳn, có nghĩa là những
con chim chích đã quen với sự có mặt của con chim cú. Một trong những quá trình thường gặp mà cơ
sở của nó là sự quen, đó là việc thuần dưỡng các động vật hoang dại trở thành “quen" với người.
- Học theo cách thành lập phản xạ có điều kiện kinh điển của Pavlov.
Sự thành lập phản xạ kinh điển của Pavlov được xem là sự học có tính chất liên hợp
(association): ở con vật thiết lập được mối liên hệ giữa kích thích vô quan (trước đây không có ý nghĩa)
đối với sự “thưởng" (cho ăn) hay “phạt" (kích thích dòng điện vào chân) tiếp theo sau. Sau nhiều lần
phối hợp giữa tín hiệu có điều kiện với kích thích không điều kiện ở con vật đã xuất hiện đường liên hệ
thần kinh nối liền hai trung khu hưng phấn. Nói cách khác, ở con vật đã xuất hiện một phản ứng thích
nghi mới đối với điều kiện sống.
- Học bằng thao tác hay sử dụng công cụ
Học bằng thao tác cũng là dạng học có tính liên hợp. Ta thấy con vật có thể thực hiện một động
tác bất kỳ, ví dụ đạp chân lên bàn đạp để có thể nhận được thức ăn (thưởng) hay nhận được kích
thích gây khó chịu (phạt). Do động tác được củng cố nhiều lần, nên ở con vật đã xuất hiện một kỹ năng
mới giúp cho nó thích nghi tốt hơn trong hoạt động sống.
- Học bằng cách thử và sai
Việc học này được tiến hành trong chuồng mê lộ. Đây là phản xạ phức tạp, bởi vì con vật phải
làm một loạt chọn lọc tại nhiều điểm trên đường đi và nó có thể phạm nhiều sai lầm, trong đó con vật
có thể được thưởng nếu chọn đúng hoặc bị phạt nếu nó bị lầm.
Có một dạng thí nghiệm nữa theo kiểu học bằng cách thử và sai là thí nghiệm nhốt động vật vào
chuồng và bắt nó phải tìm cách ra khỏi chuồng nhờ học được cách mở các chốt cửa.
94
Có lẽ con đường thử và sai là một trong những hình thức phổ biến nhất để con vật học trong
điều kiện tự nhiên.
- Học liên quan với trí tuệ
Học liên quan với trí tuệ là khả năng sử dụng và hợp nhất hai hay nhiều thành phần của kinh
nghiệm cũ thành một dạng mới cho phép đạt được mục đích cần thiết. Dạng học này chủ yếu được
thực hiện ở người.
Để nghiên cứu khả nàng này của động vật, các nhà khoa học thường sử dụng phương pháp bắt
con vật tìm cách giải quyết “vấn đề" hoặc vượt “chướng ngại” để đạt tới đích. Ví dụ, cho con vật thấy
chỗ để thức ăn và ngay trong lần đầu nó tìm được cách lấy thức ăn đó, thì có lẽ là con vật “biết đánh
giá và giải quyết tình huống“. Tìm được giải đáp ngay trong lần thứ nhất chỉ có loài khỉ, còn tất cả các
loài động vật khác không thế giải quyết được vấn đề.
Ví dụ kinh điển về việc học liên quan với trí tuệ đó là thí nghiệm trên con tinh tinh (chimpanzée).
Con tinh tinh biết chồng các hộp lên nhau hoặc biết nối hai đoạn cây lại với nhau để lấy những quả
chuối treo trên cao hoặc để cách xa con vật không thể với tới khi sử dụng tay không (hình 7.1).

Hình 7.1. Con tinh tinh chồng các hộp lên nhau để lấy những quả chuối treo trên trần nhà

Từ các thí nghiệm nghiên cứu sự học của các động vật có thể rút ra một sô quy luật sau:
- Quy luật luyện tập. Theo quy luật này thì sự củng cố các tác dụng có ích tỷ lệ thuận với sự
luyện tập. Luyện tập càng được lặp lại nhiều lần thì phản ứng càng trở nên bền vững hơn.
- Quy luật hiệu quả. Theo quy luật này thì những tác động có ích đối với động vật thường được
bền vững vì chúng liên quan với cảm giác “dễ chịu", còn tác dụng vô ích hoặc có hại sẽ mất đi, vì
95
chúng gây ra cảm giác “khó chịu“.
- Quy luật về quan hệ giữa cấu trúc và chức năng. Theo quy luật này thì để tạo nên mối liên
hệ cần phải có một cấu trúc thần kinh nhất định và một trạng thái đặc biệt của tâm trạng.
Học gắn liền với nhớ, cơ chế của học có cùng bản chất với cơ chế trí nhớ.
7.4.2. Rối loạn học tập: bao gồm rối loạn về đọc, rối loạn tính toán, rối loạn diễn đạt bằng chữ viết,
rối loạn ngôn ngữ loại diễn đạt.

7.4.3 Nói lắp

Rối loạn sự trôi chảy bình thường và nhịp điệu của lời nói (không tương ứng với tuổi của đương
sự) đặc trưng bởi sự xuất hiện thường xuyên một hoặc nhiều biểu hiện sau đây:
− Lặp đi lặp lại các tiếng và các vần
− Kéo dài các tiếng
− Thán từ
− Gián đoạn các từ (ví dụ: ngừng lại khi đang nói một từ)
− Ngắt quãng yên lặng hoặc nghe được (ngừng lại khi đang nói, thay thế bởi chuyện khác hoặc
bỏ tiếng)
− Nói vòng vo (để tránh những chữ khó bằng cách thay thế chúng bằng những chữ khác)
− Căng về cơ thể quá đáng khi nói ra một số từ
− Lập đi lập lại những từ một vần nguyên vẹn (ví dụ: " tôi - tôi - tôi tôi thấy nó")
− Rối loạn sự trôi chảy của lời nói ảnh hưởng đến kết quả học tập hoặc nghề nghiệp và sự giao
tiếp xã hội.

7.4.4. Hội chứng giảm chú ý- tăng động

Hội chứng giảm chú ý- tăng động hay hội chứng tăng động (ADHD) là một tình trạng bệnh lý thần
kinh biểu hiện ở trẻ có mức độ chú ý và hoạt động, xung động không phù hợp với lứa tuổi cũng như
mức độ phát triển của trẻ. Trẻ có biểu hiện tăng vận động bất thường đi kèm với những phản ứng xung
động và giảm khả năng chú ý gây trở ngại cho việc học tập. Trẻ không có khả năng tự chủ do đó
không thể tự lập kế hoạch, tổ chức cũng như hoàn thành những công việc phức tạp.
Trẻ em bị ADHD thường hay đãng trí và không thể hướng dẫn chúng làm gì được. Chúng thường
hay phá phách và rất khó làm công việc thường ngày. Hay bồn chồn, chạy nhảy thái quá là những rối
loạn điển hình ở tuổi tiểu học, song sẽ giảm đi ở tuổi vị thành niên. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về
vấn đề liệu ADHD có còn tiếp tục tồn tại ở người trưởng thành hay không. Những biểu hiện dai dẳng
và không phù hợp ở bệnh nhân như là mất tập trung và tính bốc đồng dẫn tới những tổn thương đáng
kể về chức năng giao tiếp xã hội hoặc nghề nghiệp được xem là những đặc điểm nổi bật.

96
Bệnh xuất hiện mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội và thường khởi phát trước 7 tuổi. 70% trẻ vẫn
tiếp tục biểu hiện hội chứng này cho đến tuổi trường thành. Tỷ lệ mắc ở trẻ tiểu học là 3-5 %, trẻ trai
thường mắc rối loạn này nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ 9:6 .
7.5. Trí nhớ

7.5.1 Định nghĩa:

Trí nhớ là quá trình ghi nhớ, giữ gìn và nhớ lại trong ý thức tất cả các yếu tố của kinh nghiệm đã
qua. Nhờ trí nhớ mà người ta hình thành nên được các biểu tượng về các sự vật hay hiện tượng được
tri giác trước đây. Trí nhớ cho phép người ta sử dụng các khái niệm về các vật thể và các quy luật vào
trong hoạt động của mình. Trí nhớ là điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý, là cơ sở của sự phát triển
tâm lý.

7.5.2 Vùng lưu giữ nhớ:

Vùng hãi mã (Hippocampus)


Vùng lưu giữ nhớ và chứng quên việc mới (quên thuận chiều).
Khi nghiên cứu bệnh nhân động kinh phải cắt bỏ hồi hải mã để điều
trị, người ta nhận thấy rằng người bệnh còn rất ít khả năng lưu giữ
thông tin mới đến từ sau khi mổ, nhất là các tín hiệu tượng trưng (lời
nói, chữ viết), triệu chứng này gọi là quên việc mới. Người ta cho
rằng hải mã giúp lưu giữ thông tin nhớ mới vì nó là đường ra của
các trung tâm thưởng phạt trong hệ viền. Thông tin cần được các Hình 7.2. Vùng hãi mã
trung tâm hệ viền đánh giá là có ích (thường) hay có hại (phạt) thì mới được quyết định cho lưu vào
kho nhớ. Quên thuận chiều (quên việc mới) là mất chức năng lưu cất nhớ vào kho.
Vùng đồi thị và chứng quên việc cũ (quên ngược chiều):
Khi nghiên cứu những trường hợp bệnh nhân tổn thương đồi thị, người ta nhận thấy những người
này có chứng quên việc cũ, tức là mất khả năng hồi tưởng lại ký ức cũ, nói cách khác là thông tin đã
lưu vào kho nhớ nay không gọi ra được nữa, trong trường hợp này thì việc xa dễ được nhớ lại, dễ gọi
ra hơn việc gần. Các nhà khoa học giải thích có lẽ việc xa thường có nhiều dịp lặp lại hơn, nên đường
mòn nhớ ăn sâu hơn và được lưu ở nhiều vùng hơn. Người tổn thương đồi thị chỉ có chứng quên việc
cũ (quên ngược chiều) vì đồi thị có chức năng lục tìm thông tin nhớ trong kho mà gọi ra.
Quên ngược chiều (quên việc cũ) là mất chức năng gọi nhớ từ kho ra.

97
Hình 7.3. Vùng đồi thị

7.5.3 Sự phát triển của trí nhớ:

− Trẻ mới sinh khoảng 2 tuần: xuất hiện những phản xạ có điều kiện đầu tiên (chủ yếu kích thích
bằng thức ăn)
− Trẻ 5 tháng tuổi: các phản xạ có điều kiện đã được tạo nên dưới sự tham gia của tất cả cơ
quan phân tích, lúc này xuất hiện các quá trình trí nhớ.
− Trẻ 1 tuổi: ghi nhớ các vật thể không tri giác trực tiếp, hình thành các liên tưởng.
− Trẻ 3-4 tuổi: bắt đầu hình thành ghi nhớ có chủ định, khả năng tập nhớ một cách máy móc.

7.5.4 Quá trình ghi nhớ

7.5.4.1 Đường mòn dấu vết nhớ:


Nhớ là quá trình sinh lý thần kinh có xung động diễn biến lại trên một mạch neuron. Mạch neuron
này dẫn truyền xung động phát sinh do tác dụng kích thích từ bên ngoài. Với lần đầu truyền xung động
này thì mạch đó là con đường mới hay còn gọi là con đường mòn dấu vết nhớ. Sau đó nếu không có
kích thích bên ngoài nhưng tâm trí ta nghĩ tới thì tuy không có kích thích nhưng cũng phát sinh dòng
xung động chạy trên đường mòn dấu vết nhớ và tâm trí ta nhớ lại hình ảnh cũ, đó là sự hoạt hóa
đường mòn dấu vết nhớ .
7.5.4.2 Quá trình lưu trữ trí nhớ: nhớ dương tính và âm tính
- Nhớ dương tính: Nhớ dương tính là nhớ lại một việc cũ, hình ảnh cũ, hoạt hóa lại con đường cũ
của xung động thần kinh.
Với những loại thông tin quan trọng như cảm giác đau, sự yêu thích, não làm tăng hưng phấn con
đường mòn đã dẫn xung động của cảm giác đó, về sau rất dễ gợi lại xung động đi theo con đường
mòn đó (lưu giữ nhớ)

98
- Nhớ âm tính: Nhớ âm tính là bỏ qua những thông tin không liên quan, xóa đi nhiều đường mòn
đã hình thành. Nhờ quá trình này mà kho nhớ có thể đủ chỗ chứa, vì trong đời sống hằng ngày não bộ
luôn tràn ngập thông tin.
7.5.4.3 Phân loại trí nhớ:
- Nhớ tức thời: Nhớ tức thời là hình thức lưu giữ thông tin từ vài giây đến vài phút, sau đó không
chuyển sang cơ chế lưu giữ lâu hơn.
- Nhớ gần: Nhớ gần là hình thức lưu giữ nhớ từ vài phút đến vài ngày, sau đó hoặc mất đi hoặc
chuyển thành dài hạn.
- Nhớ xa: Nhớ xa là hình thức lưu giữ nhớ dài hạn trong ký ức.
- Củng cố nhớ và lục tìm kho nhớ:
Củng c� nhớ :
Là lưu giữ vào kho nhớ, chuyển nhớ tức thời sang nhớ dài hạn hơn. Củng cố nhớ là tạo biến đổi
hóa, lý, giải phẫu ở synap để nhớ được lâu dài, tức là để sau thời gian dài gọi thông tin ra được. Quá
trình củng cố nhớ đòi hỏi thời gian để hoàn thành. Thời gian củng cố nhớ khoảng từ 10 đến 60 phút.
Thời gian củng cố nhớ là cơ sở sinh lý học của chứng quên việc cũ (quên ngược chiều) . VD : trên
bệnh nhân chấn thương sọ não thì bệnh nhân quên việc gần, tức là những thông tin chưa kịp đưa vào
kho nhớ thì đã bị xóa do sốc. Nhưng thông tin cũ đã vào kho nhớ thì không bị cú sốc xóa.
L c tìm kho nhớ:
Theo những nghiên cứu của John và cs (1984) thì hệ đồi thị - võ não có khả năng hoạt hóa nhưng
vùng khu trú của vỏ não, đó là cơ sở lục tìm thông tin lưu giữ trong kho nhớ, một số tổn thương đồi thị
gây quên việc cũ do làm mất khả năng xuất kho những thông tin đã lưu nhớ.

7.5.5 Quên: Là do

- Giảm sút trong dấu vết nhớ, mờ nhạt con đường mòn dấu vết nhớ
- Tổn thương não
- Tuổi già
- Quên có động cơ
- Bệnh lý: hội chứng Korsakoff, bệnh Alzheimer

7.5.6 Cải thiện trí nhớ:

- Kỹ thuật từ khóa (keyword) : kỹ thuật này tạo ra kết quả đáng kể khi học ngoại ngữ.
- Mã hóa đặc trưng : chúng ta nhớ thông tin tốt nhất trong môi trường tương tự hay giống với
nơi chúng ta biết.
- Sắp xếp dữ liệu : hiểu biết cấu trúc tài liệu giúp nhớ tốt hơn sau này
- Sắp xếp các ghi chú trong bài giảng, ghi những điểm chính
- Rèn luyện và nhắc lại
- Tránh mệt mỏi và các yếu tố làm giảm sút sức khỏe tâm thần
99
- Không học nhồi nhét
7.6. Ngôn ngữ

7.6.1 Đại cương:

Theo tính toán của nhiều nhà nhân chủng học thì có đến hơn 4000 ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Mặc dù khác xa nhau về văn phạm, tất cả ngôn ngữ đều được nào bộ xử lý giống nhau. Những nét
giống nhau khi xử lý một ngôn ngữ đều dựa vào nơi cơ sở di truyền chung, nhờ đó các tế bào thần
kinh tương tác với nhau và giúp ta hiểu và nói được ngôn ngữ.
Giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là thông qua lời nói mà còn là sự thể hiện nét mặt, điệu bộ, hành
động, ký hiệu, tín hiệu...
Khả năng sử dụng ngôn ngữ ở loài người là sự sắp xếp các ký hiệu có hệ thống, có nghĩa, tượng
trưng một khả năng nhận thức quan trọng, khả năng giao tiếp với người khác.
Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta trở thành “con người độc nhất”, ngôn ngữ giúp chúng ta giao tiếp
với nhau chính xác hơn rất nhiều so với khả năng ấy ở các loài vật khác. Nó giúp chúng ta lập kế
hoạch, học hỏi từ những người có kinh nghiệm hay từ quá khứ và dạy bảo người khác. Với ngôn ngữ,
chúng ta có thể lưu giữ những hình dung chính xác về thế giới trong tâm trí chúng ta, mã hóa và xử lý
thông tin hiệu quả. Ngôn ngữ giúp loài người trở thành loài động vật "thông minh" và có nền văn minh
phát triển rực rỡ.

7.6.2 Các vùng ngôn ngữ:

Vùng Broca: Năm 1861, bác sĩ phẫu thuật và cũng là nhà nhân chủng học người Pháp Paul Broca
quan sát bộ não của một bệnh nhân đã tử vong, bệnh nhân này trước khi chết hoàn toàn mất khả năng
nói. Broca đã nhìn thấy trong bộ não người chết có một vùng tổn thương ở thùy trán bên trái, vùng mà
từ đó người ta đặt tên là “vùng Broca”, đây là vùng chủ yếu tạo ra âm thanh của ngôn ngữ.
Vùng Wernicke: Năm 1876, nhà thần kinh học người Đức Carl Wernicke đã chỉ ra một vùng giúp
hiểu người khác nói gì: đó là vùng thùy thái dương trái giúp cho người ta hiểu được ý nghĩa các từ,
sau đó vùng này được đặt tên là Wernicke.

Hình 7.4: Vùng Broca và Wernike

100
7.6.3 Sự phát triển ngôn ngữ:

Đối với cha mẹ, tiếng bập bẹ và tiếng thì thầm của con mình là âm nhạc cho đôi tai, những âm
thanh này phục vụ cho một chức năng quan trọng: chúng đánh dấu bước đầu tiên trên con đường phát
triển ngôn ngữ.
- Từ 0 - 2 tháng tuổi: trẻ chỉ phát âm khi biểu hiện sự khó chịu, lúc đó trẻ khóc thét hay khóc thút
thít.
- 2-4 tháng tuổi: trẻ bắt đầu phát ra âm thể hiện sự hài lòng, chẳng hạn lẩm bẩm hay thì thầm.
- 4-9 tháng tuổi: trẻ bắt đầu tập nói bi bô, sử dụng các âm lặp đi lặp lại.
- 9-18 tháng tuổi: vẫn tiếp tục nói bi bô nhưng lúc này thử nghiệm nhiều âm quen thuộc như
"bababa", "mamama". Giai đoạn này hình thành hệ thống âm vị mà trẻ sau này dùng để tạo ra từ.
Bắt đầu nói những từ đầu tiên.
- 18-30 tháng tuổi: trẻ bắt đầu tạo ra nhóm 2 từ. Khi 2 tuổi một đứa trẻ bình thường có vốn từ
khoảng 50, lúc 30 tháng tuổi là vài trăm.
- 30 tháng đến 4 tuổi: trẻ học quy tắc ngữ pháp, mở rộng vốn từ, hoàn thành việc phát triển hệ
thống âm vị, học cách kết hợp để tạo thành câu phức.
- 4-6 tuổi: trẻ có được tất cả ngữ pháp và cú pháp của người lớn cơ bản cần cho giao tiếp. Công
việc chính từ lúc này trở đi là mở rộng và phát triển vốn từ.

7.6.4 Chuyện trò:

Ellis và Beattie (1986) lập luận rằng nếu chúng ta muốn nghiên cứu cách giao tiếp giữa người này
với người khác thì không nên nghiên cứu ngôn ngữ tách rời với giao tiếp không lời. Con người sử
dụng kênh giao tiếp nhiều hơn bất kỳ chủng loài nào khác và những công việc này kết hợp mật thiết
với chuyển tải thông tin chứ không độc lập.
Chuyện trò như sự tương tác, hợp tác:
Gricc (1975) nhấn mạnh chuyện trò là hoạt động hợp tác gồm 4 thành phần:
- Số lượng : số lượng thông tin
- Chất lượng : mức độ chính xác của thông tin
- Quan hệ : thông tin liên quan vấn đề đang thảo luận
- Cách thức: dễ hiểu?
Khung ẩn dụ:
Lakoffva Jonhson (1980) đề cập khái niệm khung ẩn dụ: cách chọn lời nói của con người trong
chuyện trò thường thích hợp với một mẫu đã được nhất trí, có tác dụng xác định nên xét chủ đề như
thế nào.

101
Ví d : khi một nguyên thủ quốc gia bàn đến nền kinh tế quốc gia thường dùng nhiều khung ẩn dụ
khác nhau, phép ẩn dụ “bệnh tật, sức khỏe”, “nuôi dưỡng”; phép ẩn dụ theo kiểu làm vườn “khai thác
phát triển”, “cắt xén thặng dư”.
Nghệ thuật lắng nghe:
Nghe là một hành động thông thường, ai cũng biết làm nhưng để lĩnh hội được hết không phải là
chuyện dễ. Lắng nghe gồm 5 động tác:
- Bắt đúng tần số của người nói: đôi mắt quan sát hành vi, đôi tai lắng nghe giọng nói.
- Ngăn chặn phản ứng theo quan điểm của mình
- Thăm dò các tầng lớp ý nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa quan hệ.
- Hiểu được lý do thỏa đáng của lời nói và hành vi
- Hiểu không chỉ lời mà là con người
7.6.5 Đọc và viết:

Đánh vần:Chuyển đổi từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói, từ tự vị (đơn vị cơ bản của ngôn ngữ
viết) sang âm vị (đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nói).

Gợi ý thị giác: Chúng ta có thể nhận ra phần lớn nội dung rất nhanh nhờ kinh nghiệm và bối cảnh.
Chữ viết: Là phương tiện mã hóa ngôn ngữ. Nhờ có chữ viết mà chúng ta lưu giữ được kiến thức
và kinh nghiệm. Quá trình hiểu bài đọc là hiểu chữ viết. Bất cứ khi nào đọc chúng ta đều sử dụng
kiến thức hiện có để lấp lỗ hổng và suy luận nghĩa.
Tầm quan trọng của việc học đọc: Học đọc là một phần quan trọng trong kinh nghiệm giáo dục,
khuyến khích phát triển nhận thức, giúp trẻ phát triển suy nghĩ không liên quan (suy nghĩ không phụ
thuộc vào bối cảnh trực tiếp, lập luận logic trừu tượng) và trí tưởng tượng.
7.6.6 RỐI LOẠN NGÔN NGỮ:
1. Nói lắp
2. Chậm nói
3. Trẻ câm điếc
4. Rối loạn đọc

102
CÂU HỎI
1. Tập tính là gì? Cơ sở giải phẫu và cơ sở sinh lý của tập tính? Tập tính được hoàn thiện trong quá
trình phát triển cá thể và qua kinh nghiệm như thế nào?
2. Cảm xúc là gì? Cơ sở giải phẫu và cơ chế sinh lý của cảm xúc? Có các loại cảm xúc nào? Chức
năng cảm xúc? Kể một số rối loạn cảm xúc? Theo anh (chị) thì làm thế nào để phòng ngừa trầm
cảm?
3. Chú ý là gì? Phân biệt các dạng chú ý? Cho ví dụ về tác dụng của chú ý, vận dụng trong việc điều
khiển hành vi cá nhân theo hướng tích cực? Cơ chế thần kinh của phản xạ định hướng?
4. Học tập là gì? Có các loại hình thức học tập nào? Cho ví dụ của mỗi loại. Có các loại rối loạn học
tập nào? Nguyên nhân? ảnh hưởng của rối loạn học tập đến đời sống con người như thế nào?
5. Trình bày vai trò của trí nhớ đối với hoạt động tâm lý?. Cơ sở sinh lý thần kinh của trí nhớ? chức
năng của vùng lưu giữ nhớ? Kể một số rối loạn trí nhớ thường gặp? Theo anh (chị) làm thế nào để
tăng cường trí nhớ ?
6. Ngôn ngữ là gì? Vai trò của ngôn ngữ? Cơ sở sinh lý của ngôn ngữ? Trong đàm phán, thương
lượng với khách hàng, theo anh chị làm thế nào để thành công?
TÓM TẮT

- Tập tính là sự trả lời lại những biến đổi của môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
v.v... và những biến đổi môi trường bên trong của con người và động vật, là sự phản ứng lại các tác
nhân sinh học của động vật. Tập tính có cơ sở là các hoạt động của cơ, cảm giác, hệ thần kinh và
hệ nội tiết, được hoàn thiện qua quá trình phát triển các thể, qua tích lũy kinh nghiệm. Vận dụng để
xây dựng tập tính tốt, loại bỏ các tập tính có hại để thích nghi và tồn tại.
- Cảm xúc là một quá trình hoạt động tâm thần biểu hiện thái độ con người đối với các kích thích bên
ngoài cũng như bên trong cơ thể, là thái độ của con người đối với sự diễn biến của thực tế, của môi
trường sống. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc cao, cảm xúc thấp, cảm xúc dương tính và âm tính,
ham thích và xung cảm. Cảm xúc có các chức năng: Chuẩn bị cho chúng ta hành động; Định dạng
hành vi; Giúp chúng ta điều tiết sự tương tác xã hội. Các rối loạn cảm xúc thường gặp như giảm
hoặc mất cảm xúc, tăng cảm xúc, …
- Chú ý: Chú ý là sự định hướng tích cực của ý thức con người vào một số đối tượng hay hiện
tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài hay bên trong cơ thể, là cơ chế tổ chức hoạt động
tâm lý của con người. Có 3 loại chú ý: chú ý chủ định, chú ý sau chủ định và chú ý không chủ định.
Chú ý được xem như là một phản xạ định hướng - tìm tòi, có cơ chế thần kinh là vỏ não, thể lưới
thân não và đồi thị.
- Học tập: học là sự thành lập mối liên hệ bền vững trong não do quá trình tích lũy kinh nghiệm của
cá thể có liên quan với sự duy trì và hồi tưởng thông tin đã nhận được. Do dó, học luôn gắn liền với
trí nhớ các hình thức học từ đơn giản đến phức tạp liên quan đế trí tuệ, học gắn liền với nhớ. Có

103
các hình thức học: sự quen; học theo cách thành lập phản xạ có điều kiện; bằng thao tác hay sử
dụng công cụ; bằng cách thử và sai; học liên quan với trí tuệ. Để học tập có hiệu quả, cần nắm một
số quy luật như: Quy luật luyện tập; Quy luật hiệu quả; Quy luật về quan hệ giữa cấu trúc và chức
năng. Rối loạn học tập: bao gồm rối loạn về đọc, rối loạn tính toán, rối loạn diễn đạt bằng chữ viết,
rối loạn ngôn ngữ loại diễn đạt, hội chứng giảm chú ý- tăng động. Vận dụng trong đời sống.

- Trí nhớ: Trí nhớ là quá trình ghi nhớ, giữ gìn và nhớ lại trong ý thức tất cả các yếu tố của kinh
nghiệm đã qua. Vùng lưu giữ nhớ: Vùng hãi mã, Vùng đồi thị. Quá trình ghi nhớ: Nhớ là quá trình
sinh lý thần kinh có xung động diễn biến lại trên một mạch neuron. Mạch neuron này dẫn truyền
xung động phát sinh do tác dụng kích thích từ bên ngoài. Với lần đầu truyền xung động này thì
mạch đó là con đường mới hay còn gọi là con đường mòn dấu vết nhớ. Trí nhớ gồm có nhớ tức
thời, nhớ gần, nhớ xa. Các cách cải thiện trí nhớ : Kỹ thuật từ khóa, Mã hóa đặc trưng, Sắp xếp dữ
liệu, Sắp xếp các ghi chú.
- Ngôn ngữ: SV hiểu được tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều được não bộ xử lý giống nhau. Giao
tiếp ngôn ngữ không chỉ là thông qua lời nói mà còn là sự thể hiện nét nặt, điệu bộ, hành động, ký
hiệu, tín hiệu... Các vùng ngôn ngữ trên não bộ là Vùng Broca và Vùng Wernicke. Sự phát triển
ngôn ngữ ở người rõ nét nhất là ở trẻ em. Chuyện trò với nghệ thuật giao tiếp là sự phối hợp với
ngôn ngữ với giao tiếp không lời. Vận dụng trong đời sống hằng ngày, trong công việc. Học đọc là
một phần quan trọng trong kinh nghiệm giáo dục, khuyến khích phát triển nhận thức, giúp trẻ phát
triển suy nghĩ không liên quan và trí tưởng tượng. Ngôn ngữ có những rối loạn như: nói lắp, chậm
nói, trẻ bị câm điếc, rối loạn đọc.

----------------oOo---------------

104

You might also like