Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ BIỂN - LOGISTICS

TIỂU LUẬN
Hỗ trợ ra quyết định Logistics
Chủ đề :
Đề: 02

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Võ Thị Hồng Minh

Nhóm : 03

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thái Yên

Lớp : DH21QG

Mã sinh viên : 21030355

Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 20 tháng 5 năm 2024


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang Bìa………………………………………………………………………...........i

Mục lục…………………………………………………………………………..........ii

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. BI-Business Intelligence có lợi ích gì đối với các doanh nghiệp Logistics...........1

1.1. Business Intelligence hoạt động như thế nào?.................................................1

1.2. Vì sao Business Intelligence lại quan trọng đối với doanh nghiệp?..............2

1.3. Business Intelligence gồm những quy trình nào?...........................................3

1.4. Lợi ích của Business Intelligence......................................................................4

1.5. Nhu cầu quan trọng mà BI có thể đáp ứng.....................................................5

2. Lợi ích của việc sử dụng hệ DSS? Nêu các thành phần và cấu trúc của Hệ hỗ
trợ ra quyết định...........................................................................................................7

2.1.Các thành phần của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS)..............................8

2.2. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS)...........................9

Tài liệu tham khảo......................................................................................................11


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. BI-Business Intelligence có lợi ích gì đối với các doanh nghiệp Logistics

BI-Busuness Intelligence hay còn được gọi là Kinh doanh thông minh hay trí
tuệ doanh nghiệp. Chúng là cả hệ thống vận hành, bao hàm tất cả các kỹ năng, quy
trình, công nghệ và ứng dụng nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về
sự vật, sự việc, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn.
BI nắm giữ khả năng chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có ý nghĩa nhằm
phục vụ đúng quá trình phân tích kinh doanh. Các dữ liệu đó được chuyển đổi và thúc
đẩy doanh nghiệp hành động.
Một quan điểm khác còn cho thấy, BI vẽ ra bức tranh toàn cảnh của doanh
nghiệp. Từ đó, các nhà lãnh đạo sẽ thấy được những thành quả trong quá khứ và dự
đoán bước tiến mới trong tương lai của doanh nghiệp.
Tóm lại, dù nhìn nhận khái niệm này ở góc độ nào, chúng ta cũng dễ dàng nhận
thấy đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Do vậy, hệ
thống này còn được gọi với cái tên khác là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision
Support System- DSS).

1.1. Business Intelligence hoạt động như thế nào?

Về phương diện kỹ thuật, BI hoạt động theo 3 bước sau:


Bước 1: Dữ liệu thô được thu thập và trích xuất từ cơ sở dữ liệu của công ty. Dữ
liệu có thể thu thập ở phạm vi rộng hơn, trên nhiều hệ thống không đồng nhất.
Bước 2: Dữ liệu sẽ được xử lý an toàn và chuyển vào kho dữ liệu. Tại đây sẽ
hình thành các bảng dữ liệu liên kết và tạo ra các khối dữ liệu.
Bước 3: Sử dụng hệ thống BI, người dùng có thể truy vấn, truy cập dữ liệu, yêu
cầu xuất báo cáo đột xuất hoặc đưa ra bất kỳ phân tích nào khác để phục vụ cho việc
phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Vì sao Business Intelligence lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Business Intelligence mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích to lớn. BI
cho phép doanh nghiệp tiếp cận nguồn thông tin chính xác và cần thiết. Các nhà phân
tích có thể tận dụng BI để phân tích các xu hướng trong tương lai, hành vi mua hàng
hay vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa vào những thông tin phân
tích được, doanh nghiệp xây dựng các chiến lược phù hợp để giữ chân khách hàng,
hoạt động kinh doanh được trôi chảy và hiệu quả hơn.
Một số lí do khác khiến BI trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp:
*Hỗ trợ đo lường tạo chỉ số hiệu suất KPI (Key Performance Indicators) dựa
trên dữ liệu thu thập được.
 Theo dõi hiệu suất và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
 Trực quan hóa, nâng cao chất lượng dữ liệu từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc ra
quyết định.
 Dự đoán xu hướng thị trường và phát hiện các vấn đề kinh doanh cần giải
quyết.
Ngoài ra, Business Intelligence (BI) đóng vai trò quan trọng đối với doanh
nghiệp vì những lý do sau:
*Cải thiện hiệu quả hoạt động:
 BI giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ
đó đưa ra quyết định sáng suốt, hiệu quả hơn.
 BI giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng năng suất lao
động.
 BI giúp xác định các điểm yếu, rủi ro trong hoạt động kinh doanh để có biện
pháp khắc phục kịp thời.
*Tăng doanh thu và lợi nhuận:
 BI giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng, từ đó đưa ra sản phẩm, dịch
vụ phù hợp, thu hút khách hàng tiềm năng.
 BI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing, bán hàng, tăng hiệu quả
quảng cáo.
 BI giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá cả cạnh tranh, thu hút khách hàng.
 Nâng cao khả năng cạnh tranh:
 BI giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường, dự đoán hành vi khách
hàng, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
 BI giúp doanh nghiệp đánh giá đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.
 BI giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng
nhu cầu thị trường.
 Hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu:
 BI cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chính xác, cập nhật về thị trường,
khách hàng, hoạt động kinh doanh.
 BI giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, giảm thiểu rủi
ro.
 BI giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng thích ứng với môi trường kinh
doanh thay đổi.
*Tăng cường khả năng quản trị rủi ro:
 BI giúp doanh nghiệp xác định các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh.
 BI giúp doanh nghiệp đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
 BI giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra.
 BI còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:
 Nâng cao hiệu quả quản trị công ty.
 Cải thiện dịch vụ khách hàng.
 Tăng cường sự tuân thủ quy định.
 Nâng cao văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp

1.3. Business Intelligence gồm những quy trình nào?

BI là một thuật ngữ bao hàm các quy trình và phương pháp thu thập, lưu trữ,
phân tích dữ liệu từ các hoạt động kinh doanh để tối ưu hóa hiệu suất. Tất cả những
điều này kết hợp với nhau để tạo ra một cái nhìn toàn diện cho doanh nghiệp, giúp đưa
ra các quyết định tốt hơn. Trong vài năm qua, BI đã phát triển để bao gồm nhiều quy
trình và hoạt động hơn, giúp cải thiện hiệu suất. Các quy trình này bao gồm:
Khai thác dữ liệu (Data mining): Sử dụng cơ sở dữ liệu, số liệu thống kê và
máy học (Machine learning) để khám phá các xu hướng chung trong tập dữ liệu lớn.
Báo cáo (Reporting): Chia sẻ phân tích dữ liệu cho các bên liên quan đến người
ra quyết định cuối cùng.
Chỉ số hiệu suất và điểm chuẩn (Performance metrics and benchmarking):
So sánh dữ liệu hiệu suất hiện tại với dữ liệu quá khứ để theo dõi, đánh giá hiệu suất,
mục tiêu, thường sử dụng dashboard tùy chỉnh.
Phân tích mô tả (Descriptive analytics): Sử dụng phân tích dữ liệu sơ bộ được
phân tích và mô tả một cách chi tiết về sự thay đổi của dữ liệu.
Truy vấn (Querying): Những thắc mắc được phân tích trên tài liệu sẽ được BI
giải đáp cặn kẽ.
Phân tích thống kê (Statistical analysis): Lấy kết quả từ phân tích mô tả, BI sẽ
tìm thêm các dữ liệu liên quan bằng cách sử dụng thống kê, ví dụ như xu hướng này
đang xảy ra như thế nào và tại sao.
Trực quan hóa dữ liệu (Data visualization): Chuyển phân tích dữ liệu thành
các biểu đồ, đồ thị để người dùng dễ quan sát.
Phân tích trực quan (Visual analysis): Phân tích dữ liệu thông qua cách kể
chuyện bằng hình ảnh để truyền đạt thông tin chi tiết một cách nhanh chóng và theo
dõi luồng phân tích.
Chuẩn bị dữ liệu (Data preparation): Tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu, xác định
đơn vị đo lường để phục vụ cho phân tích dữ liệu.

1.4. Lợi ích của Business Intelligence

Khả năng hiển thị dữ liệu


Một nền tảng BI tốt cho phép hiển thị đầy đủ dữ liệu quan trọng mà doanh
nghiệp đang có. Không chỉ cho phép xem dữ liệu mà còn có cái nhìn chi tiết hơn về
dữ liệu, hiển thị dữ liệu theo thời gian thực về mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Với
cách hiển thị dữ liệu chi tiết, nhà lãnh đạo có thể thích ứng được với sự thay đổi của
doanh nghiệp.
Báo cáo chính xác
BI cho phép xem chính xác tất cả các chỉ số KPI tạo các báo cáo chính xác ở tất
cả các cấp. Sử dụng dữ liệu được trực quan hóa, nhà lãnh đạo có thể phân tích các
đường xu hướng, bao gồm dữ liệu quá khứ và một số phân tích dự đoán cho tương lai
của doanh nghiệp. BI cho phép xây dựng các chế độ xem cụ thể cho các bên chính có
liên quan để họ có thể xem dữ liệu quan trọng.
Hợp lý hóa các quy trình
BI giúp loại bỏ sự phức tạp liên quan đến các quy trình. Nó cũng tự động hóa việc
phân tích bằng cách đưa ra phân tích dự đoán, lập mô hình máy tính, đo điểm chuẩn
và các phương pháp luận khác.
Ra quyết định rõ ràng
BI giúp cho tính minh bạch của dữ liệu được nâng cao hơn và từ đó chất lượng của
việc ra quyết định sẽ được cải thiện. Ngay cả những người dùng không chuyên về kỹ
thuật hoặc không phải là nhà phân tích cũng có thể thu thập và xử lý dữ liệu một cách
nhanh chóng. Điều này góp phần mở rộng sức mạnh của phân tích đến với nhiều
người dùng hơn.

1.5. Nhu cầu quan trọng mà BI có thể đáp ứng

Trải qua hai mươi năm phát triển, ngày nay hệ thống BI đã dần trở nên hoàn
thiện và có khả năng đáp ứng bốn nhu cầu quan trọng mà người quản trị luôn mong
đợi, đó là:
Một số hệ thống BI của các hãng có thể chỉ tập trung giải quyết một hoặc một
số nhu cầu trên.
Data Warehouse – Khai thác dữ liệu tập trung
Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì việc mở rộng phạm vi trên nhiều tỉnh
thành, hay nhiều quốc gia là nhu cầu tất yếu. Song song với việc phát triển như thế, thì
ban quản trị cũng vấp phải nhiều khó khăn trong quản lý.
Dữ liệu của công ty, tập đoàn nằm rải rác ở nhiều nơi và dưới nhiều hình thức
khác nhau. Do đó, bất cứ nhu cầu truy vấn, phân tích hay so sánh giữa các vùng với
nhau đều tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Với Data Warehouse (Kho dữ liệu) của BI, những dữ liệu quan trọng nằm rải
rác nhiều nơi, dưới nhiều định dạng khác nhau của DN sẽ được trích xuất đều đặn và
được tập hợp lại theo một cấu trúc thống nhất. Qua đó những báo cáo từ chi tiết đến
tổng quát của toàn DN đều luôn đảm bảo được tính chính xác và kịp thời.
“Kho dữ liệu” đã được rất nhiều tập đoàn lớn nhìn nhận là một phần quan trọng
trên bước đường toàn cầu hóa của họ.
Analysis – Báo cáo phân tích cao cấp
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của quản trị doanh nghiệp là bị chìm ngập
trong một rừng dữ liệu. Sắp xếp quản lý cánh rừng đó đã là quá khó khăn nói chi đến
việc khai thác giá trị từ đó. Nhưng thực tế trong quá trình ra quyết định vẫn luôn đòi
hỏi những nhu cầu truy vấn phức tạp.
Hiện nay giải pháp báo cáo phân tích cao cấp của BI đã tương đối hoàn thiện
với những tính năng nổi bật như:
Đào sâu dữ liệu đến mức tối đa giúp giải quyết những yêu cầu phức tạp như
“cung cấp thông tin về doanh thu và số lượng mặt hàng bán được của 3 năm gần nhất,
theo tất cả các vùng, ứng với tất cả các nhóm sản phẩm và từng sản phẩm, và nhân
viên thực hiện giao dịch”.
Với dạng câu hỏi như trên người quản trị chỉ mất vài giây tương tác với hệ
thống OLAP là đã có được câu trả lời.
Khả năng tùy biến chiều thông tin song song với tính năng đào sâu dữ liệu là
khả năng tùy chỉnh thứ tự của các chiều thông tin.
Ví dụ cũng với những chiều thông tin như yêu cầu trên ta có góc nhìn khác như
“cung cấp thông tin về doanh thu và số lượng mặt hàng bán được, ứng với các nhân
viên bán hàng, của toàn bộ các vùng, trên tất cả các nhóm sản phẩm và từng sản
phẩm, trong 3 năm gần nhất”.
Monitoring – Giám sát và cảnh báo tự động
Để khẳng định tên tuổi của mình hơn nữa trên thị trường BI, các nhà cung cấp
giải pháp lớn liên tục đầu tư vào phần giao diện người dùng. Các khái niệm về
Dashboards – bảng điều khiển, Scorecards – bảng chỉ số… đã được áp dụng vào quản
lý DN.
Nhờ vào bảng điều khiển mà các chỉ số thể hiện tình trạng phát triển của công ty
(KPIs) luôn được tự động tổng hợp và cập nhật thường xuyên.
Ngoài chức năng cảnh báo tự động qua màu sắc, hình ảnh, hệ thống BI còn có
chức năng tự động gửi email thông báo đến người có thẩm quyền, giúp người quản lý
luôn có được thông tin về những gì đang xảy ra.
Planning and Forecasting – Dự báo và lên kế hoạch
Trong môi trường thực tế, để tổng hợp được một bảng kế hoạch cho quí tới,
năm tới hay phương hướng của công ty trong nhiều năm tới sẽ rất phức tạp. Hầu như
các bảng kế hoạch và dự báo của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nhận định chủ quan
của một số người có kinh nghiệm.
Tất cả những người quản lý chắc hẳn ai cũng muốn có được sự hỗ trợ đáng tin
cậy và mang tính khoa học nhằm giúp họ đưa ra được những dự báo vững chắc hơn.
Nắm bắt nhu cầu này, các tên tuổi hàng đầu về hệ thống BI đều hỗ trợ khá tốt khả
năng dự báo và lên kế hoạch.
Kết hợp với kinh nghiệm của người sử dụng, những bản kế hoạch cho tương lai
được tổng hợp khá nhanh và có độ chính xác cao.
Ngoài hai tính năng trên, hệ thống BI còn giúp cho người sử dụng khả năng
phân tích và mô phỏng. Chức năng này giúp cho người sử dụng có thể giả lập một số
biến cố, qua đó đánh giá được xu thế thay đổi của các chỉ số KPI mà họ quan tâm.

2. Lợi ích của việc sử dụng hệ DSS? Nêu các thành phần và cấu trúc của Hệ hỗ
trợ ra quyết định

Hệ hỗ trợ quyết định (DSS) là một chương trình vi tính được sử dụng để hỗ trợ
đưa ra các quyết định, phán đoán và chiều hướng hành động của một tổ chức hoặc một
doanh nghiệp. DSS sẽ sàng lọc và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, tổng hợp thông
tin một cách toàn diện mà có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề và trong quá
trình ra quyết định.
Thông tin thường được sử dụng bởi DSS gồm doanh thu mục tiêu, số liệu bán
hàng từ các khoảng thời gian khác nhau và dữ liệu kiểm kê hoặc những hoạt động liên
quan khác.
Một DSS sẽ tập hợp và phân tích dữ liệu, tổng hợp nó để tạo ra các báo cáo
thông tin tổng quát. Theo cách này, là một ứng dụng thông tin, DSS khác với những
ứng dụng hoạt động thông thường chỉ có chức năng là thu thập dữ liệu.
DSS có thể được máy tính hóa hoàn toàn hoặc được điều khiển bởi con người.
Trong một số trường hợp, nó có thể kết hợp cả hai. Các hệ thống lí tưởng sẽ phân tích
thông tin và thực sự đưa ra quyết định cho người dùng. Ít nhất chúng cho phép người
dùng đưa ra quyết định sáng suốt hơn với tốc độ nhanh hơn.

2.1.Các thành phần của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS)

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoạt động dựa trên hệ thống phần mềm tương tác
và thu thập mọi thông tin có liên quan từ rất nhiều nguồn. Thành phần của hệ thống
thông tin hỗ trợ ra quyết định bao gồm:
*Cơ sở dữ liệu
Để có thể hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được những dự đoán, chiều hướng hành
động thì tất nhiên hệ thống của DSS sẽ bao gồm một cơ sở dữ liệu lớn chứa tất cả các
dữ liệu cần thiết. DSS hoạt động như một ngân hàng dữ liệu, các dữ liệu này được thu
thập từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thông thường, cơ sở dữ liệu được hình thành từ 2
nguồn đó là: Bên trong tổ chức (internal) và bên ngoài tổ chức (external).
Cơ sở dữ liệu có chức năng cung cấp các cấu trúc dữ liệu logic để người dùng
tương tác, quyết định trực tiếp đến thông tin đầu vào, đầu ra và tiến hành xử lý dữ
liệu. Đối với những doanh nghiệp có tiềm lực CNTT lớn, cơ sở dữ liệu DSS thường
được kết nối với kho dữ liệu - nơi chứa toàn bộ dữ liệu của tổ chức.
*Các phương pháp phân tích dữ liệu
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có thể được điều khiển thủ công bởi con người
hoặc sử dụng máy tính hỗ trợ. Trong một số trường hợp, DSS có thể kết hợp cả 2
phương pháp này lại với nhau để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đứng đắn nhất.
Nhìn chung về cơ bản, DSS sẽ được xem như một hệ thống phần mềm tương tác.
Các dữ liệu ở trong cơ sở dữ liệu sẽ được phân tích để sàng lọc thông tin, chẩn
đoán, trả lời cho câu hỏi “điều này xảy ra vì sao”. sau đó tổng hợp lại thành các thông
tin một cách toàn diện nhất để tăng độ chính xác, hỗ trợ hiệu quả trong việc đưa ra
quyết định cho doanh nghiệp, tổ chức.
*Các kỹ thuật lập kế hoạch
DSS với tư cách là một ứng dụng thông tin nhưng khác hoàn toàn với những
ứng dụng hoạt động thông thường khác chỉ có chức năng thu thập dữ liệu. Dữ liệu
được lưu trong cơ sở dữ liệu không chỉ được hệ thống phân tích, sàng lọc kỹ càng để
đánh giá cao độ chính xác mà còn được ứng dụng các kỹ thuật lập kế hoạch để nhằm
mục đích tạo ra các báo cáo thông tin tổng quan nhất. Các hệ thống lý tưởng sẽ phân
tích thông tin, lập kế hoạch để có thể đưa ra được cho người dùng những quyết định
sáng suốt với tốc độ nhanh chóng.
*Các phương pháp mô phỏng
DSS được xây dựng trên các phương pháp mô phỏng. Các phương pháp mô
phỏng là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào mục đích của DSS. Thông thường, các phương
pháp mô phỏng của DSS là tập hợp các mô hình ra quyết định như: mô hình toán học,
mô hình thống kê, phân tích, dự báo,...
Các phương pháp mô phỏng giúp người dùng dễ dàng hình dung hơn những
thông tin mà hệ thống đưa ra. Từ đó, ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Thành phần mô phỏng có trong hệ thống DSS mang lại rất nhiều lợi ích
thiết thực cho quá trình giải quyết các vấn đề và cho quá trình ra quyết định.

2.2. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS)

Hệ hỗ trợ ra quyết định sở hữu rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời nên được các
doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên sử dụng. Bên cạnh ưu điểm thì DSS cũng vẫn còn tồn
tại một số nhược điểm. Ưu, nhược điểm của hệ hỗ trợ quyết định như sau:
*Ưu điểm của hệ thống hỗ trợ quyết định
Tiết kiệm thời gian: Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống ra quyết định mà các vấn đề
được giải quyết nhanh chóng, các quyết định được đưa ra nhanh chóng, tăng tốc quá
trình ra quyết định.
Cải thiện giao tiếp: DSS ra đời giúp cải thiện giao tiếp giữa mọi người thông
qua các cuộc họp, các buổi động cần sử dụng não bộ nhiều.
Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng phương pháp và tổ chức dữ liệu cũ sẽ tốn rất
nhiều chi phí cho nguồn lực. DSS ra đời giúp tiết kiệm tối đa chi phí, chúng ta chỉ cần
lấy dữ liệu từ các cơ quan có liên quan, sau đó nhập dữ liệu đó vào phần mềm để cho
nó phân tích, hỗ trợ đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Hiệu quả, tính chính xác cao: Hệ thống DSS sử dụng dữ liệu vi tính hoá nên
rất ít khi có sai sót, máy tính tiến hành truy xuất dữ liệu mà chúng ta cung cấp chính
xác, cho hiệu quả rất cao.
Tự động hoá các quy trình: DSS bao gồm nhiều thành phần, vận hành theo một
quy trình nhất quán nên sẽ tự động hoá quy trình, chúng ta nhận được quyết định
nhanh chóng ngay khi lấy dữ liệu từ phần mềm máy tính.
*Hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định
Phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu nguồn: Khi phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu
nguồn thì khi bạn thực hiện sai hệ thống cũng không thể nào cho quyết định chính
xác. Máy tính phụ thuộc trực tiếp vào dữ liệu người dùng nhập vào, nếu người dùng
mắc lỗi cung cấp dữ liệu sai thì kết quả nhận lại được cũng sẽ sai.
Tạo tâm lý không thoải mái cho nhân viên: Doanh nghiệp sử dụng DSS có thể
gây ra sự sợ hãi và phản ứng dữ dội cho nhân viên, nhất là các nhân viên cấp thấp. Có
rất nhiều nhân viên chối bỏ, không thoải mái với hệ thống hỗ trợ ra quyết định này vì
nó có thể khiến họ mất vị trí hiện tại.
Tạo hiệu ứng không lường trước: Việc đưa ra quyết định từ dữ liệu truy xuất
trong máy tính sẽ tạo ra những vấn đề không lường trước được, điển hình như văn hoá
đổ lỗi. Nhiều nhân viên làm sai nhưng lại đổ lỗi cho máy tính.
Chi phí bằng tiền: Để sử dụng được hệ thống hỗ trợ quyết định doanh nghiệp,
tổ chức sẽ mất tiền. Việc sử dụng không hiệu quả, sai cách khiến những quyết định
đưa ra không chính xác sẽ phải trả chi phí bằng tiền.
Tài liệu tham khảo

1. thoibaotaichinhvietnam.vn
2. unica.vn
3. masimex.vn
4. IZISoulution

You might also like