Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

4. Trình bày về lực ma sát, lực căng dây, lực hướng tâm.

1. Lực ma sát

- Lực ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật và cản trở
chuyển động của vật. Độ lớn lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và độ
lớn của áp lực; không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ vật.

a. Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt là lực ma sát xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một
bề mặt, có hướng ngược với hướng của vận tốc, có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp
lực.

Fmst = μt.N

Trong đó:

+ μt là hệ số ma sát trượt

+ N là độ lớn phản lực (N)

- Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát
trượt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

b. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt mà vật lăn trên đó để
cản trở chuyển động lăn.

- Độ lớn của lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.

Fmsl = μl.N

Trong đó:

+ μl là hệ số ma sát lăn

+ N là độ lớn phản lực (N)


c. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt để giữ cho vật đứng
yên trên bề mặt đó khi vật bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.

- Lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.

Fmsn max = μn.N(μn > μt)

Trong đó:

+ μn là hệ số ma sát nghỉ

+ N là độ lớn phản lực (N)

2.Lực căng dây

Lực căng dây là một lực được tạo ra bởi một sợi dây, sợi cáp hay các vật thể
tương tự lên một hoặc nhiều vật khác. Bất cứ thứ gì khi được kéo, treo, trợ lực
hay đung đưa trên một sợi dây đều sinh ra lực này.

+ Ký hiệu và đơn vị: Được ký hiệu là T và đơn vị tính là Niutơn, ký hiệu là N.

Ví dụ về lực căng dây


 Khi ta phơi áo quần trên dây làm bằng cao su. Tại những điểm ( bất kì trên
dây) mà ta treo , dây sẽ có xu hướng hơi chùng xuống. Đó là do tính chất
của lực căng này
 Kéo vật bằng ròng rọc
 Chuyển động của con lắc đơn được treo vào một sợi dây không dãn.
 Ta có thể dùng cách buộc căng dây vào hai điểm cố định và cắt dây tại một
điểm bất kì sẽ thấy dây luôn bị kéo về 2 phía điểm cắt. Chứng tỏ lực xuất
hiện tại mọi điểm trên dây.
 Đă ̣c điểm của lực căng dây
 Phương : cùng phương với dây khi bi căng. ̣
 Chiề u : ngươ ̣c chiề u hơ ̣p lư ̣c của ngoa ̣i lư ̣c tác du ̣ng .
 Đô ̣ lớn: cùng đô ̣ lớn với đô ̣ lớn hơ ̣p lư ̣c của ngoa ̣i lư ̣c.

Bỏ qua khố i lươ ̣ng của dây và ma sát với ổ tru ̣c, lư ̣c có đô ̣ lớn như nhau ở các vi tri
̣ ́
trên dây.
Công thức tính lực căng dây
Công thức tính lực căng của dây sẽ tùy theo từng trường hợp mà sẽ có những công
thức khác nhau. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Khi sợi dây kéo rất căng sẽ thay đổi trọng lượng và gia tốc của vật,
và ảnh hưởng đến kết quả của lực căng dây thì có:

Công thức = gia tốc x khối lượng

Trường hợp 2: Yếu tố của gia tốc gây ra do trọng lượng, vật đang trong trạng thái
nghỉ thì trong hệ vẫn sẽ chịu lực này. Và khi đó lực căng dây sẽ được tính theo
công thức như sau:

T = (m.g) + (m.a)

Trong đó có:

 g là gia tốc do trọng lực của những vật trong hệ


 a là gia tốc riêng của vật
 T là lực căng dây

Trường hợp 3: Khi con lắc ở vị trí cân bằng, những lực tác dụng lên vật gồm trọng
lực lực căng dây. Theo định luật II Newton ta có:

T + P =m.a

Chiếu lên chiều dương ta chọn, ta có công thức là:

T – P = m.a => T = m(g + a)

Trường hợp 4: Con lắc đơn chuyển động tròn đều trên mặt phẳng nằm ngang,
những lực tác dụng lên vật bao gồm trọng lực, lực căng dây. Hợp lực của lực căng
dây là trọng lực là hướng tâm. Do vậy, để tìm được lực căng dây ta có thể sử dụng
những công thức như sau:

Áp dụng phương pháp hình học ta có:

Cosα = P/T => T = P/cosα

Áp dụng phương pháp chiếu: Đầu tiên phân tích lực căng dây thành 2 phần Tx, Ty
theo trục tọa độ xOy đã chọn. Theo định luật II Newton ta có:

Chiếu (1) lên trục tọa độ xOy ta có:

=P

= m.

⇒T=

3.Lực hướng tâm


 Lực hướng tâm là lực tác dụng lên một vật chuyển động theo quỹ đạo tròn,
hướng vào tâm của quỹ đạo đó. Nó giữ cho vật duy trì chuyển động tròn.

 Công thức


 Trong đó: Fht là lực hướng tâm (N)
 m là khối lượng của vật (kg)
 aht là gia tốc hướng tâm (m/s2)
 v là tốc độ dài của vật chuyển động tròn đều (m/s)
 r là bán kính quỹ đạo tròn (m)
 ω là tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều (rad/s)

5. Hệ quy chiếu phi quán tính là gì? Lấy ví dụ về hệ quy chiếu phi
quán tính. Biểu thức của lực quán tính.
 Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu trong đó có xuất
hiện gia tốc. Trong đó, các định luật quán tính không được
nghiệm đúng.
 Ví dụ về hệ quy chiếu phi quán tính:
1. Hệ quy chiếu trên tàu đang tăng tốc: Khi bạn ở trên một
chiếc tàu đang tăng tốc, bạn sẽ cảm nhận được một lực đẩy
ngược lại với hướng tăng tốc, mặc dù không có lực tác dụng nào
thực sự lên bạn từ phía sau. Trong trường hợp này, hệ quy chiếu
gắn với tàu là hệ quy chiếu phi quán tính.
2. Hệ quy chiếu quay: Nếu bạn ở trong một hệ quy chiếu
quay, như một vòng xoay công viên, bạn sẽ cảm thấy một lực ly
tâm đẩy bạn ra xa tâm của vòng xoay.
 Biểu thức của lực quán tính
Fqt=−m.a
độ lớn F = ma

Trong đó:

 Fqt: lực quán tính (N)


 m: khối lượng của vật
 a: gia tốc của hệ quy chiếu chuyển động (m/s2)

6. Định nghĩa, ý nghĩa của động lượng. Trình bày các định lý về động
lượng. Nội dung của định luật bảo toàn động lượng. Lấy ví dụ về định
luật bảo toàn động lượng.
1.Định Nghĩa và ý nghĩa
 Động lượng là đại lượng đặc trưng cho trạng thái chuyển động về mặt
động lực học. Độ biến thiên động lượng của một chất điểm trong
khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của lực tác dụng lên chất
điểm trong khoảng thời gian đó. Tổng động lượng của một hệ chất
điểm cô lập được bảo toàn.
 Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại
lượng được xác định bởi công thức:


 + Ý nghĩa của động lượng: nói lên mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của
một vật trong quá trình truyền tương tác cơ học. Do đó, động lượng đặc trưng
cho trạng thái động lực của vật.

2. Các định lý về động lượng.


• Định lý 1: Đạo hàm động lượng chất điểm theo thời gian bằng hợp
lực tác dụng lên chất điểm đó.
• Định lý 2: Độ biến thiên động lượng của một chất điểm trong một
khoảng thời gian nào đó có giá trị bằng xung lượng của lực (hay tổng
hợp lực) tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian đó.
3. Nội dung của định luật bảo toàn động lượng.
• Thiết lập:
- Phát biểu: Đạo hàm véc-tơ tổng động lượng của hệ theo thời gian
bằng tổng ngoại lực tác dụng lên hệ.
- Phát biểu: Tổng động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo
toàn.
• Định luật bảo toàn động lượng
- Phát biểu: Tổng động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo
toàn
- Nếu hình chiếu của F theo một phương nào đó bằng không thì động
lượng của hệ bảo toàn thêo phương đó:

 Định luật bảo toàn động lượng phát biểu rằng trong một hệ cô lập
(không có ngoại lực tác động), tổng động lượng của hệ đó được
bảo toàn. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:
1. Va chạm đàn hồi giữa hai bi: Khi hai bi va chạm với nhau mà
không mất năng lượng (đàn hồi hoàn toàn), tổng động lượng của
hệ trước và sau va chạm vẫn giữ nguyên.
• Giả sử bi A có khối lượng m₁ và vận tốc v₁ trước va chạm, bi B
có khối lượng m₂ và vận tốc v₂ trước va chạm.
• Sau va chạm, bi A có vận tốc v₁’ và bi B có vận tốc v₂’.
• Theo định luật bảo toàn động lượng:
m₁v₁ + m₂v₂ = m₁v₁’ + m₂v₂’.
2. Va chạm không đàn hồi giữa hai xe ô tô: Khi hai xe ô tô va chạm
và dính vào nhau (va chạm không đàn hồi), tổng động lượng trước
và sau va chạm vẫn được bảo toàn.
• Xe A có khối lượng m₁ và vận tốc v₁, xe B có khối lượng m₂ và
vận tốc v₂.
• Sau va chạm, cả hai xe dính vào nhau và có vận tốc chung v’.
• Theo định luật bảo toàn động lượng: m₁v₁ + m₂v₂ = (m₁ + m₂)v’.
3. Phản lực khi bắn súng: Khi một viên đạn được bắn ra từ một
khẩu súng, súng sẽ giật ngược lại.
• Giả sử viên đạn có khối lượng m₁ và vận tốc v₁, khẩu súng có
khối lượng m₂ và vận tốc v₂ (ngược chiều với v₁).
• Trước khi bắn, hệ thống súng và đạn đứng yên, nên tổng động
lượng là 0.
• Sau khi bắn, tổng động lượng vẫn phải bằng 0: m₁v₁ + m₂v₂ = 0,
hay m₂v₂ = -m₁v₁.
4. Phản ứng của tên lửa: Khi một tên lửa phóng ra nhiên liệu, động
lượng của khí đẩy ra và động lượng của tên lửa phải đối xứng.
• Tên lửa có khối lượng m₁ và vận tốc v₁, nhiên liệu có khối lượng
m₂ và vận tốc v₂ (ngược chiều với v₁).
• Theo định luật bảo toàn động lượng: m₁v₁ + m₂v₂ = 0,
hay m₁v₁ = -m₂v₂.
Những ví dụ này cho thấy rằng dù trong các quá trình khác nhau,
tổng động lượng của hệ luôn được bảo toàn nếu không có lực
ngoại vi tác động.

You might also like