cau-hoi-hay-mat-diem-trong-de-thi-vip1-02aef203-92f0-48f4-b9da-1dc565e90284

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TUYỂN TẬP CÂU HỎI HAY MẤT ĐIỂM

TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP


(Cháy hết mình cùng đại gia đình LOVEVIP2K6)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
B. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Ca(HCO3)2, thu được khi CO2.
C. Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.
D. Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm đều thu được muối và ancol.
B. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit hoặc kiềm luôn thu được glixerol.
C. Phản ứng giữa axit hữu cơ và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.

Câu 3: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinyl axetilen, isopren và butan. Số chất có khả năng
tham gia phản ứng cộng hidro (xúc tác Ni, đun nóng) là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?


A. Etyl propionat có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử.
B. Hợp chất C3H6O2 có 2 đồng phân este.
C. Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm -COO- trong phân tử là este.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:


(a) Kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch AgNO3 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Cho dung dịch CuSO4 loãng vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Số phát biểu không đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

1|TYHH
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.
B. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.
C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
D. Tinh bột là lương thực của con người.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Ala-Gly-Val không có phản ứng màu biure.
B. Phân tử alanin có 3 nguyên tử C.
C. Phân tử lysin có một nguyên tử N.
D. Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển màu xanh.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa.
B. Nước chứa nhiều Ca(HCO3)2 khi đun sôi sẽ xuất hiện kết tủa.
C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều khử nước dễ dàng, giải phóng H2.
D. Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Câu 9: Cho các dung dịch: axit axetic; etilen glicol; glixerol; glucozơ; saccarozơ; ancol etylic, anbumin
(trong lòng trắng trứng). Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Các amino axit đều tác dụng được với dung dịch HCl.
B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
C. Este HCOOCH=CH2 khi thủy phân sản phẩm tạo ra đều có khả năng tráng gương.
D. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu tím.

Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào đung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

2|TYHH
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.
B. Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
C. Các kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.
D. Không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi trong.

Câu 13: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy
khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Công thức phân tử của alanin là C3H7O2N.
B. Liên kết peptit được hình thành giữa 2 gốc α-amino axit.
C. Anilin tác dụng với dung dịch Br2 cho kết tủa màu trắng.
D. Dung dịch axit glutamic không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Dẫn 2a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH.
(b) Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.
(d) Cho 5a mol Mg vào dung dịch chứa 2a mol FeCl3.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Tơ nilon – 6,6 được điều chế từ hexametylen điamin và axit axetic.
C. PE và PVC là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

3|TYHH
Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng một miếng kim loại nhôm vào dung dịch CuSO4.
(b) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCI3.
(d) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho hỗn hợp Al, Al2O3 vào lượng dư dung dịch HCl.
Số thí nghiệm không thu được chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch KHCO3.
B. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch BaCl2.
C. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch MgSƠ4.
D. Cho thanh kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 19: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH; C6H5NH2; CH3COOH; H2NCH2COONa; ClH3N – CH2COOH. Số
chất trong dãy phản ứng với dung dịch HCl là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:


(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Các kim loại Na, K và Ba đều phản ứng mạnh với nước.
B. Độ dẫn điện của kim loại Cu lớn hơn Ag.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại Fe chủ yếu bị ăn mòn điện hoá học trong dung dịch CuSO4.

4|TYHH
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glyxin là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Tơ nilon-6,6 là polime thiên nhiên.
C. Triolein là chất rắn ở điều kiện thường.
D. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín.

Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư.
(e) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:


(a) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, metylamin, axit glutamic.
(d) Axit gluconic và axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH với tỉ lệ mol như nhau.
(e) Etylaxetat và glucozơ đều tác dụng với Na và tham gia phản ứng tráng bạc
(g) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải, may quần áo ấm.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

5|TYHH
Câu 25: Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+
quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước thành 4 loại:
Phân loại
Mềm Hơi cứng Cứng Rất cứng
nước
Độ cứng (mg
0 – 50 50 – 150 150 – 300 > 300
CaCO3/lít)
Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl- 0,0003M), người
ta có thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau
A. Độ cứng của nước là 400 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.
B. Độ cứng của nước là 152 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước cứng.
C. Độ cứng của nước là 40 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm.
D. Độ cứng của nước là 76 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

6|TYHH

You might also like