Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU


~~~~~~*~~~~~~

Bài báo cáo môn Lịch Sử


VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG CÔNG
CUỘC
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Học sinh thực hiện : Huỳnh Trí Dũng -STT 04
Nguyễn Minh Đạt -STT 06
Trần Anh Hào -STT 07
Đặng Trần Minh Phúc -STT 19
Đinh Lê Thanh Sơn -STT 22
Đinh Nguyên Thành -STT 24
Nguyễn Hoàng Vĩ -STT 32

Lớp : 11AV2

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Trung Hiếu

Đồng Tháp, 2024


MỤC LỤC

PHẦN 1. NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ BẢO VỆ TỔ QUỐC..............................1

1.1. Tổ chức chính trị của phụ nữ....................................................................................1

1.2. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945...................................................................1

1.3. Trong kháng chiến chống Mỹ..................................................................................2

PHẦN 2. NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC....4

2.1. Lĩnh vực Văn hoá – Giáo dục..................................................................................4

2.2. Lĩnh vực chính trị.....................................................................................................4

2.3. Lĩnh vực kinh tế.......................................................................................................5

2.4. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đóng góp....................................................6
2.4.1. Nhiệm vụ............................................................................................................................................................6
2.4.2. Đóng góp............................................................................................................................................................6

SLIDE THUYẾT TRÌNH..................................................................................................................6


1

PHẦN 1. NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ BẢO VỆ


TỔ QUỐC
1.1. Tổ chức chính trị của phụ nữ
Năm 1929, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An
liên hệ với chị Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhuận thành lập tổ Phụ nữ
giải phóng ở Vinh… Các tổ nhóm này vừa tham gia sinh hoạt vừa âm thầm tuyên truyền
hoạt động cách mạng.
Năm 1930, Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản, bên cạnh Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập
các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng.
Kế thừa sự thành lập của Hội phụ nữ giải phóng là một loạt những thay đổi, cải cách
nội bộ làm sao để phù hợp với yêu cầu của Cách mạng và sứ mạng của người phụ nữ, đóng
góp cho sự nghiệp chiến tranh vệ quốc.
Hội Phụ nữ Giải phóng (1930-1931); Hội Phụ nữ Dân chủ (1936-1939); Hội Phụ nữ
Phản đế (1939-1941); Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (1941-1945); Hội LHPN Việt Nam (từ 1946 -
nay).
Trong giai đoạn kháng chiến, các tổ chức này có một nhiệm vụ chung là (1) tuyên
truyền, vận động phụ nữ tham gia đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế; (2) chống áp bức của đế
quốc phong kiến.

1.2. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945


Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với nhân dân cả nước, hàng triệu phụ
nữ Việt Nam đã đứng lên đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên chính quyền dân chủ
nhân dân, tạo bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa phụ nữ Việt Nam
từ vị trí người nô lệ, làm thuê trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Dưới sự đô hộ của Tây, rất nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ và trong số đó người lãnh
đạo là phụ nữ rất nổi bật như: bà Trương Thị Mỹ tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính
quyền ở huyện Hoài Đức (Hà Đông); bà Hà Thị Quế cùng ban lãnh đạo Cách mạng tỉnh Bắc
Giang tiến hành khởi nghĩa và giành chính quyền ở phủ Lạng Thương; bà Trần Thị Nhường
lãnh đạo khởi nghĩa Sa Đéc; bà Ngô Thị Sâm chỉ đạo giành chính quyền huyện Cẩm Giàng
(Hải Dương),... ta có thể thấy nhờ sự dũng cảm của họ mà góp phần cho hòa bình ngày nay.
2

Ngoài ra còn những bà mẹ Việt Nam anh hùng, sẵn sàng tiếp tế lương thực cho bộ đội mà
không sợ trước kẻ thù, cũng có những bà mẹ bị tra tấn dã man nhưng vẫn “lì đòn” hỗ trợ
quân ta hết mình. Đó là phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam từ xưa giờ, họ cũng có
lòng dũng cảm, kiên trung như bao chiến sĩ khác trên mặt trận, họ là những hậu phương rất
vững chắc tiếp tế tinh thần cho chiến sĩ bảo vệ tổ quốc.
1.3. Trong kháng chiến chống Mỹ
Với truyền thống “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong suốt những năm kháng
chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước cùng với nam giới, phụ nữ Việt Nam đã có mặt trên tất
cả các mặt trận từ sản xuất đến chiến đấu, từ hậu phương đến tiền tuyến. Họ là những nữ
dân quân du kích đến các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ở bất cứ
lĩnh vực công tác nào, trên các mặt trận chiến đấu, họ đều vượt khó khăn hoàn thành nhiệm
vụ được giao và có những đóng góp đáng kể vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.
Để đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã tiến hành
cuộc chiến tranh nhân dân (toàn dân, toàn diện lâu dài). Cuộc chiến tranh nhân dân này đã
được phát triển lên đỉnh cao trên cả hai miền đất nước thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham
gia. Trong cuộc đọ sức quyết liệt này, nhân dân ta đã nêu cao khẩu hiệu: “Triệu người như
một, tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”… Trong số hàng triệu
người gia nhập lực lượng vũ trang, có hàng vạn phụ nữ đã tình nguyện nhập ngũ, sẵn sàng
đảm nhiệm nhiều vị trí công tác trong quân đội. Ở miền Bắc, phụ nữ thay thế các vị trí trong
cơ quan, đơn vị, nhà trường, nhà máy, xí nghiệp quốc phòng… để nam giới đi chiến đấu, chi
viện cho tuyền tuyến lớn và bảo vệ miền Bắc khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng
không quân và hải quân ra miền Bắc. Chiến tranh càng ác liệt số phụ nữ tham gia quân đội
càng đông.
Ở miền Nam, từ sau phong trào Đồng Khởi – phụ nữ tham gia Quân giải phóng miền
Nam ngày càng nhiều. Phụ nữ tham gia cả trong bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, không
chỉ phục vụ chiến đấu mà còn trực tiếp chiến đấu. Từ chỗ chỉ có vài đội nữ vũ trang tập
trung (năm 1964) đã lên đến hàng trăm đơn vị nữ vũ trang (năm 1968) thuộc các loại binh
chủng: bộ binh, pháo binh, công binh, đặc công, biệt động. Phụ nữ quân giải phóng miền
Nam là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.
Giai đoạn 1965 – 1968, hàng trăm đơn vị bộ đội địa phương nữ ra đời, phát triển. Các
đơn vị nữ bộ đội địa phương thường kết hợp nhiều nhiệm vụ: vũ trang tuyên truyền, đánh
phục kích, pháo kích, vận tải, bao vây bức hàng, bức rút phá ấp chiến lược… Số các đơn vị
nữ vũ trang tập trung ở quy mô tiểu đội, trung đội chủ yếu thuộc bộ đội địa phương tỉnh,
huyện như đại đội nữ (C5) Bến Cát tỉnh Bình Dương, đại đội nữ pháo binh Cà Mau…
Không chỉ các đơn vị nữ bộ binh, pháo binh tham gia chiến đấu, tất cả các chị em làm công
tác hành chính đảm bảo hậu cần thông tin, quân y…đều tham gia chiến đấu chống càn, bảo
vệ căn cứ khi cần thiết.
3

Nhiều nữ chiến sĩ vận tải, quân y đã chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ hàng hóa, vũ
khí, thương binh trên đường vận chuyển hoặc trong các cuộc càn quét, lấn chiếm của địch.
Các chiến sĩ biệt động trong các đô thị đã phát huy khả năng sáng tạo, thông minh, táo bạo
trong nhiều trận đánh vào các cơ quan đầu não của địch, gây cho chúng nhiều tổn thất về
người và của, làm cho chúng hoang mang, lo sợ, không ổn định về tinh thần ngay cả ở
những nơi bảo vệ nghiêm ngặt nhất… các bà, các chị đã làm tốt nhiệm vụ trinh sát, vận
chuyển vũ khí, thuốc nổ và trực tiếp tiếp cận, tiêu diệt mục tiêu.
Chiến tranh càng ác liệt phụ nữ tham gia quân đội ngày càng đông, làm nhiều ngành
nghề như quân y, quân nhu, thông tin… Hàng ngàn nữ thanh niên tham gia mở đường vận
tải chiến lược Hồ Chí Minh. Chị em đã nổ mìn phá đá, phá bom, sửa đường, làm đường cho
xe chở hàng ra tiền tuyến. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ – kẻ thù có tiềm lực
không chỉ về kinh tế, quân sự mà còn cả khoa học kỹ thuật tinh vi, hiện đại, phụ nữ quân đội
còn có mặt trong những đơn vị có yêu cầu kỹ thuật cao. Hàng trăm phụ nữ đã làm nhiệm vụ
trinh sát kỹ thuật trong lực lượng tình báo, thu thập được nhiều tin tức có giá trị phục vụ cho
công tác lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu.
Trong chiến đấu khi bị thương nhiều nữ chiến sĩ đã tìm cách khắc phục để tiếp tục
đánh địch, giữ vững trận địa. Bà Đoàn Thị Bé ở đại đội nữ Bến Cát, bị thương gãy cả hai
chân và cánh tay trái vẫn kẹp súng vào nách, tiếp tục chiến đấu, kiềm chế địch cho đồng đội
rút lui trong trận đánh ấp chiến lược Lò Than ngày 18/8/1968. Nhiều nữ chiến sĩ bị địch bắt,
giam cầm tra tấn đọa đầy kiên quyết không khai báo, khi ra tù lại tiếp tục hoạt động như nữ
tình báo Đinh Thị Vân, Lê Thị Nhiễm, Hoàng Thị Nghị, nữ biệt động Đoàn Thị Ánh Tuyết,
Trần Thị Mai…
Trong suốt những năm tháng cả nước tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thập
được giao trọng trách Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa II
và III (1956-1974). Trên cương vị là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thập cùng với tập thể
lãnh đạo đề ra những chủ trương chỉ đạo sáng tạo, phù hợp với tình
hình của đất nước, tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi
Bà Nguyễn Thị Thập
của phụ nữ thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất đất nước, có sức lan tỏa, lôi cuốn toàn thể phụ nữ từ thành (1908-1996)

thị đến nông thôn hăng hái tham gia.


Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ. Mẹ Thứ có 12 người con (11 trai và 1 gái) thì 9 con trai
hy sinh. Suốt 30 năm, Mẹ cần mẫn cùng các con đào hầm trong vườn để nuôi giấu chiến sĩ
cách mạng hoạt động bí mật ngay trong lòng địch. Bao đêm dài Mẹ thao thức canh chừng
nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu
vườn nhà. Mẹ luôn để ngọn đèn sáng bên bàn thờ làm ám hiệu an toàn cho cán bộ, du kích
đi về hoạt động.
4

PHẦN 2. NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC


XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
2.1. Lĩnh vực Văn hoá – Giáo dục
Gần 80% CBNGNLĐ toàn ngành giáo dục là nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động.
Chị em có mặt ở mọi lĩnh vực, từ quản lý đến giảng dạy và hành chính. Chứng minh rằng
phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói
chung; họ là những người góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, giữ
vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.Nữ CBNGNLĐ
tham gia vào phong trào "Giỏi việc trường – Đảm việc nhà" đã vượt qua mọi thách thức và
phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Họ đã trở thành những tấm gương
tiêu biểu, góp phần không nhỏ vào việc phát triển và nâng cao
Bên cạnh việc tốt ở trường, nữ CBNGLĐ trong ngành giáo dục cũng đảm đang trong
công việc gia đình.Với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, năng lực sư phạm, tâm lý và khả
năng vận dụng hiểu biết để tổ chức tốt cuộc sống gia đình.Các chị đã và vẫn làm tốt vai trò
là "người thầy đầu tiên" của các con; tổ chức cuộc sống hạnh phúc của gia đình, chăm lo
cuộc sống gia đình, nuôi dưỡng bố mẹ, dạy các con chăm ngoan, học giỏi và hiếu thảo. Mặc
dù vẫn còn một số Nhiều gia đình nữ nhà giáo chung sống hạnh phúc, yêu thương và tôn
trọng nhau.
2.2. Lĩnh vực chính trị
Người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị của
đất nước. Vai trò này ngày càng được khẳng định qua những giai đoạn lịch sử và trong xã
hội hiện đại.
Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lâu đời tham gia vào các hoạt động chính trị, từ
phong trào chống giặc ngoại xâm đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ đã đóng
góp sức mình vào các cuộc khởi nghĩa, binh biến, đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất
nước.
Lãnh đạo tài ba: Lịch sử ghi nhận nhiều nữ anh hùng, lãnh đạo tài ba như Hai Bà
Trưng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, v.v. Họ đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nghị lực phi thường: Phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện nghị lực phi thường, vượt qua
mọi khó khăn, thử thách để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Họ là những người
vợ, người mẹ, người chị vững vàng nơi hậu phương, đồng thời là những chiến sĩ gan dạ trên
mặt trận.
Số lượng đại biểu nữ: Số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội và các hội đồng nhân dân
các cấp ngày càng tăng. Hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt 30%, cao hơn mức bình
quân chung của thế giới.
Nữ lãnh đạo: Nhiều phụ nữ Việt Nam đang giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong
hệ thống chính trị, như Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, v.v.
5

Đóng góp thiết thực: Phụ nữ Việt Nam đang tham gia tích cực vào các hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, điều hành đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội.
Một số ví dụ điển hình về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực chính trị:
 Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị): Hai vị nữ anh hùng lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Hán vào thế kỷ 1 sau Công nguyên.
 Võ Thị Sáu: Liệt sĩ cách mạng, được mệnh danh là "Anh hùng Kim Đồng" trong
phong trào chống Pháp.
 Nguyễn Thị Minh Khai: Bí thư Thành ủy Sài Gòn đầu tiên, đóng vai trò quan
trọng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
2.3. Lĩnh vực kinh tế
Từ sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên CNXH, phụ nữ Việt
Nam đã cùng chung sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung xây dựng đất nước. Vào
thời kỳ này, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào thi đua “Người phụ nữ
mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với bốn nội dung: Thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm,
chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước; sẵn sàng phục vụ chiến đấu và chiến đấu tốt,
động viên con, em đi chiến đấu, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; tổ chức tốt
cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo 5 điều Bác Hồ dạy; đoàn kết, tương trợ, học tập, giúp
đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Hàng triệu phụ nữ đã đạt danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”.
Hiện nay, phụ nữ chiếm trên 50% lực lượng lao động toàn xã hội; trong sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp là 49,95%; công nghiệp, xây dựng là 36,69%; thương mại, du lịch
là 53,98%; trong các doanh nghiệp là 42,98% (25% nữ chủ doanh nghiệp); giáo dục - đào
tạo là 69%; y tế là 57,42%.
Một trong những biểu hiện tiêu biểu đó là Bà Trần Thị Chanh- Giám đốc Công ty
TNHH xây dựng thủy điện Cà Đú, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi. Các ngành điện lẽ ra
dành cho giới nam, nhưng công việc này lại được một người phụ nữ chưa học về ngành điện
ngày nào quản lý điều hành. Xét thấy Sài Gòn thiếu trầm trọng, giá thành cao nên sản xuất
không có lãi. Bà bàn tính với gia đình chuyển nghề này ra miền Trung, chủ yếu là về quê, vì
nghề này ở quê mình còn sơ khai. Hơn nữa ở Trà Bồng có thủy điện Cà Đú hình thành
nhưng chưa khai thác hiệu quả .Năm 2002, bà Trần Thị Chanh bỏ lại sau lưng đất Sài thành
hoa lệ để lặn lội tìm đến rừng núi hoang sơ có công trình thủy điện Cà Đú và thuê hẳn công
trình này để sản xuất đất đèn- bà Chanh bộc bạch. Công trình thủy điện Cà Đú được xây
dựng từ năm 2000 do Sở Công nghiệp làm chủ đầu tư. Đây là công trình thủy điện đầu tiên
của tỉnh Quảng Ngãi. Từ một người không biết gì về làm điện nay nữ giám đốc Trần Thị
Chanh rành rọt về thủy điện. Nữ giám đốc này không chỉ giữ vai trò của một quản lý mà còn
là người rất am hiểu về kỹ thuật máy móc.
2.4. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đóng góp
6

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Vietnam Women’s Union, viết tắt: VWU) là một tổ
chức chính trị, xã hội của phụ nữ Việt Nam, mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển
của phụ nữ.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ
Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Đây là một tổ chức phụ nữ cấp
quốc gia có quy mô lớn so với trên thế giới.
Trụ sở Trung ương Hội đặt tại số 39 phố Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
2.4.1. Nhiệm vụ
Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức,
lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát
triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình
độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;
Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em;
Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và
thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
2.4.2. Đóng góp
Hội đã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ
bình đẳng và tổ chức các hoạt động gắn với tính chất ngành nghề của phụ nữ để đấu tranh
đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ như: hội Ái hữu, hội Truyền bá quốc ngữ.
Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham
gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường
chiến tranh.
1941–1945: Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia
nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng.
Phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Từ 1976 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lớn mạnh không ngừng, là tổ chức
chính trị – xã hội nòng cốt, đóng góp to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng
thời, Hội đã đạt được những bước tiến dài trên con đường tạo lập vị thế bình đẳng cho phụ
nữ Việt Nam.
SLIDE THUYẾT TRÌNH

You might also like