Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

“Chín nă m là m mộ t Điện Biên, Nên và nh hoa đỏ nên thiên sử và ng”

Trong cuốn “Chân dung và đối thoại”, Trần Đăng Khoa có viết:”Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng
hơn, ông là nhà thơ lẫng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một.
Trước sau đều nhất quán..”. Nhận xét ấy thật chính xác khi nói về Tố Hữu-lá cờ đâu của thơ ca cách
mạng Việt Nam hiện đại, tạo dấu ấn với người đọc bởi chất chữ tình chính trị và đậm chất truyền
thống.”Việt Bắc” là một trong nhất bài thơ hay nhất của đời thơ Tố Hữu, đông thời cũng là một đỉnh cao
của thơ kháng chiến chống Pháp. Thi phẩm không chỉ là khúc tình ca mà con là khúc hùng ca về cách
mạng, một cuốn sử bằng thơ ghi lại chặng đường lịch sử kháng chiến gian khổ với niêm tự hào về sức
mạnh của nhân dân. Với đoạn thơ sau, Tố Hữu đã khắc họa bức tranh tứ binh của VB với mùa XHTĐ.

(Ta đến với 10 câu thơ viết về vẻ đẹp của bản tình ca hay còn được gọi là bộ tranh tứ bình trong tác
phẩm hay một bộ tranh đc viết thơ)

(thơ)

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, hiệp định Giow ne vơ vê Đông Dương được kí kết, hòa binh
được lập lại Miền Bắc được giải phóng và xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10.1954, những người kháng
chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, trung ương Đảng va Chính phủ rời chiến khu Việc Bắc về lại
thủ đô, nhân sự kiện có tính lịch sử ấy Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Với lối đối đáp giao duyên quen
thuộc trong ca dao dân ca giữa hai nhân vật trữ tình qua cặp đại từ mình ta. Tố Hữu đã khéo léo thay nội
dung tình yêu đôi lứa thành chuyện ân tình cách mạng sây sắc bằng thể thơ lục bắt đậm đà tính dân tộc.
Đoạn trích Việt Bắc thuộc phần đầu của bài thơ Việt Bắc in trong tập thơ cùng tên tái hiện những kỉ niệm
về cách mạng và kháng chiến.

Hai câu thơ mở đầu mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Đó là cảm xúc nhớ nhung không nguôi về
VB.

(Hai câu đầu)

Mở đầu đoạn thơ lại là cặp đại từ xưng hô “mình ta”. Cặp đại từ xưng hô ở đây dường như nhà thơ có
ẩn ý mình là ta ta cũng có thể là mình cặp đại từ nhân xưng này có khả năng bao quát hết các cặp đại từ
khác nào là tràng-nàng,anh-em,ta-nàng,mình-ta.Ở đây ta có thể hiểu đó có thể là anh em là hai người
dang yêu nhau hay xa hơn là một mối quan hệ trù tượng giữa con người với núi rừng việc bắc. chỉ là một
cặp đại từ nhân xưng thôi vậy mà nói đến nhiều khía cạnh khác nhau, tố hữu quả là một người biết vận
dụng văn thơ truyền thống dân tộc Cảm hứng chính trị xuyên xuốt cả bài thơ.. việc bắc là sự kết tinh…
nói hộ tấm lòng nhân dân với người con cách mạng …. Biết bao nhiêu thế hệ bạn đọc đọc vb nhưng rõ
ràng chúng ta ko sống trong thời đại kháng chiến vậy mà đọc những odngf thơ tố hữu vậy mà ta thấu
hiểu, thấu cảm. Câu hỏi tu từ “Ta về mình có nhớ ta” được gieo vào lòng của nhân dân dường như muốn
hỏi xem khi cán bộ ra về thì nhân nhân có nhớ không. Câu hỏi tu từ “ta về mình có nhớ ta” kết hợp với
điệp từ “nhớ” và và phép điệp”ta về ta nhớ những hoa cùng người” vừa là lời thoại nhằm muốn hỏi xem
khi cán bộ ra về thì liệu nhân dân có còn nhớ không vừa là cái cớ để người ta bày tỏ cảm xúc của mình.
Cảnh vật và con người VB, cái gì cũng đáng yêu, đáng nhớ nhưng nhớ nhaatst là “hoa cùng ngươi”.”nhớ
những hoa cùng người” là cụm từ chỉ sự gắn bó trong nổi nhớ.Hoa và người không thể tách rời trong
bức tranh VB.Nhớ “hoa” là nhớ cái tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên VB. Hòa vào thiên nhiên ấy là
“người” chỉ những người dân VB bình dị, thủy chung. Chỉ với hai câu thơ thôi mà đã khẳng định rõ nét
nổi niềm bâng khuâng, da diết cứ tuôn chảy khắp thiên nhiên núi rừng, con người chiến khu.

Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng, đường nét và màu sắc tươi tắn. Cảnh và người hòa quyện vào nhau gợi ra
những rung động trước khung cảnh mênh mông, hùng vĩ của núi rừng VB. Bức tranh mua đông hiện lên
đã mở ra cảnh thiên nhiên núi rừng đầy sức sống.

(2 câu)

Ta tự hỏi rằng tại sao mùa đầu tiên của bộ tranh lại là mùa đông.Chính là do những ngày tháng đầu tiên
mà cán bộ đặt chân lên vb, người cán bộ sẽ khong tránh khỏi tráng trường bởi vậy là một người chiến sĩ
làm thơ ông viết về bức tranh mùa đông đẹp như vậy là để an ủi động viên tinh thần của người chiến sĩ
cách mạng lần đầu tiên đặt chân lên vb chiến đấu, đó là cái tài của tố hưu đó là màu xanh va đỏ đó là
nóng va lạnh nổi bậc của thiên nhiên VB. Đó là lý do tại sao bức tranh đầu tiên ở đây không phải là xuân
hạ thu đông mà là đông xuân hạ thu. Mùa đông rừng biếc xanh đột ngột, đây đó bừng lên một màu đỏ
tươi rói của hoa chuối rừng như những bó đuốc thắp lên ánh sáng rực rỡ, góp phần làm xua đi cái lạnh
lẽo của núi rừng, việc sử dụng màu đỏ gam màu nóng đã xua đi gam màu lạnh lẽo của rừng xanh đã góp
phân làm cho vẻ đẹp ấm áp và rực rỡ hơn. Con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy
sản xuất lương thực cung cấp cho kháng chiến xuất hiện trong tư thế vững chải, tự tin làm chủ núi rừng,
làm chủ lao động “đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa
mang ngôn ngử của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người lao động bình dị, khỏe khoắn đã trở thành linh
hồn của bức tranh mùa đông VB.

Bức tranh mùa xuân lan tỏa và bừng sáng một sức sống hoang dại và mãnh liệt của hoa mơ.

(thơ)

Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là “hoa nở trắng rừng”. không chỉ là tính từ chỉ màu sắc tinh khiết mà
“trắng” ở đây cũng là động từ chỉ sự lan tỏa khắp nơi. Cái màu trắng dìu dịu phủ lên cả cánh rừng làm
bừng sáng bức tranh phong cảnh. Động từ “nở” nằm giữa câu làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề
nhựa sống. nở trắng cả thời gian “ngày xuân”nở trắng cả một không gian “trắng rừng”. Trong câu thơ tác
giả đã dùng hiệp vần “ơ” (mơ-nở) và “ưng”(rừng-từng) để thể hiện cảm nhận tinh tế âm thanh của rừng
mơ đồng loạt nở hoa. Như vậy là màu trắng dường như lấn át tất cả màu xanh của lá và làm bừng sáng
cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng bâng khuâng, dịu mát của hoa mơ. Dưới bóng hoa mơ dịu mát, thấp
thoáng đâu đó là hình ảnh con người lao động xuất hiện với công việc thầm lặng đan nón “chuốt từng sợ
giang”. Không cần phải sa hoa, ăn diện, con người vb đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày, đó
là công việc đan nón bằng thủ công, một nghề truyền thống của VB. Qua đó ta thấy được phầm chất của
con người lao động cần cù khéo léo tài hoa nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phần chất tàn tảo
của con người vb tạo nên nét đáng yêu của con người làm chủ nơi đây.

Bức tranh mùa hạ VB óng vàng tựa như một bức tranh sơn mài vừa đậm chất cổ điển vừa mang những
đường nét hiện đại.

(thơ)

Hè đến “ve kêu rừng phách đổ vàng”. Bức tranh thứ ba đã xuất hiện âm thanh đặc trưng của mua hạ đó
chính là tiếng nhạc của ve sôi động rộn rã. Hoa phách là đặc tring của mùa hè vb. Động từ “đổ” dùng để
chỉ hiện tượng đổi màu sắc đột ngột, nhanh chóng có sức lan tỏa. những ngày cuối xuân, cả rừng phách
còn là màu xanh bạt ngàn, những nụ hoa còn náu kín trong kẽ lá, khi bản đàn ve vừa dạo khúc đầu tiên
của mùa he thì những nụ hoa nhất tề đồng loạt trổ bông, cả rừng phách lai láng sắc vàng. Vẻ đẹp rộn
ràng, thi vị của bức tranh mùa hạ vb óng vàng tựa như một bức tranh sơn mai vừa đậm chất cổ điển vừa
mang những đường nét hiện đại. Cách gọi triều mến “cô em giá hái măng một mình”, con người xuất
hiện trong tư thế hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp, đang làm chủ lao động, làm chủ tự do với một vẻ
chịu thương chịu khó. Hai chữ “một mình” mà vẫn không gợi lên cái cô đơn, hắt hiu bởi cô đang là bạn
với thiên nhiên tươi đẹp, đang làm chủ lao động, làm chủ tự do. Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp
chịu thương chịu khó của cô gái. Đằng sau đó ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.
Ba chữ “măng một mình” đi liền với nhau đã làm cho Giọng thơ trở nên da diết bâng khuâng, ẩn chứa
biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.

Bức tranh tranh mùa thu ở núi rừng vb đậm chất cổ điển phương đông mang âm điệu đường thi.

(thơ)

Khác với ba bức tranh trên, bức tranh thu là cảnh ban đêm khi vầng trăng tỏa sáng trong rừng thu. Ánh
trăng đem đến vẻ đẹp cho nhân dân việt bắc vừa là biểu tượng khát vọng hòa bình và cũng là vẻ đẹp của
ánh trăng rừng núi. Có lẽ VB đẹp nhất khó quên nhất trong lòng người ra đi đó là hình ảnh khó quên
ánh trăng của những con người nơi đây. Từ “rọi” diễn tả được ánh trăng ngập cả không gian bao la-ánh
trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng vb. Âm thanh “tiếng
hát” đủ sức lất át cả tiếng bom đạn, Không gian thơ mộng trữ tình phù hợp cho việc xuất hiện tiếng hát
ân tình thủy chung tạo ra một vẻ đẹp thanh bình, hiền hòa, lãng mạn. Đại từ phiếm chỉ ai không xác định
là mình hay ta chỉ biết người cất lên tiếng hát ân tình thủy chung ấy phải là một người thủy chung ân
tình. Con người trong khúc hát giao duyên, ân tình thủy chung sâu nặng, câu thơ đã khắc họa vẻ đẹp quý
báo thủy chung sâu sắc với cách mạng, tạc vào vạ long người ra đi. Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang vẻ đẹp
riêng trong vẻ đẹp chung đó là sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người
cùng làm cho nhau thêm đẹp, làm cho bức tranh thêm sinh động.

Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng tình cảm, mang phong vị ca dao, dân ca đậm hồn dân tộc. Cách
miêu tả giàu hình ảnh, sử dụng nhiều động từ và hình ảnh giàu tính biểu cảm. Phối màu sống động làm
nên bộ tranh tứ bình. Điệp từ “nhớ” biến hóa linh hoạt để lại trong lòng bao dư vị khó quên: nhớ ta – ta
nhớ những hoa cùng người; nhớ người đan nón – nhớ cô em gái – nhớ ai tiếng hát. Tất cả đã làm nên
một đoạn thơ giàu tính tạo hình về thiên nhiên và con người Việt Bắc, mở rộng hơn nữa, đó là tình yêu
quê hương đất nước sâu nặng trong tâm hồn của nhà thơ cách mạng – Tố Hữu

Bao trùm lên cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết. Nhạc điệu dịu dàng như khúc hát ru. Từ
“nhớ” được lặp lại nhiều lần, mỗi lần một sắc thái khác nhau và cấp độ tăng lên làm cụ thể hơn tấm lòng
lưu luyến của tác giả đối với chiến khu, với cảnh và người Việt Bắc. Cảnh và người đều đẹp, đều đáng
yêu.

(nhận xét)

Với một hành trình dài hơn 60 năm hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, trải qua bao sóng gió, Tố
Hữu đã để lại một di sản văn chương vô giá. Không chỉ đủ sức bay cao, bay xa, vượt qua cuộc chuyển
giao thế kỉ như nhà thơ Chế Lan Viên từng khẳng định, di sản thơ của Tố Hữu chắc chắn sẽ còn mãi cùng
nhân dân, đất nước mà Tố Hữu đã hết lòng gắn bó, yêu thương và trọn đời dâng hiến. Và bài thơ VB nói
riêng sẽ mãi mãi ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc về ân tình, sự gắn bó sâu nặng giữa quân
dân nơi đây. Đó là sức mạnh to lớn làm nên độc lập của nước ta bấy giờ.

You might also like