Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Trang 1/6 (Đề 136)

TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC CẦN THƠ ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2022 -2023
BỘ MÔN TOÁN Môn thi: XÁC SUẤT - THỐNG KÊ Y HỌC
Đối tượng dự thi: Y, YHCT, YHDP K36
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 136

Họ và tên sinh viên:.................................................................;MSSV:........................................

NỘI DUNG ĐỀ THI


Câu 1. Có hai người đến khám bệnh B. Gọi Ai là biến cố người thứ i mắc bệnh B (i =1,2)
Khi đó, A1.A2 là biến cố ……………………….
A. cả hai người đều mắc bệnh B. cả hai người đều không mắc bệnh
C. có một người không mắc bệnh D. có ít nhất một người không mắc bệnh
Câu 2. Khả năng xét nghiệm cho kết quả dương tính khi một người không mắc bệnh được gọi là
A. dương giả B. âm giả C. độ nhạy D. độ đặc hiệu
Câu 3. Khả năng một người mắc bệnh khi xét nghiệm có kết quả dương tính được gọi là
A. độ nhạy B. giá trị tiên đoán âm
C. giá trị tiên đoán dương D. độ đặc hiệu
Bài toán. Tại một khu công nghiệp C, công nhân nam chiếm tỉ lệ 60%, số còn lại là công nhân
nữ; tỉ lệ có tiêm phòng bệnh B đối với nam là 70%, đối với nữ là 80%.
Câu 4. Chọn ngẫu nhiên một công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất chọn được công nhân nữ là
A. 0,4 B. 0,6 C. 0,7 D. 0,8
Câu 5. Chọn ngẫu nhiên một công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất chọn được công nhân
có tiêm phòng là
A. 0,42 B. 0,7 C. 0,74 D. 0,88
Câu 6. Chọn ngẫu nhiên một công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất chọn được công nhân
nữ và có tiêm phòng là
A. 0,32 B. 0,42 C. 0,7 D. 0, 8
Câu 7. Chọn ngẫu nhiên một công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất chọn được công nhân
nam và không tiêm phòng là
A. 0,42 B. 0,18 C. 0,48 D. 0,32
Câu 8. Chọn ngẫu nhiên một công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất chọn được công nhân
nam biết rằng người đó có tiêm phòng là
A.  0,432 B.  0,567 C.  0,378 D.  0,648
Câu 9. Chọn ngẫu nhiên một công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất chọn được công nhân
nữ biết rằng người đó không tiêm phòng là
A.  0,432 B.  0,692 C.  0,731 D.  0,307
Câu 10. Chọn ngẫu nhiên 10 công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất trong đó có 2 công nhân
không tiêm phòng là
A.  0,067 B.  0,273 C.  0,006 D.  0,301

Cho biết :  (0, 2) = 0,079 ;  (0,524) = 0, 2 ;  (1) = 0,341 ;  (2) = 0, 477 ;  (4) = 0,5 ;
z0,9 = 1,282 ; z0,95 = 1,645 ; z0,975 = 1,96 ; z0,99 = 2,326 ; z0,995 = 2,576 ;
0,95
2(1)
= 3,841; 0,975
2(1)
= 5, 024 ; t019,95 = 1,729 ; t019,975 = 2,093

t06,95 = 1,943; t06,975 = 2,447; t08,95 = 1,86; t08,975 = 2,306; t09,95 = 1,833 ; t09,975 = 2,262
Trang 2/6 (Đề 136)

Câu 11. Chọn ngẫu nhiên 5 công nhân có tiêm phòng tại khu công nghiệp C. Xác suất trong đó
có ít nhất một công nhân nam là
A.  0,984 B.  0,114 C.  0,019 D.  0,099
Câu 12. Phải chọn tối thiểu bao nhiêu công nhân tại khu công nghiệp C để xác suất chọn được ít
nhất một công nhân không tiêm phòng lớn hơn hoặc bằng 99,9%
A. 16 người B. 20 người C. 23 người D. 25 người
Câu 13. Chọn ngẫu nhiên một nam và một nữ công nhân tại khu công nghiệp C. Xác suất để một
người có tiêm phòng là
A. 0,48 B. 0,38 C. 0,36 D. 0,24
Câu 14. Chọn ngẫu nhiên 100 công nhân tại khu công nghiệp C. Gọi X là số công nhân nam
trong số đó. Xác suất để số công nhân nam nhiều hơn số công nhân nữ là:
A.  0,893 B.  0,983 C.  0,972 D.  0,828
Câu 15. Chọn ngẫu nhiên 500 công nhân nam tại khu công nghiệp C. Hy vọng trung bình có bao
nhiêu người có tiêm phòng trong số đó?
A. 350 B. 380 C. 750 D. 650
Bài toán. Trọng lượng viên thuốc loại A là biến ngẫu nhiên X (mg) có phân phối chuẩn, với trọng
lượng trung bình 210 mg, độ lệch chuẩn 0,5 mg
Câu 16. Tỉ lệ viên thuốc loại A có trọng lượng từ 210 mg trở lên là
A. 0,25 B. 0,5 C. 0,75 D. 1
Câu 17. Tỉ lệ viên thuốc loại A có trọng lượng từ 209 mg đến 211 mg là
A. 0,398 B. 0,477 C. 0,954 D. 1
Câu 18. Tỉ lệ viên thuốc loại A có trọng lượng thấp hơn 209 mg là
A. 0,023 B. 0,477 C. 0,877 D. 0,977
Câu 19. Chọn ngẫu nhiên 12 viên thuốc loại A, xác suất có nhiều nhất một viên có trọng lượng
từ 210 mg trở lên là
A.  0,998 B.  0,997 C.  0,002 D.  0,003
Câu 20. Tìm x0 sao cho có 30% viên thuốc loại A có trọng lượng nhỏ hơn x0
A.  209,9 B.  209,95 C.  209,738 D.  209,869
Câu 21. Chọn mẫu gồm 100 viên thuốc loại A. Khi đó, phân phối của trung bình mẫu là
A. X ~ N (210;0, 252 ) B. X ~ N (210;0,052 ) C. X ~ B(210;0, 052 ) D. X ~ N (210;0,52 )
Câu 22. Các viên thuốc loại A được đóng thành vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Trọng lượng của vỉ thuốc
loại A là biến ngẫu nhiên Y có phân phối là
A. Y ~ N (2100 ; 0,5) B. Y ~ N (2100 ; 25) C. Y ~ N (2100 ; 2,5) D. Y ~ N (2100 ; 0,25)
Câu 23. Một vỉ thuốc loại A đạt tiêu chuẩn khi có trọng lượng từ 2095 mg đến 2105 mg. Xác
suất để 1 vỉ thuốc đạt tiêu chuẩn là
A. 0,682 B. 0,341 C. 0,447 D. 0,894
Câu 24. Chọn ngẫu nhiên 100 vỉ thuốc loại A để kiểm tra. Xác suất có 70 vỉ đạt tiêu chuẩn là
A.  0,03 B.  0,06 C.  0,007 D.  0,08

Cho biết :  (0, 2) = 0,079 ;  (0,524) = 0, 2 ;  (1) = 0,341 ;  (2) = 0, 477 ;  (4) = 0,5 ;
z0,9 = 1,282 ; z0,95 = 1,645 ; z0,975 = 1,96 ; z0,99 = 2,326 ; z0,995 = 2,576 ;
0,95
2(1)
= 3,841; 0,975
2(1)
= 5, 024 ; t019,95 = 1,729 ; t019,975 = 2,093

t06,95 = 1,943; t06,975 = 2,447; t08,95 = 1,86; t08,975 = 2,306; t09,95 = 1,833 ; t09,975 = 2,262
Trang 3/6 (Đề 136)

Câu 25. Chọn ngẫu nhiên 100 vỉ thuốc loại A để kiểm tra. Xác suất có trên 70 vỉ đạt tiêu chuẩn là
A.  0,999 B.  0,874 C.  0,394 D.  0,314
Bài toán. Khảo sát điểm thi (đã làm tròn điểm) môn M của 40 sinh viên, ta có kết quả như sau:

Điểm (X) 4 5 6 7 8 9 10
Số sinh viên 1 8 12 10 5 3 1

Câu 26. Giá trị trung vị và yếu vị của X


A. 6 và 6 B. 6,5 và 6 C. 6,1 và 6 D. 5,5 và 6
Câu 27. Giá trị phân vị mức 90% của X
A. 8 B. 8,9 C. 9 D. 9,9
Câu 28. Giá trị tứ phân vị của X
A. Q1 = 6,25; Q2 = 7,5; Q3 = 7,75 B. Q1 = 6; Q2 = 7; Q3 = 8,75
C. Q1 = 6; Q2 = 6; Q3 = 7 D. Q1 = 6; Q2 = 7; Q3 = 8
Câu 29. Giá trị của độ trải giữa RQ
A. 2,75 B. 2 C. 1,5 D. 1
Câu 30. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mẫu là
A. x = 6,575 ; s = 1,356 B. x = 7; s = 1,5
C. x = 7; s = 1 D. x = 6,757; s = 1,339
Câu 31. Hệ số biến thiên Cv
A.  0,206% B.  4,848% C.  20,62% D.  48,48%

Bài toán: Kiểm tra nồng độ hoạt chất X (đơn vị: mg) của 20 ống thuốc tiêm loại B lấy ngẫu nhiên
từ một lô thuốc, ta ghi lại được kết quả như sau:
0,85 0,87 1,05 0,98 0,92 0,88 1,15 1,03 0,90 0,96
1,02 0,85 0,93 0,87 0,91 1,10 0,84 0,98 1,15 1,10
Câu 32. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mẫu là
A. x1 = 0,967; s1  0,101 B. x1 = 1,541; s1  1,162
C. x1 = 0,926; s1  0, 221 D. x1 = 0,541; s1  0, 221
I/ Tìm khoảng tin cậy 95% cho nồng độ hoạt chất trung bình của ống thuốc tiêm loại B?
Câu 33. Bán kính ước lượng được tính bởi công thức sau
s s s 
A.  = t0,95
20
B.  = t0,975
19
C.  = z0,975 D.  = t0,975
19

n n n n
Câu 34. Giá trị của bán kính ước lượng
A.  0,128 B.  0,074 C.  0,052 D.  0,047
Câu 35. Khoảng tin cậy 95% cho nồng độ hoạt chất trung bình của ống thuốc tiêm loại B là:
A. (0,181; 1,041) B. (0,620; 1,140) C. (0,920; 1,014) D. (0,521; 1,410)

Cho biết :  (0, 2) = 0,079 ;  (0,524) = 0, 2 ;  (1) = 0,341 ;  (2) = 0, 477 ;  (4) = 0,5 ;
z0,9 = 1,282 ; z0,95 = 1,645 ; z0,975 = 1,96 ; z0,99 = 2,326 ; z0,995 = 2,576 ;
0,95
2(1)
= 3,841; 0,975
2(1)
= 5, 024 ; t019,95 = 1,729 ; t019,975 = 2,093

t06,95 = 1,943; t06,975 = 2,447; t08,95 = 1,86; t08,975 = 2,306; t09,95 = 1,833 ; t09,975 = 2,262
Trang 4/6 (Đề 136)

Câu 36. Nếu muốn bán kính ước lượng trên không quá 0,02mg với độ tin cậy 95% thì cần quan
sát bao nhiêu ống thuốc tiêm loại B?
A. 112 ống B. 98 ống C. 89 ống D. 84 ống
II/ Biết nồng độ hoạt chất của tiêu chuẩn của mỗi ống thuốc loại B là 1 mg. Với mức ý nghĩa 5%,
lô thuốc trên có đạt tiêu chuẩn hay không?

Câu 37. Đặt giả thuyết H0 và đối giả thuyết H như sau:
A. H 0 :  = 1; H :   1 B. H 0 :  = 1; H :   1
C. H 0 :  = 0,967; H :   0,967 D. H 0 :  = 1; H :   1
Câu 38. Giá trị tới hạn C bằng
A. 2,093 B. 1,645 C. 1,96 D. 1,729
Câu 39. Giá trị thực nghiệm
A.  −1,461 B.  −2,685 C.  −1,416 D.  −1,614
Câu 40. Kết luận
A. Chưa có cơ sở kết luận lô thuốc trên đạt tiêu chuẩn, mức sai lầm 5%
B. Lô thuốc trên chưa đạt tiêu chuẩn, mức sai lầm 5%
C. Có thể tạm kết luận lô thuốc trên đạt tiêu chuẩn
D. Chưa có cơ sở kết luận lô thuốc trên đạt tiêu chuẩn

Bài toán: Dùng thuốc A để điều trị bệnh B cho 10 người. Bảng sau đây ghi lại nhịp tim/phút của
10 người trước và sau khi dùng thuốc A. Kết quả như sau:

Trước (X) 65 74 83 85 70 77 65 68 72 81
Sau (Y) 74 70 70 75 76 68 74 80 70 87
Với mức ý nghĩa 5%, thuốc A có làm thay đổi nhịp tim hay không?

Câu 41. Đặt giả thuyết và đối giả thuyết (với D = X –Y)
A. H0: µD = 0 và H: µD < 0 B. H0: µX = µY và H: µX > µY

C. H0: µX = µY và H: µX < µY D. H0: µD = 0 và H: µD  0

Câu 42. Giá trị tới hạn C bằng


A. 2,262 B. 1,86 C. 2,306 D. 1,833
Câu 43. Giá trị thực nghiệm bằng
A.  −0,138 B.  0,183 C.  0,138 D.  −0,183
Câu 44. Kết luận
A. Thuốc A làm thay đổi nhịp tim mức sai lầm 5%
B. Thuốc A làm giảm nhịp tim mức sai lầm 5%
C. Thuốc A làm thay đổi nhịp tim
D. Chưa có cơ sở cho rằng thuốc A làm thay đổi nhịp tim

Cho biết :  (0, 2) = 0,079 ;  (0,524) = 0, 2 ;  (1) = 0,341 ;  (2) = 0, 477 ;  (4) = 0,5 ;
z0,9 = 1,282 ; z0,95 = 1,645 ; z0,975 = 1,96 ; z0,99 = 2,326 ; z0,995 = 2,576 ;
0,95
2(1)
= 3,841; 0,975
2(1)
= 5, 024 ; t019,95 = 1,729 ; t019,975 = 2,093

t06,95 = 1,943; t06,975 = 2,447; t08,95 = 1,86; t08,975 = 2,306; t09,95 = 1,833 ; t09,975 = 2,262
Trang 5/6 (Đề 136)

Bài toán. Quan sát ngẫu nhiên 180 trẻ em vùng A, thấy có 27 trẻ bị suy dinh dưỡng. Quan sát
150 trẻ em ở vùng B, thấy có 30 trẻ bị suy dinh dưỡng. Với mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ trẻ em bị suy
dinh dưỡng ở vùng A và vùng B có khác nhau không?
Câu 45. Đặt giả thuyết và đối giả thuyết H (với p1 và p2 lần lượt là tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng
vùng A và vùng B)
A. H 0 : p1 = p2 và H : p1  p2 B. H 0 : p1 = p2 và H : p1  p2
C. H 0 : 1 = 2 và H : 1  2 D. H 0 : p1 = p2 và H : p1  p2
Câu 46. Giá trị tới hạn C:
A. 1,645 B. 1,96 C. 2,326 D. 2,576
Câu 47. Các tỉ lệ trên hai mẫu có giá trị:
A. f1 = 0,15; f2 = 0,20; f0  0,172 B. f1 = 0,20; f2  0,015; f0  0,127
C. f1  0,15; f2  0,02; f0  0,175 D. f1 = 0,51; f2  0,20; f0  0,172
Câu 48. Giá trị thực nghiệm:
A.  1,358 B.  −1,198 C. 1,198 D.  −1,358
Câu 49. Kết luận
A. Chưa có cơ sở cho rằng tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở vùng A và vùng B là như nhau,
mức sai lầm 5%
B. Có thể cho rằng tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở vùng A và vùng B khác nhau, mức sai lầm 5%
C. Chưa có cơ sở cho rằng tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở vùng A và vùng B là như nhau
D. Chưa có cơ sở cho rằng tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở vùng A và vùng B khác nhau.

Bài toán. Một nghiên cứu về ảnh hưởng việc gia tăng liều dùng X (mg/kg) của một loại barbiturate trên
thời gian ngủ Y (giờ) ta có kết quả như sau :
X (mg/kg) 1 1 2 2 3 4 5 5
Y (giờ) 1 1,2 1,5 1,7 2 2,2 2,5 2,2

Câu 50. Phương trình hồi quy tuyến tính của Y theo X :
A. Y = 0,306 +0,905X B. Y = 0,905+ 0,306X
C. Y = 0,603X − 0,905 D. Y = 0,905 – 0,306X
Câu 51. Hệ số tương quan thực nghiệm:
A.  0,594 B.  0,954 C.  0,459 D.  0,992
Câu 52. Phương sai hồi quy:
A.  0,208 B.  0,082 C.  0,282 D.  0,029
Câu 53. Trên thực nghiệm, X và Y tương quan...........
A. chặt chẽ, thuận B. trung bình, thuận C. yếu, thuận D. chặt chẽ, nghịch
Câu 54. Công thức tính khoảng dự báo cho thời gian ngủ khi liều dùng là X0 với độ tin cậy 95%:
1 ( X 0 − X )2 1 ( X 0 − X )2
A. Y0  t 8
.S XY 1+ + B. Y0  t 7
.S XY 1+ +
n (n − 1) S X2 n (n − 1) S X2
0,975 0,975

Cho biết :  (0, 2) = 0,079 ;  (0,524) = 0, 2 ;  (1) = 0,341 ;  (2) = 0, 477 ;  (4) = 0,5 ;
z0,9 = 1,282 ; z0,95 = 1,645 ; z0,975 = 1,96 ; z0,99 = 2,326 ; z0,995 = 2,576 ;
0,95
2(1)
= 3,841; 0,975
2(1)
= 5, 024 ; t019,95 = 1,729 ; t019,975 = 2,093

t06,95 = 1,943; t06,975 = 2,447; t08,95 = 1,86; t08,975 = 2,306; t09,95 = 1,833 ; t09,975 = 2,262
Trang 6/6 (Đề 136)

1 ( X 0 − X )2 1 ( X 0 − X )2
C. Y0  t0,975
6
.S XY 1 + + D. Y0  t0,975
7
.S XY +
n (n − 1) S X2 n (n − 1) SY2
Câu 55. Khoảng dự báo cho thời gian ngủ với liều dùng 4 (mg/kg) với độ tin cậy 95% là:
A. (1,168;2,577) B. (6,181; 7,752)
C. (1,816; 2,775) D. (1,675; 2,583)
Bài toán: Một nghiên cứu bệnh –chứng tìm sự liên hệ giữa nhiễm Human papilloma Virus (HPV) và
ung thư cổ tử cung (CTC) kết quả bảng sau
Ung thư CTC (+) Ung thư CTC (-)
HPV (+) 20 10
HPV (-) 10 50
Với mức ý nghĩa 5%, nhiễm khuẩn HPV có phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung?
Câu 56. Đặt giả thuyết H0 và đối giả thuyết H
A. H0: Nhiễm khuẩn HPV không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
và H: Nhiễm khuẩn HPV là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
B. H0: Nhiễm khuẩn HPV luôn gây ung thư cổ tử cung
và H: Nhiễm khuẩn HPV không gây ung thư cổ tử cung
C. H0: Nhiễm khuẩn HPV và ung thư cổ tử cung phụ thuộc lẫn nhau
và H: Nhiễm khuẩn HPV và ung thư cổ tử cung độc lập với nhau
D. H0: Nhiễm khuẩn HPV và ung thư cổ tử cung tương quan với nhau
và H: Nhiễm khuẩn HPV và ung thư cổ tử cung không tương quan với nhau
Câu 57. Giá trị tới hạn
A.  5,024 B.  5,991 C.  7,378 D.  3,841
Câu 58. Công thức tính giá trị thực nghiệm
(n − nij' )
2
(n − nij' )
2

A.  =  B.  = 
2 ij 2 ij
'
i, j n ij i, j nij2
hi .c j hi .c j
C. nij = D. nij =
' '

n n2
Câu 59. Giá trị thực nghiệm
A.  25,2 B.  52,2 C.  22,5 D.  32,5
Câu 60. Kết luận
A. Nhiễm khuẩn HPV không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
B. Nhiễm khuẩn HPV là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung với mức sai lầm 5%
C. Chưa có cơ sở kết luận nhiễm khuẩn HPV là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
D. Nhiễm khuẩn HPV không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung với mức sai lầm 5%

---HẾT---

Cho biết :  (0, 2) = 0,079 ;  (0,524) = 0, 2 ;  (1) = 0,341 ;  (2) = 0, 477 ;  (4) = 0,5 ;
z0,9 = 1,282 ; z0,95 = 1,645 ; z0,975 = 1,96 ; z0,99 = 2,326 ; z0,995 = 2,576 ;
0,95
2(1)
= 3,841; 0,975
2(1)
= 5, 024 ; t019,95 = 1,729 ; t019,975 = 2,093

t06,95 = 1,943; t06,975 = 2,447; t08,95 = 1,86; t08,975 = 2,306; t09,95 = 1,833 ; t09,975 = 2,262

You might also like