Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI

ĐỀ CƯƠNG ÔN T THI HỌC KỲ HK2B - NH 2023 – 2024


HỌC HẦN THI: NGHIỆ VỤ NGÂN HÀNG 1
Mã Học phần: FIN104
Lớp: 23DTCA1,2,3; 23DTCB1,2,3; 23DTCC1,2
Tháng 05 năm 2024

I. HÌNH THỨC VÀ THỜI LƯỢNG THI

- Hình thức thi: tự luận


- Thời gian thi: Theo quy định của hình thức thi 90 phút
- Sinh viên KHÔNG ĐƯỢC tham khảo tài liệu

II. TÀI LIỆU HỌC T

- Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng 1, Hutech


- Slide bài giảng của giảng viên
- Các tài liệu khác do Trường, Khoa và Giảng viên giảng dạy cung cấp

III. NỘI DUNG ÔN T

III.1/ HẦN CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1. Phân tích các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế và cho ví dụ
minh họa.

• Gồm 3 chức năng cơ bản:

- Trung gian tín dụng: Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian giữa người có nhu cầu
vốn và những người có dư thừa vốn. Bằng cách hình thành quỹ và cung cấp khoản vay, ngân
hàng thương mại phân phối vốn vào nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

+ Ví dụ minh họa: Một cá nhân muốn mua nhà nhưng thiếu tiền, ngân hàng thương mại có thể
cấp cho họ khoản vay bằng cách huy động tiền từ các khoản tiết kiệm của khách hàng khác.
Điều này giúp phân phối vốn và thúc đẩy hoạt động mua bán bất động sản trong nền kinh tế.

- Trung gian thanh toán: Chức năng thanh toán của ngân hàng thương mại giúp tiết kiệm thời
gian và chi phí trong xã hội hiện đại bằng cách thực hiện các giao dịch thanh toán theo yêu cầu
của khách hàng và tuân thủ pháp luật, thúc đẩy kinh doanh và lưu thông hàng hóa.
+ Ví dụ minh họa: Khi bạn thanh toán hóa đơn điện từ ngân hàng thương mại của mình thông
qua internet banking, đó là một ví dụ rõ ràng về chức năng thanh toán của ngân hàng giúp tiết
kiệm thời gian và chi phí.

- Tạo tiền: Chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại giúp đáp ứng nhu cầu thanh toán và
chi trả của xã hội, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế bằng cách tạo ra lượng tiền tệ
phù hợp.

+ Ví dụ minh họa: Khi ngân hàng thương mại cho vay cho một doanh nghiệp để mua may móc.
Doanh nghiệp này sử dụng khoản vay để mở rộng sản xuất và tăng cường doanh thu. Tiền vay
này sau đó lưu thông trong nền kinh tế khi doanh nghiệp chi trả lương cho nhân viên và thanh
toán cho các nhà cung cấp.

Câu 2. Phân biệt tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
- Đối tượng: cá nhân, tổ chức. - Đối tượng: cá nhân.
- Mục đích: sử dụng dịch vụ thanh toán của - Mục đích: thưởng lãi, an toàn và tích lũy
NH. nguồn vốn nhàn rỗi.
- Đặc điểm: - Đặc điểm:
+ Thường yêu cầu số dư tối thiểu; + Ngân hàng phát hàng sổ tiết kiệm cho
khách hàng;
+ Lãi suất thấp hoặc không trả lãi;
+ Không thể sử dụng dịch vụ thanh toán;
+ Tiền lãi trả vào cuối tháng;
+ Chỉ do cá nhân gửi và tích lãi vào ngày
+ Thường được sử dụng thông qua các dịch gửi.
vụ thanh toán của ngân hàng (thẻ, ủy nhiệm
chi,...).

Câu 3. Trình bày các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành tại Việt Nam.

Điều kiện cho vay theo quy định hiện hành tại Việt Nam gồm:

- Điều kiện pháp lý: Khách hàng phải có đủ năng lực pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các hành vi của mình. Điều này giúp đảm bảo giải quyết các tranh chấp và bảo vệ
quyền lợi của cả hai bên.

- Mục đích sử dụng vốn: Khách hàng phải có phương án sử dụng vốn hợp lý, hợp pháp và có
hiệu quả kinh tế.

- Năng lực tài chính: Khách hàng cần có năng lực cân đối vốn tự có và vốn vay để tham gia
vào các phương án, dự án. Điều này bao gồm khả năng thanh toán nợ gốc và lãi phát sinh
cho ngân hàng.

- Năng lực sản xuất kinh doanh: Quy mô, năng suất sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng
thị trường về chất lượng và giá cả cũng là các yếu tố cần được xem xét.
- Biện pháp bảo đảm: Ngân hàng thương mại yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp
bảo đảm tín dụng để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp
khách hàng không thể trả thanh toán nợ.

Câu 4. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức
tín dụng ngắn hạn đang được áp dụng tại các NHTM Việt Nam.

 Giống nhau:

- Hồ sơ vay vốn: Khách hàng làm hồ sơ vay vốn phải cung cấp đầy đủ các tài liệu như: Hồ
sơ pháp lý, báo cáo tài chính, phương án kinh doanh, hồ sơ đảm bảo nợ vay, giấy đề nghị
vay vốn.

 Khác nhau:

+ Cho vay từng lần:

- Mỗi lần vay phải làm đầy đủ thủ tục vay và ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng phải xem
xét, thẩm định riêng cho mỗi lần vay;

- Khi trả nợ bớt không thể vay tiếp số còn lại trong hợp đồng tín dụng;

- Áp dụng đối với những khách hàng không vay thường xuyên hoặc chưa đáp ứng đủ điều
kiện vay hạn mức;

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn:

- Hạn mức tín dụng là dư nợ tối đa mà ngân hàng cho phép khách hàng duy trì trong một
khoảng thời gian nhất định;

- Ngân hàng chỉ khống chế dư nợ vay tối đa, không khống chế số lần giải ngân và trả nợ
trong thời gian của hợp đồng tín dụng;

- Khách hàng làm thủ tục xin vay một lần cho cả hợp đồng hạn mức tín dụng, sau đó có
thể giải ngân nhiều lần;

- Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên. Thường điều kiện cho vay
cao hơn so với vay theo món;

- Tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí trả lãi của khách hàng vay;
Câu 5. Trình bày quy trình chiết khấu giấy tờ có giá.

Sơ đồ quy trình chiết khấu

Ngân Hàng Thương Mại

(1b) Thương Phiếu, Trái Phiếu


Người Trả Tiền Chứng Từ Người Xin Chiết Khấu

( Khách Nợ ) ( Chủ Nợ )
(1a) Bán Chịu, Cho Vay

Quy trình chiết khấu giấy tờ có giá:

- Giấy đề nghị chiết khấu;


Người sở hữu GTCG tiến
- Bảng kê chứng từ chiết khấu;
hànhthủ tục xin chiết
khấu. - Kèm theo bản gốc chứng từ chiết khấu.

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ;

Ngân hàng thẩm định và kiểm - Thời hạn đáo hạn;


tra GTCG.
- Khả năng thanh toán của chứng từ khi đáo hạn;

- Mối quan hệ của các đối tượng có liên quan.

- Các thủ tục chuyển nhượng GTCG cho ngân hàng;


Chuyển giao GTCG và thanh toán - Ngân hàng tính tiền chiết khấu;

- Ngân hàng mở sổ theo dõi thời hạn đáo hạn của


chứng từ chiết khấu.

- Gửi yêu cầu thanh toán đến người có trách nhiệm


Xử lý chứng từ đáo hạn thanh thanh toán;
toán
- Thực hiên truy đòi.
Câu 6. Trình bày những lợi ích của nghiệp vụ bao thanh toán đối với bên mua hàng và bên bán
hàng.

 Khái Niệm: BTT là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc
mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua,bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên
mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

 Lợi ích của bao thanh toán:

- Đối với người bán:

+ Có nguồn vốn Tín dụng mà không cần dùng đến tài sản đảm bảo, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
vốn;

VD: Cho vay dựa trên giá trị thương hiệu;

+ Có điều kiện mở rộng tín dụng thương mại, nâng cao doanh thu;

VD: Mở rộng thời hạn thanh toán;

+ Tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí đòi nợ;

VD: Sử dụng các kênh thanh toán điện tử;

+ Bảo vệ khỏi nợ khó đòi (đối với Bao thanh toán miễn truy đòi);

VD: Thoả thuận với chủ nợ;

+ Có thêm thông tin về bên mua hàng.

VD: Biết được khả năng chi trả của bên mua hàng, hình thức tổ chức doanh nghiệp, nhân lực,
nguồn vốn.

- Đối với bên mua hàng:

+ Được tài trợ vốn tín dụng;

VD: Vay ngân hàng;

+ Duy trì hoạt động Sản xuất Kinh doanh;

VD: Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ;

+ Xúc tiến thương mại thuận lợi;

VD: Giảm thiểu thủ tục hành chính;

+ Đơn giản hóa các thủ tục.


VD: Sử dụng công nghệ thông tin.

Câu 7. So sánh sự khác nhau giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng

Là thẻ thanh toán thay thếLà thẻ thanh toán, tiêu


tiền mặt. dùng trước trả tiền sau.
Mọi chi tiêu sẽ được trừ Sử dụng tiền của ngân
trực tiếp vào số tiền trong
hàng theo hạn mức tín
Khái niệm
tài khoản. dụng được cấp.
Người dùng phải trả số
tiền vào ngày đáo hạn
hoặc trả góp theo từng lần.
Tiền trong tài khoản ngân Tiền vay từ ngân hang, tổ
Nguồn tiền thanh toán
hàng của bạn. chức tín dụng.
Giao dịch bằng số dư hiện Cho phép người dùng chi
có trong tài khoản. tiêu vượt quá
số tiền trong tài khoản,
Cách thức thanh toán
miễn là trong hạn mức tín
dụng.

Số dư khả dụng trong tài Hạn mức tín dụng được


Giới hạn chi tiêu
khoản thanh toán của bạn. ngân hàng cấp.
Không có Có lãi suất (nếu không trả
Lãi suất
hết vào ngày đáo hạn)
Mã PIN hoặc chữ ký. Cung cấp bảo vệ bổ sung
như: Bảo hiểm mua hàng
Tính năng bảo vệ
và Bảo vệ ngăn chặn giao
dịch gian lận.
III.2/ HẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Lưu ý: ghi đáp án trên giấy làm bài thi tự luận)

Câu 1. Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm:

A. Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán.

B. Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán, chiết khấu.

C. Nhận tiền gửi, cho vay doanh nghiệp và cá nhân, bao thanh toán.

D. Nhận tiền gửi, cho vay doanh nghiệp và cá nhân, bao thanh toán, chiết khấu.

Câu 2. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ...

A. Nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại.

B. Lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại.

C. Nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại và phục vụ cho hoạt động cấp tín
dụng.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 3. Hoạt động tín dụng khác với hoạt động cho vay ở những điểm nào?

A. Cho vay phải có tài sản thế chấp trong khi cấp tín dụng thì không cần có tài sản thế chấp.

B. Cho vay có thu nợ và lãi trong khi cấp tín dụng không có thu nợ và lãi.

C. Cho vay chỉ là một trong những hình thức cấp tín dụng.

D. Cho vay là hoạt động của ngân hàng trong khi cấp tín dụng là hoạt động của các tổ chức tín
dụng.

Câu 4. Bảo đảm tín dụng có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng thu hồi nợ?
A. Bảo đảm khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng.
B. Củng cố khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng.
C. Cải thiện các giải pháp thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng.
D. Gia tăng khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng.
Câu 5. Những đặc điểm nào dưới đây là của sản phẩm cho vay theo hạn mức:
A. Hạn mức cho vay được xác định gắn liền với nhu cầu vốn lưu động của khách hàng trong suốt
khoảng thời gian cho vay.
B. Khách hàng chỉ lập một hồ sơ vay và ký kết một hợp đồng tín dụng, nhưng mỗi lần giải ngân
phải lập một khế ước nhận nợ, việc giải ngân và thu nợ được thực hiện nhiều lần trong suốt thời
kỳ cho vay.
C. Điều kiện cho vay được thỏa thuận trong hợp đồng như hạn mức tín dụng, điều kiện cho vay
được xác định cụ thể theo từng khế ước nhận nợ.
D. Tất cả các ý trên
Câu 6. Mức cho vay được xác định dựa trên những cơ sở nào dưới đây:
A. Nhu cầu vốn vay của khách hàng và năng lực trả nợ của khách hàng.
B. Giá trị tài sản bảo đảm.
C. Giới hạn tài trợ của ngân hàng tùy theo sản phẩm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 7. Các giấy tờ có giá nào dưới đây có thể chiết khấu được tại ngân hàng thương mại:
A. Hối phiếu
B. Trái phiếu
C. Cổ phiếu
D. Chỉ A và B
Câu 8. Thẻ được phân loại thành những loại nào dưới đây:
A. Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
B. Thẻ nội địa và thẻ quốc tế
C. Không có lựa chọn đúng
D. A & B đều đúng.
III.3/ HẦN TÌNH HUỐNG

Khách hàng Nguyễn Văn A hiện còn độc thân, đến ngân hàng đề nghị vay một khoản vay với
thông tin như sau:

Mục đích sử dụng vốn: vay tiêu dùng

Số tiền vay: 360.000.000 đồng

Thời hạn vay: 12 tháng

Lãi suất: theo thông báo của ngân hàng


Hình thức trả nợ: trả nợ gốc và lãi hàng tháng, lãi tính trên dư nợ giảm dần.

Nguồn trả nợ vay: thu nhập hàng tháng của khách hàng từ tiền lương được thanh toán bằng chuyển
khoản qua tài khoản ngân hàng.

Tài sản đảm bảo: theo hình thức tín chấp có giấy bảo lãnh trả nợ thay của đơn vị sử dụng lao động.

a) Với vai trò là cán bộ khách hàng cá nhân, bạn hãy hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ
tín dụng cần có để xét duyệt khoản vay trên?

 Trả Lời: Với vai trò là cán bộ khách hàng cá nhân, khách hàng cần cung cấp các hồ sơ tín
dụng cần có để xét duyệt khoản vay trên là:

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng (Chứng minh nhân thân, giấy xác nhận độc thân, giấy cư
trú, v.v);

- Giấy đề nghị vay vốn (Bảo lãnh, bao thanh toán, v.v);

- Hồ sơ năng lực tài chính (Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất, v.v);

- Hồ sơ tài sản đảm bảo (Tín chấp có giấy bảo lãnh trả nợ thay của đơn vị sử dụng lao
động, v.v);

- Phương án vay vốn và trả nợ dự án đầu tư ( Trả nợ gốc và lãi hàng tháng, lãi tính trên dư
nợ giảm dần, v.v).

b) Sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ và xét duyệt, ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay theo đề
nghị, với lãi suất cố định 9%/năm trong 3 tháng đầu theo chương trình ưu đãi lãi suất cho vay và
12%/ năm trong suốt khoảng thời gian còn lại của khoản vay, tiền gốc trả đều, lãi trả trên dư nợ
giảm dần. Bạn hãy lập bảng trả nợ vay cho khách hàng (bảng trả nợ phải có dòng tổng cộng số
tiền lãi, vốn gốc và phải trả hàng tháng).
Bảng Trả Nợ Vay Khách Hàng ( ĐVT: 1.000.000 đồng )
Tháng Số dư đầu kỳ Vốn gốc Tiền lãi Tổng phải trả Dư nợ còn lại
1 360 30 2,7 32,7 330
2 330 30 2,475 32,475 300
3 300 30 2,25 32,25 270
4 270 30 2,7 32,7 240
5 240 30 2,4 32,4 210
6 210 30 2,1 32,1 180
7 180 30 1,8 31,8 150
8 150 30 1,5 31,5 120
9 120 30 1,2 31,2 90
10 90 30 0,9 30,9 60
11 60 30 0,6 30,6 30
12 30 30 0,3 30,3 0
Cộng 360 20,925 380,925
 Vốn gốc:
= Số dư dầu kỳ / Tổng số tháng = 360 / 12 = 30
 Tiền lãi:
- 3 Tháng đầu với lãi suất 9%/năm :
Tháng 1 = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 360 * 9%/12 = 2,7
Tháng 2 = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 330 * 9%/12 = 2,475
Tháng 3 = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 300 * 9%/12 = 2,25
- 9 tháng sau với lãi suất 12%/năm :
Tháng 4: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 270 * 12%/12 = 2,7
Tháng 5: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 240 * 12%/12 = 2,4
Tháng 6: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 210 * 12%/12 = 2,1
Tháng 7: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 180 * 12%/12 = 1,8
Tháng 8: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 150 * 12%/12 = 1,5
Tháng 9: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 120 * 12%/12 = 1,2
Tháng 10: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 90 * 12%/12 = 0,9
Tháng 11: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 60 * 12%/12 = 0,6
Tháng 12: = Số dư đầu kỳ * Lãi suất = 30 * 12%/12 = 0,3
 Tổng phải trả:
VD ( Tháng 1 ): Vốn gốc + Tiền lãi = 30 + 2,7 = 32,7
 Dư nợ còn lại:
VD ( Tháng 1 ): Số dư đầu kỳ - Vốn gốc = 360 – 30 = 330.

III.4/ HẦN BÀI T

Câu 1. Ông Lê Văn B có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Sao kê tài khoản của khách hàng
như sau: (ĐVT: đồng)

Ngày Diễn giải PS Nợ PS Có Số dư


= PS Có – S Nợ

02/02/2020 Nhận lương tháng 1 35.000.000 35.000.000

05/02/2020 Thanh toán qua máy POS tại siêu thị 4.000.000 31.000.000

09/02/2020 Rút tiền mặt 5.000.000 26.000.000

10/02/2020 Nhận chuyển khoản 10.000.000 36.000.000

15/02/2020 Nhận tạm ứng lương tháng 2 15.000.000 51.000.000

17/02/2020 Chuyển khoản gửi tiết kiệm 40.000.000 11.000.000

22/02/2020 Nhận chuyển khoản 15.000.000 26.000.000

26/02/2020 Thanh toán qua máy POS tại nhà hàng 3.500.000 22.500.000
Biết rằng: Lãi suất tiền gửi thanh toán của ngân hàng đang áp dụng là 2,4%/năm. Lãi được tính
đến ngày cuối cùng của tháng và trả vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.

Hãy tính:

a. Tính lãi tháng 02/2020.

b. Số dư đầu ngày 01/03/2020.

c. Biết rằng, khách hàng đã chuyển khoản gửi tiết kiệm ngày 17/02/2020 với số tiền
40.000.000 đồng để gửi tiết kiệm kỳ hạn 03 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất 4.8%/năm. Tính số
tiền khách hàng nhận được lúc đáo hạn?

Ngày Di Ni Di*Ni
02/02 – 04/02 35.000.000 3 105.000.000
05/02 – 08/02 31.000.000 4 124.000.000
09/02 – 09/02 26.000.000 1 26.000.000
10/02 – 14/02 36.000.000 5 180.000.000
15/02 – 16/02 51.000.000 2 102.000.000
17/02 – 21/02 11.000.000 5 55.000.000
22/02 – 25/02 26.000.000 4 104.000.000
26/02 – 29/02 22.500.000 4 90.000.000

a. Lãi tháng 02/2020:


I = Di*Ni *r =
(105.000.000+124.000.000+26.000.000+180.000.000+102.000.000+55.000.000+104.000.00
0+90.000.000)*2,4%/365 = 51.682,2 đồng ( lấy xắp xỉ ).
Vậy lãi tháng 02/2020 là: 51.682,2 đồng.
b. Số dư đầu ngày 01/03/2020:
= Số dư cuối kỳ ( tháng 02/2020 ) + Lãi tháng 2 = 22.500.000 + 51.682,2 = 22.551.682,2 đồng.
Vậy số dư đầu ngày 01/03/2020 là: 22.551.682,2 đồng.
c.
17/02 – 29/02: 13 ngày;
01/03 – 31/03: 31 ngày;
01/04 – 30/04: 30 ngày;
01/05 – 17/05: 17 ngày.
 Tổng : 91 ngày.
- Số tiền lãi khách hàng nhận được cuối kỳ là:
I = Di*Ni*r = 40.000.000*91*4,8%/365 = 478.684,93 đồng ( lấp xấp xỉ ).
- Số tiền khách hàng nhận được lúc đáo hạn:
= 40.000.000 + 478.684,93 = 40.478.684,93 đồng.
Vậy số tiền khách hàng nhận được lúc đáo hạn: 40.478.684,93 đồng.

Câu 2. Ngày 30/05/2023, Công ty C đem 1.000.000 trái phiếu chính phủ đến ngân hàng xin chiếu
khấu. Ngân hàng đã đồng ý và thực hiện chiết khấu vào ngày 01/06/2023 với thông tin như sau:

- Ngày phát hành: 02/01/2020

- Ngày đáo hạn: 02/01/2025

- Thời hạn: 05 năm;

- Mệnh giá trái phiếu: 100.000 đồng;

- Lãi suất trái phiếu: 10%/năm, lãi trả vào ngày 02/01 hàng năm;

- Lãi suất chiết khấu: 12%/năm;

- Hoa hồng chiết khấu: 0,3% tính trên tổng mệnh giá chiết khấu.

Tính số tiền chiết khấu mà khách hàng nhận được (theo phương pháp lãi đơn), biết rằng khách
hàng xin chiết khấu toàn thời hạn còn lại của trái phiếu (đây là hình thức chiết khấu không hoàn
lại).

- Mệnh giá của 1.000.000 trái phiếu = 1.000.000*100.000 = 100.000.000.000 đồng.

- Vào ngày 01/06/2023 có 2 kỳ trả lãi.

- Tiền lãi mỗi kỳ:

I = M*t*r = 100.000.000.000*1*10% = 10.000.000.000 ( ĐK: t = 1 )

- Từ ngày 01/06/2023 đến ngày trả lãi 02/01/2024: 216 ngày.

- Từ ngày 01/06/2023 đến ngày trả lãi thứ hai 02/01/2025: 582 ngày ( 2024 có tháng 2 là nhuận 29
ngày ).

- Hiện giá trái phiếu:


D
V = M/ (1+ nD*i) +  It/(1+nt*i)
t=1
= 100.000.000.000/(1+582*12%/365) + 10.000.000.000/(1+216*12%/365) +
10.000.000.000/(1+582*12%/365) = 101.668.760.800 đồng.

- Hoa hồng chiết khấu:

F = M * c = 100.000.000.000 * 0,3% = 300.000.000 đồng


- Số tiền chiết khấu mà khách hàng nhận được:

P = V – F = 101.668.760.800 - 300.000.000 = 101.368.760.800 đồng.

Vậy số tiền chiết khấu mà khách hàng nhận được (theo phương pháp lãi đơn) là: 101.368.760.800
đồng.

You might also like