Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


Môn: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Giảng viên: TS. Lý Thị Hải Yến


Lớp: LSVMTG-TTQT50.4_LT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Linh
MSV: TTQT50C11792

Hà Nội, tháng 5 năm 2024


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
I. GIỚI THIỆU....................................................................................................2
II. NỘI DUNG......................................................................................................3
1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................3
1.1. Khái niệm lịch sử....................................................................................3
1.2. Khái niệm văn hoá, văn minh.................................................................3
1.3. Khái niệm lịch sử văn minh....................................................................4
2. Các mốc lịch sử văn minh............................................................................5
3. Các nền văn minh lớn..................................................................................5
3.1. Các nền văn minh phương Đông...........................................................5
3.2. Các nền văn minh phương Tây..............................................................7
4. So sánh giữa văn minh phương Đông và phương Tây..............................7
5. Đánh giá chung về các nền văn minh.........................................................9
III. KẾT LUẬN.................................................................................................11
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................12

1
I. GIỚI THIỆU
Lịch sử văn minh thế giới là môn học thuộc khối xã hội và nhân văn, có nhiệm
vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền
văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.
Môn học này bao quát phạm vi nghiên cứu rộng lớn, tổng hợp những thành tựu
đã trở thành giá trị vĩnh hằng của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử, từ quá
khuwues đến hiện tại và tương lai. Mỗi nền văn minh, mỗi dân tộc, thông qua
các giá trị và thành tựu riêng, đã đóng góp vào tiến trình lịch sử và lưu lại những
dấu ấn đặc trưng, tạo nên sự đa dạng cho diện mạo văn minh nhân loại. Tiêu
biểu là hệ thống những nền văn minh thời cổ trung đại ở phương Đông (Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á) và phương Tây (Hy Lạp, La Mã,
các nước Tây Âu).
Nội dung học phần tập trung phân tích các điều kiện hình thành nền văn minh,
giới thiệu trình độ phát triển kinh tế và phân hóa xã hội, sơ lược lịch sử thành
lập và cấu trúc Nhà nước, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và các
tôn giáo lớn cùng những thành tựu khoa học tự nhiên, kĩ thuật và văn học nghệ
thuật; làm rõ và đánh giá giá trị của những thành tựu ấy, cũng như vị trí của các
nền văn minh được chọn làm đối tượng nghiên cứu.
Việc hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn minh thế giới sẽ giúp chúng ta nhận thức
rõ hơn về nguồn gốc và sự phát triển của các giá trị văn hóa và xã hội. Nó cung
cấp cái nhìn tổng quát và khách quan về quá trình tiến hóa của nhân loại, sự
thịnh vượng và suy tàn của những nền văn minh, từ đó rút ra bài học để vận
dụng vào hiện tại và tương lai. Học lịch sử văn minh đòi hỏi sự phân tích, đánh
giá và suy luận logic chứ không đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện và đọc bản đồ.
Việc nghiên cứu lịch sử giúp phát triển tư duy phản biện và khả năng xử lý
thông tin chính xác.
Cách riêng với sinh viên ngành Truyền thông quốc tế và Văn hóa đối ngoại, Học
viện Ngoại Giao, môn học này là cần thiết để mở rộng tầm nhìn và tăng cường ý
thức về sự đa dạng văn hóa trên thế giới. Nó khuyến khích sự tôn trọng và hiểu
biết về truyền thống và bản sắc riêng của những dân tộc thuộc nền văn minh ấy.
Kiến thức về lịch sử văn minh thế giới cũng sẽ hỗ trợ đắc lực người học trong
nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, từ giáo dục và nghiên cứu đến kinh doanh, chính trị
và quản lý văn phòng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa.

II. NỘI DUNG


1. Các khái niệm cơ bản

2
1.1. Khái niệm lịch sử
Từ điển Oxford định nghĩa: “Lịch sử là nghiên cứu các sự kiện trong quá khứ,
đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Nó bao gồm các sự kiện
được ghi chép lại hoặc truyền miệng qua các thế hệ.”
UNESCO cho rằng: “Lịch sử là nghiên cứu và kể lại những gì đã xảy ra trong
quá khứ, bao gồm các sự kiện, quá trình và những câu chuyện của các cộng
đồng, quốc gia và cá nhân. Lịch sử cũng bao gồm việc phân tích các nguồn tài
liệu để hiểu rõ hơn về quá khứ.”
GS. NGND Phan Huy Lê nhận định: “Lịch sử là quá trình diễn biến của xã hội
loài người trong quá khứ, được nghiên cứu và phân tích để tìm hiểu quy luật
phát triển và đặc trưng của từng thời kỳ, dân tộc, nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho hiện tại và tương lai.”
Như vậy, lịch sử có thể được hiểu một cách đơn giản là những sự kiện trong quá
khứ đã được ghi chép, phân tích và nghiên cứu; cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về
sự phát triển và tác động của chúng đối với con người và xã hội từ quá khứ, hiện
tại cho đến tương lai. Lịch sử mang tính khách quan và chủ quan, liên tục và
thay đổi, bao hàm nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và môi
trường.
1.2. Khái niệm văn hoá, văn minh
a) Khái niệm văn hoá
Trong tiếng Hán, từ “văn hóa” hay "文化" (wénhuà) cấu tạo từ 2 bộ:

1. "文" (wén) có nghĩa là “văn” hay “văn chương”, nhưng cũng có thể ám
chỉ đến văn hóa và giáo dục.
2. "化" (huà) mang nghĩa là "biến đổi", "chuyển hóa".

Vậy nên “văn hóa” có thể được hiểu là quá trình chuyển đổi hoặc biến đổi các
giá trị, truyền thống, nghệ thuật, kiến thức và sự tiến bộ tinh thần của một cộng
đồng, một quốc gia hay toàn nhân loại qua thời gian.

Trong tiếng Latin, “văn hóa” (cultura) có nguồn gốc từ động từ “colere”, có
nghĩa là “trồng trọt”, “chăm sóc”, hoặc “nuôi dưỡng”. Như vậy, nguồn gốc của
khái niệm này gắn với sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu buổi đầu
lịch sử loài người. Theo thời gian, từ “cultura” đã được mở rộng ý nghĩa để diễn
tả việc phát triển các yếu tố về trí tuệ, tinh thần và xã hội của con người.

Có thể nói văn hóa xuất hiện đồng thời với văn minh nhân loại, nó là tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt tiến
trình lịch sử.

b) Khái niệm văn minh:


3
Văn minh là trạng thái phát triển xã hội và văn hóa cao nhất, được đặc trưng
bởi sự tiến bộ trong các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, công nghệ, và tổ chức xã
hội.1
Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội
loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. 2
Văn minh (Civilization) là khái niệm phản ánh mức độ phức tạp và tinh vi của
một xã hội mà ở đó sự phát triển về vật chất và tinh thần song hành với nhau.
Nếu xã hội dư thừa về của cải nhưng thiếu thốn văn hóa, nghệ thuật và tinh thần
thì nền văn minh ấy chưa thực sự đầy đủ.
Một xã hội văn minh phải đạt được những tiêu chuẩn cao về mặt vật chất và
công nghệ trong khi phát triển các giá trị tinh thần, đạo đức và nhân văn, tạo ra
môi trường sống tốt đẹp và hài hòa cho tất cả các thành viên.
c) Phân biệt văn hoá và văn minh:
Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người tạo
ra trong lịch sử. Song văn hóa đã xuất hiện từ thời kỳ đầu của xã hội loài người,
bao hàm mọi giá trị liên quan đến quá trình tồn tại và phát triển của chúng ta;
văn minh xuất hiện sau văn hóa, khi con người đã đạt đến một mức độ phát triển
nhất định trong kinh tế và xã hội. Mức độ phát triển đó được đặc trưng bởi các
yếu tố như hệ thống chữ viết, bộ máy nhà nước, pháp luật, …
Văn hóa là sản phẩm riêng của một dân tộc, còn văn minh là sản phẩm chung
của nhân loại. Vậy nên một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có văn
hóa nghèo nàn và ngược lại, một dân tộc bị coi là có trình độ văn minh thấp vẫn
có thể có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và độc đáo.
1.3. Khái niệm lịch sử văn minh
Lịch sử văn minh là quá trình thăng trầm của các nền văn minh, từ sự ra đời,
phát triển, đến suy tàn và diệt vong của chúng.
Lịch sử văn minh là câu chuyện về những thành tựu và thất bại của nhân loại
qua các thời đại.3
Vậy lịch sử văn minh là lĩnh vực nghiên cứu khoa học về quá trình hình thành,
phát triển và ảnh hưởng của các nền văn minh trên thế giới qua các thời kỳ lịch
sử. Nó không đơn thuần là ghi lại những sự kiện, giai đoạn lịch sử mà còn phân
tích các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển của những thời đại hoàng kim đã
qua, cùng những mối liên kết giữa chúng và các thành tựu có tác động mạnh mẽ
tới toàn lịch sử nhân loại.
2. Các mốc lịch sử văn minh
Có hai cách phân kỳ các mốc lịch sử văn minh phổ biến:

1
Tylor, Edward B. “Primitive Culture”
2
Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010, tr. 7.
3
Durant, Will. “The story of civilization”
4
- Phân kỳ theo tiến trình lịch sử: Công xã nguyên thuỷ (khoảng 3,5 triệu
năm trước - 4000 TCN), Văn minh cổ đại - trung đại (4000 TCN - TK XV
SCN), Văn minh cận hiện đại (TK XV SCN - cuối TK XIX và đầu TK XX)
và Văn minh hiện đại (cuối TK XIX và đầu TK XX - nay)
- Phân kỳ theo trình độ của nền văn minh: Văn minh nông nghiệp
(12000 TCN - TK XVIII), Văn minh công nghiệp (TK XVIII - giữa TK
XX) và Văn minh hậu công nghiệp (giữa TK XX - nay)
- Các mốc ra đời của các nền văn minh cổ đại lớn bao gồm:
+ Văn minh Lưỡng Hà: khoảng 4000 TCN
+ Văn minh Ai Cập: khoảng 3150 TCN
+ Văn minh Ấn Độ: khoảng 3300 TCN
+ Văn minh Trung Quốc: khoảng 1600 TCN
+ Văn minh Hy Lạp: khoảng 800 TCN
+ Văn minh La Mã: khoảng 753 TCN
3. Các nền văn minh lớn
3.1. Các nền văn minh phương Đông
a) VĂN MINH LƯỠNG HÀ
Lưỡng Hà (Mésopotamie) nghĩa là “vùng đất giữa hai dòng sông”, ngay từ cái
tên đã thể hiện lợi thế về điều kiện tự nhiên ở đây dành cho việc canh tác, trồng
trọt và chăn nuôi với nguồn phù sa màu mỡ vô tận.
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại đã chứng kiến sự di cư của nhiều dân tộc: cổ xưa
nhất có người Xume từ Trung Á, di cư đến miền Nam vào khoảng thiên niên kỉ
IV TCN; sau đó có người Accát từ vùng thảo nguyên Xyri tới miền Trung và lập
nên quốc gia Accát nổi tiếng. Cùng với sự di cư của nhiều tộc người khác, thành
phần dân tộc ở vùng này dần trở nên phức tạp.
Lưỡng Hà là nơi chữ viết xuất hiện đầu tiên, vào cuối thiên niên kỉ IV TCN dưới
dạng chữ tượng hình, phương pháp biểu ý được dùng để biểu thị các khái niệm,
động tác. Văn học từ đó cũng phát triển với ca dao, tục ngữ, dân ca và truyện
ngụ ngôn phong phú, phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân.
Người Lưỡng Hà có hệ thống pháp luật và tôn giáo đa dạng. Điều này cũng dẫn
tới những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc được xây bằng gạch, nổi tiếng
nhất là đền thờ Macđuc. Ngoài ra, họ còn có những đóng góp quan trọng trong
lĩnh vực toán học, thiên văn và y học, từ việc sáng tạo ra cách đếm 60 bậc,
nghiên cứu sao chổi đến quan sát nước chảy để đo giờ.
b) VĂN MINH AI CẬP
5
Có thể khẳng định Ai Cập bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới là nhờ vị
trí địa lý tuyệt vời của nó, đặc biệt là nhờ dòng sông Nin hùng vĩ: Ai Cập là tặng
phẩm của sông Nin.4
Lãnh thổ Ai Cập là sự thống nhất của hai vùng đất: miền đất đen là thung lũng
chật hẹp được hình thành từ phù sa sông Nin, còn miền đất đỏ là sa mạc với
những dãy núi hiểm trở và nhiều loại đá quý. Cư dân chính của Ai Cập cổ đại
bao gồm người Libi, người da đen và người Xêmit di cư từ châu Á. Nền kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp, và có sự giao thương sớm với các nền văn minh phương
Tây.
Chữ viết của Ai Cập cổ đại ban đầu là chữ tượng hình, thường được viết trên
giấy papyrus. Người Ai Cập thờ nhiều thần, chủ yếu là các thần trong hệ Mặt
Trời và hệ Osiris, bên cạnh đó họ còn sùng kính các loài vật như mèo, bò đực và
diều hâu. Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đạt trình độ rất cao, tiêu biểu là
Đại kim tự tháp Giza, được xem là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
Về thành tựu khoa học tự nhiên, người Ai Cập cổ đại đã biết đến các hành tinh,
12 cung Hoàng đạo và cách tính lịch niên gồm 365 ngày trong năm. Ngoài ra, họ
cũng có hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, từ đó phát minh và hoàn thiện nghệ
thuật ướp xác nổi tiếng.
c) VĂN MINH ẤN ĐỘ
Ấn Độ là một bán đảo nằm ở Nam Á, với dãy Himalaya nổi tiếng chắn ngang từ
Đông Bắc đến Tây Bắc. Phía bắc dãy Himalaya là sông Indus, còn sông Ganga
(sông Hằng) bắt nguồn từ phía Tây. Hai con sông này đã bồi đắp phù sa, tạo nên
những đồng bằng rộng lớn màu mỡ và trở thành linh hồn của Ấn Độ. Mặc dù
sông Indus có mối liên hệ mật thiết với lịch sử Ấn Độ từ sớm, sông Hằng mới là
dòng sông linh thiêng, giữ vị trí đặc biệt trong trái tim người Ấn Độ. Đất nước
này là xứ sở của các vị thần. Dân cư Ấn Độ gồm hàng trăm tộc người, nhưng
chủ yếu thuộc hai chủng tộc cơ bản: Dravidian và Aryan.
Chữ viết Indus xuất hiện từ thời văn hóa Harappa (khoảng 3300 - 1300 TCN),
tiếp theo là chữ Kharosthi, chữ Brahmi và chữ Devanagari, hiện vẫn được sử
dụng ở Ấn Độ và Nepal. Nền văn học cổ đại Ấn Độ rất phát triển, bao gồm hai
phần chính là Veda và sử thi. Nghệ thuật Ấn Độ là sự kết hợp tinh hoa của âm
nhạc, hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Âm nhạc xuất hiện từ rất sớm, thấm nhuần
vào các loại hình nghệ thuật và tạo nên linh hồn cho chúng. Từ thế kỷ II TCN,
Ấn Độ đã có kịch bản sân khấu; hội họa Ấn Độ xuất hiện từ thời đồ đá mới với
sự đa dạng và nét vẽ tinh xảo.
d) VĂN MINH TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một trong những trung tâm rực rỡ nhất của lịch sử văn minh thế
giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa phương Đông và toàn cầu. Được hai

4
Nhà sử học Hy Lạp Hê-rô-đôt
6
con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử bồi đắp phù sa màu mỡ, nền nông
nghiệp của Trung Quốc cổ đại rất phát triển.
Chữ viết đầu tiên ở Trung Quốc là chữ giáp cốt, xuất hiện vào năm 1899, được
khắc trên mai rùa và xương thú. Chữ Hán không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến hệ
chữ viết ở Đông Nam Á, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, mà còn góp phần
tạo nên ngành thư pháp học.
Trung Quốc có nền kiến trúc đồ sộ, với công trình nổi bật là Vạn Lý Trường
Thành, biểu tượng cho sự kiên cường và sáng tạo của người Trung Hoa. Đất
nước này cũng được biết đến là xứ sở của đồ gốm sứ và lụa tơ tằm, những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Trung Quốc có bốn phát minh khoa học tự
nhiên lớn: giấy, nghề in, la bàn và thuốc súng.
3.2. Các nền văn minh phương Tây
a) VĂN MINH HY LẠP
Văn minh Hy Lạp được xem là gốc rễ của văn hóa phương Tây, với những
thành tựu rực rỡ, tiêu biểu cho sức sống của phương Tây trong thời kỳ bình
minh của lịch sử. Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm các đảo thuộc biển Aegean với
nhiều hòn đảo lớn nhỏ, vịnh và hải cảng. Địa lý đa dạng, đất đai màu mỡ và tài
nguyên khoáng sản phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
công thương nghiệp.
Người Hy Lạp đã tạo ra hệ thống chữ viết là nguồn gốc của bảng chữ cái Latinh,
được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới ngày nay. Thần thoại Hy Lạp đóng vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần, ảnh hưởng sâu rộng đến triết học, khoa
học và nghệ thuật. Trong số các nhân vật nổi bật, Talét là một nhà triết học,
thiên văn học và toán học thiên tài, nổi tiếng với những định lý quan trọng trong
toán học cùng với Ơclít và Pitago.
b) VĂN MINH LA MÃ
La Mã phát sinh từ một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, vươn ra Địa Trung Hải.
Điều kiện tự nhiên ở đây có nhiều đồng cỏ bao la, kim loại quý, và nhiều vịnh
cùng hải cảng thuận tiện cho phát triển kinh tế thương mại và du mục. Khí hậu
ấm áp, mưa nhiều cũng rất thuận lợi cho nông nghiệp và du lịch thương mại.
La Mã đặc biệt kế thừa văn minh Hy Lạp. Các thành tựu về văn hóa, nghệ thuật
và kiến trúc của La Mã chịu ảnh hưởng nhiều từ Hy Lạp nhưng phát triển theo
cách riêng của mình. Đấu trường Colosseum, hay Đấu trường La Mã, là một
minh chứng nổi bật và đến nay đã được chọn là một trong những kỳ quan thế
giới.
4. So sánh giữa văn minh phương Đông và phương Tây
4.1. Về điều kiện tự nhiên

7
Nền văn minh phương Đông cổ đại được hình thành chủ yếu trên các lưu vực
sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Lưỡng Hà, sông
Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc.
Nền văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên những khu vực
điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn nhưng vị trí địa lý
thuận lợi với nhiều cảng và vịnh.
4.2. Về kinh tế
Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa phương Đông và phương Tây đã ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế trong thời cổ đại.
Kinh tế nông nghiệp của các nền văn minh phương Đông phát triển trên cơ sở trị
thuỷ của các con sông lớn màu mỡ phù sa. Mặc dù công cụ lao động làm từ gỗ,
đá và đồng đỏ, nhưng nhờ đất phù sa mà nông nghiệp vẫn phát triển.
Đất đai và khí hậu ở các quốc gia Phương Tây cổ đại không thuận lợi cho nông
nghiệp lúa nước, nhưng lại thích hợp cho trồng cây công nghiệp như nho và
ôliu, tạo ra nguyên liệu cho sản xuất rượu nho và dầu ôliu.
Thay vì phụ thuộc vào nông nghiệp, các quốc gia phương Tây phát triển thương
nghiệp và thủ công nghiệp, và thực hiện trao đổi buôn bán với các quốc gia
phương Đông để đáp ứng nhu cầu lương thực.
4.3. Về chính trị - xã hội
Khía Phương Đông Phương Tây
Cạnh
Chế Độ Tập trung vào chế độ tập Phát triển các hình thức dân chủ
Chính Trị quyền chuyên chế và phân quyền chính quyền
Vai Trò Tôn giáo thường đóng vai trò
Tôn giáo thường không chiếm vị
của Tôn quan trọng trong việc lép xệ
trí quyết định trong chính trị và
Giáo và duy trì quyền lực của nhà
thường bị tách biệt với các cơ
nước quan chính phủ
Cấu Trúc Phân tầng xã hội rõ ràng với
Xã hội thường có sự đa dạng và
Xã Hội các tầng lớp như quý tộc, nhà
phức tạp hơn với nhiều tầng lớp
nước và nông dân và giai cấp khác nhau
Sự Linh Thăng trầm giữa các tầng lớp
Sự di chuyển giữa các tầng lớp
Hoạt thường rất hạn chế thường linh hoạt hơn và có nhiều
cơ hội thăng tiến
Đặc Điểm Tập trung vào sự ổn định xã Phát triển các hình thức dân chủ
Tiêu Biểu hội dưới sự lãnh đạo của nhà và kiểm soát chính quyền để
nước và tôn giáo ngăn chặn sự tập trung quyền lực

4.4. Về tôn giáo và triết học

8
Tôn giáo và triết học ở phương Đông thường mang hướng nội và tập trung vào
sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên. Các tôn giáo chính bao gồm Nho giáo,
Đạo giáo ở Trung Quốc, cùng với Ấn Độ giáo và Phật giáo ở Ấn Độ.
Ban đầu, tôn giáo ở phương Tây thường là đa thần giáo (như trong Hy Lạp và
La Mã cổ đại), sau đó là sự bành trướng của là Kitô giáo. Triết học phương Tây
thường nhấn mạnh vào lý trí và sự phân tích logic, với các triết gia nổi tiếng như
Socrates, Plato và Aristotle.
4.5. Về các thành tựu văn hoá và nghệ thuật
Nghệ thuật và văn hóa của phương Đông và phương Tây đều chịu ảnh hưởng
lớn từ tôn giáo và triết học. Ở Trung Quốc, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo có
ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa và nghệ thuật. Tại Ấn Độ, các kiến trúc như
đền đài và các tượng Phật giáo phản ánh sự giàu có và sâu sắc về tôn giáo và
triết học. Hy Lạp và La Mã có cả kho tàng thần thoại, với các triết lý sâu sắc từ
Socrates, Plato và Aristotle. Nghệ thuật điêu khắc, hội họa và kiến trúc của
phương Tây đã đạt đến tầm cao mới với các công trình như Parthenon,
Colosseum.
4.6. Về các thành tựu khoa học tự nhiên
Các nền văn minh phương Đông đã cho ra đời nhiều thành tựu lớn trong y học,
thiên văn học, toán học, và công nghệ. Văn minh Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với
các công trình toán học và triết học; văn minh La Mã có đóng góp lớn về kỹ
thuật xây dựng và hệ thống pháp luật.
Như vậy, các nền văn minh phương Đông và phương Tây có những nét chung
và nét riêng biệt đáng kể về nhiều khía cạnh trong quá trình hình thành và phát
triển các nền văn minh lớn trong thời kỳ cổ đại. Chính sự giàu có về cả vật chất
và tinh thần của những nền văn minh này đã vun đắp cho nhân loại một kho tang
tri thức, tư tưởng, văn hóa và khoa học kỹ thuật để đào sâu và phát triển. Nhiều
thành tựu và công trình vẫn còn được chiêm ngưỡng, học hỏi, nghiên cứu và vận
dụng cho đến tận ngày hôm nay.
5. Đánh giá chung về các nền văn minh
Câu chuyện về sự tiến bộ của nhân loại được đan xen một cách phức tạp với di
sản của các nền văn minh cổ đại. Những xã hội đầu tiên này đã đặt nền móng
cho thế giới hiện đại của chúng ta bằng cách phát triển những tiến bộ mang tính
cách mạng trong các lĩnh vực như quản trị, kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật và
văn hóa. Bằng cách hiểu rõ những đóng góp của các nền văn minh cổ đại, chúng
ta có thể rút ra những hiểu biết quý giá về nguồn gốc của các xã hội hiện tại và
trân trọng ảnh hưởng sâu sắc của những người tiền nhiệm trong lịch sử.
Sự phát triển này đánh dấu một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử loài người,
khi chữ viết cho phép ghi chép và truyền tải kiến thức, luật pháp và hồ sơ
thương mại. Chữ hình nêm mở đường cho các hệ thống chữ viết tiếp theo và

9
cuối cùng là việc thành lập các thư viện và trường học trong các nền văn minh
cổ đại.
Hơn nữa, khái niệm về thành bang xuất hiện ở Lưỡng Hà, hình thành cơ sở cho
cuộc sống đô thị có tổ chức và quản lý. Các thành bang như Ur, Uruk và
Babylon là trung tâm của quyền lực chính trị, thương mại và trao đổi văn hóa.
Ảnh hưởng của họ đối với cấu trúc chính phủ và quản trị rõ ràng trong thế giới
ngày nay.
Ngoài ra, xã hội Ai Cập đặt trọng tâm lớn vào giáo dục và theo đuổi trí thức, dẫn
đến một hệ thống học giả, thư ký và linh mục được thiết lập vững chắc. Sự cống
hiến của họ trong việc ghi chép kiến thức dưới dạng chữ tượng hình và văn bản
trên giấy cói đã đặt nền tảng cho những phát triển sau này trong lĩnh vực chữ
viết và giáo dục
Người Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới hiện đại thông qua
những đóng góp của họ cho dân chủ và triết học. Tại Athens, hệ thống dân chủ
đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng thế kỷ 5 TCN. Khái niệm về sự tham
gia của công dân và pháp quyền trở thành yếu tố cốt lõi của xã hội Hy Lạp, đóng
vai trò làm mô hình cho nền quản trị dân chủ ở nhiều quốc gia hiện đại.
Các triết gia Hy Lạp như Socrates, Plato và Aristotle đã thiết lập các nguyên tắc
cơ bản của triết học phương Tây. Những ý tưởng của họ về đạo đức, chính trị và
bản chất của thực tại vẫn là trung tâm của diễn ngôn triết học ngày nay, định
hình khung trí tuệ của thế giới hiện đại.
Tiểu lục địa Ấn Độ có một lịch sử phong phú về các nền văn minh cổ đại đã ảnh
hưởng sâu sắc đến thế giới hiện đại. Một trong những đóng góp quan trọng nhất
là sự phát triển của hệ thống số thập phân bởi các nhà toán học Ấn Độ. Khái
niệm toán học mang tính cách mạng này đã trở thành cơ sở cho toán học hiện
đại và mở đường cho những tiến bộ trong khoa học và công nghệ.
Hơn nữa, các văn bản cổ đại của Ấn Độ như Vedas và Upanishads chứa đựng
một lượng lớn kiến thức về các chủ đề đa dạng như thiên văn học, y học và triết
học. Thực hành yoga và thiền, có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, đã trở nên phổ
biến rộng rãi trong thời hiện đại như một phương tiện để thúc đẩy sức khỏe thể
chất và tinh thần.
Trung Quốc cổ đại là một trung tâm của sự đổi mới, sản sinh ra nhiều phát minh
quan trọng đã định hình thế giới hiện đại. Bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc
- làm giấy, la bàn, thuốc súng và in ấn - đã cách mạng hóa giao tiếp, điều hướng,
chiến tranh và phổ biến kiến thức. Hơn nữa, nền văn minh Trung Quốc là một
trung tâm của trao đổi văn hóa, tạo điều kiện cho sự lan truyền ý tưởng, tôn giáo
và công nghệ giữa Đông và Tây thông qua Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Sự
khuếch tán văn hóa này đã để lại ảnh hưởng lâu dài đối với sự phát triển của các
xã hội ngoài biên giới Trung Quốc.

10
Di sản của các nền văn minh cổ đại vẫn tồn tại trong cấu trúc của thế giới hiện
đại. Từ sự ra đời của chữ viết và việc thiết lập các hệ thống quản trị đến sự tiến
bộ của toán học, triết học và khoa học, các xã hội cổ đại đã để lại dấu ấn không
thể phai mờ đối với sự tiến bộ của loài người.

III. KẾT LUẬN


Bài học phổ biến nhất được rút ra sau khi nghiên cứu các nền văn minh cổ đại
trên thế giới là hiểu rõ hơn về bản chất của con người. Về cơ bản, con người
hiện đại và con người cổ đại không khác nhau là mấy. Bản chất con người vẫn
tương đối ổn định dù đã trải qua hàng chục nghìn năm lịch sử. Những điều quan
trọng thời cổ đại cho đến này vẫn duy trì tầm ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.
Dù trong đời sống hiện đại, công nghệ đã thay đổi nhiều thứ nhưng thật ra nó chỉ
cho phép chúng ta làm những điều cũ nhanh hơn và lan tỏa hơn. Động lực cơ
bản vẫn là những điều tương tự. Bằng cách nghiên cứu các nền văn minh cổ đại,
chúng ta khám phá ra quá khứ của chính mình và học từ những sai lầm và thành
công của thế hệ đi trước.
Trong suốt tiến trình lịch sử, con người luôn phải đối diện với sự khắc nghiệt
của thiên nhiên. Nền văn minh Lưỡng Hà trù phú đã kết thúc do các đợt khô hạn
đột ngột và dữ dội, nạn đói và khan hiếm nước; còn ngày nay, chúng ta cũng
đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Dù
tiềm lực và công nghệ có thể giúp chúng ta chống chọi với thời tiết cực đoan và
thảm họa thiên nhiên, chúng ta vẫn cần khẩn trương chuẩn bị cho những tình
huống xấu nhất khiến nhân loại mất đi nền văn minh của mình trên Trái Đất. Sự
chủ quan và phụ thuộc có thể giết chết một nền văn minh.
Chiến tranh vẫn là chủ đề nhức nhối dù ở thời kỳ cổ đại hay hiện đại. Những
cuộc xung đột về quyền lực, lãnh thổ và bất đồng tôn giáo vẫn đang diễn ra hằng
ngày trên thế giới mà công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống liên lạc và ý tưởng
toàn cầu hóa của chúng ta vẫn bất lực trong việc ngăn chặn chúng. Vấn đề chưa
bao giờ nằm ở trình độ phát triển của nền văn minh hay sự tân tiến trong khoa
học – kỹ thuật, tham vọng và khao khát đấu tranh luôn là một phần bản chất của
con người. Và để ngăn chặn những nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ còn cần nhiều
nỗ lực hơn trong việc phát triển ý thức và nhân cách của con người.
Những nền văn minh cổ xưa nhất đã có bình đẳng giới, đặc biệt là xã hội Ai Cập
cổ đại. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng như đàn ông trong việc đưa các nền văn
minh đạt tới thời điểm cực thịnh của chúng. Nếu phụ nữ đã có những quyền lợi
chính đáng từ rất lâu về trước, tại sao họ lại không có những quyền ấy trong xã
hội văn minh hiện đại? Chúng ta sẽ không thể cải thiện trình độ văn minh nếu
vẫn còn thua kém quá khứ ở những mặt cơ bản này.
Theo thời gian, các nền văn minh cổ đại đã giúp xã hội chúng ta phát triển theo
hướng tốt hơn nhờ những thành tựu và thất bại trong quá khứ. Nhìn lại mỗi thời
kỳ lịch sử, rồi sẽ còn nhiều điều chúng ta có thể học hỏi, phát hiện, nghiên cứu
và cải tiến để duy trì và phát triển đất nước và thế giới này.

11
Nhiều người cho rằng lịch sử rồi sẽ lặp lại chính nó, nền văn minh nào rồi cũng
sẽ sụp đổ, nhưng chúng ta có quyền hy vọng vì thực chất: những ai không biết
về lịch sử mới lặp lại nó.5

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Từ điển Oxford
2. Trang web chính thức của UNESCO - https://www.unesco.org/en
3. Phan Huy Lê (Chủ biên) – Những bài giảng về lịch sử Việt Nam – NXB
Đại học quốc gia Hà Nội
4. Lương Duy Thứ (Chủ biên) - 1998 - Đại cương văn hoá phương Đông -
NXB Giáo dục
5. Lương Ninh (Chủ biên) - 1999 - Lịch sử văn hoá thế giới Cổ - Trung đại
- NXB Giáo dục
6. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) - 2000 - Lịch sử văn minh thế giới – NXB
Giáo dục Việt Nam
7. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch) - 1971 - Lịch sử văn minh Ấn Độ -
NXB Văn hoá thông tin
8. https://kanelandkrier.com/opinion/lessons-we-can-learn-from-ancient-
civilizations/
9. https://www.abc.net.au/news/2019-07-05/what-we-can-learn-from-
ancient-civilisations/11267702
10.https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-ngoai-giao-viet-nam/
lich-su-van-minh-the-gioi/so-sanh-nen-van-minh-phuong-dong-va-
phuong-tay-co-dai/46980362

5
Edmund Burke
12

You might also like