Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 105

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB
THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN WEBSITE BÁN MỸ PHẨM
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Văn Hiếu

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Phần trăm đóng góp

Hồ Ngọc Thu Tâm 215121546 100%

Dương Thị Như Quỳnh 215122018 100%

Ngô Kim Ngọc 215121722 100%

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2024


MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................6


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................11
1. Mô Tả Tổng Quan Đề Tài...........................................................................11
2. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................12
3. Mục Tiêu Dự Án.........................................................................................13
3.1 Về mục tiêu chung:...............................................................................13
3.2. Mục tiêu cụ thể:....................................................................................13
3.3 Đối tượng và Phạm vi:..........................................................................13
3.4 Phương pháp thực hiện:........................................................................13
4. Cơ sở lý luận của việc phát triển website thương mại điện tử....................14
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG WEBSITE BÁN HÀNG. 16
1. Yêu cầu Chức năng.....................................................................................16
1.1 Giao diện người dùng thân thiện...........................................................16
1.2 Hệ thống quản lý sản phẩm...................................................................17
1.3 Giỏ hàng và thanh toán.........................................................................17
1.4 Tìm kiếm và lọc sản phẩm....................................................................18
1.5 Quản lý đơn hàng..................................................................................19
1.6 Tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến..............................................20
1.7 Tích hợp mở rộng..................................................................................21
2. Yêu cầu Phi Chức Năng..............................................................................21
2.1 Thiết lập đa ngôn ngữ...........................................................................21
CHƯƠNG 3. PLUGIN WOOCOMMERCE......................................................22
1. Giới thiệu.....................................................................................................22
2. Ưu điểm và nhược điểm..............................................................................22
2.1 Ưu điểm.................................................................................................22
2.2 Nhược điểm...........................................................................................23
3. Chức năng của Plugin WooCommerce.......................................................24
4. So sánh với các nền tảng khác....................................................................24

2
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG...............................................................26
1. Use case diagram.........................................................................................26
26
1.1 Đặt tả Use case......................................................................................26
2. Sơ đồ hoạt động – Activity Diagram..........................................................42
2.1 Activity Diagram: Đặt hàng..................................................................42
2.2 Activity Diagram: Quản lý đơn hàng....................................................43
2.3 Activity Diagram: Quản lý sản phẩm....................................................44
3. Sơ đồ tuần tự - Sequence Diagram..............................................................44
3.1 Sequence Diagram: Đặt hàng................................................................45
3.2 Sequence Diagram - Quản lý sản phẩm................................................45
3.3 Sequence Diagram: Quản lý đơn hàng..................................................45
CHƯƠNG 5. TRIỂN KHAI WOOCOMERCE..................................................47
1. Cài đặt Hosting............................................................................................47
1.1 Lựa chọn WordPress Hosting...............................................................47
2. Cấu hình WooCommerce............................................................................56
2.1 Trang quản trị........................................................................................56
2.2 Thêm sản phẩm.....................................................................................57
2.3 Thêm các trang giao diện cho trang Web..............................................59
2.4 Thêm các bài viết cho trang Web..........................................................60
2.5 Tích hợp hệ thống thanh toán................................................................62
2.6 Tích hợp gửi Email...............................................................................64
2.7 Cấu hình Email......................................................................................69
2.8 Tích hợp các mã ưu đãi giảm giá..........................................................70
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN –
WEBSITE...........................................................................................................74
1. Đăng Nhập và Quản lý Người Dùng...........................................................74
1.1 Người quản trị đăng nhập vào hệ thống để điều hành và quản lý cửa
hàng.............................................................................................................74
2. Quản lý Sản Phẩm.......................................................................................76
2.1 Thêm, sửa, xóa sản phẩm trong cửa hàng.............................................76

3
2.2 Quản lý danh mục sản phẩm để tổ chức thông tin một cách có hệ
thống...........................................................................................................77
3 Quản lý Đơn Hàng:......................................................................................77
4. Quản lý Khách Hàng...................................................................................78
5. Quản lý Thanh Toán và Vận Chuyển..........................................................79
5.1 Tích hợp và quản lý các phương thức thanh toán.................................79
5.2 Quản lý các tùy chọn vận chuyển và các phí liên quan........................80
6. Quản lý Giảm Giá và Khuyến Mãi.............................................................80
7.Tích hợp Chatbox.........................................................................................82
8. Tích hợp Google Analytics.........................................................................83
9. Quản Lý Nội Dung và Giao Diện...............................................................83
10. Kiểm Soát Bảo Mật...................................................................................84
11. Xem Thống Kê và Báo Cáo......................................................................85
11.1 Xem các thống kê về doanh số bán hàng và đơn hàng.......................85
11.2 Tạo và xem báo cáo để đánh giá hiệu suất kinh doanh.......................86
12. Hỗ Trợ Khách Hàng.................................................................................87
13. Tối ưu hóa trang Web................................................................................87
CHƯƠNG 7. QUY TRÌNH MUA HÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..............89
1.Truy Cập và Tìm Kiếm................................................................................89
1.1 Truy cập vào website............................................................................89
1.2 Sử dụng tính năng tìm kiếm hoặc duyệt qua các danh mục để lựa chọn
sản phẩm.....................................................................................................90
2. Lựa Chọn Sản Phẩm....................................................................................92
3. Xem thông tin chi tiết, ảnh sản phẩm và đánh giá từ người dùng khác......94
4. Thêm vào giỏ hàng......................................................................................95
5. Kiểm tra giỏ hàng........................................................................................95
6. Xác nhận đơn hàng......................................................................................97
7. Đăng Nhập hoặc Tạo Tài Khoản.................................................................98
8. Khám phá Website......................................................................................99
8.1 Trang giới thiệu.....................................................................................99
8.2 Trang Blogs.........................................................................................100

4
8.3 Trang liên hệ và địa chỉ của cửa hàng.................................................100
9. Đường link trang web................................................................................101
CHƯƠNG 8. ĐÁNH GIÁ & KẾT LUẬN........................................................102
1. Tóm tắt kết quả đạt được và nhận xét về quá trình phát triển...................102
1.1 Dành cho quản trị viên:.......................................................................102
1.2 Dành cho người bán hàng:..................................................................102
1.3 Dành cho người mua hàng:.................................................................102
2. Đánh giá ưu điểm và thách thức của việc sử dụng WooCommerce trong
dự án..............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................................104

5
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Use case khách hàng viếng thăm................................................................

Hình 2. Use case khách hàng...................................................................................

Hình 3. Use case quản trị viên.................................................................................

Hình 4. Activity Diagram: Đặt hàng........................................................................

Hình 5. Activity Diagram: Quản lý đơn hàng.........................................................

Hình 6. Activity Diagram: Quản lý sản phẩm.........................................................

Hình 7. Sequence Diagram: Đặt hàng.....................................................................

Hình 8. Sequence Diagram: Đặt hàng.....................................................................

Hình 9. Sequence Diagram: Quản lý đơn hàng.......................................................

Hình 10. Nhà cung cấp Hostinger............................................................................

Hình 11. Gói phù hợp với nhu cầu sử dụng.............................................................

Hình 12. Chọn gói phù hợp.....................................................................................

Hình 13. Trang đăng nhập Hostinger......................................................................

Hình 14. Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website.............................

Hình 15. Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website.............................

Hình 16. Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website.............................

Hình 17. Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website.............................

Hình 18. Cài đặt WordPress....................................................................................

Hình 19. Tạo tài khoản WordPress bằng email và mật khẩu...................................

Hình 20. Lựa chọn trang Web muốn xây dựng.......................................................

6
Hình 21. Lựa chọn các giao diện.............................................................................

Hình 22. Lựa chọn các Plugin cho trang website....................................................

Hình 23. Đặt tên thương hiệu và mô tả về trang Web.............................................

Hình 24. Mua tên miền cho Website.......................................................................

Hình 25. Wordpress đang được cài đặt....................................................................

Hình 26. Đăng nhập vào trang quản trị của WordPress..........................................

Hình 27. Quản trị của WordPress............................................................................

Hình 28. Giao diện thêm sản phẩm.........................................................................

Hình 29. Giao diện thêm sản phẩm.........................................................................

Hình 30. Đăng sản phẩm và sản phẩm đã được lưu................................................

Hình 31. Mục “Trang” và nhấn chọn “Thêm trang mới”........................................

Hình 32. Trang tiêu đề và cấu hình giao diện của trang..........................................

Hình 33. Cấu hình bằng Edit with UX Builder.......................................................

Hình 34. Cấu hình giao diện trang chủ....................................................................

Hình 35. Giao diện quản trị thêm bài viết...............................................................

Hình 36. Giao diện quản trị thêm tiêu đề cho bài viết và có thể chỉnh sửa giao
diện bài viết bằng html.............................................................................................

Hình 37. Giao diện quản trị cập nhật và xem bài viết.............................................

Hình 38. Giao diện tiêu đề đã được cập nhật...........................................................

Hình 39. Giao diện cài đặt Woocommerce..............................................................

Hình 40. Giao diện thiết lập phương thức thanh toán.............................................

Hình 41.Giao diện thiết lập tích hợp gửi Email.......................................................

Hình 42.Giao diện điền mail của tài khoản gửi đi...................................................

7
Hình 43. Giao diện chọn phương thức gửi mail......................................................

Hình 44. Giao diện điền thông tin mail...................................................................

Hình 45. Giao diện quản lý tài khoản google..........................................................

Hình 46. Giao diện quản trị “Bảo mật” và kích hoạt xác thực 2 yếu tố..................

Hình 47. Giao diện quản trị lấy mật khẩu ứng dụng...............................................

Hình 48. Giao diện quản trị tạo tên ứng dụng và Google cung cấp mật khẩu.........

Hình 49. Giao diện quản trị mật khẩu đã tạo...........................................................

Hình 50. Giao diện coppy mật khẩu Google đã cung cấp và dán vào “SMTP
Password” và nhấn “Save Settings”.........................................................................

Hình 51. Giao diện cấu hình Woocommerce cài đặt email.....................................

Hình 52. Giao diện nhập thông tin và màu sắc cho email.......................................

Hình 53. Giao diện thiết lập mã giảm giá................................................................

Hình 54. Giao diện thêm mã giảm giá.....................................................................

Hình 55. Thiết lập các mã giảm và ngày hết hạn.....................................................

Hình 56. Thiết lập các mã giảm và ngày hết hạn.....................................................

Hình 57. Giao diện thiết lập hạn mức mã ưu đãi.....................................................

Hình 58. Giao diện thiết lập số lượng số lần áp dụng mã giảm giá.........................

Hình 59. Giao trị đăng nhập của quản trị viên.........................................................

Hình 60. Giao diện quản lý thông tin người dùng...................................................

Hình 61. Giao diện quản trị các chức năng thêm, sửa, xoá sản phẩm.....................

Hình 62. Giao diện quản lý các danh mục...............................................................

Hình 63. Giao diện quản lý tất cả đơn hàng............................................................

Hình 64. Giao diện lưu trữ thông tin khách hàng....................................................
8
Hình 65. Giao diện tích hợp và quản lý các phương thức thanh toán.....................

Hình 66. Giao diện Hình 66. Giao diện quản lý các tùy chọn vận chuyển và các
phí liên quan.............................................................................................................

Hình 67. Giao diện Quản lý Giảm Giá và Khuyến Mãi..........................................

Hình 68. Giao diện cài đặt và kích hoạt plugin “Tidio – Live Chat & AI
Chatbots”..................................................................................................................

Hình 69. Giao diện thiết lập Chat box.....................................................................

Hình 70. Giao diện tích hợp Google Analytics.......................................................

Hình 71. Giao diện tuỳ chỉnh cửa hàng với các chủ đề và mẫu..............................

Hình 72. Giao diện cài đặt và quản lý các biện pháp bảo mật.................................

Hình 73. Giao diện các thống kê về doanh số bán hàng và đơn hàng.....................

Hình 74. Giao diện các thống kê về doanh số bán hàng và đơn hàng.....................

Hình 75. Giao diện tạo và xem báo cáo để đánh giá hiệu suất kinh doanh.............

Hình 76. Giao diện tạo và xem báo cáo để đánh giá hiệu suất kinh doanh.............

Hình 77. Giao diện hệ thống trò chuyện hoặc email...............................................

Hình 78. Tối ưu hóa trang bán hàng: Xóa bớt các Plugin và Theme......................

Hình 79. Giao diện các theme..................................................................................

Hình 80. Giao diện trang chủ website.....................................................................

Hình 81. Giao diện tính năng tìm kiếm hoặc duyệt qua các danh mục để lựa
chọn sản phẩm..........................................................................................................

Hình 82. Giao diện các sản phẩm nổi bật................................................................

Hình 83. Giao diện các sản phẩm khuyến mãi........................................................

Hình 84. Giao diện các sản phẩm đã xem gần đây..................................................

Hình 85. Giao diện lựa chọn sản phẩm....................................................................


9
Hình 86. Giao diện lựa chọn sản phẩm theo thương hiệu.......................................

Hình 87. Giao diện lựa chọn sản phẩm theo khoảng giá.........................................

Hình 88. Giao diện xem thông tin chi tiết, ảnh sản phẩm và đánh giá....................

Hình 89. Giao diện thông tin sản phẩm...................................................................

Hình 90. Giao diện thêm sản phẩm vào giỏ hàng....................................................

Hình 91. Giao diện chi tiết giỏ hàng........................................................................

Hình 92. Giao diện chi tiết giỏ hàng........................................................................

Hình 93. Giao diện website sẽ hiển thị thông tin đơn hàng mà quý khách đã đặt.
..................................................................................................................................

Hình 94. Giao diện đơn hàng đã đặt thành công.....................................................

Hình 95. Giao diện đăng nhập hoặc tạo tài khoản...................................................

Hình 96. Giao diện trang giới thiệu.........................................................................

Hình 97. Giao diện tranng blogs của website..........................................................

Hình 98. Giao diện trang liên hệ và địa chỉ của cửa hàng.......................................

Hình 99. Giao diện địa chỉ của hàng tại bảng đồ.....................................................

10
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1. Mô Tả Tổng Quan Đề Tài

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng nổ của công
nghệ số và Internet đã thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh và mua sắm của
con người. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm và mua sắm trực
tuyến nhiều hơn, đặc biệt là các mặt hàng như mỹ phẩm.

Ngành công nghiệp mỹ phẩm, với tính chất đa dạng và nhu cầu cá nhân
hóa cao, đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng cho thương mại điện tử. Việc
phát triển một website bán mỹ phẩm chuyên nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu
của thị trường mà còn tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu,
tương tác với khách hàng, và mở rộng quy mô kinh doanh.

Việc nghiên cứu và phát triển một website bán mỹ phẩm hiệu quả không
chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn mang lại nhiều
lợi ích cho khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh và mua
sắm sản phẩm mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, áp ứng được nhu cầu tiện ích như
thanh toán trực tuyến an toàn, nhận xét và đánh giá sản phẩm, cũng như các
chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng thường xuyên.Dưới đây là
những yếu tố cơ bản website cần có:

- Tính năng mua sắm trực tuyến: Website mỹ phẩm cung cấp các tính năng
mua sắm trực tuyến tiện lợi, bao gồm giỏ hàng, thanh toán trực tuyến an toàn,
lưu trữ thông tin khách hàng, theo dõi đơn hàng và dịch vụ giao hàng tận nơi.
Những tính năng này giúp quá trình mua sắm trở nên thuận tiện và an toàn
hơn cho khách hàng.

- Sản phẩm và dịch vụ: Website cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ từ
nhiều thương hiệu khác nhau, bao gồm mỹ phẩm dành cho mặt, cơ thể, tóc và

11
các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt. Với sự đa dạng này khách hàng có nhiều
lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân.

- Đánh giá và nhận xét: Khách hàng được khuyến khích để đánh giá và nhận
xét về sản phẩm mà họ đã mua. Đánh giá này giúp người tiêu dùng khác có
cái nhìn tổng quan về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của website, đồng thời
cung cấp thông tin quý giá cho nhà cung cấp để cải thiện sản phẩm và dịch
vụ.

- Chương trình ưu đãi và khuyến mãi: Các chương trình ưu đãi và khuyến mãi
hấp dẫn để thu hút và duy trì lượng khách hàng trung thành bao gồm giảm
giá theo mùa, tặng quà khi mua hàng, hoặc cung cấp mã giảm giá đặc biệt
cho các dịp lễ. Những chương trình này không chỉ thúc đẩy doanh số bán
hàng mà còn tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và thương
hiệu, đồng thời khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm nhiều lần.

2. Lý do lựa chọn đề tài.

- Phát triển website kinh doanh mỹ phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh chóng,
tiện lợi của thị trường hiện đại. Không chỉ mang đến cho khách hàng sự đa
dạng về sản phẩm và dịch vụ mà còn mở ra cơ hội tiếp cận một lượng lớn
khách hàng ở mọi nơi.

- Không những vậy, áp dụng phát triển website vào kinh doanh có thể tối ưu
hóa chi phí vận hành và quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh và đồng thời
tăng trưởng doanh thu mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. So với
mô hình cửa hàng truyền thống, việc kiểm soát kho hàng, giao hàng và phản
hồi phản ánh của khách hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

12
3. Mục Tiêu Dự Án.

3.1 Về mục tiêu chung:

Thực hành các kiến thức và kĩ năng đã được học, áp dụng các công nghệ
web đã được dạy vào dự án phát triển một trang web bán hàng đầy đủ và hoàn
thiện nhất.

3.2. Mục tiêu cụ thể:

Trang web phải có đầy đủ các chức năng cơ bản như: quản lý sản phẩm,
quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, hệ thống thanh toán trực tuyến, tích hợp
được site map, email, Viet QR..

Giao diện web phải được đảm bảo về mặt thẩm mỹ, dễ nhìn, dễ sử dụng.
Có thể sử dụng trên nhiều thiết bị như: máy tính, điện thoại, tablet.

3.3 Đối tượng và Phạm vi:

Đồ án này hướng đến việc thiết kế và xây dựng một website bán hàng
hoàn chỉnh, tích hợp đầy đủ các chức năng cơ bản, nhằm thể hiện sự ứng dụng
kiến thức đã học. Website sẽ được phát triển trên nền tảng WordPress và tập
trung vào lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm. Tuy nhiên, trang web sẽ không được
phát hành trên mạng xã hội hay tiến hành kinh doanh thực tế, bởi mục đích
chính của dự án là phục vụ cho học tập. Nhóm sẽ cố gắng vận hành và duy trì
hoạt động của trang web trong phạm vi trường học và trong thời gian nghiên cứu
môn học "Phát triển Ứng dụng Web Thương mại Điện tử".

3.4 Phương pháp thực hiện:

3.4.1 Khảo sát và Đánh giá

- Khảo sát thị trường: Tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và
xu hướng mua sắm mỹ phẩm trực tuyến. Phân tích các website đối thủ để tìm
hiểu về các tính năng và giao diện người dùng.

13
- Đánh giá yêu cầu: Xác định các yêu cầu chức năng cần thiết cho website như
giỏ hàng, hệ thống thanh toán, tìm kiếm sản phẩm, và các yêu cầu phi chức
năng như tốc độ tải trang, bảo mật, và khả năng mở rộng.

3.4.2 Lập kế hoạch chi tiết

- Xác định mục tiêu: Thiết lập các mục tiêu cụ thể cho dự án, bao gồm các tính
năng phải có, trải nghiệm người dùng cần đạt được, và giao diện trang web.

- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng một lộ trình rõ ràng cho từng giai đoạn
của dự án từ nghiên cứu, thiết kế, phát triển, kiểm thử đến triển khai và bảo
trì.

3.4.3 Phát triển và Tích hợp

- Cài đặt WordPress: Thiết lập môi trường phát triển trên máy chủ cục bộ hoặc
máy chủ đám mây.

- Chọn theme và tùy chỉnh: Lựa chọn một theme WordPress phù hợp và tiến
hành tùy chỉnh để đáp ứng yêu cầu thiết kế đã đặt ra.

- Cài đặt plugin: Thêm các plugin cần thiết như WooCommerce để quản lý sản
phẩm và đơn hàng, và các plugin bảo mật để bảo vệ trang web.

- Triển khai và Bảo trì

- Triển khai website: Nếu có thể, triển khai website trên máy chủ thực tế hoặc
duy trì trên máy chủ cục bộ để phục vụ mục đích học tập.

- Bảo trì định kỳ: Cập nhật thường xuyên WordPress, theme, và plugin để đảm
bảo tính ổn định và bảo mật cho website.

4. Cơ sở lý luận của việc phát triển website thương mại điện tử

Về mặt cơ sở lý luận, mức độ phổ biến ngày càng tăng, số lượng người sử
dụng cũng đang gia tăng với tốc độ cực kì cao và từ đó họ có thêm các nhu cầu
như là mua sắm tiện lợi hơn. Doanh nghiệp cũng từ đó mà tiết kiệm được chi phí
14
từ mặt bằng, nhân viên và quản lý so với lại cửa hàng truyền thống. Việc doanh
nghiệp đang đua nhau sở hữu một nền tảng số thì đồng thời tính cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp cũng gia tăng.

Nhu cầu thực tế của việc phát triển website thương mại điện tử:

- Người tiêu dùng: Họ mong muốn có trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi,
dễ dàng, và cũng muốn có thật nhiều lựa chọn kèm theo giá cả có sẵn để
thuận tiện so sánh.

- Doanh nghiệp: Với nền tảng này thì các doanh nghiệp có thể mở rộng thị
trường để tiếp cận được nhiều khách hàng, các doanh nghiệp cũng nên xây
dựng thương hiệu trực tuyến và nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Những cơ sở lý luận này cung cấp một bản tổng quan về những yếu tố cần
xem xét khi phát triển một website thương mại điện tử thành công. Tuy
nhiên, việc thực hiện cụ thể có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm
ngành hàng cụ thể, mục tiêu kinh doanh và ngân sách.

15
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG
WEBSITE BÁN HÀNG

1. Yêu cầu Chức năng

1.1 Giao diện người dùng thân thiện

- Thiết kế responsive: Giao diện web phải tự động điều chỉnh để hiển thị đúng
trên các thiết bị khác nhau (máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng).

- Dễ sử dụng: Cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà với các menu rõ
ràng, dễ tìm kiếm, các nút và liên kết dễ nhấn.

- Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Tối ưu hóa hình ảnh và tập tin để giảm thời gian
tải trang, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và SEO.

- Hiển thị sản phẩm và thông tin liên quan: Hiển thị sản phẩm rõ ràng và hấp
dẫn với hình ảnh chất lượng cao, mô tả sản phẩm, giá cả và thông tin khác
như đánh giá và xếp hạng.

- Cung cấp tính năng phóng to ảnh: Cho phép người dùng phóng to ảnh sản
phẩm để xem chi tiết.

- Tùy chỉnh và cá nhân hóa: Cho phép người dùng tùy chỉnh và cá nhân hóa
trang web theo sở thích cá nhân, bao gồm chế độ xem, ngôn ngữ, địa điểm và
thứ tự sắp xếp.

- Thanh công cụ tìm kiếm: Cung cấp thanh công cụ tìm kiếm dễ sử dụng và
mạnh mẽ để người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy sản phẩm mà họ quan
tâm.

- Phản hồi và tương tác: Cung cấp các phản hồi ngay lập tức khi người dùng
tương tác, bao gồm thông báo lỗi và xác nhận đơn hàng.

16
1.2 Hệ thống quản lý sản phẩm

- Thêm sản phẩm mới: Giao diện đơn giản và dễ sử dụng cho phép quản trị
viên nhập thông tin chi tiết về sản phẩm mới.

- Chỉnh sửa thông tin sản phẩm: Cho phép quản trị viên chỉnh sửa thông tin về
sản phẩm từ bảng điều khiển quản trị.

- Quản lý danh mục và thể loại sản phẩm: Hỗ trợ tạo và quản lý các danh mục
và thể loại sản phẩm.

- Thực hiện các thao tác hàng loạt: Cho phép quản trị viên thực hiện các thao
tác hàng loạt trên các sản phẩm như cập nhật giá cả, số lượng tồn kho, hoặc
thay đổi danh mục sản phẩm.

- Tính năng tìm kiếm và lọc sản phẩm: Cung cấp khả năng tìm kiếm và lọc sản
phẩm dễ dàng từ bảng điều khiển quản trị.

- Quản lý thông tin liên quan đến sản phẩm: Cho phép quản trị viên quản lý
thông tin liên quan đến sản phẩm như danh mục, nhà sản xuất, nhà cung cấp
và các thuộc tính khác.

- Quản lý đánh giá và đánh giá sản phẩm: Hiển thị và quản lý đánh giá từ
người dùng về sản phẩm.

- Tính năng xuất nhập sản phẩm: Hỗ trợ tính năng xuất nhập sản phẩm để dễ
dàng cập nhật số lượng tồn kho và thông tin sản phẩm từ các nguồn khác
nhau.

- Bảo mật và quyền truy cập: Đảm bảo tính bảo mật và quản lý quyền truy cập
cho các quản trị viên.

1.3 Giỏ hàng và thanh toán

- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng: Cho phép người dùng thêm sản phẩm vào giỏ
hàng từ trang sản phẩm hoặc trang danh sách sản phẩm.

17
- Hiển thị thông tin sản phẩm trong giỏ hàng: Bao gồm hình ảnh, tên sản
phẩm, giá cả và số lượng.

- Chỉnh sửa giỏ hàng: Cung cấp tính năng chỉnh sửa giỏ hàng, bao gồm thay
đổi số lượng sản phẩm, xóa sản phẩm và cập nhật tổng số tiền.

- Tính năng lưu giỏ hàng: Cho phép người dùng lưu giỏ hàng để có thể quay
lại và hoàn tất đơn hàng sau khi thoát ra khỏi trang web.

- Tính năng tính tổng số tiền: Tính tổng số tiền của các sản phẩm trong giỏ
hàng, bao gồm cả thuế và phí vận chuyển (nếu có).

- Lựa chọn phương thức thanh toán: Cung cấp nhiều phương thức thanh toán
khác nhau như thanh toán qua thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, thanh
toán khi nhận hàng, v.v.

- Mã giảm giá và khuyến mãi: Cho phép người dùng nhập mã giảm giá để áp
dụng chiết khấu cho đơn hàng của họ.

- Tính năng tạo tài khoản và đăng nhập: Cho phép người dùng tạo tài khoản
hoặc đăng nhập vào tài khoản hiện có để lưu thông tin giao hàng và thanh
toán.

- Quản lý đơn hàng: Sau khi hoàn tất thanh toán, hệ thống tự động tạo ra đơn
hàng và lưu trữ thông tin về đơn hàng.

- Thông báo đơn hàng: Gửi email hoặc thông báo cho người dùng về xác nhận
đơn hàng, chi tiết đơn hàng và thông tin vận chuyển.

1.4 Tìm kiếm và lọc sản phẩm

- Tìm kiếm sản phẩm: Tích hợp hệ thống tìm kiếm mạnh mẽ và hiệu quả, cho
phép người dùng nhập từ khóa để tìm kiếm sản phẩm.

- Tính năng tìm kiếm nâng cao: Tìm kiếm theo tên sản phẩm, mô tả, thương
hiệu, giá cả và các thuộc tính khác.

18
- Lọc sản phẩm: Cung cấp các tùy chọn lọc để người dùng có thể hạn chế kết
quả tìm kiếm và hiển thị sản phẩm theo tiêu chí cụ thể.

- Sắp xếp kết quả: Cho phép người dùng sắp xếp kết quả tìm kiếm theo nhiều
tiêu chí khác nhau như giá cả, đánh giá, thương hiệu.

- Hỗ trợ sắp xếp kết quả theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

- Tính năng xem trước sản phẩm: Cho phép người dùng xem trước thông tin
chi tiết và hình ảnh của sản phẩm mà không cần chuyển đến trang sản phẩm
riêng biệt.

- Hiển thị kết quả tìm kiếm dạng danh sách hoặc lưới: Cung cấp lựa chọn cho
người dùng hiển thị kết quả tìm kiếm dưới dạng danh sách hoặc lưới.

- Tính năng tìm kiếm trực tiếp từ trang chính: Đặt thanh công cụ tìm kiếm dễ
dàng truy cập từ trang chính của trang web.

1.5 Quản lý đơn hàng

- Hiển thị danh sách đơn hàng: Hiển thị danh sách các đơn hàng đang chờ xử
lý, đã xử lý và đã hoàn tất trên bảng điều khiển quản trị.

- Thông tin chi tiết đơn hàng: Cho phép quản trị viên xem thông tin chi tiết về
mỗi đơn hàng.

- Chỉnh sửa đơn hàng: Cung cấp tính năng chỉnh sửa đơn hàng như thêm sản
phẩm, sửa thông tin khách hàng, điều chỉnh số lượng sản phẩm.

- Xử lý đơn hàng: Cho phép quản trị viên xác nhận và xử lý các đơn hàng đã
nhận.

- Gửi thông tin đơn hàng: Tự động gửi email hoặc thông báo cho khách hàng
về trạng thái của đơn hàng.

- Tính năng theo dõi vận chuyển: Cung cấp mã theo dõi vận chuyển cho khách
hàng.

19
- Quản lý đơn hàng bị hủy hoặc trả lại: Cho phép quản trị viên quản lý đơn
hàng bị hủy hoặc trả lại từ khách hàng.

- Báo cáo và thống kê đơn hàng: Cung cấp báo cáo và thống kê về số lượng
đơn hàng, doanh thu, trạng thái đơn hàng.

- Tính năng phân quyền truy cập: Đảm bảo tính bảo mật bằng cách cung cấp
quyền truy cập khác nhau cho các quản trị viên.

1.6 Tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến

- Tích hợp cổng thanh toán: Tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến và các
cổng thanh toán khác để cho phép khách hàng lựa chọn phương thức thanh
toán phù hợp.

- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán: Cho phép khách hàng thanh toán bằng
chuyển khoản ngân hàng, QR code, thanh toán tiền mặt.

- Tính bảo mật cao: Đảm bảo tính bảo mật cao cho thông tin thanh toán của
khách hàng bằng cách sử dụng kết nối bảo mật SSL và tuân thủ các tiêu
chuẩn PCI DSS.

- Xác thực thanh toán: Xác thực thông tin thanh toán của khách hàng trước khi
xử lý đơn hàng.

- Tích hợp mã giảm giá và khuyến mãi: Cho phép khách hàng nhập mã giảm
giá hoặc khuyến mãi để áp dụng chiết khấu.

- Thông báo và xác nhận thanh toán: Gửi email hoặc thông báo cho khách
hàng về xác nhận thanh toán và trạng thái đơn hàng.

- Quản lý đơn hàng không thành công: Quản lý và xử lý các trường hợp thanh
toán không thành công hoặc bị từ chối.

- Phản hồi và hỗ trợ: Cung cấp hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả qua
email, chat trực tuyến.

20
1.7 Tích hợp mở rộng

- Site maps: Tạo và tích hợp bản đồ trang web để giúp người dùng và công cụ
tìm kiếm điều hướng trang web dễ dàng hơn.

- Google Search Console: Tích hợp Google Search Console để theo dõi hiệu
suất trang web và tối ưu hóa SEO.

- Google Analytics: Tích hợp Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập
trang web, hành vi người dùng và các chỉ số quan trọng khác.

2. Yêu cầu Phi Chức Năng

2.1 Thiết lập đa ngôn ngữ

- Mục tiêu thị trường nội địa: Nếu trang web chỉ phục vụ một thị trường nội
địa và đối tượng khách hàng chủ yếu là người nói cùng một ngôn ngữ, việc
tích hợp đa ngôn ngữ có thể không cần thiết.

- Chi phí và tài nguyên: Thiết lập và duy trì nhiều ngôn ngữ có thể tốn kém về
chi phí và tài nguyên. Nếu trang web không có nguồn lực đủ hoặc không
muốn đầu tư vào việc này, họ có thể quyết định không tích hợp tính năng đa
ngôn ngữ.

- Mô hình kinh doanh địa phương: Có những trang web thương mại hoạt động
theo mô hình kinh doanh địa phương, chủ yếu phục vụ cộng đồng cụ thể và
không cần phải cung cấp nhiều ngôn ngữ để đạt được mục tiêu kinh doanh.

- Không có nhu cầu từ người dùng: Trong một số trường hợp, người dùng
không có nhu cầu hoặc yêu cầu về tính năng đa ngôn ngữ. Nếu đối tượng
khách hàng chủ yếu không cần hoặc không mong đợi phiên bản đa ngôn ngữ,
thì tính năng này có thể không cần thiết.

21
CHƯƠNG 3. PLUGIN WOOCOMMERCE

1. Giới thiệu

WooCommerce là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở cho


WordPress, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực
tuyến dễ dàng. Ra mắt lần đầu vào năm 2011, WooCommerce nhanh chóng trở
thành một trong những giải pháp thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới,
phục vụ hàng triệu cửa hàng trực tuyến.

2. Ưu điểm và nhược điểm

2.1 Ưu điểm

Miễn phí sử dụng: giá cả là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp lựa
chọn nền tảng khi triển khai thương mại điện tử. Những nền tảng phổ biến trên
thị trường hiện nay có mức giá từ miễn phí đến vài nghìn USD một năm, điều
này càng giúp WooCommerce trở nên nổi bật và được doanh nghiệp ưu ái lựa
chọn vì plugin này cho phép tải và cài đặt hoàn toàn miễn phí..

Tính linh hoạt của mã nguồn mở: WooCommerce là một plugin mã nguồn
mở được xây dựng trên CMS WordPress, vì vậy người dùng có toàn quyền kiểm
soát và dễ dàng tùy chỉnh website thương mại điện tử theo yêu cầu đặc thù của
doanh nghiệp. Tích hợp sẵn với WordPress: Việc tích hợp liền mạch giữa
WooCommerce và WordPress mang đến nhiều lợi ích cho plugin này vì sự sẵn
có của cộng đồng WordPress rộng lớn trong nhiều năm nay. WooCommerce có
thể sử dụng hệ sinh thái khổng lồ của nền tảng từ plugins, themes, bản chỉ dẫn
và nhiều giá trị khác mà không tồn tại bất kỳ nơi nào khác.

Hỗ trợ Content Marketing: Content Marketing là chìa khóa giúp website


thương mại điện tử hoạt động hiệu quả cao. Khi plugin WooCommerce được

22
tích hợp vào WordPress, nhiều tùy chọn quản lý nội dung như Blog, Landing
Pages, mô tả sản phẩm, Email Marketing và các SEO plugins (Yoast
WooCommerce SEO) sẽ giúp các nhà bán hàng tối ưu hóa nội dung cho việc tìm
kiếm trở nên dễ dàng .

Phân tích chuyên sâu: Tích hợp phân tích là một ưu điểm khác của
WooCommerce. Khi doanh nghiệp càng hiểu biết nhiều về khách hàng và cách
họ tương tác với website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh
để đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Ví dụ, nhà bán hàng có thể sử
dụng dữ liệu bán hàng để tìm hiểu về khách hàng từ đó thiết lập chân dung
khách hàng (Customer Persona) nhằm tăng doanh số bán hàng trong tương lai.
WooCommerce còn cung cấp bộ phân tích WooCommerce mở rộng được hiển
thị trong một giao diện rõ ràng và trực quan. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng
tích hợp WooCommerce với các dịch vụ phân tích bên ngoài như Google
Analytics, Google Tag Manager,… .

2.2 Nhược điểm

- Cần kỹ năng kỹ thuật: Mặc dù WooCommerce rất linh hoạt, nhưng để tận
dụng tối đa các tính năng của nó, người dùng cần có một mức độ kỹ năng kỹ
thuật nhất định. Điều này có thể gây khó khăn cho những người không quen
thuộc với công nghệ.

- Hiệu suất và bảo mật: WooCommerce phụ thuộc vào WordPress và các
plugin khác, điều này có thể dẫn đến vấn đề về hiệu suất và bảo mật nếu
không được quản lý cẩn thận. Cần có kiến thức và sự quản lý chặt chẽ để duy
trì hiệu suất và bảo mật tốt.

- Chi phí bổ sung: Mặc dù WooCommerce là miễn phí, nhưng nhiều tính năng
nâng cao yêu cầu các plugin trả phí. Ngoài ra, chi phí liên quan đến hosting,
tên miền và các dịch vụ hỗ trợ có thể tăng lên nhanh chóng.

23
3. Chức năng của Plugin WooCommerce

- WooCommerce cung cấp một loạt các chức năng cần thiết để vận hành một
cửa hàng trực tuyến:

- Quản lý sản phẩm: Cho phép tạo, chỉnh sửa, xóa và quản lý các sản phẩm,
bao gồm sản phẩm vật lý và kỹ thuật số, với các tùy chọn giá cả, mô tả, hình
ảnh, và thuộc tính sản phẩm.

- Quản lý đơn hàng: Tính năng xử lý đơn hàng toàn diện, từ đặt hàng, theo dõi
đơn hàng, đến cập nhật trạng thái và thông báo cho khách hàng.

- Tích hợp thanh toán: Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán như PayPal, Stripe, và các
phương thức thanh toán địa phương.

- Quản lý khách hàng: Cho phép quản lý thông tin khách hàng, lịch sử mua
hàng, và cung cấp các công cụ để tạo quan hệ với khách hàng.

- Báo cáo và phân tích: Cung cấp các báo cáo chi tiết về doanh số, đơn hàng,
và khách hàng, giúp phân tích hiệu suất cửa hàng.

- SEO và Marketing: Tích hợp với các công cụ SEO như Yoast
WooCommerce SEO, cung cấp các tùy chọn marketing như mã giảm giá,
chương trình khuyến mãi, và email marketing.

- Mở rộng tính năng: Hỗ trợ mở rộng tính năng qua hàng ngàn plugin và
extension có sẵn trên WordPress và WooCommerce.

4. So sánh với các nền tảng khác

WooCommerce có những đặc điểm nổi bật khi so sánh với các nền tảng
thương mại điện tử khác như Shopify, Magento và BigCommerce:

24
- Giá cả: WooCommerce là miễn phí, trong khi Shopify và BigCommerce yêu
cầu phí hàng tháng, và Magento có thể rất đắt đối với phiên bản doanh
nghiệp.

- Tính linh hoạt: WooCommerce, nhờ vào mã nguồn mở và tích hợp với
WordPress, cung cấp sự linh hoạt cao hơn so với các nền tảng như Shopify
và BigCommerce, vốn là các giải pháp SaaS.

- Dễ sử dụng: Shopify nổi bật với giao diện dễ sử dụng hơn so với
WooCommerce, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. WooCommerce có
thể cần nhiều kiến thức kỹ thuật hơn để thiết lập và quản lý.

- Tính năng: WooCommerce cung cấp một bộ tính năng phong phú thông qua
các plugin và extensions, trong khi các nền tảng như Magento cung cấp tính
năng mạnh mẽ và phức tạp hơn nhưng có thể khó sử dụng hơn.

25
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG

1. Use case diagram

Hình 2. Use case khách hàng

Hình 1. Use case khách hàng viếng thăm

Hình 3. Use case quản trị viên

1.1 Đặt tả Use case

26
Use Case: Xem Danh Sách Sản Phẩm

Tóm tắt:

Khách hàng có thể xem danh sách các sản phẩm hiện có trên trang web.

Actor: Khách Hàng Viếng Thăm

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng truy cập trang web WordPress.

B2: Khách hàng chọn mục "Sản phẩm" từ menu chính.

B3: Hệ thống hiển thị danh sách các sản phẩm hiện có trên trang web.

Các dòng sự kiện khác:

Khách hàng có thể sử dụng các bộ lọc (giá, danh mục, đánh giá) để thu hẹp
danh sách sản phẩm.

Khách hàng có thể sắp xếp danh sách sản phẩm theo tên, giá, hoặc độ phổ
biến.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải tải danh sách sản phẩm nhanh chóng và chính xác.

Giao diện danh sách sản phẩm phải rõ ràng và dễ điều hướng.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu:

Khách hàng truy cập vào trang chủ hoặc trang sản phẩm.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất:

Hệ thống hiển thị danh sách sản phẩm cho khách hàng.

Điểm mở rộng:
27
Tích hợp plugin WooCommerce để cải thiện khả năng quản lý và hiển thị
danh sách sản phẩm.

Use Case: Xem Thông Tin Sản Phẩm

Tóm tắt: Khách hàng có thể xem chi tiết thông tin của một sản phẩm cụ thể.

Actor: Khách Hàng Viếng Thăm

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng chọn một sản phẩm từ danh sách sản phẩm.

B2: Khách hàng nhấp vào sản phẩm để xem thông tin chi tiết.

B3: Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết của sản phẩm, bao gồm mô tả, giá, hình
ảnh và đánh giá.

Các dòng sự kiện khác:

Khách hàng có thể xem hình ảnh sản phẩm từ nhiều góc độ hoặc video giới thiệu
sản phẩm.

Khách hàng có thể đọc đánh giá từ những người dùng khác và xem các sản phẩm
liên quan.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải hiển thị thông tin chi tiết sản phẩm một cách rõ ràng và đầy đủ.

Giao diện trang chi tiết sản phẩm phải dễ điều hướng và thân thiện với người
dùng.

28
Trạng thái hệ thống khi bắt đầu:

Khách hàng đã chọn một sản phẩm từ danh sách sản phẩm.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống hiển thị chi tiết sản phẩm cho
khách hàng.

Điểm mở rộng: Không có

Use Case: Thêm Sản Phẩm Vào Giỏ Hàng

Tóm tắt: Khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng để chuẩn bị mua.

Actor: Khách Hàng Viếng Thăm

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng chọn một sản phẩm muốn mua.

B2: Khách hàng nhấp vào nút "Thêm vào giỏ hàng".

B3: Hệ thống thêm sản phẩm vào giỏ hàng của khách hàng và xác nhận hành động
này.

Các dòng sự kiện khác:

Khách hàng có thể tiếp tục mua sắm và thêm nhiều sản phẩm vào giỏ hàng.

Hệ thống hiển thị thông báo xác nhận và cung cấp liên kết để xem giỏ hàng.

Các yêu cầu đặc biệt:Hệ thống phải cập nhật giỏ hàng ngay lập tức và chính xác.

Hệ thống phải thông báo cho khách hàng biết rằng sản phẩm đã được thêm vào giỏ
hàng thành công.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Khách hàng đã chọn một sản phẩm muốn mua.

29
Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Sản phẩm được thêm vào giỏ hàng của khách
hàng.

Điểm mở rộng: Không có

Use Case: Tìm Kiếm Sản Phẩm

Tóm tắt: Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa trên trang web.

Actor: Khách Hàng Viếng Thăm

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng nhập từ khóa vào ô tìm kiếm trên trang web.

B2: Khách hàng nhấp vào nút "Tìm kiếm".

B3: Hệ thống hiển thị danh sách các sản phẩm phù hợp với từ khóa tìm kiếm.

Các dòng sự kiện khác: Khách hàng có thể lọc và sắp xếp kết quả tìm kiếm theo các
tiêu chí như giá, đánh giá, và danh mục.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải trả kết quả tìm kiếm nhanh chóng và chính xác.

Hệ thống phải hỗ trợ tìm kiếm theo nhiều tiêu chí như tên sản phẩm, loại sản phẩm,
giá cả, thương hiệu.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Khách hàng chưa thực hiện tìm kiếm sản phẩm.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống hiển thị danh sách các sản phẩm phù
hợp với từ khóa tìm kiếm.

Điểm mở rộng: Không có

30
Use Case: Đăng Ký Tài Khoản

Tóm tắt: Khách hàng có thể đăng ký tài khoản mới trên trang web.

Actor: Khách Hàng Viếng Thăm

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng nhấp vào mục "Đăng ký" trên trang web.

B2: Khách hàng điền thông tin bao gồm tên, email, và mật khẩu.

B3: Khách hàng nhấp vào nút "Đăng ký"

B4: Hệ thống tạo tài khoản mới cho khách hàng và thông báo đăng ký thành công

Các dòng sự kiện khác: Nếu thông tin đăng ký không hợp lệ, hệ thống sẽ thông báo
lỗi và yêu cầu khách hàng sửa đổi.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.

Hệ thống phải kiểm tra tính hợp lệ của thông tin đăng ký trước khi tạo tài
khoản.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa đăng nhập
vào hệ thống.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất:

Hệ thống tạo tài khoản mới cho khách hàng và khách hàng có thể đăng nhập vào hệ
thống.

Điểm mở rộng: Không có

31
Use Case: Đặt Hàng

Tóm tắt: Khách hàng có thể thực hiện đặt mua sản phẩm từ trang web.

Actor: Khách Hàng

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng truy cập trang web và đăng nhập (nếu chưa đăng nhập).

B2: Khách hàng duyệt sản phẩm và thêm sản phẩm muốn mua vào giỏ hàng.

B3: Khách hàng nhấp vào nút "Đặt hàng".

B4: Hệ thống hiển thị thông tin đơn hàng và yêu cầu khách hàng xác nhận.

B5: Khách hàng xác nhận đơn hàng và chuyển sang bước thanh toán.

Các dòng sự kiện khác:Nếu khách hàng chưa đăng nhập, hệ thống yêu cầu khách
hàng đăng nhập trước khi tiếp tục đặt hàng.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải xác nhận tính khả dụng của sản phẩm trước khi hoàn tất đơn hàng.

Hệ thống phải bảo mật thông tin khách hàng và đơn hàng.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu:

Khách hàng đã chọn sản phẩm và thêm vào giỏ hàng.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu:

Khách hàng đã chọn sản phẩm và thêm vào giỏ hàng.

Điểm mở rộng: Nhận được email khi đặt hàng thành công: Sau khi khách hàng
xác nhận đơn hàng, hệ thống tự động gửi email xác nhận tới địa chỉ email đã
đăng ký của khách hàng. Email này sẽ bao gồm thông tin chi tiết về đơn hàng,

32
số đơn hàng, sản phẩm đã đặt, tổng giá trị đơn hàng, và thông tin liên hệ hỗ
trợ.

Use Case: Thanh Toán

Tóm tắt: Khách hàng có thể thanh toán cho đơn hàng đã đặt.

Actor: Khách Hàng

Các dòng sự kiện chính:

B1: Sau khi xác nhận đơn hàng, khách hàng chọn phương thức thanh toán.

B2: Khách hàng nhập thông tin thanh toán cần thiết.

B3: Hệ thống xác thực và xử lý thanh toán.

B4: Hệ thống thông báo thanh toán thành công và cập nhật trạng thái đơn hàng.

Các dòng sự kiện khác: Nếu thanh toán không thành công, hệ thống thông báo lỗi và
hướng dẫn khách hàng thử lại.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải bảo mật thông tin thanh toán của khách hàng.

Hệ thống phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật thanh toán trực tuyến.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu:

Khách hàng đã xác nhận đơn hàng và cần thanh toán.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất:

Hệ thống xác nhận thanh toán thành công và tiến hành xử lý đơn hàng.

Điểm mở rộng: Tích hợp plugin WooCommerce Payments để cung cấp nhiều

33
phương thức thanh toán khác nhau.

Use Case: Kiểm Tra Đơn Hàng

Tóm tắt: Khách hàng có thể kiểm tra trạng thái của các đơn hàng đã đặt.

Actor: Khách Hàng

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng đăng nhập vào trang web.

B2: Khách hàng chọn mục “ Đơn hang”

B3: Khách hàng xem danh sách các đơn hàng đã đặt.

B4: Khách hàng chọn một đơn hàng cụ thể để xem chi tiết trạng thái.

Các dòng sự kiện khác: Hệ thống thông báo cho khách hàng nếu đơn hàng đã
được gửi đi hoặc có vấn đề.

Các yêu cầu đặc biệt: Hệ thống phải cập nhật trạng thái đơn hàng theo thời gian thực
và thông báo kịp thời cho khách hàng.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Khách hàng đã đặt hàng và muốn kiểm tra trạng
thái.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết về trạng thái
đơn hàng cho khách hàng

Điểm mở rộng: Không có

34
Use Case: Quản Lý Đơn Hàng

Tóm tắt:

Khách hàng có thể quản lý các đơn hàng của mình, bao gồm việc xem, chỉnh
sửa hoặc hủy đơn hàng.

Actor: Khách Hàng

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng đăng nhập vào trang web WordPress.

B2: Khách hàng chọn mục "Quản lý đơn hàng".

B3: Khách hàng duyệt qua danh sách các đơn hàng của mình.

B4: Khách hàng chọn đơn hàng cụ thể để xem chi tiết, chỉnh sửa hoặc hủy.

B5: Khách hàng thực hiện các thay đổi cần thiết và xác nhận.

Các dòng sự kiện khác: Hệ thống yêu cầu xác nhận từ khách hàng trước khi
thực hiện các thay đổi hoặc hủy đơn hàng.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải kiểm tra tính khả thi của việc chỉnh sửa hoặc hủy đơn hàng (ví
dụ: đơn hàng đã được xử lý không thể hủy).

35
Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Khách hàng đã đăng nhập và muốn quản lý
đơn hàng của mình.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống cập nhật trạng thái đơn hàng
theo yêu cầu của khách hàng.

Điểm mở rộng: Không có

Use Case: Đăng Nhập

Tóm tắt:

Khách hàng đăng nhập vào hệ thống để đặt hàng, kiểm tra và quản lý đơn hàng

Actor: Khách Hàng

Các dòng sự kiện chính:

B1: Khách hàng chọn mục "Đăng nhập" trên trang web WordPress.

B2: Khách hàng nhập thông tin tài khoản (tên đăng nhập và mật khẩu)

B3: Hệ thống xác thực thông tin và đăng nhập khách hàng vào hệ thống

Các dòng sự kiện khác: Nếu thông tin đăng nhập không chính xác, hệ thống sẽ thông
báo lỗi và yêu cầu khách hàng nhập lại.

Các yêu cầu đặc biệt: Hệ thống phải bảo mật thông tin đăng nhập của khách hàng và
đảm bảo tính an toàn.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Khách hàng chưa đăng nhập vào hệ thống.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Khách hàng đã đăng nhập và có thể truy cập
các chức năng nâng cao.

Điểm mở rộng: Không có

36
Use Case: Quản Lý Sản Phẩm

Tóm tắt:

Quản trị viên có thể quản lý các sản phẩm trên trang web WordPress bằng cách
thêm, sửa, xóa và cập nhật thông tin sản phẩm

Actor: Quản Trị Viên

Các dòng sự kiện chính:

B1: Quản trị viên truy cập trang đăng nhập WordPress và nhập thông tin đăng nhập.

B2: Sau khi đăng nhập thành công, quản trị viên vào bảng điều khiển (Dashboard).

B3: Quản trị viên chọn mục "Sản phẩm" từ menu bên trái.

B4: Quản trị viên chọn "Thêm mới" để thêm sản phẩm mới hoặc chọn một sản phẩm
từ danh sách để chỉnh sửa hoặc xóa.

B5: Quản trị viên điền thông tin sản phẩm hoặc thực hiện các chỉnh sửa cần thiết.

B6: Quản trị viên nhấp vào nút "Cập nhật" hoặc "Xuất bản" để lưu thay đổi

Các dòng sự kiện khác: Nếu sản phẩm đang được đặt hàng hoặc có vấn đề, hệ thống
sẽ thông báo cho quản trị viên trước khi xóa sản phẩm.

Các yêu cầu đặc biệt:

Hệ thống phải đảm bảo tính nhất quán và chính xác của thông tin sản phẩm.

Hệ thống WordPress phải bảo mật thông tin quản trị viên.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Quản trị viên chưa đăng nhập.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống cập nhật danh sách sản phẩm theo

37
yêu cầu của quản trị viên.

Điểm mở rộng:

Tích hợp plugin WooCommerce cho phép quản trị viên tải lên nhiều hình ảnh cho
mỗi sản phẩm và quản lý kho hàng.

Use Case: Quản Lý Thông Tin Khách Hàng

Tóm tắt: Quản trị viên có thể xem và quản lý thông tin khách hàng trên trang web
WordPress.

Actor: Quản Trị Viên

Các dòng sự kiện chính:

B1: Quản trị viên truy cập trang đăng nhập WordPress và nhập thông tin đăng nhập.

B2: Sau khi đăng nhập thành công, quản trị viên vào bảng điều khiển (Dashboard).

B3: Quản trị viên chọn mục "Người dùng" từ menu bên trái.

B4: Quản trị viên chọn một khách hàng từ danh sách để xem, chỉnh sửa hoặc xóa
thông tin.

B5: Quản trị viên thực hiện các thay đổi cần thiết và nhấp vào nút "Cập nhật người
dùng" để lưu thay đổi.

Các dòng sự kiện khác: Nếu khách hàng có đơn hàng đang xử lý, hệ thống sẽ cảnh
báo quản trị viên trước khi xóa thông tin khách hàng.

Các yêu cầu đặc biệt: Hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của thông tin
khách hàng.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Quản trị viên chưa đăng nhập.
38
Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống cập nhật thông tin khách hàng theo
yêu cầu của quản trị viên.

Điểm mở rộng: Không có

Use Case: Quản Lý Đơn Hàng

Tóm tắt: Quản trị viên có thể xem và quản lý các đơn hàng của khách hàng trên
trang web.

Actor: Quản Trị Viên

Các dòng sự kiện chính:

B1: Quản trị viên truy cập trang đăng nhập WordPress và nhập thông tin đăng nhập.

B2: Sau khi đăng nhập thành công, quản trị viên vào bảng điều khiển (Dashboard).

B3: Quản trị viên chọn mục "WooCommerce" từ menu bên trái và chọn "Đơn hàng".

B4: Quản trị viên chọn một đơn hàng từ danh sách để xem chi tiết, cập nhật trạng
thái hoặc hủy đơn hàng.

B5: Quản trị viên thực hiện các thay đổi cần thiết và nhấp vào nút "Cập nhật" để lưu
thay đổi.

Các dòng sự kiện khác:

Hệ thống thông báo cho quản trị viên về các đơn hàng có vấn đề hoặc cần chú ý đặc
biệt.

Các yêu cầu đặc biệt: Hệ thống phải đảm bảo tính nhất quán và chính xác của trạng
thái đơn hàng.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Quản trị viên chưa đăng nhập.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống cập nhật trạng thái đơn hàng theo yêu
cầu của quản trị viên.
39
Điểm mở rộng: Không có

Use Case: Thống Kê Báo Cáo

Tóm tắt: Quản trị viên có thể xem và tạo các báo cáo thống kê về hoạt động của
trang web WordPress.

Actor: Quản Trị Viên

Các dòng sự kiện chính:

B1: Quản trị viên truy cập trang đăng nhập WordPress và nhập thông tin đăng nhập.

B2: Sau khi đăng nhập thành công, quản trị viên vào bảng điều khiển (Dashboard).

B3: Quản trị viên chọn mục "WooCommerce" từ menu bên trái và chọn "Báo cáo".

B4: Quản trị viên chọn loại báo cáo muốn xem (doanh số, sản phẩm, khách hàng,
v.v.).

B5: Hệ thống hiển thị báo cáo theo yêu cầu của quản trị viên, cho phép quản trị viên
tải xuống báo cáo dưới dạng PDF hoặc Excel.

Các dòng sự kiện khác: Hệ thống cho phép quản trị viên tùy chỉnh các tiêu chí báo
cáo như khoảng thời gian, loại sản phẩm, v.v.

Các yêu cầu đặc biệt: Hệ thống phải cung cấp dữ liệu chính xác và cập nhật.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Quản trị viên chưa đăng nhập.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống hiển thị báo cáo hoặc cung cấp file
báo cáo cho quản trị viên.

Điểm mở rộng: Tích hợp plugin WooCommerce Google Analytics để cung cấp các
báo cáo chi tiết hơn và tích hợp dữ liệu.

40
Use Case: Quản Lý Khác

Tóm tắt: Quản trị viên có thể quản lý các chức năng khác của trang web WordPress.

Actor: Quản Trị Viên

Các dòng sự kiện chính:

B1: Quản trị viên truy cập trang đăng nhập WordPress và nhập thông tin đăng nhập.

B2: Sau khi đăng nhập thành công, quản trị viên vào bảng điều khiển (Dashboard).

B3: Quản trị viên chọn mục "Cài đặt" hoặc các mục quản lý khác từ menu bên trái.

B4: Quản trị viên thực hiện các thay đổi cấu hình hệ thống hoặc quản lý người dùng.

B5: Hệ thống WordPress cập nhật các thay đổi theo thao tác của quản trị viên.

Các dòng sự kiện khác: Hệ thống thông báo cho quản trị viên về các thay đổi quan
trọng hoặc cần xác nhận.

Các yêu cầu đặc biệt: Hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật và chính xác khi thực
hiện các chức năng quản lý khác.

Trạng thái hệ thống khi bắt đầu: Quản trị viên chưa đăng nhập.

Trạng thái hệ thống sau khi hoàn tất: Hệ thống cập nhật các thay đổi theo yêu cầu
của quản trị viên.

Điểm mở rộng: Không có

41
2. Sơ đồ hoạt động – Activity Diagram

2.1 Activity Diagram: Đặt hàng

Hình 4. Activity Diagram: Đặt hàng

42
2.2 Activity Diagram: Quản lý đơn hàng

Hình 5. Activity Diagram: Quản lý đơn hàng

43
2.3 Activity Diagram: Quản lý sản phẩm

3. Sơ đồ tuần tự - Sequence Diagram

Hình 6.Activity Diagram: Quản lý sản phẩm

44
3.1 Sequence Diagram: Đặt hàng

Hình 7. Sequence Diagram: Đặt hàng

3.2 Sequence Diagram - Quản lý sản phẩm

Hình 8. Sequence Diagram: Đặt hàng

3.3 Sequence Diagram: Quản lý đơn hàng

45
Hình 9. Sequence Diagram: Quản lý đơn hàng

46
CHƯƠNG 5. TRIỂN KHAI WOOCOMERCE

Khi nghiên cứu và phát triển một dự án thương mại điện tử, việc triển
khai và tối ưu hóa WooCommerce đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một
cửa hàng trực tuyến hiệu quả và nhanh chóng. Sau đây là một số hướng dẫn cơ
bản về cách cài đặt và tối ưu hóa WooCommerce, cũng như các bước tùy chỉnh
để đáp ứng nhu cầu cụ thể của dự án.

1. Cài đặt Hosting

1.1 Lựa chọn WordPress Hosting

WordPress hosting là một dạng shared hosting được tối ưu hóa riêng cho
các website WordPress. Máy chủ được cấu hình đặc biệt với các plugin như
caching và bảo mật được cài sẵn, giúp trang tải nhanh hơn và hoạt động mượt
mà. WordPress hosting thường bao gồm các tính năng đặc trưng như theme tùy
chỉnh, trình builder kéo thả và các công cụ chuyên biệt. Nhờ sự tối ưu này, việc
cài đặt và vận hành WordPress trở nên hiệu quả hơn nhiều.

1.1.1 Mua Hosting

Bước 1: Lựa chọn nhà cung cấp Hostinger

47
Hình 10. Nhà cung cấp Hostinger

Bước 2: Chọn gói phù hợp với nhu cầu sử dụng

Hình 11. Gói phù hợp với nhu cầu sử dụng

48
Hình 12. Chọn gói phù hợp

Bước 3: Khi mua Hosting thành công, sau đó click vào nút đăng nhập, sẽ được
chuyển tới trang đăng nhập.

Hình 13. Trang đăng nhập Hostinger

Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công. Hostinger sẽ gợi ý và hỗ trợ các cách để
tạo ra một website.
49
Hình 14. Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website.

Hình 15.Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website

50
Hình 16. . Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website

Hình 17. . Hostinger gợi ý hỗ trợ các cách để tạo ra một website

51
1.1.2 Cài đặt WordPress và mua tên Miền

Bước 1: Nhấn cài đặt WordPress hoặc có cài đặt tích hợp cả WooCommerce và
WordPress.

Hình 18. Cài đặt WordPress

Bước 2: Tạo tài khoản WordPress bằng email và mật khẩu (lưu ý phải ghi nhớ).
Sau đó click vào “Tiếp tục”.

52
Hình 19. Tạo tài khoản WordPress bằng email và mật khẩu

Bước 3: Lựa chọn trang Web muốn xây dựng

Hình 20. Lựa chọn trang Web muốn xây dựng

Bước 4: Ở bước này có thể lựa chọn các giao diện mà Hostinger gợi ý hoặc có
thể tạo một trang web trống.

53
Hình 21. Lựa chọn các giao diện

Bước 5: Lựa chọn các Plugin cho trang website.

Hình 22. Lựa chọn các Plugin cho trang website

Bước 6: Đặt tên thương hiệu và mô tả về trang Web.

54
Hình 23. Đặt tên thương hiệu và mô tả về trang Web

Bước 7: Mua tên miền cho Website. Có thể sử dụng tên miền tạm thời.

Hình 24. Mua tên miền cho Website

Bước 8: Sau khi hoàn tất tất cả WordPress đang được cài đặt.

55
Hình 25. Wordpress đang được cài đặt

2. Cấu hình WooCommerce

2.1 Trang quản trị

Bước 1: Đầu tiên đăng nhập vào trang quản trị của WordPress

Hình 26. Đăng nhập vào trang quản trị của WordPress

56
Bước 2: Sau khi click vào Admin Panel sẽ được chuyển tới trang quản trị của
WordPress.

Hình 27. Quản trị của WordPress.

2.2 Thêm sản phẩm

Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “Sản phẩm” và nhấn chọn
“Thêm mới”.

Hình 28. Giao diện thêm sản phẩm

57
Bước 2: Thêm thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm tên, mô tả, ảnh, giá cá,
thuộc tính (nếu có).

Hình 29. Giao diện thêm sản phẩm

Bước 3: Đăng sản phẩm và sản phẩm đã được lưu.

Hình 30. Đăng sản phẩm và sản phẩm đã được lưu.

58
2.3 Thêm các trang giao diện cho trang Web.

Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “Trang” và nhấn chọn “Thêm
trang mới”.

Hình 31. Mục “Trang” và nhấn chọn “Thêm trang mới”.

Bước 2: Thêm trang tiêu đề và cấu hình giao diện của trang

Hình 32. Trang tiêu đề và cấu hình giao diện của trang

Hoặc có thể cấu hình bằng Edit with UX Builder.

59
Hình 33. Cấu hình bằng Edit with UX Builder

Hình 34. Cấu hình giao diện trang chủ

Bước 3: Bấm đăng hoặc cập nhật.

2.4 Thêm các bài viết cho trang Web.

Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “Bài viết” và nhấn chọn “Thêm
bài viết”.
60
Hình 35. Giao diện quản trị thêm bài viết

Bước 2: Thêm tiêu đề cho bài viết và có thể chỉnh sửa giao diện bài viết bằng
các thanh công cụ bên trái hoặc là bằng html.

Hình 36. Giao diện quản trị thêm tiêu đề cho bài viết và có thể chỉnh sửa giao diện bài viết bằng html.

Bước 3: Nhấn cập nhật và xem bài viết.

61
Hình 37. Giao diện quản trị cập nhật và xem bài viết

Hình 38. Giao diện tiêu đề đã được cập nhật

2.5 Tích hợp hệ thống thanh toán.

Kích hoạt và cấu hình các phương thức thanh toán phù hợp với đối

tượng khách hàng và sau đây là các bước để thực hiện điều này:

62
Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “WooCommerce” và nhấn chọn
“Cài đặt”.

Hình 39. Giao diện cài đặt Woocommerce

Bước 2: Nhấn vào mục “Thanh toán” sẽ hiện ra giao diện như bên dưới. Sau đó,
nhấn Enable các phương thức thanh toán phù hợp.

Hình 40. Giao diện thiết lập phương thức thanh toán

63
2.6 Tích hợp gửi Email.

Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “Plugin” và nhấn chọn “Cài
plugin”. Sau đó, nhấn cài đặt và kích hoạt.

Hình 41.Giao diện thiết lập tích hợp gửi Email

Bước 2: Điền mail của tài khoản gửi đi.

Hình 42.Giao diện điền mail của tài khoản gửi đi

64
Bước 3: Chọn phương thức gửi mail là “Other SMTP”. Tiếp theo, SMTP Host
sẽ điền là “smtp.gmail.com”. Chọn mã hóa “TLS”.

Hình 43. Giao diện chọn phương thức gửi mail

Bước 4: Phần “SMTP Username” điền tên email của phần “Mail ” trước đó đã
nhập.

Hình 44. Giao diện điền thông tin mail

65
Bước 5: Đối với phần “SMTP Password”. Ta sẽ đăng nhập vào “Quản lý tài
khoản Google của bạn”.(lưu ý là tài khoản mail đã dùng để đăng kí ở trên).

Hình 45. Giao diện quản lý tài khoản google

Bước 6: Nhấn vào “Bảo mật” và kích hoạt xác thực 2 yếu tố.

Hình 46. Giao diện quản trị “Bảo mật” và kích hoạt xác thực 2 yếu tố.

66
Bước 7: Kéo xuống ta sẽ thấy mật khẩu ứng dụng và nhấp vào đó để lấy mật
khẩu.

Hình 47. Giao diện quản trị lấy mật khẩu ứng dụng

Bước 8: Tạo tên ứng dụng và Google sẽ cung cấp mật khẩu.

Hình 48. Giao diện quản trị tạo tên ứng dụng và Google cung cấp mật khẩu

67
Hình 49. Giao diện quản trị mật khẩu đã tạo

Bước 9: Cuối cùng, coppy mật khẩu Google đã cung cấp và dán vào “SMTP
Password” và nhấn “Save Settings”.

Hình 50. Giao diện coppy mật khẩu Google đã cung cấp và dán vào “SMTP Password” và nhấn “Save Settings”.

68
2.7 Cấu hình Email

Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “WooCommerce” và nhấn chọn
“Cài đặt”.

Hình 51. Giao diện cấu hình Woocommerce cài đặt email

Bước 2: Nhấn vào mục “Email” sẽ hiện ra giao diện như bên dưới.

69
Bước 3: Nhập các thông cần thiết và chọn màu cho mẫu mail gửi đi. Sau đó
nhấn “Lưu thay đổi”.

Hình 52. Giao diện nhập thông tin và màu sắc cho email

2.8 Tích hợp các mã ưu đãi giảm giá

Bước 1: Tại Menu bên trái, đưa chuột vào mục “Tiếp thị” và nhấn chọn “Các ưu
đãi”.

Hình 53. Giao diện thiết lập mã giảm giá

70
Bước 2: Nhấn chọn “Thêm mã ưu đãi” để cài các mã ưu đãi.

Hình 54. Giao diện thêm mã giảm giá

Bước 3: Đầu tiên chọn tạo mã ưu đãi hoặc có thể tự tạo mã riêng cho cửa hàng.
Chọn các loại ưu đãi phù hợp cho cửa hàng. Nhập mức ưu đãi cho mã giảm giá
và ngày hết hạn mã ưu đãi.

Hình 55. Thiết lập các mã giảm và ngày hết hạn

71
Hình 56. Thiết lập các mã giảm và ngày hết hạn

Bước 4: Chọn mức chi tiêu tối thiểu (tổng tiền mua thấp nhất để nhận được ưu
đãi) và chọn mức chi tiêu tối đa (có thể để hoặc không).

Hình 57. Giao diện thiết lập hạn mức mã ưu đãi

72
Bước 5: Nhập số lượng người sử dụng cho mã giảm giá và giới hạn số lần cho
người dùng mã giảm này. Sau đó, nhấn “Cập nhật”.

Hình 58. Giao diện thiết lập số lượng số lần áp dụng mã giảm giá

73
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA HÀNG
TRỰC TUYẾN – WEBSITE

1. Đăng Nhập và Quản lý Người Dùng

1.1 Người quản trị đăng nhập vào hệ thống để điều hành và
quản lý cửa hàng.

Hình 59. Giao trị đăng nhập của quản trị viên

Đây là giao diện đăng nhập hệ thống quản lý cửa hàng OLIVIA.

Ngoài ra, chúng ta có thể thêm các tài khoản khác để dễ dàng chia sẻ
quyền truy cập với nhân viên. Điều này giúp phân quyền cụ thể cho từng vai trò,
nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống.

74
Quản lý thông tin người dùng, bao gồm khách hàng và nhân viên.

Hình 60. Giao diện quản lý thông tin người dùng

Trang thông tin khách hàng và quản lý vai trò nội bộ của cửa hàng cho
phép thực hiện các thao tác cơ bản như thêm, xóa, chỉnh sửa thông tin. Ngoài ra,
cũng có thể thay đổi vai trò của các thành viên, giúp quản lý hiệu quả hơn và
đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều có quyền hạn phù hợp với trách nhiệm.

2. Quản lý Sản Phẩm

75
2.1 Thêm, sửa, xóa sản phẩm trong cửa hàng.

Hình 61. Giao diện quản trị các chức năng thêm, sửa, xoá sản phẩm

Trang này cho phép thực hiện các thao tác như thêm, xóa, chỉnh sửa cũng
như quản lý tình trạng tồn kho và giá sản phẩm. Người quản lý có thể dễ dàng
cập nhật thông tin sản phẩm, theo dõi mức tồn kho và điều chỉnh giá bán phù
hợp.

76
2.2 Quản lý danh mục sản phẩm để tổ chức thông tin một
cách có hệ thống.

Hình 62. Giao diện quản lý các danh mục

Tạo danh mục cho từng loại sản phẩm và phân loại chúng cho phù hợp.
Điều này giúp quản trị viên kiểm tra các mục một cách có tổ chức và theo đúng
quy trình. Ngoài ra, các danh mục mới có thể dễ dàng được thêm vào khi cửa
hàng nhập các loại sản phẩm mới, đảm bảo việc quản lý luôn linh hoạt.

3 Quản lý Đơn Hàng:

Xem, quản lý và tình trạng các đơn hàng từ khách hàng.

77
Tại đây, ta có thể xem đơn đặt hàng của khách hàng và trạng thái giao sản
phẩm. Nó giúp giám sát xem sản phẩm đã được giao cho khách hàng hay chưa
và theo dõi thời gian giao hàng dự kiến của sản phẩm cho khách hàng, đảm bảo
phục vụ khách hàng kịp thời và hiệu quả.

4. Quản lý Khách Hàng

Lưu trữ thông tin chi tiết và lịch sử mua hàng của khách hàng

Hình 64. Giao diện lưu trữ thông tin khách hàng

Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng khi họ mua sản phẩm, tất cả
dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân và số tiền đã chi tiêu, sẽ được lưu trữ an

78
toàn. Điều này giúp quản lý đơn hàng hiệu quả và hỗ trợ khách hàng trong các
giao dịch sau này.

5. Quản lý Thanh Toán và Vận Chuyển

5.1 Tích hợp và quản lý các phương thức thanh toán.

Hình 65. Giao diện tích hợp và quản lý các phương thức thanh toán.

Khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương thức sau để thanh toán
sản phẩm:

- Chuyển khoản ngân hàng.


- Thanh toán khi nhận hàng (COD).
- Thanh toán chuyển khoản (Quét mã VietQR)

79
5.2 Quản lý các tùy chọn vận chuyển và các phí liên quan.

Hình 66. Giao diện Hình 66. Giao diện quản lý các tùy chọn vận chuyển và các phí liên quan

Với các lựa chọn và các mức giá của việc giao hàng, khách hàng có thể
xem xét và lựa chọn phương án phù hợp nhất dựa trên các yếu tố sau:

- Giao hàng miễn phí: Phương thức giao hàng thông thường, phí giao miễn phí
cho một số đơn hang đáp ứng đủ điều kiện mà cửa hàng đưa ra.
- Giao hỏa tốc: Phương thức giao hàng nhanh hơn, thường có phí cao hơn so
với giao hàng bình thường, nhưng sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng
hơn.
- Giao hàng theo đồng giá theo khu vực: Có thể có các mức phí khác nhau tùy
vào khu vực khách hàng sống, ví dụ như giao hàng trong thành phố, ngoại
thành, hay các khu vực xa hơn.
- Tự đến lấy hàng tại cửa hàng: Khách hàng có thể chọn tự đến cửa hàng để
lấy hàng mà không phải chịu phí giao hàng

6. Quản lý Giảm Giá và Khuyến Mãi

Tạo và quản lý các chương trình giảm giá, mã giảm giá, và khuyến mãi.

80
Hình 67. Giao diện Quản lý Giảm Giá và Khuyến Mãi

Trong phần phiếu ưu đãi, quản trị viên có thể thêm các mã phiếu giảm giá
khác nhau cho khách hàng. Những ưu đãi này có thể bao gồm giảm giá sản
phẩm, miễn phí vận chuyển hoặc các ưu đãi đặc biệt khác. Các mã giảm giá này
sẽ xuất hiện trên website của cửa hàng ngay khi khách hàng truy cập vào
website, giúp tạo động lực và thu hút khách hàng đến mua sắm.

7.Tích hợp Chatbox

81
Bước 1: Vào cài đặt và kích hoạt plugin “Tidio – Live Chat & AI Chatbots”

Hình 68. Giao diện cài đặt và kích hoạt plugin “Tidio – Live Chat & AI Chatbots”

Bước 2: Ở cột menu bên trái nhấp vào biểu tượng “Tidio Chat”, sau đó nhấn
“Open Tidio panel”. Tiếp theo làm theo chỉ dẫn.

Hình 69. Giao diện thiết lập Chat box

82
8. Tích hợp Google Analytics

Tích hợp Google Analytics vào website cho phép theo dõi và phân tích
lưu lượng truy cập cùng hành vi người dùng.

Hình 70. Giao diện tích hợp Google Analytics

Thu nhập dữ liệu quan trọng, giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và
cải thiện chiến lược kinh doanh dựa trên các thông tin chi tiết về hành vi khách
hàng.

9. Quản Lý Nội Dung và Giao Diện

Tùy chỉnh giao diện cửa hàng với các chủ đề và mẫu.

Hình 71. Giao diện tuỳ chỉnh cửa hàng với các chủ đề và mẫu.
83
Khi truy cập vào mục tùy biến của website OLIVIA, sẽ được chuyển đến
trình chỉnh sửa để cập nhật nội dung, thông tin trên trang chủ cũng như các trang
thông tin khác.

10. Kiểm Soát Bảo Mật

Cài đặt và quản lý các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu khách hàng và
thông tin cửa hàng.

Hình 72. Giao diện cài đặt và quản lý các biện pháp bảo mật

Hiện tại Website của cửa hàng các biện pháp bảo mật như là sever chứng
chỉ SSL và link của trang web có đuôi https.

84
11. Xem Thống Kê và Báo Cáo

11.1 Xem các thống kê về doanh số bán hàng và đơn hàng

Hình 73. Giao diện các thống kê về doanh số bán hàng và đơn hàng

Hình 74. Giao diện các thống kê về doanh số bán hàng và đơn hàng

85
11.2 Tạo và xem báo cáo để đánh giá hiệu suất kinh doanh.

Hình 75. Giao diện tạo và xem báo cáo để đánh giá hiệu suất kinh doanh.

Hình 76. Giao diện tạo và xem báo cáo để đánh giá hiệu suất kinh doanh.

86
12. Hỗ Trợ Khách Hàng

Cung cấp hỗ trợ và liên lạc với khách hàng qua hệ thống trò chuyện hoặc

Hình 77. Giao diện hệ thống trò chuyện hoặc email


email.

13. Tối ưu hóa trang Web

Cách để tối ưu hóa trang bán hàng: Xóa bớt các Plugin và Theme

87
Hình 78. Tối ưu hóa trang bán hàng: Xóa bớt các Plugin và Theme

Tiếp theo ta sẽ xóa các theme để host giảm dung lượng xuống và
Wordpress không cần phải liên tục tìm kiếm bản cập nhật cho những theme thừa
đó và chiếm dụng tốc độ xử lý cho các tác vụ khác hoặc nói dễ hiểu hơn là giảm
tải cho CPU.

Xuất hiện nhiều giao diện gây ra tình trạng giật lag khi sử dụng. Xóa bớt
các giao diện không dung đến để tối ưu hóa trang web.

Hình 79. Giao diện các theme

88
CHƯƠNG 7. QUY TRÌNH MUA HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Quy trình giao dịch thương mại điện tử bao gồm nhiều bước từ khi khách
hàng truy cập trang web, lựa chọn sản phẩm và thanh toán, cho đến khi nhận
được sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là quy trình đảm bảo mọi giao dịch diễn ra
một cách trơn tru và hiệu quả.

1.Truy Cập và Tìm Kiếm

1.1 Truy cập vào website

Khách hàng truy cập trang website thương mại điện tử:
https://shopmypham.store/ .Sau đó, sẽ được dẫn đến trang chủ của trang web.

Hình 80. Giao diện trang chủ website

89
1.2 Sử dụng tính năng tìm kiếm hoặc duyệt qua các danh mục
để lựa chọn sản phẩm.

Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu bằng cách
nhập từ khóa sản phẩm vào thanh tìm kiếm trên trang web.

Hình 81. Giao diện tính năng tìm kiếm hoặc duyệt qua các danh mục để lựa chọn sản phẩm.

Hoặc có thể từ trang chủ cửa hàng kéo xuống để xem các sản phẩm nổi
bật, sản phẩm khuyến mãi, sản phẩm đã xem gần đây.

Hình 82. Giao diện các sản phẩm nổi bật

90
Hình 83. Giao diện các sản phẩm khuyến mãi

Hình 84. Giao diện các sản phẩm đã xem gần đây

91
2. Lựa Chọn Sản Phẩm

Khách hàng chọn sản phẩm mà họ muốn mua, dựa vào danh mục sản
phẩm, các thương hiệu nổi tiếng hoặc là lựa chọn trong tầm giá theo nhu cầu.

Hình 85. Giao diện lựa chọn sản phẩm

Hình 86. Giao diện lựa chọn sản phẩm theo thương hiệu

92
Ở trang sản phẩm, khách hàng được cung cấp nhiều tiện ích để dễ dàng
tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu của mình. Họ có thể sắp xếp sản
phẩm theo giá cả, đánh giá từ người dùng, và danh mục sản phẩm. Ngoài ra,
khách hàng cũng có thể xem lại các sản phẩm đã xem trước đó để đưa ra quyết
định mua hàng chính xác và nhanh chóng. Các tiện ích này giúp cải thiện trải
nghiệm mua sắm trực tuyến và mang đến sự thuận tiện tối đa cho người dùng.

Hình 87. Giao diện lựa chọn sản phẩm theo khoảng giá

3. Xem thông tin chi tiết, ảnh sản phẩm và đánh giá từ người dùng
khác.

Hình 88. Giao diện xem thông tin chi tiết, ảnh sản phẩm và đánh giá

93
Hình 89. Giao diện thông tin sản phẩm

Khi khách hàng nhấp vào một sản phẩm, trang web sẽ tự động hiển thị tất
cả thông tin chi tiết của sản phẩm đó như giá cả, hình ảnh đầy đủ từ nhiều góc
độ khác nhau, số lượng hiện có trong kho, thông tin kỹ thuật chi tiết, mô tả sản
phẩm và đánh giá của các khách hàng trước đó. Điều này giúp khách hàng có
được cái nhìn tổng quát và đầy đủ về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
Và bên dưới sẽ là các sản phẩm tương tự để khách hàng có nhiều sự lụa chọn
hơn.

94
4. Thêm vào giỏ hàng

Hình 90. Giao diện thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Khi khách hàng nhấp vào nút " THÊM VÀO GIỎ HÀNG", sản phẩm sẽ
được tự động thêm vào giỏ hàng của họ. Bằng cách nhấp vào logo giỏ hàng ở
góc phải bên trên của trang web, khách hàng có thể truy cập vào giỏ hàng và
thực hiện các thao tác như là có thể điều chỉnh số lượng sản phẩm, xóa bỏ sản
phẩm không muốn mua, xem tổng giá trị của các sản phẩm đã chọn, và chuyển
đến trang thanh toán để hoàn tất quá trình mua sắm.

5. Kiểm tra giỏ hàng

Khách hàng có thể kiểm tra chi tiết giỏ hàng bằng cách nhấn vào nút "
XEM GIỎ HÀNG". Trang web sẽ hiển thị chi tiết như số lượng sản phẩm trong
giỏ hàng, địa chỉ giao hàng, áp dụng mã giảm giá (nếu có), phương thức thanh
toán và tổng giá trị của đơn hàng.

95
Hình 91. Giao diện chi tiết giỏ hàng

Hình 92. Giao diện chi tiết giỏ hàng

96
6. Xác nhận đơn hàng

Sau khi khách hàng đặt xong trên giao diện website sẽ hiển thị thông tin
đơn hàng mà quý khách đã đặt.

Hình 93. Giao diện website sẽ hiển thị thông tin đơn hàng mà quý khách đã đặt.

Sau đó bên phía cửa hàng cũng sẽ gửi đi một email thông báo ngay lập
tức về thông tin chi tiết của đơn hàng, để khách hàng có thể so sánh và kiểm tra
thật kỹ đơn hàng của mình.

97
Hình 94. Giao diện đơn hàng đã đặt thành công

7. Đăng Nhập hoặc Tạo Tài Khoản

Khách hàng có thể đăng nhập nếu đã có tài khoản trên trang web hoặc tạo
tài khoản mới bằng cách nhập tài khoản email để đăng kí.

98
Hình 95. Giao diện đăng nhập hoặc tạo tài khoản

8. Khám phá Website

8.1 Trang giới thiệu

Hình 96. Giao diện trang giới thiệu

99
8.2 Trang Blogs

Hình 97. Giao diện tranng blogs của website

8.3 Trang liên hệ và địa chỉ của cửa hàng

Hình 98. Giao diện trang liên hệ và địa chỉ của cửa hàng

100
Hình 99. Giao diện địa chỉ của hàng tại bảng đồ

9. Đường link trang web

https://shopmypham.store

101
CHƯƠNG 8. ĐÁNH GIÁ & KẾT LUẬN

1. Tóm tắt kết quả đạt được và nhận xét về quá trình phát triển

Kết quả đạt được: Chúng tôi đã phát triển thành công một website
thương mại điện tử về mỹ phẩm, sử dụng nền tảng mã nguồn mở WordPress và
WooCommerce. Các tính năng nổi bật bao gồm:

1.1 Dành cho quản trị viên:

- Quản lý phân quyền truy cập.


- Thống kê số liệu liên quan đến hoạt động của website.
- Tích hợp và quản lý giao diện người dùng.

1.2 Dành cho người bán hàng:

- Quản lý sản phẩm: thêm, xóa, cập nhật.


- Thống kê đơn hàng và sản phẩm.
- Thêm các chương trình khuyến mãi.

1.3 Dành cho người mua hàng:

- Tìm kiếm và hiển thị thông tin sản phẩm.


- Quản lý giỏ hàng và đơn hàng.
- Thông báo về tình trạng đơn hàng.
- Tính tổng tiền và phí vận chuyển.
- Lựa chọn phương thức thanh toán.

Nhận xét : Quá trình học tập và thực hành môn học “ Phát triển ứng dụng
web thương mại ” đã mang lại cho chúng tôi nhiều kiến thức và trải nghiệm
.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển web chúng tôi đã gặp phải nhiều khó khăn
và thách thức, đặc biệt khi tiếp cận với các công cụ mới. Tuy nhiên, thông qua

102
những thách thức đó, chúng tôi đã học được cách xây dựng và triển khai một
website hiệu quả, cũng như cách làm việc nhóm trong một dự án thực tế.

2. Đánh giá ưu điểm và thách thức của việc sử dụng


WooCommerce trong dự án

Ưu điểm:

- Dễ sử dụng: WooCommerce được tích hợp sẵn trong WordPress, giúp người
dùng quen thuộc với WordPress dễ dàng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.
- Miễn phí và mã nguồn mở: Là một plugin mã nguồn mở và miễn phí,
WooCommerce giúp giảm chi phí phát triển và tùy chỉnh.
- Đa chức năng: Cung cấp nhiều tính năng đa dạng như quản lý sản phẩm,
thanh toán, giao hàng, giảm giá và bảo mật.
- Tính năng mở rộng: Có thể tích hợp thêm các plugin bổ sung để mở rộng khả
năng và tính linh hoạt của cửa hàng trực tuyến.

Thách thức:

- Hiệu suất có thể bị ảnh hưởng:Sử dụng nhiều plugin có thể làm giảm hiệu
suất trang web, đặc biệt khi lượng truy cập tăng cao.
- Chi phí cho tính năng cao cấp: Một số tính năng cao cấp yêu cầu mua các
plugin phức tạp hoặc sử dụng dịch vụ tích hợp, tăng chi phí phát triển và duy
trì.

103
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Williams, A. (2022). WordPress for beginners 2022: A visual step-by-


step guide to mastering WordPress. Amazon Digital Services LLC - KDP
Print US.
2. Williams, B., Damstra, D., & Stern, H. (2020). Professional WordPress:
Design and development (3rd ed.). Wiley.
3. WordPress.org. (n.d.). WordPress documentation. Retrieved June 21,
2024, from https://wordpress.org/support/
4. WooCommerce là gì? Ưu nhược điểm của WooCommerce 2022. (n.d.).
Retrieved from https://secomm.vn/vi/woocommerce-la-gi-uu-nhuoc-diem-
cua-woocommerce-2022/
5. WooCommerce. (n.d.). WooCommerce documentation. Retrieved from
https://woocommerce.com/documentation/
6. WordPress.org. (n.d.). WooCommerce Plugin Page. Retrieved from
https://wordpress.org/plugins/woocommerce/
7. WPBeginner. (n.d.). WooCommerce vs. Shopify. Retrieved from
https://www.wpbeginner.com/opinion/woocommerce-vs-shopify/
8. Kinsta. (n.d.). The benefits of WooCommerce for your online store.
Retrieved from https://kinsta.com/blog/woocommerce-benefits/
9. Yoast. (n.d.). WooCommerce SEO guide: How to optimize
WooCommerce products. Retrieved from
https://yoast.com/woocommerce-seo/
10.Magenest. (n.d.). Steps to build an eCommerce website. Retrieved from
https://magenest.com/en/steps-to-build-an-ecommerce-website/
11.Interaction Design Foundation. (n.d.). Ecommerce UX best practices.
Retrieved from
https://www.interaction-design.org/literature/article/ecommerce-ux-best-
practices
12.Ashley5. (2018, November 8). 6 best practices for building an ecommerce
website. Medium. Retrieved from https://medium.com/@ashley5/6-best-
practices-for-building-an-ecommerce-website-8660f823c5d
13.PCI Security Standards Council. (n.d.). Maintaining payment security.
Retrieved from
https://www.pcisecuritystandards.org/pci_security/maintaining_payment_
security

104
14.Google Cloud. (n.d.). Building a scalable ecommerce website. Retrieved
from https://cloud.google.com/solutions/ecommerce
15.Smashing Magazine. (2018, January 9). Responsive web design
principles. Retrieved from
https://www.smashingmagazine.com/2018/01/responsive-web-design-
principles/
16.Baymard Institute. (n.d.). Checkout usability. Retrieved from
https://baymard.com/blog/checkout-usability

105

You might also like