Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


-----ooo-----

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ HỘI CHỨNG


TIÊU CHẢY TRÊN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI EA SÚP
(CTY CP CHĂN NUÔI C.P.V.N), XÃ YA TƠ MỐT –
HUYỆN EA SÚP – TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên : Hiêng Thị Bi


Chuyên nghành : Thú y
Khóa : 2017

Đắk Lắk, 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
-----ooo-----

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ HỘI CHỨNG


TIÊU CHẢY TRÊN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI EA SÚP
(CTY CP CHĂN NUÔI C.P.V.N), XÃ YA TƠ MỐT –
HUYỆN EA SÚP – TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên : Hiêng Thị Bi


Chuyên nghành : Thú y
Lớp : Thú y K17A
Khóa : 2017

Giảng viên hướng dẫn


ThS. Nguyễn Quốc Hiếu

Đắk Lắk, 2024


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, đơn vị,
đoàn thể. Đến nay đề tài đã hoàn thành, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ trực tiếp của
ThS. Nguyễn Quốc Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Đinh Trung Can - trưởng
trại heo Ea Súp, cùng tập thể các anh chị kỹ thuật, công nhân của trại và toàn
thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần C.P Việt Nam đã tạo điều kiện tốt
nhất và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại trại.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tôi
xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 03 tháng 7 năm 2024
Sinh viên

Hiêng Thị Bi
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i


MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................vi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................2
PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................3
2.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh............................................................................3
2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước.....................................................................3
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................3
2.2. Đặc điểm sinh lý của heo sau cai sữa.........................................................4
2.2.1. Đặc điểm thần kinh và cơ quan điều nhiệt..............................................4
2.2.2. Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa heo con........................5
2.2.3. Hệ miễn dịch ở heo con...........................................................................8
2.3. Hội chứng tiêu chảy trên heo cai sữa.........................................................8
2.3.1. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo cai sữa.......................................8
2.3.2. Triệu chứng và bệnh tích.......................................................................11
2.3.3. Những hiểu biết về biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy........................12
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................15
2.4.1. Vị trí địa lý............................................................................................15
2.4.2. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................15
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................17
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................17
3.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................17
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................17
3.3. Phương tiện khảo sát................................................................................17
3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................17
3.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................17
3.5.1. Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy và ngày con tiêu chảy..............................17
3.5.2. Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo con.....................18
3.5.3. Mổ khám bệnh tích trên lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy.......19
3.5.4. Ghi nhận thời gian và kết quả điều trị...................................................20
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................21
4.1. Tổng quan về trại Ea Súp (CTY CP Chăn nuôi C.P.VN)........................21
4.2 Tình hình chăn nuôi tại trại heo Ea Súp.............................................22
4.2.1. Tổng đàn heo qua các năm....................................................................22
4.2.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo cai sữa tại trại.........................23
4.2.3. Quy trình vaccin tại trại.........................................................................25
4.2.4. Công tác thú y và phòng bệnh chung....................................................26
4.3. Tình hình nhiễm tiêu chảy tại trại............................................................29
4.3.1 Triệu chứng lâm sàng trên heo mắc bệnh...............................................29
4.3.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy.................................................................................30
4.3.3 Kết quả điều trị.......................................................................................31
4.3.4. Đề xuất biện pháp tăng cường sức đề kháng cho heo...........................35
PHẦN V KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..........................................................37
5.1. Kết luận....................................................................................................37
5.2. Đề nghị.....................................................................................................37
PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................38
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................39
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Myco Gây bệnh hô hấp (Mycoplasma hyopneumoniae)


Circo Circovirus
PRRS Hội chứng hô hấp và sinh sản
CSF Bệnh dịch tả heo(Classic Swine Fever)
FMD Lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease)
TGE Bệnh viêm dạ dày ruột( Transmissible
gastroenteritis)
L Lít
HCl Acid Hydric
M(m) Metri
Kg Kilogram
Ml(ml) Mililitre
G(g) Gram
pH Độ hoạt động của H+(pondus hydrogenii)
ARN Ribonucleic acid
ADN deoxyribonucleic
ĐVT Đơn vị tính
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sự phát triển cơ quan tiêu hóa ở lợn con.......................................5


Bảng 4.1. Tổng đàn heo qua các năm tại trại...............................................22
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn núm uống..................................................................24
Bảng 4.3. Chương trình vaccine cho các trại heo hậu bị và thịt Swine.......26
Bảng 4.4. Một số thuốc sát trùng trang trại đang sử dụng...........................28
Bảng 4.5. Số lượng heo mắc bệnh có các triệu chứng lâm sàng..................29
Bảng 4.6. Tỷ lệ bị tiêu chảy của heo cai sữa................................................30
Bảng 4.7. Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo cai sữa...........................................30
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên heo con...............................................32
Bảng 4.9. Tỷ lệ chết của heo con cai sữa.....................................................33
bảng 4.10. Kết quả điều trị những phác đồ trên...........................................34
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Kết quả điều trị bệnh...............................................................32


Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chết của heo con cai sữa.................................................33
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay, đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển với xu thế mới
tiến đến công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng hòa nhập với xu thế
đó, cả nước ta đã và đang nâng cao vai trò làm chủ trong nền công nghiệp
và nông nghiệp.
Đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, nhu
cầu sống hàng ngày của con người phụ thuộc rất nhiều vào hai nguồn cung
cấp chính là năng lượng và đạm. Nguồn năng lượng được lấy từ thực vật và
các loại ngũ cốc, còn nguồn cung cấp đạm có trong các sản phẩm chăn
nuôi( thịt, cá, trứng, sữa,..). vì vậy chăn nuôi là một ngành quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp, nhưng không những chăn nuôi theo hướng nông nghiệp
mà hiện nay chăn nuôi theo hướng công nghiệp cũng đang áp dụng rộng rãi
trên thế giới và ở nước ta. Trong các ngành chăn nuôi, chăn nuôi heo đóng vai
trò rất quan trọng vì yêu cầu của chăn nuôi heo là phải có hiệu quả kinh tế
cao, năng xuất và chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy. Do
vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn heo phải bảo đảm cho chúng
sinh trưởng, phát dục bình thường,có tốc động tăng trọng nhanh, có khả năng
sinh sản tốt, sản xuất con giống có chất lượng cao, có sức đề kháng tốt. Muốn
vậy người chăn nuôi heo phải nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh và
tiếp cận tốt với thị trường.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo ở nước ta phát triển mạnh mẽ,
số lượng heo tăng không ngừng, song song với nó tình hình dịch bệnh cũng
tăng đáng kể. Do trình độ còn hạn chế và sự chủ quan của người chăn nuôi,
nên heo con sau cai sữa sức đề kháng còn kém, quy trình chăm sóc và nuôi
dưỡng không đảm bảo dễ mắc một số bệnh phổ biến là Hội chứng tiêu chảy
trên heo con cai sữa. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về
bệnh và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, nhưng do sự phức tạp của cơ

1
chế gây bệnh, tác động qua lại của các nguyên nhân, đặc điểm hệ tiêu hóa của
gia súc… mà việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng. Vì
thế, hội chứng tiêu chảy ở heo cai sữa vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn
cho các cở sở chăn nuôi heo.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, để giải quyết phần nào của thực tế sản
xuất, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình chăn nuôi và hội chứng tiêu
chảy trên heo cai sữa tại trại Ea Súp (Cty CP Chăn nuôi C.P.V.N), xã Ya
Tơ Mốt - huyện Ea Súp - tỉnh Đắk Lắk”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát tình hình chăn nuôi heo cai sữa tại trại.
- Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo cai sữa tại trại.
- Theo dõi và ghi nhận tỉ lệ mắc Hội chứng tiêu chảy trên heo cai sữa tại trại.
- Đánh giá hiệu quả phòng và điều trị bệnh tiêu chảy tại trang trại.
- Đề xuất biện pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

2
PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh


2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Hội chứng tiêu chảy trên heo là một bệnh lý với nhiều nguyên nhân gây
ra, làm thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi trên thế giới. Do vậy, các
nhà nghiên cứu đã có nhiều bài nghiên cứu về bệnh để đưa ra giải pháp tối ưu
cho ngành chăn nuôi. Việc nghiên cứu này không chỉ có ở trong nước mà
ngoài nước cũng thế:
Theo Bergenland H.U(1992) trong số những mầm bệnh thường gặp ở
lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân
lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có
Enterovirus, 0,7% có Parvovirus.
Theo Lecce J.G (1976), Nilson O. (1984) nghiên cứu về virus gây bệnh
đường tiêu hóa đã xác định được vai trò của Rotavirus trong hội chứng tiêu
chảy ở lợn.
Theo Wilson và Francis, (1986) chẩn đoán bệnh đường ruột do E. coli
gây ra có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh tích tế bào và sự hiện diện của
vi khuẩn Gram âm luôn bám dính vào màng nhày ruột non.
Theo Frydendahl, (2002) yếu tố bám dính F4 và F18 được phát hiện với
tỷ lệ 45% và 39% trên heo tiêu chảy sau cai sữa và bị phù ở Đan Mạch.
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hội chứng tiêu chảy ở lợn là một bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại
lớn cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây thiệt hại thấp nhưng tác hại
của nó là làm tổn thương hệ nhung mao ruột non,giảm hấp thu thức ăn, làm
cho lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng. Nguy
hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra nhiều
sự nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu
chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến nhiều yếu
tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.

3
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý
chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải, cuối cùng con vật trúng độc,
kiệt sức chết. Vì lẽ đó,trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất
điện giải là yếu tố cần thiết.
Theo Nguyễn Lương (1963), Trịnh Văn Thịnh (1985), Lê Minh Chí
(1995), lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức.
Những lợn con khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm lớn
dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đó là nguyên nhân làm cho
hiệu quả chăn nuôi không cao.
Do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, bệnh tiêu chảy xảy ra
quanh năm ở nước ta, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm
không khí cao.
Theo Đoàn Băng Tâm (1987), Sử An Ninh (1993), Lê Văn Tạo và cộng
sự (1993), Phan Thanh Phượng và cộng sự (1995), ở nước ta bệnh tiêu chảy
xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột
và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh
(1998), cho thấy bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả lợn sinh
sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa.
2.2. Đặc điểm sinh lý của heo sau cai sữa
2.2.1. Đặc điểm thần kinh và cơ quan điều nhiệt
Heo con sau cai sữa thông thường sẽ trải qua những thay đổi về dinh
dưỡng, tâm lý và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất bao gồm thay
đổi chế độ ăn, tách khỏi heo mẹ, ghép lẫn heo con không cùng lứa hay thay
đổi nhiệt độ và các thông số không khí. Tâm lý chung của lợn con sống độc
lập thường xảy hiện tượng nhớ mẹ, nhớ đàn và có thể cắn xé lẫn nhau để
tranh giành thứ bậc trong đàn. Những thách thức đột ngột, đồng thời này là
yếu tố gây căng thẳng không chỉ làm giảm lượng thức ăn vào tự nguyện và
tốc độ tăng trưởng sau khi cai sữa mà còn có thể có những tác động bất lợi
đáng kể đến cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa.

4
Thân nhiệt của lợn con cai sữa khoảng 39,5 – 39,7 0 C. trong giai đoạn
cai sữa, nhiệt độ của heo con phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường có thể biến
động trên dưới 10 C. Độ ẩm cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới khả
năng điều hòa thân nhiệt. Nếu độ ẩm cao thì lợn con dễ bị mất nhiệt và có thể
bị cảm lạnh. Độ ẩm thích hợp cho lợn con ở nước ta là 65 – 70% ( Theo
Tomer là 69,8%). Các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy
rằng , khả năng chịu đựng và sự thích nghi của lợn con đối với môi trường
bên ngoài còn thấp, làm cho khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con bị
hạn chế và có thể dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ sống thấp.
2.2.2. Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hóa heo con
Bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện về
chức năng.
Trong thời gian bú sữa khối lượng bộ máy tiêu hóa lợn con tăng lên từ 5 đến
10 lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên
40 - 50 lần, chiều dài ruột già tăng lên 40 - 50 lần. Tuyến tụy ở 30 ngày tuổi tăng
lên gấp 4 lần, khối lượng của gan gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Lúc đầu, dạ dày chỉ
nặng 6 - 8 g và chứa được 35 - 50 g sữa, nhưng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và
60 ngày tuổi đã nặng 150 g và chứa được 700 - 1.000 g sữa.
Bảng 2.1. Sự phát triển cơ quan tiêu hóa ở lợn con
Dung Dạ dày
Trọng Ruột non Ruột già
Tuổi tích dạ ruột non
lượng
(ngày) dày
(kg) m L m l m l
(ml)
1 1 25 3,8 0,1 0,8 0,04 4,6 0,2
2 10 73 5,6 0,2 1,2 0,09 6,8 0,4
3 20 213 7,3 0,7 1,2 0,10 8,6 0,4
18 70 1.815 16,5 6,0 3,1 2,1 19,6 10,0
32 115 2.500 18,6 10,7 4,3 6,6 22,4 19,8
69 108 3.170 18,8 13,3 5,4 11,7 24,3 28,9
103 225 3.400 18,7 14,1 5,0 10,1 23,8 27,6
152 280 3.550 23,7 20,6 6,8 15,7 36,6 39,9
Ghi chú: m= mét (dài), l= lít ( dung tích)
Nguồn: Braude, 1970

5
Khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế. Theo A.V. Kavasnhixki, dịch
vị của lợn con dưới một tháng tuổi hoàn toàn không có axit HCl ở dạng tự do,
vì lượng axit này tiết ra ít và nó nhanh chóng liên kết với các niêm dịch.
Ngoài sự thiếu HCl tự do còn có sự giảm axit trong dịch vị thức ăn liền với
HCl làm cho hàm lượng HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ
dày của lợn con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ
lên men gây nên hiện tượng ỉa chảy ở lợn con. Theo E.M. Fed (1983) pH
trong dạ dày lợn con thay đổi theo tuổi:
7 ngày tuổi : 2,8
10 ngày tuổi : 2,8 - 3,1
19 ngày tuổi : 2,4 - 2,7
45 ngày tuổi : 1,0 - 1,8
Cũng theo tác giả này thì khả năng tiêu hóa protein của lợn con tùy thuộc
vào lượng axit tự do ở trong dạ dày và sau 3 tuần tuổi thì lợn con có khả năng
này. Tuyến tụy bắt đầu hoạt động trong thời kỳ bào thai và bào thai càng lớn
hoạt động tuyến tụy càng tăng lên, dịch tụy cũng được phân tiết tăng lên theo
tuổi. Theo A.D. Xinhexcop, thì tuyến tụy được phân tiết tăng lên như sau:
20 - 30 ngày tiết : 50 - 350 ml
40 ngày tiết : 460 ml
> 3 tháng : > 3,5 lít
7 tháng : 10 lít
Cũng theo A.D. Xinhexcop thì lợn có tỷ lệ nạc cao trong thân thịt có
lượng enzym tiêu hóa protein càng cao lợn thấp nạc. Ông đã có thí nghiệm
trên 2 nhómlợn trắng và đen thì thấy lợn đen có các Lipaz và amilaz cao hơn
ở lợn trắng, trái lại lợn trắng có men tripxin cao hơn ở lợn đen. Trong dịch tụy
của lợn lớn có tới 15 men để tiêu hóa các chất song ở lợn con chỉ có 2 men là
kimozin và lipaza và sau một tuần tuổi lợn con có thêm một số men như
tripxin và amilaza, hoạt tính của các men cũng tăng dần theo tuổi, từ 1 - 28
ngày men Tripxin tăng gấp 20 lần, amilaza gấp 30 lần, các men như
kimotipxin, prpteinaza, amilaza, elastaza, carbuaxipolypeptidaza cũng tăng
dần theo tuổi của lợn con. Hàm lượng vật chất khô ở trong dịch tụy cũng tăng
6
dần lên theo tuổi của lợn con. Dịch ruột do 2 tuyến bruner và liberkun tiết ra
chứa đầy đủ các men tiêu hóa nhưng ở lợn con chưa có men lactoza, các men
tiêu hóa khác có hàm lượng rất thấp không đủ khả năng để tiêu hóa các thức
ăn nhân tạo. Dịch mật của lợn con trong các tuần tuổi đầu còn hạn chế, khả
năng nhũ tương hóa mỡ của lợn con cha có. Khả năng tiêu hóa các chất dinh
dưỡng của lợn con: Lợn con trong 3 tuần tuổi đầu chỉ có khả năng tiêu hóa
cazein, các đường, lipid của sữa, còn các chất khác từ các thức ăn nhân tạo thì
chưa có. Kết quả theo dõi của Pekas về khả năng tiêu hóa protein có nguồn
gốc từ các loại thức ăn nhân tạo của lợn con như sau (g/ngày):
Tuần tuổi Protein khô dầu lạc Bột sữa khử bơ
4 71 90
8 88 96
Khả năng tiêu hóa các chất tinh bột của lợn con được thể hiện qua hàm
lượng men như sau (Canninglam, 1959):
Tuổi lợn con Glucoza Maltoza Amidonaza
Sơ sinh 78 86 33
15 ngày 97 84 64
25 98 89 76
Qua nghiên cứu, chúng ta thấy khả năng tiêu hóa của lợn con ngày
càng tăng rõ rệt. Khi có khả năng hoạt động của các men trong dịch tụy mà
điều quyết định là HCl tự do hoặc hóa men pepsinogen để tiêu hóa protit.
Để nuôi lợn con thành công trong giai đoạn này là cần thiết phải cho lợn
con ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa trong ngày.
Từ chỗ lợn con sống nhờ hoàn toàn vào sữa lợn mẹ và các thức ăn bổ
sung thêm. Lúc cai sữa, lợn con phải tự độc lập sống và lấy thức ăn hoàn toàn
từ bên ngoài để đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng. Do
vậy, trong giai đoạn ban đầu này lợn con thường dễ bị khủng hoảng về môi
trường sống mới hay bị các chứng rối loạn do thức ăn hoặc tiêu hóa thức ăn
không tốt.

7
2.2.3. Hệ miễn dịch ở heo con
Khả năng miễn dịch của lợn con trong giai đoạn này cũng có những biến
đổi đặc biệt. Lợn con sau cai sữa có hàm lượng ℽ- globulin giảm xuống đến 5
tháng nó tăng lên, trong 100 ml máu có 65 mg globulin. Do vậy, sức đề kháng
của lợn con cai sữa còn kém, nhạy cảm với các yếu tố của môi trường xung
quanh làm lợn con dễ bị nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu
hóa. Ngoài ra, stress ở thời điểm này còn khiến heo bị suy giảm miễn dịch, và
là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý hô hấp ở heo sau cai sữa.
2.3. Hội chứng tiêu chảy trên heo cai sữa
Lợn là loài gia súc dạ dày đơn, đồng thời lợn là loài ăn tạp. Điều đó có
nghĩa là quá trình tiêu hóa của lợn cần thực đơn cân bằng về chất và lượng,
bởi lẽ khi sự cân bằng mất đi, không những quá trình tiêu hóa bị giảm mà còn
làm giảm quá trình hấp thu. Hậu quả của việc này là dẫn đến sự rối loạn tiêu
hóa và như vậy hội chứng tiêu chảy được thiết lập. Cần nhấn mạnh là hội
chứng tiêu chảy và hiện tượng hấp thu kém vừa là nguyên nhân vừa là hậu
quả của nhau. Mối tương quan này cũng giống như mối tương quan giữa còi
cọc và hấp thu kém. Do vậy, một khi hội chứng tiêu chảy được thiết lập thì tự
bản thân con vật rất khó lập lại trạng thái cân bằng sinh lý bình thường và
việc cữa trị hội chứng tiêu chảy cũng rất khó khăn.
Ở nước ta bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông xuân,
nhất là sau những trận mưa lớn, những ngày có độ ẩm cao và khi thời tiết thay
đổi đột ngột.
Ở các trại chăn nuôi tập trung bệnh xảy ra rất nhiều, mặc dù đã thực hiện
tốt các khâu về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho heo con, heo mẹ
nhưng bệnh vẫn xảy ra lúc lẻ tẻ, lúc ồ ạt gây thiệt hại kinh tế.
2.3.1. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo cai sữa
Hội chứng tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên
quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là
nguyên nhân thứ phát. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào đều dẫn đến tiêu

8
chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường
tiêu hóa. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra
do các nguyên nhân sau đây:
a) Nguyên nhân không truyền nhiễm
 Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn
nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn
nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không
đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là
nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu
chảy. Trong tất cả các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được
quan tâm nhất hiện nay. Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn
nuôi ở các tỉnh phía bắc biến động từ 10 đến 2800 µg/1kg thức ăn. Có đến
10% các loại thức ăn hiện dùng là không ăn toàn cho gia súc, gia cầm ( Trần
Thế Thông, Lã Văn Kinh (1996)). Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể
gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa và gây tiêu
chảy dữ dội.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axit amin không cân đối dẫn đến quá
trình hấp thu dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng
Albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng Oglobulin huyết thanh
cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn gây bệnh.
Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn
con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa thức ăn đạm và
chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề kháng
giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng độc lực và gây bệnh.
 Do điều kiện ngoại cảnh
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh,
mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại, tác động

9
đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ.
Ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan
chưa ổn định, hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống
thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của
điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ
thể còn rất yếu.
b) Nguyên nhân truyền nhiễm
 Do vi khuẩn
Trong đường ruột của gia súc nói chung và lợn nói riêng, có rất nhiều
loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một
hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động
theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của lợn chỉ diễn ra
bình thường khi mà hệ sinh thái đương ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân
bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật
và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật
đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị
phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả lợn bị tiêu chảy.
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non,
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế
bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Trong máu, nhờ cấu trúc kháng
nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ
không đặc hiệu, khả năng thực bào. Ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp
tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh
lý.
 Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số vi rút như
Rota- virus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định
gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm
mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể

10
cấp tính.
Virus TGE (Transmissible gastroenteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh
có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy
nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét
lạnh. Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn con 2 đến 3 ngày tuổi hay mắc nhất và có tỷ
lệ chết cao. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá
tràng rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản ở dạ dày và kết tràng.
Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 đến 6
tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu chảy
nhiều lân trong ngày, gầy sút nhanh chóng do mất nước, nằm bẹp một chỗ.
Giai đoạn cuối, con bệnh biểu hiện thiếu máu, trụy tim mạch và chết trong
vòng 2 đến 3 ngày.
 Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây
hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng cướp
đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng
còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ
hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng
đường ruột tác động tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn
( Fasciolopis busky), giun đũa lợn ( Ascaris suum)…
2.3.2. Triệu chứng và bệnh tích
a) Triệu chứng
Heo con bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, có
mùi hôi, tanh khó chịu.
Heo có thể nôn, bụng thóp lại, mắt lõm sâu, da tím tái.
Heo mất nước, lông xù, kém ăn, suy kiệt trầm trọng, có thể chết.
Nhóm E.coli gây phù đầu thường gặp trên heo con sau cai sữa 1-2 tuần
và những con lớn trội trong đàn là những con nhiễm đầu tiên.
Heo giảm ăn, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giật, hôn mê.
11
Sưng phù ở mí mắt, hầu, họng.
b) Bệnh tích
Xác heo chết gầy, hóp bụng.
Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng.
Ruột non bị viêm Cata kèm theo xuất huyết, mạch máu màng treo ruột
sưng, mềm, đỏ tấy do sung huyết. Niêm mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ
một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết khác nhau.
Gan bị thoái hóa, màu đất sét, sưng, túi mật căng.
Lách không sưng, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết, lách mềm.
Tim to, cơ tim mềm.
2.3.3. Những hiểu biết về biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy
a) Phòng bệnh
Trong chăn nuôi, ngoài giống và thức ăn thì công tác thú y luôn được trú
trọng. Đây là điều kiện không thể thiếu để công tác chăn nuôi luôn bền vững
và hiệu quả. Công tác thú y gồm phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi, nếu
phòng bệnh tốt thì có thể hạṇ chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện
pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi
trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải
kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:
Theo Nguyễn Ngọc Phụng 2006, bệnh xuất hiện trong một đàn heo
thường do nguyên nhân phức tạp. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp
dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn heo. Phần lớn các
biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh
và nâng cao sức đề kháng của đàn heo.
Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi:
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng
mát mùa Hè, ấm áp mùa Đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó
phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và để trống chuồng ít nhất 15

12
ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Cần phun
sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày.
Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào
kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.
Phòng bệnh bằng vắc xin:
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), vắc xin là một chế
phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh
truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật
liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng
các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc
xin thế hệ mới – vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng
gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây
ra đáp ứng miễm dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm
gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay
mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
b) Điều trị
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), nguyên tắc để điều
trị bệnh là: Toàn diện, nghĩa là phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh
dưỡng, dùng thuốc. Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành
bệnh và hạn chế lây lan. Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức
đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới
chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Phải có quan
điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những vật nuôi có thể chữa lành mà không
giảm sức sống và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị vật
nuôi thì không nên chữa. Những bệnh rất nguy hiểm lây lan nhanh và lây cho
người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), các biện pháp chữa
bệnh truyền nhiễm là:

13
Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ
sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp,
phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối
phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy
thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh
bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có
tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc
tố).
Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một
số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh.
Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn
có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất
quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều
loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng
đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn
cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng
kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị
ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố,
làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn
gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của
kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
+ Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa
không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
+ Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác
định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
+ Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để
thuốc phát huy tác dụng.

14
+ Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và
độc tính của từng loại, làm mức tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác
dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
+ Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt,
bổ sung thêm vitamin, chuyền nước muối sinh lý…
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Vị trí địa lý
Huyện Ea Súp nằm ở phía tây bắc của tỉnh Đắk Lắk. Huyện lỵ của huyện
là thị trấn Ea Súp, nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km. Huyện
có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Ea H'leo và huyện Cư M'gar
Phía tây giáp Vương quốc Campuchia
Phía nam giáp huyện Buôn Đôn
Phía bắc giáp huyện Chư Prông và huyện Chư Pưh thuộc tỉnh Gia Lai.
2.4.2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng tạo nên vùng bán bình nguyên
rộng lớn nằm kẹp giữa hai cao nguyên: Buôn Ma Thuột ở phía Đông, Đắk
Nông - Đắk Min ở phía Nam.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 170-180m và nghiêng dần từ
Đông sang Tây. Độ dốc trung bình từ 0-80.
Địa hình trên địa bàn có các dạng chính sau:
Bắc bán bình nguyên Ea Súp: địa hình bằng phẳng thoải dần về phía Tây
bắc, tạo nên bán bình nguyên rộng, là toàn bộ lưu vực suối Ea Súp và sông Ea
H'Leo.
Nam bán bình nguyên Ea Súp: vùng giáp Buôn Đôn địa hình bằng thoải,
có núi xen kẽ tạo nên những bán bình nguyên hẹp, địa hình thấp dần theo
hướng tây nam.
b) Khí hậu

15
Huyện Ea Súp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng
khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao
nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ôn vào loại nhất tây nguyên, mỗi
năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình:
Tổng lượng mưa trung bình 1.420 mm/năm. Đây là vùng có lượng mưa
trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh.
Mưa nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5%
lượng mưa cả năm.
Lượng mưa mùa khô không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa,
tháng 1; 2 và 3 hầu như không có mưa.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là
91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ trung bình cao nhất
33,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,20C.
c) Thủy văn, sông suối
Nằm trên khu vực hạ lưu của hệ thống sông Sêrêpốk, Ea Súp có mạng
lưới sông suối với mật độ dày, khoảng 0,4-0,6 km/ km2, nhưng hầu hết chỉ có
nước vào mùa mưa.
Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn khá lớn do lượng
mưa phân bố không đều trong năm, gây nên tình trạng thiếu nước vào mùa
khô nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của
huyện.

16
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Heo cai sữa (từ lúc bắt về trại cho đến 60 ngày tuổi) tại trại Ea Súp (Cty
CP Chăn nuôi C.P.VN), xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Trại Ea Súp (Cty CP Chăn nuôi C.P.VN),xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp,
tỉnh Đắk Lắk.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 04 tháng 3 năm 2024 tới ngày 31 tháng 5 năm 2024.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên phạm vi khu chuồng nuôi heo cai sữa tại trại Ea Súp
(Cty CP Chăn nuôi C.P.VN),xã Ya Tơ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
3.3. Phương tiện khảo sát
- Dụng cụ thú y: ống tiêm, nhiệt kế, dụng cụ mổ khám.
- Giấy, bút ghi nhận quá trình khảo sát.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát quy trình chăn nuôi tại trại
- Tỷ lệ tiêu chảy trên heo cai sữa.
- Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo con tại Trại.
- Mổ khám bệnh tích trên lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy tại
Trại.
- Theo dõi và ghi nhận thời gian và kết quả điều trị tại Trại
- Đề xuất biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Ghi nhận tỷ lệ heo tiêu chảy và ngày con tiêu chảy
Chúng tôi tiến hành kiểm tra sức khỏe đàn heo mỗi ngày, để từ đó phát
hiện heo tiêu chảy. Quan sát các dấu hiệu phân trên nền chuồng, tình trạng

17
heo cai sữa.
Quan sát toàn đàn sau đó quan sát từng con, thấy heo có biểu hiện tiêu
chảy thì đánh dấu theo dõi để biết ngày tuổi của heo tiêu chảy, số con tiêu
chảy trong ngày và tổng ngày con tiêu chảy trong các ô khảo sát trong từng
đợt của Trại, từ đó tính tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy.
- Tỷ lệ heo tiêu chảy (TLHTC)
TLHTC (%) = (Số con tiêu chảy/ Số con khảo sát)*100
- Tỷ lệ ngày tiêu chảy (TLNTC)
TLNTC (%) = (Tổng số ngày bị tiêu chảy /Tổng số ngày nuôi) *100
3.5.2. Khảo sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo con
Quan sát, theo dõi và ghi nhận những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
điển hình của bệnh tại trại.
Bảng theo dõi triệu chứng lâm sàng
Số heo Số heo Đợt khảo sát
Triệu chứng lâm sàng theo dõi mắc bệnh Tháng Tháng Tháng Tổng
(con) (con) 3 4 5
Nhiệt độ
Kém ăn hay bỏ
ăn, lông xù
Ủ rũ, đi xiêu
vẹo, nằm liệt
Triệu
Sưng phù mí
chứng
mắt, hầu, họng
toàn thân
Bụng thóp,mắt
lõm sâu
Niêm mạc
nhợt nhạt, da
tím tái
Triệu Phân dính
chứng cục quanh hậu môn
bộ Màu sắc phân

18
tiêu chảy
3.5.3. Mổ khám bệnh tích trên lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy
a) Kiểm tra bên ngoài
Thể trạng, da, lông, vết thương, các khối u, mụn nước, vết loét, các lỗ tự
nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng vv...
b) Mổ khám kiểm tra bên trong
Phương pháp mổ khám theo sách hướng dẫn giải phẫu bệnh của TS.
Nguyễn Văn Khanh (trường Đại học Nông lâm TP. HCM, 2007), quy trình
mổ khám heo tiến hành như sau:
Đặt lợn nằm ngửa bụng trên bàn mổ
Dùng dao cắt các cơ trong nách tới khớp xương bả vai, cắt các cơ trong
bẹn tới khớp hông ở cả hai bên chân. Bẻ gập chân sang hai bên cho lợn nằm
ngửa trên bàn.
Dùng dao cắt lớp da và cơ từ cằm kéo dài tới cửa vào lồng ngực, cắt tiếp
lớp sụn xương ức ở hai bên lật xương ức, kéo dài tới cơ hai bên thành bụng để
bộc lộ toàn bộ các tổ chức vùng cổ, xoang ngực, xoang bụng.
Quan sát những biến đổi bên ngoài các tổ chức về màu sắc, kích thước,
hình dáng .v.v...
Kiểm tra màng, dịch xoang bao tim, mở kiểm tra cơ, van, chân cầu bên
trong tim, kiểm tra thực quản.
Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra về màu sắc, kích thước, độ cứng
mềm, ký sinh trùng .v.v...
Kiểm tra tuyến tuỵ.
Cắt đứt da, cơ dọc theo khớp bán động háng, dùng mũi dao tách rời khớp
bán động háng, bộc lộ xoang chậu.
Loại bỏ màng treo ruột, kéo dạ dày, ruột non, ruột già tới tận hậu môn để
ra ngoài kiểm tra sau cùng, tránh nhiễm bẩn dụng cụ và các tổ chức khác.
Kiểm tra hệ thống hạch trong cơ thể.
Rạch kiểm tra hệ thống tiêu hoá theo thứ tự từ dạ dày tới hậu môn đặc
biệt chú ý tới vùng van hồi manh tràng về các chất chứa, dịch, màu sắc, điểm

19
hoại tử, xuất huyết .v.v....
3.5.4. Ghi nhận thời gian và kết quả điều trị
Thời gian và kết quả điều trị được tính từ khi cấp thuốc đến khi dứt tiêu
chảy không còn cấp thuốc nữa, heo con đi phân lại bình thường, phân dần
chuyển thành đặc rồi thành khuôn, heo con hoạt bát và tăng trọng bình thường
trở lại.
- Tỷ lệ chữa khỏi (TLCK)
TLCK (%) = (Số con chữa khỏi/ Tổng số con điều trị)*100
- Tỷ lệ tái phát (TLTP)
TLTP (%) = (Số con tái phát/ Tổng số con điều trị khỏi)*100
- Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC)
TLCDTC (%) = (Số con chết do tiêu chảy/ Tổng số con khảo sát)*100.
- Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác (TLCDNNK)
TLCDNNK (%) = (Số con chết do nguyên nhân khác/ Tổng số con khảo
sát)*100

20
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan về trại Ea Súp (CTY CP Chăn nuôi C.P.VN)


Trại heo Ea Súp nằm trên điạ bàn xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk
Lắk. Trại nằm cách thị trấn khoảng 14km, có diện tích khoảng 26 hecta. Trại
heo Ea Súp là trại chăn nuôi heo theo mô hình trại kín với quy mô 28.800 heo
hậu bị, bao gồm: khu chuồng nuôi, kho thuốc. Ngoài ra có các công trình
phục vụ công tác chăn nuôi: khu ăn uống, sinh hoạt cho công nhân, kỹ sư và
bác sỹ; dãy bể cám silo, kho chứa cám bao, kho điện, nhà sát trùng, hố sát
trùng,…
Thiết kế trại
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín, theo dạng chăn nuôi heo công
nghiệp, trại được trang bị cơ sở vật chất hiện đại đạt tiêu chuẩn, đáp ứng đủ
yêu cầu chăn nuôi, đây là dạng trại lạnh, có dàn mát ở đầu trại và cuối trại có
quạt chạy, có cảm biến nhiệt độ để tự điều chỉnh nhiệt độ khi có sự chênh lệch
cao.
Trại thiết kế gồm 4 khu chính: Khu nhà ở, khu tắm sát trùng, khu chứa
cám, khu chăn nuôi, khu nhập heo, khu xuất heo.
- Khu nhà ở gồm: dãy nhà hành chính, 30 phòng ngủ và 1 phòng bếp.
- Khu chứa cám: Có kho chứa và lối đi để xuất nhập cám. Trại sử dụng
silo cám có sức chứa 7.5 tấn/silo và bố trí 8 silo cám ở phía ngoài các trạm.
- Khu để thuốc và vật dụng: Dùng để chứa thuốc cũng như các vật dụng
cần thiết cho trại.
- Khu tắm sát trùng: tắm trước và sau khi vào trại làm việc. Hệ thống sát
trùng từ ngoài trại có 1 trạm sát trùng, vào tới cửa trại sẽ có hố sát trùng, từ
giữa trại để vào sâu hơn nữa sẽ đi qua dãy nhà sát trùng. Dãy nhà sát trùng
gồm: nhà sát trùng ô tô, 10 phòng sát trùng cho công nhân. Sử dụng đèn UV
trước khi đưa đồ lạ vào trại hoặc đưa đồ dùng xuống trại.
- Khu chăn nuôi gồm: Dãy heo con sau cai sữa và dãy heo hậu bị.
Chuồng trại được thiết kế theo kiểu chuồng lạnh, có lối đi riêng giữa từng dãy

21
chuồng, có dàn làm mát bằng nước, hệ thống quạt thông gió để duy trì nhiệt
độ thích hợp từ 26 - 28oC ( đối với heo con sau cai sữa nhiệt độ thích hợp 30-
31oC).
- Khu nhập heo: có lối dẫn riêng biệt, heo con được nhập vào, trước khi
nhập heo tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phun sát trùng, rải vôi. Trước khi nhập
heo, ng-ười tham gia nhập phải tắm rửa sạch sẽ và thay đồ dùng để nhập heo,
sau khi xong thay lại đồ công nhân và xuống chuồng làm bình thường.
- Khu xuất heo: có lối dẫn riêng biệt, heo con được xuất đi, sau khi xuất
heo tiến hành vệ sinh sạch sẽ, sát trùng, rải vôi. Khi đi vào khu xuất heo thì
không được quay lại các khu nuôi heo.
4.2 Tình hình chăn nuôi tại trại heo Ea Súp
4.2.1. Tổng đàn heo qua các năm
Theo số liệu lưu trữ tại trại Ea Súp, chúng tôi đã tổng hợp được số lượng
đàn heo của trại từ 2022-03/2024 như sau:
Bảng 4.1. Tổng đàn heo qua các năm tại trại
Loại heo 11/2022 06/2023 03/2024 Tổng
Năm (con) (con) (con) (con)
Heo con sau cai 27.000 28.200 4800 60.000
sữa
Tỷ lệ (%) 45 47 8 100

Nguồn: trại heo thịt Ea súp


Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Nhìn chung, quy mô đàn heo con sau cai sữa
của trại đều có xu hướng ổn định. Cụ thể, đàn heo con sau cai sữa nhập về đã
tăng từ 27.000 con (năm 2022) lên đến 28.200 con (năm 2023) và ba tháng
đầu năm 2024 là 4.800 con. Điều này cho thấy sự quản lý chặt chẽ các khấu
trong chăn nuôi và phòng trị bệnh, giúp cho số lượng heo nhập và xuất ra khỏi
trại đều đặn. Đây là một khâu quan trọng giúp đảm bảo lợi nhuận trong chăn
nuôi.
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo hơi bắt đầu ổn định và có xu hướng
tăng và ổn định, đem lại khởi sắc mới cho ngành chăn nuôi heo sau một thời
22
gian dài tụt dốc. Hiện tại, giá heo hơi trên thị trường tăng mạnh đạt ngưỡng
trung bình trên 60.000 đồng/kg, nhưng không đủ để đáp ứng cho thị trường
trong nước, bên cạnh đó dịch bệnh cũng được khống chế tốt nên chủ trại đã
đầu tư tăng đàn liên tục nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Điều đó cho thấy
quy mô của trại rất ổn định, đã và đang được mở rộng, sản xuất phát triển tốt.
4.2.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo cai sữa tại trại
Chuẩn bị chuồng để nhập heo
Trước khi nhập heo về, chuẩn bị chuồng nuôi đã được xử lý sạch sẽ và
trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết như:
Lắp úm theo kiểu mái che chữ A để giữ ấm được tốt hơn cho heo, che
cửa chuồng để tránh gió lùa vào, vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên để tạo
môi trường sạch, khô ráo không ẩm ướt, bóng hồng ngoại đặt cách bạt 10 cm
tránh cháy nổ, cách nền chuồng 90 cm.
Đặt các tấm đan dưới bạt che để heo con nằm.
Máng cao su đã được xịt rửa sạch sẽ dùng cho heo uống nước và ăn cám
cháo.
Nhập heo
Chuẩn bị đội công nhân nhập heo và công nhân đứng chuồng phải tắm
sát trùng, thay quần áo, ủng trước và sau khi nhập heo.
Khu nhập heo phải phun sát trùng trước và sau khi nhập heo con về.
Trong chuồng: người công nhân quét sạch lại nền chuồng đã phun
vôi( làm giảm đi lượng bụi vôi do bột vôi), lau các máng ăn có bám vôi, máng
nước cần xả cho ướt ẩm để heo đi vệ sinh( xả xong rút hết nước)
Chuẩn bị cám , thuốc: dùng cám đổ vào máng ăn và rải trước cửa
chuồng và xung quanh các tấm đan để tránh heo con ỉa bậy, pha thuốc
Electron bù điện giải cho heo đổ vào máng cao su.
Đếm nhập heo: pigpro, kỹ thuật trại, tài xế( công nhân không được tiếp xúc)
Kiểm tra đánh giá chất lượng heo nhập về: Heo con nhập vào phải tốt về
chất lượng, nguồn heo tốt không dịch bệnh. Tiến hành lọc heo có vấn đề, đánh
dấu thống kê và chụp hình. Mục đích đánh giá chất lượng heo con để phản hồi lại
cho trại nái để có hướng chăm sóc heo tốt hơn và đưa ra lộ trình chăm sóc heo tốt

23
nhất, đánh giá thông qua tổng thể đàn heo, tuần tuổi ghi trên phiếu cân, số bấm
trên tai heo ngoài ra còn nhìn qua màu sắc lông heo, phân heo đi màu gì.
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con cai sữa
Nắm được đặc tính sinh học của heo con, có thân nhiệt 39 oc, tần số hô
hấp lần/phút: 8-18, nhịp tim lần/phút: 60-90, nhu cầu nước uống:1.5-6
L/con/ngày từ đó đưa ra cách chăm sóc và điều trị bệnh phù hợp với từng lứa
tuổi.
Chọn công nhân chăm sóc heo cai sữa, ưu tiên chọn những người có
kinh nghiệp, siêng năng, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc.
Ép heo 15 phút tập cho heo đi vệ sinh, đối với chuồng sàn tưới nước sát
mép tường.
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn núm uống
Số lượng núm
Nhu cầu Tốc độ Độ cao
uống
Stt Loại heo nước dòng chảy núm
Chuồng Chuồng
( L/ngày) ( L/phút) (cm)
đan sàn
1 Mới cai sữa 1-1.5 0.3 25-35 80 84
2 20 kg 1.5 - 2 0.5 – 1 35 – 45 80 84
3 20 – 40 kg 5–6 1 – 1.5 50 – 60 80 84
4 40 – 100 kg 5–6 2 60 – 75

Nguồn: trại heo thịt Ea súp


Cung cấp nước và chất điện giải cho heo 10 – 15 lần/ngày, áp lực nước ở
máng uống 0.5m/phút.
Tập ăn và kích thích cho heo con ăn, heo mới cai sữa chưa biết ăn tốt,
cần chia nhỏ bữa ăn không cho heo ăn quá no ( hệ thống tiêu hóa của heo con
còn non chưa phát triển hoàn thiện, khi ăn quá no thức ăn sẽ khó tiêu hóa hết
dẫn đến heo bị tiêu chảy), vừa tập cho heo ăn cám khô và cám ướt.
Tập ăn cho heo bằng cám 550PF, tuần đầu pha cám 550sf theo tỉ lệ 1

24
cám 3 nước ( nếu thể trạng heo tốt và không bị tiêu chảy có thể cho heo ăn từ
tuần đầu tiên), tuần 2 pha thêm cám 550PF vào cho heo pha với nước ấm
khoảng 45oc, ngâm khoảng 5 phút quấy đều cho heo ăn khoảng 10 – 15
lần/ngày.
Máng cao su bỏ vào các ô chuồng để tập heo ăn cám cháo và trộn cám
khô trộn hai cám 550PF với cám 550sf theo tỉ lệ 1:2 trộn với thuốc amoxillin
hoặc thuốc tiêu chảy halquinol.
Lọc heo yếu gầy còi sang một ô tiến hành chăm sóc đặt biệt, bón cám
cho ăn, cho uống thuốc theo bệnh, phát đồ điều trị từng con cho đến khi khỏe.
Không để heo thiếu cám ăn, máng cám phù hợp, tiến hành trộn cám khi
đổi loại cám, trộn cám cho heo dần thích nghi với cám mới.Trộn 6 ngày, 2
ngày đầu 25% - 75%, 2 ngày kế 50% - 50%, 2 ngày cuối 75% - 25%.
Tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi, dựa vào tổng thể đàn heo phân bố, heo
nằm chồng lên nhau (heo bị lạnh), heo nằm rời rạc tập trung ở máng nước
nhiều ( heo nóng), heo 70% đứng chơi ( heo sức khỏe tốt), quan sát heo ăn
như thế nào, hoạt động có linh hoạt hay không heo có ho có tiêu chảy không.
Hệ thống lưu thông không khí trong chuồng, không khí trong sạch đi vào
chuồng, có sự pha trộn giữa không khí và hơi nóng trong chuồng, phần hơi
nóng lớn hơn, độ ấm amoniac (NH3), bị xử lý đẩy ra ngoài.
Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng nuôi và điều chỉnh quạt, dàn mát cho phù
hợp.
Xử lý heo ỉa bậy, quét sạch chỗ heo ỉa bậy, rãi vôi mỏng, chuồng khô
sạch, không để vôi bột tồn đọng lại nền chuồng làm cho heo có thể bị bỏng.
Đối với heo ô bệnh và ô cuối cần định kỳ vệ sinh ô, nền chuồng để giảm mầm
bệnh và tạo môi trường thông thoáng cho heo phát triển tốt.
4.2.3. Quy trình vaccin tại trại
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng vaccine
cho đàn heo là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm vaccine giúp cho cơ thể
có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Việc tiêm phòng vaccine phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch quy
25
định nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, giảm thiệt hại về kinh tế. Ở các giai
đoạn khác nhau trại sử dụng các loại vaccine khác nhau để tiêm phòng cho
heo.
Bảo quản vaccine
Yêu cầu tủ vaccine có sổ theo dõi nhiệt độ (2-8 oC), không để thức ăn ,
nước uống trong tủ.

26
Bảng 4.3. Chương trình vaccine cho các trại heo hậu bị và thịt Swine
Tuần Nhóm 1 Nhóm 2-4 Nhóm 5A Nhóm 5B, Nhóm 6
tuổi 5C
(ngày)
4( 22-28) Circo+ Circo+Myco Circo+Myco Circo+Myco Circo+Myco
Myco PRRS PRRS PRRS(theo PRRS(theo
sức khỏe) sức khỏe)
5(29-35) - - - -
6(36-42) - - - -
7(43-49) - - - - CSF+FMD
8(50-56) CSF+FMD CSF+FMD CSF+FMD CSF+FMD
9(57-64) Vaccine S

Dụng cụ làm vaccine:


Sát trùng thùng vaccine bằng cồn 70oC trước khi đưa ra kho thuốc.
Kim đúng kích cỡ phù hợp với trọng lượng của heo:
- Heo 4-8 tuần tuổi ( 20kg) sử dụng kim 9 dài 1,25cm
- Heo 9-12 tuần (40kg) sử dụng kim 12 dài 2,5cm
- Heo thịt 40-100 kg sử dụng kim 16 dài 2,75cm
Tại trại ở giai đoạn cai sữa, heo con được công nhân và tổ trưởng trại
tiêm 2 đợt vaccin :
Đợt 1 : Circo+ Myco
Đợt 2 : CSF+FMD
4.2.4. Công tác thú y và phòng bệnh chung
Vệ sinh chuồng nuôi:
Vệ sinh chuồng trại và chăm sóc trong chăn nuôi là một khâu quan trọng
và không thể thiếu, nó ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, sự phát triển của
con vật. Nếu làm tốt sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh, mầm bệnh lây lan từ bên
ngoài vào, đảm bảo sức khỏe tốt cho vật nuôi. Chuồng nuôi phải thường
xuyên được kiểm tra, cải tiến để đảm bảo đầy đủ cho con vật.

27
Chuồng trại: thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quét sàn, quét mạng nhện,
dụng cụ để đúng vị trí, gọn gàng. Hàng ngày thu dọn phân, rác, thức ăn thừa,
rửa máng ăn, vệ sinh silo.
Khu vực xung quanh trang trại: Trước khi người và phương tiện vào trại
phải đi qua khu vực phun sát trùng trước cổng trại. Khu vực chăn nuôi và khu
sinh hoạt được xây tách biệt. Trước cửa mỗi khu chuồng đều có hố sát trùng,
rắc vôi bột trên đường và phun sát trùng quanh khu vực chăn nuôi. Thường
xuyên diệt ruồi muỗi trong và ngoài trại, dọn dẹp vệ sinh phát quang bụi rậm
định kỳ mỗi tuần.
Phương tiện ra vào trại: Kiểm tra, ghi chép đầy đủ thông tin: giờ vào trại,
tên tài xế, biển số xe (đối với xe chở cám, xe chở thuốc và xe xuất nhập heo)
và phun sát trùng kỹ. Cho xe nghỉ 60 phút ngoài cổng trước khi được vào khu
vực chăn nuôi. Phun sát trùng xe ở cổng, trước khi xe ra khỏi trại tránh lây lan
các mầm bệnh. Phun sát trùng xe chở heo, rắc vôi đường sau khi nhập cám,
thuốc và xuất heo.
Con người
Kỹ thuật và công nhân trại phải mặc trang phục bảo hộ lao động (quần
áo, ủng, khẩu trang…) khi làm việc. Tắm sát trùng trước khi đi vào khu vực
chăn nuôi. Công nhân mới đến trại phải cách ly từ 2-3 ngày trước khi vào
chuồng làm việc. Người lạ không phải công nhân hoặc không phận sự làm
việc không được tiếp xúc, tự ý đi lại trong khu vực chăn nuôi.
Trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi
Dụng cụ và trang thiết bị khi mới mua về phải được sát trùng kỹ, cho vào
phòng UV-Ozone khử rồi mới sử dụng, sau khi sử dụng thì phải được cọ rửa sạch
sẽ, sát trùng rồi mới sử dụng tiếp. Những đồ không sử dụng nữa thì được tiêu hủy
theo đúng quy định. Để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh (dịch tả heo Châu Phi)
cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trong thời gian thực tập và
làm việc tại trại chúng tôi đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của
trại, cụ thể như sau: Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải tắm sát trùng

28
sau đó mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua khay sát trùng.
Rắc vôi, quét dọn lối đi. Vệ sinh máng ăn sạch sẽ (máng tập ăn). Một
ngày tiến hành xịt gầm, xả rãnh. Một ngày tiến hành phun thuốc sát trùng 2
lần, rội vôi gầm, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào
chuồng.
Bảng 4.4. Một số thuốc sát trùng trang trại đang sử dụng
Tên thuốc Liều dùng
Omnicide 20ml pha 1 lít nước
Virkon 1kg pha 100 lít nước
Apa clean 2,5 - 3,5 ml pha 1 lít nước

Tách lọc và ghép heo:


Trong quá trình nuôi, heo sẽ tăng trọng không giống nhau dẫn đến trọng
lượng, thể hình sẽ khác nhau. Nên ta cần tách lọc chúng cho đồng đều.
Nếu heo 2 máu ta cần tách heo đực riêng cái riêng, to nhỏ riêng tạo sự
đồng đều trong ô.
Nếu heo 3 máu tạo độ đồng đều, heo lớn để ở trên, heo còi bệnh ở
cuối chuồng.
Lọc heo trong suốt quá trình nuôi, nhất là giai đoạn úm heo con. Lọc các
heo tiêu chảy, heo còi, heo viêm phổi riêng ra để điều trị và chăm sóc tốt hơn.
Tách lọc heo tốt sẽ giúp các ô heo được đồng đều về số lượng và thể
hình, từ đó heo sẽ tăng trọng nhanh, giảm cạnh tranh thức ăn của các cá thể
trong ô.
Phòng dịch:
Phòng dịch bằng cách chích vaccin
Phòng dịch bằng đảm bảo an toàn sinh học trong trại
Phòng dịch bằng cách nâng cao sức khỏe đàn heo. Tránh heo bị stress,
kiểm soát sức khỏe đàn heo
Phun sát trùng định kỳ trong chuồng nuôi 2 lần/tuần với liều 1/3200

29
Phun ở ngoài chuồng nuôi với tỷ lệ 1/400 hàng ngày
Dùng nước vôi với nồng độ 1/30 để tưới các vị trí đường liên kết
giữa các chuồng.
4.3. Tình hình nhiễm tiêu chảy tại trại
4.3.1 Triệu chứng lâm sàng trên heo mắc bệnh
Trong thời gian thực tập tại trại, heo con mắc bệnh có một số triệu chứng
lâm sàng như sốt, phân dính quanh hậu môn, đi chân xiêu vẹo, kém ăn.... Qua
quá trình theo dõi, chúng tôi ghi nhận được số lượng heo con sau cai sữa mắc
hội chứng tiêu chảy có các triệu chứng lâm sàng như sau:
Bảng 4.5. Số lượng heo mắc bệnh có các triệu chứng lâm sàng
(ĐVT: con)
Số heo Số heo Đợt khảo sát
Triệu chứng lâm
theo mắc Tháng Tháng Tháng Tổng
sàng
dõi bệnh 3 4 5
Sốt 600 440 20 15 10 45
Kém ăn hay
bỏ ăn, lông 600 440 40 30 25 95

Ủ rũ, đi xiêu
vẹo, nằm 600 440 15 10 5 30
Triệu liệt
chứng Sưng phù mí
toàn mắt, hầu, 600 440 8 1 1 10
thân họng
Bụng
thóp,mắt 600 440 40 30 30 100
lõm sâu
Niêm mạc
nhợt nhạt, 600 440 30 15 5 50
da tím tái
Triệu Phân dính 600 440 150 140 150 440
chứng quanh hậu

30
môn
cục bộ Tiêu chảy
600 440 90 65 35 190
phân vàng

Qua bảng 4.5 tôi nhận thấy, những triệu chứng lâm sàng phổ biến trên
heo cai sữa khi mắc hội chứng tiêu chảy là phân thường có màu vàng và dính
quanh hậu môn, con vật bị bệnh thường ủ rủ nằm úp bụng và thường nằm ở
các góc chuồng. Bên cạnh đó, những con có thể trạng kém thường kèm theo
những triệu chứng nặng hơn như: niêm mạc tím tái, bụng thóp,mắt lõm sâu,
bỏ ăn hay sưng phù mắt. Vì vậy trong quá trình chăm sóc và điều trị, những
con bị bệnh và có thể trạng kém thường được lọc qua chuồng chăm sóc riêng
để tiện theo dõi và điều trị. Từ đó làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh và tỉ lệ sống sót.
4.3.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy
Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi tiến hành theo dõi 200 heo
con trong thời gian sau cai sữa, kết quả cho thấy tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu
chảy cao. Do quy trình nuôi khép kín, quy mô lớn nên heo con ăn dễ mắc
bệnh và dễ lây lan mầm bệnh trong chuồng rất cao , kết quả được chúng tôi
trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tỷ lệ bị tiêu chảy của heo cai sữa
Đợt khảo sát
tháng 3 tháng 4 tháng 5 Tổng
Chỉ tiêu

Số con khảo sát 200 200 200 600

Số con bị tiêu chảy 150 140 150 440

Tỉ lệ tiêu chảy (%) 75 70 75 73

Bảng 4.7. Tỷ lệ ngày tiêu chảy của heo cai sữa


Đợt khảo sát
Chỉ tiêu tháng 3 tháng 4 tháng 5 Tổng

Tổng số ngày nuôi (ngày) 14 14 14 42

31
Tổng số ngày bị tiêu chảy (ngày) 5 4 4 13

Tỉ lệ ngày tiêu chảy (%) 35,7 28,6 28,6 30,9

Để có kết quả theo dõi đàn heo mới nhập về, tôi đã lựa chon 3 ô chuồng
để kiểm tra. Qua quá trình theo dõi tôi thấy được hầu hết heo mới về đều có
biểu hiện tiêu chảy ở những ngày đầu. Nguyên nhân là do trong quá trình vận
chuyển heo thường bị tác động mạnh bởi yếu tố nhiệt độ môi trường bên
ngoài khi vận chuyển trên đường. Đồng thời heo về môi trường mới cũng
chịu những tác động ban đầu như ép heo xuống máng nước để tập vệ sinh
đúng chỗ và mỗi ô chuồng lại có số lượng lớn dẫn đến những stress ban đầu.
Điều này tác động làm ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của heo nên tỷ lệ tiêu
chảy thường cao.
Bên cạnh đó, qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy đàn heo nhập về
thường có thời gian tiêu chảy từ 4-5 ngày. Do đây là thời gian tách lọc heo
biết ăn và heo chưa biết ăn ra những ô khác nhau để dễ quản lý, làm ảnh
hưởng chung đến lượng thức ăn ăn vào ở những đối tượng khác nhau kèm
theo cả những stress ban đầu khi mới nhập đàn làm cho heo con bị tiêu chảy
kéo dài. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc heo được trộn kháng sinh và
chích thuốc kháng sinh nên hầu hết sau năm ngày là tình hình tiêu chảy ở đàn
đã được khống chế và sức khỏe của heo dần ổn định. Điều này có được là do
cách chăm sóc và quản lý tốt từ những kỹ thuật và công nhân dày dặn kinh
nghiệm tại trại.
4.3.3 Kết quả điều trị
Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp
đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại chúng tôi đã tiến hành chẩn đoán và
điều trị bệnh tiêu chảy xảy ra tại trại. Quá trình điều trị bệnh tiêu chảy trên
heo con sau cai sữa tại trại Ea Súp chúng tôi ghi nhận và kết quả được trình
bày ở bảng 4.8

32
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên heo con.
Chỉ Tỷ lệ chữa khỏi Tỷ lệ tái phát
tiêu (TLCK) (TLTP)
Số
con Số Số ca
Số con Số ca
khảo con TLCK điều TLTP
khỏi tái
Đợt sát điều (%) trị (%)
bệnh phát
khảo trị khỏi
sát
tháng 3 200 150 140 93,3 140 10 7,1
tháng 4 200 140 135 96,4 135 8 5,9
tháng 5 200 150 145 96,7 145 15 10
Tổng 600 440 420 95,4 420 33 7,8

120

100 93.3 96.4 96.7

80

60

40

20 10
7,1 5.9
0
THÁNG 3 THÁNG 4 THÁNG 5

TLCK TLTP

Biểu đồ 4.1. Kết quả điều trị bệnh


Trong thời gian điều trị và chăm sóc cũng không tránh khỏi những
trường hợp heo con không thể cứu chữa, một phần do sức đề kháng heo yếu
và tác dụng thuốc không đáp ứng được với cơ thể heo con. Ngoài số heo con
chết do bệnh tiêu chảy, chúng tôi còn ghi nhận thêm số heo con chết do một
số nguyên nhân khác như bệnh viêm phổi, heo con bị sốt bại liệt, kết quả
được trình bày ở bảng 4.9.

33
Bảng 4.9. Tỷ lệ chết của heo con cai sữa
Tỷ lệ chết do nguyên nhân
Chỉ Số Tỷ lệ chết do tiêu chảy
khác
tiêu con
Tỷ lệ chết Số con chết Tỷ lệ chết do
Đợt khảo Số con chết
do tiêu do nguyên nguyên nhân
khảo sát sát do tiêu chảy
chảy (%) nhân khác khác (%)
tháng 3 200 10 5 20 10
tháng 4 200 5 2,5 10 5
tháng 5 200 5 2,5 15 7,5
Tổng 600 20 3 35 5,8

12

10

0
THÁNG 3 THÁNG 4 THÁNG 5

TLCDTC TLCDNNK

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chết của heo con cai sữa


Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ chết do tiêu chảy chiếm tỷ lệ thấp (3%). Kết
quả đạt được là do trại đã sử dụng phác đồ điều trị một cách nghiêm ngặt đảm
bảo đúng liều và đúng quy trình. Bên cạnh đó, những cá thể yếu còn kế phát
các bệnh khác như viêm phổi, bệnh ở khớp từ đó làm tăng tỷ lệ chết trên heo
con tại trại. Tuy nhiên tỷ lệ hao hụt này vẫn nằm trong giới hạn kiểm soát.
Thời gian thực hiện điều trị bệnh tại trại, nhờ sự giúp đỡ của kỹ thuật
viên, tổ trưởng và công nhân trại, tôi đã tiến hành thực nghiệm một số phác

34
đồ điều trị bệnh như sau:
- Phác đồ điều trị 1: dùng thuốc bột Haquylnol trộn cám, kết hợp tiêm
với Mycocin và Electrol pha nước uống. Điều trị liên tục 3-5 ngày.
- Phác đồ điều trị 2: dùng thuốc bột Norflo trộn cám, kết hợp tiêm với
Mycocin và Electrol pha nước uống. Điều trị liên tục 3-5 ngày.
- Phác đồ điều trị 3: dùng thuốc bột Amoxcilin trộn cám , kết hợp tiêm
với Mycocin và Electrol pha nước uống. Điều trị liên tục 3-5 ngày.
bảng 4.10. Kết quả điều trị những phác đồ trên
Thời gian điều trị khỏi bệnh (ngày) Tổng
Số Tỷ
Phác Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 số
con lệ
đồ Số con
điều Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tỷ Trung khỏi
điều con khỏi
trị con lệ con lệ con lệ lệ Bình bệnh
trị (n) (n)
(n) (n) (%) (n) (%) (n) (%) (%) (%)

1 50 0 - 10 20 35 70 5 10 4 50 100
2 50 0 - 15 30 35 70 0 - 3 50 100
3 50 0 - 5 10 25 50 15 30 4 45 90
Tổng 150 0 - 30 20 95 63 20 13,3 11 145 96,7

Qua bảng 4.10 cho thấy, hầu như tỷ lệ điều trị ngày đầu tiên chưa cho
thấy được dấu hiệu khỏi bệnh. Điều này là do ngày đầu tiên những triệu
chứng tiêu chảy có thuyên giảm nhưng phân vẫn sệt và dính ở hậu môn. Tuy
nhiên, qua ngày thứ 2 thì số con bị bệnh đã có biểu hiện khỏe hơn, phân
khuôn và đã chạy nhảy và ăn uống tốt hơn, đến ngày thứ 4 hầu hết đã khỏi
bệnh, chỉ còn một số con có thể trạng yếu là vẫn còn tình trạng phân chưa
khuôn hoặc những con nặng quá thì thường tiên lượng xấu. Điều này cho thấy
trại đã áp dụng tốt phác đồ điều trị để tăng tỷ lệ khỏi bệnh và giảm số ngày
điều trị giúp giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi từ đó làm tăng hiệu quả
kinh tế qua mỗi lứa.

35
4.3.4. Đề xuất biện pháp tăng cường sức đề kháng cho heo
Chăn nuôi lợn phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sản
phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng
và quản lý đàn lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bình
thường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản xuất con
giống có chất lượng cao, có sức đề kháng tốt. Muốn vậy, người chăn nuôi lợn
nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn, phòng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị
trường.
Trong quá trình thực tập tại trại, tôi thấy trại đã có những biện pháp
phòng và điều trị bệnh khá tốt, lựa chọn những con giống đẹp có nguồn gốc
an toàn, ít mầm bệnh. Tuy nhiên, tôi có một số góp ý cho trại về công tác
chăm sóc nuôi dưỡng như sau:
Phương pháp cho lợn con ăn:
- Cho lợn con ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn con có những
phản xạ có điều kiện về tiêu hóa.
- Cho lợn con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài, từ đó hạn chế đƣợc
lợn con mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Cho lợn con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để
điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng.

- Cần hạn chế bớt những yếu tố tác động từ bên ngoài, tạo điều kiện cho
lợn con ổn định để sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Cho lợn con ăn uống theo tiêu chuẩn, khẩu phần (cho ăn đúng) và
không thay đổi khẩu phần ăn đột ngột. Duy trì ổn định các thao tác nuôi
dưỡng hàng ngày phải thực hiện đúng trong lịch đã nêu trong các phiếu theo
dõi lợn con. Đặc biệt là chế độ nuôi dưỡng lợn con phải thực hiện đúng để có
thể điều khiển khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con theo ý muốn.
Phòng bệnh cho lợn con:
Trong quá trình nuôi dưỡng, ngoài phòng bệnh bằng vaccine ra chúng
ta phải tẩy giun sán cho lợn con bằng các loại thuốc dễ tẩy và ít gây ra ngộ

36
độc cho lợn con. Bổ sung thêm hợp chất vitamin- khoáng và một số chế phẩm
enzyme để tăng khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho lợn
con làm giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, giúp lợn con sinh trưởng,
phát triển tốt hơn.

37
PHẦN V
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


Cơ cấu đàn heo của trại qua 3 năm (2022 – 5/2024) có chiều hướng tăng
về số lượng qua các năm. Trại được xây dựng khá hiện đại bảo đảm chăn nuôi
an toàn sinh học, trại có cơ cấu đàn heo hợp lý, đáp ứng được nhu cầu heo
con nuôi thịt tại địa phương.
Trang thiết bị đầy đủ, hoạt động tốt và ổn định. Đường giao thông thuận
lợi cho việc xuất - nhập heo, cám và thuốc thú y có chất lượng tốt. Đầy đủ nhà
ở cho công nhân viên. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn lâu năm, kỹ thuật tốt,
công nhân viên cần cù chịu khó nghiêm túc trong công việc.
Trong quá trình thực tập ở trại Ea Súp, tôi ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh hội chứng
tiêu chảy trên heo sau cai sữa rất cao với tỷ lệ 73% trên tổng đàn nghiên cứu.
Theo dõi 200 heo con cai sữa trong 3 tháng, tỷ lệ mắc bệnh gần là như
nhau đều trên 70%, với triệu chứng lâm sàng giống nhau. Qua đây thấy được
heo con sau cai sữa của trại thường gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa do
phương thức nuôi tập trung dễ lây lan mầm bệnh.
Các phác đồ điều trị đều cho thấy sự hiệu quả.
Tỷ lệ điều trị khỏi hội chứng tiêu chảy trên heo là 96,7% sau bốn ngày
điều trị.
5.2. Đề nghị
Cần cải thiện quá trình vận chuyển heo nhằm đảm bảo thời gian di
chuyển từ trại nái đến trại nuôi thịt có thời gian ngắn nhất nhằm hạn chết tác
động của môi trường lên sức đề kháng của heo.
Khi thực hiện quá trình ép heo xuống máng nước để heo đi vệ sinh đúng
chổ cần sưởi ấm trại trước nhằm đảm bảo nhiệt độ trong trại ổn định, như vậy
heo sẽ ko bị lạnh và giảm được nguy cơ tiêu chảy trên đàn.

38
PHẦN VI
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phương, Lê Ngọc Mỹ, và Huỳnh Văn Kháng
(1999). Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tr.136-
139.
2. Đoàn Thị Kim Dung (2003). “Sự biến đổi một số vi khuẩn hiếu khí đường
ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, các
phác đồ điều trị”, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội.
3. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui và Đoàn Băng Tâm
(1993). Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng
lợn con, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9. Tr.324-325.
4. Lý Thị Liên Khai (2001). Phân lập, xác định độc tố ruột của các chủng
E. coli gây tiêu chảy cho heo con, Tạp chí KHKT Thú y số 2, Tr.13-18.
5. Nguyễn Cảnh Tự, Trương Quang (2010). Nghiên cứu vai trò của
Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của lợn sóc (lợn đê) nuôi tại Đắk
Lắk, Tạp chí Khoa học và Phát triển. Tr.114-119.
6. Nguyễn Ngọc Phục (2005). Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nhà xuất
bản Lao Động Xã Hội.
7. Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013). Một số yếu tố liên quan và đặc
điểm bệnh học của dịch tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ tại một số tỉnh
phía Nam, Khoa học kĩ thuật Thú Y, tập XX(2). Hội Thú Y Việt Nam. Tr.5-
10.
8. Nguyễn Mạnh Thuột “ Bài giảng Chăn nuôi heo” trường Đại học Tây
Nguyên.
9. Trần Thị Thanh Vân “ bài giảng Truyền nhiễm động vật” trường Đại học
Tây Nguyên.
10. Phạm Ngọc Thạch (2006). Bệnh nội khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
11. Phạm Tuân, Nguyễn Đình Trí dịch (1986). Bệnh lợn con. Nhà xuất bản

39
Nông nghiệp, Hà Nội.

40
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh: heo con mới nhập về

Hình ảnh: Vaccin myco+ circo

41
Hình ảnh: Heo con bị tiêu chảy
( lông xù, chân đứng xiêu vẹo, phân dính hậu môn)

Hình ảnh: Hai loại cám được sử dụng cho heo sau cai sữa tại trại

42
Hình ảnh: Công nhân làm vệ sinh chuồng nuôi

43
Hình ảnh: Mô hình heo nuôi trong chuồng

Hình ảnh: Heo con chết bị hóp bụng

44
Hình ảnh: Một số loại thuốc bột được sử dụng tại trại

45
Hình ảnh: Chất tẩy rửa sử dụng trong trại

46
Hình ảnh: Một số loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh tại trại

47
Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhận xét:.....................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

Tình trạng Ký tên


Đồng ý thông qua báo cáo 
Không đồng ý thông qua báo báo 

Đắk Lắk, Ngày..... tháng..... năm 2024


NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(ký và ghi rõ họ tên)

48

You might also like