24 10 Ca3 ENV00001 MoiTruongDaiCuong LNTuan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ

(do phòng KT-ĐBCL ghi)


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN CK20212_
Học kỳ 2 – Năm học 2020-2021 ENV00001

Tên học phần: Môi trường đại cương Mã HP: ENV00001


Thời gian làm bài: 60 phút Ngày thi: 24/10/2021
Ghi chú: Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu, máy tính khi làm bài.
Họ tên sinh viên: …............................................................. MSSV: …………… STT: ……

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (6đ)


Câu 1: Bản chất của môi trường tự nhiên là:
A. Định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sự thuận lợi hoặc
trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư.
B. Nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho con người cảnh đẹp giải trí, tăng khả năng
sinh lý của con người.
C. Là các nhân tố do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người như: nhà ở, môi trường
khu đô thị, khu công nghiệp, môi trường nông thôn,....
Câu 2: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tỉ lệ % các thành phần của thạch quyển:
A. Khoáng chất>không khí>chất hữu cơ>nước. B. Khoáng chất>chất hữu cơ>không khí>nước.
C. Khoáng chất>nước>chất hữu cơ>không khí. D. Khoáng chất>nước>không khí>chất hữu cơ.
Câu 3: Biểu hiện của biến đổi khí hậu là:
A. Nhiệt độ gia tăng B. Lượng mưa thay đổi C. Nước biển dâng D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Sắp xếp thứ tự các tầng của khí quyển từ mặt đất lên cao: (1) tầng đối lưu, (2) tầng trung
lưu, (3) tầng bình lưu, (4) tầng nhiệt, (5) tầng điện ly.
A. (1)-(3)-(2)-(4)-(5) B. (1)-(2)-(3)-(5)-(4) C. (3)-(1)-(2)-(4)-(5) D. (3)-(2)-(1)-(4)-(5)
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa gây nên khủng hoảng môi trường ?
A. Lương thực B. Dân số C. Năng lượng D. Tài nguyên & sinh thái
Câu 6: Tài nguyên đất không có chức năng nào sau đây:
A. Thủy văn. B. Liên kết không gian. C. Điều hòa khí hậu. D. Kiểm soát dịch bệnh.
Câu 7: Thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm các hoạt động của con người nhằm:
A. Ngăn cản tình trạng BĐKH B. Hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
C. Giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính.
D. Giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do BĐKH mang lại
Câu 8: Các dạng năng lượng tái tạo bao gồm:
A. Khí thiên nhiên, địa nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học
B. Quặng kim loại, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ.
C. Sóng biển, gió, khí thiên nhiên, sinh khối.
D. Địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời.

(Đề thi gồm 5 trang)


Họ tên người ra đề/MSCB: ......................................................... C hữ ký: ................ [Trang 1/5]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ
(do phòng KT-ĐBCL ghi)
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN CK20212_
Học kỳ 2 – Năm học 2020-2021 ENV00001

Câu 9: Chọn phương án khác đặc điểm với các phương án còn lại trong mối quan hệ với phát triển
bền vững
A. Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới B. Tăng sản lượng lương thực thực phẩm
C. Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên, gây tổn hại đến các hệ sinh thái và môi trường
D. Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn nhằm thay đổi tích cực phương cách và chất
lượng cuộc sống của con người
Câu 10: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
A. Đất trồng cây lâu năm, Đất xây dựng trụ sở cơ quan, Đất làm muối.
B. Đất trồng cây lâu năm, Đất rừng phòng hộ, Đất làm muối.
C. Đất rừng sản xuất, Đất ở đô thị, Đất nuôi trồng thủy sản.
D. Đất rừng sản xuất, Đất làm muối, Đất khu công nghiệp.
Câu 11: Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện (1)……… hoặc sự biến đổi quan trọng trong
(2)………... không khí, làm cho không khí không sạch, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa...
A. (1) các chất lạ, (2) thành phần B. (1) các khí thải, (2) chức năng
C. (1) các chất lạ, (2) chức năng D. (1) các khí thải, (2) thành phần
Câu 12: Lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các thuỷ sinh vật là chỉ số:
A. DO B. BOD C. COD D. TSS
Câu 13: Sắp xếp thứ tự các bước kiểm soát ô nhiễm nước:
(1) Thiết lập một kế hoạch hành động, bao gồm một chương trình hành động và quy trình triển khai
thực hiện, giám sát và cập nhật kế hoạch
(2) Xác định và phân tích ban đầu các vấn đề ô nhiễm nước
(3) Sử dụng các giải pháp và công cụ quản lý cần thiết để hoàn thành các mục tiêu quản lý
(4) Xác định các mục tiêu quản lý ngắn hạn và dài hạn
A. (2)–(4)–(1)–(3) B. (4)–(2)–(1)–(3) C. (4)–(2)–(3)–(1) D. (2)–(4)–(3)–(1)
Câu 14: Các chất ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động của núi lửa:
A. Bụi, CH4, SO2, CO2 B. NOx, bụi, CO, CH4
C. NH3, H2S, bụi, NOx D. Bụi, SO2, NH3, NOx
Câu 15: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tỉ lệ % khí nhà kính được phát thải từ các nguồn sau đây
(IPCC, 2014):
A. Công nghiệp > Năng lượng > Giao thông> Xây dựng
B. Năng lượng > Công nghiệp > Giao thông > Xây dựng
C. Công nghiệp > Giao thông > Năng lượng > Xây dựng
D. Công nghiệp > Năng lượng > Xây dựng > Giao thông
Câu 16: Ở vùng đồi núi, vị nhằm giảm thiểu sự phân tán các chất gây ô nhiễm trong không khí, các
nhà máy nên được hoạch định xây dựng tại:

(Đề thi gồm 5 trang)


Họ tên người ra đề/MSCB: ......................................................... C hữ ký: ................ [Trang 2/5]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ
(do phòng KT-ĐBCL ghi)
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN CK20212_
Học kỳ 2 – Năm học 2020-2021 ENV00001

A. Đỉnh đồi hoặc sườn đồi cuối hướng gió chủ đạo B. Đỉnh đồi hoặc sườn đồi hứng gió
C. Thung lũng hoặc sườn đồi cuối hướng gió chủ đạo D. Đỉnh đồi hoặc thung lũng
Câu 17: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu bao gồm các hoạt động của con người nhằm:
A. Giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại
B. Giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính
C. Ngăn cản tác động của biến đổi khí hậu D. Giảm khả năng dễ bị tổn thương
Câu 18: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần lượng phát thải các khí nhà kính (IPCC, 2014):
A. CO2 > CH4 > N2O > Nhóm khí Flo B. CH4 > CO2 > Nhóm khí Flo
C. Nhóm khí Flo > CO2 > CH4 > N2O D. CO2 > N2O > CH4 > Nhóm khí Flo
Câu 19: Các khí nhà kính được yêu cầu kiểm soát theo Nghị định thư Kyoto:
A. H2O, CO2, NxOy, CH4, CFCs, O3. B. CO2, N2O, CH4, PFCs, HFCs, SF6.
C. CO2, NxOy, SF6, C2H5, N2, CFCs. D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Tại Việt Nam, các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất do nước biển dâng:
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng duyên hải miền Trung
B. Đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
D. Tất cả đều sai
Câu 21: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
A. Thay đổi lượng mưa và phân bố mưa B. Tăng dòng chảy mặt và gia tăng lũ lụt
C. Xâm nhập mặn do nước biển dâng D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Các công cụ kinh tế tạo ra nguồn thu trong quản lý môi trường gồm:
A. Phí người sử dụng; thuế; trợ cấp B. Phí người sử dụng; thuế; quỹ
C. Phí người sử dụng; thuế D. Trợ cấp; thuế; quỹ
Câu 23: Nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững:
A. Phòng ngừa B. Công bằng giữa các thế hệ C. Công bằng trong cùng một thế hệ
D. Công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất
Câu 24: Quản lý năng lượng hiện đại có thể được xem là tổng hợp của các ngành khoa học:
A. Công nghiệp năng lượng, phát triển bền vững
B. Công nghiệp năng lượng, khoa học môi trường
C. Công nghiệp năng lượng, phát triển bền vững, quản lý
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 25: Cơ sở/nền tảng của công tác quản lý môi trường:
A. Triết học, khoa học-công nghệ, kinh tế, pháp lý B. Kinh tế, xã hội, môi trường
C. Pháp lý, kinh tế, khoa học D. Pháp lý, nhân bản, kinh tế, triết học
(Đề thi gồm 5 trang)
Họ tên người ra đề/MSCB: ......................................................... C hữ ký: ................ [Trang 3/5]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ
(do phòng KT-ĐBCL ghi)
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN CK20212_
Học kỳ 2 – Năm học 2020-2021 ENV00001

Câu 26: Nguyên tắc “Polluter-Pays Principle” là:


A. Buộc người hưởng thụ lợi ích từ môi trường đã được cải thiện phải trả một khoản phí
B. Buộc người gây ô nhiễm phải chi trả các chi phí liên quan đến sự phá hoại môi trường do hoạt
động của họ gây ra
C. Buộc người gây ô nhiễm hay người hưởng thụ lợi ích từ môi trường đã được cải thiện phải trả
một khoản phí
D. Tất cả câu trên đều sai
Câu 27: Lựa chọn thứ tự hợp lý trong xây dựng mục tiêu truyền thông môi trường:
(1) Tăng cường sự quan tâm; (2) Xây dựng nhận thức; (3) Thay đổi thái độ;
(4) Củng cố thành tập quán; (5) Thay đổi hành vi.
A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) B. (2) – (1) – (3) – (5) – (4)
C. (2) – (1) – (5) – (3) – (4) D. (3) – (5) – (2) – (1) – (4)
Câu 28: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường phổ biến hiện nay:
A. ISO 14001:2015 B. ISO 45001:2018 C. ISO 31000:2018 D. ISO 9001:2015
Câu 29: OHSAS là bộ tiêu chuẩn quốc tế về:
A. Đánh giá An toàn Sức khỏe Lao động B. Hệ thống quản lý môi trường
C. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm D. Tất cả đều sai
Câu 30: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lan truyền chất ô nhiễm trong không khí là:
A. Nhiệt độ không khí B. Độ ẩm và chế độ mưa
C. Hướng gió D.Tính hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt đất

PHẦN 2: ĐIỀN KHUYẾT (2 điểm)


Câu 31: Các chức năng cơ bản của môi tr gồm: (1) Là không gian sống của con người,
(2) Là nơi cung cấp tài nguyên cho con người, (3) Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất, (4) ………………….……………………………và
(5)…………………………………………………………………………………………………...
Câu 32: Dựa trên các đặc trưng cơ bản, kể tên các thành phần môi trường trên Trái đất:…… …
…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………
Câu 33: Liệt kê 5 giải pháp hạn chế phát thải từ hoạt động giao thông.
…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………
Câu 34: Liệt kê 5 giải pháp tiết kiệm năng lượng.
…………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………
Câu 35: Kể tên các loại đa dạng sinh học…………………………………………..……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………

(Đề thi gồm 5 trang)


Họ tên người ra đề/MSCB: ......................................................... C hữ ký: ................ [Trang 4/5]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ
(do phòng KT-ĐBCL ghi)
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN CK20212_
Học kỳ 2 – Năm học 2020-2021 ENV00001

Câu 36: Theo mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại: (1)……………...,
(2)…………………., (3)……………………..
Câu 37: (1)………. là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường
(2)………… với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên (Điều 2, chương I, Luật BVMT 2020).
Câu 38 : …………… là đáp ứng nhu cầu phát triển liên tục của con người hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và chất lượng môi trường.
Câu 39: Quản lý môi trường là (1) ……các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã
hội (2)………. nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững KTXH.
Câu 40: Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong quản lý tổng hợp chất thải rắn: (1) Tái sử dụng, tái chế chất
thải; (2) Giảm thiểu phát thải; (3) Chôn lấp chất thải; (4) Xử lý chất thải, thu hồi năng
lượng:……………………………

PHẦN 3: TỰ LUẬN (2 điểm)


Câu 41: Liệt kê các nguyên tắc của công tác quản lý môi trường.
Câu 42: Hệ thống hóa (sơ đồ hóa) những kỹ năng người học được củng cố và nâng cao thông qua
môn học. Mô tả ngắn gọn sự củng cố hoặc nâng cao một kỹ năng (tâm đắc nhất).

(Đề thi gồm 5 trang)


Họ tên người ra đề/MSCB: ......................................................... C hữ ký: ................ [Trang 5/5]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................

You might also like