ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

CÂU 1 : Vai trò của THMLN trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới của việt nam
- Sự ra đời của Triết học Mác

sự ra đời của triết học Mác (vào những năm 40 thế kỉ XIX) là một tất yếu lịch sử vì
nó làsự kết tinh có tính quy luật của quá trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học
nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển
khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX

a)Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.

+ Vì các nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật là sự phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ phổ biến nhất của cả tự nhiên, xã hội và
tư duy cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi
nhất định nào đấy như đối với các nguyên lý và quy luật do các khoa học chuyên
ngành nêu lên, mà trong tất cả mọi trường hợp. Chúng giúp cho con người khi bắt
tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật, chúng giúp cho con người xác
định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng
như giải quyết vấn đề, tránh được những lầm lạc hay mò mẫm giữa một khối
những mối liên hệ chằng chịt phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường.

+ Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, nhưng
không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật
thiết với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định hướng, cái chỉ đạo cho chúng ta
trong hành động. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, cụ thể là xuất
phát từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể có
được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Và ngược
lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi
hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng - một trong những
biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học

+ Mỗi nguyên lý chung , theo tinh thần của triết học MLN , đều được phải xem xét
“(a) theo quan điểm lịch sử
(b) gắn liền với những nguyên lý khác
(C) gắn liền với kinh nghiệm cụ thể lịch sử
Thiếu kinh nghiệm cụ thể của lịch sử này , thiếu sự hiểu biết tình hình thực tế sinh
động diễn ra ở từng địa điểm và thời gian nhất định thì việc tận dụng những
nguyên lý chung không những không mang lại hiệu quả mà còn trong nhiều
trường hợp còn có thể đẫn đến những sai lầm nghiêm trọng

b) Triết học MLN là cơ sở thế giới quan và phuong pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ :

- Triết học MLN đóng vai trò là cơ sở lý luận – phuong pháp luận cho các phát
minh khoa học , cho sự tích hợp và truyeeng bá tri thức khoa học hiện đại , đồng
thời , những vấn đề mới của hệ thống tri thức khoa học hiện đại cũng đòi hỏi triết
học MLN phải có bước phát triển mới.

- Triết học Mác – Lenin là cơ sở thế giới quan và phuong pháp luận khoa học , cách
mạng để phân tích xu hướng vận động , phát triển của thế giới trong bối cảnh
toàn cầu hóa

-Triết học MLN tiếp tục là lý luận khoa học và cách mạng soi đường cho giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trong công cuộc đấu tranh giái phóng giai cấp và
giải phóng con ng hiện nay

c) Triết học Mác – Leenin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên tgioi và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam :
- Vai trò thế giới quan , phuong pháp luận của triết học MLN thể hiện rõ nét trong
sự nghiệp đổi mới ở VN , đó là đổi mới tư duy nhất là tư duy lý luận nếu không có
đổi mới tư duy lý luận thì sẽ không có sự nghiệp đổi mới

- Thế giới quan triết học Mác Lê nin đã giúp đảng cộng sản vn nhìn nhận con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới , đánh giá cục diện tg , các mối
quan hệ qt , xu hướng thời đại , thực trạng tình hình đất nước và con đường phát
triển trong tương lai
- Triết học Mác leenin cung cấp phuong pháp luận để giải quyết những vấn đề đặt
ra trong thực tiễn đổi mới trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xh ở Vn hiện nay
- Lưu ý , triết học Mác leenin không phải là liều thuốc vạn năng để giải quyết mọi
vấn đề của thực tiễn đặt ra

Câu 2 : Quan điểm của triết học Mac-LêNin về vật chất và ý nghĩa phương pháp
luận của nó?

+ Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất: Lênin cho rằng vật chất là một
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.

Sau đây chúng ta sẽ phân tích nội dung quan điểm của triết học Mac-Lênin về
vật chất:

+ Trước hết vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người và
không phụ thuộc vào ý thức. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của quan
điểm về vật chất.

+ Không phải là khi con người ý thức được một cái gì đó thì nó là vật chất mà vật
chất là cái đã tồn tại một cách khách quan, như là trước khi các nhà vật lý tìm ra
các tia phóng xạ thì chúng đã tồn tại rồi,…

+ Thứ hai là con người có thể cảm giác được sự tồn tại khách quan của vật chất.
Nếu cái gì đó mà con người không thể cảm giác được thì nó không phải là vật
chất, vật chất nó luôn tồn tại trước ý thức của con người nhưng con người luôn có
thể cảm giác được nó.

+ Thứ ba là ý thức của con người chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực. Những
điều kiện vật chất cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà nó quyết định tớ việc hình thành
lên ý thức của con người.

ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó:


+ Nó đã giải quyết triệt để hai mặt trong một vấn đề cơ bản của triết học theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

+ Khắc phục hạn chế sai lầm của CNDV trước Mác về phạm trù vật chất: bác bỏ
phủnhận quan điểm của CNDT và tôn giáo về vấn đề này.+ Nó tạo cơ sở cho các
nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật chấttrong lĩnh vực đời
sống xã hội

Câu 3: Quan điểm của triết học Mac-Lênin và nguồn gốc, bản chất của ý thức?

1 ) Nguồn gốc của ý thức

- Nguồn gốc tự nhiên


Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con
người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế
giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo
ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.

+ Bộ óc người: Óc người là khí quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức
năng của bộ óc người hoạt động bình thường – chức năng phản ánh (phân
tích về cấu trúc của bộ não người).

+ Mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, thế giới khách
quan tác động lên bộ não, bộ não có cái để nó phản ánh.

+ Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở
một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Sự
phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động; đồng thời luôn
mang nội dung thông tin của vật tác động. Các cấp độ phản ánh: Phản ánh
vật lý, hoá học; phản ánh sinh học;...phản ánh ý thức là hình thức phản
ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của
thế giới vật chất.

- Nguồn gốc xã hội:


+ Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần
bộ óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành
ý thức con người. Vai trò của lao động đối với sự hình thành và phát triển ý
thức: Trong quá trình lao động, con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính, kết
cấu... nhất định, từ đó con người nhận thức được thế giới…

+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là "vỏ vật
chất" của tư duy, là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm
xã hội - lịch sử... Ngôn ngữ vừa là công cụ của tư duy, vừa là phương tiện
giao tiếp. Nhờ ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượng hóa, tách
khỏi sự vật cảm tính....

2) Bản chất của ý thức

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

 Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả
năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận
thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lữu giữ thông tin và trên cơ sở
những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý
nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự
phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả
tưởng, giả thuyết, huyền thoại, ... trong đời sống tinh thần của mình hoặc
khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri
thức trong các hoạt động của con người.
 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới
khách quan quy định cả về nội dung, lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó
không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua
lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác thì ý thức chẳng qua chỉ là vật
chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong
đó.
 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn
tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ
của các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã hội, do nhu cầu giao
tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính
năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã
hội.

You might also like