Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Mở đầu

I. Thuyết minh về sự cầp thiết của đề tài


Nghèo đói – Vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu luôn len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội,
dù bất kể các quốc gia với nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới hay các quốc gia kém phát
triển cùng với nền kinh tế còn lạc hậu. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy đã đạt được những
thành tựu to lớn đáng kể trong công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế nhưng xóa đói
giảm nghèo vẫn luôn là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả chính phủ
cũng như cả cộng đồng trong quốc gia.

Kể từ năm 1986, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến vượt bậc về kinh tế - xã hội. Tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% trong giai đoạn 1990 – 2007, tuy có chững lại do khủng
hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn duy trì mức cao trên 5% sau năm 2012. Sự tăng trưởng kinh tế
ổn định đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng
cao mức sống, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo,…Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo của Việt Nam
hiện nay vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, mặc dù đây là một
vùng vựa lúa lớn nhất cả nước nhưng đây cũng là một trong những nơi có tỷ lệ người nghèo cao
hơn mức trung bình của cả nước.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ, là vựa lúa lớn nhất cả
nước cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình thấp và bằng phẳng được bồi đắp bởi phù
sa sông Cửu Long và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều và tình trạng xâm nhập mặn
mỗi năm. Có ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo và sản xuất lúa lớn nhất cả nước cùng với
sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ nhưng lại có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung
bình cả nước ( 12.6% so với 9,2% vào năm 2020 ) với hơn 2 triệu dân số thuộc hộ nghèo, cận
nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của khu vực này ngày càng gia tăng
như biến đổi khí hậu, thiên tai, xâm nhập mặn, thiếu việc làm, kinh tế bấp bênh,… thì tình trạng
bất bình đẳng giới đã và đang luôn là một vấn đề đáng lo ngại ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long, ảnh hưởng sâu sắc đến sự chênh lệch về mức độ phát triển của nam giới và nữ giới, đến
quyền lợi và tính phát triển chung của xã hội trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bất bình đẳng xã hội đang ngày càng trở thành mối quan tâm xã hội hàng đầu của Việt Nam nói
chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Tình trạng bất bình đẳng xã hội ở khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long đang ngày một gia tăng trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Những
dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục – nền tảng chính của sự phát triển con người đang trở
nên ngày càng đắt đỏ, nhiều phụ nữ không có đủ điều kiện để tiếp cận giáo dục, có việc làm hoặc
thu nhập bình quân của phụ nữ thấp hơn đàn ông,... Chính vì sự thiếu sót trong những dịch vụ xã
hội quan trọng trong đời sống cũng như những định kiến, phong tục tập quán nên tình trạng bất
bình đẳng giới trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng gia tăng.

Đứng trước những khó khăn về tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng cùng với sự bất bình
đẳng giới tồn tại trong xã hội, điều này đã đem lại nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
của khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng bằng Sông Cửu Long dù đã cố gắng thực
hiện những chính sách cấp bách để xóa đói giảm nghèo và nâng cao bình đẳng giới trong khu
vực nhưng kết quả vẫn chưa đáng kể cùng với một số khó khăn cần tháo gỡ như : Chưa giải
quyết được vấn đề việc làm, chưa nâng cao dân trí xã hội , phát triển nền kinh tế chưa hiệu quả
và chưa thể cung cấp những dịch vụ xã hội cần thiết đến phụ nữ và những người có hoàn cảnh
khó khăn.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn của khu vực và những kiến thức đã học , tôi đã chọn tên đề
tài là : “Bình đẳng giới – Nền tảng cho sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về tình trạng nghèo đói và bất
bình đẳng giới tại đồng bằng sông Cửu Long, xác định các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và
bất bình đẳng ở khu vực này, đề xuất các biện pháp thích hợp thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần
vào sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tiểu luận này sẽ nhằm cung cấp thông tin, phân tích vấn đề và tập trung trả lời cho câu hỏi chính
là : “ Tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt
được bình đẳng giới so với vùng vựa lúa lớn tương tự như đồng bằng sông Hồng ? ”

2. Mục đích nghiên cứu


- Phân tích khái niệm của “nghèo đói” và “bất bình đẳng”
- Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng ở khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long.
- Đánh giá thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng giới của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Nêu rõ ảnh hưởng của nghèo đói và bất bình đẳng đến sự phát triển bền vững của vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long.
- Đề xuất một số giải pháp cho công tác xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng
cho các hộ gia đình trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
- Phương pháp thu nhập số liệu
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
I.Cơ sở lý luận
I.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến “nghèo đói” và “bất bình đẳng” tại khu
vực đồng bằng sông Cửu Long
I.1.1 Khái niệm của nghèo đói
Không có một khái niệm nào duy nhất và nhất định về nghèo đói, và do đó không có một phương
pháp hoàn hảo để đo lường được nó. Theo Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Bangkok – Thái Lan vào tháng 9 năm 1993 đã nhận định rằng: “ Nghèo là
một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người
mà nhu cầu ấy đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong
tục tập quán của địa phương”.
Nghèo là một trạng thái thiếu các nguồn lực, thường là nguồn lực vật chất nhưng đôi khi cả
nguồn lực văn hóa, tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, các dịch vụ xã hội cơ bản, thu
nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc
khó khăn, và dễ bị thốn thương trong những đột biến bất lợi, ít được tham gia vào quá trình ra
quyết định, không được người khác tôn trọng,.. đó là những khía cạnh của sự nghèo đói.
- Nghèo được chia làm ba loại :
+ Nghèo tuyệt đối ( nghèo cùng cực ): là thước đo những người dưới một ngưỡng nghèo nhất
định, tính chung cho toàn thể nhân loại, không kể không gian hay thời gian. Được xác định dưới
tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối
thiểu của cuộc sống
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
+ Nghèo đa chiều: Dựa theo 5 chiều ( giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin)
với 10 chỉ số. Chúng ta cũng sử dụng số liệu KSMS và xác định mức thiếu hụt cho các hộ gia
đình. Hộ nghèo đa chiều nếu thiếu hụt từ 3 chỉ số trở lên. Trên cơ sở đó, những người sống trong
hộ nghèo đa chiều được coi như là người nghèo đa chiều.
I.1.2 : Đặc điểm về nghèo đói
1. Nghèo đói dẫn đến sự thiếu thốn về vật chất
Thực trạng nghèo đói có thể dẫn đến sự thiếu thốn về những nhu cầu thiết yếu cơ bản của con
người như lương thực, thức ăn, nước uống, quần áo và nhà ở,… những nhu cầu này luôn đóng
vai trò quan trọng đến việc hình thành và duy trì đời sống của con người trong mọi hoàn cảnh
sinh hoạt và phát triển của xã hội. Đồng thời, sự nghèo dói còn cướp đi những có hội quý giá để
con người có thể tiếp cận giáo dục, y tế hoặc việc làm, dẫn đến tính trạng thu nhập thấp trong xã
hội.

2. Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử trong xã hội.
Những người nghèo thường thuộc vào các tầng lớp yếu thể trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ, trẻ
em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật,…Dưới sự ảnh hưởng của phong tục tập quán và
định kiến xã hội ,họ thường thiếu tiếng nói và quyền lực trong xã hội nên dẫn đến việc khó có thể
bảo vệ quyền lợi của chính mình và tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ khác. Từ đó đã gây ra hiện
tượng bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử nặng nề trong khu vực xã hội.
3. Nghèo đói có tính dai dẳng và khó xóa bỏ
Nghèo đói đã luôn là một vấn đề nhức nhối thường lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ trong gia đình,
con cái của những người có hoàn cảnh nghèo khó có thể có nguy cơ cao trở thành người nghèo
tiếp theo khi lớn lên
Nghèo đói còn là một vòng luẩn quẩn khó có thể bị xóa bỏ bởi con người khi không thể tiếp cận
với những dịch vụ xã hội cần thiết như giáo dục, y tế, việc làm,… thì sẽ khó có thể thoát khỏi sự
nghèo đói và họ sẽ luôn tồn tại trong hoàn cảnh nghèo đói một thời gian dài.
4. Nghèo đói tác động tiêu cực đến đời sống con người
Nghèo đói có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực cho con người như sức khỏe, giáo dục, và
chất lượng cuộc sống của người nghèo. Đồng thời, có thể dẫn đến các vấn đề xã hội khác như tội
phạm, bạo lực gia đình và bất ổn xã hội.
I.1.3. Các tác nhân dẫn đến sự nghèo đói
“ Nghèo đói thường do nhiều nguyên nhân kết hợp và tạo nên chứ không đơn thuần là chỉ
bắt nguồn từ một nguyên nhân duy nhất”. Bắt nguồn từ khái niệm trên, ta có thể hiểu được
nghèo đói là một vòng luẩn quẩn khó phá vỡ và thường truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề nghèo đói là do sự kết hợp của các yếu tố con người, yếu tố cơ
cấu, yếu tố hệ thống.
+ Yếu tố thiên nhiên: các yếu tố thiên nhiên bao gồm khí hậu thuận lợi hoặc bất lợi, đất đai giàu
dinh dưỡng hoặc đất xấu, vị trí địa lý giáp biển hoặc thiên tai,.. luôn là những yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành của nghèo đói trong một khu vực và quốc gia.
+ Yếu tố cơ cấu : Thông qua việc các quốc gia và khu vực liệu có kí kết với những quy tắc
thương mại không công bằng, cơ sở hạ tầng liệu có đủ hiện đại hoặc nghèo nàn, tham nhũng,.. đã
khiến cho tình trạng nghèo đói ngày càng thêm trầm trọng khi mang lại những hệ quả tổn thất về
giá cả, đời sống, kinh tế, việc làm,…
+ Yếu tố hệ thống : Phụ thuộc vào các hệ thống chính sách như chính sách cải cách, thuế có thể
ảnh hưởng đến mức độ nghèo đói của một quốc gia. Ví dụ, các chính sách khuyến khích đầu tư
và tạo việc làm có thể giúp giảm nghèo, trong khi các chính sách thắt chặt chi tiêu có thể khiến
nghèo đói thêm trầm trọng. Đồng thời, phụ thuộc vào các hệ thống pháp luật như luật lao động,
luật sở hữu đất đai và luật chống phân biệt đối xử có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ mà người
nghèo nhận được và khả năng họ thoát khỏi cảnh nghèo đói hay không.
+ Yếu tố con người : Bao gồm các vấn đề như sức khỏe kém, trình độ lao động thấp, thiếu giáo
dục, y tế, bất bình đẳng giới,.. là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng nghèo
đói ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự phân công lao động của một vùng, sự phát triển kinh
tế, sự chênh lệch về khả năng tiếp cận giáo dục, y tế, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm , đem lại
thu nhập không ổn định dẫn đến sự nghèo đói trong xã hội.
I.1.3 : Đặc điểm về tình trạng nghèo đói tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Vấn đề nghèo đói là một hiện tượng xã hội phức tạp và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền
vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung thông qua những
đặc điểm và số liệu sau:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đóng góp của nông
nghiệp trong GDP của vùng ở mức cao với tỷ trọng 39,6% cơ cấu GDP của vùng ( năm 2010 ).
Với diện tích trên 40.000 km2, chiếm 12% diện tích cả nước và đóng góp khoảng 18,5% GDP cả
nước trong các lĩnh vực như nông nghiệp, nuôi trồng thủy – hải sản và chiếm trị trí trong xuất
khẩu các mặt hàng nông sản. Dù quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã đem lại nhiều
thành tựu đáng kể cho vùng này nên vấn đề nghèo đói của vùng dù đã có giảm nhưng vẫn có tỷ
lệ hộ nghèo cao, theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân vùng vào năm 2023, đã có tỷ lệ hộ nghèo
bình quân của vùng đạt 3,18% cao hơn mức trung bình quân chung cả nước là 2,75%.
+ Đồng bằng sông Cửu Long dù được mệnh danh là “túi gạo” của cả nước nhưng vẫn còn hơn 2
triệu người nghèo trong 17 triệu dân sống trong khu vực này với thu nhập bình quân đầu người
của vùng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu
người của vùng đạt được 34,6 triệu đồng/năm.
+Vùng có tỷ lệ nghèo đứng thứ ba cả nước, nhiều tỉnh trong vùng có tỷ lệ nghèo khá cao như Trà
Vinh với 23,2%, Sóc Trăng 22,1%, Hậu Giang với 17,3%,.. với trên 2 triệu người nghèo sống
trong vùng, quá trình giảm nghèo bền vững ở khu vực này còn phải đối diện với rất nhiều thách
thức lớn
+ Hộ nghèo thường phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn : Hơn 90% hộ nghèo ở đồng bằng
sông Cửu Long sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,
thủy sản với thu nhập thấp và không ổn định, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và điều kiện sống còn
nhiều khó khăn và thiếu thốn, cơ hội được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch còn
nhiều hạn chế.

(Hình 1.1: Hình ảnh minh họa về tình trạng nghèo đói ở vùng đồng bằng sông Cửu Long)
- Nguyên nhân dẫn đến tính trạng nghèo đói ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Thứ nhất, do tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến khu vực thông qua hiện tượng hạn
hán, xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng gay gắt và thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là các vụ lúa – cây trồng chủ lực của khu vực, ngoài ra còn ảnh hưởng đến
cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân, tạo ra thiên tai, dịch bệnh, khiến cho nước biển dâng kéo
theo sự xói mòn, sạt lở, làm mất đi nhà ở kèm theo mất đất trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, do trình độ lao động của khu vực còn nhiều hạn chế. Mặc dù có lực lượng lao động dồi
dào nhưng chất lượng về trình độ lao động vẫn chưa được đảm bảo, cụ thể là tỷ lệ lao động đã
qua quá trình đào tạo rất thấp chỉ đạt 9,1% với cả nước 16,6% và thấp nhất trong 6 vùng kinh tế
cả nước, còn lại là những lực lượng lao động chân tay chưa qua quá trình đào tạo. Điều đó đã thu
hẹp cơ hội việc làm trong các ngành nghề, gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài và trong nước, đem lại thu nhập thấp, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói.
Thứ ba, do quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, mặc dù dưới tác động của công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, khu vực này đã gặt hái được những thành công nhất định nhưng với
nhiều điều kiện bất lợi như thiếu sót về việc làm, phần lớn người dân vẫn tập trung vào sản xuất
nông nghiệp thay vì phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, thu nhập còn thấp,.. nên tình
trạng nghèo đói của đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn cao.
Thứ tư, những rủi ro và sự bất ổn định về giá trong khâu sản xuất nông nghiệp. Chính vì những
tình trạng giá cả luôn biến động và rủi ro trong giá cả đã làm cuộc chiến chống nghèo đói trở nên
khó khăn hơn, làm cho đầu ra của nông dân không ổn định, thu nhập thấp, bấp bênh cho nên dù
đứng đầu về xuất khẩu gạo nhưng khu vực này vẫn có tỷ lệ nghèo đói cao

I.2.1: Khái niệm của bất bình đẳng giới


Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và nữ giới tạo nên những cơ hội khác
nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh
vực đời sống xã hội

I.2.2: Đặc điểm của bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới hay còn gọi là sự phân biệt đối xử về giới tính là một hiện tượng xã hội xuất
hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và được thể hiện qua sự chênh lệch về cơ hội,
quyền lợi và vai trò giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị, văn
hóa đến giáo dục, y tế, gia đình,…Bất bình đẳng giới không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ
mà còn tác động đến sự phát triển chung của xã hội.

Bất bình đẳng giới được thể hiện ở các lĩnh vực bao gồm
- Kinh tế:
Phụ nữ thường có mức lương thấp hơn nam giới và thu nhập bình quân đầu người ít hơn mặc dù
cùng trong một công việc và môi trường làm việc, thậm chí có rất nhiều nữ giới gặp khó khăn
hơn nam giới trong việc thăng tiến lên các vị trí cao hơn, các vị trí lãnh đạo, trong khi đó nam
giới thường có quyền truy cập vào các nguồn lực kinh tế dễ dàng hơn và có cơ hội thăng tiến cao
hơn nên đã gây ra tình trạng bất bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế
- Chính trị:
Giữa nam giới và nữ giới, nữ giới thường chiếm tỷ lệ thấp trong các cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp cùng với tỷ lệ khá cao về việc bị gạt bỏ ý kiến cũng nhưng bị gạt khỏi trong quá trình
đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến chính trị và luật pháp.
- Chăm sóc sức khỏe và giáo dục
Bất bình đẳng giới dẫn đến sự khác biệt về việc nữ giới và nam giới tiếp cận đến chất lượng, số
lượng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nhau
Đồng thời, còn có sự khác nhau về tỷ lệ được nhập học và tiếp xúc với giáo dục. Nam giới
thường được có xu hướng đầu tư vào giáo dục nhiều hơn là nữ giới thông qua những định kiến
về xã hội cho rằng phụ nữ sẽ phù hợp với việc nội trợ và chăm sóc gia đình, không cần thiết học
cao, học nhiều, thạc sĩ và tiến sĩ,.. còn nam giới sẽ được đầu tư tốt hơn về giáo dục, dịch vụ xã
hội,..
- Gia đình và xã hội:
Sự khác biệt về giới tính dẫn đến phân công lao động và trách nhiệm trong gia đình không công
bằng giữa nam và nữ. Dẫn đến những định kiến, quan điểm lạc hậu, kỳ thị và tình trạng bạo lực
gia đình, đặc biệt với phụ nữ trong gia đình, xã hội ngày càng gia tăng. Phụ nữ dần đánh mất
quyền được lựa chọn và tiếng nói trong gia đình và xã hội.
- Văn hóa :
Những định kiến giới và tiêu chuẩn kép đã luôn đè nặng lên những người phụ nữ với những áp
lực về ngoại hình, vai trò giới, hành vi,.. Chính những định kiến, văn hóa , phong tục tập quán
lạc hậu đó đã dẫn đến sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng về giới.
Qua đó, ta có thể thấy bất bình đẳng là một rào cản lớn đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Xóa bỏ sự bất bình đẳng và hướng tới bình đẳng giới sẽ là một điều cần thiết để xây dựng một xã
hội công bằng và hạnh phúc hơn cho người dân.

I.2.3: Tình trạng bất bình đẳng giới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai khu vực đông dân nhất của Việt Nam. Vùng
này có 12 tỉnh với tổng số dân số khoảng 18 triệu người và được coi là giàu tài nguyên nông
nghiệp, năng động và hướng về sự

You might also like